Đinh Văn Hường, trong bài viết Truyền thông đa phương tiện và vấn đề đào t o nguồn nhân lực hiện nay đăng trong tập Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 7, năm 2010 của khoa
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯ KÝ BIÊN TẬP TRONG MÔ HÌNH TÒA SOẠN HỘI TỤ TẠI BAN THỜI SỰ - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Khảo sát hoạt động thư ký biên tập tại Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam theo định hướng hội tụ
MÔ HÌNH TÒA SOẠN HỘI TỤ TẠI BAN THỜI SỰ - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về mô hình toà soạn hội tụ tại Đài Truyền hình Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu chung về Đài Truyền hình Việt Nam và hoạt động TKBT tại Đài Truyền hình Việt Nam
2.1.1.1 Giới thiệu chung về Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)
Trụ sở chính: Số 43 đường Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
Ngoài ra, VTV còn có các trung tâm truyền hình khu vực gồm: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, VP tại Sơn La, VP tại Nghệ An, VP Quảng Trị và các cơ quan thường trú tại nước ngoài như: Mỹ, Brussel – Bỉ, Nga, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Anh, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, … Đài truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình Quốc gia, là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình
Ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên được phát sóng Ngày phát sóng đầu tiên này cũng là ngày kỷ niệm truyền thống của Truyền hình Việt Nam
Hiện Đài có 9 kênh quảng bá với những nội dung chương trình tương đối độc lập Đó là:
- VTV1: Chương trình tổng hợp bao gồm các nội dung thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm phục vụ cho mọi đối tượng của toàn xã hội
- VTV2: Chương trình khoa học, giáo dục, truyền tải kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
- VTV3: Chương trình văn hóa, thể thao, giải trí và thông tin kinh tế
- VTV4: Chương trình đối ngoại dành cho người Việt Nam đang sống ở nước ngoài
- VTV5: Chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc phục vụ nhu cầu thông tin của bà con dân tộc thiểu số
- VTV6: là kênh truyền hình dành cho thanh - thiếu niên - nhi đồng của Đài Truyền hình Việt Nam
- VTV7: là kênh truyền hình giáo dục quốc gia trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam Kênh này là kết quả của sự hợp tác giữa Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục của VTV với Bộ giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Tiến bộ AIC, cùng các đối tác là Đài Truyền hình EBS (Hàn Quốc), NHK (Nhật Bản) VTV7 được phát sóng thử nghiệm từ 11 giờ 30 phút ngày 20/11/2015 và được phát sóng chính thức vào lúc 6 giờ 00 phút ngày 1/1/2016 Thời lượng phát sóng của VTV7 là 18 giờ, tức là từ 6h00 đến 24h00 hàng ngày
- VTV8: là một kênh truyền hình quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Đây là kênh truyền hình tổng hợp hướng tới khán giả tại Miền Trung - Tây Nguyên VTV8 nằm trong hệ thống 9 kênh quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam, chính thức phát sóng từ 00:00, ngày 1/1/2016 theo quy hoạch báo chí quốc gia đã được thông qua
- VTV9: là một Kênh truyền hình quốc gia nằm trong hệ thống 9 Kênh Truyền hình Quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Đây là Kênh Truyền hình tổng hợp hướng tới khán giả Nam Bộ với nội dung bao gồm các chương trình tin tức, chuyên mục, thể thao, giải trí được xây dựng dựa trên chất liệu và thị hiếu khán giả tại miền Nam Hiện nay, VTV9 được phát sóng 24 giờ
Bảng 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam
2.1.1.2 o t động thư ký biên tập t i Ban thư ký Biên tập – Đài Truyền hình Việt Nam
Hiện nay trên cả nước, Đài Truyền hình Việt Nam là đơn vị đi đầu trong việc vận hành cơ cấu, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực truyền hình Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Đài Truyền hình Việt Nam là minh chứng cho thấy công tác quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị đi vào nề nếp, chuyên sâu và có tính nghề Tại Đài Truyền hình Việt Nam, Ban TKBT là đơn vị tham mưu cho lãnh đạo Đài về công tác chương trình, Ban TKBT có nhiệm vụ theo dõi nội dung, bố trí mặt thể hiện trên các kênh sóng, nghiên cứu các vấn đề nội dung, các nguồn dư luận và thông tin giúp cho lãnh đạo Đài đưa ra những phương hướng, những quyết sách về nội dung tuyên truyền của Đài THVN Ban TKBT cũng là đơn vị xây dựng và phối hợp xây dựng khung chương trình phát sóng các kênh, các trung tâm của Đài THVN; xây dựng và phân bổ kế hoạch sản xuất chương trình và trực tiếp nghiệm thu, sắp xếp, tổ chức phát sóng các kênh quảng bá quan trọng nhất là VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9 của Đài THVN Đồng thời, TKBT cũng là đơn vị quản lý công tác đồ họa, xây dựng chiến lược phát triển đồ họa, phát triển thương hiệu, sản xuất các trailer, các sản phẩm cổ động, giới thiệu quảng bá các chương trình của Đài THVN Hiện nay Ban TKBT đã thực hiện áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật với hệ thống máy móc hiện đại, thực hiện duyệt chương trình trên mạng, xây dựng các phần mềm quản lý phát sóng, quản lý tư liệu phục vụ cho nhu cầu quay vòng sản xuất Trên cơ sở vị trí và vai trò, chức năng được Ban giám đốc giao, Ban TKBT được có những nhiệm vụ và quyền hạn rất cụ thể làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ
Ban TKBT có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch khung chương trình cho các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trình Tổng Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt Xây dựng kế hoạch định hướng nội dung tuyên truyền trình Tổng Giám đốc phê duyệt và thừa uỷ quyền thông báo cho các đơn vị thực hiện Thường trực Hội đồng nghiệm thu của Đài Truyền hình Việt Nam; tiếp nhận và tổ chức nghiệm thu các chương trình truyền hình từ các nguồn cung cấp trong và ngoài Đài theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Tổ chức biên tập, đạo diễn chương trình phát sóng trên các kênh: VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9 Tổ chức sản xuất các chương trình cổ động, giới thiệu chương trình, đệm, các hình hiệu, Trainler; khai thác, phát lại các chương trình truyền hình địa phương và các chương trình cần thiết khác Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng; kế hoạch cung ứng băng, đĩa hình tiền kỳ và thành phẩm trình Tổng Giám đốc và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt Tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc quản trị và phát triển thương hiệu VTV Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc hướng dẫn các đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình địa phương về tên viết tắt bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh, tên viết tắt bằng tiếng Anh của các đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình địa phương Tổng hợp ý kiến bạn xem truyền hình, các kết quả điều tra xã hội học người xem truyền hình và đề xuất phương hướng xử lý các vấn đề có liên quan đến chương trình truyền hình cho phù hợp với yêu cầu của khán giả Chịu trách nhiệm quản lý và phát triển trang thông tin chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Đài về việc cấu tạo, bố trí, sắp xếp các chương trình phát sóng hàng ngày Phối hợp với Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình, Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đảm bảo các chương trình phát sóng hàng ngày đúng quy định Xây dựng quy hoạch, quy chuẩn và định hướng phát triển công tác thiết kế đồ hoạ của Đài Truyền hình Việt Nam; quản lý, sản xuất và thẩm định chất lượng hệ thống các sản phẩm đồ hoạ trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam đảm bảo tính thống nhất và sự toàn vẹn của thương hiệu VTV Là đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp với các Đài Truyền hình, Đài PT-TH địa phương sản xuất các chương trình địa phương để phát trên sóng truyền hình quốc gia (trừ tin tức thời sự), tham mưu cho Tổng Giám đốc về nội dung các cuộc Liên hoan truyền hình toàn quốc và các hoạt động khác khi được giao Soạn thảo nhiệm vụ cụ thể, quy chế, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác của Ban với các đơn vị trực thuộc Đài trình Tổng Giám đốc quyết định Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức và người lao động thuộc đơn vị; xây dựng quy hoạch cán bộ đáp ứng nhu cầu công tác của Ban Quản lý theo phân cấp về tổ chức cán bộ, tài chính, tài sản của Ban theo quy định chung của Đài
Về cơ cấu tổ chức: Ban TKBT có các phòng chuyên môn: Phòng nội dung chương trình; phòng công tác bạn xem truyền hình; phòng Biên tập - Đạo diễn chương trình VTV1; phòng Biên tập - Đạo diễn chương trình VTV 2; phòng Biên tập - Đạo diễn chương trình VTV3; phòng Biên tập – Đạo diễn chương trình VTV4, phòng Biên tập – Đạo diễn chương trình VTV5, phòng Biên tập - Đạo diễn chương trình VTV6, phòng Biên tập – Đạo diễn chương trình VTV7, phòng Biên tập - Đạo diễn chương trình VTV8, phòng Biên tập - Đạo diễn chương trình VTV9, phòng Thiết kế đồ hoạ; phòng Hành chính Tổng hợp
Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức như trên, hoạt động thư ký biên tập được xem là đầu mối cuối cùng kết nối toàn bộ chất liệu của các chương trình, để chuẩn bị cho quy trình phát sóng TKBT có nhiệm vụ: kiểm tra thành phẩm của các chuyên mục 3 tiếng trước giờ phát sóng, là đầu mối quản lý, chạy băng phát sóng tại trường quay, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến an toàn phát sóng
Sau 46 năm, kể từ ngày phát sóng số đầu tiên đến nay, những người làm công tác TKBT chương trình đã góp phần rất lớn cùng các đơn vị trong Đài đưa thương hiệu VTV trở thành một thương hiệu mạnh, có uy tín, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cả nước , xứng đáng giữ vai trò là Đài Truyền hình Quốc gia của Việt Nam
2.1.2 Chiến lược phát triển theo hướng hội tụ của Đài THVN
