ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động khuyến nông đã và đang diễn ra tại huyện Bạch Thông và người dân địa phương.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cưu trên địa bàn huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kan 3 điểm đại diện cho việc nghiên cứu là: xã Vi Hương, xã Đôn Phong, xã Tú Trĩ.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 11/01/2011 đến ngày 31/5/2011, số liệu được sử dụng trong phạm vi 3 năm (2008-2010) và một số thông tin từ các năm trước phục vụ cho việc so sánh, đánh giá.
Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên dân sinh, KT-XH của huyện Bạch Thông.
- Điều tra đánh giá thực trạng hoạt đông khuyến nông huyện Bạch Thông.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông huyện.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông khuyến nông huyện Bạch Thông trong những năm tiếp theo
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Kế thừa có chọn lọc số liệu về điều kiện tự nhiên dân sinh KT-XH của huyện từ các phòng ban như: Phòng NN&PTNT, phòng thống kê, trung tâm khuyến nông tỉnh và một số phòng ban khác có liên quan đến lĩnh vực
2 6 nghiên cứu của đề tài như: phòng địa chính, các thông tin từ các dự án và các doanh nghiệp.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Phỏng vấn chính thức: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu để lập phiếu điều tra, chọn mẫu điều tra Đối tượng phỏng vấn ở đây là các cán bộ khuyến nông xã, người dân trong huyện Bạch Thông
+ Phỏng vấn bán chính thức: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của đề tài để lập bảng kiểm các nội dung chính cần điều tra, chọn mẫu điều tra Đối tượng phỏng vấn ở đây là các cán bộ lãnh đạo Phòng NN & PTNT
* Cách chọn mẫu điều tra
- Nghiên cứu này được tiến hành trong địa bàn huyện Bạch Thông Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của cả 17 xã và thị trấn trong huyện để đánh giá hoạt động công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực tập nên tôi chỉ tiến hành khảo sát các hoạt động khuyến nông và các chương trình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ điển hình, nghiên cứu tập trung khảo sát chủ yếu tại 3 xã đại diện của huyện Đây là ba xã có diện tích đất nông nghiệp lớn và trong 3 năm qua được chọn là điểm trình diễn nhiều mô hình khuyến nông.
- Phỏng vấn toàn bộ cán bộ khuyến nông huyện theo phiếu điều tra (n = 23)
- Trong huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 2 thôn và mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 10 hộ nông dân đại đại diện cho các thôn để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra (n = 60 hộ)
Bảng 3.1 : Xã và các tiêu thức lựa chọn
Xã Đặc điểm Hoạt động KN chủ yếu
- Gần trung tâm thị trấn Phủ Thông
- Cây trồng chính: lúa, ngô
- Vật nuôi chính: lợn, trâu bò
- Khuyến nông Nhà nước (CBKN phòng và cơ sở) Đôn
- Một nửa diện tích là đồi dốc, đồi thấp thuận lợi nuôi gà thả đồi
- Cây trồng chính: cam,quýt,lúa
- Vật nuôi chính: gà, trâu bò
- Khuyến nông của dự án quốc tế
- Khuyến nông của các DN
- Đất đai phù hợp với cây mầu: lạc, đậu tương, dưa, bầu bí
- Vật nuôi chính: lợn, các loại thuỷ cầm
-Khuyến nông cộng đồng, CLBKN
- Khuyến nông Nhà nước-Khuyến nông của dự án quốc tế
Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê: là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác; cụ thể hoá các báo cáo tổng kết của các cán bộ khuyến nông xã, Phòng NN
& PTNT và các số liệu của bảng hỏi.
- Phương pháp tính toán thông thường và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được.
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng một cách tổng hợp để phát huy hết lợi thế của các phương pháp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Bạch Thông là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kan, nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam, cách thị xã Bắc Kan khoảng 20, km về hướng bắc
- Phía đông giáp với huyện Na Rì.
- Phía tây giáp huyện Chợ Đồn
- Phía nam là huyện Chợ Mới và thị xã Bắc Kan
- Phía bắc giáp huyện Ngân Sơn và Ba Bể
Bạch thông có 17 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 16 xã với tổng diện tích tự nhiên 545,6km 2 ,địa hình thấp thung lũng chân núi kéo dài,nằm giữa dãy núi cao phía bắc thuộc cánh cung sông Gâm ở phía tây và cánh cung ngân sơn ở phía đông Bạch thông có những cánh đồng khá bằng phẳng và phì nhiêu như cánh đồng Vi Hương, Lục Bình,Quân Bình…là vựa lúa chính của tỉnh Bắc Kan.
Sông Phủ Thông bắt nguồn từ Phia Bắc thuộc xã Vi Hương qua cánh đồng Phủ thông, dãy Phia Bắc cao trên 1000m,phần cuối dãy có đỉnh Khau
4.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
+ Khí hậu: Do đặc điểm của địa hình nên khí hậu của huyên Bạch Thông mang đặc trung khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 20,7 0 C Độ ẩm trung bình là 85,5 %
+ Thuỷ văn: Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn huyện phụ thuộc chủ yếu vào các con suối được phân bố khá dầy đặc, song hầu hết đều ngắn, lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn.
Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình, về mùa mưa địa hình dốc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, gây xói món rửa trôi.
