1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng hợp bài tập về Phi Kim hóa học 2014

23 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 891,61 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh – ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org - http://www.hoahoc.org - 1 - LÝ THUYẾT TỔNG HỢP PHI KIM ****************@***************** Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Axit HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là hòa tan thủy tinh vô cơ (SiO 2 ). (2) Tính oxi hóa của: HClO > HClO 2 > HClO 3 > HClO 4 . (3) Các hợp chất HX đều tác dụng với H 2 SO 4 đặc. (4) Khí hiđroclorua tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit clohiđric. (5) Chất CFC (CF 2 Cl 2 ) phá hủy tầng ozon gây hại cho môi trường. (6) Flo có thể đẩy clo, brom, iot ra khỏi dung dịch muối. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 2: Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi (nhóm VI A )? Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố telu: A. độ âm điện của nguyên tử giảm dần. B. tính bền của hợp chất với hiđro tăng dần. C. bán kính nguyên tử tăng dần. D. tính axit của hợp chất hiđroxit giảm dần. Câu 3: Có các chất: FeO, Fe 2 O 3 , Fe(NO 3 ) 2 , CuO, FeS. Số chất tác dụng với dd HNO 3 loãng giải phóng khí NO là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 4: Cho các phản ứng sau: (1) KClO 3 0 2 ,MnO t  (2) O 3 + KI + H 2 O  (3) F 2 + H 2 O  (4) NaHCO 3 0 t  (5) O 3 + Ag  Số phản ứng tạo ra khí O 2 là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 5: Phát biểu không đúng là: A. Hiđro sunfua bị oxi hoá bởi nước clo ở nhiệt độ thường. B. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon. C. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200 o C trong lò điện. D. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hoá: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất. Câu 6: Cho các phát biểu sau : (1) Thuốc thử để nhận biết ion F - , Cl - , Br - , I - là dung dịch AgNO 3 . (2) Trong hợp chất flo chỉ có số oxi hóa -1, còn các halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có số oxi hóa +1, +3, +5, +7. (3) Clo oxi hóa được F - trong muối florua. (4) Một số muối clorua hầu như không tan trong nước như AgCl, PbCl 2 , CuCl. (5) Trạng thái tập hợp các halogen là từ thể khí chuyển sang thể lỏng đến thể rắn. (6) Clorua vôi (CaOCl 2 ) là chất bột màu trắng, xốp và là muối hỗn hợp. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 7: Cho các chất: NaHCO 3 , NaHS, SO 2 , Si, SiO 2 , HF, Cl 2 , CO, NO. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là: A. 5. B. 7. C. 8. D. 6. Câu 8: Cho các nhận định sau: (1) Trong nhóm IVA, từ C đến Pb thì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. (2) Nhóm cacbon gồm các nguyên tố C, Pb, Si, Ge, Sn. (3) Trong số các nguyên tố thuộc nhóm cacbon, nguyên tố có tính kim loại là Sn, Pb. (4) Cacbon đóng vai trò chất oxi hoá khi tác dụng với H 2 . (5) Cacbon đóng vai trò chất khử khi tác dụng với CuO. (6) Thành phần của khí than ướt gồm CO, CO 2 , H 2 , N 2 . (7) Cacbon monooxit có thể khử được các oxit sau ở nhiệt độ cao như SiO 2 , MgO, Fe 2 O 3 . Số phát biểu đúng là: A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 9: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng và NaNO 3 , vai trò của NaNO 3 trong phản ứng là: A. Chất oxi hoá. B. Chất khử. C. Chất xúc tác. D. Môi trường. Mỗi bài tập không chỉ đơn giản là tính toán, đằng sau đó là những ý tưởng Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo Câu 10: Người ta thường dùng cát (SiO 2 )làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng sau khi đúc có thể dùng dung dịch nào sau đây: A. dd HF. B. dd HCl. C. dd H 2 SO 4 . D. dd NaOH loãng. Câu 11: Cho các phát biểu sau: (1) Ở nhiệt độ thường và trong bóng tối, clo oxi hóa chậm hiđro. (2) Trong phòng thí nghiệm HCl được điều chế bằng phương pháp sunfat. (3) Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai loại gốc axit. (4) Clo có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 12: Cho các phát biểu sau: (1) Khi điện phân nóng chảy hỗn hợp (KF + 2HF) thu được F 2 ở cực âm. (2) Brom oxi hóa được ion I - theo phương trình: Br 2 + 2NaI  2NaBr + I 2 . (3) Iot tác dụng với nhôm ngay ở nhiệt độ thường nhờ xúc tác là H 2 O. (4) Trong tự nhiên flo chỉ có ở dạng hợp chất. (5) Tất cả các muối AgX (X là halogen) đều không tan. (6) Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường. Số phát biểu đúng là: A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl. B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom. C. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO 3 sinh ra AgF kết tủa. D. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo. Câu 14: Để điều chế CO 2 trong phòng thí nghiệm người ta cho dd HCl tác dụng với CaCO 3 trong bình kín. Do đó CO 2 thu được thường có lẫn một ít khí hiđroclorua và hơi nước. Có thể dùng hoá chất theo thứ tự nào sau đây để thu được CO 2 tinh khiết? A. P 2 O 5 và NaOH. B. K 2 CO 3 và P 2 O 5 . C. KHCO 3 và P 2 O 5 . D. H 2 SO 4 đặc và NaOH. Câu 15: Cho các nhận định sau: (1) Một số muối sunfua như ZnS, FeS không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh. (2) SO 2 không thể làm mất màu dung dịch KMnO 4 trong dung dịch Na 2 SO 4 . (3) Do có độ âm điện lớn (chỉ kém flo), oxi có tính oxi hóa mạnh. (4) Ở điều kiện thường SO 3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và trong axit H 2 SO 4 . (5) Trong không khí có một lượng nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí trong lành. (6) Tất cả các muối sunfat đều tan vì chúng là muối của axit mạnh nhất. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 16: Cho các nhận định sau: (1) Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt. (2) Khi dẫn SO 2 vào dung dịch H 2 S thì dung dịch bị vẩn đục màu vàng. (3) Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách phân hủy hợp chất chứa oxi. (4) Axit H 2 SO 4 được dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ, (5) Trong tự nhiên oxi được tạo thành nhờ sự quang hợp của cây xanh. (6) Axit H 2 S khi tác dụng với dung dịch bazơ như NaOH luôn tạo hai loại muối. (7) Axit H 2 SO 4 đặc là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng hơn nước. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 17: Cho 3 phản ứng sau: 1. H 2 + Cl 2 2HCl 2. Cl 2 + 2KBr 2KCl + Br 2 3. H 2 + Br 2  2HBr Phản ứng chứng tỏ Br 2 là chất oxi hoá kém Cl 2 : A. 1, 2. B. 1, 2, 3. C. 2, 3. D. 2. as  0 t  CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh – ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org - http://www.hoahoc.org - 3 - Câu 18: Dung dịch muối X làm quỳ tím hoá xanh, dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn X và Y thấy có kết tủa. Vậy X, Y là cặp chất nào sau đây? A. Na 2 CO 3 và BaCl 2 . B. NaOH và K 2 SO 4 . C. K 2 CO 3 và NaCl. D. NaOH và FeCl 3 . Câu 19: Cho phản ứng nhiệt phân: 4M(NO 3 ) x 2M 2 O x + 4xNO 2 + xO 2 . M là kim loại nào sau đây? A. K. B. Ca. C. Mg. D. Ag. Câu 20: Hoà tan khí Cl 2 vào dung dịch KOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm: A. KCl, KClO 3 , Cl 2 . B. KCl, KClO 3 , KOH. C. KCl, KClO 3 . D. KCl, KClO, KOH, H 2 O. Câu 21: Hầu hết phân đạm amoni: NH 4 NO 3 , NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 thích hợp cho các loại đất ít chua là do: A. Muối amoni không bị thuỷ phân . B. Muối amoni bị thuỷ phân tạo thành môi trường axit. C. Muối amoni bị thuỷ phân tạo thành môi trường trung tính. D. Muối amoni bị thuỷ phân tạo thành môi trường bazơ. Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Photpho trắng được dùng để sản xuất diêm. B. Amophot là hỗn hợp các muối NH 4 H 2 PO 4 và (NH 4 ) 2 HPO 4 thu được khi cho NH 3 tác dụng với H 3 PO 4 . C. Phân đạm ure có chứa hàm lượng nitơ cao nhất trong các loại phân đạm. D. Phân lân cung cấp photpho cho cây trồng dưới dạng ion photphat. Câu 23: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế Clo theo nguyên tắc. A. Dùng axit HCl và một chất khử. B. Dùng axit HCl hoặc NaCl. C. Dùng dung dịch NaCl điện phân có màng ngăn. D. Dùng axit HCl và một chất oxi hoá. Câu 24: Axit H 3 PO 4 và HNO 3 cùng có phản ứng với nhóm các chất nào dưới đây? A. MgO, KOH, CuSO 4 , NH 3 . B. CuCl 2 , KOH, Na 2 CO 3 , NH 3 . C. KOH, Na 2 CO 3 , NH 3 , Na 2 S. D. NaCl, KOH, Na 2 CO 3 , NH 3 . Câu 25: Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 1. 2FeBr 2 + Br 2 2FeBr 3 2. 2NaBr + Cl 2 2NaCl + Br 2 Phát biểu đúng là: A. Tính khử của Br - mạnh hơn của Fe 2+ . B. Tính khử của Cl - mạnh hơn của Br - . C. Tính oxi hóa của Cl 2 mạnh hơn của Fe 3+ . D. Tính oxi hóa của Br 2 mạnh hơn của Cl 2 . Câu 26: Cho các nhận định sau: (1) Axit nitric được dùng để sản xuất phẩm nhuộm. (2) Photpho đỏ không tan trong các dung môi thông thường. (3) Nitơ không duy trì sự cháy và là khí độc. (4) Có thể làm khô khí NH 3 bằng chất hút nước như H 2 SO 4 đặc, P 2 O 5 . (5) N 2 được dùng tổng hợp NH 3 , HNO 3 , sản xuất phân đạm, bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. (6) Phản ứng: P + 5HNO 3 o t  H 3 PO 4 + 5NO 2 + H 2 O dùng điều chế H 3 PO 4 trong phòng thí nghiệm. (7) Một lượng lớn H 3 PO 4 được dùng để sản xuất phân lân và muối photphat. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 27: Một bình cầu đựng đầy khí HCl, được đậy bằng một nút cao su cắm ống thuỷ tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một cốc thuỷ tinh đựng dung dịch NaOH loãng có pha thêm một vài giọt dung dịch phenolphtalein (có màu hồng). Hãy dự đoán hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên. A. Nước ở trong cốc thuỷ tinh phun mạnh vào bình cầu và không mất màu hồng ban đầu. B. Nước không phun vào bình nhưng mất màu dần dần. C. Nước ở trong cốc thuỷ tinh phun mạnh vào bình cầu và nước mất màu hồng. D. Không có hiện tượng gì xảy ra. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (1) Clo oxi hóa dễ dàng ion Br - và I - trong dung dịch muối bromua và iotua. (2) Nguyên tắc điều chế clo là oxi hóa Cl - thành Cl 2 . (3) HF được điều chế bằng phản ứng của H 2 với F 2 . (4) HCl còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO 2 , KMnO 4 , (5) Khả năng oxi hóa của các halogen tăng dần từ flo đến iot. 0 t    Mỗi bài tập không chỉ đơn giản là tính toán, đằng sau đó là những ý tưởng Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo (6) Khí hiđro iotua tan nhiều trong nước tạo ra dung dịch axit iot hiđric. (7) Trong phản ứng với nước, brom vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử. Số phát biểu đúng là: A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 29: Cho các nhận định sau: (1) Ozon là chất oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn oxi. (2) Lưu huỳnh có thể tác dụng với H 2 SO 4 đặc tạo khí SO 2 , còn với HCl giải phóng khí H 2 . (3) Dung dịch H 2 S được gọi là axit sunfuhiđric. (4) Ozon tạo từ khí quyển và cũng được tạo ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ (như rong biển). (5) Ở nhiệt độ thường lưu huỳnh là chất rắn màu vàng. (6) Muối sunfua của kim loại kiềm tan trong nước. (7) SO 2 không thể làm mất màu dung dịch KMnO 4 trong dung dịch NaHSO 4 . Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (1) Trong các phản ứng, cacbon thể hiện tính khử và tính oxi hóa. (2) CO 2 không cháy và không duy trì sự cháy của tất cả các chất. (3) Than cốc được điều chế bằng cách nung than mỡ khoảng 1000 o C trong lò cốc, không có không khí. (4) Silic vô định hình là chất bột màu trắng. (5) Dung dịch đậm đặc của Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3 được gọi là thuỷ tinh lỏng. (6) Than gỗ được tạo ra khi đốt gỗ trong điều kiện thiếu không khí. (7) Trong phản ứng: Si + 2NaOH + H 2 O  Na 2 SiO 3 + 2H 2 , Si thể hiện tính oxi hóa. (8) Trong phản ứng oxi hóa – khử, silic luôn thể hiện tính oxi hóa. Số phát biểu không đúng là: A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 31: Cho các nhận định sau: (1) Nước đá khô là khí CO 2 ở trạng thái rắn. (2) Khi thổi từ từ khí CO 2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự NaHCO 3 và Na 2 SO 4 . (3) Khi thổi từ từ khí CO 2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự Na 2 CO 3 , NaHCO 3 . (4) Để phân biệt CO 2 và SO 2 chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom. (5) Để làm khan CO 2 có lẫn hơi nước người ta dùng CaCl 2 . (6) Canxi cacbonat (CaCO 3 ) có trong thành phần của khoáng vật đolomit. (7) Thành phần chính của magiezit là MgCO 3 . Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 32: Cho các phát biểu sau: (1) Phản ứng của clo với nước và dung dịch kiềm, dd Ca(OH) 2 thuộc loại phản ứng tự oxi hóa - khử. (2) Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO 2 , KMnO 4 , KClO 3 , (3) Chất CFC (CF 2 Cl 2 ) không phá hủy tầng ozon không gây hại cho môi trường. (4) Brom là chất oxi hóa mạnh nhưng kém clo. (5) Clo không oxi hóa được F - trong muối florua. (6) Brom và hơi brom rất độc, brom rơi vào da tay sẽ gây bỏng nặng. (7) Có thể điều chế flo bằng phương pháp điện phân dung dịch muối florua. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 33: Cho các nhận định sau: (1) Để phân biệt CO 2 và SO 2 chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom. (2) Các khí sinh ra cho saccarozơ vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, dư gồm SO 2 và CO 2 . (3) Chất dùng để làm khô khí Cl 2 ẩm là Na 2 SO 3 khan. (4) Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO 2 và NO 2 . (5) Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit. (6) SO 2 luôn thể hiện tính khử trong phản ứng với O 2 , nước Br 2 , dung dịch KMnO 4 . (7) Sản phẩm tạo thành của phản ứng Fe 3 O 4 với H 2 SO 4 đặc nóng là FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , H 2 O. CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh – ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org - http://www.hoahoc.org - 5 - (8) Axit H 2 SO 4 được dùng trong sản xuất tơ sợi hóa học, phẩm nhuộm, phân lân, chế biến dầu mỏ. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 34: Để pha loãng dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây? A. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. B. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều. C. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều. D. Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. Câu 35: Cho các nhận định sau: (1) Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối NH 4 HCO 3 . (2) Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là NH 4 Cl. (3) Axit nitric đặc nguội có thể hoà tan được BaSO 4 , CuO, Fe 2 O 3 . (4) Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành màu vàng. (5) Phản ứng tổng hợp amoniac là hản ứng thuận nghịch. (6) Trong NH 3 và NH 4 + , nitơ đều có cộng hóa trị 3. (7) Phân tử NH 3 và ion NH 4 + đều chứa liên kết cộng hóa trị. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 36: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là: A. SO 2 . B. CO 2 . C. NH 3 . D. O 3 . Câu 37: Cho các phát biểu sau: (1) Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai, sau oxi trong vỏ Trái Đất. (2) Silic tác dụng với clo, brom, oxi khi đun nóng. (3) Silic tác dụng với Ca, Mg, Fe ở nhiệt độ thường tạo silixua kim loại. (4) Ở nhiệt độ cao, cacbon có thể khử được nhiều oxit như ZnO, CuO, Fe 2 O 3 , (5) Tinh thể kim cương là tinh thể nguyên tử có cấu trúc tứ diện đều nên kim cương rất cứng. (6) Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử.2 Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 38: Cho các nhận định sau: (1) Dung dịch gồm NaNO 3 và HCl có tính oxi hoá. (2) Ở điều kiện thường khả năng hoạt động hoá học của P yếu hơn so với N 2 . (3) Công thức hoá học của magie photphua là Mg 3 P 2 . (4) Thuốc nổ đen còn gọi là thuốc nổ có khói là hỗn hợp của các chất KNO 3 , C và S. (5) Hoá chất được dùng để điều chế H 3 PO 4 trong công nghiệp là Ca 3 (PO 4 ) 2 , H 2 SO 4 loãng. (6) H 3 PO 4 là một axit có tính oxi hoá mạnh vì photpho có số oxi hoá cao nhất (+5). (7) Thành phần chính của quặng photphorit là Ca 3 (PO 4 ) 2 . Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 39: Trong công nghiệp ngoài phương pháp hoá lỏng và chưng cất phân đoạn không khí, O 2 còn được điều chế bằng phương pháp điện phân nước. Khi đó người ta thu được: A. Khí H 2 ở anot. B. Khí O 2 ở catot. C. Khí H 2 ở anot và khí O 2 ở catot. D. Khí H 2 ở catot và khí O 2 ở anot. Câu 40: Cho các nhận định sau: (1) Nước Gia - ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO hay KCl và KClO. (2) Clorua vôi là chất bột trắng, xốp có tính oxi hóa mạnh tương tự nước Gia - ven. (3) Số oxi hoá của clo trong clorua vôi là 0. (4) Clorua vôi được dùng trong việc tinh chế dầu mỏ và xử lí các chất độc bảo vệ môi trường. (5) Nước Gia - ven được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và dùng để tẩy uế chuồng trại (6) Clorua vôi được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với nước vôi trong ở 30 o C. Số nhận định đúng là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Mỗi bài tập không chỉ đơn giản là tính toán, đằng sau đó là những ý tưởng Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo Câu 41: Trong các cách dưới đây, cách nào thường được dùng để điều chế O 2 trong phòng thí nghiệm? A. Điện phân nước. B. Nhiệt phân KClO 3 với xúc tác MnO 2 . C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Câu 42: Một dung dịch có chứa các ion sau: Ba 2+ , Ca 2+ , Mg 2+ , Na + , H + , Cl - . Để tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa thêm ion mới vào thì ta có thể dùng dung dịch nào? A. dd K 2 CO 3 vừa đủ. B. dd Na 2 SO 4 vừa đủ. C. dd NaOH vừa đủ. D. dd Na 2 CO 3 vừa đủ. Câu 43: Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch HCl đậm đặc, không màu, mùi xốc, „bốc khói‟ trong không khí ẩm. (2) NaCl dùng làm muối ăn và là nguyên liệu sản xuất clo, NaOH, HCl, (3) Clo, brom không thể đẩy iot ra khỏi dung dịch muối iotua. (4) Trong công nghiệp clo được điều chế bằng điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn. (5) HCl còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO 2 , KMnO 4 , (6) Khả năng oxi hóa của các halogen tăng dần từ flo đến iot. Số phát biểu không đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 44: Chỉ dùng một hoá chất có thể nhận biết được các dung dịch không màu sau: Na 2 SO 4 , NaCl, H 2 SO 4 , HCl. Hoá chất đó là chất nào trong các chất sau? A. Dung dịch BaCl 2 . B. BaCO 3 . C. Quỳ tím. D. AgNO 3 . Câu 45: Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO 2 MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O 2HCl + Fe FeCl 2 + H 2 14HCl + K 2 Cr 2 O 7 2KCl + 2CrCl 3 + 3Cl 2 + 7H 2 O 6HCl + 2Al AlCl 3 + 3H 2 16HCl + 2KMnO 4 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là: A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 46: Cho các phát biểu sau: (1) Trong công nghiệp, phương pháp điều chế flo duy nhất là điện phân hỗn hợp (KF + HF) lỏng. (2) Cũng như các halogen khác, F 2 vừa thể hiện tính oxi hóa và tính khử. (3) Hàm lượng của brom trong tự nhiên ít hơn clo và flo. (4) AgBr là chất kết tủa màu vàng, nhạy cảm với ánh sáng dùng để tráng lên phim ảnh. (5) Tất cả các nguyên tố halogen đều có số oxi hoá -1, +1, +3, +5, +7 trong các hợp chất. (6) Iot rất ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 47: Để nhận biết ion NO 3 - người ta thường dùng Cu và dung dịch H 2 SO 4 loãng và đun nóng vì: A. Phản ứng tạp ra dung dịch có màu vàng nhạt. B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí. C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh. D. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và không khí mùi làm xanh giấy quỳ ẩm. Câu 48: Cho các phát biểu sau: (1) Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. (2) Axit hipoclorơ có tính oxi hóa mạnh, vì nó là axit mạnh. (3) ZnCl 2 dùng để chống mục gỗ và tẩy gỉ trong hàn kim loại. (4) Clo là phi kim rất hoạt động, là chất oxi hóa mạnh. (5) Đặc điểm chung của các đơn chất halogen là vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. (6) Phản ứng: NaClO + CO 2 + H 2 O  NaHCO 3 + HClO chứng tỏ HClO có tính axit yếu hơn H 2 CO 3 . (7) Trong công nghiệp HCl được điều chế bằng phương pháp sunfat (H 2 SO 4 đặc + NaCl rắn). Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.      CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh – ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org - http://www.hoahoc.org - 7 - Câu 49: Cho các nhận định sau: (1) Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch HCl, HNO 3 , H 3 PO 4 là Cu và AgNO 3 . (2) Từ N đến Bi, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần. (3) Phản ứng của N 2 với O 2 xảy ra ở nhiệt độ thường, nitơ thể hiện tính tính khử. (4) Khi để HNO 3 đặc lâu ngày, dung dịch chuyển thành màu vàng. (5) Hoá chất để phân biệt 3 dung dịch HCl, HNO 3 , H 3 PO 4 gồm: đồng kim loại và giấy quỳ. (6) Photpho được sản xuất trong công nghiệp bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện ở 1200 o C. (7) Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở dạng tự do và hợp chất. Số phát biểu đúng là: A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 50: Ứng dụng nào sau đây không phải là của SO 2 . A. chất chống mốc lương thực, thực phẩm. B. làm chất tẩy trắng giấy. C. sản xuất H 2 SO 4 trong công nghiệp. D. khử trùng nước sinh hoạt. Câu 51: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thường dùng để điều chế SO 2 trong phòng thí nghiệm? A. 2H 2 S + 3O 2  2SO 2 + 2H 2 O. B. Na 2 SO 3 + H 2 SO 4  Na 2 SO 4 + H 2 O + SO 2 . C. 4FeS 2 + 11O 2 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 . D. S + O 2 SO 2 . Câu 52: Cho các nhận định sau: (1) Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí. (2) Phản ứng NH 4 NO 3 + KOH o t  KNO 3 + NH 3 + H 2 O dùng điều chế NH 3 trong PTN. (3) Khí NO bền trong không khí ở nhiệt độ thường. (4) Tùy thuộc vào chất phản ứng mà nitơ thể hiện tính oxi hóa hay tính khử. (5) Có thể điều chế N 2 bằng đun nóng hỗn hợp NH 4 Cl + NaNO 3 . (6) Photpho trắng bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 40 o C. (7) Nhiệt phân muối nitrat của các kim loại: Ag, Au, Hg, sản phẩm tạo thành là kim loại, NO 2 và O 2 . Số phát biểu đúng là: A. 6. B. 5. C. 3. D. 3. Câu 53: Trong các chất: H 2 O, K 2 CO 3 , KMnO 4 , Fe 3 O 4 , KNO 3 thì các chất khi nhiệt phân tạo ra oxi là: A. KMnO 4 , Fe 3 O 4 . B. H 2 O, KMnO 4 , KNO 3 . C. H 2 O, KMnO 4 , Fe 3 O 4 , KNO 3 . D. KMnO 4 , KNO 3 . Câu 54: Trong các dung dịch HI, HCl, SO 2 , H 2 S thì các dd có phản ứng với O 2 ở điều kiện thường là: A. HI, HCl. B. HI, H 2 S. C. HI, SO 2 , H 2 S. D. SO 2 , H 2 S. Câu 55: Sục khí O 3 vào dung dịch KI có sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được: A. Dung dịch trong suốt. B. Dung dịch có màu xanh. C. Dung dịch có màu vàng nhạt. D. Dung dịch có màu tím. Câu 56: Trong tự nhiên, khi động thực vật thối rữa sinh ra khí H 2 S là một khí độc, tuy nhiên hàm lượng khí H 2 S trong không khí vẫn rất nhỏ là do: A. H 2 S bị oxi hoá chậm bởi O 2 (không khí) thành SO 2 và H 2 O. B. H 2 S bị oxi hoá chậm bởi O 2 (không khí) thành S và H 2 O. C. H 2 S tan trong nước. D. H 2 S không bền dễ bị phân huỷ thành S và H 2 . Câu 57: Cho các nhận định sau: (1) Photpho đỏ có cấu trúc mạng tinh thể phân tử, nên khó bay hơi hơn photpho trắng. (2) Phản ứng: Ca 3 (PO 4 ) 2 + 3H 2 SO 4 o t  3CaSO 4 + 2H 3 PO 4 dùng điều chế H 3 PO 4 trong công nghiệp. (3) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % P trong phân. (4) Supephotphat đơn chứa CaSO 4 là thành phần làm rắn đất. (5) Khác với nitơ, photpho ở mức oxi hóa +5 bền hơn, nên H 3 PO 4 khó bị khử, không có tính oxi hóa như HNO 3 . (6) Phân đạm ure dễ bị chảy nước nên có thể dùng vôi bột (CaO) để hút nước. (7) Trong dung dịch axit photphoric chỉ có các ion H + và PO 3 4  không kể H + và OH - do nước phân li ra. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. 0 t  0 t  Mỗi bài tập không chỉ đơn giản là tính toán, đằng sau đó là những ý tưởng Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo Câu 58: Cho các phản ứng: 1. S + O 2  SO 2 5. S + 2H 2 SO 4  3SO 2 + 2H 2 O 2. 2S + 3O 2  2SO 3 6. Hg + S  HgS 3. 3S + N 2  N 2 S 3 7. C + S  CS 4. 3S + 3KClO 3  2KCl + 3SO 2 8. 