Tại Mỹ và khu vực châu Âu, mô hình tòa soạn hội tụ đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XXI và liên tục mở rộng các các nước có nền báo chí phát triển Việc ra đời mô hình này là kết quả tất yếu của xu hướng hội tụ công nghệ cũng như sự thay đổi trong vai trò của công chúng, đặc biệt là khán giả xem truyền hình Công chúng hiện nay đã chuyển từ vị trí thụ động trong việc tiếp nhận thông tin sang vai trò chủ động tham gia yêu cầu thông tin, thậm chí tham gia vào quá trình sản xuất, đặc biệt là khi công chúng dễ dàng tiếp cận với nguồn tin hơn thông qua các thiết bị công nghệ thông minh Việc xây dựng tòa soạn hội tụ tại các đài truyền hình hiện đại không đòi hỏi quá nhiều kinh phí đầu tư mà tập trung chủ yếu vào việc cơ cấu lại vị trí làm việc và chuẩn hóa lại quy trình làm việc của các bộ phận trên cơ sở tận dụng các nguồn tài nguyên về nhân lực, vật lực có sẵn
Có thể thấy đây là cách tổ chức tận dụng được thế mạnh của tất cả các loại hình báo chí và sự phát triển của công nghệ, trong đó nổi bật là phát triển trên nền tảng số Đây cũng chính là mục tiêu phát triển của Đài THVN trong tương lai Xác định rõ đường đi và chiến lược phát triển mô hình tòa soạn hội tụ là nhiệm vụ sống còn của VTV, từ năm 2013, Đài THVN đã xác định chiến lược phát triển nội dung số và mô hình hội tụ cho toàn Đài
Trên thực tế, tại một số đơn vị đã bắt đầu điều hành sản xuất theo mô hình hội tụ như Hội đồng biên tập của Ban Thời sự hoặc mô hình sản xuất tin tức truyền hình của VTV24…, tuy nhiên việc chuyển đổi sang mô hình tòa soạn hội tụ hoàn thiện tại Đài THVN vẫn gặp rất nhiều khó khăn và chưa rõ ràng Để cụ thể hóa kế hoạch xây dựng, phát triển và vận hành mô hình tòa soạn hội tụ tại Đài THVN, ngày 23/6/2016, Tổng Giám đốc Đài THVN đã ký Quyết định số 855/QĐ-THVN về việc thành lập Hội đồng điều hành tin tức của Đài THVN
Bảng 2.2 Mô hình tòa soạn hội tụ tại Đài THVN
Nhiệm vụ của từng bộ phận
Chủ tịch ội đồng: Theo Quyết định, Phó Tổng Giám đốc phụ trách nội dung sẽ giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng; chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của Hội đồng Trong tình huống đặc biệt quan trọng, Tổng Giám đốc sẽ trực tiếp chỉ đạo Hội đồng
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển mô hình tòa soạn hội tụ của cơ
tụ của cơ quan truyền hình hiện nay
Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã khiến “con đường” siêu cao tốc bao quanh Trái đất bằng hình ảnh, âm thanh và dữ liệu hội tụ với nhau Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí luôn phải tìm cách để thích ứng với môi trường truyền thông mới Những năm gần đây, nhiều tập đoàn báo chí lớn, nhiều đài phát thanh - truyền hình trên thế giới đã và đang triển khai mô hình tòa soạn hội tụ (convergence newsroom)
Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế rằng nhiều người đề cập đến mô hình này như một thứ “thời trang” chứ không phải họ thực sự hiểu hết khái niệm Tòa soạn hội tụ không thuần túy chỉ liên quan đến việc bố trí văn phòng, áp dụng công nghệ mới mà nó nhằm cải thiện việc quản lý chất lượng, luồng sản xuất nội dung hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn và điều quan trọng không kém là mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới [Trích phỏng vấn
Nhà báo Lê uốc Minh – TBT Vietnamplus.vn ngày 21/10/2016]
Khi áp dụng mô hình tòa soạn hội tụ, các đài truyền hình cần phải thay đổi một cách tổng thể từ không gian làm việc, tư duy tổ chức sản xuất, thiết bị máy móc, đào tạo nguồn nhân lực, …
Thay đổi quan trọng nhất là tư duy tổ chức thông tin Nếu như cách làm truyền thống ở một đài truyền hình là tập trung trước hết cho truyền hình rồi mới biên tập cho nội dung trên các thiết bị khác, thì với tòa soạn hội tụ, bộ phận TKBT sẽ chủ động điều phối kênh thông tin - nếu có tin nóng thì trước hết đẩy lên mobile, kế đó là web ra sao, và chạy breaking news trên TV thế nào; đối với một vấn đề cần xây dựng nội dung thống nhất và nội dung riêng rẽ cho từng kênh thông tin thế nào Đó là chưa kể đến việc phải luôn tính đến việc kéo độc giả từ kênh thông tin này sang kênh thông tin khác – độc giả xem mobile để biết về sự kiện nhưng họ sẽ có nhu cầu đọc kỹ hơn trên web hoặc xem báo in, truyền hình
Ngay công đoạn viết tin, biên tập cũng phải thay đổi Không có chuyện phóng viên cứ loay hoay viết cho xong phóng sự truyền hình, biên tập hoàn chỉnh hình ảnh rồi dựa trên bài viết gốc đó mới tạo ra các phiên bản khác nhau cho các loại thiết bị khác nhau Với tòa soạn hội tụ, phóng viên-biên tập sẽ phải chủ động đồng thời cung cấp nội dung cho các kênh thông tin khác nhau Sẽ có nhiều trường hợp họ phải viết tin theo kiểu cập nhật liên tục trong khi vẫn phải có một tác phẩm chuyên sâu cho bản tin “đinh”
Thông thường, để vận hành mô hình tòa soạn hội tụ hiệu quả nhất thì ngoài việc thay đổi tư duy của lãnh đạo đơn vị báo chí đó, cần cố một bộ phận điều phối/điều độ thông tin, để mỗi khi có sự kiện xảy ra thì nhanh chóng quyết định sẽ cử những nhân sự nào đi triển khai, thông tin sẽ phát trên từng kênh với liều lượng ra sao để hỗ trợ được nhau, tiếp tục phát triển tuyến tin bài khi sự kiện tiếp diễn như thế nào, nếu cần thiết sẽ kết nối với các bộ phận khác như công nghệ, kinh doanh ra sao, v.v Yếu tố “hội tụ” thể hiện rõ nhất chính là ở việc tổ chức thông tin cho nhiều nền tảng và phối hợp nhiều phòng ban, nhưng ở Việt Nam thì điều này dường như chưa rõ ràng