Chế độ thuỷ văn của huyện phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, suối, đập trong khu vực của toàn xã và khu vực phụ cận, các khe nhỏ có độ dốc càng lớn vì thế sau những trận mưa rào thường hay có lũ quét.
Bảng 4.1 Khí hậu của khu vực huyện Bạch Thông năm 2010
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bạch Thông)
Qua bảng 4.1 cho ta thấy huyện Bạch Thông có thời tiết, khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ và lượng mưa phân bố không đều, tháng nóng nhất là tháng 7 tháng 8, nhiệt độ lên đến 28,2 0 C, tháng rét nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống thấp nhất từ 7 đến 9 0 C Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng
10, trong đó mưa tập trung nhiều nhất là 6, 7, 8 với lượng mưa trong tháng trên 550mm, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, không khí lạnh, thật khô hanh kéo dài những trận sương muối ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong vùng, nhiệt độ trung bình năm 20,7 0 C, độ ẩm trung bình là 85,5% tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1435mm, tổng số ngày nắng trung bình hàng năm 151 ngày.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông
4.1.2.1 Đặc điểm phân bổ và sử dụng đất đai
Theo kết quả thông kê, kiểm kê đất đai của huyện Bạch Thông do phòng tài nguyên môi trường công bố tính đến thời điểm năm 2010 là: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 54.649ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 92,53%, đất phi nông nghiệp chiếm 2,13%, đất chưa sử dụng chiếm 5,34%.
Cụ thể qua số liệu bảng chúng ta thấy hiện trạng sử dụng đất đai của huyện như sau:
Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng nhưng không đáng kể: Năm 2010 là 50.565,05 ha tăng 9,01% so với năm 2009 ( tức tăng 4.179,55 ha) và năm 2009 là 46.385,5 ha giảm 0,04% so với năm 2008 ( tức giảm 20,64 ha) Bình quân 3 năm tăng 4,485%
- Đối với nhóm đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 có diện tích là: 3669.89 ha tăng 2,18% so với năm 2009( tức tăng 78,23 ha) và năm 2009 là 3.591,66 không tăng so với năm 2008 Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn ( 75,82%vào năm 2010) và diện tích đất này có xu hướng tăng qua các năm, bình quân 3 năm tăng 2,03%. Nguyên nhân tăng là do chuyển từ đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất sẩn xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng và chủ yếu là chuyển từ đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng Diện tích đất trồng cây lâu năm có xu hướng giảm, bình quân 3 năm diện tích đất trồng cây lâu năm ủa huyện giảm 1,685% Nguyên nhân của việc giảm này là do một phần diện tích đất này chuyển sang đất ở
3 1 nông thôn,đất ở đô thị, đất công an, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng.
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua các năm
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Tổng diện tich đất tự nhiên
1 Đất sản xuất nông nghiệp
1 Đất trồng cây hàng năm
2 Đất trồng cây lâu năm
3 Đất nuôi trồng thủy H 125 0, 100 0, 99,1 0, 80 9 89 sản a 27 22 4 20 ,00 9,14 ,57 I
3 Đất phi nông nghiệp khác
II Đất chưa sử dụng H a
(Nguồn: Báo cáo kết quả thống kê kiểm kê của phòng TN - MT huyện Bạch Thông 2010)
- Bạch Thông với đặc thù là huyện miền núi huyện rất phù hợp cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp, toàn huyện có diện tích đất lâm nghiệp năm
2010 là 46.794,52 ha, chiếm 92,54 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện So với năm 2009 (42.693,84ha) diện tích lâm nghiệp tăng 9,60% ( tức tăng 4.100,68 ha) Năm 2009 tăng 0,01% so với năm 2008( tức tăng 4,36 ha) Bình quân 3 năm diện tích đất lâm nghiệp tăng 4,805% Nguyên nhân đất lâm nghiệp tăng là do một phần chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng, đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất núi đá không có rừng cây.
- Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 10,43% Nguyên nhân giảm là do một phần chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng.
- Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng, bình quân 3 năm tăng
2,975% Từng loại đất phi nông nghiệp có sự biến động như sau:
+ Đối với đất ở: Năm 2010 có diện tích là: 175,49 ha so với năm 2009 (17173,56 ha) tăng 1,11%( tức tăng 1,93 ha) và năm 2009 tăng 6,02% so với năm 2008( tức tăng 9,86 ha) Bình quân 3 năm diện tích đất ở tăng 3,565%. Nguyên nhân tăng do do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất có mục đích công cộng và đất bằng chưa sử dụng.
