1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158

100 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hoạt động khuyến nông huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Thị Phương
Người hướng dẫn TS. Bùi Đình Hòa
Trường học Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chuyên ngành Khuyến nông & PTNT
Thể loại báo cáo tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 194,05 KB

Cấu trúc

  • Phần 1 MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Đặt vấn đề (9)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (10)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (10)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (11)
    • 1.3. Ý nghĩa của đề tài (11)
      • 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu (11)
      • 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất (11)
  • Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về khuyến nông (12)
      • 2.1.2. Khái niệm về khuyến nông, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, vai trò, chức năng của khuyến nông đối với phát triển nông thôn Việt Nam (14)
      • 2.1.3. Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam (20)
    • 2.2. Hoạt động khuyến nông thế giới và Việt Nam (24)
      • 2.2.1. Hoạt động khuyến nông trên thế giới (24)
      • 2.2.2. Hoạt động khuyến nông Việt Nam (27)
  • Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (29)
      • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu (29)
      • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu (29)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (29)
      • 3.2.1. Địa điểm: Huyện Phổ Yên - Thái Nguyên (29)
      • 3.2.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2011 - 5/2011 (29)
    • 3.3 Nội dung nghiên cứu (29)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (29)
      • 3.4.1. Điều tra thu thập số liệu (29)
      • 3.4.2. Phân tích tổng hợp số liệu (30)
      • 4.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội (35)
    • 4.2. Thực trạng công tác khuyến nông huyện Phổ Yên (39)
      • 4.2.1. Căn cứ thành lập Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên (39)
      • 4.2.2. Chức năng nhiệm vụ (40)
      • 4.2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý và tổ chức của trạm khuyến nông huyện Phổ Yên (40)
      • 4.2.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Phổ Yên (42)
      • 4.2.5. Kinh phí hoạt động khuyến nông huyện Phổ Yên (47)
      • 4.2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên thời gian qua (0)
    • 4.3. Kết quả hoạt động khuyến nông huyện Phổ Yên giai đoạn 2008 - 2010 (52)
    • 4.4. Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng mô hình trình diễn; đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền (68)
      • 4.4.1. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông (68)
      • 4.4.2. Đánh giá của các hộ nông dân về hoạt động khuyến nông (0)
    • 4.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Phổ Yên (82)
    • 4.6. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Phổ Yên (84)
      • 4.6.1. Định hướng (84)
      • 4.6.2. Giải pháp (86)
  • Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (31)
    • 5.1. Kết luận (90)
    • 5.2. Kiến nghị (91)
      • 5.2.1. Đối với cấp huyện (91)
      • 5.2.2. Đối với trạm khuyến nông Phổ Yên (91)
      • 5.2.3. Đối với người dân trong huyện (91)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Các hoạt động khuyến nông ở huyện Phổ Yên.

- Các cán bộ khuyến nông và một số hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.

Phạm vi thời gian: Các hoạt động khuyến nông trong 3 năm 2008, 2009,

2010 của trạm khuyến nông huyện Phổ Yên.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm: Huyện Phổ Yên - Thái Nguyên

3.2.2 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2011 - 5/2011

Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hoạt động khuyến nông tại Phổ Yên ở các mặt:

- hệ thống khuyến nông huyện Phổ Yên.

- Kết quả hoạt động khuyến nông giai đoạn 2008 - 2010.

- Đánh giá chung về công tác khuyến nông huyện Phổ Yên giai đoạn

- Quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông giai đoạn 2008 - 2010.

- Định hướng, mục tiêu, nội dung hoạt đông khuyến nông giai đoạn

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Điều tra thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ liệu: Bao gồm các thông tin: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên, các thông tin về khuyến nông, các kết quả hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Phổ Yên Các số liệu này thu thập được thông qua các văn bản, nghị định, liên quan đến vấn đề khuyến nông, các báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông trạm Phổ Yên, phòng nông nghiệp, phòng thống kê, phòng kinh tế của huyện Phổ Yên.

* Thu thập số liệu sơ cấp: Để có được số liệu sơ cấp, tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng những câu hỏi đã được lập sẵn trong phiếu điều tra.

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để tìm hiểu những khó khăn, những nhu cầu của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp và nhu cầu của họ về khuyến nông Phỏng vấn các cán bộ khuyến nông về công tác và hoạt động của họ trong thời gian qua.

* Chọn địa điểm nghiên cứu: Căn cứ vào mục đích của đề tài, việc chọn điểm nghiên cứu được tiến hành như sau:

Trong huyện chọn ra 3 xã đại diện cho 3 vùng để điều tra.

+ Vùng I: xã Tân Hương: chọn 6 thôn mỗi thôn 5 hộ.

+ Vùng II: xã Hồng Tiến: chọn 5 thôn mỗi thôn 6 hộ.

+ Vùng III: xã Thành Công: chọn 6 thôn mỗi thôn 5 hộ.

3.4.2 Phân tích tổng hợp số liệu

Số liệu được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm Excel.

- Khi tiến hành phân tích những thông tin đã thu thập được tôi sử dụng phương pháp phân tích “SWOT”, để phân tích những thuận lợi - khó khăn, thách thức và cơ hội của hoạt động khuyến nông trong thời gian qua Từ đó đề xuất các hướng giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông trong thời gian tới.

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên a Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc theo Quốc lộ 3.

Huyện Phổ Yên có vị trí giáp danh như sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp thị xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đại Từ và dãy núi Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội.

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.