Theo nhà báo Lê Ngọc uang – Phó trưởng Ban Thời sự: “Mô hình tòa soạn hội tụ là xu hướng của thế giới, chính vì thế chúng tôi đã xác định rõ đường đi của Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian tới sẽ đi theo mô hình này Chúng tôi đã có sự chuẩn bị rất kĩ từ hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực cho việc chuyển đổi mô hình này từ năm 2013 Tuy nhiên, phải đến tận tháng 6/2016 vừa rồi chúng tôi mới chính thức vận hành thử nghiệm mô hình này với khối tin tức Đến thời điểm này, về cơ bản các bộ phận cũng đang dần vào quỹ đạo và thu được những thành công nhất định Điểm khó nhất của VTV khi chuyển sang mô hình tòa soạn hội tụ không phải vì vấn đề tài chính hay công nghệ mà là tư duy quản lý sản xuất Bởi từ trước tới nay, mọi người quen với mô hình cũ, quen với công việc làm truyền hình đơn thuần Do đó, khi chuyển đổi sang mô hình mới mọi người cũng bỡ ngỡ và chịu sức em hơn Một điểm khác cũng đáng chú ý, đó là sự tồn tại quá lâu của mô hình tổ chức hành chính cũ với việc thành lập các phòng, nhóm chức năng hoạt động độc lập gây ra sự cát cứ tại các đơn vị Muốn thành lập tòa soạn hội tụ cần phải phá vỡ sự cát cứ này để liên kết các bộ phận thành một thể thống nhất Để làm được việc này, các đơn vị phải thay đổi tư duy, xây dựng quy trình sản xuất phù hợp trên đa nền tảng, tức là phải cơ cấu, phân bổ lại lực lượng lao động Đây cũng là một bước hết sức quan trọng trong việc đánh giá lao động và chi trả tiền lương gắn với vị trí việc làm tại các đơn vị trong Đài Ngoài ra, việc chưa có một mô hình hoàn thiện cũng như quy trình sản xuất đặc thù dành riêng cho Đài THVN, trong đó có sự phân công trách nhiệm của từng đơn vị theo từng bước cụ thể cũng là một khó khăn không nhỏ đối với sự chuyển đổi của VTV hiện nay Việc áp dụng mô hình hội tụ trong việc điều phối tin tức đã mang lại hiệu quả rõ rệt trên sóng, những sự kiện, vấn đề được dư luận quan tâm như: kết luận về nguyên nhân cá chết ở Miền Trung, vụ chôn lấp chất thải của Formosa, Tòa trọng tài ra phán quyết về vụ Philipin kiện các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, khủng bố tại Pháp , đã được điều tiết trên kênh VTV1 một cách hợp lý, có sự phát triển tin tức giữa các bản tin của Ban Thời sự và Trung tâm tin tức VTV24, đồng thời mỗi đơn vị lại có cách khai thác sự kiện ở các góc độ khác nhau, để cung cấp cho khán giả những góc nhìn đa dạng về cùng một sự kiện Do vậy, nhìn tổng thể trên kênh VTV1, những sự kiện, vấn đề lớn đã được thông tin một cách xuyên suốt và bài bản, khắc phục tình trạng cát cứ trước đây giữa các đơn vị Ngoài ra, các đơn vị còn tận dụng tối đa nguồn tài nguyên của nhau, tiết kiệm chi phí sản xuất” Ông David Brewer - chuyên gia đến từ BBC thì cho rằng: “Những vấn đề đặt ra cho mỗi mô hình sẽ khác nhau, khi tổ chức ở từng địa phương cần tính đến sự khác biệt văn hóa Vai trò của tôi là chia sẻ các mô hình và sau đó làm việc với các phòng tin tức để tìm cách áp dụng những điều cơ bản đó sao cho phù hợp với văn hóa của khu vực đó Đó chính là việc thay đổi tư duy quản lý, điều hành sản xuất Đây là khó khăn thường gặp phải tại tất cả các cơ quan báo chí/ truyền thông trong quá trình chuyển đổi, đặc biệt là ý thức của đội ngũ nhân sự Vì vậy, việc thay đổi phương thức sản xuất đòi hỏi phải có sự đào tạo và nâng cao nghiệp vụ để thích ứng với yêu cầu tăng tốc độ, nâng cao chất lượng và sản xuất trên các nền tảng khác nhau Trong một số trường hợp, nhiều nhân sự chưa hiểu rõ được việc tất yếu phải cập nhật, thờ ơ với sự thay đổi hoặc không đáp ứng được yêu cầu về đào tạo”
Một số tiêu chí xây dựng tòa soạn hội tụ tại các cơ quan truyền hình
Qua nghiên cứu những kinh nghiệm của một số tòa soạn hội tụ trên thế giới, chúng tôi đưa ra một số tiêu chí mang tính chất tiêu biểu để xây dựng thành công tòa soạn hội tụ Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tiêu chí “cứng”, bên cạnh đó còn một số tiêu chí “mềm” như: thực lực kinh tế, trình độ cũng như văn hóa của tòa soạn
Trước xu thế hội tụ truyền thông không thể cưỡng lại, một nhà báo đa năng phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho truyền hình mà có thể sản xuất các sản phẩm truyền thông cho báo mạng, báo in, mạng xã hội Đặc biệt, những nhà báo hoạt động trong các tòa soạn hội tụ cần có sự nhạy bén để xử lý thông tin cho các kênh truyền thông khác nhau Thực tiễn của những tòa soạn hội tụ trên thế giới cho thấy, muốn xây dựng được tòa soạn hội tụ thành công, trước hết cần phải có đội ngũ phóng viên, biên tập viên có kỹ năng nghề nghiệp tốt, được đào tạo bài bản, có khả năng sử dụng nhiều thiết bị hiện đại như máy quay, máy ảnh, máy ghi âm đồng thời am hiểu nhiều loại hình báo chí
