Mục đích chuyên đề
- Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010.
- Rút ra bài học kinh nghiệm của kỳ quy hoạch, kế hoạch giai đoạn này, từ đó đề xuất những giải pháp thực hiện công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cấp xã.
Mục tiêu chuyên đề
- Điều tra, phân tích, tổng hợp, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá và phân tích công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010.
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước xác định những bất hợp lý cần được giải quyết.
- Đánh giá tiềm năng đất đai về số lượng, chất lượng, mức độ tập trung, vị trí phân bố và khả năng đáp ứng các mục đích sử dụng.
Ý nghĩa chuyên đề
Ý nghĩa học tập nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường về pháp luật đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nắm được các nghị định, thông tư, quyết định liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng đất so với phương án quy hoạch sử dụng đất của xã Thanh Liên giai đoạn 2006 – 2010.
- Phạm vi nghiên cứu : Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Liên giai đoạn 2006 - 2010.
+ Không gian : xã Thanh Liên
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến việc sử dụng đất xã Thanh Liên
- Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Liên giai đoạn 2006- 2010
- Biến động sử dụng đất thực tế trước và sau giai đoạn quy hoạch 2006 - 2010
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Liên giai đoạn 2006 - 2010
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Kiểm tra việc thực hiện các hạng mục công trình trong phương án quy hoạch đã thể hiện.
3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp này dùng để thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thanh Liên – Thanh Chương – Nghệ An
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và môi trường
Thanh Liên là xã miền núi nằm phía tây Hữu Ngạn huyện Thanh Chương, trên trục đường tỉnh lộ 533, cách trung tâm huyện 15 km Xã có tổng diện tích trong địa giới hành chính là 1660,94 ha, với chiều dài đường biên 19,86 km, theo các tuyến địa giới hành chính tiếp giáp 5 xã.
- Phía Tây giáp xã Thanh Mỹ với chiều dài 4,949 km.
- Phía Nam giáp xã Thanh Hương với chiều dài 3,421 km.
- Phía Đông Nam giáp xã Thanh Tiên với chiều dài 4,490 km.
- Phía Đông Bắc giáp xã Phong Thịnh với chiều dài 4,250 km.
- Phía bắc giáp xã Thanh Hoà với chiều dài 2,750 km. Địa giới hành chính chủ yếu đi theo sông núi, khe đường đất nhỏ, bờ ruộng và khung làng gồm 4 mốc địa giới.
Với vị trí như vậy Thanh Liên có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của vùng Cát Ngạn huyện Thanh Chương, đặc biệt là giao thông nối liền giữa vùng Cát Ngạn và trung tâm huyện [9]
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Địa hình xã Thanh Liên nghiêng dần theo hướng Nam – Bắc Phía Nam là đồi núi địa hình cao chạy dài làm ranh giới giữa Thanh Liên với ThanhHương và Thanh Tiên Phía Bắc có sông Giăng chảy theo hướng Bắc – Nam,vùng đất phía Bắc thường được bồi đắp hàng năm bởi phù sa sông Giăng, là đồng bằng địa hình vàn và thấp [9]
Xã Thanh Liên ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu những đặc điểm riêng biệt của khí hậu miền Tây Khí hậu có 2 mùa rõ rệt Mùa nóng từ tháng
5 đến tháng 10 (nhiệt độ cao nhất 40 0 C) Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (nhiệt độ thấp nhất 6 0 C), nhiệt độ trung bình hàng năm 23-25 0 C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.870 mm, mưa tập trung vào 3 tháng
(8, 9, 10) chiếm khoảng 60 % lượng mưa cả năm.
- Chế độ gió có 2 hướng chính.
+ Gió Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh làm cho nhiệt độ xuống thấp.
+ Gió Tây Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô hạn (tháng 6, 7 có gió Lào).
Các yếu tố khí hậu bất thường biến đổi nhiệt độ các mùa trong năm, mưa tập trung, mùa nóng nắng hanh là nguyên nhân gây hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh thường xuyên xẩy ra, đất đai bị xói mòn, bồi lấp [9]
Thổ nhưỡng của xã Thanh Liên, vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa cổ, phía Bắc Sông Giăng đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ phù hợp với trồng màu và 2 vụ lúa cho năng suất cao Phía giáp chân đồi là phù sa úng nước có thành phần cơ giới nặng, bùn nhão cần bón nhiều lân, vôi và áp dụng đưa giống lúa lai mới cho năng suất cao.
