1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tập bài giảng kỹ năng tranh tụng trong vụ án hành chính

170 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 30,45 MB

Nội dung

Để xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính nào, Luật sư cần phải khăng định được các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện đó đã tồn

Trang 2

Chủ biên:

TS Lê Thu Hằng

HỘI ĐÒNG THÁM ĐỊNH

PGS.TS Nguyễn Văn Huyên (Chủ tịch Hội đồng)

TS Nguyễn Thanh Bình (Phản biện 1)

TS Trần Thanh Phương (Phản biện 2)

TS Trần Thị Hiền (Ủy viên)

TS Nguyễn Thanh Phú (Ủy viên thư ký)

Bài 3: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính sơ thẩm

Tác giả: Th.S Đồng Thị Kim Thoa

Bài 4: Kỹ năng soạn thảo bản luận cứ bảo vệ

Tác giả: TS Lê Thu Hằng,

Bài 5: Kỹ năng tham gia phiên toà hành chính sơ thẩm

Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Thu Hương,

Bài 6: Kỹ năng tham gia giai đoạn phúc thâm, giám đốc thẩm, tái thâm vụ án hành chính

Tác giả: TS Nguyễn Thị Thuy

Bài 7: Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định giải

quyết khiêu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Tác giả: TS Lê Thu Hằng

Bài 8: Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định hành

chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Tác giả: TS Lê Thu Hằng

Trang 3

DANH MUC TU VIET TAT

Trang 4

LỜI NÓI ĐÀU

Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và giảng dạy của học viên, giảng viên trong Học viện Tư pháp nói chung, Học viên Khoa Đào tạo luật sư nói riêng, Học viện Tư pháp tổ chức biên soạn Tập bài giảng Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hành chính, dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập chính thức cho môn học Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hành chính từ năm 2012

Những nội dung của Tập bài giảng này phù hợp với chương trình đào tạo luật sư tại Học viện, với nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu một số lĩnh vực cụ thẻ Tập thể tác giả là các giảng viên cơ hữu và kiêm chức của Học viện

Tuy nhiên Tập bài giảng có thể không tránh khỏi những hạn chế trong lần xuất bản đầu tiên này Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, học viên, bạn đọc đề Học viện sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp thành giáo trình trong thời gian sớm nhất

Xin trân trọng giới thiệu Tập bài giảng cùng bạn đọc!

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Trang 5

Các kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính 9

2

4 Hướng dẫn khách hang thù tục nộp hỗ sơ khởi kiện tại Tòa án 35

5 Hướng dẫn khách hàng nộp tiền tạm ứng án phí -5252ccsvvztvervrerrrrree 36

Bài 2

KỸ NĂNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG _

CHUNG CU CUA LUAT SU TRONG VY AN HÀNH CHÍNH

1 Khai niém chimg cu trong vy an hanh chinh

t9 Kỹ năng thu thập chứng cứ của luật sư trong vụ án hành chính

3 Kỹ năng đánh giá, sử dụng chứng cứ của luật sư trong giải quyết vụ án HC

Bài 3

KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỖ SƠ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH SO THAM

k9 Các tài liệu, chứng cử quan trọng cần lưu ý khi nghiên cứu hỗ sơ vụ án hành chính 65

3 Trình tự và nội dung nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong hồ sơ vụ án hành chính sơ

69 Bài 4

KỸ NĂNG SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ

2 Các công việc chuẩn bị cho việc soạn thảo 22v: trrrrrrrrrrree 86

4 Điều chỉnh nội dung bản luận cứ theo diễn biến tại phiên toà 1ŨŠ

Bài

KỸ NĂNG THAM GIA PHIÊN TOÀ SƠ THẢM HÀNH CHÍNH

i) Kỹ năng tham gia phiên toà sơ tham hanh chinh của luật sư L14

Trang 6

KỸ NĂNG THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VẺ

KHIEU KIEN QUYÉT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VỊ HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1, Xác định đối tượng khiếu kiện hành chính và xem xét tính hợp pháp của đối tượng