Trên địa bàn huyện có 2 con sông chảy qua đó là Sông Cầu và Sông Công nên chia huyện Phổ Yên thành 2 vùng rõ rệt. b Đặc điểm địa hình

Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh thái Nguyên Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:

+ Vùng phía Đông (hữu ngạn Sông Công) gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8 - 15 m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

+ Phía tây (tả ngạn Sông Công) gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính, cao nhất là dãy Tạp Giàng 515m Độ cao trung bình ở vùng này là 200 - 300 m. c Khí hậu thuỷ văn

Bảng 4.1: Tình hình khí hậu của huyện Phổ Yên

Lượng mưa (mm) trung bình Số giờ nắng /tháng

TB thấp TB TB cao Ẩm độ trung bình Ẩm độ Thấp

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên

Nhiệt độ bình quân năm 23,7 0 c, nhiệt độ cao nhất 38,3 0 c ở tháng 7, nhiệt độ thấp nhất 12 0 c ở tháng 1 Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất 15,7 0 c ở tháng 12.

+ Chế độ mưa: tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1700mm, lượng mưa lớn nhất tập trung tháng 6: 312mm, lượng mưa ít nhất 8 mm tháng 2 lượng mua trung bình 141,08 mm/tháng.

+ Chế độ ẩm: ẩm độ trung bình năm 82,25%, ẩm độ trung bình tháng lớn nhất 90% tháng 5, ẩm độ trung bình tháng nhỏ nhất 74% tháng 12.

+ Thuỷ văn: huyện Phổ Yên có hai con sông lớn chảy qua và một số hồ đập nhỏ tạo nên hệ thống suối nhỏ tương đối đều trên toàn huyện Hơn nữa với 186km kênh mương tưới tiêu nên làm tăng độ ẩm cho đất, độ ẩm không khí tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Gió đông nam hoạt động mạnh từ tháng 5 đến tháng 10 mang nhiều hơi nước gây ra mưa và cũng là những có độ ẩm cao, lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật sinh trưởng.

- Gió mùa đông bắc hoạt động mạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió thường khô hanh làm hạn chế sinh trưởng của cây trồng đồng thời sương muối và rét đậm kéo dài từ 21/12 năm nay đến 30/2 năm sau.

+ Huyện Phổ Yên nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đây là khí hậu thuận lợi cho cây trồng, thực vật sinh trưởng và phát triển. d Thổ nhưỡng

Phổ Yên là huyện phía nam của tỉnh thái nguyên thuộc khu vực đồi thấp xen núi nên đất đai chủ yếu thuộc các loại sau:

- Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, tỷ lệ sét cao thành phần cơ giới nặng độ dầy tầng đất bình quân 20 - 70cm nằm ở phía tây của huyện Ở khu vực đất trống đồi núi trọc, tầng kết von mỏng, độ đốc từ 20

- 35 0 loại đất này thích nghi với trồng các loại cây lâm nghiệp như keo lai, keo tai tượng, keo lá chàm, cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, cây công nghiệp như chè, lạc.

- Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá mẹ sa thạch thành phần cơ giới nhẹ có pha cát thích hợp với trồng keo lai, keo tai tượng và những cây có khả năng cải tạo đất. e Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phổ Yên

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phổ Yên Đơn vị: ha

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25667,60 25667,60 25667,60

1 Đất sản xuất Nông nghiệp 12080 12080 12733,85 Đất trồng cây hàng năm 7950,73 7950,73 8384,08 Đất trồng lúa 6088,99 6088,99 6938,75 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 35,20 35,20 5,17 Đất trồng cây hàng năm khác 1826,54 1826,54 1440,16 Đất trồng cây lâu năm 4147 4147 4349,77

2 Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất có rừng) 7315,66 7315,66 6962,13

(Không tính diện tích rừng kém chất lượng không có trữ lượng) 4371 4337 4773

3 Đất ở 974,01 974,01 1947,70 Đất ở nông thôn 896,92 896,92 1835,33 Đất ở thành thị 77,09 77,09 112,37

5 Đất chưa sử dụng 303,25 303,25 99,76 Đất bằng chưa sử dụng 70 70 67,90 Đất đồi núi chưa sử dụng 233,25 233,25 31,86

Núi đá không có rừng cây 0 0 0

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2010

Thực trạng công tác khuyến nông huyện Phổ Yên

4.2.1 Căn cứ thành lập Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên

Theo quyết định số: 1570/QĐ - UB ngày 06/07/2000 của UBND tỉnhThái Nguyên về việc thành lập trạm khuyến nông trực thuộc UBND các huyện, thành phố, thị xã Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên đã chính thức tách khỏi phòng NN & PTNT và hoạt động độc lập với cơ cấu bộ máy tổ chức

Ban chỉ đạo sản xuất các xã, thị trấn Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

Phó trưởng trạm Phó trưởng trạm

Các ngành chứcnăng Trạm khuyến nông Phòng NN & PTNT và quản lý riêng Khuyến nông Phổ Yên đã không ngừng nỗ lực với mong muốn đưa nông nghiệp ngày càng phát triển góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện về tổ chức biên chế và hoạt động của UBND huyện về công tác khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện; đồng thời chịu sự lãnh đạo; hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của TTKN tỉnh.

Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, cụ thể là xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ khuyến nông trên địa bàn, xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn đào tạo cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở và các hộ nông dân đầu mối, thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.