Theo PGS TS Nguyễn Thành Lợi - TBT T p chí Người làm báo: “Khi làm việc trong tòa soạn hội tụ, các nhà báo sẽ phải làm việc “đa năng” hơn và phải đối mặt với hình thức hội tụ đa phương tiện, dù bản tin đó chỉ là một mẩu tin của kênh truyền hình, hay báo mạng hoặc tờ báo in Nhà báo tác nghiệp trong môi trường này phải chuẩn bị những bản tin đó một cách đa dạng hơn để có thể đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau Qua đó có thể thấy, muốn làm tốt nội dung hội tụ, phóng viên, biên tập viên của tòa soạn hội tụ phải là phóng viên “đa năng”, vừa có kỹ năng viết bài, vừa biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan báo chí đa phương tiện” [Trích phỏng vấn]
Biết và làm chủ công nghệ hiện đ i
Một trong những thách thức lớn nhất của các cơ quan báo chí hiện nay là khả năng làm chủ công nghệ của các nhà báo chưa thật sự tinh nhuệ Nhìn từ đời sống truyền thông của Việt Nam có thể thể thấy, vẫn còn ít nhà báo được đào tạo để ứng dụng công nghệ mới, như sử dụng các ứng dụng của điện thoại thông minh… vào hoạt động tác nghiệp Do đó, muốn xây dựng được tòa soạn hội tụ, cơ quan báo chí cũng cần xây dựng được đội ngũ nhân sự chuyên và mạnh về công nghệ thông tin để phục vụ tốt nhất cho tòa soạn Ví dụ, đối với phóng viên tại hiện trường, họ phải biết kỹ năng quay phim, chụp ảnh bằng điện thoại rồi biết cách gửi về tòa soạn một cách nhanh nhất hoặc có thể đăng luôn lên mạng xã hội của đơn vị mình Có người cho rằng, bản thân một nhà báo phải là một “cơ quan” cung cấp sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho công chúng, nhờ biết ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và công nghệ
Trong bất kỳ môi trường nào, cơ sở vật chất của các cơ quan báo chí đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của tòa soạn Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho các phóng viên hành nghề Riêng đối với tòa soạn hội tụ, cơ sở vật chất là yếu tố then chốt đối với việc truyền, phát thông tin tới công chúng Việc hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động báo chí cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm của các cơ quan báo chí trong xu thế hội tụ truyền thông Mặt khác, các tòa soạn cần có không gian rộng để tổ chức văn phòng theo mô hình hội tụ Ngoài ra, tòa soạn cũng phải được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại, bởi nội dung không tách rời kỹ thuật, kỹ thuật tốt sẽ giúp nội dung bứt phá thể hiện sức mạnh của nó Ngoài ra, kỹ thuật giải mã đa phương tiện nhanh chóng, dễ sử dụng được cài đặt sẽ giúp truyền đi âm thanh và hình ảnh tới các thiết bị xem tin đa phương tiện theo yêu cầu Đồng thời, đảm bảo tin bài được truyền tải đến nhiều loại hình báo chí và được khai thác trên tất cả các loại thiết bị Điều cũng rất quan trọng là tòa soạn cần xây dựng hệ thống bảo mật mạnh và hiện đại để tránh tin tặc
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi xây dựng tòa soạn hội tụ là việc hội tụ nội dung tin tức Các tác phẩm báo chí được trình bày dưới dạng đa phương tiện, kết hợp chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, blog, liên kết đến các trang video, audio trực tuyến… Theo đánh giá của các chuyên gia, hội tụ nội dung vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng trong một tương lai không xa, các tác phẩm báo chí hội tụ sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các tờ báo mạng điện tử Việc hội tụ về nội dung cho thấy, tin tức rõ ràng và nhất quán trên tất cả các thiết bị và loại hình báo chí sẽ góp phần củng cố thương hiệu cho cơ quan báo chí bằng cách tòa soạn có thể sử dụng các khả năng và thế mạnh của các kênh khác nhau, tiếp cận đối tượng ở bất cứ đâu và lúc nào thông qua các phương tiện truyền thông thích hợp nhất Điển hình nhất là tòa soạn Daily Telegraph (Anh) rất tích cực trong việc xây dựng tòa soạn hội tụ và cho “ra đời” nhiều sản phẩm truyền thông hội tụ
3.2 Những kinh nghiệm từ hoạt động TKBT truyền hình để đáp ứng yêu cầu phát triển hội tụ
Nghề TKBT truyền hình là công việc đòi hỏi sự cần mẫn của người làm, nó đòi hỏi người làm phải có kiến thức tổng hợp ở các giai đoạn của ngành truyền hình, từ tiền kỳ cho tới hậu kỳ, từ sản xuất cho tới phát sóng Chính vì công việc của nó gắn liền với các giai đoạn như vậy, nên những sai sót luôn rình rập, bất kể lúc nào cũng có thể xảy ra Một người làm nghề TKBT tốt hay cẩn thận tới mức nào đi nữa, thì chắc chắn cũng đã trải qua những tai nạn trong nghề nghiệp, vấn đề là mức ảnh hưởng của nó tới đâu
Trải qua gần 10 năm làm việc tại phòng TKBT – Ban Thời sự, tác giả cũng đã chứng kiến rất nhiều sự thăng trầm, những thay đổi lớn qua các thời kỳ của Phòng TKBT cũng như Ban Thời sự Qua những năm tháng đó, tác giả đã đúc kết được một số kinh nghiệm
Cẩn thận: như đã phân tích ở trên, sự cẩn thận chưa khi nào thừa với nghề truyền hình, đặc biệt là đối với nghề TKBT
Giải pháp
3.3.1 Mô hình phòng Thư ký biên tập
Trước nhu cầu ngày càng cao của công việc cũng như để phù hợp với mô hình hội tụ của Ban Thời sự, phòng TKBT cần phải có sự điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy, mô hình tổ chức; các quy trình sản xuất, xử lý bản tin Việc xây dựng chuẩn mô hình phòng TKBT là để góp phần chuyên nghiệp hóa công tác thư ký biên tập, tổ chức sản xuất, lên vỏ bản tin, đạo diễn, đảm bảo an toàn sóng Để làm được điều đấy, phòng TKBT cần phải sắp xếp lại các nhóm làm việc mang tính chuyên biệt cao:
* Nhóm Biên tập - Đ o diễn: Thực hiện nhiệm vụ biên tập, lên vỏ bản tin và đạo diễn, đảm bảo an toàn sóng Ngoài ra, còn phải tham mưu cho lãnh đạo phòng TKBT để chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất; thực hiện các chương trình quảng bá cho các chuyên mục, bản tin trên VTV1
* Nhóm biên tập viên dẫn chương trình: Với tần suất dày đặc của các bản tin trên VTV1, hiện nay nhóm BTV dẫn chỉ tập trung vào chuyên môn là dẫn chương trình Nếu như trước đây, các BTV này chỉ cần đến trước lúc lên sóng 1-2 tiếng để chuẩn bị cho công tác lên hình, thì giờ đây họ phải tham gia vào công tác tổ chức sản xuất, lên vỏ bản tin cùng nhóm biên tập để nắm rõ hơn về nội dung cũng như được thể hiện vai trò của người dẫn trong các bản tin đó
* Nhóm kíp viên: Có nhiệm vụ triển khai, thực hiện các kế hoạch mà lãnh đạo phòng TKBT và nhóm Biên tập – Đạo diễn đã lên Trực tiếp tham gia vào công việc xử lý các tin bài hàng ngày; theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận khác thực hiện đúng tiến độ các tin bài đã đăng ký; thẩm định chất lượng nội dung và hình ảnh các tin bài trước khi phát sóng
* Nhóm sản xuất nội dung số: Có nhiệm vụ thực hiện sản xuất, đặt hàng các phóng viên tại hiện trường, khai thác các nội dung mới lạ để đưa lên mạng xã hội và các nền tảng khác với truyền hình truyền thống Những nội dung đưa lên mạng xã hội phải có tiêu chí riêng, không phải cái gì phát sóng trên TV cũng mang nguyên lên mạng xã hội, bởi thị hiếu khán giả số khác rất nhiều so với khán giả của TV truyền thống Đây cũng là kênh quảng bá rất tốt cho các bản tin, chuyên mục chính trên TV
3.3.2 Nguồn nhân lực Để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ TKBT, Ban Thời sự cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, biên tập viên có trình độ, kỹ năng tương ứng với nhiệm vụ được giao để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trong từng lĩnh vực mình phụ trách Thực tế trong môi trường của ngành truyền hình, cụ thể là TKBT, đạo diễn phát sóng, một ngành nghề luôn đòi hỏi sự tổng hòa của mọi kiến thức, sự bản lĩnh trong mọi tình huống thì người đảm trách những phần việc đa dạng này luôn đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng Các biên tập viên của Phòng TKBT chính là những người thực hiện công đoạn cuối cùng ở mắt xích mang tính chất quyết định nhất cho sự ra đời, hay nói chính xác hơn là sự lên sóng truyền hình của một tác phẩm báo hình Bởi vậy, kỹ năng tác nghiệp của biên tập viên là rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự hay dở, chất lượng hay không chất lượng của một chương trình truyền hình Đối với Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam, việc bố trí nhân lực phù hợp là cần sử dụng các Biên tập viên lâu năm, có kinh nghiệm để làm công tác TKBT, đặc biệt là Biên tập viên làm nhiệm vụ ở nhóm nội dung Hiện nay, công tác xây dựng kế hoạch phát sóng còn chưa chủ động, phụ thuộc vào đề tài của các phòng chuyên môn đề xuất Ngoài ra, cần bố trí nhân lực (theo ca) làm công tác đạo diễn phát sóng – trực tiếp thực hiện công tác biên tập, đạo diễn phát sóng
Hiện nay phòng TKBT còn hạn chế về số lượng, trưởng phòng và các phó phòng phải trực tiếp thay nhau làm kế hoạch phát sóng Đặc biệt, đội ngũ biên tập viên còn ít Do vậy, cần được quan tâm, bổ sung những cán bộ, biên tập viên có kinh nghiệm về phòng TKBT để thực hiện nâng cao chất lượng công tác TKBT Việc sử dụng các cán bộ không có chuyên môn và tố chất làm công tác TKBT dẫn đến hiệu quả làm việc không cao, thậm chí còn gây nhiều lỗi trong quá trình phát sóng Vì vậy, cần được quan tâm, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này
3.3.3 Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật
Trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các lĩnh vực đời sống xã hội đều ít nhiều có sự can thiệp của công nghệ Điều đó cho thấy công nghệ, kỹ thuật là chìa khóa để giải quyết các vấn đề, nhất là việc muốn đạt mục đích nâng cao năng xuất chất lượng các thành quả lao động Đối với hoạt động TKBT truyền hình, đó là việc sử dụng các phần mềm quản lý quy trình phát sóng, dùng internet để kết nối trực tuyến giữa các bộ phận, phòng, ban chuyên môn
Hiện nay Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam đang sử dụng phần mềm iNews để tác nghiệp với nhiều tính năng ưu việt và chuyên biệt cho người làm tin tức Chính nhờ phần mềm này mà công việc của người thư ký cũng được giảm tải đi rất nhiều, ít phụ thuộc vào văn bản, thay vào đó toàn bộ dữ liệu được số hóa Tuy nhiên, cũng đặt ra một thách thức cho TKBT, đó là phải làm chủ được công nghệ, quy trình tác nghiệp Nếu không sẽ rất dễ xảy ra những sự cố trên hệ thống
3.3.4 Xây dựng cơ chế chính sách cho hoạt động thư ký biên tập
Cơ chế là điều kiện bảo đảm của cơ quan đối với công việc của những cán bộ, phóng viên, biên tập viên hoạt động TKBT Cơ chế được xây dựng khách quan, dân chủ tuân theo pháp luật, phù hợp với các văn bản dưới luật và khuyến khích người lao động sẽ tạo ra động lực thu hút người tài, khuyến khích lao động, khuyến khích sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và độ mẫn cán với công việc Từ những ưu việt đó, năng xuất lao động của cán bộ, phóng viên, biên tập viên hoạt động TKBT sẽ được tăng cao, chất lượng công việc chuyên môn được nâng lên Ngược lại, cơ chế chính sách được xây dựng không phù hợp với pháp luật, các văn bản dưới luật, không công khai, dân chủ, không khuyến khích người lao động sẽ tạo ra sức ì, không áp dụng và khó áp dụng để mang lại hiệu quả cao trong công việc Cơ chế chính sách nhiều khi còn là sự cân nhắc, phát hiện và bố trí con người có khả năng, có năng lực, có chuyên môn, có óc tổ chức, có tâm huyết và sức khỏe đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng Cơ chế chính sách còn là nội dung kiến nghị lên cấp có thẩm quyền đòi hỏi những quyền lợi ích chính đáng của cán bộ thực hiện nhiệm vụ như: Chế độ làm ngoài giờ, hay trực theo ca, kíp của Đạo diễn phát sóng, kỹ thuật viên thực hiện truyền dẫn phát sóng Hoạt động TKBT là hoạt động nghề mang tính đặc thù, sản phẩm của người tham gia hoạt động này là sản phẩm tập thể Mặc dù trong mỗi chương trình, tác phẩm truyền hình không có tên, chức danh cụ thể của những người thực hiện công tác TKBT song không thể phủ nhận công sức và trí tuệ của họ trong mỗi tác phẩm Tính chất công việc đòi hỏi họ phải tận tâm, trách nhiệm với từng sản phẩm truyền hình để đảm bảo mỗi sản phẩm được lên sóng hoàn chỉnh tới mức tối đa Thực tế hiện nay tại Đài TH Việt Nam, việc sắp xếp nhân lực làm công tác này cũng còn nhiều bất cập, tùy thuộc vào quan điểm của Lãnh đạo mỗi cơ quan, điều này cũng kéo theo việc tạo cơ chế phù hợp cho nhân lực tham gia công tác này Do vậy, việc xây dựng cơ chế chính sách cho hoạt động TKBT phải xét đến khía cạnh đặc thù mới đảm bảo bố trí nhân lực phù hợp, thu hút người tài thực hiện nhiệm vụ này
3.3.5 Nâng cao chất lượng chuyên môn cho thư ký biên tập
Hiện nay tại các Trường đào tạo về báo chí mới chỉ dừng lại ở các chuyên ngành: phóng viên – biên tập viên; bậc học cao hơn mới là nhà quản lý Còn vị trí TKBT thì chưa có đơn vị nào đào tạo Cũng bởi lý do là vì số lượng thư ký biên tập không nhiều Do vậy có lẽ mô hình tốt nhất để đào tạo thư ký biên tập là đào tạo tại chỗ (inhouse), nguồn lấy từ các biên tập viên cứng của các đài, các ban, các phòng Sau đó sẽ đào tạo họ thành các thư ký biên tập và khi có thư ký biên tập tốt sẽ có bộ phận thư ký biên tập tốt Ngoài ra, các lãnh đạo cũng cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của thư ký biên tập, thường xuyên phải có buổi trao đổi, đối thoại để tháo gỡ những khó khăn đang vấp phải.
Khuyến nghị
Đối với các chuyên gia cho rằng:
Chuyên gia tư vấn chiến lược cho VTV đến từ BBC - Anh quốc - David Brewer: “Đầu tiên, thay đổi quan trọng là về tư duy Điều này thường bị bỏ qua, nhưng là điều cần thiết Người đứng đầu cơ quan truyền thông cần phải thuyết phục các biên tập viên và phóng viên của họ hướng đến lợi ích kinh tế và giải thích cho họ hiểu về lợi ích của sự hội tụ Giai đo n tiếp theo là làm việc trong các vai trò, các trách nhiệm và quy trình công việc trong môi trường hội tụ Điều này sẽ ảnh hưởng đến chức danh công việc hiện t i và hợp đồng đã ký kết Tất cả điều này cần phải được quản lý một cách cẩn thận bởi bộ phận nhân sự.” [Trích phỏng vấn]
Nhà báo Lê Ngọc Quang – Phó trưởng Ban Thời sự: “Trong thời gian tới bộ phận TKBT càng phải nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, sáng t o đổi mới các ho t động TCSX, lên vỏ bản tin, phối hợp tốt hơn với các đơn vị thường trú và địa phương để đặt hàng, khai thác tin bài tốt hơn Bên c nh đó, việc đảm bảo an toàn sóng vẫn là nhiệm vụ trọng tâm số một của TKBT Cố gắng h n chế tối đa những lỗi khi phát trực tiếp Nhiệm vụ khá là nặng nề và vất vả, nhưng tôi tin với đội ngũ nhân lực t i phòng hiện t i sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.” [Trích phỏng vấn]
PGS TS Nguyễn Thành Lợi - TBT Tạp chí Người làm báo: “Để phát huy tốt nhiệm vụ này, bộ phận thư ký phải hết sức năng động, chủ động lên kế ho ch cho tòa so n, chịu trách nhiệm về nội dung, đặc biệt biết cách điều phối các công việc, giải quyết tốt các mối quan hệ trong tòa so n"
Nhà báo Thái Kim Chung: “Phòng Thư ký biên tập mang tính đặc thù cao, chịu nhiều áp lực, nhất là về thời gian và tiến độ, khi Phòng đã và đang thực hiện nhiệm vụ "nấu bếp" và "gác cổng" cho các bản tin và chuyên mục thời sự Đảm bảo an toàn sóng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thư ký biên tập Từ kịch bản phát sóng, các clip tin, phóng sự, cho đến tít, bảng chữ, trước khi lên sóng, các bộ phận cần phải rà soát thật kỹ để đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất, tránh tối đa những thiếu sót, sai lầm” [Trích phỏng vấn]