+ Diện tích đất chuyên dùng năm 2010 là: 487,44 ha so với năm 2009 (479,88 ha) tăng 1,58% và năm 2009 tăng 0,23% so với năm 2008 Bình quân
Thực trạng hoạt động khuyến nông huyện Bạch Thông
4.2.1 Căn cứ thành lập Phòng NN & PTNT
Căn cứ vào Nghị định 13/CP của Chính phủ ban hành ngày 02/03/1993 về công tác khuyến nông, Thông tư 02/LB-TT ra ngày 02/08/1993 quy định về xây dựng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm từ Trung ương đến địa phương Bạch Thông là một huyện lỵ nằm trong tỉnh Bắc Kạn với hệ thông tổ chức các đơn vị thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn tỉnh được tổ chức theo mô hình: ở cấp tỉnh có Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở cấp huyện bộ phận khuyến nông được đặt trong Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phòng NN & PTNT trực thuộc UBND huyện Bạch Thông, là đơn vị vừa tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước vừa là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự quản lý và chỉ đạo toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của TTKNKL tỉnh Bắc Kạn Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng NN & PTNT huyện Bạch Thông thực hiện theo Thông tư 02/LB-TT ngày 02/08/1993, cụ thể là:
(1) Đưa kỹ thuật tiến bộ theo các chương trình dự án khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư vào sản xuất đại trà trên địa bàn huyện; (2) Xây dựng các mô hình trình diễn về nông - lâm - ngư nghiệp; (3) Hướng dẫn kỹ thuật về nông - lâm - ngư nghiệp cho bà con nông dân; (4) Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiên tiến trong và ngoài huyện; (5) Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn về quản lý kinh tế, thông tin thị trường cho CBKN cơ sở và các CLBKN; (6) Xây dựng các CLB nông dân sản xuất giỏi hoặc nhóm nông - lâm - ngư dân cùng sở thích.
4.2.2 Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Phòng
4.2.2.1 Nguồn nhân lực của phòng và đội ngũ CBKN cơ sở
Tổng số cán bộ - nhân viên của phòng bao gồm 8 người với trình độ đại học 100% Trong đó có 2 kỹ sư chăn nuôi - thú y, 2 kỹ sư trồng trọt và 2 kỹ sư lâm nghiệp,1 kỹ sư kinh tế và 1 tài chính kế toán Trong đó có 4 cán bộ thuộc biên chế sự nghiệp, số còn lại thuộc biên chế quản lý nhà nước Số CBKN cơ sở gồm 15 người Trong số CBKN cơ sở, 11 người trình độ đại học, 3 người trình độ cao đẳng và 1 người trình độ trung cấp.
Bảng 4.6: Nguồn nhân lực của phòng và đội ngũ CBKN cấp xã năm 2010
Cấp huyện Cấp xã Tổng
Tỷ lệ (%) số lượng (người)
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Bạch Thông)
Qua bảng 4.6 ta thấy trình độ CBKN của phòng rất đồng đều, với 2 kỹ sư chăn nuôi - thú y, 2 kỹ sư trồng trọt và 2 kỹ sư lâm nghiệp,1 kỹ sư kinh tế và 1 tài chính kế toán Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho công tác khuyến nông các ngành sản xuất của phòng Mặt khác đội ngũ CBKN cấp xã cũng khá đầy đủ, với 73,33% trình độ đại học, 20,00% trình độ cao đẳng, 6,67% trình độ trung cấp Đây cũng là đội ngũ có sự bổ sung sức mạnh đáng kể cho hoạt động khuyến nông của phòng
Về chuyên ngành đào tạo: Cán bộ của phòng có tỷ lệ rất cân đối và đông đều trong các ngành Đối với cán bộ khuyến nông cơ sở có tỷ lệ về chuyên ngành trồng trọt vẫn là số đông với 66,67%, chăn nuôi thú y chiếm 6,67, còn lại là lâm nghiệp chiêm 26,66%
Như vậy nhìn vào cơ cấu cán bộ khuyến nông huyện Bạch Thông cho thấy cán bộ được đào tạo chuyên ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn nhất là 66,67% sau đó tới chuyên ngành lâm nghiệp và chăn nuôi thú y.
Tuy nhiên, cán bộ khuyến nông huyện chưa có cán bộ nào được đào tạo đúng với chuyên ngành KN&PTNT Đây cũng là một trong nhũng khó khăn của khuyến nông huyện Để khắc phục hạn chế này mỗi cán bộ khuyến nông đã không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ của bản than để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó thì các cán bộ khuyến nông huyện luôn nhận được luôn nhân được sự chỉ đạo, hướng dẫn tận tình của các cấp lãnh đạo như UBND huyện trung tâm khuyến nông tỉnh… đây cũng là động lực tốt giúp cho cán bộ khuyến nông huyện hoàn thành tốt công việc được giao Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH của huyện, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đại hội đề ra.
Thực tế hiện nay cho thấy phụ cấp cho cán bộ khuyến nông cơ sở còn nhiều bất cập, nguồn kinh phí cho hoạt đông khuyến nông còn ít làm cho các hoạt động khuyến nông cơ sở còn kém hiệu quả Do vậy làm cho một số cán bộ khuyến nông cơ sở kém nhiệt tinh, kém năng động trong công việc không có lòng yêu nghề ít tâm huyết với nghề nghiệp, thụ động trong công việc trông chờ ỷ lại cán bộ cấp trên hơn nữa một số cán bộ khuyến nông còn còn kiêm nhiệm đông thời một lúc nhiều công việc do đó hiệu quả công tác còn khuyến nông còn bị hạn chế
Tuy nhiên, để công tác khuyến nông đi sâu, đi sát hơn nữa vào thực tế sản xuất thì phòng cần có những biện pháp tăng cường hơn nữa mạng lưới cán bộ khuyến nông viên cơ sở, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ khuyến nông và đặc biệt quân tâm hơn nữa tới đời sống của cán bộ khuyến nông viên cơ sở bằng cách tăng phụ cấp Làm tăng lòng nhiệt tình, nâng cao trách nhiệm đối với công việc và là động lực cho người cán bộ khuyến nông hoàn thành tốt công việc mình được giao.
