1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Các Hình Ảnh Bất Thường Của Não Màng Não Trên Phim CCLVTSN Trong Bệnh VMNM Ở Trẻ Em
Thể loại Nghiên Cứu
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 518,36 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 1.1. Định nghĩa VMNM (3)
    • 1.2. Giải phẫu mô học màng não tuỷ , mạch máu nuôi dưỡng và sự lưu thông dịch não tuỷ (3)
      • 1.2.1. Giải phẫu mô học màng não tuỷ (3)
      • 1.2.2. Sự sản xuất và lưu thông dịch não tuỷ (5)
      • 1.2.3. Mạch máu nuôi dưỡng não và màng não (6)
    • 1.3. Sơ lược máy CCLVT và cộng hưởng từ (7)
      • 1.3.1. Máy CCLVT (7)
      • 1.3.2. Sơ lược máy chụp cộng hưởng từ (9)
      • 1.3.3. Một vài đặc điểm CCLVT và MRI trong chẩn đoán hình ảnh (9)
      • 1.3.4. Đặc điểm một vài hình ảnh bất thường trên phim cclvt sọ não (10)
    • 1.4. Dịch tễ VMNM (11)
      • 1.4.1. Tình hình VMNM trên thế giới (11)
      • 1.4.2. Tình hình VMNM tại Việt nam (13)
      • 1.4.3. Vi khuẩn gây bệnh (14)
    • 1.5. Sinh lý bệnh của bệnh VMNM (15)
    • 1.6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị VMNM ở trẻ em (18)
      • 1.6.1. Đặc điểm lâm sàng (18)
      • 1.6.2. Đặc điểm cận lâm sàng (20)
      • 1.6.3. Điều trị VMNM (22)
    • 1.7. Biến chứng trong VMNM (24)
      • 1.7.1. Biến chứng sớm (24)
      • 1.7.2. Biến chứng trong giai đoạn toàn phát: Có thể gặp (24)
      • 1.7.3. Biến chứng và di chứng thần kinh (24)
    • 1.8. Các nghiên cứu trên thế giới về chụp cắt lớp vi tính trong VMNM ở trẻ em (24)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 2.1. Địa điểm nghiên cứu (28)
    • 2.2. Thời gian nghiên cứu (28)
    • 2.3. Đối tượng nghiên cứu (28)
      • 2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ (29)
      • 2.3.4. Các chỉ số dùng trong nghiên cứu (29)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.4.1. Phương pháp tiến hành (31)
      • 2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu (33)
    • 2.5. Đạo đức nghiên cứu (34)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ của 52 bệnh nhân nghiên cứu (35)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 52 bệnh nhân (37)
    • 3.3. Kết quả điều trị (42)
    • 3.4. Kết quả chụp cắt lớp vi tính lần 1 (43)
    • 3.5. Kết quảchụp cắt lớp vi tính lần 2 (46)
    • 3.6. Đối chiếu hình ảnh trên phim với căn nguyên, lâm sàng và xét nghiệm (46)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Dịch tễ học (51)
      • 4.1.1. Về tuổi và giới (52)
      • 4.1.2. Về mùa mắc bệnh (53)
      • 4.1.3. Về vi khuẩn gây bệnh (54)
    • 4.2. Lâm sàng và cận lâm sàng (54)
      • 4.2.1. Về lâm sàng (54)
      • 4.2.2. Về cận lâm sàng (55)
    • 4.3. Về kết quả CCLVTSN và các đối chiếu với LS, CLS, VK (61)
      • 4.3.1. Về CCLVTSN lần 1 (61)
      • 4.3.2. Về kết quả CCLVTSN lần 2 (63)
    • 4.4. Về chỉ định can thiệp ngoại khoa (68)
    • 4.5. Về kết quả điều trị (68)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................70 (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu

Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương.

Thời gian nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 52 bệnh nhân tuổi từ 01 tháng đến 13 tuổi, được chẩn đoán là VMNM bằng tiêu chuẩn soi hoặc cấy có vi khuẩn trong DNT.

2.3.1.Tiêu chuẩn sàng lọc bệnh nhân

Tất cả các bệnh nhân tuổi từ 01 tháng đến 15 tuổi vào điều trị tại khoa truyền nhiễm có các biểu hiện lâm sàng dưới đây sẽ được chọn vào đối tượng sàng lọc (gồm cả những bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh ở tuyến trước):

+ Đau đầu hoặc quấy khóc.

+ Bỏ bú hay ăn kém.

+ Li bì hay kém chịu chơi.

+ Táo bón hay ỉa lỏng.

Những bệnh nào nghi ngờ VMNM, gồm các triệu chứng: sốt + dấu hiệu cơ năng, dấu hiệu thực thể, sẽ được làm các xét nghiệm:

- Công thức máu, điện giải đồ, cấy máu.

- Xét nghiệm DNT (đối với bệnh nhân có biểu hiện tăng áp lực nội sọ đe doạ tụt kẹt thì sau khi điều trị phù não sẽ làm xét nghiệm DNT)

2.3.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu

Chỉ chọn bệnh nhân nào có kết quả soi tươi hoăc cấy DNT tìm được

Những bệnh nhân có biểu hiện sau đây sẽ loại ra khỏi nghiên cứu:

- Bệnh lý não do chuyển hoá.

- Tiền sử rối loạn phát triển tinh thần vận động.

- VMNM sau đặt van não thất, sau phẫu thuật thần kinh

2.3.4 Các chỉ số dùng trong nghiên cứu

2.3.4.1 Các chỉ số về Lâm sàng.

- Biểu hiện và tính chất của sốt.

+ Đau đầu hay quấy khóc.

+ Táo bón hay ỉa lỏng.

- Dấu hiệu của thần kinh Trung ương:

+ Ý thức: Tỉnh, li bì, hôn mê.

+ Co giật: cục bộ, toàn thân.

+ Liệt: Liệt nửa người, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ.

+ Tình trạng trương lực cơ: tăng trương lực cơ, giảm trương lực cơ. + Phản xạ gân xương: tăng phản xạ gân xương, giảm phản xạ gân xương.

2.3.4.2 Các chỉ số về cận lâm sàng.

- Xét nghiệm công thức máu

+ Tổng số bạch cầu: < 6000/mm 3 , 6000 - 10000/mm 3 , > 10000/mm 3 + Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính: 65%, > 65%.

- Xét nghiệm sinh hoá máu.

+ Can xi: < 2,1mmol/l, 2,1 – 2,6 mmol/l, > 2,6 mmol/l.

+ Ka li: < 3,5 mmol/l, 3,5 – 5,5 mmol/l, > 5,5 mmol/l.

+ Đường máu: < 4,2 mmol/l, 4,2 – 5,5 mmol/l, > 5,5 mmol/l

+ Áp lực: bình thường, tăng, giảm.

+ Tế bào: < 100/mm3, 100 – 1000/mm 3 , 1001 – 5000 mm 3 , > 5000/mm3. + Protein: < 0,45g/l, 0,45 – 1g/l, > 1g/l.

+ Soi hoặc cấy: Xác định được VK gây bệnh.

