MỤC LỤC
Thật vậy, VMNM là một bệnh mà đối với các Bác sĩ Nhi khoa đều phải quan tâm vì những đặc trưng của bệnh: tuổi mắc bệnh, tính cấp tính, điều trị không phải là vấn đề đơn giản, tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề về tinh thần vận động đối với số đông trẻ sống sau điều trị (Là gánh nặng đối với gia đình và xã hội)…Chính vì những lý do đó mà VMNM là một bệnh mà từ trước cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu ở nhiều cơ sở điều trị khác nhau (Chủ yếu các Bệnh viện nhi khoa) nhằm đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh với cộng đồng đăc biệt đối với trẻ em. Từ năm 1945 đến trước thập kỷ 80 các căn nguyên thường gặp theo thứ tự là não mô cầu, tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn đường ruột… Những năm 80 của thế kỷ trước đến nay,căn nguyên gây VMNM ở trẻ em đứng đầu là H.I.b, tiếp đến là phế cầu và não mô cầu [2].
Trong lòng mạch, vi khuẩn lại phải vượt qua các cơ chế đề kháng của cơ thể để tồn tại: Nhờ vào sự hiện diện của polysaccharid ở vỏ bao vi khuẩn (đa số các vi khuẩn gây bệnh VMNM đều có. vỏ) thì vi khuẩn mới có thể ức chế được hiện tượng thực bào của các đại thực bào cũng như hoạt tính diệt trùng của hệ thống bổ thể [24]. Sau khi đã vượt qua đề kháng của cơ thể tại mạch máu, vi khuẩn sẽ xâm nhập vượt qua hàng rào máu - não có thể từ xoang tĩnh mạch màng cứng hoặc một viêm khu trú vô khuẩn không đặc trưng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập vào vị trí này trong CNS (Hệ thống thần kinh trung ương).
- Trẻ thừơng sốt cao đột ngột (39-40oc), đối với trẻ sơ sinh thì có thể không sốt mà ngược lại hạ thân nhiệt. - Tỡnh trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường rừ ràng: li bỡ, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, da xanh tái và đặc biệt ở trẻ nhũ nhi không hiếm trường hợp có shock nhiễm khuẩn. Nhưng ở trẻ sơ sinh thì hội chứng nhiễm khuẩn thường khụng rừ. - Tuỳ theo căn nguyên gây bệnh mà có những dấu hiệu khác: Các ổ nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính khu trú ở tai mũi họng hay đường hô hấp, mụn phỏng dạng Herpes, ban xuất huyết hoại tử hình sao, mụn mủ vùng đầu- mặt…[2]. Hội chứng màng não : Đối với trẻ trên 4 tuổi thì các triệu chứng tương đối rừ ràng, tuy nhiờn ở trẻ nhỏ hơn hay sơ sinh thường biểu hiện kớn đỏo. - Triệu chứng cơ năng: Cổ điển là tam chứng màng não:. + Đau đầu: Thường đau liên tục, cả 2 bên, không đáp ứng với thuốc giảm đau. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ sẽ biểu hiện: kích thích, quấy khóc hay li bì,. rên rỉ, bỏ bú…Kèm theo đau đầu trẻ thường có biểu hiện sợ ánh sáng, nằm theo tư thế cò súng. + Nôn: Nôn tự nhiên không liên quan đến bữa ăn, nôn vọt. + Táo bón: thường gặp ở trẻ lớn còn ở trẻ nhỏ hay gặp ỉa lỏng. Ở trẻ nhỏ và sơ sinh thì dấu hiệu cổ cứng có thể được thay bằng dấu hiệu cổ mềm và thường có thóp phồng [2]. c) Biểu hiện của não: - Co giật: thưòng co giật toàn thân nhưng cũng có thể co giật cục bộ. - Các biện pháp điều trị khác tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân: Hồi sức hô hấp (nếu suy hô hấp), khôi phục tuần hoàn (nếu suy tuần. hoàn), bồi phụ nước và điện giải (nếu có rối loạn nước, điện giải), hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng đày đủ….
Từ đó tác giả chỉ ra rằng dùng phương pháp CCLVT trong một số trường hợp nghĩ đến hay nghi ngờ VMNM trên lâm sàng trước khi chọc dò tuỷ sống là rất có giá trị khi trẻ có các triệu chứng như: Tăng áp lực nội sọ, phù đáy mắt hay co giật kéo dài do đó có thể loại bỏ được tử vong do chọc dò tuỷ sống ở những trường hợp này [42]. Nghiên cứu của các tác giả chỉ ra rằng CCLVT trong VMNM trẻ em ít có giá trị trong giai đoạn đầu và VMNM không có biến chứng, nhưng nó đặc biệt có ích ở những bệnh nhân VMNM có sốt kéo dài, co giật kéo dài, có dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt nửa người, rối loạn tri giác, vòng đầu to nhanh….