Trang 7

Bài 1

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN

KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

1 Khái quát chung

Trong quá trình quản lý hành chính, các chủ thể quản lý nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong co quan hành chính nhà nước) thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành các quyết

định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính Trong số các quyết định hay hành vi đó có thể có những quyết định hay hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tô chức Do Vậy, việc cá

nhân, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đó, đồng thời giúp các cơ quan nhà nước có cơ hội xem

xét lại các quyết định, hành vi đó để khắc phục những sai lam va vi phạm, đảm bảo tính hợp pháp và có hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước Quá

trình giải quyết một vụ án hành chính đảm bảo được tính công lý và đúng

pháp luật phải thông qua nhiều giai đoạn tố tụng, kế tiếp nhau, từ khi thụ lý vụ

án cho đến khi đưa vụ án ra xét xử và kết thúc bằng một bản án có hiệu lực Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, quá trình giải quyết vụ án được tiền hành theo các giai đoạn sau:

- Giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án

~ Giai đoạn chuẩn bị xét xử

- Giai đoạn xét xử sơ thâm

- Giai đoạn xét xử phúc thâm

- Giai đoạn tố tụng đặc biệt: xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thâm, tái thẩm và xem xét lại quyết

định của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao

TẦi hành bản án hoặc quy ¡nh có hiệu lực nháp luật

Trang 8

Theo các phạm vi khác nhau, khởi kiện vụ án hành chính được hiểu là

một chế định pháp luật, một giai đoạn tố tụng hoặc quyền tố tụng, hành vi tố

tụng

Theo nghĩa hẹp, khởi kiện vụ án hành chính là sự kiện pháp lý, là hành vi

16 tung đầu tiên và thuộc quyền định đoạt của người khởi kiện (gồm cá nhân,

cơ quan, tố chức) làm phát sinh quan hệ pháp luật 16 tụng hành chính giữa

Toà án với các thành phần tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng khác Không

có khởi kiện vụ án hành chính thì không thể phát sinh vụ án hành chính tại

Toà án Về vấn đề này, Luật Tố tụng hành chính quy định như sau: “Cá nhân,

cơ quan, tô chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính Toà án

chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khỏi

kiện Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đối, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này” (Điều 7 Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện)

Khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức bị các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật trao cho

họ quyền khởi kiện vụ án hành chính dé yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải

quyết Đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình thông qua việc nộp

đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu khởi kiện Đồng

thời với việc được thực hiện quyền khởi kiện, cá nhân, cơ quan, tổ chức còn

có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình Việc tham gia của Luật sư trong giai đoạn này có vị trí rất quan trọng trong việc giúp khách hàng hiểu được bản chất pháp lý vấn đề vụ việc của mình, giúp khách hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng mình thông

qua việc thu thập chứng cứ và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện làm cơ sở cho Toà án

thụ lý giải quyết vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trang 9

2 Các kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính

2.1 Tiếp khách hàng

Kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư là bảo vệ quyền

và quyền lợi hợp pháp của khách hảng Bởi vậy, ngay từ hoạt động tố tụng đầu tiên này, Luật sư phải hết sức thận trọng trong việc thực hiện các kỹ năng

nghè nghiệp Trong quá trình tiếp khách hàng, Luật sư cần phải tìm hiểu

những nội dung sau đây:

2.1.1 Xác định nội dung vụ việc

Luật sư cần xác định được yêu cầu cụ thê của khách hàng, tìm hiểu những bức xúc và nguyện vọng của họ Luật sư càn phải nắm vững được nội dung vụ việc để từ đó xác định khách hàng cần gì và mong muốn gì