4.2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý và tổ chức của trạm khuyến nông huyện Phổ Yên

* Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên,2010 Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên

Chuyển giao TBKT Hành chính Kế hoạch, báo cáo Dự án

UBND các xã, Thị trấn

Phó trưởng trạm phụ trách kỹ thuật

Phó trưởng trạm phụ trách hành chính – tổ chức- dư án

* Cơ cấu bộ máy quản lý Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên

Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên:

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên,2010 Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên

Nhận xét chung: Qua hai sơ đồ trên chúng ta thấy rõ trạm khuyến nông huyện Phổ Yên đã được tách riêng ngang hàng và hoạt động độc lập với phòng

NN & PTNT và các ngành chức năng Trong đó Trưởng trạm khuyến nông là người lãnh đạo đứng đầu phụ trách chung Trạm có hai Phó trưởng trạm, một cán bộ chuyên ngành trồng trọt phụ trách về kỹ thuật đồng thời trực tiếp xây dựng và thực hiện các mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật, đánh giá kết quả và thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và tuyên truyền, chuyển giao tới cơ sở Một cán bộ chuyên ngành lâm nghiệp phụ trách kế hoạch, hành chính, dự án với các hoạt động chính đó là: tổ chức hành chính cơ quan, xây dựng và thực hiện các dự án, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư trên lĩnh vực nông lâm nghiệp, xây dựng kế hoạch hoạt động theo định kỳ và tổng hợp báo cáo kết quả trước toàn thể trạm khuyến nông Ngoài ra, trạm còn có một cán bộ chuyên ngành kế toán làm việc độc lập dưới sự quản lý của lãnh đạo trạm.

4.2.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Phổ Yên a Cán bộ khuyến nông cấp huyện

Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp huyện được thể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5: Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp huyện năm 2010

TT Chỉ tiêu Người CC (%)

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên, 2010.

Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy tỉ lệ nữ giới tham gia công tác khuyến nông chiếm tỉ lệ cao (52,63%) Điều đó cho thấy rõ hơn sự quan tâm của các cấp chính quyền tới sự bình đẳng giới, tăng cường tỉ lệ cán bộ, lãnh đạo là nữ giới phù hợp với định hướng và chủ trương của Đảng và Nhà nước.

* Chuyên ngành đào tạo của cán bộ khuyến nông

Chuyên ngành đào tạo của cán bộ khuyến nông là một vấn đề hết sức quan trọng Một người cán bộ khuyến nông có năng lực thì trước hết phải được đào tạo về những chuyên ngành cơ bản để họ làm tốt công tác của mình. Không những được đào tạo chuyên sâu mà người cán bộ khuyến nông còn phải có những hiểu biết rộng trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp nói riêng và sản xuất, kinh tế thị trường cũng như đời sống của những người nông dân Từ đó mới giúp nâng cao hiểu biết của dân, mới phát triển kinh tế bền vững. Để đánh giá chuyên môn được đào tạo của cán bộ khuyến nông huyện Phổ Yên ta có kết quả được trình bày ở biểu đồ dưới:

Hình 4.3: Biểu đồ chuyên ngành đào tạo cán bộ khuyến nông huyện Phổ Yên

Nhận xét: Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy cán bộ khuyến nông được đào tạo về chuyên ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ khá cao 57,89% (11 người), chăn nuôi - thú y chiếm 21,05% (4 người), các ngành còn lại mỗi ngành 5,26% (1 người) Chúng ta có thể nhìn thấy một thực trạng rằng: Cán bộ

Chăn nuôi - Thú yLâm nghiệpThuỷ sảnTài chính - Kế toánBảo vệ thực vật khuyến nông của huyện đào tạo trong chuyên ngành trồng trọt là chủ yếu, các chuyên ngành khác rất ít Chính điều đó đã làm ảnh hưởng một phần đến hoạt động khuyến nông của huyện Hơn nữa, hầu hết các cán bộ khuyến nông của trạm chưa qua đào tạo chính quy về khuyến nông, phương pháp khuyến nông, phương pháp đào tạo khuyến nông và phương pháp tiếp cận cộng đồng Phần lớn họ tập trung nhiều vào kỹ thuật Đây chính là một sự thiếu hụt lớn trong kỹ năng chuyển giao của cán bộ khuyến nông trạm Phổ Yên Đó cũng chính là thách thức lớn trong chất lượng nguồn nhân lực của trạm cần được quan tâm hơn.

* Thời gian công tác của cán bộ khuyến nông huyện Phổ Yên

Trong công tác khuyến nông thì không những người cán bộ phải nắm vững kiến thức và nhiệt tình trong công việc mà đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong thời gian công tác Cách tiếp cận người dân và xử lý những tình huống phát sinh trong công việc đều phải được tích luỹ dần dần bởi nó không hề có trong sách vở Thời gian công tác sẽ nói lên được người cán bộ khuyến nông đó có sự nhạy bén trong các tình huống ra sao, kiến thức phong phú và đa dạng như thế nào Đánh giá về thời gian công tác của cán bộ khuyến nông để thấy được sự đan xen giữa các tầng lớp, sự nối tiếp nhau trong cách nhìn nhận, học hỏi và rèn luyện của mỗi lớp cán bộ Những cán bộ trẻ mang trong mình bầu nhiệt huyết, sức trẻ, sự hăng hái và nhiệt tình, còn những cán bộ lâu năm lại dày dạn kinh nghiệp và sự từng trải, cống hiến kiến thức và hiểu biết sâu rộng của mình cho sự nghiệp Họ sẽ hỗ trợ và giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao Biểu đồ dưới sẽ cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn, cụ thể hơn về thời gian công tác của cán bộ khuyến nông huyện Phổ Yên

Hình 4.4: Biểu đồ thời gian công tác của đội ngũ khuyến nông huyện Phổ Yên

Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy số cán bộ khuyến nông có thời gian công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao 42,11% (8 người) Trạm khuyến nông Phổ Yên có đội ngũ cán bộ gắn bó trong nghề lâu năm với nhiều kinh nghiệm và kiến thức đã giúp nông nghiệp Phổ Yên có những bước chuyển mình Họ đã mang nhiệt huyết, tình yêu và gắn bó với nghề dù vất vả và thiệt thòi mong sao cho cuộc sống người nông dân khấm khá, kinh tế bền vững Đồng thời họ mang những kinh nghiệm quý báu đó truyền lại cho thế hệ sau để xây dựng Phổ Yên với nền nông nghiệp phát triển