3S + 2Fe  Fe 2 S 3 Số các phương trình phản ứng đúng là: A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 59: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây? A. S + 6HNO 3 (đặc) o t  H 2 SO 4 + 6NO 2 + 2H 2 O. B. S + 3F 2 o t  SF 6 . C. 4S + 6NaOH (đặc) o t  2Na 2 S + Na 2 S 2 O 3 + 3H 2 O. D. S + 2Na o t  Na 2 S. Câu 60: Cho các phát biểu sau: (1) Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được nhiều oxit kim loại. (2) Khí CO cháy trong không khí, phản ứng tỏa nhiệt mạnh nên được dùng làm nhiên liệu. (3) Khí CO rất độc, nó được dùng để khử oxit nhôm. (4) CO là oxit không tạo muối (oxit trung tính). (5) Silic vô định hình hoạt động hơn silic tinh thể. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 61: Cho hỗn hợp bột hai kim loại Mg, Cu vào cốc đựng dung dịch HCl (vừa đủ) thu được chất khí X, dung dịch chứa muối Y và chất rắn không tan Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. H 2 , MgCl 2 , Cu. B. Cl 2 , MgCl 2 , Cu. C. H 2 , CuCl 2 , Mg. D. H 2 , CuCl 2 , MgCl 2 . Câu 62: Cho các phát biểu sau: (1) Chất dùng để làm khô khí Cl 2 ẩm là dung dịch H 2 SO 4 đặc. (2) Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất. (3) Axit HCl vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử. (4) Clo thể hiện tính khử trong một số phản ứng (như NaOH + Cl 2 ). (5) Khí clo khô có tính tẩy màu và rất độc. (6) Muối PbCl 2 tan khá nhiều trong nước nóng. (7) Clorua vôi được điều chế bằng cách cho Cl 2 tác dụng với vôi tôi hoặc vôi sữa ở 30 o C. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 63: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi dẫn khí NH 3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng? A. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ. B. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ. C. Bột CuO không thay đổi màu. D. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng. Câu 64: Cho các phát biểu sau: (1) Axit HCl chỉ thể hiện tính khử khi tác dụng với kim loại. (2) Flo dùng điều chế teflon, chất sinh hàn (CFC). (3) Ở điều kiện thường iot là chất rắn, dạng tinh thể màu tím đen. (4) Từ flo đến iot bán kính nguyên tử giảm dần và độ âm điện tăng dần. (5) Trong phản ứng với nước và dung dịch kiềm, nguyên tố clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. (6) Khí hiđroclorua ít tan trong nước. (7) Thuốc thử để nhận biết ion clorua là dung dịch AgNO 3 . Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 65: Phản ứng nào được dùng để điều chế HI từ KI rắn? A. KI (rắn) + HClO (đặc, nóng). B. KI (rắn) + H 3 PO 4 (đặc, nóng). C. KI (rắn) + H 2 SO 4 (đặc, nóng). D. KI (rắn) + HNO 3 (đặc, nóng). Câu 66: Cho phản ứng: C (r) + CO 2(k) 2CO (k) ; H > 0 . Để cân bằng chuyển dịch sang phải thì ta phải: A. Tăng áp suất. B. Giảm áp suất. C. Giảm nhiệt độ. D. Giảm nồng độ CO 2 .   CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh – ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org - http://www.hoahoc.org - 9 - Câu 67: Cho các nhận định sau: (1) Tầng ozon có tác dụng hấp thụ tia tử ngoại, bảo vệ con người và các sinh vật trên trái đất. (2) Trong phòng thí nghiệm, O 2 có thể điều chế bằng nhiệt phân KNO 3 hoặc Cu(NO 3 ) 2 . (3) Lọ đựng dung dịch H 2 S tiếp xúc với không khí dung dịch dần trở nên vẩn đục màu vàng. (4) Oxi tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ halogen). (5) Khi đốt H 2 S trong O 2 dư ở nhiệt độ cao, sản phẩm thu được là S và H 2 O. (6) Ozon oxi hóa được nhiều phi kim và nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ. (7) Ở điều kiện thường SO 3 là chất rắn không màu, tan vô hạn trong nước và trong axit H 2 SO 4 . (8) Trong các phản ứng mà oxi tham gia oxi đều đóng vai trò là chất oxi hóa. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 68: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H 2 SO 4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là A. y. B. 3x. C. 2x. D. 2y. Câu 69: Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt: natri hiđroxit, axit clohiđric, axit sunfuric người ta có thể dùng một trong các chất nào sau đây: A. Qùy tím. B. Đá phấn. C. Phenolphtalein. D. Na 2 CO 3 . Câu 70: Dung dịch nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NH 3 (dư) thì có kết tủa rồi kết tủa lại tan? A. Dung dịch Zn(NO 3 ) 2 . B. Dung dịch AlCl 3 . C. Dung dịch FeCl 3 . D. Dung dịch MgSO 4 . Câu 71: Trong phòng thí nghiệm, silic được điều chế bằng phản ứng: A. 3SiO 2 + 2CaC 2 3Si + 2CaO + 4CO. B. SiO 2 + 2C Si + 2CO. C. SiH 4 Si + 2H 2 . D. SiO 2 + 2Mg Si + 2MgO. Câu 72: Cho các nhận định sau: (1) Muối nitrat được dùng làm phân bón hóa học (phân đạm). (2) Photpho tác dụng dễ dàng với các chất oxi hóa mạnh như: HNO 3 đặc, KClO 3 , KNO 3 . (3) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng %K trong phân. (4) Phần lớn HNO 3 sản xuất trong công nghiệp được dùng để điều chế phân đạm NH 4 NO 3 . (5) Muối nitrat được dùng để điều chế HNO 3 trong phòng thí nghiệm. (6) Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với một số kim loại hoạt động như Ca, Mg tạo muối nitrua kim loại. (7) Photpho trắng được dùng để sản xuất diêm. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 73: Tìm câu sai trong các phương án sau: (1) Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá. (2) Hợp chất có oxi của halogen chỉ có một công thức HXO (X là halogen). (3) Hợp chất hiđro halogenua ít tan trong nước. (4) Phân tử clo là phân tử phân cực. (5) Các halogen chỉ có số oxi hoá là (-1) trong tất cả các hợp chất. (6) Flo bốc cháy trong nước nóng giải phóng oxi. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 74: Axit photphoric và axit nitric có cùng phản ứng với nhóm các chất nào sau đây? A. NaCl, KOH, Na 2 CO 3 , NH 3 . B. CuCl 2 , KOH, Na 2 CO 3 , NH 3 . C. KOH, K 2 O, NH 3 , Na 2 CO 3 . D. MgO, KOH, CuSO 4 , NH 3 . Câu 75: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau: SO 2 + Br 2 + 2H 2 O  2HBr + H 2 SO 4 (1) SO 2 + H 2 S  3S + 2H 2 O (2) Câu diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên là: A. Phản ứng (2): SO 2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. B. Phản ứng (1): Br 2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H 2 S là chất khử. C. Phản ứng (1): SO 2 là chất khử, Br 2 là chất oxi hóa. D. Phản ứng (2): SO 2 là chất oxi hóa, Br 2 là chất khử. 0 t  0 t  0 700 C  0 t  Mỗi bài tập không chỉ đơn giản là tính toán, đằng sau đó là những ý tưởng Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo Câu 76: Cho các nhận định sau: (1) Phân lân cung cấp photpho cho cây trồng dưới dạng ion photphat. (2) Amophot là hỗn hợp các muối NH 4 H 2 PO 4 và (NH 4 ) 2 HPO 4 thu được khi cho NH 3 tác dụng với H 3 PO 4 . (3) Phân đạm ure có chứa hàm lượng nitơ cao nhất trong các loại phân đạm. (4) Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác, N 2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H 2 tạo NH 3 . (5) Photpho đỏ có cấu trúc polime, nên khó bay hơi hơn photpho trắng. (6) HNO 3 đặc, nguội tác dụng được với Al, Fe, Cr tạo khí NO 2 . (7) Có thể làm khô khí NH 3 bằng chất hút nước có tính bazơ như CaO. Số phát biểu đúng là: A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 77: Trong các cặp chất sau đây: (1) C và H 2 O (2) (NH 4 ) 2 CO 3 và KOH (3) NaOH và CO 2 (4) CO 2 và Ca(OH) 2 (5) K 2 CO 3 và BaCl 2 (6) Na 2 CO 3 và Ca(OH) 2 (7) HNO 3 + NaHCO 3 (8) CO + CuO Số cặp chất mà phản ứng giữa các chất trong cặp tạo thành sản phẩm có chất khí là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 78: Cho các nhận định sau: (1) Đưa tàn đóm còn than hồng vào bình đựng KNO 3 ở nhiệt độ cao thì tàn đó cháy sáng. (2) Dung dịch NaHSO 4 không hoà tan được kim loại Cu. (3) Cặp chất axit nitric và đồng (II) nitrat không thể tồn tại trong cùng một dung dịch. (4) Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước. (5) Để thử xem vàng có lẫn đồng, bạc hay không người thợ kim hoàn thường dùng dung dịch HNO 3 . (6) Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hoá học mạnh hơn photpho. (7) Có thể dùng dung dịch kiềm mạnh để phân biệt muối amoni với các muối khác. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 79: Hãy lựa chọn phương pháp điều chế HCl trong công nghiệp từ các hoá chất đầu sau: A. Tổng hợp từ H 2 và Cl 2 . B. Thuỷ phân muối AlCl 3 . C. Clo tác dụng với nước. D. NaCl tinh thể và H 2 SO 4 đặc. Câu 80: Cho 4 chất bột riêng biệt màu trắng là: Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , BaCO 3 , BaSO 4 . Có thể dùng các chất nào sau đây để nhận ra từng chất? A. Dùng CO 2 và H 2 O. B. Dùng H 2 O và dung dịch NaCl. C. Dùng H 2 O và HCl. D. Dùng NaOH và H 2 O. Câu 81: Cho các phát biểu sau: (1) SiO 2 tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng. (2) Dung dịch đậm đặc của Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3 được gọi là thủy tinh lỏng. (3) Silic tác dụng với nitơ, cacbon, lưu huỳnh ở nhiệt độ rất cao. (4) Phản ứng: CO 2 + Na 2 SiO 3 +H 2 O  H 2 SiO 3 + Na 2 CO 3 chứng minh H 2 SiO 3 có tính axit mạnh hơn H 2 CO 3 . (5) Ở nhiệt độ thường, CO là chất khí không màu, không mùi, hơi nhẹ hơn không khí. (6) Trong công nghiệp CO thường được sản xuất bằng cách cho hơi nước qua than nóng đỏ. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 82: Cho các phát biểu sau: (1) Phản ứng: 4HF + SiO 2  SiF 4 + 2H 2 O được dùng để khắc chữ lên thủy tinh. (2) SiO 2 tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy. (3) SiO 2 tan cả trong dung dịch axit(HF) và dung dịch kiềm (NaOH), chứng tỏ SiO 2 là oxit lưỡng tính. (4) Silic đioxit là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thủy tinh, đồ gốm. (5) Phản ứng C + O 2 o t  CO 2 là phản ứng tỏa nhiệt và C thể hiện tính khử. (6) Từ cacbon đến chì tính phi kim giảm dần, tính kim loại giảm dần. (7) Nước đá khô “tuyết CO 2 ” được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Số phát biểu đúng là: A. 6. B. 5. C. 4. D. 7. [...]...CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM Câu 83: Cho các nhận định sau: (1) Trong y học, ozon được dùng để chữa sâu răng (2) Trong công nghiệp, người ta sản xuất khí H2S bằng phản ứng giữa FeS với HCl (3) Axit H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh, nó oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) (4) Giống như oxi khi tham gia phản ứng hóa học, lưu huỳnh chỉ thể hiện tính oxi hóa (5) Trong phòng... dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM - 15 - Câu 118: Cho các phát biểu sau: (1) Axit HCl chỉ thể hiện tính oxi hóa, không bao giờ thể hiện tính khử (2) Trong tự nhiên NaCl còn có trong muối mỏ (3) AlCl3 là chất xúc tác quan trọng trong tổng hợp hữu cơ (4) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng Số phát biểu đúng... Câu 174: Cho các phát biểu sau: (1) Flo oxi hóa được tất cả các kim loại kể cả vàng và platin (2) Trong tự nhiên brom tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu là muối bromua (3) Ở điều kiện thường brom là chất khí màu đỏ nâu, dễ bay hơi Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM - 21 - (4) Cho cùng số mol các chất: K2Cr2O7,... các kim loại (2) Phản ứng của oxi với Au là quá trình oxi hoá chậm Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM - 23 - (3) Trong các phản ứng có oxi tham gia thì oxi luôn đóng vai trò là chất oxi hoá (4) Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các hợp chất vô cơ và hữu cơ (5) Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi. .. CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2 Câu 153: Để tách khí CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể cho hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng: A NaOH và H2SO4 đặc B Na2CO3 và P2O5 C H2SO4 đặc và KOH D NaHCO3 và P2O5 t0 Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM - 19 - Câu 154: Cho các phát biểu sau: (1) Than muội được... bột (6) Clorua vôi là muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một loại gốc axit Số phát biểu đúng là: A 2 B 5 C 3 D 4 Câu 200: Cho phản ứng hóa học: H2S + 4Cl2 + 4H2O  H2SO4 + 8HCl Câu diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng là: A H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử B H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa C Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử D Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử ... đặc, nguội Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là: A 1 B 4 C 2 D 3 Câu 137: Cho dãy chuyển hoá: X  Y  Z  T  HNO3 Vậy X, Y, Z, T lần lượt là: A N2, N2O, NO, NO2 B N2, NH3, NO, NO2 C N2, NO, NO2, N2O5 D N2, NH3, N2O, NO2 o Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM - 17 - Câu 138: Người ta có thể sử dụng... Pb, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần C Từ C đến Pb, tính phi kim tăng dần, tính kim loại giảm dần D Từ C đến Pn, tính khi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần Câu 142: Cho các phát biểu sau:  2 (1) dd axit cacbonic có chứa H2CO3 không phân li, H+, HCO 3 , một lượng rất nhỏ CO 3  (2) Muối cacbonat, hiđrocacbonat kim loại kiềm, amoni dễ tan trong nước (trừ NaHCO3 hơi ít tan) (3) Cho... là_ns2np4 (2) Sắp xếp các phi kim: O, S, F, Cl theo thứ tự độ âm điện tăng dần là S < O < Cl < F (3) Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt nhân KMnO4 (4) O2 và O3 là thù hình của nhau vì cùng cấu tạo từ những nguyên tử oxi (5) Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường (6) Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hoá (7) Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện... Pb, Sn Si, Ge, C B C, Pb, Sn, Ge, Si C Pb, Sn, Ge, Si, C D C, Si, Pb, S, Ge Mỗi lời giải không chỉ là áp dụng phương pháp mà thực sự là một quá trình phân tích và sáng tạo CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM - 13 - Câu 100: Cho các phát biểu sau: (1) Màu sắc các halogen đậm dần từ flo đến iot (2) Clo được dùng khử trùng nước sinh hoạt, xử lí nước thải, dùng tẩy trắng vải, sợi, giấy (3) Đặc điểm . ĐỀ: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh – ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org - http://www.hoahoc.org - 1 - LÝ THUYẾT TỔNG HỢP PHI KIM ****************@*****************. Trong các hợp chất có oxi, số oxi hoá của clo có thể là: -1 ; +1; +3; +5; +7. (2) Tính khử F - , Cl - , Br - , I - được xếp theo thứ tự tăng dần là F - < Cl - < Br - < I - . (3). THUYẾT TỔNG HỢP VỀ PHI KIM Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh – ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org - http://www.hoahoc.org - 17 - Câu 138: Người ta có thể sử dụng nước đá khô

Ngày đăng: 10/06/2014, 21:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w