Vùng đồi núi: Đất peralit xói mòn đã thích hợp cho kinh tế vùng đồi phát triển [9]
Xã được bao bọc 2 phía bởi Sông Giăng dài 7,5 km nên có nguồn nước dồi dào để xây dựng các trạm bơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phía Nam có đồi núi cao, có khe nước lớn, đây là tiềm năng để đắp các hồ đập phục vụ dân sinh và phát triển sản xuất Sông Giăng hẹp, uốn khúc, có độ dốc lớn đồi núi cao, lượng mưa tập trung theo mùa nên lũ lụt thường xẩy ra, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của xã, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân [9]
Toàn xã có 16 xóm với 2.393 hộ, dân số toàn xã 9.905 người, lao động trong độ tuổi 4.554 người Chất lượng lao động còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động được đào tạo ít Trong 4 năm qua xã đã cử 3 đồng chí đi học đại học, 7 đồng chí đi học trung cấp chuyên môn và 1 đồng chí đi học trung cấp chính trị Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ xã đồng bộ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đồng thời trong 4 năm vừa qua xã đã gửi 119 quần chúng ưu tú đi học lớp đối tượng kết nạp đảng và đã kết nạp được 50 đảng viên mới nâng số lượng đảng viên toàn xã lên 315 đồng chí [8]
Thanh Liên là xã nông nghiệp, các ngành kinh tế chưa phát triển, chỉ có
01 công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất hương đang hoạt động và một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ nên mức độ ô nhiễm môi trường chưa nghiêm trọng, nhưng cần có biện pháp cụ thể để vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo môi trường.
Nhân dân trong xã sử dụng nước chủ yếu từ giếng tự đào, gia súc, gia cầm đã được chăn nuôi theo những chuồng trại tập trung tuy nhiên các hộ vẫn có thói quên thả rông gia súc, gia cầm gây ảnh hưởng tới môi trường.
Xã có nguồn tài nguyên đất phong phú đa dạng, phân vùng rõ rệt nên việc khai thác các loại đất này tương đối thuận lợi.
Nguồn tài nguyên nước dồi dào phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh của xã, đồng thời cũng là điều kiện để phát triển cá vụ 3 trên ruộng. Với điều kiện địa lý, tài nguyên như vậy xã có đủ điều kiện để phát triển kinh tế nông lâm kết hợp, đất trồng màu nhiều thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
Do chế độ mưa của xã có hai mùa rõ rệt, mùa mưa dư thừa nước gây ra ngập lụt xói mòn, mùa khô thiếu nước gây tình trạng khô hạn làm đất chai cứng Đặc biệt vào tháng 6, tháng 7 thường xuất hiện Gió Phơn Tây Nam (Gió Lào) gây ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất của người dân Mùa lạnh kéo dài cũng ảnh hưởng lớn tới sản xuất, cây trồng phát triển chậm.
Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích khác, do đó tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp bị hạn chế dẫn đến mất cân bằng cơ cấu kinh tế Đất đai manh mún nhỏ lẻ gây khó khăn trong tổ chức sản xuất
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tình hình phát triển chung
Kinh tế liên tục tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Tổng giá trị sản xuất năm 2010: 85,5 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua đạt 19,7% Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt: 9,5 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ trọng Nông, Lâm, Thuỷ sản từ 67% năm 2006 giảm xuống còn 54% năm 2010.
- Tiểu thủ công nghiệp xây dựng từ 14% năm 2006 tăng đạt 22,5% năm 2010.
- Thương mại và dịch vụ từ 19% năm 2006 tăng đạt 23,8% năm 2010.
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Nông nghiệp trong những năm qua liên tục được mùa, cả về năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.
Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Liên giai đoạn 2006 - 2010
4.2.1 Phương án quy hoạch sử dụng đất
Phương án quy hoạch sử dụng đất của xã được xây dựng trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất và khả năng thực tế của địa phương Từ đó đưa ra phương án phân bổ các loại đất đến năm 2010 như sau:
Bảng 4.1 Diện tích cơ cấu sử dụng đất hiện trạng và quy hoạch của xã
(-) so với HT Diện tích (ha)
1 Đất nông nghiệp NNP 1039,93 62,61 1330,92 80,13 290,99 27,98 1.1 Đất sản xuất NN SXN 695,02 41,84 690,02 41,54 - 5 0,71 1.1.1 Đất trồng CHN CHN 512,93 30,88 507,93 30,58 - 5 0,97 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 385,47 23,21 383,52 23,09 - 1,95 0,51 1.1.1.2 Đất trồng CHNK HNK 127,46 7,67 124,41 7,49 - 3,05 2,39
1.3 Đất nuôi trồng TS NTS 12,90 0,78 12,90 0,78 0 0
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0 0 0 0 0
2.3 Đất tôn giáo TN TTN 2,24 0,13 2,24 0,13 0 0
2.5 Đất sông suối MNCD SMN 53,12 3,20 53,12 3,20 0 0
3 Đất chưa sử dụng CSD 343,41 20,68 46,22 2,78 -297,19 - 86,54
(Nguồn: UBND xã Thanh Liên)
* Hiện trạng sử dụng các loại đất chính dựa vào bảng 4.1 ta thấy:
Năm 2006 tổng diện tích đất đai của xã là 1660,94 ha Trong đó:
- Đất nông nghiệp 1039,93 ha, chiếm 62,61 % tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp 277,60 ha, chiếm 16,71 % tổng diện tích tự nhiên
- Đất chưa sử dụng 343,41 ha, chiếm 20,68 % tổng diện tích tự nhiên.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tổng diện tích đất đai của xã là 1660,94 ha Trong đó
- Đất nông nghiệp 1330,92 ha, chiếm 80,13 % tổng diện tích tự nhiên, tăng 27,98 % diện tích đất nông nghiệp 2006
- Đất phi nông nghiệp 283,80 ha, chiếm 17,09 % tổng diện tích tự nhiên, tăng 2,23 % diện tích đất phi nông nghiệp 2006.