+ Kháng sinh đồ: nhạy, kháng, trung gian

2.3.4.3 Các chỉ số về chụp cắ lớp vi tính sọ não.

- Giãn não thất, não úng thuỷ.

2.3.4.4 Các chỉ số về kết quả điều trị trên lâm sàng.

- Di chứng: Tinh thần, vận động, liệt dây thần kinh sọ não.

Phương pháp nghiên cứu

Đây là phưong pháp mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu và tiến cứu.

- Thời gian hồi cứu: Từ 01/06/2006 đến 30/5/2007, có 24 bệnh nhân.

- Thòi gian tiến cứư: Từ 01/06/2007 đến 31/08/2008, có 28 bệnh nhân.

Bệnh nhân được đánh giá theo trình tự chung ( có mẫu bệnh án trong phần phụ lục ).

- Hỏi và khai thác các triệu chứng lâm sàng.

- Khám, đánh giá các triệu chứng lâm sàng Khi nghi ngờ hay nghĩ đến VMNM sẽ đươc làm các xét nghiệm:

+ Công thức máu, điện giải đồ, cấy máu: Lấy máu tĩnh mạch và gửi làm xét nghiệm CTM tại khoa Huyết học, làm xét nghiệm sinh hoá tại khoaSinh hoá, cấy máu làm tại khoa Vi sinh.

+ DNT: Xét nghiệm DNT sẽ được thực hiện ngay khi không có chống chỉ định (Đe doạ tụt kẹt và nhiễm trùng vùng chọc dò).

* Phương pháp chọc dò tuỷ sống: Bệnh nhân được chọc dò tuỷ sống tại khe liên đốt sống thắt lưng IV- V trongđiều kiện vô trùng, kim chọc dò có thông nòng với kích thước thích hợp ( trẻ dưới 1 tuổi: kim số 4- số 6 )

* DNT được lấy đủ để gửi làm xét nghiệm: Xét nghiệm tế bào tại khoa Huyết học, xét nghiệm sinh hoá tại khoa Sinh hoá, xét nghiệm nhuộm soi tươi, cấy và kháng sinh đồ tại khoa Vi sinh ( týp chưa DNT làm soi tươi và cấy phải đảm bảo tuyệt đối vô trùng ).

* Xét nghiệm DNT sẽ được đánh giá lại sau khi dùng kháng sinh trong vòng 48- 72 giờ và khi sắp kết thúc liệu trình kháng sinh.

+ Sau khi được làm các xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được điều trị ban đầu bằng liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm tuỳ theo tuổi và căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên hay dùng là kháng sinh Cephalosporin thế hệ III với liều gấp đôi liều điều trị thông thường, theo đường tĩnh mạch.

2.4.1.2 Khi có kết quả xét nghiệm.

- Kết quả soi hoặc cấy: Xác định được sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh, bệnh nhân sẽ được CCLVT:

+ Lần 2 sau khi kết thúc điều trị kháng sinh.

+ Trong trường hợp cần có can thiệp ngoại khoa thì CCLVT lần 3 sẽ được thực hiện tuỳ theo từng can thiệp cụ thể.

- Khi có kết quả kháng sinh đồ: Việc điều trị kháng sinh sẽ được điều chỉnh theo kháng sinh đồ Thời gian điều trị kháng sinh theo vi khuẩn gây bệnh, cụ thể:

+ Đối với não mô cầu: 7 ngày.

+ Đối với phế cầu: 10- 14 ngày.

+ Đối với liên cầu, tụ cầu và trực khuẩn gram (-) khác là 14- 21 ngày.

- Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu có chỉ đinh CCLVT thì được thực hiện tại khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương.

- Máy CCLVT là Hispeed NX/i do hãng General electric sản xuất, độ phân giải 512 PIX.

+ Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên bàn máy, đầu và thân được cố định, sọ được đưa vào hệ thống khung chụp Trong trường hợp trẻ có kích thích sẽ được dùng thuốc an thần tại khoa truyền nhiễm trước khi chuyển đi chụp từ 15- 20 phút.

+ Các lớp cắt được tạo song song với đường nối từ Tai- Mắt bệnh nhân.

+ Các lớp cắt dày 5 mm có từ 10- 13 lớp cắt tương đương với 20- 30 ảnh tuỳ theo từng bệnh nhân.

+ Đối với những bệnh nhân có những hình ảnh bất thường khó phát hiện bằng CCLVT thông thường ( Ổ nhồi máu, xuất huyết kèm theo…) thì sẽ được chụp có cản quang nhằm phát hiện rõ các hình ảnh đó.

- Kết quả do các Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh đọc.

2.4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu.

+ Những bệnh án hồi cứu được lưu giữ tại phòng lưu trữ của khoa Kế hoạch tổng hợp và phải đảm bảo đủ các chỉ số cần đánh giá.

+ Những trường hợp tiến cứu thì các chỉ số được đánh giá theo trình tự trong mẫu bệnh án đi kèm ( trong phần phụ lục ).

- Nhập và xử lý số liệu: Trên phần mềm thống kê xử lý y học SPSS13.O Trong nghiên cứu có sử dụng phương pháp tính và so sánh tỷ lệ phần trăm với test khi bình phương, so sánh 2 giá trị trung bình với T- Test.

Đạo đức nghiên cứu

Tất cả những bệnh nhân được chọn vào đối tượng nghiên cứu đều phải được đảm bảo:

- Phải được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo khoa Truyền nhiễm.

- Chỉ chọn vào nghiên cứu những bệnh nhân được chấp thuận của gia đình ( trong trường hợp không có Bố - Mẹ thì phải được sự đồng ý của người thân nhất ).

- Giải thích mục đích nghiên cúu cho Bố- Mẹ hoặc người thân của từng đối tượng.

- Kết quả sẽ được phản hồi cho bệnh nhân (trẻ lớn) và gia đình.

- Đảm bảo giữ bí mật kết qua nghiên cứu Những bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu sẽ được hưởng những biện pháp can thiệp có lợi nhất.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số đặc điểm dịch tễ của 52 bệnh nhân nghiên cứu

1-12tháng 13-60tháng Trên 5 tuổi Tuổi

Biểu đồ 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi của52 bệnh nhân

Nhận xét: Tuổi mắc bệnh chủ yếu dưới 12 tháng, các nhóm tuổi khác ít gặp hơn.

Bảng 3.1 Phân bố theo ngày nhập viên của 52 bệnh nhân

Vào viện ngày bệnh thứ : Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ %

Nhận xét: bệnh nhân nhập viện chủ yếu từ 3 ngày đến 5 ngày bị bệnh

Biểu đồ 3.2 Phân bố theo tháng nhập viện của 52 bệnh nhân (đơn vị %)

Nhận xét: VMNM chủ yếu xuất hiện vào các tháng cuối mùa đông và mùa xuân (chiếm 75%).

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 52 bệnh nhân

Hô n mê sốt Dấu hiệu màng não Dấu hiệu não

Biểu đồ 3.3 Các biểu hiện lâm sàng khi vào viện (đơn vị %)

Nhận xét : Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất khi trẻ vào viện là :

Sốt (100 %), Cổ cứng (82.7 %), đau đầu hoặc quấy khóc (67.3 %) và nôn (63.5 %).