Biểu đồ còn cho ta thấy cán bộ khuyến nông có thời gian công tác dưới

5 năm chiếm tỷ lệ cao 31,58% (6 người) Đó là những người sẽ cống hiến sức trẻ của mình cho khuyến nông Họ mang trong mình bầu nhiệt huyết, hăng say với nghề, ham học hỏi và rèn luyện

“Tre già măng mọc”, tôi tin rằng với những gì đã có khuyến nông Phổ Yên sẽ phát huy những thế mạnh của mình, những kinh nghiệm và tinh thần không ngại khó, ngại khổ để đưa nông nghiệp huyện nhà ngày một phát triển bền vững

Tỷ lệ cán bộ khuyến nông có trình độ đại học rất cao chiếm (78,95%). Trạm đã có 1 cán bộ thạc sỹ (5,26%) Điều này cho thấy sự phấn đấu không ngừng vươn lên của các cán bộ khuyến nông huyện “Học, học nữa, học mãi” là phương châm mà cán bộ nơi đây không ngừng phấn đấu thể hiện quyết tâm xây dựng một Phổ Yên phát triển.

Kết quả hoạt động khuyến nông huyện Phổ Yên giai đoạn 2008 - 2010

Với vai trò trọng tâm là chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới người nông dân, kể từ khi được thành lập cho đến nay Các hoạt động khuyến nông chủ yếu của trạm khuyến nông huyện Phổ Yên tập trung ở 4 hoạt động chính là: Xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật, tham quan hội thảo, thông tin tuyên truyền.

Cụ thể qua bảng số liệu 4.7 ta có thể thấy: Hoạt động khuyến nông của trạm khá phong phú và đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau Cụ thể qua 3 năm 2008 - 2010:

+ Về trồng trọt: Trạm xây dựng được 32 mô hình trình diễn, 772 lớp tập huấn, 35 buổi tham quan hội thảo, 53 chương trình thông tin tuyên truyền về trồng trọt.

+ Về chăn nuôi: Trạm xây dựng được 19 mô hình trình diễn, 153 lớp tập huấn, 23 buổi tham quan hội thảo, 37 chương trình thông tin tuyên truyền về chăn nuôi.

+ Về khuyến lâm: Trạm xây dựng được 1 mô hình trình diễn, 24 buổi tập huấn về khuyến lâm, 1 cuộc tham quan hội thảo và 14 chương trình thông tin tuyên truyền về khuyến lâm. huấn, 16 cuộc tham quan hội thảo và 19 chương trình thông tin tuyên truyền về khuyến lâm.

+ Về Bioga: Trạm xây dựng được 2 mô hình trình diễn, 5 buổi tập huấn.

Có thể thấy một điều là trồng trọt là thế mạnh lớn nhất của Phổ Yên trong phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Vì thế các hoạt động tập trung chủ yếu cho lĩnh vực này Trong những năm trở lại đây, hoạt động chăn nuôi cũng phát triển khá mạnh Người dân nơi đây đã thấy được lợi ích của việc chăn nuôi theo hướng công nghiệp Nhiều gia đình đã đầu tư bằng cách vay vốn để xây dựng chuồng trại, mua con giống, trang thiết bị để phục vụ chăn nuôi.

Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải rất nhiều Để giải quyết vấn đề này trạm đã phối hợp với UBND huyện hỗ trợ người dân xây dựng nhiều công trình bioga.

Bioga là một chương trình khí sinh học vừa giúp tận dụng được chất thải trong chăn nuôi vừa giảm thiểu được ô nhiễm môi trường Thấy rõ được lợi ích của công trình này hầu hết các hộ chăn nuôi với quy mô lớn đã tham gia.

Cũng qua bảng số liệu này, chúng ta có thể thấy: Trong các hoạt động khuyến nông của trạm thì hoạt động tập huấn kỹ thuật là hoạt động được trạm đầu tư và mang lại hiệu quả cao nhất Đây cũng chính là hoạt động được người dân của huyện đánh giá cao và mong muốn được tham gia.

Hoạt động ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

II Tập huấn kỹ thuật Lớp 316 320 380

III Tham quan hội thảo Cuộc 22 24 25

IV Thông tin tuyên truyền Chương trình

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên a Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

Trong những năm qua, công tác khuyến nông luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp trên địa huyện Phổ Yên Xây dựng mô hình trình diễn là hoạt động giúp người dân được tận mắt thấy kết quả thực sự của TBKT tại địa phương thông qua đó người dân có thể giải đáp các thắc mắc, tạo niềm tin để họ tin tưởng và làm kinh nghiệm và áp dụng Hơn nữa năng lực của người dân được nâng cao sau khi tham dự mô hình. Được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, UBND huyện Qua 3 năm (2008 -

2010), trạm khuyến nông huyện Phổ Yên đã xây dựng được nhiều mô hình trình diễn thành công và nhân ra diện rộng trên địa bàn toàn huyện Cụ thể sự thay đổi số lượng các mô hình trình diễn qua 3 năm được thể hiện như sau:

Hình 4.6 Biểu đồ các mô hình trình diễn của trạm giai đoạn 2008 - 2010

Qua đồ thị chúng ta có thể thấy rằng các mô hình trình diễn được thực hiện chủ yếu ở 2 lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi do trồng trọt và chăn nuôi là thế mạnh của huyện Trạm đã xây dựng được 32 mô hình trồng trọt, 19 mô hình chăn nuôi, 11 mô hình thủy sản, 2 mô hình bioga và 1 mô hình lâm nghiệp Các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phân bố tương đối đều qua các năm Mô hình lâm nghiệp thực hiện ít do diện tích không nhiều Với Bioga, đó là mô hình mới được áp dụng nên mới xây dựng được 2 mô hình. Kết quả xây dựng mô hình trong từng lĩnh vực được thể hiện qua các năm như sau:

5 Lâm nghiệp hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8: Kết quả xây dựng mô hình trồng trọt giai đoạn 2008 - 2010

Năm Tên mô hình Đơn vị thực hiện (xã) Quy mô (ha)

2008 MH giống lúa lai bồi tạp thái phong Đồng Tiến, Phúc thuận, Tiên Phong 11

MH giống lúa lai ĐT34 Vạn Phái, Đắc Sơn 8

MH rau an toàn Tiên Phong 4

Thâm canh ngô mới NK66 Tân Hương, 6

MH giống lúa lai ĐT36 Minh Đức 5,8

MH canh tác lúa cải tiến SRI Đồng tiến 6

MH trồng hoa chất lượng cao Thị trấn Ba Hàng, Đông Cao 3

MH khoai tây Aladin Tân Phú 4.8

MH ngô lai NK6326 Trung Thành 5,5

2009 MH giống lúa mới SYN6 Đồng Tiến, Phúc Thuận 10

MH lúa lai 2 dòng Minh Đức 2

MH giống lúa SH14 Trung Thành 3

MH ngô mới LVN61 Tân Phú, Tân Hương 90

MH ngô mới MB68 Tân Hương 0,3

MH ngô MB69 Vạn Phái 0,5

MH ngô SSC Đắc Sơn 0,8

MH ngô AG59 Phúc Tân 4

MH lạc MĐ7 Tiên Phong 3

MH Đậu tương ĐT12 Bắc Sơn 5

2010 MH giống bí xanh Đông Cao 4

MH ngô xuân LNN25 Bắc Sơn 5

MH ngô xuân LNN154 Minh Đức 5

MH ngô CP333 Hồng Tiến 5

MH ngô VS26 Đồng Tiến 2

MH ngô MB68 Tân Hương 3

MH đậu tương ĐT26 Nam Tiến 5

MH giống lúa PC6 Vạn Phái 6

MH giống lúa CNR02 Minh Đức 4

MH giống lúa Nam ưu 603 Tân Phú 7

MH ngô CPA88 Trung Thành 5

Nguồn: Trạm khuyến nông Phổ Yên

Qua bảng trên chúng ta thấy trong 3 năm (2008 - 2010) trạm khuyến nông huyện Phổ Yên đã xây dựng được 32 mô hình trình diễn về trồng trọt. Trong đó chủ yếu là các mô hình về lúa và ngô Ngoài ra còn có các mô hình về rau, lạc, đậu tượng, hoa, khoai tây Sở dĩ các mô hình về lúa và ngô nhiều như vậy là do ngô và lúa là 2 loại cây lương thực được trồng chủ yếu và người dân thì có nhu cầu cao Việc xây dựng các mô hình đã tạo ra bước đột phá rất lớn về năng suất và sản lượng lương thực trong toàn huyện Thể hiện rõ nhất là mô hình trình diễn giống lúa mới CNR02 với diện tích 4 ha vụ xuân muộn - mùa sớm năm 2010 vừa qua đã đem lại hiệu quả kinh tế cao Năng suất suất đạt từ 67 - 69 tạ/ha cao hơn với giống VL20 mà nông dân trồng từ 9

- 11 tạ/ha Nông dân đã rất phấn khởi khi trạm khuyến nông đưa giống lúa này về trồng Ngoài ra nhiều địa phương còn xây dựng được nhiều vúng sản xuất tập trung từ 3 - 6ha Góp phần nâng cao tổng sản lượng lương thực trong toàn huyện tạo điều kiện mở rộng sản xuất chăn nuôi phát triển.

Trước kia cây ngô chỉ được trồng 1 vụ trên diện tích rất hạn chế nay đã được tuyên truyền mở rộng diện tích trồng 1 năm 2 vụ cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ khuyến nông nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Vụ đông năm 2010 trạm khuyến nông đã đưa giống ngô CP333 vào trình diễn trên địa bàn 2 xóm: xóm Diện và xóm Ấm xã Hồng Tiến với quy mô 5ha Năng suất ước đạt 103 - 105 tạ/ha Với ưu thế về năng suất cây ngô lai đã thay thế 100% các giống ngô địa phương.

Người dân thường có thói quen là để giống từ năm này qua năm khác.

Vì vậy mà năng suất và chất lượng giống đã bị giảm đi đáng kể Nhằm giúp người dân có cái nhìn mới, nâng cao năng suất và chất lượng các loại giống cây trồng, cán bộ khuyến nông huyện không ngừng tìm kiếm giống mới phù hợp với điều kiện ở địa phương Giống lạc MĐ7 đã được đưa vào thử nghiệm tại xã Tiên Phong, giống khoai tây Aladin thử nghiệm tai xã Tân Phú, giống bí xanh thử nghiệm tại xã Đông cao mang lại hiệu quả kinh tế cao

* Lĩnh vực chăn nuôi cung cấp một phần không nhỏ nguồn con giống và thực phẩm cho tỉnh, huyện và các tỉnh lân cận Trong những năm gần đây chăn nuôi càng khẳng định vai trò của nó trong phát triển KTXH Vì vậy xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông chăn nuôi được trạm khuyến nông Phổ Yên rất coi trọng và đã nhận được nhiều sự quan tâm hưởng ứng của nhân dân Kết quả xây dựng mô hình trình diễn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9: Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi giai đoạn 2008 - 2010