Bên cạnh những thuận lợi trên đội ngũ cán bộ khuyến nông ở huyện hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn cần được khắc phục thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7: Những khó khăn cơ bản của CBKN huyện Bạch Thông
Tổng số người điều tra 23 100,00
Kinh phí còn hạn hẹp 23 100,00
Không được đào tạo chính quy về KN 23 100,00
Thiếu kỹ năng tổ chức nhóm 12 52,17
Thiếu kỹ năng giảng dạy cho người lớn 17 73,91
Thiếp phương pháp tiếp cận cộng đồng 3 13,04
(Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra)
Qua điều tra cho thấy, có 100% cán bộ khuyến nông được hỏi cho rằng nguồn kinh phí và cán bộ không được đào tao chính quy về khuyến nông và đề nghị tăng nguồn kinh phí trong thời gian tới đa số cán bộ khuyến nông ở huyện Bạch Thông làm công tác khuyến nông chủ yếu được đào tạo qua các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp… cán bộ khuyến nông thiếu kỹ năng giảng dạy cho người lớn chiêm 73,91% , thiếu kỹ năng tổ chức nhóm chiêm 52,17% và 13,04% là thiếu phương pháp tiếp cận cộng đồng Điều cũng là một trong những lý do làm hạn chế khả năng truyền đạt các tiến bộ KHKT của các cán bộ khuyến nông, ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận các tiến bộ KHKT của người dân.
Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề tồn tại đã được chính đội ngũ CBKN ở Bạch Thông phát hiện ra đó là: Phòng NN&PTNT là đơn vị vừa tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước, vừa phải triển khai thực hiện các hoạt động sự nghiệp trên địa bàn huyện Việc bố trí cán bộ khuyến nông đặt trong phòng NN&PTNT đã không phân tách rõ giữ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận khuyến nông với bộ phần thực hiện công tác quản lý nhà nước nên gây khó khăn trong quá trình hoạt động Bên cạnh đó hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa gắn liền với hoạt động sản xuất của nông dân, chưa xác định được nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nông nghiệp dẫn tới việc vận động nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, nhiều mô hình thành công nhưng không nhân ra được diện rộng.
Bên canh đó, thì hầu hết CBKN đều nắm chắc những lý thuyết về KHKT những kiến thức về xã hội Lực lượng CBKN đào tạo chính quy về khuyến nông là không có nên cũng hạn chế phần nào về đến năng lực và hoạt đông khuyến nông của CBKN. Để khắc phục thực trang trên thì các cán bộ khuyến nông phải không ngừng học hỏi tự trang bị không những chỉ kiến thức chuyên môn kỹ thuật mà còn cả kiến thức xã hội, công đồng… Từ đó rút ngắn được khoảng cách giữa người cán bộ với nông dân, tạo cảm giác gần gũi, tin tưởng cho người dân thì công tác chuyển giao sẽ được nâng lên đáng kể.
Trong thời gian tới phòng cũng thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBKN, tạo điều kiên thuận lợi nhất để họ nâng cao năng lực bản thân Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông của huyện Qua điều tra thì nhu cầu đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực CBKN được thể hiên ở bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8 Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của CBKN huyện Bạch Thông
Kỹ năng tổ chức nhóm 10 43,47
Kỹ năng giảng dạy cho người lớn 13 56,52
Phương pháp tiếp cận cộng đồng 8 34,78
(Nguồn: Tông hợp phiếu điều tra)
Qua bảng 4.8 cho thấy, nhu cầu đào tạo của đội ngũ CBKN huyện Bạch Thông chủ yếu về khuyến nông và các phương pháp, kỹ năng để nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông Trong đó, có 47,82% số cán bộ được hỏi có nhu cầu đào tạo về KN&PTNT; 56,52% có nhu câu đào tạo về kỹ năng giảng dạy cho người lớn; 34,78 có nhu cầu đào tạo về chan nuôi và phương pháp tiếp cận công đồng; 65,21 có nhu cầu đào tạo về tin hoc; một số lại có nhu cấu đào tạo nâng cao trình độ về kê toán, thủy sản, nghiệp vụ sư phạm…
4.2.2.2 Phương thức hoạt động và tổ chức mạng lưới khuyến nông tại huyện Bạch Thông
Nhận thức của người dân đối với hoạt động khuyến nông
4.3.1 Sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông
Sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông thể hiện kết quả của các hoạt động khuyến nông Trên địa bàn huyện Bạch Thông, không chỉ có khuyến nông huyện mà một số cơ quan như: trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm BVTV, các công ty cám Mỹ… cũng triển khai thực hiện các hoạt động khuyến nông
Do vậy hầu hết các hộ nông dân đều đã từng được tham gia hoạt động khuyên nông.