Trên cơ sở yêu cầu cụ thê của khách hàng, căn cứ theo các quy định của

pháp luật nội dung có liên quan, Luật sư xác định chính xác quan hệ pháp luật

khiếu kiện hành chính là gì Luật sư tìm hiệu nội dung vụ việc thông qua việc

nghe lời trình bày của khách hàng kết hợp với việc xem xét các giấy tờ, tài

liệu do khách hàng cung cấp

Việc xác định nội dung vụ việc là một đầu mục công việc lớn, trong đó,

luật sư cần phải sắp xếp được trật tự các tình tiết, sự kiện của vụ việc theo tiến

trình thời gian, tính liên kết của các tình tiết, sự kiện đó, xác định được các sự

kiện pháp lý đã phát sinh trên thực tế để hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc,

diễn biến của sự việc Điều này sẽ giúp Luật sư đồng cảm với những bức xúc

của khách hàng, đồng thời khéo léo định hướng cho khách hàng trình bày vào những thông tin trọng tâm của vụ việc

Luật sư cũng cần tìm hiểu thông tin, nội dung, chứng cứ để xem xét

khách hàng có đủ điều kiện khởi kiện hay không đủ điều kiện khởi kiện Tuy

khiếu nại không còn là điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện nhưng Luật sư cùng cân chú ý thông tin này trong trường hơn khách hàng đã khiếu ne! trướt

KÌìi khơi kiến.

Trang 10

Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư cần lưu ý không nên quá lạm dụrg ngôn từ pháp lý để tránh tình trạng khách hàng không hiểu được một cách chắc chan những vấn đề Luật sư hỏi và tư vấn Đặc biệt Luật sư cần lưu ý cho khách hàng những vấn đẻ về tố tụng, phân tích những thuận lợi và khó khăn

của việc kiện để giúp khách hàng không bị mơ hồ về quyền lợi khi tham tố

tụng

2.1.2 Xác định đối tượng khởi kiện

Thông qua trao đôi trực tiếp với khách hành hoặc kết hợp nghiên cứu các

tài liệu, chứng cứ do khách hàng cung cấp (hồ sơ khởi kiện), Luật sư cần xác

định đối tượng khởi kiện trên cơ sở yêu cầu của đương sự Nếu khách hàng đã

soạn thảo đơn kiện, Luật sư cần nghiên cứu đơn khởi kiện, nếu chưa có đơn

kiện cần căn cứ nội dung vụ việc để kiểm tra xem người khởi kiện muốn ktởi

kiện đối với quyết định hành chính hay hành vi hành chính, quyết định hành chính, hành vi hành chính cụ thể nào Luật sư cần phải căn cứ vào đặc điêm

của từng loại đối tượng khởi kiện đề đánh giá việc xác định đôi tượng khởi

kiện và yêu cầu khởi kiện của khách hàng có phù hợp với các quy định của

pháp luật hay không và giúp khách hàng kiện đúng đối tượng với yêu cầu

khởi kiện phù hợp trong trường hợp cụ thê của họ

Để xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính nào, Luật sư cần phải khăng định được các quyết định hành chính, hành

vi hành chính bị khiếu kiện đó đã tồn tại trên thực tế bằng việc tìm trong tài

liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện có quyết định hành chính bị kiện không, có các căn cứ để xác định hành vi hành chính đã được thực hiện trên thực tế

không, có căn cứ cho rằng các QĐHC, hành vi hành chính đó xâm phạm tới

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu khởi kiện không

Thao tác xác định đối tượng khởi kiện rất quan trọng, đây là điểm mốc đầu tiên giúp cho Luật su trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án hành ckính

10

Trang 11

có cơ sơ đê xem xét các điều kiện khởi kiện như thâm quyền của Toà án, thời

hiệu khởi kiện Trong các vụ kiện hành chính, đôi tượng khởi kiện bao gồm:

a Đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vì hành chính

Trên thực tế, đây là nhóm đối tượng khởi kiện phô biến nhất trong các vụ

khiếu kiện hành chính

* Đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính

Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Quyết định hành

chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tô chức khác hoặc người có thẩm quyên trong các cơ quan, tô chức đó ban hành, quyết

định về một vấn đề cụ thê trong hoạt động quản lì hành chính được ap dung một lần đối với một hoặc một số đổi tuong cu thể `