Năm Tên mô hình Đơn vị thực hiện Quy mô

MH nuôi lợn lái sinh sản Minh Đức, Trung Thành 52

MH nuôi gà đẻ an toàn sinh học Tân Phú, Trung Thành, Đắc Sơn, Vạn Phái, 6000

MH nuôi gà thịt an toàn sinh học Hồng Tiến 2000

MH vỗ béo đàn bò Đắc sơn 167

MH gà Ross Thành Công 1000

MH gà Sacso thuần Nam Tiến 900

MH gà đẻ an toàn sinh học Đồng Tiến, Bãi Bông,

MH vỗ béo đàn bò Đắc Sơn, TT Bãi Bông 221

MH gà thịt an toàn sinh học Đồng Tiến 2600

MH gà Ai cập Tân Phú 2000

MH Lợn Thịt hướng lạc Minh Đức 100

MH chăn nuôi bò nhốt kết hợp chăn thả Vạn Phái 120

MH nuôi bò sinh sản Phúc Tân 40

MH chăn nuôi bò lai Sind sinh sản theo hướng quy mô trang trại Thành Công 10

MH nuôi gà thịt an toàn sinh học Đồng tiến, Đắc Sơn 8000

MH nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu Thành Công 87

MH vỗ béo bò thịt Vạn Phái, Minh Đức 120

MH nuôi ếch Thi trấn Bãi Bông 3000

Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng mô hình trình diễn; đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền

4.4.1 Sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông

Qua điều tra và phỏng vấn 90 hộ nông dân, chúng ta có thể thấy: Người dân đã từng bước làm quen và tiếp xúc với cán bộ khuyến nông và kiến thức khoa học kỹ thuật mới Cán bộ khuyến nông và cơ quan khuyến nông đã thực sự trở thành “những người bạn của nhà nông” tiếp xúc với cán bộ khuyến nông trong đó có: 67 hộ đã tham gia hoạt động tập huấn, 42 hộ tham gia xây dựng mô hình trình diễn, 20 hộ tham gia hoạt động tham quan hội thảo và 61 hộ tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền.

Cũng qua bảng biểu 4.13 chúng ta có thể thấy: Khi được hỏi về năng lực và chất lượng hoạt động của trạm khuyến nông có 60 hộ (chiếm 66.67%) đánh giá cán bộ khuyến nông có chuyên môn tốt; 70 hộ (chiếm 71,78%) đánh giá hoạt động khuyến nông bổ ích và có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế. Còn 33,33% hộ cho rằng cán bộ khuyến nông chỉ có chuyên môn khá, trung bình hay yếu và 28,22% hộ cho rằng hoạt động khuyến nông không đáp ứng được nhu cầu của họ mà chỉ mang tính lý thuyết hay chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất. Đây là những nhận xét tương đối chính xác và đầy đủ của những hộ nông dân Bởi mặc dù các cán bộ khuyến nông của huyện đều có trình độ nhưng họ chỉ được đào tạo ở một chuyên ngành hoặc trồng trọt, hoặc chăn nuôi thú y, hoặc lâm nghiệp Phần lớn họ lại chưa được đào tạo qua chuyên ngành phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng… Vì vậy họ vẫn gặp nhiều khó khăn khi phải tiếp nhận một công việc tổng hợp như khuyến nông và trong quá trình xây dựng các hoạt động đã có nhiều hoạt động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Hơn nữa hiện tại huyện Phổ Yên vẫn chưa có cán bộ khuyến nông cơ sở Chính vì lẽ đó mà các hoạt động khuyến nông vẫn còn một số chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân nơi đây Vì vậy trong thời gian tới, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ được giao Trạm khuyến nông cần phối hợp với các cấp, các ngành đầu tư, bố trí thời gian cho cán bộ của trạm tham gia các lớp bồi dưỡng, lớp học ngắn hạn Có khả năng nâng cao kiến thức trên nhiều lĩnh vực, khả năng và phương pháp làm việc với cộng đồng Để từ đó, có thể nâng cao được trình độ chuyên môn và khả năng làm việc với người dân cho cán bộ khuyến nông trên địa bàn Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong những giai đoạn tới. các hoạt động khuyến nông

Nội dung SL (hộ) CC (%)

I Tổng số hộ điều tra 90 100,00

1 Số hộ tiếp xúc với cán bộ khuyến nông

2 Sự tham gia vào các hoạt động khuyến nông

+ Hoạt động tập huấn kỹ thuật 67 74,44

+ Xây dựng mô hình trình diễn 42 46,66

3 Nhận xét về năng lực chuyên môn của CBKN

4 Khả năng đáp ứng nhu cầu của khuyến nông

+ Đáp ứng được nhu cầu thực tế 70 77,78

+ Không đáp ứng đựơc nhu cầu 5 5,56

+ Chỉ đáp ứng được lý thuyết không đáp ứng được thực tế 7 7,78

+ Khuyến nông chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngưới dân

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra

* Xây dựng mô hình trình diễn

Qua bảng biểu 4.14 chúng ta có thể thấy: Trong số 90 hộ được điều tra ngẫu nhiên, có 42 hộ (chiếm 46,66%) tổng số hộ được điều tra tham gia xây dựng mô hình trình diễn Cụ thể xã Tân Hương là 15 hộ (chiếm 50%), ở xã Hồng Tiến là 18 hộ (chiếm 60%) và cuối cùng ở xã Thành Công là 9 hộ (chiếm 30%) tổng số hộ điều tra tại các xã Điều này cho thấy số hộ được tham gia xây dựng mô hình trình diễn trên địa bàn các xã còn rất hạn chế. Như vậy qua những gì phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy: Mặc dù hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của trạm thời gian qua được đánh giá là phát triển nhanh, có đầu tư với số lượng mô hình được xây dựng qua 3 năm là rất nhiều (65 mô hình) Nhưng thực tế qua điều tra ở 3 xã được chọn làm mẫu điều tra thì số hộ được tham gia các mô hình lại rất ít Điều này cho thấy việc xây dựng mô hình trình diễn của trạm chỉ mới tập trung ở một số xã nhất định, chưa có sự nhân rộng ra trên tất cả các địa bàn Đây là một hạn chế trong hoạt động mà thời gian tới trạm cần khắc phục.