Bảng 3.2 Kết quả xét nghiệm công thức máu khi vào viện của 52 bệnh nhân

Chỉ số Số lượng Tỷ lệ %

Số lượng bạch cầu (tính theo mm 3 )

Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính ( % )

Nhận xét : Công thức máu chủ yếu có thiếu máu mức độ nhẹ và vừa (69.2%).

Bạch cầu trong máu tăng cao trên 10000 gặp đa số, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng trên 65 % gặp ở 29 bệnh nhân ( chiếm 55.7 % ).

Bảng 3.3 Kết quả sinh hoá máu của 52 bệnh nhân khi vào viện

Thành phần sinh hoá máu

Chỉ số Số lượng Tỷ lệ % Đường máu

Can xi toàn phần máu

Nhận xét: Trong 52 bệnh nhân đuợc làm xét nghiệm sinh hoá máu lúc vào viện: Đường huyết > 5,5 mmol/l chiếm đa số (77 %), natri máu chủ yếu ở mức bình thường và giảm (đều chiếm 48,1 % ), ka li máu đa số ở mức bình thường (76,9 %), can xi toàn phần chủ yếu ở giới hạn bình thường (50%)

Biểu đồ 3.4 Màu sắc dịch não tuỷ của 52 bệnh nhân

Nhận xét: DNT của bệnh nhân trong nghiên cứu này đa số là đục ( 92

Bảng 3.4 Kết quả tế bào và sinh hoá DNT của 52 bệnh nhân khi vào viện Đ ặc đi ểm DNT Chỉ số Số lượng Tỷ lệ %

Số lượng bạch cầu DNT

Nhận xét : Bạch cầu DNT tăng trên 1000 chiếm đa số trong đó có

19.2% tăng trên 5000 Lượng Protein DNT tăng trên 1g/l găp 41/52 trường hợp (78.8%) Đưòng DNT giảm dưới 2.2 mmol/l có khi chỉ còn vết , chiếm42/52 trường hợp (80.7%)

Tụ cầu Não mô cầu

Biểu đồ 3.5 Kết quả cấy vi khuẩn của 52 bệnh nhân (đơn vị %)

Nhận xét: Vi khuẩn hay gặp nhất là H.I.b ( 46,2 % ) và phế cầu

( 28,8% ), các vi khuẩn khác ít gặp hơn.

Bảng 3.5 Kết quả kháng sinh đồ của H.I.b

Loại kháng sinh Số ca làm Nhạy n (%)

Nhận xét : Kháng sinh nhạy cảm nhất với H.I.b là Tienam (91,7%) và

Ceftiaxxon (87,5%) Kháng sinh bị kháng nhiều nhất là Ceftazidim (37,5%).

Kháng sinh đáp ứng mức độ trung gian cao nhất là Vancomycin và Gentamicin (đều 100%).

Bảng 3.6 Kết quả kháng sinh đồ của Phế cầu

Loại kháng sinh Số ca làm Nhạy n (%)

Nhận xét: Kháng sinh nhạy cảm nhất với Phế cầu là Vancomycin

(80%), tiếp đến là Chloramphenicol (60%) Đặc biệt trong 15 ca làm kháng sinh đồ với Phế cầu thì tỷ lệ bị kháng của Vancomicin là không có (0%) Đáp ứng ở mức trung gian cao nhất vẫn là Gentamicin (100%).

Kết quả điều trị

Biểu đồ 3.6 Kết quả điều trị của 52 bệnh nhân được đánh giá trên lâm sàng

Nhận xét: Đánh giá trên lâm sàng nhận thấy tỷ lệ khỏi ở mức cao

Bảng 3.7 Số ngày điều trị trung bình theo vi khuẩn gây bệnh của 52 bệnh nhân

Loại vi khuẩn Số lượng Số ngày điều trị trung bình H.I.b

Chú thích: Vi khuẩn khác gồm 2 E.coli, 2 não mô cầu, 1 thương hàn.

Nhận xét: Số ngày điều trị trung bìmh của phế cầu là cao hơn H.I.b

Kết quả chụp cắt lớp vi tính lần 1

Bảng 3.7 Kết quả chụp cắt lớp vi tính lần 1 của 26 bệnh nhân

Hình ảnh trên phim Số lượng hình ảnh trên phim

Giãn não thất 1 3,3 Áp xe 4 13,3 kết hợp 5 16,7

Chú thích :- Hình ảnh bất thường kết hợp: 1 áp xe + phù não,1 tụ dịch + phù não,1 tụ dịch + đè ép mô não, 1 giảm tỷ trọng mô não, 1 giãn não thất + phù não.

- Một số phim có nhiều hình ảnh bất thường.

Nhận xét: Trong 26 bệnh nhân được CCLVT lần 1, hình ảnh trên phim bình thường chiếm cao nhất ( 36,7% ), sau đó là tụ dịch DMC ( 30% ), giãn não thất ít gặp nhất ( 3,3% ).

Bảng 3.9 Kết quả phim CCLVTSN bất thường lần 1 của 26 bệnh nhân theo ngày nhập viện

Chụp CLVTSN vào ngày bệnh thứ:

Số lượng phim bất thường Hình ảnh bất thường

Tụ dịch DMC, tụ dịch DMC + phù não, áp xe, áp xe + phù não, giảm tỷ trọng mô não. Trên 10 ngày 5 Áp xe, phù não + giãn não thất, tụ dịch DMC

Nhận xét: Trong 15 phim có hình ảnh bất thường được chụp lần 1, biểu hiện bất thường trên phim chụp sớm nhất vào ngày thứ 4 của bệnh.

Bảng 3.10 Hình ảnh trên phim chụp lần 1 của 26 bệnh nhân theo VK gây bệnh

Vi khuẩn Hình ảnh bình thường Hình ảnh bất thường Tổng số

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Chú thích: Vi khuẩn khác gồm 2 E.coli và 1 Não mô cầu.

Nhận xét: Trong số 26 bệnh nhân chụp lần 1 có 11 phim có hình ảnh bình thường đều do H.I.b và phế cầu Có 15 phim hình ảnh bất thường, vi khuẩn Liên cầu- Tụ cầu- E.coli- Não mô cầu đều có bất thường trên phim.

Kết quảchụp cắt lớp vi tính lần 2

Bảng 3.11 Kết quả chụp cắt lớp vi tính lần 2 của 52 bệnh nhân

Hình ảnh trên phim Số lượng hình ảnh trên phim Tỷ lệ % Bình thường (n = 20 phim ) 20 31,3

Giãn não thất 8 12,5 Áp xe 6 9,4

Ch ú th ích : - Hình ảnh bất thường kết hợp gồm : 3 tụ dịch DMC + giãn não thất , 1 áp xe + phù não , 1 ap xe + giãn não thất , 1 ap xe + giãn não thất + tụ dịch DMC+ xuất huyết đồi thị , 1 giãn não thất + giảm tỷ trọng mô não , 1 tụ dịch DMC + giảm tỷ trọng mô não , 1 mất ranh giới cuộn não + giảm tỷ trọng mô não , 1 nang dịch nhỏ do nhồi máu cũ.

- Một số phim có nhiều hình ảnh bất thường.