- Đất chưa sử dụng 46,22 ha, chiếm 2,78 % tổng diện tích tự nhiên, giảm86,54 % diện tích đất chưa sử dụng năm 2006.
4.2.2 Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của xã Thanh Liên
Bảng 4.2 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu Mã Hiện trạng năm 2006 (ha) Quy hoạch năm 2010 (ha)
1.1 Đất sản xuất NN SXN 695,02 690,02 - 5
1.3 Đất nuôi trồng TS NTS 12,90 12,90 0
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0 0
2.2.2 Đất quốc phòng, AN CQA 0 0 0
2.3 Đất tôn giáo TN TTN 2,24 2,24 0
2.5 Đất sông suối MNCD SMN 53,12 53,12 0
3 Đất chưa sử dụng CSD 343,41 46,22 - 297,19
(Nguồn: UBND xã Thanh Liên)
Qua bảng 4.2 cho thấy phương án quy hoạch sử dụng đất của xã Thanh Liên giai đoạn 2006 – 2010 được thể hiện như sau:
* Đất nông nghiệp: Năm 2006 có 1039,93 ha, đến năm 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1330,92 ha, tăng 290,99 ha so với năm 2006.
* Đất phi nông nghiệp: năm 2006 diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Liên là 277,60 ha chiếm 16,71 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã, theo quy hoạch thì diện tích đất này đến năm 2010 là 283,80 ha, tăng 6,20 ha và chiếm 17,09 % tổng diện tích tự nhiên.
* Đất chưa sử dụng: Năm 2006 có 343,41 ha đến năm 2010 diện tích loại đất này là 46,22 ha, giảm 297,19 ha so với năm 2006.
4.3 Biến động sử dụng đất thực tế trước và sau giai đoạn quy hoạch 2006 - 2010
4.3.1 Hiện trạng sử dụng các loại đất so với quy hoạch
Bảng 4.3 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất trước và sau giai đoạn quy hoạch
Tăng (+), giảm (-) so với HT Diện tích (ha)
1 Đất nông nghiệp NNP 1334,30 80,33 1330,92 80,13 - 3,38 0,25 1.1 Đất sản xuất NN SXN 691,68 41,64 690,02 41,54 - 1,66 0,24 1.1.1 Đất trồng CHN CHN 509,59 30,68 507,93 30,58 - 1,66 0,33 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 384,09 23,12 383,52 23,09 - 0,57 0,15 1.1.1.2 Đất trồng CHNK HNK 125,50 7,56 124,41 7,49 - 1,09 0,87 1.1.2 Đất trồng CLN CLN 182,09 10,96 182,09 10,96 0 0 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 629,72 37,91 628,00 37,81 - 1,72 0,27 1.3 Đất nuôi trồng TS NTS 12,90 0,78 12,90 0,78 0 0
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0 0 0 0 0
2.3 Đất tôn giáo TN TTN 2,24 0,13 2,24 0,13 0 0
2.5 Đất sông suối MNCD SMN 53,12 3,20 53,12 3,20 0 0
3 Đất chưa sử dụng CSD 46,22 2,78 46,22 2,78 0 0
(Nguồn: UBND xã Thanh Liên) Qua bảng 4.3 cho thấy: Năm 2010 tổng diện tích đất đai của xã là: 1660,94 ha Trong đó:
* Đất nông nghiệp 2010 của xã đạt 1334,30 ha, chiếm 80,33 % tổng diện tích tự nhiên Vượt hạn mức quy hoạch 3,38 ha
* Đất phi nông nghiệp của xã đạt 280,42 ha, chiếm 16,88 % tổng diện tích tự nhiên So với quy hoạch sử dụng đất đến 2010 còn thiếu 3,38 ha.
