1. Trang chủ
  2. » Tất cả

78

9 283 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Chuyên Ngành – Ngoại Nhi 411ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT NANG TRIỆT ĐỂ  VÀ NỐI CAO MẬT‐RUỘT  TRONG ĐIỀU TRỊ NANG ỐNG MẬT CHỦ Ở TRẺ EM Trương Nguyễn Uy Linh*, Nguyễn Kinh Bang**, Đào Trung Hiếu** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt nang ống mật chủ triệt để và nối cao mật‐ruột Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên 117 bệnh nhi nang đường mật loại I và loại IV từ 40 ngày‐15 tuổi tại BV Nhi đồng 1. Kết quả: Không có trường hợp nào bị tử vong hay phải mổ lại. Với thời gian theo dõi sau mổ trung bình từ 4‐6 naêm (trung bình 5,03 ± 0,56), biến chứng được ghi nhận ở 10 bệnh nhi (8,55%) và thường gặp ở các bệnh nhi > 5 tuổi so với ở các bệnh nhi ≤ 5 tuổi. Kết luận: Kết quả có được sau mổ của phẫu  thuật cắt nang  triệt để và  nối cao mật‐ruột  tương đối khả quan.Phẫu thuật cần được thực hiện thường quy trong điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em. ABSTRACT CHOLEDOCHAL CYST IN CHILDREN: THE RESULTS OF COMPLETE CYST EXCISION  WITH HIGH HEPATICOJEJUNOSTOMY. Truong Nguyen Uy Linh, Nguyen Kinh Bang, Dao Trung Hieu  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2008: 411 ‐ 420 Purposes:  The  aim  of  this  study  was  to  evaluate  the  results  of  complete  cyst  excision  with  high hepaticojejunostomy in the management of choledochal cyst in children. Material and methods: A follow‐up study on 117 patients from to 40 days‐15years old with type I and IV biliary cyst in children’s hopital No.1 Results:  The  postoperative  course  of  the  operation  was found  to  be  smooth  and  safe.  No  patient  needed reoperation. Mortality rate in our series was 0%. Patients were followed up for a period from 4 to 6 years (mean 5.03 ± 0.56). 10 patients (8,55%) had complications and usually less in patient under 5 years old. Conclusion: Complete cyst excision with high hepaticojejunostomy gave excellent results. Thus, it should be the definitive treatment of choice for choledochal cyst in children. ĐẶT VẤN ĐỀ Nang ống  mật  chủ  (nang  OMC)  là  bệnh ngoại khoa  gan  mật thường  gặp nhất ở trẻ em Việt nam. Nhờ vào sự phổ cập của siêu âm mà bệnh  ngày  càng được  phát  hiện  nhiều  hơn  và sớm hơn. Phẫu thuật cắt nang được thống nhất là phương pháp điều trị lý tưởng nhất dành cho bệnh và đã có rất nhiều kỹ thuật cắt nang được thực hiện ở trong và ngoài nước với các kết quả thay đổi khác nhau. Từ nhiều năm nay chúng tôi thực  hiện  việc  cắt  nang  triệt để và nối cao ống gan‐hỗng  tràng  theo  Roux‐en‐Y.  Nghiên  cứu này nhằm đánh giá kết quả  và  biến chứng sau mổ nhằm thấy được hiệu quả của phẫu thuật cắt nang triệt để, nối cao ống gan‐hỗng tràng theo Roux‐en‐Y trong hoàn cảnh Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả các trường hợp nang OMC đơn thuần hay  nang  OMC  kết  hợp  với  dãn đường  mật * Phân môn Ngoại Nhi-ĐHYD ** Khoa Ngoại BV Nhi Đồng 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Hội Nghị Ngoại Khoa Và Phẫu Thuật Nội Soi Toàn Quốc Năm 2008 412trong  gan  (nang đường  mật  loại  I  hay  IV  theo Todani), được  phẫu  thuật  cắt  nang  triệt để và nối cao ống gan‐hỗng tràng theo Roux‐en‐Y tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 2 năm từ 1/1/2000 – 31/12/2001. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Theo  phương  pháp  nghiên  cứu  thuần  tập, tiền cứu. Đánh giá  Trước mổ:  + Biểu hiện lâm sàng  + Siêu âm Trong mổ: Quan sát trong khi mổ, kỹ thuật mổ *Tiến hành phẫu thuật  Phẫu thuật được thực hiện triệt để: cắt nang và  túi  mật  thành  một  khối,  phía  trên đến  gần hợp  lưu  các ống  gan,  phía  dưới đến  gần  hết đoạn hẹp cuối của OMC. Miệng  nối ống  gan‐hỗng  tràng  theo  Roux‐en‐Y phải đủ rộng (>10mm) và được thực hiện: *Tại hợp lưu các ống gan cho những trường hợp: Bệnh nhi > 5 tuổi. Bệnh nhi ≤ 5 tuổi có nang OMC kết hợp dãn đường  mật  trong  gan (loại  IV)  hay  có  hẹp ống gan tại hợp lưu. Ngay  dưới  hợp  lưu  các ống  gan  (<  5mm): Nang  OMC đơn  thuần  (loại  I) ở bệnh  nhi  ≤  5 tuổi và không có hẹp ống gan tại hợp lưu. Sau mổ Biến chứng sớm Rò  mật  sau  mổ:  dẫn  lưu được  lấy  bỏ  khi không còn ra  mật hoặc đã tạo thành đường rò. Rò mật kéo dài khi mật vẫn còn rò > 7 ngày. Các biến chứng sớm có thể có: tụ dịch nhiễm trùng  trong ổ bụng  hay  áp  xe  tồn  lưu,  nhiễm trùng đường mật, tắc ruột do dính … *Biến chứng muộn Theo dõi lâu dài sau mổ theo lịch tái khám 1 – 3 – 6 tháng và hàng năm: khám lâm sàng, siêu âm và xét nghiệm chức năng gan, chụp X quang dạ dày‐tá tràng sau 1 năm và mỗi 2 năm sau đó.  