Các dấu hiệu cơ bản của quyết định hành chính là:

- Hình thức của QĐHC là văn bản, có thể được thể hiện dưới những tên

gọi khác nhau như quyết định, công văn, thông báo

- Do cơ quan hành chính nhà nước có thắm quyên, người có thâm quyền

trong cơ quan hành chính nhà nước (chủ thể quản lý Nhà nước) hoặc một số

chủ thể khác được trao quyền quản lý ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp

luật quy định đê điều chinh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản

lý, điêu hành

- Nội dung của QĐHC luôn mang tính mệnh lệnh, áp đặt, bắt buộc các

đối tượng bị quản lý phải phục tùng, chấp hành

- Quyết định hành chính là quyết định cá biệt: được áp dụng một lần cho

một hoặc một số đối tượng cụ thể và có hiệu lực trong một khoảng thời gian

cụ thê

Khi xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, cần đánh giá quyết định hành chính đó là là loại quyết định nào trong các quyết định dưới

đây:

- t)uvết định hành chính được cơ quan hanh chinh nha ruc, on cuan, té

chức khác hoặc ngòi có thâm quyén irong co quar #6 chức đó ban hành

l)

Trang 12

trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thẻ trong hoạt động quản lý hành chính;

- Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thẻ, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định

hành chính trong trường hợp trên

Ví dụ: Trong quá trình thu hồi đất của các cá nhân đề xây dựng khu công

nghiệp (phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế), cơ quan hành chính ban hành

quyết định thu hồi đất tổng thê và quyết định thu hồi đất đối với từng hộ riêng

biệt Cả hai quyết định thu hồi đất đó đều là quyết định hành chính tuy nhiên chỉ Quyết định thu hồi đất đối với từng hộ riêng biệt mới là đối tượng khởi

kiện vụ án hành chính

* Đối tượng khởi kiện là hành vì hành chính

Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Ở#ành vi hành chính

là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc cua người có thâm quyên trong cơ quan, tô chức đó thực hiện hoặc không thực

hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật "

Dấu hiệu của hành vi hành chính là:

- Do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (chủ thế quản lý Nhà nước) hoặc một số

chủ thê khác được trao quyền quản lý thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản

lý, điều hành

- Gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính nhà

nước, của người có thầm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước

- Biểu hiện cụ thể bằng các hành vi thực hiện hoặc không thực hiện công

vụ do Nhà nước giao, nhân danh nhà nước và vì lợi ích của nhà nước

- Là hành vi mang tính cá biệt

Lưu ý: khi xác định đối tượng khởi kiện là QĐHC, HVHC, luật sư cần kiêm tra QĐHC, HVHC mà khách hàng muốn khởi kiện có thuộc các trường

12

Trang 13

hợp mà Luật tô tụng hành chính Việt Nam cũng như thông lệ của các nước trên thế giới quy định không phải là đối tượng khởi kiện tại Toà án hay không Đó là:

- Thứ nhất, những quyết định hành chính, hành vi hành chính thudc

phạm vi bi mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an nình, ngoại giao

theo danh mục do Chính phủ quy định Luật quy định như vậy là xuất phát từ

quan điểm cho rằng lợi ích của quốc gia là lợi ích cao nhất phải được bảo vệ

tuyệt đối, hoạt động xét xử của Toà hành chính không được cản trở, can thiệp

vào những hoạt động quản lý, điều hành này Nhà nước thiết lập cơ chế ngoài Toà hành chính để giải quyết khi có yêu cầu xem xét tính hợp pháp của các

quyết định, hành vi này Đây chính là một giới hạn về đối tượng khởi kiện,về

phạm vi thầm quyền về loại việc của Toà án trong việc giải quyết các vụ án

hành chính

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, ngoại giao

ngoài những quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến bí mật

của nhà nước còn có một số quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính chất hành chính thông thường Luật tô tụng hành chính quy định chi

những quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định mới không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