Bảng 4.17 Nhận thức của người dân đối với hoạt động khuyến nông và nguồn tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật
Chỉ tiêu Số hộ(hộ)
Tổng số hộ điều tra 60 100,00
1 Tham gia tích cực hoạt động KN 34 56,60
2 Tham gia không thường xuyên hoạt đông
3 Không tham gia hoạt đông KN 5 8,34
4 Nguồn tiếp nhận thông tin KHKT chủ yếu
- Từ ti vi, sách báo, đài phát thanh 15 25,00
- Từ họ hàng, hàng xóm 2 3,30
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Qua bảng 4.17 ta thấy, 60 hộ điều tra thì 34 hộ đã tham gia tích cực vào hoạt động khuyến nông huyện nhưng năm gần đây chiếm 56,6%, 35% số hộ có tham gia nhưng không thường xuyên và 8,34% không tham gia vào bất kỳ hoạt động khuyến nông nào của huyện vì đây là những hộ thường xuyên đi làm ăn xa, là những hộ tiểu thương, buôn bán nhỏ hoặc họ không có đất nông nghiệp
Chức năng chính của khuyến nông là chuyển giao kỹ thuật tiến bộ tới nông dân Qua điều tra cho thấy có tới 68,4% số hộ được hỏi tiếp nhận thông tinKHKT từ khuyến nông, 25% số người được hỏi tiếp nhân thông tin từ ti vi, sách báo, đài phát thanh, 6,6% tiếp nhận từ hàng xóm và nguồn khác Từ đó chứng tỏ khuyến nông là một mũi nhọn trong việc chuyển giao kỹ thuật tiến bộ đến nông dân bên cạnh đó khuyến nông cần kết hợp với các phương tiện thông tin khác để nâng cao hiệu quả hoạt động. a Sự tham gia của nông dân vào các mô hình trình diễn
Sự tham gia của nông dân vào các mô hình trình diễn được tổng hợp qua bảng 4.18.
Bảng 4.18: Sự tham gia của nông dân vào các mô hình trình diễn
Chỉ tiêu Số hộ( hộ)
I Tổng số hộ điều tra 60 100,0
1 Biết về mô hình trình diễn 46 76,67
2 Tham gia mô hình trình diễn 25 41,67
3 Lý do tham gia mô hình
Mô hình mang lại nhiều lợi ích 7 28,00
Nhận được sự giúp đỡ khi tham gia mô hình
4 Lý do không tham gia mô hình 35 58,33
Mô hình khó áp dụng 3 8,57
4 Ảnh hưởng bởi mô hình trước 4 11,43
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ nông dân)
Trong những năm vừa qua các mô hình trình diễn được huyện xây dựng ở hầu khắp các xã, tùy thuộc vào từng địa phương, từng kỹ thuật tiến bộ nguồn kinh phí mà mô hình được triển khai ở đâu và quy mô rộng hay hẹp… Các mô hình trình diễn triển khai được người dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình Trong số 60 hộ được hỏi có tới 46 hộ biết về các mô hình trình diễn ở địa phương, và có 25 người từng tham gia mô hình trình diễn chiếm 41,67% Trong đó 60% tham gia để nâng cao thu nhập, 28% hộ tham gia vì mô hình mang lại nhiều lợi ích và 12% tham gia vì nhận được sự giúp đỡ Bên cạnh đó, có khoảng 58,33% hộ được hỏi chưa từng tham gia mô hình trình diễn do hộ tổ chức, do nhiều lý do khác nhau Trong đó, một nguyên nhân chủ yếu là do hộ thiếu vốn, thiếu lao động hay nói cách khác hộ không đủ điều kiện tham gia mô hình.
Ngoài ra, có tới 11,43% số hộ được hỏi không tham gia mô hình vì ảnh hưởng bởi kết quả của mô hình trước không thành công, hay những mô hình không có ý nghĩa thực tế Mặt khác, một số mô hình khó áp dụng, rủi ro cao cũng là một nguyên nhân mà người nông dân không tham gia mô hình. b, Sự tham gia của người dân vào hoạt động tập huấn kỹ thuật
Với truyền thống kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời nông dân huyên Bạch Thông có trình độ sản xuất nông nghiệp khá cao Hầu hết, người nông dân đã ý thức được tầm quan trọng của kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp Tham gia tập huấn họ sẽ nâng cao được trình độ sản xuất
Bảng 4.19 Đánh giá của hộ về hoạt động tập huấn kỹ thuật năm 2010
Chỉ tiêu Số Tỷ hộ( hộ) lệ(%)
I Tổng số hộ điều tra 60 100,00
1 Biết các lớp tập huấn KT 41 68,33
Cho rằng rất cần thiết 5 17,24
Biết nhưng không tham gia tập huấn
Do có thể học được từ người khác 8 66,67
Không được mời tham gia 3 25,00
Trong số 60 hộ điều tra có 41 biết về các lớp tập huấn kỹ thuật và 29 hộ từng tham gia các lớp tập huấn được tổ chức 3 năm gần đây Trong đó 17,24% số hộ tham gia đánh giá nội dung tập huấn rất cần thiết, 72,41% cho rằng nội dung tập huấn là cần thiết có khoảng 20% tổng số hộ điều tra không tham gia các lớp tập huấn trong đó 66,67% cho biết họ có thể học hỏi từ mọi người xung quanh, 25% cho biết họ không được mời tham gia mô hình, 8,33% hộ không có thời gian tham gia. c, Sự tham gia của người dân và hoạt động thông tin tuyên truyền
Hình thức thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng là kênh chủ yếu mà khuyến nông huyện Bạch Thông chuyển tải những thông tin khuyến nông một cách nhanh nhất đến người dân Ngoài ra, huyện còn sử dụng một số lượng ít những tài liệu khuyến nông để phổ biến rộng rãi tới nông dân.