Nhận xét: Trong 52 bệnh nhân chụp lần 2 có 20 phim chụp là bình thường, 32 phim chụp có hình ảnh bất thường Trong số những hình ảnh bất thường thì tụ dịch DMC gặp nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 31,3 %), áp xe não gặp ít nhất ( 9,4 % ).

Đối chiếu hình ảnh trên phim với căn nguyên, lâm sàng và xét nghiệm

Biểu đồ 3.7 Đối chiếu kết quả CCLVTSN lần 2 của 52 bệnh nhân với VK

Nhận xét: Trong số 52 bệnh nhân chụp thì hình ảnh bình thường do

H.I.b nhiều nhất (16 phim ), hình ảnh bất thường do Phế cầu nhiều nhất (13 phim) với p < 0,05

Bảng 3.12 Đối chiếu kết quả CCLVTSN lần 2 của 52 BN với ngày nhập viện

Hình ảnh trên phim Bình thường Bất thường p

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Nhận xét: Những bệnh nhân nhập viện vào ngày thứ 3- 5 của bệnh khi chụp phim lần 2 có hình ảnh bất thường cao nhất ( 70,6% ), bệnh nhân nhập viện sớm 1- 2 ngày có tỷ lệ hình ảnh bình thường cao nhất ( 50% ) Tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05 ).

Bảng 3.13 Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN lần 2 của 52 bệnh nhân với số ngày sốt

H.I.b Phế cầu Liên cầu Tụ cầu VK khác

Số ngày sốt trung bình 7,88 ± 5,78 12,67 ± 6,98

Nhận xét: Số ngày sốt trung bình trên phim có hình ảnh bất thường cao hơn phim có hình ảnh bình thường.

Bảng 3.14 Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN lần 2 của 52 bệnh nhân với lâm sàng lúc vào viện

Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%

Nhận xét: Sốt găp trong tất cả các ca của nhóm có hình ảnh bình thường cũng như bất thường Dấu hiệu cổ cứng trong nhóm hình ảnh bình thường (90% ) cao hơn nhóm bất thường (78,1% ) Dấu hiệu Kernig trong nhóm bình thường (35%) thấp hơn nhóm bất thường (43,7%) Tuy nhiên những so sánh này không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05) Hai triệu chứng li bì, hôn mê và co giật trong nhóm hình ảnh bất thường cao hơn nhóm hình ảnh bình thường(với p < 0,05)

Bảng 3.15 Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN lần 2 của 52 bệnh nhân với màu sắc, tế bào, đường DNT khi vào viện

Hình ảnh trên phim CCLVT p

Bình thường Bất thường Số lượng

Nhận xét: Máu sắc trong của DNT lần 1 có tỷ lệ hình ảnh bất thường trên phim chụp lần 2 cao hơn màu sắc DNT đục, ngược lại máu sắc đục lại có tỷ lệ bình thường cao hơn DNT trong Tế bào trên 5000 và dưói 100/mm 3 có tỷ lệ bất thường cao hơn nhóm khác Đường DNT < 2,2mmol/l có tỷ lệ bất thường trên phim chụp cao hơn đường DNT ≥ 2,2mmol/l Tuy nhiên các so sánh này không có ý nghĩa thống kê ( p> 0,05 ).

Bảng 3.16 Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVT lần 2 với Protein DNT khi vào viện

Chỉ số Hình ảnh trên phim Giá trị p

Nhận xét: Lượng Protein trung bình trong nhóm có hình ảnh bất thường cao hơn hẳn so với protein trung bình trong nhóm có hình ảnh bình thường trên phim chụp ( p < 0,05 ).

Bảng 3.17 Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN lần 2 với Protein dịch não tuỷ khi kết thúc điều trị kháng sinh

Chỉ số Hình ảnh trên phim

Giá trị p Bình thường Bất thường

Nhận xét: Lượng Protein trung bình trong DNT khi kết thúc điều trị kháng sinh không phản ánh được hình ảnh bình thường hay bất thường trên phim chụp lần 2 (p > 0,05).

Bảng 3.18 Đối chiếu kết quả CCLVT lần 2 với kết quả điều trị

Kết quả điều trị (trên lâm sàng) p

Khỏi Di chứng + tử vong

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bình thường

Nhận xét: Trong số 20 phim có hình ảnh bình thường thì kết quả điều trị biểu hiện trên lâm sàng khỏi 100% Tất cả 15 trường hợp trên lâm

BÀN LUẬN

Dịch tễ học

Dịch tễ trong VMNM luôn là vấn đề cần bàn luận đối với các nghiên cứu cả trong và ngoài nước Những vấn đề liên quan đến dịch tễ bao gồm:Tuổi, giới thì hầu như không có sự khác nhau rõ rệt đối với từng nước trênThế giới Tuy nhiên về mùa và địa dư thì sẽ có những điểm khác nhau vì nó phụ thuộc vào vị trí địa lý của từng nước, khí hậu sẽ có tác động đến đặc điểm bệnh VMNM.

Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh của trẻ trai cao hơn trẻ gái: 51,9 % so với 48,1 % , sự chênh lệch này là không lớn và không có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên các tác giả khác (cả trong và ngoài nước) đều nhận thấy trẻ trai bao giờ cũng mắc bệnh cao hơn trẻ gái: Theo Phạm Nhật An và Nguyễn Ngọc Khánh thì tỷ lệ đó là 58,8 % và 41,2 % vào năm 1999 tại Viện Nhi Trung ương [1] Theo Kammoun TH và cộng sự khi nghiên cứu

33 trẻ từ 2- 4 tuổi thì tỷ lê trai và gái là 57,5 % và 42,5 % [66] Một tác giả ở Kuwait cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của trẻ trai – gái là 51,7 % - 48,3 %, tưong tự như nghiên cứu của chúng tôi [65].

Sự chênh lệch về tỷ lệ mắc bệnh có phần nghiêng về trẻ trai thì chưa thể cắt nghĩa được rõ ràng, tuy nhiên theo tôi có thể do cơ địa trẻ trai cảm thụ

“ tốt hơn “ so với trẻ gái đối với vi khuẩn gây bệnh VMNM ? Điều này cần có nghiên cứu thêm.

Sự chênh lệch về giới giưa các tác giả trong và ngoài nước đôi khi tương đối rõ Tuy nhiên khi đánh giá về tuổi mắc bệnh thì các tác giả đều có kết quả tương tự nhau Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rắng tỷ lệ trẻ dưói 5 tuổi chiếm đa số với 90,4 % và đặc biêt từ 1 tháng đến 12 tháng gặp 73,1 % Các nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước cũng cho con số về tuổi tương tự với nghiên cứu của chúng tôi: Theo Phạm Nhật An là 89,7 % trẻ dưới 5 tuổi mắc VMNM [3] Theo Qabazard Z thì tỷ lệ mắc ở trẻ dưới 12 tháng là 73 % [65].

Tại sao lại có sự thống nhất về tuổi mắc bệnh mà hầu như ít thay đổi cả trong và ngoài nước, đặc biệt trẻ dưới 12 tháng tuổi ? Theo tôi có lẽ liên quan đến đáp ứng miễn dịch.