Gửi  thư  theo  mẫu  thống  nhất  cho  những bệnh  nhân  không  tái khám thường  xuyên  theo lịch hẹn hoặc bỏ ngang, không tái khám. Ghi  nhận  những  biến  chứng  muộn  như nhiễm trùng đường mật, sỏi mật… KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 117 trường hợp nang OMC được đưa vào tập hợp nghiên cứu,  Đặc điểm bệnh nhi Tuổi  Trường  hợp  nhỏ  tuổi  nhất  là  40  ngày  tuổi. Tuổi trung bình của tập hợp là 5,55 ± 3.85. 95  trường  hợp  (89,75%) được  phẫu  thuật trước 10 tuổi, chỉ có 12 trường hợp (10,25%) sau 10 tuổi. Giới  Số nữ chiếm đa số so với nam:  Nữ: 92 ‐ 78,63% Nam: 25 ‐ 21,37% Tỉ lệ nữ so với nam là 3,68/1. Đặc điểm lâm sàng Lâm sàng Tiền sử phẫu thuật Chúng tôi ghi nhận 6 trường hợp (5,36%) đã được mổ trước đây vì các lý do: Bệnh  nhi  14  tuổi được  mổ  sỏi mật  (lấy  sỏi, dẫn lưu Kehr) cách nhập viện 6 năm. Bệnh  nhi  10  tuổi được  mổ  thủng  túi  mật (khâu thủng, dẫn lưu túi mật) cách nhập viện 8 năm. Bệnh nhi 13 tuổi được mổ thám sát với chẩn đoán nang OMC cách nhập viện 10 năm. Bệnh nhi 2 tuổi được dẫn lưu nang OMC ra ngoài cách nhập viện 6 tháng vì suy kiệt nặng và rối loạn đông máu không thể điều chỉnh để có thể cắt nang an toàn.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Chuyên Ngành – Ngoại Nhi 413Bệnh nhi 6 tuổi được mổ viêm tụy cấp (rửa bụng, dẫn lưu) lúc 10 tháng tuổi. Bệnh  nhi  4  tháng  tuổi được  mổ  thoát  vị hoành (khâu lỗ thoát vị) lúc 13 ngày tuổi. Triệu chứng lâm sàng Error!  Objects  cannot  be  created  from  editing field codes. Biểu đồ 1: Tỉ lệ % của cc triệu chứng lâm sàng. Phân loại nang Thể loại nang Chúng tôi ghi nhận 56 trường hợp (47,86%) là  nang  OMC đơn  thuần  (loại  I)  và  61  trường hợp  (52,14%)  là  nang  OMC  kết  hợp  với  dãn đường mật trong gan (loại IV).  Error!  Objects  cannot  be  created from  editing field codes. Biểu đồ 2: Phân bố về thể loại nang Dạng nang Qua nhận định khi mổ, đa số các trường hợp là nang OMC dạng cầu: 89 trường hợp (76.07%). Còn  lại  là  dạng  thoi:  28  trường  hợp  (23,93%). Kích  thước  nang đo được  khi  mổ  từ  15mm‐120mm, trung bình là 56.8 ± 42mm. Error!  Objects  cannot  be  created  from  editing field codes. Biểu đồ 3: Phân bố về dạng nang. Phẫu thuật Vị trí miệng nối ‐ kiểu nối (Bảng 1) Bảng 1: Vị trí miệng nối và kiểu nối ống gan‐hỗng tràng sau cắt nang Vị trí miệng nối và kiểu nối Số trường hợp n=117 Tỉ lệ Tại hợp lưu các ống gan tận-tận tận-bên 23 63 86 19,66% 53,85% 72,51% Tại cửa gan, tận-tận (Kasai) 1 0,85% Ngay dưới hợp lưu các ống gan tận-tận tận-bên 13 17 30 11,11% 14,53% 25,64% Chúng tôi thực  hiện  việc  tạo hình mở  rộng ống gan trong 83 trường hợp (70,94%), bao gồm: 65 trường hợp (55,55%) cho nối tại hợp lưu các ống gan và 18 trường hợp (15,38%) cho nối ngay dưới hợp lưu các ống gan.  Hiện tượng dính của nang Nang được ghi nhận là dính, gây khó khăn ít nhiều khi bóc tách trong 30 trường hợp (25,64%). Bảng 2: Phân bố hiện tượng dính của nang ở các nhóm tuổi Dính nang ≤ 10 tuổi n = 105 > 10 tuổi n = 12 Có 22 20,95% 8 66,67% Không 83 79,05% 4 33,33% Fisher, P = 0,015 Nang thường dính nhiều, gây khó khăn khi bóc  tách  cắt  nang ở nhóm  >  10  tuổi  (66,7%). Trong khi đó, ở các nhóm ≤ 10 tuổi, nang thường không  dính,  việc  bóc  tách  cắt  nang  thường  dễ dàng  hơn  rất  nhiều.  Sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa thống kê. Truyền máu khi mổ Có 9 trường hợp (7,69%) phải truyền máu trong lúc mổ do nang dính, bóc tách mất nhiều máu, hoặc do tình trạng thiếu máu mạn từ trước mổ. Bảng 3: Phân bố bệnh nhi phải truyền máu khi mổ theo nhóm tuổi Truyền máu khi mổ ≤ 10 tuổi n = 105 > 10 tuổi n = 12 Có 5 4,76% 4 33,33% Không 100 95,24% 8 66,67% Fisher, P < 0,001 Chúng tôi nhận thấy số bệnh nhi ở nhóm > 10 tuổi cần được truyền máu nhiều hơn so với ở các  nhóm  ≤  10  tuổi.  Sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa thống kê.  Theo dõi sau mổ – biến chứng Theo dõi sau mổ Tử vong: 0 Mổ lại: 0 Thời gian xuất viện từ ngày thứ 5‐25 sau mổ, trung bình là 8,51 ± 3,74 ngày sau mổ. Đa  số các trường hợp  (108 ‐ 92,31%) được xuất  viện  trong  vòng  hai  tuần  sau  mổ,  9 trường  hợp  (7,69%)  bệnh  nhi  xuất  viện  muộn sau mổ 2 tuần.  Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Hội Nghị Ngoại Khoa Và Phẫu Thuật Nội Soi Toàn Quốc Năm 2008 414Error!  Objects  cannot  be  created  from  editing field codes. Biểu đồ 4: Xuất viện Phục hồi chức năng gan sau mổ Ở tất cả các trường hợp, chức năng gan đều trở về bình thường và không thay đổi trong quá trình theo dõi. Phục hồi của dãn đường mật trong gan sau mổ Đại đa  số  các  trường  hợp:  60/61  (98,36%) nang loại  IV  có  cải thiện  tình trạng dãn đường mật trong gan: đường mật trong gan trở về kích thước bình thuờng trên siêu âm theo dõi sau mổ. Chỉ có 1/61 trường hợp (1,64%) còn dãn ống gan trái và đường mật  trong  gan  trái  dai  dẳng  qua thời  gian  theo  dõi  là  5,5  năm ở một  bệnh  nhi được cắt  nang,  nối tận‐tận tại hợp  lưu các ống gan lúc 3 tháng tuổi, nhưng hoàn toàn không có biểu hiện lâm sàng. Bảng 4: Phục hồi của dãn đường mật trong gan (nang loại IV) sau mổ theo nhóm tuổi Phục hồi dãn đường mật trong gan ≤ 10 tuổi n = 52 > 10 tuổi n = 9 Sau mổ 1 tháng 20 38,46% 4 44,44% Sau mổ 4 tháng 28 53,85% 2 22,22% Sau mổ 10 tháng 3 5,77% 3 33,33% Không phục hồi 1 1,92% 0 0% Tổng cộng 52 100% 9 100% Dãn đường mật trong gan ở các nhóm  ≤ 10 tuổi phục hồi nhanh hơn ở nhóm > 10 tuổi. Viêm loét dạ dày‐tá tràng Trên phim chụp dạ dày‐tá tràng thường quy sau  mổ,  chúng  tôi  chưa  ghi  nhận  trường  hợp nào  có  hình ảnh  loét  dạ  dày‐tá  tràng.  Có  3 trường hợp (2,63%) có hình ảnh của viêm dạ dày trên phim chụp dạ dày‐tá tràng, trong đó có một trường  hợp được  xác định  lại  bằng  nội  soi  dạ dày‐tá tràng. Không  ghi  nhận  trường  hợp  nào  có  trào ngược  chất  cản  quang  từ  ruột lên đường  mật trên phim chụp dạ dày‐tá tràng định kỳ sau mổ. Biến chứng Chúng tôi ghi nhận 10 biến chứng sớm và 3 biến  chứng  muộn ở 10  bệnh  nhi  (8,55%).  Số không có biến chứng là 107 bệnh nhi (91,45%) Error!  Objects  cannot  be  created  from  editing field codes. Biểu đồ 5: Biến chứng sau mổ. Error!  Objects  cannot  be  created  from  editing field codes. Biểu đồ 6: Các biến chứng sau mổ Bảng 5: Phân bố biến chứng sau mổ theo nhóm tuổi Biến chứng ≤ 5 tuổi n = 65 > 5 tuổi n = 52 Tổng cộngn = 117 Rị mật 2 4 6 5,13%Tụ dịch ổ bụng 2 1 3 2,56%Nhiễm trng vết mổ 0 1 1 0,85%Viêm đường mật 1 0 1 0,88%Sỏi mật 1 1 2 1,75%Tổng cộng 6 (9,23%) 7 (13,46%) 10* 8,55%(*): 3 bệnh nhi có cùng lúc 2 biến chứng: rò mật‐nhiễm trùng vết mổ, rò mật‐tụ dịch ổ bụng và nhiễm trùng đường mật‐sỏi mật. Chúng  tôi  nhận  thấy  biến  chứng  sau  mổ thường gặp hơn ở các bệnh nhi > 5 tuổi so với ở các bệnh nhi ≤ 5 tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P = 0,182. Biến chứng sớm Có  10  biến  chứng  sớm  sau  mổ  xảy  ra ở 8 bệnh nhi (6,83%), trong đó có 2 bệnh nhi có cùng lúc 2 biến chứng: một trường hợp vừa có rò mật vừa có tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng, và một trường hợp  vừa có  rò mật vừa có  nhiễm  trùng vết mổ.  Rò mật Dẫn lưu mật kéo dài đến ngày thứ 2 – 18 sau khi mổ, trung bình 5.23 ± 3,03 ngày sau mổ. Đa số  các  trường  hợp  (94,87%)  dẫn  lưu  mật  hết trong  tuần  lễ đầu  tiên  sau  mổ.  Rò  mật kéo  dài hơn  1  tuần  sau  mổ  gặp  trong  6  trường  hợp (5,13%), tuy nhiên, không có trường hợp rò nào đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật lại:  4 trường hợp rò lành trong tuần thứ 2. 2 trường hợp rò lành trong tuần thứ 3.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Chuyên Ngành – Ngoại Nhi 415Error!  Objects  cannot  be  created  from  editing field codes. Biểu đồ 7: Rò mật sau mổ. Bảng 6: Phân bố rò mật sau mổ theo nhóm tuổi  < 1 tuổi 1 – 5 tuổi 6 – 10 tuổi > 10 tuổi Tổng cộng Số trường hơp 0 2 3 1 6 Tỉ lệ cho nhóm tuổi 0% 3,92% 7,5% 7,14% 5,13%Qua phân tích rò mật so với tuổi mổ, chúng tôi nhận thấy:  Rò mật thường gặp ở các nhóm bệnh nhi > 5 tuổi so với ở các nhóm  ≤ 5 tuổi (4 trường hợp ‐ 7,69% so với 2 trường hợp ‐ 3,08%). Không có rò mật ở nhóm tuổi nhũ nhi. Tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng 3 trường hợp (2,56%) có tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng sau mổ ở các bệnh nhi 2 tuổi, 3 tuổi và 6 tuổi, đều đáp ứng điều trị nội khoa, không cần phải mổ lại. Nhiễm trùng vết mổ Một trường hợp (0,85%) nhiễm trùng vết mổ ở bệnh nhi 14 tuổi có tiền căn mổ sỏi mật và cấy dịch  mật  khi  mổ  có  vi  trùng  Enterobacter  và Klebsiella. Biến chứng muộn Có 3 trường hợp (2,56%) không tái khám và mất hoàn toàn liên lạc, 114 trường hợp (97,44%) được theo dõi lâu dài với thời gian trung bình là 5,03 ± 0,56 năm (4 – 6 năm), chúng tôi ghi nhận: Nhiễm trùng đường mật Nhiễm  trùng đường  mật được  ghi  nhận ở một trường hợp (0,88%) 4 năm sau mổ cắt nang OMC đơn thuần và nối mật‐ruột tận‐bên tại hợp lưu các ống gan lúc 4 tuổi. Trường hợp này chưa được can thiệp phẫu thuật lại do đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Sỏi đường mật Sỏi đường  mật trong  gan được  ghi  nhận ở hai trường hợp (1,75%): một trường hợp có kết hợp  nhiễm  trùng đường  mật  vừa  nêu  trên  và một  trường  hợp  có  dãn  và  có  sỏi đường  mật trong gan trái xuất hiện sau mổ 4,6 năm ở bệnh nhi được cắt nang OMC đơn thuần, nối tận‐bên lúc  8  tuổi.  Trường  hợp  này  chưa  có  biểu  hiện lâm sàng rõ nét: thỉnh thoảng chỉ có những cơn đau bụng, tự hết, nên chỉ định mổ lại chưa được đặt ra.  BÀN LUẬN Cắt nang ống mật chủ triệt để Phẫu thuật cắt nang cần được thực hiện một cách  triệt để:  phía  dưới đến đoạn  cuối  OMC trong  tụy,  phía  trên đến  gần  hợp  lưu  các ống gan(10,11,20,21). Động tác này thường không gặp khó khăn ở các bệnh nhi < 5 tuổi do chưa có những đợt  viêm  nhiễm  mạn  tính.  Trong  khi đó,  cắt nang sẽ gặp khó khăn hơn ở các bệnh nhi > 10 tuổi  do  hiện  tượng  viêm  nhiễm  tái  phát  nhiều lần  của đường  mật  làm  dính  thành  nang  vào TMC, ĐMG và đầu tụy, làm cho những cơ quan này dễ bị thương tổn khi phẫu tích (6, 10, 11). Chúng tôi  ghi  nhận  số  trường  hợp  khó  khăn  khi  cắt nang  do  dính  nang  và  số  trường  hợp  phải truyền máu khi mổ tăng cao rõ rệt ở nhóm tuổi > 10 tuổi so với ở các nhóm tuổi nhỏ hơn (66,67% so  với  20,95%  và  33,33%  so  với  4,76%).  Tuy nhiên,  hiện  nay  ngày  càng  hiếm  gặp  các  tình huống nang OMC có viêm nhiễm tái phát nhiều lần của đường mật, gây khó khăn khi cắt nang, vì siêu âm ngày càng giúp phát hiện bệnh sớm hơn.  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  chỉ  có  10,25% bệnh nhi > 10 tuổi. Chúng tôi không gặp khó khăn để cắt phần cuối nang đến gần hết OMC bằng cách chủ động mở đoạn cuối nang, để quan sát rõ ràng đường mật từ  bên  trong  kết hợp với chụp đường mật khi mổ theo khuyến cáo của nhiều tác giả trong và  ngoài  nước (3,  7,  8,  12,  19,  22).  Vì  vậy,  không  có trường hợp nào bị tổn thương ống tụy khi mổ và cũng không có trường hợp nào cần phải chừa lại một đoạn  cuối  nang  hình đáy  ly, để tránh  tổn thương ống tụy như một số tác giả Pháp khuyến cáo (26, 27). Những hình thức cắt nang không triệt để này có thể sẽ dẫn đến những biến chứng lâu dài sau mổ, rất khó sửa chữa như đau bụng kéo dài do hiện tượng trào ngược dịch tụy vào trong  Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Hội Nghị Ngoại Khoa Và Phẫu Thuật Nội Soi Toàn Quốc Năm 2008 416phần sót lại của đoạn đường mật trong tụy, ung thư hóa phần để lại này… (21).  Vị trí thực hiện miệng nối Vị trí thực hiện miệng nối mật‐ruột tại ống gan khi cắt nang cũng có nhiều tranh cãi (10, 11, 20). Khi cắt nang, miệng nối mật‐ruột thường được thực  hiện  tại  nơi ống  gan  chung  có  kích  thước tương đối bình thường, ngay phía trên cực trên dãn to của nang. Kiểu nối này được Miyano (10, 11) gọi là nối mật‐ruột theo quy ước. Tuy  nhiên,  các  báo  cáo  của  Todani(20,21)  cho thấy  có đến  40%  miệng  nối  mật‐ruột  theo  quy ước bị hẹp sau mổ cần phải mổ lại, trong khi đó, chỉ có 1,33% hẹp miệng nối cho kiểu nối cao tại hợp  lưu  các ống  gan.  Chính  vì  vậy,  tác  giả khuyến cáo nên thực hiện thường qui miệng nối mật‐ruột cao tại hợp lưu các ống gan để có được những thuận lợi sau: Có được  một  tình  trạng  mô  học  tốt  nhất: biểu mô đường mật còn  hiện  hữu ở vị trí  này, chưa có hiện tượng xơ hóa thành nang. Dễ dàng  mở  rộng ống gan để có được một miệng  nối  mật‐ruột  rộng  rãi,  tránh  hẹp  miệng nối  là  tiền đề dẫn đến hầu hết  các  biến  chứng sau  mổ  khác  như  nhiễm  trùng đường  mật,  sỏi mật …  Đường  mật  tại  vị  trí  này được  tưới  máu hoàn hảo nên ít có rò mật sau mổ. Báo cáo của Miyano (10) có 174 trường hợp cắt nang với 171 nối mật ruột theo quy ước và chỉ có 3 nối cao tại hợp lưu các ống gan. Với thời gian theo dõi  sau mổ lâu dài  nhất là 30 năm, chỉ  có 1,8% trường hợp có hẹp miệng nối mật‐ruột và hầu  hết đều  xảy  ra ở những  bệnh  nhi  trên  10 tuổi hoặc có dãn đường mật trong gan kèm theo (nang  loại  IV).  Tác  giả  cho  rằng  tổn  thương nặng, không hồi phục của ống gan (thường gặp ở những bệnh nhi > 10 tuổi do viêm nhiễm kéo dài, mất niêm mạc và xơ hóa) và ứ đọng mật ở đường mật trong  gan  bị  dãn  dai  dẳng sau mổ, gây ra nhiễm trùng đường mật là những yếu tố nguy cơ  làm cho miệng nối mật‐ruột bị hẹp lại sau  mổ.  Từ  đó,  tác  giả  cho  rằng  nối  mật‐ruột theo quy ước có thể được thực hiện trong đa số các trường hợp và chỉ nên thực hiện nối cao tại hợp  lưu  các ống  gan ở các  bệnh  nhi  >  10  tuổi, hoặc trong những hoàn cảnh cụ thể như có dãn đường mật trong gan kèm theo (nang loại IV), có hẹp ống gan vì việc thực hiện miệng nối cao tại hợp lưu các ống gan một cách thường qui  như theo khuyến  cáo của Todani thường  không  dễ, nhất là ở bệnh nhi < 5 tuổi có kích thước đường mật tương đối nhỏ.  Ohi  và  Okada (14,  16)  cũng  cho  rằng  chỉ  cần thực hiện miệng nối mật‐ruột theo quy ước với điều  kiện  không  có  hẹp  của  các ống  gan  hoặc không  có  dãn đường  mật trong  gan  trên  phim chụp đường mật khi mổ. Thật ra, qua tham khảo báo cáo của Todani (20,  21)  chúng  tôi  nhận  thấy  80%  các  trường  hợp hẹp miệng nối mật‐ruột  sau  cắt nang,  nối mật‐ruột theo quy ước của tác giả là ở các bệnh nhi > 5 tuổi. Thực tế trong nghiên cứu của chúng tôi, ngay  cả  những  mẫu  sinh  thiết  của đường  mật ngoài gan ở vị trí cao nhất là tại hợp lưu các ống gan,  cũng đều  ghi  nhận  tình  trạng  thương  tổn giống như của thành nang nhưng ở một mức độ nhẹ  hơn rất nhiều  so với đường mật bên dưới. Do đó, chúng tôi chọn một giải pháp trung dung giữa hai tranh cãi: thực hiện miệng nối mật‐ruột tại hợp lưu các ống gan cho các nhóm bệnh nhi > 5  tuổi  hoặc ở những  nang  OMC  có  kèm  dãn đường mật trong gan (nang loại IV) hoặc có hẹp tại hợp lưu các ống gan ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Trong những trường hợp còn lại là nang OMC đơn thuần ở các nhóm bệnh nhi ≤ 5 tuổi, chúng tôi  vẫn  cố  gắng  thực  hiện  miệng  nối  mật‐ruột cao  hơn  kiểu  quy ước,  ngay  dưới  hợp  lưu  các ống gan (< 5mm). Trong  70,94%  trường  hợp  chúng  tôi  thực hiện  tạo  hình  mở  rộng ống  gan để có được miệng nối  mật‐ruột đủ rộng. Đối với  vị  trí  nối ngay dưới hợp lưu các ống gan, chúng tôi thực hiện cắt vát ống gan theo chiều trước‐sau để có được một miệng nối rộng hơn: phía sau chừa từ 3‐5mm cho dễ nối, nhưng phía trước chúng tôi chỉ chừa từ 1‐3mm tính từ hợp lưu các ống gan.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Chuyên Ngành – Ngoại Nhi 417Riêng cho nối tại hợp lưu các ống gan, chúng tôi thực hiện việc tạo hình bằng cách xẻ dọc thành bên hai ống gan để có được một miệng nối rộng đạt yêu cầu. Theo Ando (1),  có đến  80,6%  nang  OMC  có hẹp đường mật trong gan gần hợp lưu các ống gan. Do đó, miệng nối cần được thực hiện cao tại hợp lưu các ống gan cho những trường hợp này, kết  hợp  với  tạo  hình  mở  rộng ống  gan để có được một miệng nối mật‐ruột thật rộng, tránh ứ đọng mật gây tạo sỏi đường mật trong gan. Sau mổ Sau mổ sớm Rò mật sau mổ Rò mật sau  mổ  trong nghiên cứu ít hơn và nhẹ hơn so với báo cáo của chúng tôi trước đây (23) cũng như của các tác giả khác (Bảng 7). Thời gian  dẫn  lưu  mật  trung  bình  sau  mổ  là  5,23 ngày, chỉ có 6 trường hợp (5,13%) rò mật kéo dài trên 1 tuần nhưng đều tự thu xếp trong vòng 3 tuần,  không  có  trường  hợp  nào  cần  mổ  lại để dẫn lưu hay khâu rò. Bảng 7: Tỉ lệ rò mật sau mổ cắt nang theo một số báo cáo Tác giả Tỉ lệ Mổ lại Saing(17) Lê Đình Chiến(9) Chúng tôi-2000(23) Chúng tôi - 2006 7,31% 5,9% 7,69% 5,13% 7,31% 0,84% 1,92% 0 Shi  và  Yamakata (18,  25)  cho  rằng  rò  mật thường xảy ra ở bệnh nhi > 10 tuổi do tình trạng mô học kém của đường mật vì viêm đường mật kéo dài. Ở bệnh nhi ≤ 5 tuổi, rò mật thường do vấn đề kỹ thuật khâu nối hơn là do thương tổn của đường  mật.  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi ghi nhận ở các  nhóm  tuổi  > 5  tuổi,  rò  mật kéo  dài thường  xảy  ra  hơn  so  với  các ở nhóm  tuổi  ≤ 5 tuổi (7,69% so với 3,08%). Tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng Có  3  trường  hợp  (2,56%)  tụ  dịch  nhiễm trùng ổ bụng trong  nghiên cứu,  tất cả đều đáp ứng với điều trị nội. Đây là các ổ tụ dịch mật có dạng  nhiễm  trùng  trong ổ bụng được  hình thành do rò mật nặng, trong khi dẫn lưu không hiệu qua#. Các trường hợp rò mật của chúng tôi thường  nhẹ  có  lẽ  do  miệng  nối  cao  mật‐ruột được đặt ở vị trí có tình trạng mô học tốt nhất, Báo cáo của chúng tôi trước đây (23) ghi nhận 11,54%  có  tụ  dịch  nhiễm  trùng  trong ổ bụng, 3,85%  trường  hợp  phải  mổ  lại để dẫn  lưu. Nguyễn Thanh Liêm (12) ít ghi nhận tụ dịch hơn: 1,95% nhưng có 0,65% trường hợp phải mổ lại. Sau mổ muộn Dãn đường mật trong gan của nang ống mật chủ loại IV Ở  các  trường  hợp  nang  OMC  kết  hợp  dãn đường  mật  trong  gan,  chúng  tôi  chỉ  thực  hiện việc cắt nang đường mật ngoài gan, tạo ra một miệng nối ống gan‐hỗng tràng rộng > 10mm và cao tại hợp lưu các ống gan. Trong nghiên cứu này, 98,36% trường hợp đường mật trong gan bị dãn đã trở  về bình thường sau mổ, đặc biệt sự phục  hồi  này  xảy  ra  sớm ở các  nhóm  tuổi  ≤  5 tuổi so với ở các nhóm tuổi lớn hơn. Chúng tôi chỉ ghi nhận một trường hợp (1,64%) dãn đường mật trong  gan  còn  dai dẳng  5,5  năm sau  mổ ở một bệnh nhi được mổ lúc 3 tháng tuổi. Việc tạo ra một miệng nối mật‐ruột rộng khi cắt nang  sẽ  làm giảm  áp  nhanh  chóng  và  hiệu quả đường mật trong gan, giúp cho đường mật trong  gan đã  bị  dãn  nhanh  chóng  trở  về  kích thước  bình  thường.  Nếu  thực  hiện  miệng  nối mật‐ruột  thấp  trên ống  gan  theo  quy ước,  kích thước ống gan không đủ to để có thể tạo ra một miệng nối rộng. Thêm vào đó, tình trạng mô học cũng  như  tưới  maùu  của đường  mật  tại  vị  trí này không tốt nên hẹp miệng nối thường xảy ra hơn, vấn đề tháo lưu mật bị cản trở, gây ứ đọng mật, làm cho dãn đường mật trong gan còn dai dẳng, từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường mật và sỏi mật(2, 5, 13, 15, 21). Ohi(13), sau khi đã thực hiện miệng nối cao tại hợp  lưu  các ống  gan  chỉ  ghi  nhận  2/39  trường hợp còn dãn dai dẳng đường mật trong gan sau mổ  nhưng  hoàn  toàn  không  có  biểu  hiện  lâm sàng  nên  chỉ  theo  dõi  sát.  Miyano (11)  cũng khuyến cáo chỉ nên theo dõi sát những bệnh nhi  Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Hội Nghị Ngoại Khoa Và Phẫu Thuật Nội Soi Toàn Quốc Năm 2008 418còn  dãn đường  mật  trong  gan  sau  mổ  để  can thiệp lại ngay khi có biến chứng.  Nhiễm trùng đường mật Với  thời  gian  theo  dõi  sau  mổ  là 5,03  năm, mặc  dù  có đeán  52,14%  trường  hợp  là  nang OMC kết hợp dãn đường mật trong gan (loại IV) nhưng chúng  tôi  chỉ  ghi  nhận  một trường  hợp (0,88%) có  biến  chứng nhiễm  trùng đường mật nhưng lại ở một nang OMC đơn thuần (0,88%) sau mổ 4 năm cắt nang, nối mật‐ruột tận‐bên tại hợp lưu ống gan lúc 4 tuổi.  Tỉ lệ nhiễm trùng đường mật sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước (Bảng 8). Kết quả này có thể do thời gian theo dõi sau mổ của chúng tôi chưa đủ lâu so với những báo cáo của các  tác  giả  nước  ngoài,  nhưng  cũng  có  thể do chúng tôi đã tạo ra được những yếu tố thuận lợi cho sự tháo lưu mật dễ dàng sau mổ, tránh ứ đọng  mật.  So  với  các báo  cáo  trong  nước, thời gian  theo  dõi  sau  mổ  của  chúng  tôi  dài  hơn nhưng kết quả đạt được lại khả quan hơn. Bảng 8: Tỉ lệ nhiễm trùng đường mật sau cắt nang theo một số báo cáo Tác giả – Vị trí miệng nối Nhiễm trùng đường mật Thời gian theo dõi Saing(17) Valayer (26) Gardikis(4) Lê Đình Chiến(9) NguyễnThanh Liêm(12) Chúng tôi(23) Chúng tôi – cao Miyano – cao(10) 4,88% 12,5% 25% 18,4% 7,1% 3,85% 0,88% 1,8% 8,5 năm 7 năm 9,3 năm 4,6 năm 3,2 năm 1,2 năm 5,03 năm 11,1 năm Sỏi mật Qua siêu âm, chúng tôi ghi nhận hai trường hợp (1,75%) có sỏi và dãn đường mật trong gan sau mổ cắt nang OMC đơn thuần từ 4 ‐ 4,5 năm ở hai bệnh nhi 4 tuổi và 9 tuổi. Trường hợp đầu có  kèm  theo  nhiễm  trùng đường  mật,  trường hợp sau chỉ ghi nhận đau bụng đơn thuần.  Miyano(10)  có  4  trường  hợp  sỏi  trong  gan sau  mổ,  trong đó  3  trường  hợp  là  của  nang OMC  kết  hợp  dãn đường  mật  trong  gan  và không có trường hợp nào nhỏ hơn 5 tuổi. Tác giả  cho  rằng  hẹp  miệng  nối  mật‐ruột  sau  mổ do tình trạng mô  học  xấu của đường mật nơi làm  miệng  nối  (thường  gặp ở bệnh  nhi  >  10 tuổi), dãn đường mật trong gan  dai  dẳng  sau mổ  và  cặn  mật  sót  lai,  không được  lấy đi ở đường mật trong gan khi mổ là những nguyên nhân tạo ra sỏi đường mật trong gan sau mổ. Cả  hai  trường  hợp  sỏi đường  mật  trong  gan sau  mổ  của  chúng  tôi được  nghĩ  là  do  hẹp miệng  nối  mật‐ruột  sau  mổ  vì ở cả  hai  bệnh nhi  này  trước  mổ  đều  không được  ghi  nhận tình trạng dãn của đường mật trong gan.  Báo cáo  của Ohi(14)  cho  thấy  sỏi đường  mật trong gan ở 4% trường hợp và tất cả các trường hợp này đều xuất hiện sau mổ > 7 năm. Tác giả cho  rằng  hẹp  tại  hợp  lưu  các ống  gan  và  dãn đường  mật  trong  gan  là  những  nguyên  nhân gây ứ đọng  mật  và  tạo  sỏi.  Do đó,  miệng  nối mật‐ruột  cần được thực  hiện ở cao và  rộng, để có được sự tháo lưu mật tốt nhất, tránh tạo sỏi trong gan.  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  chưa  ghi  nhận trường  hợp nào  có  sỏi đường  mật trong  gan ở nang  OMC  kết  hợp  với  dãn đường  mật  trong gan vì hầu hết các dãn đường mật trong gan đều trở về bình thường sau mổ với kiểu nối cao mật‐ruột tại hợp lưu các ống gan.  Mặc dù tỉ lệ sỏi đường mật trong gan trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thấp  hơn  các  tác  giả khác trên thế giới, nhưng lại cao hơn các tác giả trong nước (Bảng 9). Có lẽ do thời gian theo dõi sau mổ của chúng tôi ngắn hơn so với các tác giả nước ngoài, nhưng lại dài hơn so với các tác giả khác trong nước. Bảng 9: Tỉ lệ sỏi mật sau mổ cắt nang theo một số báo cáo Tác giả Thời gian theo dõi Tỉ lệ sỏi mật Miyano(10) Ohi(14) Tsuchida(24) Saing(17) Joseph(7) Lê Đình Chiến(9) NT Liêm(12) Chúng tôi 11,1 năm 9,8 năm 12,5 năm 8-11 năm 1-15 năm 4,6 năm 3,2 năm 5,03 năm 2,3% 4,4% 5,82% 7,5% 2,6% 0% 0% 1,75% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Chuyên Ngành – Ngoại Nhi 419KẾT LUẬN Qua  nghiên  cứu  117  trường  hợp  cắt  nang OMC triệt để và nối cao mật‐ruột tại khoa Ngoại ‐ bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2000 đến 12/2001,  chúng tôi rút ra  những kết luận sau: Không  có  trường  hợp  nao  bị  tử  vong  hay phải mổ lại. Với thời gian theo dõi sau mổ trung bình là 5,03 ± 0,56 năm, biến chứng được ghi nhận ở 10 bệnh nhi (8,55%) và thường gặp ở các bệnh nhi > 5 tuổi so với ở các bệnh nhi ≤ 5 tuổi. Như vậy, kết quả có được sau mổ của phẫu thuật cắt nang triệt để và nối cao mật‐ruột tương đối khả quan với thời gian theo dõi sau mổ chấp nhận được.  Tuy  nhiên,  nhằm đánh  giá  lâu  dài hơn và rõ nét hơn về các biến chứng muộn sau mổ, cong trình cần được tiếp tục để có được kết quả chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ando H, Ito T, Kaneko K, Nagaya M, Seo T (1995). Congenital stenosis  of  the  intrahepatic  of  bile  duct  associated  with choledochal cysts. J Am Coll Surg 181 (5), pp. 426‐430. 2. Chijiiwa  K,  Komura  M,  Kameoda  N  (1994).  Postoperative follow‐up  of  patients  with  type  IVa  choledochal  cysts  after excision of extrahepatic cyst. J Ann Coll Surg 179 (6), pp. 641‐645. 3. Flake AW (1997), Surgery of  infant and children – Scientific principles and practice, Lippincott‐Raven, pp. 1415‐1424. 4. Gardikis  S,  Antipas  S,  Kambouri  K  (2005).  The  Roux‐en‐Y procedure  in  congenital  hepatobiliary  disorders. Rom  J Gastroenterol 14 (2), pp. 135‐140. 5. Hara  H,  Morita  S,  Ishibashi  T,  Sako  S,  Otani  M  (2001). Surgical  treatment  for  congenital  biliary  dilatation,  with  or without  intrahepatic  bile  duct  dilatation. Hepatogastroenterology 48 (39), pp. 638‐641. 