Qua điều tra cho thấy 65% số hộ được hỏi về các thông tin chung về các hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã, huyện qua các bảng tin của thôn Tuy nhiên để tiếp cận với kỹ thuật tiến bộ, với các loại giống cây con mới, người nông dân có thể tiếp nhận từ nhiều nguồn khác nhau như: Qua những người nông dân khác, qua anh em, họ hàng bạn bè hoặc qua các tổ chức khuyến nông khác như các công ty vật tư nông nghiệp, trung tâm khuyến nông tỉnh, các tổ chức phi chính phủ.
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy người dân không có thói quen đọc tài liệu khuyến nông do những buổi tập huấn phát hay những loại sách báo kỹ thuật khác, số hộ thường xuyên đọc tài liệu chỉ chiếm 9% số hộ được hỏi Theo các hộ nông việc đọc tài liệu khó hơn rất nhiều so với trực tiếp nghe người khác hoặc trực tiếp làm Các hộ không đọc tài liệu do nhiều lý do khác nhau như: không có thời gian, tài liệu không phải là vấn đề mà người dân quan tâm hay do họ không được phát tài liệu để đọc Nguồn tài liệu khuyến nông phát cho nông dân chỉ hạn chế với số lượng nhỏ, nhưng ở một số điểm văn hóa các xã đã được trang bị nguồn tài liệu về nông nghiệp tương đối nhiều cũng rất ít người dân đến đọc, đa số họ thích theo dõi qua ti vi, đài hoặc những người xung quanh.
Dù người dân có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng khuyến nông vẫn là kênh thông tin chủ yếu và đáng tin cậy nhất với người nông dân bởi vì thông tin khuyến nông không chỉ mang tính chất giới thiệu mà nó còn được chuyển giao trực tiếp tới người nông dân.
4.3.2 Một số đánh giá và kiến nghị của người nông dân đối với hoạt động khuyến nông của huyện Bạch Thông
Mặc dù huyện đã liên tục tăng các lớp tập huấn, nội dung tập huấn ngày càng phong phú và đa dạng hơn xong vẫn chưa đáp ứng kịp so với nhu cầu sản xuất của bà con nông dân, chất lượng các lớp tập huấn còn đang là một dấu hỏi lớn đặt ra cho các nhà quản lý khuyến nông.
Bảng 4.19 Kiến nghị của người nông dân về hoạt động khuyến nông
I Tổng số hộ điều tra 60 100,0
1 Tăng hoạt động tập huấn 18 30,00
2 Nội dung trong các bảng tin phải rõ ràng, dễ hiểu
3 Tăng hoạt động tham quan, hội thảo 12 20,00
4 Tăng hiệu quả hoạt động khuyến nông 11 18,33
5 In nhiều sách, tài liệu khuyến nông 4 6,00
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ)
Qua bảng 4.19 ta thấy: Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ khuyến nông Bạch Thông đã luôn cố gắng giúp nông dân tháo gỡ được phần nào khó khăn trên cơ sở thực tế rất nhiều hoạt động khác nhau Những hoạt động của khuyến nông huyện trong thời gian qua đã đươch người dân đánh giá như thế nào? Qua điều tra hộ nông dân chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: Đa số những người dân được hỏi đều nhận thức được tầm quan trọng của KHKT trong sản xuất nông nghiệp và đều khẳng định rằng sản xuất nông nghiệp hiện nay không thể thiếu KHKT Họ có nhu cầu tìm hiểu, tiếp xúc và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất. Đối với các hộ nông dân từng tham gia hay biết đến các hoạt động khuyến nông để ghi nhận rằng những hoạt động khuyến nông đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân Qua các lớp tập huấn kỹ thuật trình độ của người nông dân được nâng lên: họ nắm được quy trình sản xuất lúa kỹ thuật, sao cho cây lúa vừa khỏe, chống chịu sâu bệnh, cho năng suất cao, họ biết được các bệnh về lợn, bò, gà và cách phòng trừ, họ cũng học được cách chăm sóc cây ăn quả, các bệnh trên cây
… chính vì thế, đa số các hộ được hỏi cho rằng các lớp tập huấn kỹ thuật rất cần thiết với người nông dân và 33,33% số hộ được hỏi đề nghị tăng các lớp tập huấn kỹ thuật Qua các lớp tập huấn kỹ thuật họ đã được chuyển giao những giống cây con mới có năng suất cao chất lượng tốt
Qua những hoạt động thông tin tuyên truyền nông dân năm được lịch thời vụ, lịch phun thuốc, bón phân và một số thông tin khoa học kỹ thuật khác Trong tổng số 60 hộ được hỏi 26,67% hộ đề nghị nội dung trong các bảng tin phải rõ ràng, dễ hiểu và 23,33% số hộ yêu cầu tăng hoạt động tham quan, hội thảo, 13,33% số hộ được hỏi đề nghị in thêm nhiều sách, tài liệu khuyến nông Qua đây ta thấy, nông dân ở Bạch Thông có nhu cầu rất lớn về lĩnh vực KHKT đối với nông nghiệp Những nhu cầu, đòi hỏi của họ đối với khuyến nông cũng rất đa dạng Những nông dân thực sự nhận biết được bản chất của khuyến nông không nhiều Có người cho rằng khuyến nông chỉ là người tư vấn, có người cho rằng khuyến nông là người cung cấp cây con giống, một số người cho rằng khuyến nông là cán bộ hướng dẫn kỹ thuật…
Một số nhận xét đánh giá về thực trạng công tác khuyến nông huyện Bạch Thông
Thứ năm, một thuận lợi quan trọng người nông dân rất quan tâm tiếp thu các kỹ thuật tiến bộ, công nghệ mới, mạnh dạn ứng dụng vào sản xuất, tạo ra nhu cầu đối với khuyến nông.