Một điều nữa qua bảng biểu 4.14 chúng ta có thể thấy: Hầu hết các hộ tham gia xây dựng các mô trình trình diễn về trồng trọt (chiếm 64,28%) và chăn nuôi (chiếm 40,47%), số lượng hộ tham gia các mô hình trình diễn về thuỷ sản (9,52%)và lâm nghiệp (2,38%) rất ít.

Như vậy trong thời gian tới, để hoạt động xây dựng mô hình trình diễn ngày càng phát triển, số lượng hộ dân được tham gia vào các mô hình trình diễn ngày càng nhiều và hoạt động thực sự mang lại hiệu quả cho người dân tham gia Trạm khuyến nông cần tìm hiểu nhu cầu của người dân trước khi xây dựng mô hình và sau khi mô hình được xây dựng thành công, cần nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn huyện đảm bảo các hộ nông dân ai cũng được tham gia mô hình nếu muốn Có như vậy việc xây dựng các mô hình mới tập trung hơn với nội dung phong phú, đa dạng hơn và đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Xây dựng mô hình trình diễn

Xã Tân Hương Xã Hồng Tiến Xã Thành Công BQ Sl

Tổng số hộ điều tra 30 100 30 100 30 100 90 100

Tổng số hộ tham gia mô hình trình diễn

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra a Kết quả của các mô hình trình diễn:

Kết quả tổng hợp phiếu điều tra của hộ nông dân về kết qua tham gia các mô hình trình diễn

Bảng 4.15: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra các hộ về kết quả tham gia mô hình trình diễn

Kết quả tham gia mô hình

Tân Hương Hồng Tiến Thành

Tổng số hộ điều tra 30 100 30 100 30 100 90 100

- Có mô hình thành công, mô hình không

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra có duy nhất một hộ được phỏng vấn cho biết là mô hình gia đình thực hiện chưa thành công do gia đình thiếu lực lượng lao động Và đa số các hộ cho biết các mô hình được thực hiện hầu như đáp ứng được nhu cầu. b Đánh giá của người dân về tính bền vững của các mô hình

Sau khi thực hiện mô hình có kết quả tốt thì vấn đề đang rất được quan tâm của trạm khuyến nông nói riêng và các chương trình dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp nói chung là làm sao nhân rộng được mô hình, làm sao cho mô hình mang tính bền vững Nhưng thực tế, các mô hình do trạm khuyến nông thực hiện phần lớn được người dân tham gia tốt nhưng hầu như không có mô hình nào mang tính bền vững và lâu dài Thông thường khi mô hình kết thúc, thì bà con cũng bỏ luôn không làm nữa.

Qua quá trình điều tra, phỏng vấn người dân chúng tôi được biết Các mô hình của trạm khuyến nông không có tính bền vững là vì một số nguyên nhân sau:

- Phần lớn người dân vẫn chưa hiểu và ý thức được tầm quan trọng của các mô hình mà trạm khuyến nông xây dựng Họ chỉ tham gia vì được hỗ trợ hay vì phong trào Khi không được hỗ trợ nữa, họ sẽ không thực hiện tiếp mô hình.

- Nhiều mô hình trạm thực hiện, sau đó người dân muốn làm tiếp thì không biết mua giống ở đâu? Và nếu thực hiện tiếp mô hình thành công thì cũng không biết tìm nguồn tiêu thụ ở đâu? Nên người dân không dám thực hiện tiếp mô hình.

- Nhiều mô hình của trạm quy trình kỹ thuật còn quá phức tạp, yêu cầu nhiều nhân lực, diện tích thực hiện phải lớn Đây cũng là một khó khăn lớn làm hạn chế việc mở rộng mô hình.

Như vậy, qua những gì phân tích ở trên chúng ta có thể thấy: Khi xây dựng các mô hình trình diễn, chúng ta không nên chỉ đơn thuần chú ý tới hiệu quả của mô hình trước mắt Mà trước khi xây dựng các mô hình khuyến nông cần tính toán kỹ các mô hình đó có dễ nhân rộng không? Có đáp ứng được nhu cầu của hộ? các hộ có dễ mua được con giống không? Có nguồn tiêu thụ không? Có như vậy, các mô hình mà trạm xây dựng mới đáp ứng được nhu cầu và mang lại hiệu quả cho hộ, mới có tính bền vững và lâu dài.

*Hoạt động tập huấn kỹ thuật

- Đánh giá của người dân về nội dung tập huấn nội dung các lớp tập huấn khuyến nông Đánh giá của các hộ điều tra về nội dung các lớp tập huấn

Tân Hương Hồng Tiến Thành Công BQ

Tổng số hộ điều tra 30 100 30 100 30 100 90 100

Tổng số hộ tham gia các lớp tập huấn 23 76,67 25 60 19 70 67 74.44

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra

Qua bảng chúng ta có thể thấy hầu hết các hộ được phỏng vấn đều có nhận xét là các buổi tập huấn là rất cần thiết Trong số 67 hộ được phỏng vấn có tới 64 hộ thấy là rất cần thiết Điều này cho thấy chất lượng các buổi tập huấn của trạm khuyến nông trong thời gian qua là tương đối tốt Vì vậy trong thời gian tới trạm cần chú ý phát huy hơn nữa, để hoạt động tập huấn thật sự mang lại hiệu quả ngày càng cao và cung cấp cho bà con nông dân ngày càng nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật hơn nữa.