Nguyên lý chung về đáp ứng miễn dịch thì kháng thể chống lại kháng nguyên vỏ Polysaccharid của vi khuẩn H.I.b (Chính Polysaccharid giúp rất nhiều cho vi khuẩn tồn tại được trong máu vật chủ) có hiệu giá cao từ khi sinh đến 2 tháng tuổi Từ 2 tháng đến 3 tuổi hiệu giá kháng thể thấp nhất và sức cảm thụ ở lứa tuổi này là cao nhất, đặc biệt ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, sau 3 tuổi thì hiệu giá kháng thể lại tăng lên Điều này có lẽ phần nào đã lý giải về tỷ lệ gặp VMNM do H.I.b trong nghiên cứu của chúng tôi là khá cao (46,2 %). Theo tác giả Đông Thị Hoài Tâm thấy rằng sau 3 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh giảm đi, điều này cũng phù hợp với cơ chế về miễn dịch Theo Ralph D Feigin và cộng sự thì lứa tuổi từ 6- 12 tháng tuổi có chiều hướng xấu nhất với VMNM,

90 % các trường hợp đã được ghi nhận xảy ra ở trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi Lứa tuổi phân bố của bệnh nhân VMNM đã không thay đổi trong suốt 40 năm qua

Lứa tuổi mắc bệnh đa số dưới 12 tháng tuổi vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá các di chứng, kể cả di chứng tinh thần và vận động.

Do đó cần có các biện pháp nhằm đánh giá sớm các biến chứng cũng như di chứng để hạn chế đến mức thấp nhất các di chứng cho trẻ về sau Có lẽ CCLVT sọ não cho trẻ bị VMNM trong quá trình điều trị mà có diễn biến bất thường cũng là giải pháp nên được chọn lựa.

Trong nghiên cức của chúng tôi thấy rằng: Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng đặc biệt trội hẳn vào các tháng cuối mùa đông và mùa xuân (75 % các trường hợp) Các tác giả khác cũng có nhận xét tương tự như chúng tôi [1] [23].

Sở dĩ bệnh có tính trội lên vào thời gian này có lẽ liên quan đến yếu tố khí hậu Nước ta có khí hậu nhiệt đới, vào cuối mùa đông và mùa xuân độ ẩm của không khí rất cao đã tạo thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh VMNM phát triển Mặt khác trong nghiên cứu của chúng tôi thì phân bố theo địa dư cũng rất khác biệt: 86,5 % bệnh nhân ở nông thôn và chỉ có 13,5 % bệnh nhân ở thành thị Những trẻ em ở nông thôn ít có điều kiện chăm sóc về Y tế so với trẻ em ở thành thị Sự kết hợp yếu tố khí hậu và địa dư có lẽ làm cho khác biệt tỷ lệ mắc bệnh theo mùa có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu của chúng tôi

4.1.3 Về vi khuẩn gây bệnh

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vi khuẩn hay gặp nhất trong VMNM ở trẻ em hiên nay vẫn là H.I.b chiếm 46,2% tiếp đến phế cầu 28,8%.

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả Lê Quốc Thịnh và cộng sự tạiBệnh viện Nhi đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) từ cách đây 10 năm thì không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh do H.I.b gây ra (43%), chỉ có khác nhau đối với Phế cầu (43%) [69] Tác giả Vũ Thị Việt nghiên cứu trong 2 năm1998-1999, tại Viện nhi Trung ương cho kết quả về căn nguyên gây bệnh là52,2% đối với H.I.b và 22,2% đối với Phế cầu [29] Tỷ lệ VMNM do vi khuẩn H.I.b theo nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với Vũ thị Việt Theo tôi, căn nguyên do vi khuẩn H.I.b giảm đi trên cùng một địa dư nghiên cứu vì chúng ta đã áp dụng tiêm phòng vac xin tiếp hợp H.I.b từ cách đây vài năm.

Lâm sàng và cận lâm sàng

VMNM là một bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh Trung ương vì vây sốt luôn luôn là triệu chứng trung thành với bệnh (trừ trẻ sơ sinh và suy giảm miễn dịch) Biểu hiện của sốt có thể từ nhẹ đến rất cao tuỳ theo phản ứng của từng cơ thể Trong nghiên cứu của chúng tôi, sốt gặp trong tất cả các ca chiếm tỷ lệ 100 % Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của tác giảKammoun TH và cộng sự thấy sốt là 96,96 % và tác giả Somchit kannhaVong khi đánh giá đặc điểm VMNM do Phế cầu cũng gặp 97,2 % các trường hợp có sốt [66] [28] Dấu hiệu sốt của chúng tôi gặp cao hơn các nghiên cứu khác một chút có lẽ chúng tôi không nghiên cứu đối tượng sơ sinh (ở trẻ sơ sinh có thể lại hạ thân nhiệt).

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả về dấu hiệu kích thích màng não: cổ cứng và kernig tương ứng 82,7% và 53,8% có thấp hơn so với nghiên cứu của Kammoun TH và cộng sự là 84,4% và 61,6% Tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê [66] Theo tôi sở dĩ có sự khác nhau là do đối tượng nghiên cứu không tương đồng về tuổi: Kammoun TH và cộng sự đánh giá trẻ bị VMNM từ 2- 14 tuổi còn đối tượng của chúng tôi từ 1 tháng đến 15 tuổi, vì vậy 2 triệu chứng này trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ không được bộc lộ đầy đủ.

Co giật cũng là triệu chứng hay gặp trong VMNM Các trưòng hợp co giật thường xuất hiện trong các ngày đầu và nếu là co giật toàn thân thì không có tiên lượng nặng, ngược lại nếu xảy ra chậm sau 4 đến 5 ngày nhập viện hoặc co giật khu trú thì có thể nghĩ đến biến chứng thần kinh [21] Co giật phần nào phản ánh tình trạng của sốt cao, của tình trạng hạ natri máu (trong hội chứng SIAD) và đặc biệt biểu hiện của não khi bị ảnh hưởng có thể là tạm thời hay dai dẳng (phù não, tràn dịch não, quá trình hình thành ổ áp xe…). Nghiên cứu của chúng tôi gặp co giật trong 53,8% các trường hợp bị VMM. Kết quả này có cao hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Việt là 44,7% và cũng cao hơn các kết quả nghiên cứu khác [29] [66] [28] [21]

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng liệt chiếm 9,6% các trường hợp khi vào viện,bao gồm liệt dây thần kinh sọ và liệt nửa người Kết quả này giống với nghiên cứu của tác giả Kammoun TH và cộng sự là 9,09% [66].

Theo các nghiên cứu của các tác giả trên Thế giới thì co giật kéo dài và dấu hiệu liệt thần kinh khu trú là một trong những chỉ định của phương pháp CCLVT nhằm phát hiện sớm các biến chứng có thể gặp.

- Về xét nghiệm máu lúc vào viện: xét nghiêm CTM và DNT là những xét nghiệm quan trọng trong VMNM Phản ứng của cơ thể đối với vi khuẩn gây bệnh bằng xét nghiệm CTM phản ánh sự tăng cao của BC và tỷ lệ BCĐNTT, ngoài ra có thể thấy biểu hiện thiếu máu mà đa phần ở mức độ thiếu máu nhẹ và vừa.

+ Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số lượng BC trong máu ngoại biên tăng trên 10000/mm 3 chiếm 51,9%, tỷ lệ BCĐNTT tăng trên 65% chiếm 55,7% (trong đó có 1 trường hợp BC là 36.900/mm 3 ) Số liệu của chúng tôi so với một số tác giả khác có thấp hơn: tác giả Somchit kannha Vong đưa ra số tương ứng là 73,4% và 85,7%, theo Hứa Thị Lê thì giá trị tương ứng đó là 75% và 65,3% [28] [14] Sự khác nhau này có thể được lý giải như sau: Tác giả Hứa Thị Lê nghiên cứu VMNM do não mô cầu còn Somchit kannha Vong lại nghiên cứu VMNM do Phế cầu, trong khi đó chúng tôi đánh giá VMNM do các căn nguyên khác nhau Từ khía cạnh đó có thể thấy rằng sự phản ứng của cơ thể đối với từng loại vi khuẩn gây bệnh có thể khác nhau Tuy nhiên đó là quan điểm chủ quan của tôi, chưa có kiểm định chắc chắn.

+ Xét nghiêm CTM còn được đánh giá mức độ thiếu máu, biểu hiện bằng lượng Hb máu ngoại biên Theo Phạm Nhật An ở trẻ nhỏ thường có thiếu máu [2] Nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy điều đó Lượng Hb trong máu ngoại biên biểu hiện một tình trạng thiếu ở mức độ nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ khá cao 84,6% So với tác giả Somchit kannha Vong và Vũ Thị Việt thì kết quả của chúng tôi là tương đương, nhưng theo đánh giá của Hứa Thị Lê thì tỷ lệ thiếu máu nhẹ và vừa là 46,2% Chúng tôi chưa thể cắt nghĩa được tình trạng thiếu máu trong VMNM, nhưng có lẽ đó cũng nằm trong bệnh cảnh chung của thiếu máu do nhiễm trùng.

+ Về xét nghiệm sinh hoá máu.

Một vấn đề về xét nghiệm sinh hoá máu trong nghiên cứu của chúng tôi là chỉ số đường máu tăng trên 5,5mmol/l chiếm đa số với 77%, ngược lại tỷ lệ đường máu giảm dưới 4,2mmol/l chỉ có 3,8% Tại sao lại có tỷ lệ đường máu tăng cao như vậy? Điều này có thể được lý giải như sau: trong 52 bệnh nhân thì chủ yếu từ tuyến dưới chuyển lên, điều đó có nghĩa rằng những bệnh nhân này cũng đã được điều trị mà gần như bệnh nhân nào cũng được truyền dịch (nhất là trong giai đoạn khởi phát khi bệnh nhân có biểu hiện sốt) và có lẽ dịch truyền với nồng độ đường ưu trương.

Natri máu lúc vào viện trong nghiên cứu của chúng tôi ở giới hạn bình thường chiếm 48,1% và dưới 135mmol/l là 48,1% Tỷ lệ natri máu dưới mức bình thường của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn so với tác giả khác [28] Tuy nhiên chúng tôi chỉ gặp hạ natri ở trên mức 123mmol/l mà không có trường hợp nào dưới 120mmol/l (chỉ có 1 trường hợp natri máu 123mmol/l) Natri máu tăng trên 145mmol/l chỉ có 3,8% Sự giảm natri máu này chúng tôi chưa thể giải thích được vì nguyên nhân gì, liệu có phải do hội chứng SIAD hay những nguyên nhân khác? Và chúng tôi cũng không đánh giá được sự giảm natri máu có ảnh hưởng đến co giật hay không.

Ka li máu trong nghiên cứu này găp 76,9% ở giới hạn bình thường (3,5- 5,5mmol/l), 23,1% dưới mức 3,5mmol/l (mức thấp) Tỷ lệ ka li máu thấp này cũng cao hơn tỷ lệ 5,6% của tác giả Somchit kannha Vong [28] Vấn đề hạ ka li máu có lẽ phần nào liên quan đến nồng độ đường trong máu cao trong nghiên cứu của chúng tôi, bởi vì đường ưu trương là một trong những biện pháp điều trị tăng ka li máu.

Một chỉ số sinh hoá máu nữ đó là can xi, tuy nhiên đó chỉ là can xi toàn phần chứ không phải là can xi ion do đó nó cũng không có nhiều ý nghĩa để đánh giá co giật do hạ can xi máu Trong nghiên cứu của chúng tôi can xi toàn phần máu dưới 2,1mmol/l chiếm 34,6%, ở giới hạn bình thường (2,1- 2,6mmol/l) là 50%.

- Về xét nghiệm DNT lúc vào viện: Ngoài triệu chứng lâm sàng thì kết quả DNT có thể cho ta khẳng định có phải trẻ bị VMNM hay không? Khảo sát DNT dựa vào: máu sắc, tế bào, sinh hoá và soi cấy là chính.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng tỷ lệ màu sắc DNT đục chiếm đa số với 92,7%, tỷ lệ này của chúng tôi tương đương với tác giả Somchit kannha Vong là 94,4% và có cao hơn so với tác giả Hứa Thị Lê là 86,5% [28] [14] Sự chênh lệch này có lẽ do vi khuẩn gây bệnh trong nghiên cứu của tôi đa dạng hơn của tác giả Hưa Thị Lê (tác giả Hứa Thị Lê nghiên cứu VMNM do não mô cầu).

Màu sắc DNT đục thường là đặc trưng của bệnh VMNM, tính chất đục có nhiều mức độ: như nước dừa non, đục như nước vo gạo hoặc đục như mủ [2] [21] DNT đục có thể do sự tăng cao lượng Protein, có thể đó là sự hiện diện của các BC mà chủ yếu là BCĐNTT đã thoái hoá mủ, nhưng nhiều khi tính chất đục này mang dấu ấn của các vi khuẩn mà không thấy sự tăng đáng kể BC Trong trường hợp thứ 3 thì là biểu hiện đáng lo ngại [24] Tuy nhiên DNT cũng có thể trong vì bệnh nhân đến sớm hay đã điều trị bằng kháng sinh trước đó [2].

Về kết quả CCLVTSN và các đối chiếu với LS, CLS, VK

Trong nghiên cứu của chúng tôi, CCLVTSN lần 1 chỉ thực hiện được

26 ca vì những lý do: bệnh nhân nhập viện đã quá muộn kể từ khi khới phát bệnh, hoặc trong thời gian có chỉ định chụp thì tình trạng của bệnh nhân không thể thực hiện được…

Trong 26 trường hợp được CCLVTSN thì chúng tôi thấy có 15 trường hợp có hình ảnh bất thường trên phim, chiếm 60% và 11 trường hợp có hình ảnh bình thường, chiếm 40% kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ hình ảnh bất thường so với các nhiên cứu của các tác giả khác có cao hơn Tác giả Daoud AS và cộng sự khi nghiên cứu 58 trẻ bị VMNM được CCLVTSN nhận thấy có 47% trường hợp có hình ảnh bất thường trên phim chụp lần 1[36]. Tương tự, Cabral DA và cộng sự nghiên cứu dọc 41 trẻ mắc VMNM được CCLVTSN 3 lần (vào viện, xuất viện, sau 6- 18 tháng khi xuất viện) nhận thấy có 34,2% trẻ có hình ảnh bất thường trên phim CCLVTSN lần 1 [32].