* Phương pháp chọc dò tuỷ sống: Bệnh nhân được chọc dò tuỷ sống tại khe liên đốt sống thắt lưng IV- V trongđiều kiện vô trùng, kim chọc dò có thông nòng với kích thước thích hợp ( trẻ dưới 1 tuổi: kim số 4- số 6 ). * DNT được lấy đủ để gửi làm xét nghiệm: Xét nghiệm tế bào tại khoa Huyết học, xét nghiệm sinh hoá tại khoa Sinh hoá, xét nghiệm nhuộm soi tươi, cấy và kháng sinh đồ tại khoa Vi sinh ( týp chưa DNT làm soi tươi và cấy phải đảm bảo tuyệt đối vô trùng ). + Đối với những bệnh nhân có những hình ảnh bất thường khó phát hiện bằng CCLVT thông thường ( Ổ nhồi máu, xuất huyết kèm theo…) thì sẽ được chụp cú cản quang nhằm phỏt hiện rừ cỏc hỡnh ảnh đú.
Phân bố theo tháng nhập viện của 52 bệnh nhân (đơn vị %) Nhận xét: VMNM chủ yếu xuất hiện vào các tháng cuối mùa đông và mùa xuân (chiếm 75%).
Kháng sinh đáp ứng mức độ trung gian cao nhất là Vancomycin và Gentamicin (đều 100%). Nhận xét: Kháng sinh nhạy cảm nhất với Phế cầu là Vancomycin (80%), tiếp đến là Chloramphenicol (60%). Đặc biệt trong 15 ca làm kháng sinh đồ với Phế cầu thì tỷ lệ bị kháng của Vancomicin là không có (0%).
Nhận xét: Trong 15 phim có hình ảnh bất thường được chụp lần 1, biểu hiện bất thường trên phim chụp sớm nhất vào ngày thứ 4 của bệnh. Vi khuẩn Hình ảnh bình thường Hình ảnh bất thường Tổng số Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %.
Nhận xét: Máu sắc trong của DNT lần 1 có tỷ lệ hình ảnh bất thường trên phim chụp lần 2 cao hơn màu sắc DNT đục, ngược lại máu sắc đục lại có tỷ lệ bình thường cao hơn DNT trong. Nhận xét: Lượng Protein trung bình trong nhóm có hình ảnh bất thường cao hơn hẳn so với protein trung bình trong nhóm có hình ảnh bình thường trên phim chụp ( p < 0,05 ). Nhận xét: Lượng Protein trung bình trong DNT khi kết thúc điều trị kháng sinh không phản ánh được hình ảnh bình thường hay bất thường trên phim chụp lần 2 (p > 0,05).
Điều này có thể được lý giải như sau: trong 52 bệnh nhân thì chủ yếu từ tuyến dưới chuyển lên, điều đó có nghĩa rằng những bệnh nhân này cũng đã được điều trị mà gần như bệnh nhân nào cũng được truyền dịch (nhất là trong giai đoạn khởi phát khi bệnh nhân có biểu hiện sốt) và có lẽ dịch truyền với nồng độ đường ưu trương. Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá kết quả kháng sinh đồ trong 24 trường hợp VMNM do H.I.b thấy rằng: Tienam và Ceftiaxon nhạy cảm với H.I.b ở mức cao nhất là 91,7% và 87,5%, Vancomycin không có tác dụng với H.I.b (tỷ lệ nhạy cảm 0%) có lẽ do Vancomycin tác dụng chủ yếu với trực khuẩn gr (+). Nếu chỉ so sánh đơn thuần về số phim có hình ảnh bình thường và bất thường với các tác giả khác, chúng tôi thấy: Tác giả Tuncer .O và cộng sự khi nghiên cứu 48 trẻ từ 2 tháng – 13 tuổi bị VMNM ở Thổ Nhĩ Kỳ thì phát hiện có 27 trẻ có hình ảnh bất thường trên phim chụp (chiếm 57%).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: trên những phim có hình ảnh bình thường (có 20 phim) thì tỷ lệ có triệu chứng co giật lúc vào viện (có 5 trong 20 chiếm 25%) thấp hơn so với những phim có hình ảnh bất thường (có 23 trong 32 phim chiếm 71,8%) gặp triệu chứng co giật lúc vào viện. Trong tổng số 32 phim CCLVT lần 2 có hình ảnh bất thường, nếu phân thành từng nhóm: Tụ dịch DMC, giãn não thất, áp xe thì thu được 34 hình ảnh bất thường (không kể 10 phim có hình ảnh kết hợp đã được gộp trong từng nhóm) và tương ứng như sau: 20 tụ dịch DMC, 8 giãn não thất, 6 áp xe.
Nhân dịp hoàn thành luận văn này cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới: Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương, tập thể Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học và làm luận văn tốt nghiệp. Tập thể Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng là cơ quan chủ quản đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập.