1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc

79 495 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài:

Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mởrộng, sự đa dạng, phức tạp và nhu cầu thông tin ngày càng được nâng cao thu hút sự quantâm của đông đảo những người đã, đang và sẽ hoạt động trong các ngành kinh tế Đặc biệtcông việc phân tích tài chính - kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt độngkinh tế - tài chính của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu quản lý của các đối tượng bêntrong và bên ngoài tổ chức, có vai trò cực kỳ quan trọng trong cung cấp thông tin kinh tế,tài chính cho nhà quản lý Với nguồn thông tin hữu ích đó thì nhà quản lý có thể đánh giáchính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả kinhdoanh, những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp.

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra môi trường cạnh tranh khắcnghiệt giữa những doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một chỗ đứngvững chắc trên thương trường bằng uy tín, bằng sức mạnh tài chính, bằng chất lượng sảnphẩm,… Trong đó, vấn đề tài chính là quan trọng nhất và nó chi phối tất cả các mặt cònlại của doanh nghiệp Để biết tình hình tài chính thực tiễn cũng như tình hình sử dụngvốn, quản lý nguồn nhân lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng thanhtoán, khả năng xoay vòng vốn,…đòi hỏi doanh nghiệp phải đi sâu phân tích các bảng sốliệu, phân tích các chỉ số tài chính và các công cụ khác để có thể rút ra những kết luận phùhợp với nhu cầu hiện tại Từ kết quả phân tích kế toán tài chính đó doanh nghiệp có thểnhận ra những ưu khuyết điểm của mình mà định hướng, lập kế hoạch sản xuất và quản lýnguồn vốn, nguồn nhân lực trong tương lai Nhằm mong muốn hiểu rõ hơn về tình hìnhtài chính hiện tại ở Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ và qua đó học hỏi phong cách làm

việc chuyên nghiệp chính là lý do mà em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính

tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình

Rất mong nhận được sự chỉ bảo, hỗ trợ đóng góp của quý thầy cô ở trường cùngcác cô chú trong xí nghiệp và các bạn nhiệt tình góp ý để luận văn thêm phần hoàn thiện.

Trang 2

II Mục tiêu nghiên cứu:

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi thâm nhập thực tế tại Xí Nghiệp In Tổng HợpCần Thơ, em đi sâu tìm hiểu và hoàn thành các mục tiêu sau:

- Phân tích tình hình tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính đặctrưng và sử dụng các công cụ phân tích để có cái nhìn khách quan từ các góc độ khácnhau, vừa đánh giá kết quả bảng số liệu vừa phân tích các chỉ số tài chính để tìm hiểu mộtcách chính xác tình hình sản xuất, tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán,… thựctiễn tại xí nghiệp.

- Thông qua các kết quả phân tích vừa tổng hợp được để đề xuất với nhà quản lý

những phương pháp, những định hướng có thể sẽ được thực hiện trong thời gian tới nhằmgiúp xí nghiệp cải thiện những hạn chế còn tồn đọng và đóng góp những ý kiến góp phầncải thiện tình hình tài chính, thúc đẩy công việc sản xuất kinh doanh ngày càng đi lên.

III Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thông qua việc tham khảo các báocáo tài chính các năm trước như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính và một số bảngkhác.

- Phương pháp phân tích số liệu: áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tíchnhư phương pháp so sánh, phân tích tỷ lệ, phương pháp cân đối, phân tích chi tiết,…trong đó phương pháp được sử dụng chủ yếu trong chuyên đề nay là phương pháp so sánhvà nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

- Tham khảo sách báo, nghe đài, lên mạng internet,… để thu thập những thông tincó liên quan đến ngành in trong khu vực.

IV Giới hạn đề tài:

1 Giới hạn về thời gian:

- Thu thập số liệu trong khoản thời gian 3 năm 2003, 2004, 2005.

- Trực tiếp thâm nhập thực tế tại đơn vị trong khoản thời gian ngắn bắt đầu từ ngày06/03/06 và kết thúc vào ngày 17/06/06

Trang 3

2 Giới hạn về không gian:

Do thời gian thực tế tại đơn vị khá ngắn và hạn chế về kiến thức nên chỉ phân tíchsố liệu báo cáo tài chính chủ yếu trong phạm vi Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ.

3 Giới hạn về nội dung:

- Tập hợp hệ thống lý thuyết, khái niệm có liên quan đến vấn đề báo cáo tài chínhdoanh nghiệp, được thu thập từ quá trình tìm hiểu, học tập trong 4 năm học bao gồm: hệthống khái niệm bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưuchuyển tiền tệ,….và lý thuyết phân tích các chỉ số tài chính.

- Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán,…của Xínghiệp in Tổng hợp Cần Thơ giai đoạn 2003 – 2005.

- Đánh giá khái quát bức tranh tài chính thực tế tại xí nghiệp thông qua các báo cáotài chính chủ yếu trong các năm qua, đồng thời thực hiện xem xét tình hình công nợ vàkhả năng thanh toán để xác định doanh nghiệp hiện có khả năng thanh toán các khoản nợvay hay không.Tiếp theo đó là phân tích tình hình luân chuyển vốn trong ngắn hạn lẫntrong dài hạn nhằm thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về lâu dài có tốtkhông, và cuối cùng là phân tích khả năng sinh lời qua các năm có tăng trưởng đều đặnhay không Từ các kết quả đó rút ra kết luận chính xác về thực trạng tài chính của Xínghiệp in Tổng hợp Cần Thơ và đề xuất những kiến nghị phù hợp.

Trang 4

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I

Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành bao gồm 4 báo cáo:- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 - DN- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu số B02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DN- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DN

Phân tích báo cáo tài chính: là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số

liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ Tình hình tài chính của đơn vị với nhữngchỉ tiêu trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạngtài chính hiện tại và những dự toán cho tương lai.

2 Mục đích:

Mỗi báo cáo phản ảnh một số chỉ tiêu về tình hình tài chính Do vậy, khi phân tíchtừng báo cáo chỉ có thể đánh giá một khía cạnh tài chính nào đó Sự liên kết phân tích sốliệu trên các báo cáo tài chính đánh giá được một cách toàn diện về bức tranh tài chínhcủa doanh nghiệp Do vậy, thông qua phân tích báo cáo tài chính, nhà phân tích có thểđánh giá một cách chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năngsinh lãi, hiệu quả kinh doanh, những triển vọng cũng như rủi ro trong tương lai của doanhnghiệp Từ kết quả phân tích đó nhà phân tích sẽ đưa ra những lựa chọn, những biện pháp,quyết định thích hợp với từng thời điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp

Trang 5

cho doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường và manglại hiệu quả cao.

3 Tác dụng:

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đựoc nhiều nhóm ngời khác nhau quan tâmnhư nhà quản lý, chủ sở hữu, người cho vay,… Mỗi nhóm người này phân tích có xuhướng tập trung váo các khía cạnh khác nhau về bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

- Đối với nhà quản lý: mối quan tâm của họ là điều hành quá trình sản xuất kinh

doanh sao cho có hiệu quả, tìm được lợi nhuận tối đa và khả năng trả nợ Dựa trên cơ sởphân tích, các nhà quản lý có thể định hướng họat động, lập kế hoạch, kiểm tra tình hìnhthực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động sao cho có lợi nhất.

- Đối với chủ sở hữu: họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an

toàn của tiền vốn bỏ ra Thông qua phân tích sẽ giúp họ đánh giá hiệu quả điều hành hoạtđộng của nhà quản trị để quyết định sử dụng hay bãi miễn nhà quản trị cũng như quyếtđịnh phân phối kết quả kinh doanh.

- Đối với chủ nợ: (ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) mối quan tâm của

họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Do đó, họ cần chú ý tình hình và khảnăng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năngsinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không trước khi quyết định chovay hay bán chịu sản phẩm cho đơn vị.

- Đối với nhà đầu tư trong tương lai: điều mà họ quan tâm đầu tiên đó là sự an

toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn Vì vậy, họ cầnnhững thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kết quả kinh doanh, tiềm năng, sự tăngtrưởng của doanh nghiệp Do đó, họ thường phân tích qua các thời kỳ để có cơ sở quyếtđịnh nên đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vựcnào.

- Đối với cơ quan chức năng: như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáotài chính xác định các khoản nghĩa vụ đối với nhà nước; cơ quan thống kê tổng hợp phântích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,…

Báo cáo tài chính của đơn vị dược nhiều nhóm người khác nhau quan tâm và phân

Trang 6

người này thường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật cơ bản để phân tích báo cáo tàichính có hiệu quả.

II Phương pháp phân tích và nội dung phân tích:

1 Phương pháp phân tích:

Hiện nay có nhiều phương pháp đựoc các nhà phân tích sử dụng trong việc phântích báo cáo tài chính như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo chiều dọc,chiều ngang, phương pháp phân tích dãy số theo thời gian,…Có thể sử dụng một hay kếthợp một số phương pháp Tuy nhiên, để xác định việc sử dụng phương pháp nào cần phảixem xét đến tính để vận dụng, tính hợp lý, tính nhất quán, tính so sánh và tính đơn giảncủa nó và cần lưu ý rằng trước khi phân tích cần phải giải quyết vấn đề về điều kỉện cóthể so sánh được và tiêu chuẩn so sánh.

1.1 Thiết lập Báo cáo tài chính dạng so sánh:

Các báo cáo tài chính đưa ra các số liệu tài chính của hai hay nhiều kỳ được gọi làcác báo cáo so sánh Các báo cáo này sẽ cung cấp cho các nhà phân tích những thông tinquan trọng về sự biến động của các đối tượng, về xu hướng biến động và mối quan hệ củacác đối tượng trong hai hay nhiều năm.

● Điều kiện có thể so sánh được:

Để phép so sánh có ý nghĩa thì diều kiện tiên quyết là cácchỉ tiêu được sử dụngphải đồng nhất cả về thời gian và không gian.

- Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khỏan thời gian hạchtoán và phải thống nhất về cả 3 mặt sau:

+ Cùng phản ảnh một nội dung kinh tế.+ Cùng một phương pháp tính.

+ Cùng một đơn vị đo lường.

- Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng qui mô và điều kiệnkinh doanh tương tự nhau.

● Tiêu chuẩn so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là tiêu chuẩn của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh,được gọi là gốc so sánh Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chon gốc so sánh thích

Trang 7

+ Tài liệu kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

+ Các mục tiêu đã dự kiến nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kỳ kế hoạch.+ Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện vàlà kết quả của doanh nghiệp đạt được.

Các báo cáo tài chính so sánh được thực hiện theo chiều ngang, chiều dọc.- Phân tích theo chiều ngang:

Phân tích theo chiều ngang là sự phân tích các chỉ tiêu trên cùng một dòng của báocáo so sánh Thông qua sự phân tích này làm nổi bật các xu thế và tạo nên những mốiquan hệ giữa các mục xuất hiện trên cùng một dòng của báo cáo so sánh.

- Phân tích theo chiều dọc:

Phân tích theo ciều dọc là xác định quan hệ tỷ lệ của các khoản mục xất hiện trêncùng một cột của báo cáo so sánh với một chỉ tiêu tổng thể tương ứng nào đó Thông quasự so sánh này cho thấy được tỷ lệ, vai trò của các khoản mục trong chỉ tiêu tổng thể.

1.2 Phân tích tỷ lệ:

Quan hệ tỷ lệ biều hiện mối quan hệ thương số giữa một đại lượng này và một đạilượng khác Nếu các yếu tố cấu thành tỷ lệ thể hiện một quan hệ có nghĩa thì số tỷ lệ củanó có một lợi ích nào đó trong sự đánh giá Phân tích số tỷ lệ có thể cho thấy được cácmối quan hệ làm bộc lộ ra các điều kiện và các xu thế mà các xu thế này thường khôngthể được ghi lại bắng sự kiểm tra các bộ phận cấu thành riêng rẽ của tỷ số Các số tỷ lệnói chung tự nó không có ý nghĩa nhưng nó sẽ có ý nghĩa khi được so sánh với các ỷ lệthực tế trước đây, các tỷ lệ chuẩn mực đã được định ra trước đó, các số tỷ lệ bình quâncủa ngành.

1.3 Phân tích dãy số theo thời gian:

Phân tích dãy số theo thời gian là sự phân tích một chỉ tiêu hay một số các chỉ tiêucó mối quan hệ với nhau qua các khoản thời gian khác nhau dựa trên cơ sở một kỳ cốđịnh nào đó Thông qua sự phân tích này có thể thấy được mối quan hệ và xu hướng củacác chỉ tiêu kinh tế.

1.4 Phương pháp đồ thị:

Phương pháp đồ thị mang tính khái quát cao nhưng lại trừu tượng, dùng để phân

Trang 8

quát nên muốn sử dụng phải được biểu diễn dưới dạng một hàm số hay một phương trìnhcụ thể Nó còn được sử dụng để phân tích điểm hòa vốn, cung cầu, phân tích chi phí sảnxuất và qui mô sản xuất

1.5 Phương pháp cân đối:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mốiquan hệ cân đối Cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinhdoanh.

Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và ngay cảtrong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối quan hệ cân đối về lượng của yếu tố vớilượng của các mặt yếu tố và quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó có thể xác định ảnhhưởng của các nhân tố.

1.6 Phương pháp phân tích chi tiết:

- Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấuthành của các chỉ tiêu phân tích.

- Chi tiết theo thời gian: các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trìnhtrong từng khoảng thời gian nhất định Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyênnhân tác động không giống nhau Việc phân tích này giúp ta đánh giá chính xác và đúngđắn kết quả kinh doanh, từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian nhấtđịnh.

- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: việc phân tích này giúp ta đánh giákết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhaunhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu kém của các bộ phận.

Việc nắm vững các phương pháp phân tích kinh tế giúp chúng ta có thể đánh giámột cách khách quan các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đónhà quản lý có những giải pháp kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.

2 Nội dung phân tích:

Phân tích tình hình tài chình bao gồm các nội dung sau:- Đánh giá thường xuyên và khái quát tình hình tài chính.

Trang 9

- Phân tích tình hình luân chuyển vốn và tình hình vật tư.- Phân tích khả năng sinh lời.

- Dự đoán nhu cầu tài chính.

III Đánh giá khái quát tình hình tài chính:

Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính thường được thực hiện thông qua sự sosánh các số liệu, chỉ tiêu tổng thể trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinhdoanh Đầu tiên so sánh tổng tài sản cuối kỳ và đầu năm Sự so sánh này có thể cho thấysự thay đổi về quy mô hoạt động cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.Tiếp theo là sự so sánh về doanh thu, chi phí, lợi nhuận các hoạt động trên báo cáo kếtquả kinh doanh Sự so sánh này có thể cho thấy quy mô của các hoạt động đồng thời cóthể đưa ra những nhận xét ban đầu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên,tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận tăng giảm do rất nhiều nguyên nhân khácnhau; do vậy cần thiết phải đi sâu vào để xem xét, phân tích mối quan hệ và sự biến độngcủa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.

Tình hình tài chính của đơn vị thể hiện rõ nét thông qua khả năng thanh toán, đó làkhả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợ phải trả khi nó đến thời hạn thanh toán.Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao cho thấy tình hình tài chính khả quan vàngược lại khả năng thanh toán thấp thể hiện tình hình tài chính đang gặp khó khăn Dovậy cần phải xem xét các tỷ lệ thanh toán như: tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toánnhanh, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ tự tài trợ, cũng như xem xét nguồn vốn lưuđộng thuần để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1 Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong Bảng Cân ĐốiKế Toán:

1.1 Khái niệm Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tácquản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài, trongđó có các cơ quan chức năng của Nhà nước Đây là bảng báo cáo trình bày bức tranh tàichính đơn vị tại một thời điểm nhất định, ngày 31/12 Tại thời điểm này, các hoạt độngcủa công ty bị coi như tạm thời dừng lại Bản cân đối kế toán của công ty điển hình không

Trang 10

chỉ bao gồm hầu hết năm đã qua mà còn bao gồm năm trước đó nữa Điều này cho phépso sánh phương thức thu chi của công ty trong những năm đã qua.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính có các đặc điểm sau:

- Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệthống các chỉ tiêu đã được quy định thống nhất.

- Phản ánh tình hình tài sản theo 2 cách phân loại: kết cấu của tài sản và nguồnhình thành tài sản.

- Phản ánh tài sản dưới hình thức giá trị (dùng thước đo bằng tiền).

- Phản ánh tình hình tài tại một thời điểm được quy định (cuối tháng, cuối quý,cuối năm).

1.2 Kết cấu:

Bảng cân đối kế toán có kết cấu tổng thể như sau:

_ Nếu chia thành 2 bên thì bên trái phản ánh kết cấu của tài sản, gọi là bên tài sản;bên phải phản ánh nguồn hình thành tài sản, gọi là bên nguồn vốn.

_ Nếu chia thành 2 phần thì phần trên phản ánh tài sản, phần dưới phản ánh nguồnvốn.

Kết cấu từng bên như sau:

Bên tài sản được chia thành 2 loại:

Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

Bên nguồn vốn được chia thành 2 loại: Loại A: Nợ phải trả.

Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu.

Mối quan hệ giữa hai bên và các loại được thể hiện qua sơ đồ tổng quát:

Trang 11

Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốnHoặc (A+B) tài sản = (A+B) nguồn vốn

1.3 Phân tích mối quan hệ:

Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, những người phântích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản,nguồn vốn, cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán đểđánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lý hay không và xu hướng biến động củanó như thế nào Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà sự phân bổ tỷ trọng của từngloại tài sản, nguồn vốn trong tổng số tài sản cao hay thấp Nếu là doanh nghiệp sản xuấtthì tỷ trọng tài sản cố định trong tổng số tài sản là cao, nhưng nếu là doanh nghiệp thươngmại thì tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản là cao Do đó tiêu chuẩn được đưa ra làso sánh với mức độ bình quân chung của ngành.

Đối với tài sản cố định, cần phải tính toán và so sánh các tỷ suất sau:

* Tỷ suất đầu tư tài sản cố định:

Tỷ suất này phản ảnh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị tài sản cốđịnh hiện tại của doanh nghiệp, cho thấy tỷ trọng tài sản cố định đơn vị đang quản lý sửdụng so với toàn bộ tài sản Tỷ suất này tăng cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng pháttriển lâu dài của doanh nghiệp.

* Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định:

Tỷ suất này cho thấy tỷ lệ về vốn chủ sở hữu dùng để trang bị cho tài sản cố định.Tỷ suất đầu tư tài sản cố định Giá trị hiện có TSCĐTổng tài sản

Trang 12

lớn hơn 1 Sẽ mạo hiểm khi doanh nghiệp phải đi vay ngắn hạn để mua sắm tài sản cốđịnh, vì tài sản cố định thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh lâu dài nên không thể thuhồi nhanh chóng được.

- Phần II – Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước:

Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: Thuế, phí, lệ phí và cáckhoản phải nộp khác Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: Số còn phảinộp đầu kỳ; Số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo; Số đã nộp trong kỳ báo cáo; Số phảinộp lũy kế từ đầu năm và số đã nộp lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo; Số còn phảinộp đến cuối kỳ báo cáo.

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định Vốn chủ sở hữuGiá trị TSCĐ

Trang 13

- Phần III – Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGTđược giảm, thuế GTGT, hàng bán nội địa:

Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ; ThuếGTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn lại cuối kỳ; Thuế GTGT được giảm, đãgiảm, còn được giảm cuối kỳ; Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuếGTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN và còn phải nộpcuối kỳ.

3 Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong Bảng Lưuchuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài cính tổng hợp phản ảnh sự hình thànhvà sử dụng tiền tệ phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Báo cáo này phảnảnh lưu chuyển tiền tệ, đó là chênh lệch các dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của từnghoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính Do thể hiện các quá trình lưu chuyểnvề tiền liên quan qua các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, nên báo cáo này có thểcung cấp những thông tin được rõ ràng, cụ thể thì việc báo cáo các dòng tiền cần phảiđược cụ thể cho từng hoạt động trong doanh nghiệp Mặc khác trên cơ sở phân loại theocác hoạt động sẽ giúp cho việc sánh, đánh giá các chỉ tiêu giữa các kỳ Thường thì nộidung các báo cáo lưu chuyển tiền gồm 3 phần như sau:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

* Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ảnh toàn bộ dòng tiềnthu vào và chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như thu tiền bánhàng, thu từ các khoản nợ phải thu, chi trả nợ cho nhà cung cấp, chi trả lương công nhânviên,…Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu nhằm mang lại khả năng sinh lời cơbản của doanh nghiệp Bởi vậy nhìn chung các sự kiện và giao dịch của hoạt động này sẽảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định lãi lỗ ròng trong doanh nghiệp Giá trị các luồngtiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh sẽ là chỉ số cơ bản để đánh giá phạm vi hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp tạo ra lượng tiền đủ để trả nợ và duy trì khả năng hoạt động

Trang 14

của doanh nghiệp, tiến hành về những đầu tư mới mà không cần nguồn đầu tư tài chínhbên ngoài.

* Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ảnh toàn bộ dòng tiền thu vào vàchi ra liên quan đến hoạt động đầu tư như thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thuhồi các khoản đầu tư,… và chi ra do mua tài sản cố định, xây dựng cơ bản, chi đầu tư vàođơn vị khác,…Việc trình bày tách biệt dòng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là cực kỳquan trọng bởi vì các luồng tiền này thể hiện phạm vi mà các chi phí đã được thực hiệncho các nguồn dự định sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận và các luồng tiền trong tương lai.

* Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ảnh toàn bộ dòng tiền thu vào vàchi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như thu từ các chủ sởhữu góp vốn, thu do đi vay, thu lãi tiền gửi,…và chi trả nợ vay, chi hoàn vốn, chi trả lãicho các nhà đầu tư,…Việc trình bày tách rời luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài trợ cũngcó ý nghĩa và nội dung rất quan trọng bởi vì chúng rất hữu dụng trong việc dự toán cáckhoản tiền từ những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp trong tương lai.

Thông qua các dòng tiền thu vào và chi ra liên quan đến từng hoạt động chúng tacó sự nhìn nhận thấu đáo hơn về hoạt động của doanh nghiệp, về khả năng tạo ra tiền, khảnăng thanh toán cũng như dự đoán sự phát sinh của các dòng tiền ở các kỳ tiếp theo.

Trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính, nếu xét trong khoản thời giandài thì hoạt động kinh doanh phải là hoạt động chủ yếu tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, có thể tùy thuộc vào việc thực hiện một chiến lược nào đó trong một thời kỳnhất định, dòng tiền từ hoạt động đầu tư hoặc tài chính có thể tăng lên Dòng tiền thu vàocủa từng hoạt động là cơ sở cho việc chi tiêu; vì thế khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiềntệ người ta thường xem xét tỷ trọng các dòng tiền thu vào của từng hoạt động và lưuchuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh dùng để trang trải cho các hoạt động khác.Các chỉ tiêu phân tích sau đây thường được sử dụng:

* Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền thuvào:

= Tỷ lệ dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanhTổng dòng tiền thu vào từ các hoạt động

Trang 15

Hoạt động kinh doanh la hoạt động chủ yếu nên dòng tiền thu vào từ hoạt động nàychiếm tỷ trọng lớn, dòng tiền thu vào từ hoạt động này là nguồn chủ yếu để trang trải chohoạt động đầu tư cũng như hoạt động tài chính Do vậy mà lưu chuyển tiền tệ thuần từhoạt động kinh doanh phải tạo ra dòng lưu chuyển tiền tệ dương.

* Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền thu vào:

=

Tỷ lệ dòng tiền này tăng gắn liền với các nghiệp vụ như thu lãi từ hoạt động đầutư, thu hồi các khoản vốn góp đến hạn, từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định để thu hồivốn đầu tư mới tài sản cố định,…

* Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền thuvào:

=

Tỷ lệ các dòng tiền này gắn liền với phát sinh các nghiệp vụ như đi vay, phát hànhtrái phiếu, cổ phiếu,…Khi lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh không đủ bù đắpcho hoạt động đầu tư, hoặc thậm chí cả trong trường hợp lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạtđộng kinh doanh âm nên phải điều phối từ hoạt động tài chính.

* Tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền tệ thuần hoạt động kinhdoanh:

=

Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền tệ thuầncủa hoạt động kinh doanh, tỷ lệ này càng cao hco thấy khả năng trả được các khoản nợngắn hạn càng cao.

* Tỷ lệ thanh toán nợ phải trả từ lưu chuyển tiền tệ thuần hoạt động kinhdoanh:

= Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ

hoạt động đầu tư Dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư Tổng dòng tiền vào từ các hoạt động

Tỷ lệ dòng tiền thu vào

từ hoạt động tài chính Dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính Tổng dòng tiền vào từ các hoạt động

Tỷ lệ thanh toán

nợ ngắn hạn Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ thanh toán nợ phải trả Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả

Trang 16

Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn phải rảtừ lưu chuyển tiền tệ thuần của hoạt động kinh doanh Nếu giả định lưu chuyển tiền tệ từhoạt động kinh doanh chỉ dùng để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn phảitrả, thì tỷ lệ này còn cho thấy khoản thời gian cần thiết để doanh nghiệp trả hết các khoảnnợ phải trả.

IV Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:

1 Phân tích tình hình công nợ:

1.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn:

Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năngthanh toán dồi dào ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng vốn Điều đó tạo chodoanh nghiệp chủ động về vốn bảo đảm cho quá trình kinh doanh thuận lợi Ngược lại,tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa kéodài, đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi không còn khả năng thanh toáncác khoản nợ đến hạn, sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.

1.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu:

Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ảnh tốc độ biến đổi các khoản phải thuthành tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thubán hàng và số dư bình quân các khoản phải thu.

1.3 Kỳ thu tiền bình quân:

Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thuđược các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu.

=Vòng quay các

khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thuDoanh thu thuần

Kì thu tiền bình quân Thời gian của kỳ phân tích

Trang 17

Số ngày ngày qui ước: Một tháng là 30 ngày; một quý là 90 ngày; và một năm là360 ngày.

2 Phân tích khả năng thanh toán:

2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:

2.1.1 Tỷ lệ thanh toán hiện hành:

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn vàcác khoản nợ ngắn hạn.

=

Tỷ lệ này cho thấy khả năng có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (là cáckhoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bìnhthường) Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỷ lệ này là 2:1, thì doanh nghiệp có đủ khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường Tuy nhiên tỷ lệ nàycòn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và chu kỳ hoạt động của từng đơn vị Một tỷ lệthanh toán hiện hành quá thấp sẽ trở thành nguyên nhân lo âu, vì các vấn đề rắc rối vềdòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá cao có thể nóirằng đơn vị không quản lý được các tài sản lưu động của mình.

2.1.2 Tỷ lệ thanh toán nhanh:

Tỷ lệ thanh toán nhanh thể hiện giá trị của các khoản vốn bằng tiền, khoản đầu tưngắn hạn và khoản phải thu khách hàng có thể thanh toán được bao nhiêu phần trăm cáckhoản nợ ngắn hạn.

=

Hệ số thanh toán nhanh > 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan vàngược lại, nếu hệ số thanh toán < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp khókhăn

2.1.3 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt:

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và cácTỷ lệ thanh toán hiện hành Tài sản lưu động

Trang 18

2.1.4 Nguồn vốn lưu động thuần (nguồn vốn lưu động thườngxuyên):

Toàn bộ tài sản đơn vị đang sử dụng căn cứ vào thời gian quay vòng được chia làmcác loại như sau:

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, đây là những tài sản có thời gian quay vòngdưới một năm, nên được gọi là tài sản ngắn hạn.

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, là những tài sản có thời gian hoàn vốn trên mộtnăm, nên được gọi là tài sản dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn dài hạn Cáckhoản nợ dài hạn có thời gian đáo nợ trên một năm nên cũng được coi là nguồn vốn dàihạn Các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ khác là các khoản nợ có thời gian đáo hạndưới một năm nên được gọi nguồn vốn ngắn hạn.

- Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần dưra (nếu còn) và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắn hạn Chênhlệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn gọi là nguồn vốn lưu động thuần.

Ta có:

= Hoặc:

=

Trong trường hợp nguồn vốn lưu động thường xuyên <0, đẳng thức trên nghĩa làtài sản ngắn hạn < nguồn vốn ngắn hạn (hay nguồn vốn dài hạn < tài sản dài hạn) Điềuđó cho thấy đơn vị đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để hình thành tài sản ngắnhạn, biểu hiện sự khó khăn về tài chính Khi nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0 càngnhiều, cán cân thanh toán sẽ mất thăng bằng, là dấu hiệu của nguy cơ phá sản.

Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạnNguồn vốn lưu động thường xuyên

Trang 19

2.2 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn:

2.2.1 Hệ số thanh toán lãi nợ vay:

Chỉ tiêu này so sánh giữa lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay

=

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay đối với cáckhoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể có của người cung cấp tín dụng Thôngthường hệ số này lớn hơn 2 được xem là đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn Tuy nhiên,vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.

2.2.2 Tỷ lệ nợ và tỷ lệ tự tài trợ:

Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổngnguồn vốn đơn vị đang sử dụng.

= =

Tỷ lệ nợ + Tỷ lệ tự tài trợ = 1

Cả hai tỷ lệ này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Khitỷ lệ tự tài trợ càng cao (thì tỷ lệ nợ càng thấp), cho thấy mức độ tự chủ về tài chính củadoanh nghiệp càng cao, ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ, hầu hết mọi tài sản của đơn vị đềuđược đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

V Phân tích tình hình luân chuyển vốn:

1 Vòng quay hàng tồn kho:

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sảnxuất bình thường liên tục Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốnhư: loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời vụtrong năm,…Để tiến hành sản xuất liên tục và đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu khách hàng,mỗi doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý Sự luân chuyển của

Hệ số thanh toán lãi nợ vay Lợi nhuận trước thuế + Lãi nợ vayLãi nợ vay

Nguồn vốn chủ sở hữuTổng số nguồn vốnTỷ lệ tự tài trợ

Nợ phải trả

Tổng số nguồn vốnTỷ lệ nợ

Trang 20

hàng tồn kho thiết lập nên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhauthường khác nhau và ngay cả trong nội bộ các ngành cũng có thể khác nhau.

= =

2 Vòng quay vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được tính bằng quan hệ sosánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân trong kỳ.

= =

3 Vòng quay vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn cố định, được tính bằng quan hệ sosánh giữa doanh thu thuần và vốn cố định bình quân trong kỳ.

=4 Vòng quay toàn bộ tài sản:

Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện cócủa đơn vị, nó được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa doanh thu thuần và toàn bộ tài sản.

=5 Vòng quay vốn chủ sở hữu:

Phản ảnh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu, được xác định bằngquan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu.

Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quânVòng quay vốn lưu động

Thời gian của kỳ phân tíchSố vòng quay vốn lưu độngThời gian của một vòng

luân quay vốn lưu động

Vòng quay vốn cố định Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quânVòng quay của

toàn bộ tài sản

Vòng quay vốn

chủ sở hữu Doanh thu thuầnVốn chủ sở hữu

Trang 21

VI Phân tích khả năng sinh lời:

1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận(trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánhtổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng doanh thu thuần cộng thu nhậphoạt động tài chính và thu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánhtổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng doanh thu thuần cộng thu nhậphoạt động tài chính cộng thu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánhtổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng tài sản của doanh nghiệp tạithời điểm báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánhtổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng tài sản của doanh nghiệp tại thờiđiểm báo cáo.

3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp với tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Trang 22

CHƯƠNG II

GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆPIN TỔNG HỢP CẦN THƠ I Sơ lược về Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ:

1 Lịch sử hình thành và phát triển:

1.1 Lịch sử hình thành:

Từ trước năm 1930 các đồng chí cách mạng hoạt động ở Cần Thơ đã vận độngđược bà con nhận và phổ biến tới các cơ sở cách mạng trong tỉnh tờ “Người cùng khổ”,“Việt Nam hồn” từ Pháp chuyển về.

Ngày 7 tháng 10 năm 1936 Cần Thơ thành lập Công ty Văn hóa Thư được làm nhàin bí mật của Đảng Sau khi giành được chính quyền ở Cần Thơ (năm 1945) ta chủ trươngtách một bộ phận nhà in An Hà cho Cần Thơ đặt tên là Nhà In Châu Văn Liêm.

1.2 Quá trình phát triển:

Tháng 6 năm 1960 chuẩn bị cho Đồng Khởi, Khu Ủy miền Tây cho lệnh chuyểncơ sở khu trực thuộc Ban tuyên huấn Khu Ủy Tây Nam Bộ Cuối 1960 nhà in in tờ Giảiphóng Khu Tây Nam Bộ.

Tháng 11 năm 1963 bè lũ Ngô Đình Nhiệm bị đảo chánh, nhà in bề bộn công việccho cao trào kháng chiến, ngoài việc in báo Giải phóng và Nhân Dân Miền Tây nhà incòn phải in rất nhiều truyền đơn tiếng Anh, tiếng Pháp, sách giáo khoa, bích chương, khẩuhiệu, giấy tờ tùy thân cho cán bộ ta sống trong lòng địch.

Để tăng thêm thiết bị, cuối năm 1965 Ban Tuyên Huấn Miền Tây thành lập một độichuyên sửa chữa cơ khí để đảm bảo các loại thiết bị máy móc chung của Ban.

Năm 1966 thành lập xưởng giấy để chủ động in giấy và tài liệu.

Ngày 31/01/1977 UBND tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 02/QĐ – UBT/77 sápnhập ba đơn vị: Nhà in Giải Phóng Khu Tây Nam Bộ, Nhà in Cần Thơ và Nhà in SócTrăng thành Xí nghiệp Quốc Doanh Ấn phẩm Hậu Giang được Bộ Văn Hóa Thông Tinquyết định là một trong bốn trọng điểm in của nhà nước.

Trang 23

Đến ngày 9 tháng 1 năm 1993 Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ra quyết định số71/QĐ – UBT về việc đổi tên Xí nghiệp Quốc Doanh Ấn phẩm Hậu Giang thành thànhdoanh nghiệp nhà nước có tên là Xí Nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ Có:

* Trụ sở chính của Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ hiện nay đặt tại: Số 218 đường30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

* Điện thoại: 071 838553 – 825112 – 838852, Fax: 071 825112 – 738160* E – mail: xnincantho@hcm.vnn.vn

* Trung tâm quảng cáo MeKong đặt tại: số 20, đường Phan Đình Phùng – TP CầnThơ – Điện thoại: 071 824188

Nhìn lại các chặng đường đã qua Xí nghiệp in thật xứng đáng nhận các danh hiệucao quý:

- Năm 1984 được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba.- Năm 1991, 1992, 1993, 1995 được Bộ Văn hóa Thông tin tặng bằng khen.- Năm 1994 Bộ Văn hóa khen tặng cờ Đơn vị dẫn đầu ngành in toàn quốc.

- Năm 1996 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thưởng Huân chương Lao động hạng nhì.- Tháng 06/2001 phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình ký quyết định số 366/2001/QĐ/CTN về việc tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất cho tập thể cán bộ côngnhân viên Xí nghiệp in đã đạt thành tích xuất sắc trong giai đoạn 1999 – 2001

Không dừng lại ở những thành quả đó, xí nghiệp sẽ luôn cố gắng phát triển mạnhmẽ hơn nữa và luôn luôn rèn luyện bồi dưỡng truyền thống phục vụ Đảng và Nhà nước.

2 Nội dung hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu:

2.1 Nội dung hoạt động:

- Không ngừng tăng thêm sản lượng, mở rộng mặt hàng, nâng cao chất lượng sảnphẩm in có mẫu mã đẹp với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, tăng nhanh khối lượng,nâng cao chất lượng kỹ thuật, đáp ứng được thời gian làm cho khách hàng mến chuộnghài lòng.

- Khai thác hết công suất máy móc thiết bị sẵn có để đạt được số lượng sản phẩmtiếp cận theo công suất thiết kế, mở rộng dây chuyền sản xuất, nắm bắt kịp thời kinhnghiệm quản lý, tổ chức nhân sự, tiếp cận thị trường và quy trình công nghệ tiên tiến, điều

Trang 24

hành và nhất là giám định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm trong tiêu dùng muasắm, từng bước đào tạo huấn luyện kỹ năng tay nghề cho công nhân.

- Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên giáo dục tư tưởng, nhận thức, nângcao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tập trung cho sản xuất kinh doanh Củng cố bộmáy kế hoạch tài vụ đủ sức để làm tròn nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, theo dõi thamgia quản lý các hoạt động của từng bộ phận để phản ánh tình hình sản xuất cho lãnh đạo.

- Căn cứ vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp từng bước cảithiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các mục tiêu kinhtế xã hội của tỉnh nhà.

- Công đoạn 2: In máy

Bản kẽm được lắp vào các loại máy in Offsette (máy in cuồn 4/4 CROMONMAN,máy in 2 màu tờ rời ROLAND,…) in các đơn đặt hàng với số lượng lớn Nếu in lụa thì sẽin thủ công hình thức tạm thời không đẹp bằng in Offsette nhưng nó tiện lợi hơn, giáthành đảm bảo được các đơn đạt hàng ít và đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của công ty.

- Công đoạn 3: Thành phẩm

Trang 25

Sản phẩm dịch vụ từ phân xưởng máy in Offsette được chuyển qua phân xưởngthành phẩm để xếp, cắt và đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.

3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ mỗi phòng ban:

3.1 Cơ cấu tổ chức:

Hình 1: Tỷ trọng trình độ học vấn Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ:Cơ cấu tổ chức:

- Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay: 332 ngườiTrong đó:

+ Khối quản lý: 27 người

+ Nhân viên văn phòng và lao động phân xưởng: 305 người.- Trình độ chuyên môn:

+ Đại học chuyên ngành kinh tế: 50 người + Cao đẳng kinh tế đối ngoại: 3 người + Trung học chuyên nghiệp: 47 người + Số nhân viên còn lại từ bậc 0 đến bậc 3.

Trang 26

Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Xí nghiệp in tổng hợp Cần Thơvào thời điểm 31/12/2005

PhòngTổ chức- Hành chánh

Phòng Kế hoạch – Tài vụ

Kế toánVật TưPhòng Kế hoạchPhòng

PhòngĐiều độ

Phân xưởngVé sốPhân

xưởngKéo lụa

Phân xưởngMonta phơi

bảnPhân xưởng

Thành phẩm

Phân xưởngVi tính phân

màuPhân xưởng

Máy in Offset

Trang 27

3.2 Chức năng nhiệm vụ mỗi phòng ban:

- Giám đốc: là người điều hành chung toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp, chịutrách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước các cơ quan chủquản của cấp trên (ở đây là Sở văn hóa thông tin thành phố Cần Thơ).

- Phó giám đốc thường trực: chịu trách nhiệm trước giám đốc và tập thể công nhânviên xí nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tổ chức quản lý, tiềnlương của xí nghiệp.

- Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành sản xuất tại các phân xưởng,đảm bảo hoàn thành sản xuất tại các phân xưởng theo đúng qui cách, đúng đơn đặt hàng,đúng khoản thời gian Đề xuất với Ban giám đốc các vấn đề về: cải tiến kỹ thuật, máymóc trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp.

- Phòng Kế hoạch - Tài vụ: chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về tổ chức kếtoán, lập kế hoạch tài chính, tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch sản xuất, chấphành chế độ báo cáo kế toán do Nhà nước qui định, lưu trữ hồ sơ chứng từ Đảm bảo vốncho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, giám sát tài chính – thực hiện các biệnpháp phân phối theo thu nhập, không chấp nhận chi xuất không đúng quy tắc, chính sáchdo Bộ tài chính quy định Phụ trách cung ứng vật tư để đảm bảo cho sản xuất, tổ chứcmạng lưới tiếp thị, chăm sóc khách hàng.

- Phòng tổ chức quản lý: quản lý, tổ chức lao động tiền lương, có nhiệm vụ sắpxếp, bố trí nhân sự ở các phòng ban một cách hợp lý Thường xuyên theo dõi trình độchuyên môn của cán bộ công nhân viên để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay nghềcho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Phòng điều độ: Là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất và theodõi chế độ sản xuất đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và tham gia điều phối công việc cho cácphân xưởng khác.

Như vậy, tổ chức sản xuất tại xí nghiệp theo dây chuyền được áp dụng cho cácphân xưởng có liên quan mật thiết với nhau, từ phân xưởng vi tính phân màu đến phânxưởng thành phẩm theo hệ thống dây chuyền khép kín.

4 Hình thức kế toán:

Trang 28

Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức “Chứng từ ghi sổ” để theo dõitất cả các khoản chi phí và các khoản khác tại Xí nghiệp.

Hình thức này có đặc trưng là tách riêng việc ghi chép sổ sách theo thời gian vàtheo nội dung kinh tế.

+ Khi ghi theo thời gian thì phản ánh vào “sổ đăng ký chứng từ”.+ Khi ghi theo nội dụng kinh tế thì phản ánh vào “sổ cái”

II Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003 – 2005 (Bảng 01):

Qua quá trình cố gắng phấn đấu trong mọi lĩnh vực từ hoạt động sản xuất kinhdoanh cho đến các phong trào đoàn thể do tỉnh và thành phố tổ chức, xí nghiệp in Tổnghợp Cần Thơ đã đạt được nhiều thành quả và hoàn thành xuất sắc nhiều mục tiêu đề ra.Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Xí nghiệp In không tránh khỏi những khó khănvướng mắc còn tồn đọng, biểu lộ một vài điểm yếu Để có thể tìm hiểu một cách khái quáttình hình hoạt động của doanh nghiệp ta quan sát bảng số liệu sau:

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

* Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm đều tăng Doanhthu thuần năm 2004 tăng so với năm 2003 là 21.643.177.546 đồng, tương ứng 1,53%;doanh thu thuần năm 2005 đồng tăng so với năm 2004 là 16.588.219.972 đồng, tương ứng1,27% Thể hiện tiềm năng của Xí Nghiệp đang bộc lộ với các chính sách hoạt động hiệuquả cũng như nguồn nhân lực dồi dào, mối quan hệ bán hàng đúng đắn, và ngày càngchiếm được lòng tin của khách hàng,…

* Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có biến chuyển tương đối xấu Năm2004 lợi nhuận thuần giảm so với năm 2003 là 257.244.230 đồng, tương ứng giảm 0,17%;lợi nhuận thuần năm 2005 giảm so với năm 2004 là 257.499.926 đồng, tương ứng giảmtiếp 7,96% Đây là một vấn đề khá quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại của Xí Nghiệp vàcần được Ban Giám Đốc quan tâm cải thiện càng sớm càng tốt trong thời gian tới.

* Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: khoản mục này tăng trưởngkhá ổn định qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước Năm 2004 tổng lợi nhuậntăng so với năm 2003 là 89.092.791 đồng, tương ứng 1,35%; năm 2005 tổng lợi nhuậntăng so với năm 2004 là 132.480.653 đồng, tương ứng 1,39% Mặc dù lợi nhuận thuần bị

Trang 29

BẢNG 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2003 - 2005

Chỉ tiêuMã

sốNăm 2003Năm 2004Năm 2005

CHÊNH LỆCH 04/03CHÊNH LỆCH 05/04TUYỆT ĐỐITƯƠNGĐỐI (%)TUYỆT ĐỐIĐỐI (%)TƯƠNG

(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)

Trang 30

* Lợi nhuận sau thuế: cũng tăng trưởng đều đặn theo chiều hướng tốt Năm 2004lợi nhuận sau thuế là 244.987.477 đồng tăng so với năm 2003 là 74.193.514 đồng, mứctăng tương ứng 1,43%; năm 2005 lợi nhuận sau thuế là 340.373.545 đồng tăng so với năm2004 là 95.086.386 đồng, tương ứng 1,39%.

Qua khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp In Tổng hợpCần Thơ trong 3 năm 2003, 2004, 2005 ta nhận thấy xí nghiệp không ngừng cố gắng phấnđấu trong sản xuất kinh doanh, hướng mạnh ra thị trường nhằm tăng lợi nhuận Biểu hiệncho việc kinh doanh ngày càng tiến triển thuận lợi là sự tăng nhanh về tổng doanh thu, lợinhuận, số lượng nhân viên, tổng quỹ lương và số thu nhập bình quân của cán bộ côngnhân viên Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có biểu hiện vẫncòn âm là dấu hiệu chứng tỏ xí nghiệp hoạt động còn nhiều khó khăn và cần phải tìm ranhững nguyên nhân chủ quan, khách quan và nhanh chóng đề xuất cách giải quyết.

III Những thuận lợi khó khăn và phương hướng hoạt động trong thời gian tới:1 Thuận lợi:

- Xí nghiệp có đội ngũ nhân viên đông đảo, giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, đoànkết và có tinh thần hợp tác lâu dài vì mục tiêu chất lượng và phục vụ khách hàng một cáchtốt nhất.

- Cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc, khang trang, an toàn, khuôn viên rộng rãithoáng mát thích hợp cho dây chuyền sản xuất làm việc đúng tiến độ, bảo đảm chất lượngtheo đúng yêu cầu của đơn đặt hàng và giữ vệ sinh an toàn lao động, môi trường.

- Công tác quản lý, tổ chức hợp lý, khoa học trong việc bố trí, phân công lao độnggiữa các phòng ban, phân xưởng và các lực lượng khác trong xí nghiệp.

- Máy móc thiết bị được trang bị khá đầy đủ và đổi mới hiện đại liên tục đáp ứngđược nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Xí nghiệp có vị trí địa lý thuận lợi, có quá trình hoạt động lâu dài, uy tín, chiếmđược tình cảm và lòng tin của đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh.

- Có sự quan tâm của Tỉnh Ủy - Ủy Ban Nhân Dân Thành phố và Sở Văn HóaThông Tin Cần Thơ, tạo điều kiện cho Xí Nghiệp hoạt động và đầu tư có hiệu quả nhất làđáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị của Thành phố giao phó.

Trang 31

2 Khó khăn:

- Thời gian gần đây tình hình tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và USD liên tục biếnđộng theo chiều hướng xấu, đồng thời giá xăng dầu tăng cao (tương ứng 190% so vớinăm 2003) làm cho giá cả vật tư ngành in liên tục biến đổi tăng lên với tốc độ cao gâynhiều khó khăn cho việc cạnh tranh giá cả trên thị trường.

- Máy móc thiết bị được trang bị và cải tiến để đáp ứng kịp thời nhu cầu in ấn củaxí nghiệp nhưng được đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn vay nên làm phát sinh thêm khoản chiphí thanh toán lãi vay tương đối cao ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của xí nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo chuyên nghiệp còn ít, đơn vị cầngia tăng thêm số lượng nhân viên đạt trình độ chuyên môn cao đủ sức tham mưu cho banlãnh đạo trong sản xuất kinh doanh gia tăng thị phần và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Mặc dầu tổng lợi nhuận sau thuế qua các năm tăng đều với tốc độ ổn định nhưngnguồn lợi nhuận chính là khoản thu từ thu nhập khác, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạtđộng kinh doanh hai năm gần đây liên tục giảm lỗ cho thấy hoạt động sản xuất chính củaxí nghiệp đang gặp khó khăn Doanh nghiệp cần xem lại các vấn đề về giá vốn hàng bán,chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… để tìm ra nguyênnhân và tìm cách khắc phục.

3 Phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới:

* Hiện tại xí nghiệp in đã tiến hành nhiều biện pháp để giảm bớt chi phí sản xuất,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm bớt những khoản vay ngân hàng(trong điều kiện biến động giá thị trường theo chiều hướng tăng cao), nhằm hạ giá thành,hạ tổng chi phí trong kỳ vươn tới kế hoạch đề ra là hạ 5 %– 20% tổng chi phí trong năm2006 Đồng thời điều chỉnh dây chuyền sản xuất, áp dụng máy móc thiết bị mới với năngsuất cao tiến tới thực hiện tăng 150% doanh thu so với năm 2005 Với những định hướngđó xí nghiệp có thể tăng tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu ngày càng cao và có thể tin tưởngvào kết quả thực hiện tăng 150% lợi nhuận theo kế hoạch.

* Trong năm 2006 xí nghiệp cũng vươn tới cổ phần hóa xí nghiệp in nhằm thu hútcổ đông, tăng khả năng huy động vốn từ cán bộ công nhân viên, cũng như các nhà đầu tưtừ bên ngoài, cùng lúc thực hiện “tập thể cùng làm cùng hưởng”, giúp công nhân viên xí

Trang 32

* Không ngừng tăng thêm sản lượng trang in, mở rộng và đa dạng hóa sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm in ấn đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng về chất lượng và thời gian in ấn làm cho khách hàng ngày càng tín nhiệm và hàilòng.

* Khai thác hết công suất máy móc thiết bị sẵn có để đạt được giá thành sản phẩmcạnh tranh, tiếp cận công suất thiết kế, mở rộng dây chuyền sản xuất, nắm bắt kịp thờikinh nghiệm quản lý, tổ chức nhân sự, tiếp cận thị trường và công nghệ tiên tiến nhất đểđiều hành và nhất là giám sát được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phítrong tiêu dùng, mua sắm; từng bước đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề cho côngnhân.

* Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên giáo dục tư tưởng nhận thức, nângcao trình độ; quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, tạođiều kiện cho nhân viên tập trung sản xuất kinh doanh.

* Củng cố bộ máy kế toán tài vụ đủ sức làm tròn nhiệm vụ tham mưu cho lãnhđạo, theo dõi tham gia quản lý hoạt động của từng bộ phận để phản ánh tình hình sản xuấtkinh doanh kịp thời cho ban lãnh đạo.

Trang 33

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH XÍ NGHIỆP IN TỔNG HỢP CẦN THƠ I Đánh giá khái quát tình hình tài chính:

Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ là doanh nghiệp nhà nước có thời gian hoạt độnglâu dài và có quá trình phát triển đáng nể vượt qua nhiều khó khăn thử thách Từ thế hệmáy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu thời bao cấp với công suất thấp, chất lượng in còn hạn chế,thị trường nhỏ bé, qui trình sản xuất bấp bênh, nguồn hàng bị cạnh tranh quyết liệt,… chođến nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đơn vị đã không ngừng phấn đấuvươn lên, đổi mới đầu tư trang thiết bị, tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao trìnhđộ quản lý, tìm được nguồn vật liệu với chất lượng và giá cả ổn định, sản xuất nhanhchóng kịp thời đặc biệt là chiếm được lòng tin yêu của quý khách hàng và thu hút đượcnhững nguồn hàng chủ lực thường xuyên như: Báo Nhân Dân, Báo Quân Đội Nhân Dân,Báo Cần Thơ, Báo Tuổi Trẻ, Báo Thể Thao, Báo Quân Khu IX, sách giáo khoa, vé số, tậpsan, bao bì chứng từ biểu mẫu, các loại tài liệu tuyên truyền trong và ngoài tỉnh Chínhnhờ vào sự phát triển không ngừng của xí nghiệp và lòng tin tưởng của khách hàng màđơn vị luôn đứng vững vàng trên thị trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cơ chếthị trường Việt Nam.

Quá trình sản xuất ngành in một quá trình đặc biệt có kết cấu chi phí giá thành,tiêu thụ được xác định rất phức tạp mang tính đặc thù cao Xí nghiệp chuyên sản xuấttheo đơn đặt hàng đã ký kết nên vấn đề về hàng tồn kho và sản phẩm không tiêu thụ đượclà trường hợp ít khi xảy ra trừ những trường hợp đặc biệt Giá thành được ký kết vớikhách hàng là giá thõa thuận ban đầu, hợp lý giữa hai bên vì thế kết quả sản xuất kinhdoanh của xí nghiệp là con số tính có thể dự báo trước được.

Phân tích chung tình hình tài chính của xí nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quátnhất về tình hình tài chính trong kỹ thuật kinh doanh, kết quả là có khả quan hay khôngtrên cơ sở đó có những đề xuất và những giải pháp hợp lý hữu hiệu để việc sản xuất kinh

Trang 34

Trước hết ta căn cứ vào số liệu trên bảng Cân Đối Kế Toán để so sánh tổng số tàisản và tổng số nguồn vốn giữa các năm 2003 – 2005 để thấy được quy mô vốn mà xínghiệp đã và đang sử dụng trong sản xuất kinh doanh có hợp lý hay không, cũng như khảnăng huy động vốn từ các nguồn khác nhau Từ đó rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tàichính của xí nghiệp.

1 Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong Bảng CânĐối Kế Toán:

Dựa vào số liệu bảng cân đối kế toán ta đi vào phân tích các tỷ số sau:BẢNG 02: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Chỉ tiêuĐơn vịNăm 2003Năm 2004Năm 2005

Gía trị hiện có tài sản cố địnhĐồng 61.301.603.79754.027.683.55855.486.555.633

1.2 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định:

Trang 35

Tỷ suất này phản ánh trong một đồng TSCĐ thì có bao nhiêu đồng vốn tự có,nghĩa là khả năng tài chính của đơn vị có đủ vững mạnh để đảm bảo cho việc mua sắmTSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất này qua 3 năm đều tăng và tăng trưởng với tốc độ khá đều Điều này chứngtỏ đơn vị đầu tư vào TSCĐ ngày càng hiệu quả Năm 2005 tỷ suất này đạt giá trị cao nhấtlà 0,37 và giá trị TSCĐ so với năm 2004 tăng 1.458.872.075đ tức là tăng 2,7%; đồng thờigiá trị nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng so với năm 2004 là 1.003.089.891đ hay tăng5,09% cho thấy xí nghiệp đã cố gắng rất nhiều để làm tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trang bịcho TSCĐ

Tuy nhiên tỷ lệ này nhìn chung còn thấp và có giá trị <1, nghĩa là đơn vị đã dùngnhiều nguồn vốn đi chiếm dụng từ các đơn vị khác để đầu tư, điều này rất mạo hiểm vìkhông thể thu hồi nhanh chóng được Do đó xí nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữatrong thời gian tới.

1.3 Phân tích tình hình tài sản:

Để biết được chính xác hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp qua 1 kỳ kinh doanh nhưthế nào chúng ta cần phải tiến hành phân tích, đánh giá những chỉ tiêu cần thiết trên bảngtình hình tài sản một cách hợp lý và khoa học Việc phân tích này giúp chúng ta xem xéttính hợp lý của việc sử dụng vốn như thế nào với số vốn đã có Xí nghiệp phân bổ chotừng loại tài sản thích hợp chưa?

* Nhận xét chung:

Như vậy tổng tài sản qua 3 năm đều giảm chứng tỏ quy mô hoạt động của doanh nghiệpđã phần nào thu hẹp so với năm trước đó Tuy nhiên nếu so sánh với tổng tài sản năm 2002 là67.722.529.020 đồng thì năm 2003 đã tăng thêm 11.888.147.380 đ tương ứng 18%, đây là tỷ sốkhá lớn thể hiện sự gia tăng quy mô khá bất ngờ và chứa đựng nhiều rủi ro Qua các năm thì chỉtiêu này dần dần biến động giảm xuống đi vào một tỷ trọng ổn định, an toàn và có khả năng tăngtrưởng trở lại Nhưng để đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của xí nghiệp ta cần đivào phân tích cụ thể từng chỉ tiêu cũng như so sánh những tỷ số tài chính khác nhau từ đó rút ranhững ưu điểm và hạn chế từng mặt mới có thể đề xuất những giải pháp phù hợp

Trang 36

BẢNG 03 : BẢNG TÌNH HÌNH TÀI SẢN GIAI ĐOẠN 2003 - 2005

ĐVT: VND

TÀI SẢNMÃSỐNĂM 2003NĂM 2004NĂM 2005

CHÊNH LỆCH 04/03CHÊNH LỆCH 05/04SỐ TIỀN TƯƠNGĐỐI(%)TUYỆT ĐỐITƯƠNGĐỐI(%)A TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ

NGẮN HẠN10018.315.719.79520.051.005.06016.886.161.1741.735.285.2659,47-3.164.843.886-15,78

I Tiền1102.418.735.956887.401.2852.682.088.275-1.531.334.671-63,311.794.686.990202,24

1 Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)1111.016.364.458233.681.008831.859.124-782.683.450-77,01598.178.116255,98 2 Tiền gửi ngân hàng1121.402.371.498653.720.2771.850.229.151-748.651.221-53,381.196.508.874183,03

III.Các khoản phải thu1303.658.958.0363.837.296.3565.031.709.363178.338.3204,871.194.413.00731,13

1.Phải thu của khách hàng1312.728.881.0742.579.835.0225.050.739.142-149.046.052-5,462.470.904.12095,78 2.Trả trước cho người bán132724.215.1861.200.000.000 475.784.81465,70-1.200.000.000-100 3 Các khoản phải thu khác138313.213.512164.813.070131.104.044-148.400.442-47,38-33.709.026-20,45 4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi139-107.351.736-107.351.736-150.133.82300-42.782.08739,85

IV Hàng tồn kho14010.720.111.56814.532.008.8348.229.246.8493.811.897.26635,56-6.302.761.985-43,37

2 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho1426.802.449.7849.722.067.9254.390.483.4742.919.618.14142,92-5.331.584.451-54,84 3 Công cụ, dụng cụ trong kho14334.603.87734.389.1596.558.637-214.718-0,62-27.830.522-80,93 4 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang1441.949.034.8542.129.248.3021.595.543.923180.213.4489,25-533.704.379-25,07 5 Thành phẩm tồn kho1451.934.023.0531.723.481.8112.233.009.964-210.541.242-10,89509.528.15329,56

B TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI

HẠN20061.344.956.60554.237.380.23755.570.218.933-7.107.576.368-11,591.332.838.6962,46

Trang 37

1 Tài sản cố định hữu hình21161.301.603.79753.927.110.68855.439.054.977-7.374.493.109-12,031.511.944.2892,80 - Nguyên giá21285.257.626.00688.379.311.395 102.142.983.7983.121.685.3893,6613.763.672.40315,57 - Giá trị hao mòn lũy kế213-23.956.022.209-34.452.200.707-46.703.928.821-10.496.178.49843,81 -12.251.728.11435,56

III Chi phí xây dựng cơ bản dở dang23033.202.808209.696.67983.663.300176.493.871531,56-126.033.379-60,10

TỔNG CỘNG TÀI SẢN25079.660.676.40074.288.385.29772.456.380.107-5.372.291.103-6,74-1.832.005.190-2,47

(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)

Trang 38

Quan sát bảng phân tích ta nhận thấy tổng tài sản năm 2004 là 74.288.385.297đồng so với năm 2003 là 79.660.676.400 đồng đã giảm 5.372.291.103 đồng tương ứng7%, tổng tài sản năm 2005 là 72.456.380.107 đồng so với năm 2004 đã giảm đi1.832.005.190 đồng, tương ứng 2% Để biết được các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổinày ta đi sâu vào nghiên cứu sự biến động từng loại tài sản trong bảng phân tích sau:

* Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (Bảng 03): của xí nghiệp trong năm 2003

là 18.315.719.795 đồng, sang năm 2004 là 20.015.005.060 đồng tăng 1.735.285.265đồng, tương ứng tăng 9%; năm 2005 thì giá trị khoản mục này là 16.886.161.174 đồng sovới năm 2004 đã giảm 3.164.843.886 đồng tức là 16% Sự thay đổi naỳ chủ yếu do sựbiến động của các khoản mục sau:

☺ Biến động vốn bằng tiền:

Khoản mục này chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngânhàng Năm 2003 vốn bằng tiền là 2.418.735.956 đồng chiếm 3% trong tổng nguồn vốn,đến năm 2004 số tiền này giảm xuống chỉ còn 887.401.285 đồng tức là đã giảm1.531.334.671đồng tương ứng 63%, chỉ còn chiếm 1% trong tổng nguồn vốn và trongnăm 2005 vốn bằng tiền là 2.682.088.275 đồng so với năm 2004 tăng lên 1.794.686.990đồng tương ứng 202% và chiếm 4% trong quy mô chung Trong đó khoản mục tiền gởingân hàng năm 2003 là 1.402.371.498 đồng đến năm 2004 là 653.720.277đồng giảm đi748.651.221 đồng tương ứng 53%; năm 2005 là 1.850.229.151đồng tăng lên1.196.508.874 đồng tương ứng 256%; khoản mục tiền mặt tại quỹ năm 2004 giảm đi782.683.450 đồng tương ứng 77% so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 là 831.859.124đồng tăng lên 598.178.116 đồng so với năm 2004 Nhìn chung năm 2004 vốn bằng tiềncủa đơn vị giảm mạnh, nguyên nhân là do năm này đơn vị dồn tiền xây dựng nhà máyphân xưởng nhôm và phải ứng trước tiền nguyên vật liệu Thêm vào đó cửa hàng giớithiệu sách số 20 Phan Đình Phùng đi vào hoạt động và đơn vị cũng chi một khoản tiềnkhá lớn để mua toàn bộ lượng sách cần thiết cho cửa hàng.

Trang 39

☺Biến động các khoản phải thu :

Năm 2003 khoản phải thu của xí nghiệp là 3.658.958.036 đồng đến năm 2004 đãtăng lên 178.338.320 đồng tương ứng 5% đạt 3.837.296.356 đồng, và tăng thêm1.194.413.007 đồng tương ứng 31% vào năm 2005, đạt 5.031.709.363 đồng Khoản phảithu của xí nghiệp tăng đều qua các năm chứng tỏ xí nghiệp đã nhận được nhiều đơn đặthàng hơn và nhiều đơn đặt hàng có giá trị cao như sách giáo khoa, lịch, vé số,… và phảisản xuất trước hàng loạt sau đó xuất bán từ từ cho khách hàng theo từng thời điểm Khoảnmục này có sự biến động như vậy chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng tăng.Năm 2005 phải thu của khách hàng là 5.050.739.142 đồng đã tăng so với năm 2004 là2.470.904.120 đồng tương ứng 95,78% Bên cạnh đó trả trước cho người bán cũng cóbiến động tăng rõ nét Năm 2003 xí nghiệp trả trước cho người bán là 724.215.168 đồngdo ứng trước ra nước ngoài để đặt mua máy in cuồn 4 màu 18 tỷ đồng phục vụ cho nhucầu in Đến năm 2004 thì trả trước cho khách hàng tăng 475.784.814 đồng tương ứng65,7% Nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và liên tục mở rộng quy mô hoạtđộng, đa dạng hóa sản phẩm ngành in nên xí nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy phânxưởng nhôm, phân xưởng sản xuất vé số và phải ứng trước cho người bán chi phí nguyênvật liệu xây dựng Thêm vào đó dự phòng các khoản phải thu khó đòi năm 2005 cũngtăng so với năm 2004 là 42.782.087 đồng tương ứng 39,85% do dự phòng các khoản phảithu quá hạn > 2 năm Đứng về phương diện sản xuất thì các khoản phải thu tăng cho thấyxí nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hàng với những hợp đồng giá trị cao Chứng tỏthị trường in ấn ngày càng được ngày càng được mở rộng và phát triển Tuy nhiên xét vềphương diện tài chính thì điều này gây không ít khó khăn cho xí nghiệp trong việc xoaytrở đồng vốn vì đồng vốn bị ứ đọng nhiều hơn vào các khoản phải thu.

☺ Biến động khoản mục hàng tồn kho :

Hàng tồn kho năm 2004 là 14.532.008.834 đồng tăng so với năm 2003 là3.811.897.266 đồng tương ứng 35,56%, nhưng đến năm 2005 đã giảm xuống6.302.761.985 đồng tương ứng 43,37% Sở dĩ có sự biến động như vậy là do trong năm2004 giá cả ngyên vật liệu ngành in như giấy in, mực in và vật tư in ấn có xu hướng tăngcao trên thị trường Do đó để đảm bảo giá cả cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã thỏa

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Xí nghiệp in tổng hợp Cần Thơ vào thời điểm 31/12/2005 - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
Hình 2 Sơ đồ bộ máy tổ chức Xí nghiệp in tổng hợp Cần Thơ vào thời điểm 31/12/2005 (Trang 26)
BẢNG 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2003 - 2005 - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 01 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2003 - 2005 (Trang 29)
BẢNG 03 : BẢNG TÌNH HÌNH TÀI SẢN GIAI ĐOẠN 2003 - 2005 - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 03 BẢNG TÌNH HÌNH TÀI SẢN GIAI ĐOẠN 2003 - 2005 (Trang 36)
1. Tài sản cố định hữu hình 211 61.301.603.797 53.927.110.688 55.439.054.977 -7.374.493.109 -12,03 1.511.944.289 2,80       - Nguyên giá21285.257.626.00688.379.311.395102.142.983.7983.121.685.3893,6613.763.672.40315,57       - Giá trị hao mòn lũy kế213-23 - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
1. Tài sản cố định hữu hình 211 61.301.603.797 53.927.110.688 55.439.054.977 -7.374.493.109 -12,03 1.511.944.289 2,80 - Nguyên giá21285.257.626.00688.379.311.395102.142.983.7983.121.685.3893,6613.763.672.40315,57 - Giá trị hao mòn lũy kế213-23 (Trang 38)
BẢNG 04: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 04 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN (Trang 43)
BẢNG 05: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN  CỦA XÍ NGHIỆP CỦA XÍ NGHIỆP - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 05 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN CỦA XÍ NGHIỆP CỦA XÍ NGHIỆP (Trang 48)
BẢNG 05: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN  CỦA XÍ NGHIỆP CỦA XÍ NGHIỆP - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 05 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN CỦA XÍ NGHIỆP CỦA XÍ NGHIỆP (Trang 48)
BẢNG 06 : BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐN - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 06 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐN (Trang 49)
BẢNG 06 : BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐN - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 06 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐN (Trang 49)
BẢNG 07 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2003 - 2005 - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 07 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2003 - 2005 (Trang 51)
BẢNG 08 : PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 2003 - 2005 - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 08 PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 2003 - 2005 (Trang 55)
Sau đây ta phân tích cácchỉ tiêu thường được sử dụng (Bảng 09): - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
au đây ta phân tích cácchỉ tiêu thường được sử dụng (Bảng 09): (Trang 56)
BẢNG 1 1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 1 1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN (Trang 59)
1.3 Kỳ thu tiền bình quân (Bảng 12): - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
1.3 Kỳ thu tiền bình quân (Bảng 12): (Trang 62)
III. Phân tích tình hình luân chuyển vốn: - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
h ân tích tình hình luân chuyển vốn: (Trang 66)
1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Bảng 18) - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Bảng 18) (Trang 70)
BẢNG 18 : PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI - Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc
BẢNG 18 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w