* Các yếu tố hạn chế
- Yếu tố thời tiết: đây là yếu tố không thay đổi, khó điều khiển, đặc biệt là các điều kiện thời tiết không thuận, sẽ gây ra rủi ro làm giảm hiệu quả mô hình.
Từ đó, chúng ta sẽ đánh giá được mô hình có thể làm giảm và làm mất lòng tin của người dân.
- Đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở còn trẻ, có trình độ chuyên môn nhưng thiếu kinh nghiệm cuộc sống và kinh nghiệm thực tế, không có kỹ năng tiếp xúc với cộng đồng Do vậy các hoạt động triển khai trong quá trình công tác còn gặp nhiều khó khăn.
- Sản xuất trên địa bàn rất đa dạng nhưng phân bố không đồng đều, không tập trung do vậy triển khai công tác khuyến nông sẽ khó tập trung, khâu triển khai, theo dõi kiểm tra việc thực hiện công tác khuyến nông gặp nhiều khó khăn.
- Nhận thức của người nông dân đói với công tác khuyến nông còn rất đơn giản, do vậy đã tạo ra khoảng cách giữa người nông dân với cán bộ khuyến nông.
4.4 Một số nhận xét đánh giá về thực trạng công tác khuyến nông huyện Bạch Thông
Nhìn chung công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của khuyến nông huyện Bạch Thông cũng gặp những điều kiện thuận lợi và khó khăn riêng.
* Thuận lợi lớn nhất là: Bạch Thông là huyện có nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu nên các vấn đề nông nghiệp đều được các cấp, các ngành đoàn thể đặc biệt quan tâm, giúp đỡ Người nông dân cần cù chịu khó và tiếp thu khi họ nghe giảng giải, họ đang dần quen với cơ chế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ và hiểu được cơ chế thị trường có vai trò quan trọng như thế nào trong điều kiện hiện nay.
* Khó khăn lớn nhất hiện nay đó là: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị vừa tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước, vừa phải triển khai thực hiện các hoạt động sự nghiệp trên địa bàn huyện Việc bố trí cán bộ khuyến nông đặt trong phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã không phân tách rõ giữ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận khuyến nông với bộ phần thực hiện công tác quản lý nhà nước nên gây khó khăn trong quá trình hoạt động Bên cạnh đó hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa gắn liền với hoạt động sản xuất của nông dân, chưa xác định được nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nông nghiệp dẫn tới việc vận động nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, nhiều mô hình thành công nhưng không nhân ra được diện rộng.
4.4.1 Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
Kể từ khi thành lập đến nay khuyến nông huyện luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của trng tâm khuyến nông tỉnh, UBND huyện đồng thời cũng phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đài truyền thanh truyền hình, quỹ tín dụng… cùng với các cơ sở hướng dẫn nông dân huyện thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, kết quả đạt được khá khả quan Khuyến nông huyện đã thực hiện các nhiệm vụ như chuyển giao kỹ thuật tiến bộ mới, cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin trong sản xuất nông nghiệp như: Kỹ thuật sản xuất mới, thời vụ gieo trồng, cơ cấu mùa vụ tình hình dịch bệnh, thông tin về giá cả thị trường… Đồng thời phối hợp để tổ chức xây dựng các dự án khuyến nông, xây dựng các mô hình trình diễn và mở các lớp tập huấn Giải quyết các yêu cầu bức xúc từ nông dân, đưa ý kiến của nông dân lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết nguyện vọng của người dân, giúp người dân yên tâm sản xuất Tính từ năm 2008- 2010 phòng đã tổ chức được 235 lớp tập huấn kỹ thuật cho hơn 7500 lượt người tham gia trên tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung hoạt động khuyến nông huyện Bạch Thông đã cố gắng nỗ lực phấn đấu để đem lại kết quả trong sản xuất nông nghiệp Do đó không thể phủ nhận vai trò công tác khuyến nông đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp Nhờ có hoạt động khuyến nông đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi cây trồng, giúp nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa, xóa bỏ dần tính tự cung tự cấp trong nông hộ và làm quen dần với cơ chế thị trường, góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an ninh chính trị xã hội
Thông qua các hoạt động của khuyến nông và kết quả của hoạt động này tôi đưa ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Xác định đúng vai trò, nhiệm vụ của công tác khuyến nông Xây dựng và hoàn thiện tổ chức khuyến nông từ trung ương xuống cơ sở nhất là đội ngũ khuyến nông viên phải được nâng cao năng lực, trình độ học thức.
- Không nên giới hạn khuyến nông chỉ là chuyển giao kỹ thuật tiến bộ mới mà phải hoạt động mạnh hơn, đa dạng hơn như: tập huấn, tham gia hội thảo, cung cấp thông tin giá cả thị trường, giúp nông dân có khả năng tự quyết định sản xuất trên chính mảng đất của mình.
- Phải phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngành dọc và các ban ngành của huyện, xã và địa phương Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của ban ngành đoàn thể trong toàn huyện.