6. Howard ER (1988), Maingot’s Abdominal Operation, 8th edition, Appleton‐Century‐Crofts, pp. 1789 ‐ 1808 7. Joseph VT (1990). Surgical techniques in long‐term results in the treatment of choledochal cyst. J Pediatr Surg 25 (7), pp. 782‐787. 8. Karrer FM (1990). Choledochal cyst.  Surgical  Clinics of North America 12, pp. 1410 – 1416. 9. Lê Đình Chiến (2000). Đánh gia kết quả điều trị u nang ống mật chủ ở trẻ em bằng phương pháp cắt nang và nối mật ruột kiểu Roux‐en‐Y. Nhi khoa ‐ Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 2000, tr. 542‐547 10. Miyano T, Yamakata A, Kato Y (1996). Hepaticoenterostomy after  excision  of  choledochal  cyst  in  children:  A  30‐year experience with 180 cases. J Pediatr Surg 31 (10), pp. 1411‐1421. 11. Miyano T, Yamataka A, Kato Y (1997). Choledochal cyst. Curr Opinion in Pediatr 9, pp. 283‐288. 12. Nguyễn  Thanh  Liêm,  Phạm  Duy  Hiền,  Nguyễn Đức  Thọ (2005). Kết quả điều trị 154 trường hợp u nang ống mật chủ bằng kỹ thuật cắt nang và nối mật‐ruột kiểu Roux‐en‐Y. Tạp chí Y học thực hành số 506, tr. 42‐45. 13. Ohi R, Koike N, Matsumoto Y (1985). Changes of intrahepatic bile duct dilatation  after  surgery  for  congenital  dilatation of the bile duct. J Pediatr Surg 20 (2), pp. 138‐142. 14. Ohi  R,  Yaoita  S,  Takamichi  K  (1990).  Surgical  treatment  of congenital dilatation of the bile duct with special reference to late  complications  after  total  excisional  operation.  J  Pediatr Surg 25 (6), pp. 613‐617. 15. Ohtsuka  Y,  Yoshida  H,  Matsunaga  T  (2002).  Stagery  of management for congenital biliary dilatation in early infancy. J Pediatr Surg 37 (8), pp. 1173‐1176. 16. Okada  O,  Nakamura  T,  Okumura  K  (1987).  Surgical treatment  of  choledochal  cyst  with  technical  considerations. Surgery 101 (2), pp. 238‐243. 17. Saing H, Han  H (1997).  Early  and late  results of  excision of choledochal cysts. J Pediatr Surg 32 (11), pp. 1563‐1566. 18. Shi LB, Peng SY, Meng XK (2001). Diagnosis and treatment of congenital  choledochal  cyst:  20  year’  experience  in  China. World J of Gastroenterology, 7(5), 732‐736. 19. Stewart BA, Lilly JR (1990). Choledochal cyst. Surg Clin North Amer 70(6). 20. Todani T,  Watanabe  Y,  Urushihara  N  (1995).  Biliary complications after excisional procedure for choledochal cyst. J Pediatr Surg 30 (3), pp. 478‐481. 21. Todani  T  (1998),  Pediatric  surgery  and  urology:  long  term outcomes, WB Saunders Company Limited, pp. 417‐429. 22.  Trần  Ngọc  Lương,  Vương  Hùng,  Nguyễn  Thanh  Liêm, Nguyễn  Xuân Thụ  (1999). Kỹ  thuật nối đường  mật‐tá  tràng bằng  quay  ruột  biệt  lập  trong điều trị  dãn đường  mật bẩm sinh. Tạp chí thông tin dược học số 9, tr. 28‐32. 23. Trương  Nguyễn  Uy  Linh,  Trần  Thành  Trai,  Huỳnh  Công Tiến, Đào Trung Hiếu  (2000). Điều trị  phẫu thuật  nang ống mật chủ ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Y học Thành phố Hồ Chí Minh số 1 (4), tr. 106‐111. 24. Tsuchida Y, Takahashi A, Suzuki  N (2002). Development of intrahepatic biliary stones after excision of choledochal cysts. J Pediatr Surg 37 (2), pp. 165‐167. 25. Yamataka A, Oishi OK, Okada Y (1997). Complications after cyst excision with hepaticoenterostomy for choledochal cysts and  their  surgical  management  in  children  versus  adults.  J Pediatr Surg 32 (7), pp. 1097‐1102. 26. Valayer J (1990), Chirurgie digestive chez l’enfant, Doin, pp. 259‐266. 27. Vergnes  P.  (1994).  Kyste  du  cholédoque.  Chirurgie  hépato‐biliaire  de  l’enfant,  Congrès  de  Collège  national  de  chirurgie pédiatrique: pp. 85‐100.   . Howard ER (1988), Maingot’s Abdominal Operation, 8th edition, Appleton‐Century‐Crofts, pp.  1789  ‐ 1808 7. Joseph VT (1990). Surgical techniques in long‐term results in the treatment of choledochal cyst. J Pediatr Surg 25 (7), pp. 782 787 . 8.. thuật trước 10 tuổi, chỉ có 12 trường hợp (10,25%) sau 10 tuổi. Giới  Số nữ chiếm đa số so với nam:  Nữ: 92 ‐ 78, 63% Nam: 25 ‐ 21,37% Tỉ lệ nữ so với nam là 3,68/1. Đặc điểm lâm sàng Lâm sàng Tiền sử phẫu thuật Chúng tôi ghi nhận 6 trường hợp (5,36%) đã được mổ trước đây vì các lý do: Bệnh 

Ngày đăng: 29/01/2013, 16:34

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w