Sở dĩ kết kết quả về hình ảnh bất thường của chúng tôi cao hơn so với

2 tác giả trên có lẽ do thời điểm chụp Những trường hợp CCLVTSN của 2 nghiên cứu đó được thực hiện trong khoảng 72 giờ sau khi nhập viện, trong nghiên cứu của chúng tôi thì thời điểm chụp lần 1 thường không được tuyệt đối trong 72 giờ mà thường muộn hơn vì bệnh nhân nhập viện đa phần từ tuyến dưới chuyển đến Chính vì lý do đó mà những hình ảnh bất thường trên phim chụp của chúng tôi cao hơn hẳn so với các nghiên cứu đó

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên phim chụp lần đầu gặp 4 ca có hình ảnh áp xe chiếm 21,1% trong tổng số các hình ảnh bất thường (5 phim có từ 2 hình ảnh bất thường trở lên) Đây là điểm khác so với 2 tác giả trên, trong nghiên cứu họ không thấy hình ảnh áp xe trong lần chụp đầu Điểm khác này, theo tôi cũng do thời điểm chụp: Chúng tôi chụp vào thời điểm muộn hơn vào giai đoạn đã và đang hình thành ổ áp xe Bởi vì quá trình hình thành ổ áp xe mất ít nhất 1 tuần sau khi bệnh khởi phát [32] [36] Trên phim CCLVTSN lần 1 chúng tôi gặp tụ dịch DMC là 30% so với các hình ảnh trên phim (kể cả hình ảnh bình thường), kết quả này tương đương với tác giả Daoud AS (là 32,7%).

Về ngày sớm nhất có thể thấy hình ảnh bất thường, trong nghiên cứu của chúng tôi là vào ngày thứ 4 của bệnh (đó là một ca tụ dịch DMC + phù não).Tác giả Cabral DA và cộng sự cũng có nhận xét tương tự như chúng tôi.

Khi đối chiếu hình ảnh trên phim chụp của 26 bệnh nhân với vi khuẩn gây bệnh, chúng tôi thấy rằng H.I.b và Phế cầu có tỷ lệ hình ảnh bất thường cao nhất (đều chiếm 26,6%) Tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05).

4.3.2 Về kết quả CCLVTSN lần 2 (sau khi ngừng kháng sinh)

- Về kết quả trên phim CCLVTSN.

Chúng tôi thực hiện CCLVTSN cho tất cả 52 bệnh nhân sau khi đã cắt kháng sinh điều trị đặc hiệu Kết quả chúng tôi thu được như sau: có 20 phim chụp không có hình ảnh bất thường (chiếm 38,5%) và 32 phim có hình ảnh bất thường (chiếm 61,5%) Trong số 32 phim có hình ảnh bất thường thì có 10 phim (chiếm 15,5%) trong tổng số phim có từ 2 hình ảnh bất thường trở lên Vì vậy nếu xét về số hình ảnh bất thường trên phim thì sẽ nhiều hơn số phim có hình ảnh bất thường.

Nếu chỉ so sánh đơn thuần về số phim có hình ảnh bình thường và bất thường với các tác giả khác, chúng tôi thấy: Tác giả Tuncer O và cộng sự khi nghiên cứu 48 trẻ từ 2 tháng – 13 tuổi bị VMNM ở Thổ Nhĩ Kỳ thì phát hiện có 27 trẻ có hình ảnh bất thường trên phim chụp (chiếm 57%) Có nghĩa hình ảnh bất thường của chúng tôi có cao hơn [57] Nghiên cứu của Heyderman RS và công sự cho số là 20 trẻ có hình ảnh bất thường so với 30 trẻ CCLVTSN (chiếm 66,6%) [41] Một nghiên cứu khác ở Kuwait của Qabazard Z và cộng sự trên 60 trẻ bị VMNM được CCLVTSN nhận thấy 37 trẻ (chiếm 62%) có hình ảnh bất thường trên phim chụp [65] Kết quả của chúng tôi so với các tác giả khác có chênh lệch nhưng theo tôi nó không có ý nghĩa thống kê, mà có một điều dễ nhận thấy là những bệnh nhân có hình ảnh bất thường trên phim CCLVTSN thường cao hơn số có hình ảnh bình thường.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng: nếu chỉ xét riêng những hình ảnh bất thường trên phim thì tràn dịch DMC gặp 45,5% và giãn não thất gặp18,2% trong số những hình ảnh bất thường là hay gặp nhất (nếu không tính phim có hình ảnh bất thường kết hợp) Kết quả cuả chúng tôi có cao hơn so với tác giả Tuncer O về tràn dịch DMC(là 30%) nhưng lại thấp hơn về giãn não thất (37%) Tuy nhiên tác giả này cũng có nhận xét tràn dịch DMC và giãn não thất là những bất thường hay gặp trong nghiên cứu của mình [57].

So với nghiên cứu của tác giả Heyderman RS và công sự (tràn dịch DMC và giãn não thất là 30% và 4,1%) thì kết quả của chúng tôi đều cao hơn cả về tràn dịch DMC và giãn não thất [41]

Sở dĩ hình ảnh tràn dịch DMC của chúng tôi cao hơn các tác giả trên có lẽ vi khuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi H.I.b chiếm tỷ lệ cao và vi khuẩn này hay gây tụ dịch DMC.

Chúng tôi gặp 6 ca (chiếm 9,4%) có áp xe não bao gồm áp xe đơn thuần và áp xe kết hợp với bất thường khác Đặc biệt trong 10 ca có hình ảnh bất thường kết hợp thì nguyên nhân hay gặp nhất là Phế cầu (chiếm 50%).

- Về đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN với ngày nhập viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ hình ảnh bất thường trên phim cao nhất vào ngày thứ 3- 5 của bệnh (70,6%) và tỷ lệ phim có hình ảnh bình thường cao nhất đối với những bệnh nhân nhập viện trong khoảng 2 ngày khi bệnh khởi phát (50%) Tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Về đối chiếu kết quả phim CCLVTSN với vi khuẩn gây bệnh.

Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy hình ảnh bình thường trên phim gặp cao nhất do H.I.b (66,7%) và cũng là nguyên nhân gây hình ảnh bất thường ít nhất (33,3%) Ngược lại Phế cầu là vi khuẩn có hình ảnh bất thường trên phim cao hơn (86,6%) và hình ảnh bình thường (13,4%) thấp hơn so vớiH.I.b Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Tác giả Daoud AS có kết quả ngược lại với chúng tôi khi nghiên cứu

58 trẻ VMNM ở Jooc - đa - ni [36] Chúng tôi chưa lý giải được điều này.