Nhà báo Lê Quốc Minh – TBT Vietnamplus.vn: “Thay đổi quan trọng nhất là tư duy tổ chức thông tin Với bộ phận thư ký tòa so n trong mô hình tòa so n hội tụ phải ho t động giống một trung tâm điều độ thông tin Xét về cơ cấu tổ chức, trung tâm điều độ này nằm dưới quyền chỉ đ o của một nhóm biên tập viên cao cấp (nước ngoài chỉ dùng từ editor nhưng chỉ những nhà báo có kinh nghiệm và có quyền h n tổ chức rất cao), phía dưới là người đứng đầu các bộ phận khác nhau được tổ chức ngồi chung một khu vực để dễ giao công việc và phối hợp (bao gồm cả bộ phận phụ trách social media) Do một đơn vị thông tin có thể có nhiều nền tảng, nên bộ phận điều độ này phải thực sự hiểu được thế m nh của các nền tảng, biết cách điều phối thông tin để các kênh hỗ trợ được cho nhau, thay vì coi một kênh là chính và các kênh kia chỉ là phụ trợ” [Trích phỏng vấn]
PGS,TS Vũ Quang Hào – ĐH KKXH&NV: “Cần phải nâng cao nhận thức về thư ký biên tập Điều này phụ thuộc vào từng ban; từng hệ; từng chương trình các phóng viên trong một kênh, một hệ truyền hình phải nhận thức ra được tầm quan trọng của bộ phận thư ký biên tập và sự chịu sự chế định của họ tuân thủ các nguyên tắc các quy định làm việc của họ đồng thời phải t o ra được sự kết nối phối hợp Mà sự kết hợp này càng tốt bao nhiêu thì quy trình sản xuất và rủi ro trong sản xuất càng ít bấy nhiêu
Bộ phận thư ký biên tập phải có bộ phận chuyên trách những khâu nhất định Ví dụ như sau khi hoàn thiện kịch bản để đưa vào phát sóng thì phải có người chuyên kiểm soát kịch bản Sự tương đồng giữa kịch bản và băng, kiểm soát tương đồng giữa kịch bản và và người dẫn xem có cái nào off, tiếng băng không dễ bị nhầm lầm, có người chuyên về tít, chuyên kiểm soát về số liệu và có người chuyên kiểm soát giữa kịch bản - tiếng băng - đồ họa như thế mới an toàn được không có những người thư ký biên tập như vậy chương trình sẽ rủi ro sóng Đặc biệt khi làm live người thư ký biên tập cần phải người kiểm soát chung để xử lý các tình hướng sẩy ra bất thường
Các lãnh đ o cấp trên cần phải quan tâm hơn, đánh giá đúng hơn về tầm quan trọng của TKBT Từ đó, có những hình thức đầu tư, khen thưởng, chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích anh em
Nên tuyển chọn những BTV có tố chất tốt, cẩn thận, nghiệp vụ biên tập tốt, xử lý nhanh-linh ho t các tình huống
Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ t i cơ quan Tìm phương pháp giải quyết những vấn đề tồn t i…[Trích phỏng vấn]
- Qua những phân tích về vị trí, vai trò và trách nhiệm của TKBT trong ngành truyền hình nói chung và tại Ban Thời sự nói riêng, tác giả mong muốn truyền tải một thông điệp tới ban lãnh đạo các cấp có góc nhìn tổng quan hơn để đánh giá đúng hơn về tầm quan trọng của TKBT Từ đó, có những hình thức đầu tư, khen thưởng, chế độ đãi ngộ tốt hơn nhằm khuyến khích tinh thần của người TKBT
- Nên tuyển chọn những BTV có tố chất, cẩn thận, nghiệp vụ biên tập tốt, xử lý nhanh, linh hoạt các tình huống xảy ra, đặc biệt trong quá trình phát sóng trực tiếp Bởi hơn ai hết, người TKBT phải chịu trách nhiệm và đưa ra quyết định nhanh nhất, tỉnh táo nhất trong thời điểm phát sóng trực tiếp Nó yêu cầu người TKBT phải có bản lĩnh và tính quyết đoán, nếu không sẽ rất dễ bị loạn trường quay và có lỗi trên sóng trực tiếp
- Do đặc thù của công việc là hay phải trực đêm cũng như cường độ làm việc rất khắc nghiệt, do đó phòng TKBT cần phải bổ sung thêm nhân sự, đặc biệt là nam giới thì sẽ đỡ nặng hơn cho các nhân sự còn lại trong phòng
- Cần có chính sách tốt để thu hút nhân tài ở ngoài vào làm việc, đặc biệt là với những công việc mới như sản xuất số, phát triển các nền tảng trên mạng xã hội Bởi hầu hết các nhân sự cũ trong phòng đều quen với tư duy làm việc với truyền hình truyền thống, ít có kiến thức và kinh nghiệm trong những loại hình mới
- Mở lớp bồi dưỡng, trao đổi kĩ năng - nghiệp vụ cho TKBT Bởi hiện nay, hầu hết các khóa đào tạo tại cơ quan đều phục vụ cho phóng viên và biên tập viên, chứ hoàn toàn chưa bao giờ có lớp học dành riêng cho TKBT
- Cần thay đổi trong cách lựa chọn, đặt hàng các tin bài khu vực và địa phương Hiện nay, công việc này mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận những sản phẩm đã được hoàn thiện sẵn chứ chưa can thiệp hay định hướng cho họ trước khi đi sản xuất Với vai trò là đài Trung ương, TKBT có thể chủ động đặt hàng và đưa ra những yêu cầu về định hướng nội dung, cách tiếp cận và gợi ý cả nhân vật phỏng vấn Có như thế thì chất lượng đầu ra mới thực sự đạt yêu cầu theo mong muốn của mình
- Là đầu mối liên hệ với các đơn vị bên ngoài, do đó TKBT cần phải mở rộng, bổ sung thêm nguồn đầu vào như: Cộng tác viên, các báo đài thuộc bộ ngành, các huyện miền núi để làm sinh động thêm lượng tin bài đầu vào Đó cũng là mạng lưới thu thập lượng tin bài lớn, đa dạng và kịp thời cho mình khi có những sự kiện nóng, đột xuất trên địa bàn mà phóng viên của mình không biết hoặc không tới kịp