- Đánh giá của người dân về phương pháp tập huấn và thời gian bố trí các lớp tập huấn của trạm khuyến nông

+ Các phương pháp tập huấn của khuyến nông

Hình 4.7: Biểu đồ các phương pháp tập huấn của khuyến nông

38% giáo cụ trực quan thảo luận nhóm thực hành thuyết trình khuyến nông sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với buổi tập huấn Trong các phương pháp thì phương pháp thuyết trình (chiếm 38%), thảo luận nhóm (chiếm 25%), thực hành (chiếm 21%), giáo cụ trực quan (chiếm 16%) Trong một buổi tập huấn cần hạn chế sử dụng quá nhiều phương pháp thuyết trình Nắm được điều này cán bộ khuyến nông của huyện đã có nhiều cố gắng để giảm việc sử dụng phương pháp này, thay vào đó kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác để nâng cao chất lượng buổi tập huấn.

Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Phổ Yên

Qua quá trình đánh giá về hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Phổ Yên trong thời gian qua, chúng ta có thể rút ra một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện như sau:

- Đội ngũ cán bộ khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Phổ Yên:Tất cả các cán bộ khuyến nông chỉ được đào tạo ở một chuyên ngành hoặc trồng trọt, hoặc chăn nuôi thú y, hoặc lâm nghiệp Mặc khác phần lớn họ lại chưa được đào tạo qua chuyên ngành phát triển nông thôn, phát triển cộng hợp như khuyến nông.

- Đội ngũ khuyến nông cơ sở: Là cầu nối trong quá trình chuyển giao KTTB, là nơi truyền tải những thành tựu khoa học kỹ thuật mới tới các hộ nông dân, tiếp nhận những ý kiến, kiến nghị, yêu cầu bức xúc từ thực tế sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân Vậy mà huyện Phổ Yên chưa có đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, các xã, thị trấn chưa có biên chế cán bộ phụ trách nông nghiệp, vẫn sử dụng kiêm nhiệm.

- Trình độ dân trí của người dân: Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn huyện chưa thực sự đồng đều Có những xã nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tiếp xúc nhiều với bên ngoài nên đưa khoa học kỹ thuật mới vào không được chấp nhận vì tâm lý sợ rủi ro, sợ cái mới Ngay trong cùng một xóm trình độ của người dân cũng khác biệt nhau, khó chia tách để tổ chức các hoạt động khuyến nông.

Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy rằng nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động khuyến nông còn rất hạn chế nên chỉ đáp ứng được một phần cho các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn theo các dự án của tỉnh, của sở khoa học công nghệ và in ấn tài liệu và một số lớp tập huấn Các lớp tập huấn cho cơ sở gần như không có kinh phí nên gặp rất nhiều khó khăn Do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến việc chỉ đạo, điều hành và chuyển giao kiến thức kỹ thuật.

* Yếu tố áp đặt, mệnh lệnh trong hoạt động của trạm khuyến nông:

Các hoạt động của trạm còn mang tính áp đặt từ trên xuống, chưa có sự tham gia của người dân nên đôi khi không được sự đồng tình khi triển khai tại địa phương vì không thỏa mãn nhu cầu, không giải quyết những khó khăn của người dân Đây cũng là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của trạm khuyến nông.

* Yêú tố điều kiện tự nhiên:

Thời tiết khí hậu cùng với diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại cây trồng và dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng là những khó khăn không nhỏ cho nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung

* Yếu tố phong tục tập quán:

Mỗi một vùng, một xã có các phong tục tập quán đặc trưng khác nhau do vậy chương trình khuyến nông, các dự án khuyến nông trước khi đi vào xây dựng mô hình trình diễn và sản xuất đại trà phải được tìm hiểu, khảo cứu, điều tra cứu kỹ lượng có như vậy thì chương trình khuyến nông khi đưa vào mới có tính khả thi, người nông dân mới ủng hộ, việc chuyển giao TBKT sẽ thuận lợi hơn.

Hiện nay đang tồn tai một thực trạng, sản phẩm mà người nông dân sản xuất ra thì nhiều mà thị trường tiêu thụ lại thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế của hộ nông dân Vì vậy các chương trình, dự án khuyến nông khi đưa vào phải tính đến việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, các sản phẩm phải có thị trường tiêu thụ có như vậy hiệu quả của các hoạt động khuyến nông mới được bền vững về cả mặt kinh tế và xã hội.

Ngày đăng: 21/08/2023, 08:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam năm 2010 - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 2.1 Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam năm 2010 (Trang 21)
Bảng 4.1: Tình hình khí hậu của huyện Phổ Yên - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 4.1 Tình hình khí hậu của huyện Phổ Yên (Trang 32)
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phổ Yên - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phổ Yên (Trang 34)
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện giai đoạn 2008 - 2010 - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 36)
Bảng 4.4: Dân số huyện Phổ Yên qua các năm (2008 – 2010) - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 4.4 Dân số huyện Phổ Yên qua các năm (2008 – 2010) (Trang 37)
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Sơ đồ c ơ cấu bộ máy tổ chức Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên (Trang 40)
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên: - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Sơ đồ c ơ cấu bộ máy quản lý Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên: (Trang 41)
Bảng 4.5: Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp huyện năm 2010 - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 4.5 Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp huyện năm 2010 (Trang 42)
Bảng 4.8: Kết quả xây dựng mô hình trồng trọt giai đoạn 2008 - 2010 - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 4.8 Kết quả xây dựng mô hình trồng trọt giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 56)
Bảng 4.9: Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi giai đoạn 2008 - 2010 - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 4.9 Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 58)
Bảng 4.11: Số lượng các buổi tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2008 - 2010) - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 4.11 Số lượng các buổi tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2008 - 2010) (Trang 64)
Bảng 4.15: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra các hộ về kết quả tham gia - Danh gia hoat dong khuyen nong huyen pho yen tinh 130158
Bảng 4.15 Kết quả tổng hợp phiếu điều tra các hộ về kết quả tham gia (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w