- Về đối chiếu hình ảnh trên phim với lâm sàng lúc vào viện.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: trên những phim có hình ảnh bình thường (có 20 phim) thì tỷ lệ có triệu chứng co giật lúc vào viện (có 5 trong 20 chiếm 25%) thấp hơn so với những phim có hình ảnh bất thường (có 23 trong

Về chỉ định can thiệp ngoại khoa

Trong tổng số 32 phim CCLVT lần 2 có hình ảnh bất thường, nếu phân thành từng nhóm: Tụ dịch DMC, giãn não thất, áp xe thì thu được 34 hình ảnh bất thường (không kể 10 phim có hình ảnh kết hợp đã được gộp trong từng nhóm) và tương ứng như sau: 20 tụ dịch DMC, 8 giãn não thất, 6 áp xe.

Trong số 34 hình ảnh bất thường này, Bác sĩ ngoại khoa đã có chỉ định trong 16 trường hợp (chiếm 47%), bao gồm 10 tụ dịch DMC, 5 giãn não thất, 3 áp xe Những trường hợp này sau khi can thiệp ngoại khoa tạm ổn định thì thường được chuyển lại khoa Truyền nhiễm điều trị tiếp một thời gian.Chúng tôi chưa thể đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của biện pháp can thiệp ngoại khoa, tuy nhiên những trường hợp này sau khi được điều trị ngoại khoa bước đầu là tốt: Lượng dịch DMC giảm nhiều, ổ áp xe thu nhỏ hơn, não thất đỡ giãn hơn trong lần chụp thứ 3 Về lâm sàng thường trẻ đỡ hẳn những biểu hiện nhiễm trùng, caỉ thiện hơn về tri giác… Tuy nhiên, theo chúng tôi những trường hợp này cần phải được đánh giá chặt chẽ về lâm sàng cũng như CCLVT hay điện não đồ trong những trường hợp cần thiết.

Về kết quả điều trị

- Chúng tôi thu được tỷ lệ khỏi, di chứng, tử vong như sau: 71%,23%, 6% So với một số tác giả trong nước thì tỷ lệ tử vong không thay đổi nhiều [16] [69], so với các nghiên cứu ở nước ngoài thì tỷ lệ tử vong của chúng tôi thấp hơn [57] [70] Tỷ lệ di chứng theo đánh giá của chúng tôi và các tác giả khác có chênh lệch nhiều [16] [57] [69] Theo chúng tôi sự chênh lệch này là phụ thuộc vào thời gian trẻ được điều trị từ khi phát bệnh, quá trình điều trị chăm sóc…Nhưng các nghiên cứu này đều thống nhất tỷ lệ di chứng và tử vong trong VMNM còn ở mức rất cao.

- Trong nghiên cứu này chúng tôi có so sánh ngày điều trị trung bình của những bệnh nhân VMNM do H.I.b và Phế cầu (gặp đa số) thấy rằng: Số ngày điều trị trung bình của Phế cầu cao hơn hẳn so với H.I.b So sánh này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Chúng tôi chưa so sánh được với các nghien cứu khác về kết quả này, tuy nhiên nó cũng phù hợp với một số đánh giá: Phế cầu hay gây biến chứng nặng nề do đó thời gian điều tri dài hơn H.I.b (hay gây tràn dịch DMC) [36] [48] [67].

Ngày đăng: 24/08/2023, 08:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ giải phẫu màng não - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Sơ đồ gi ải phẫu màng não (Trang 5)
Bảng dưới đây cho biết tính chất DNT bình thường : - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng d ưới đây cho biết tính chất DNT bình thường : (Trang 6)
Sơ đồ 1.2. Tóm tắt cơ chế bệnh sinh của VMNM[2]. - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Sơ đồ 1.2. Tóm tắt cơ chế bệnh sinh của VMNM[2] (Trang 18)
Bảng 3.1 .  Phân bố theo ngày nhập viên của 52 bệnh nhân - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.1 Phân bố theo ngày nhập viên của 52 bệnh nhân (Trang 35)
Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm công thức máu khi vào viện của 52 bệnh nhân - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm công thức máu khi vào viện của 52 bệnh nhân (Trang 38)
Bảng  3.3. Kết quả sinh hoá máu  của 52 bệnh nhân khi vào viện - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
ng 3.3. Kết quả sinh hoá máu của 52 bệnh nhân khi vào viện (Trang 39)
Bảng 3.4. Kết quả tế bào và sinh hoá  DNT của 52 bệnh nhân khi vào viện - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.4. Kết quả tế bào và sinh hoá DNT của 52 bệnh nhân khi vào viện (Trang 40)
Bảng 3.5. Kết quả kháng sinh đồ của H.I.b. - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.5. Kết quả kháng sinh đồ của H.I.b (Trang 41)
Bảng 3.6. Kết quả kháng sinh đồ của Phế cầu. - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.6. Kết quả kháng sinh đồ của Phế cầu (Trang 42)
Bảng 3.7. Số ngày điều trị trung bình theo vi khuẩn gây bệnh của 52 bệnh nhân. - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.7. Số ngày điều trị trung bình theo vi khuẩn gây bệnh của 52 bệnh nhân (Trang 43)
Hình ảnh trên phim Số lượng hình ảnh trên phim - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
nh ảnh trên phim Số lượng hình ảnh trên phim (Trang 44)
Bảng 3.9. Kết quả phim CCLVTSN bất thường lần 1 của 26 bệnh nhân theo ngày nhập viện - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.9. Kết quả phim CCLVTSN bất thường lần 1 của 26 bệnh nhân theo ngày nhập viện (Trang 45)
Hình ảnh trên phim Số lượng hình - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
nh ảnh trên phim Số lượng hình (Trang 46)
Bảng 3.12. Đối chiếu kết quả CCLVTSN lần 2 của 52 BN với ngày nhập viện - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.12. Đối chiếu kết quả CCLVTSN lần 2 của 52 BN với ngày nhập viện (Trang 47)
Hình ảnh trên phim - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
nh ảnh trên phim (Trang 47)
Hình ảnh trên phim Bình thường Bất thường P - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
nh ảnh trên phim Bình thường Bất thường P (Trang 48)
Bảng 3.14. Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN lần 2 của 52 bệnh nhân với lâm sàng lúc vào viện. - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.14. Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN lần 2 của 52 bệnh nhân với lâm sàng lúc vào viện (Trang 48)
Bảng 3.16. Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVT lần 2 với Protein DNT khi vào viện. - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.16. Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVT lần 2 với Protein DNT khi vào viện (Trang 49)
Hình ảnh trên phim CCLVT - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
nh ảnh trên phim CCLVT (Trang 49)
Bảng 3.18. Đối chiếu kết quả CCLVT lần 2 với kết quả điều trị. - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.18. Đối chiếu kết quả CCLVT lần 2 với kết quả điều trị (Trang 50)
Bảng 3.17. Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN lần 2 với Protein dịch não tuỷ khi kết thúc điều trị kháng sinh. - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.17. Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN lần 2 với Protein dịch não tuỷ khi kết thúc điều trị kháng sinh (Trang 50)
Bảng 3.19. Các can thiệp ngoại khoa đối với những bệnh nhâncó hình ảnh bất thường trên phim chụp lần 2. - Danh gia cac hinh anh bat thuong cua nao mang nao 170285
Bảng 3.19. Các can thiệp ngoại khoa đối với những bệnh nhâncó hình ảnh bất thường trên phim chụp lần 2 (Trang 51)
w