* Đất chưa sử dụng đạt 46,22 ha, chiếm 2,78 % tổng diện tích tự nhiên, thực hiện đủ hạn mức quy hoạch
4.3.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất theo đối tượng sử dụng
Diện tích theo đối tượng sử dụng đất có 1439,10 ha, chiếm 86,64 % tổng diện tích tự nhiên Trong đó:
- Hộ gia đình cá nhân sử dụng 1239,85 ha, chiếm 86,15 % diện tích đất theo đối tượng sử dụng.
+ Đất nông nghiệp có 1181,86 ha (gồm: Đất sản xuất nông nghiệp 644,98 ha, đất lâm nghiệp 531,89 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 4,99 ha)
+ Đất phi nông nghiệp có 57,99 ha làm đất ở.
- UBND cấp xã sử dụng 191,39 ha, chiếm 13,30 % diện tích đất theo đối tượng sử dụng.
+ Đất nông nghiệp có 152,34 ha (gồm: Đất sản xuất nông nghiệp 46,60 ha, đất lâm nghiệp có 97,83 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản có 7,91 ha)
+ Đất phi nông nghiệp có 39,05 ha (gồm: Đất chuyên dùng 7,46 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 31,59 ha)
- Tổ chức kinh tế sử dụng 0,54 ha, chiếm 0,04 % diện tích đất theo đối tượng sử dụng Được sử dụng làm đất chuyên dùng (gồm: Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,48 ha, đất có mục đích công cộng 0,06 ha).
- Cơ quan, đơn vị của nhà nước sử dụng 4,98 ha, chiếm 0,35 % diện tích theo đối tượng sử dụng Được sử dụng làm đất chuyên dùng, dùng vào mục đích công cộng.
- Tổ chức khác sử dụng 0,19 ha, chiếm 0,01 %
- Cộng đồng dân cư sử dụng 2,15 ha, chiếm 0,15 % diện tích theo đối tượng sử dụng Được sử dụng vào mục đích đất tôn giáo, tín ngưỡng.
4.3.3 Hiện trạng sử dụng các loại đất theo đối tượng quản lý
Diện tích theo đối tượng quản lý có 221,84 ha, chiếm 13,36 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- UBND cấp xã quản lý 213,10 ha, chiếm 96,06 % diện tích theo đối tượng quản lý.
+ Đất phi nông nghiệp có 166,88 ha (gồm: Đất chuyên dùng 113,76 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 53,12 ha).
+ Đất chưa sử dụng có 46,22 ha.
- Tổ chức khác quản lý 8,74 ha, chiếm 3,94 % diện tích theo đối tượng quản lý, sử dụng đất chuyên dùng vào mục đích kinh doanh phi nông nghiệp.
4.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất 4.3.4.1 Cơ cấu sử dụng đất
Tổng diện tích nông nghiệp trên địa bàn xã chiếm 80,33 % , đất phi nông nghiệp chiếm 16,88 %, đất chưa sử dụng chiếm 2,78 % tổng diện tích tự nhiên.
Qua phân tích hiện trạng sử dụng đất ở trên cho thấy, cơ cấu sử dụng đất trong xã nhìn chung vẫn chưa hợp lý Tỷ lệ đất phi nông nghiệp còn thấp (chiếm 16,88 % tổng diện tích tự nhiên), tỷ lệ đất chưa sử dụng vẫn còn cao, chiếm 2,78 % tổng diện tích tự nhiên.
4.3.4.2 Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Dựa vào số liệu thống kê diện tích đất đai theo các mục đích sử dụng đất năm 2010 của xã Thanh Liên, có thể đánh giá các mặt tích cực và hạn chế trong việc sử dụng đất với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã:
Quy mô và tỷ lệ diện tích đất bố trí cho nông nghiệp 80,33 % tổng diện tích tự nhiên là sự bố trí sử dụng đúng đắn, thích hợp trong điều kiện hiện tại, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã Điều đó được thể hiện như sau:
Trên địa bàn đang có xu hướng khai thác, cải tạo diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Sử dụng hiệu quả hơn nguồn lao động tại chỗ.
- Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều loại sản phẩm, với số lượng ngày càng nhiều và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra sản phẩm hàng hoá, tạo nguồn nguyên liệu thúc đẩy sự phát triển tiểu thủ công nghiệp.
- Đất trồng lúa tương đối ổn định về quy mô diện tích và đang được đầu tư nâng cao về năng suất, chất lượng góp phần ổn định nguồn lương thực với mục tiêu an toàn lương thực.
Việc phân bổ các loại đất của xã còn manh mún, nhỏ lẻ nên hiệu quả sử dụng chưa cao, gây khó khăn trong việc đầu tư.
Do điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu, thiếu nguồn kinh phí, thiếu cán bộ chuyên môn…nên cũng ảnh hưởng lớn tới việc cải tạo, thâm canh tăng vụ cũng như bố trí cơ cấu cây trồng.