- Trong tập huấn kỹ thuật phải sử dụng ngôn ngư thông dụng dễ hiểu không nên dùng từ ngữ khoa học Tập huấn phải kết hợp với nông dân vừa nghe, thấy lặp lại và thực hành để nông dân nhớ lâu nhớ dai.
- Đi sâu vào và tìm hiểu người dân hơn nữa để có thể từ những yêu cầu bức súc ấy xây dựng các kỹ thuật tiến bộ mới nhân ra sản xuất đại trà Có như vậy công tác khuyến nông mới thực sự khảng định vai trò của mình và lấy được lòng tin từ người dân.
4.4.2 Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác khuyến nông huyện cũng còn những tồn tại và hạn chế cần khắc phục:
(1) Số lượng CBKN của phòng và các xã hiện nay là rất mỏng so với lượng công việc của 17 xã - thị trấn Họ đều là cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến nông, chưa qua đào tạo đúng chuyên môn và phương pháp khuyến nông Họ lại phải phụ trách tất cả các mảng về: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản… nên trong hoạt động còn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công việc.
Định hướng và một số giải pháp tổ chức hoạt động khuyến nông huyện Bạch Thông
4.5.1 Định hướng Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển nền KTXH của toàn huyện nói chung thì công tác khuyến nông ở Bạch Thông phải được triển khai dựa trên những đinh hướng chung như sau:
- Bám sát chủ trương, đường lối chính sách của đảng và nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy sức mạnh tập thể và vai trò cái nhân trong công tác khuyến nông từng bước thi đua thực hiện xã hội hóa khuyến nông.
- Tăng cường quan hệ hợp tác, phối hợp chặt chẽ các ban ngành đoàn thể từ trung ương đến chính quyền địa phương xã, thôn với các ngành trong và ngoài ngành, đồng thời chỉ đạo khuyến nông viên cơ sở hoạt động có hiệu quả ở tuyến xã.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến nông trọng điểm mà, TTKNKL tỉnh đã thông qua nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững Kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện tốt việc phát triển nông nghiệp nông thôn.
-Thực hiện công tác khuyến nông trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, bảo quản chế biến nông sản lồng ghép với các hoạt động quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
4.5.2 Một số giải pháp chủ yếu
- Đội ngũ CBKN của phòng cần được nâng cao hơn nữa về năng lực, chuyên môn, đặc biệt là nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng đồng và phương pháp khuyến nông Muốn vậy phòng phải thường xuyên mở lớp tập huấn đào tạo cho CBKN, mời các chuyên gia giỏi về giảng dạy và chọn lựa địa điểm - thời gian tập huấn thuận lợi để nâng cao chất lượng học tập.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên…) để tổ chức tốt các đợt tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn thành công Hệ thống tổ chức khuyến nông huyện cần đảm bảo trao đổi thông tin theo cả 2 chiều.
- Phòng NN&PTNT cần phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành điều tra khảo sát nông nghiệp nông thôn để phát hiện những khó khăn, trở ngại của nông thôn, nhu cầu của nông dân để triển khai các chương trình cho phù hợp và hiệu quả.
- Xây dựng chế độ lương - phụ cấp tốt hơn cho CBKN cơ sở giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc Các cơ quan chức năng cần có chính sách hợp lý, có chế độ đãi ngộ tốt hơn cho CBKN Ngoài khoản phụ cấp của huyện thì các xã phải có phần kinh phí cho khuyến nông, góp phần nâng cao thu nhập cho họ.
- Cần tạo điều kiện tốt nhất cho CBKN được phép cung ứng dịch vụ đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân.
- Phòng NN&PTNT cần phải phối hợp với ngân hàng, quỹ tín dụng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, đầu tư cho sản xuất theo hướng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mà CBKN đã hướng dẫn Do hiệu quả SXNN chưa cao, khả năng tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất thấp Vì vậy nhiều khi các chương trình khuyến nông được triển khai nhưng nông dân không áp dụng do thiếu vốn.
- Phòng KN&PTNT cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các kênh khuyến nông khác (Dự án quốc tế, doanh nghiệp, …) để thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất của nông dân sao cho có hiệu quả cao nhất, đồng bộ nhất. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc đối lập giữa các kênh khuyến nông.
- Phòng cần tích cực vận động nông dân tham gia thành lập và đưa các CLBKN vào hoạt động Trong khi CLBKN là một hình thức để tạo ra môi trường xúc tác cho nông dân tiếp cận khuyến nông, thoả mãn nhu cầu, mong muốn của họ về hiểu biết, cập nhật các kinh nghiệm và thông tin KHKT áp dụng trong sản xuất.
Là diễn đàn để mọi người thể hiện chính kiến của mình, để trao đổi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn, người biết nhiều hướng dẫn cho người biết ít.
Từ đó áp dụng vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả sản xuất và xoá đói giảm nghèo một cách bền vững CLBKN còn là nơi cung cấp dịch vụ - vật tư nông nghiệp và là đầu mối tiêu thụ nông sản cho nông dân.
- UBND các xã cần tạo điều kiện và yêu cầu CBKN của xã mình tham gia vào các cuộc họp giao ban, họp ra quyết định Để từ đó CBKN sẽ có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về tình hình phát triển KTXH của xã, nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy tinh thần trách nhiệm với công việc.