- Thứ hai: Những quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính

nội bộ của cơ quan, tô chức Trong thực tế, các quyết định hành chính, hành

vi hành chính này, về bản chất, vẫn là quyết định hành chính cá biệt hoặc các hành vi do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan

hành chính nhà nước hoặc các cơ quan tổ chức khác ban hành, thực hiện

nhưng lại điều chỉnh các vấn đề trong nội bộ cơ quan, tổ chức áp dụng cho

các thành viên của cơ quan tô chức đó Đó là các quyết định hành vị quản lý

Trang 14

của cơ quan, tô chức không thuộc đói tượng khởi kiện để giải quyết vụ án

hành chính tại Toà án là: Các quyết định hành chính, hành vi hành chính này

điều chỉnh các quan hệ nội bộ của cơ quan, tô chức (trong đó có cơ quan hành

chính), phân công trách nhiệm, quản lý, điều hành giữa thủ trưởng và nhân

viên, phân công trách nhiệm giữa các bộ phận trong cơ quan, tô chức chứ không điều chỉnh mối quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính với công dân,

co quan, tô chức khác (Ví dụ như: việc điều động, luân chuyền cán bộ, dé bat,

khen thưởng, phân công nhiệm vụ giữa người đứng đầu cơ quan, tổ chức với

cấp phó của họ, giữa lãnh đạo cơ quan, tô chức với các phòng ban trong nội

đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thì sẽ dẫn đến tình trạng khiếu kiện tràn

lan, làm mất ôn định về tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

và làm giảm hiệu lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan đó

Hơn thế nữa, việc quy định như vậy là tuân thủ nguyên tắc hoạt động xét

xử của Toà hành chính là không can thiệp vào hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của cơ quan, tổ chức Các vấn đề về nội bộ của cơ quan hành chính

được giải quyết theo phương thức khác theo quy định của pháp luật nếu có

xung đội

b Các đối tượng khởi kiện khác

Một số trường hợp sự việc của khách hàng liên quan đến các vấn đề như

bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, kỷ luật công chức

hay vụ việc cạnh tranh Khi này, luật sư phải xác định người khởi kiện có yêu

cầu khởi kiện một trong số các đối tượng cụ thể là danh sách cử tri, quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hay không vì đây là những trường hợp được Luật TTHC quy định theo phương pháp liệt kê cho một số đối tượng khởi kiện không phải là quyết định hành chính, hành vi hành chính

14

Trang 15

2.1.3 Xác định tư cách đương sự trong vu an

a Xac định người khởi kiện

Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư cần tìm hiểu khách hàng của minh

là đối tượng nào (cá nhân, cơ quan hay tô chức) đề tuỳ từng trường hợp cụ thê, căn cứ quy định của Luật Tố tụng hành chính mà có phương án xử lý, giải quyết công việc thích hợp

* Đối với cá nhân

Luật sư cần xác định cá nhân khởi kiện là công dân Việt nam hay người

nước ngoài và người không có quốc tịch sinh sống, làm việc tại Việt nam

Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên hoặc mắt năng lực hành vi dân

sự thì Luật sư phải tìm hiểu họ có người đại điện theo pháp luật không, ai là

người đại điện theo pháp luật của họ đề thực hiện quyên khởi kiện

Khi người khởi kiện là cá nhân chết, phải xác định người thừa kế của

người khởi kiện được tham gia tố tụng nếu như quyền và lợi ích mà họ được

hưởng thừa kế có liên quan đến vụ án hành chính

Cần đánh giá về năng lực hành vi của người khởi kiện hoặc người đại diện theo pháp luật để đảm bảo họ có đủ khả năng đứng tên trong đơn khởi

kiện

* Đối với cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước là những cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành

lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn cụ thể Cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ dần người khởi

kiện thông qua người đại diện theo pháp luật

Luật sư cần kiểm tra xem người đại diện theo pháp luật cho cơ quan nhà

nước có phải là người đứng đầu cơ quan đó hay không Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thể uỷ quyền bằng văn bản cho cấp phó của mình hoặc bat

kỳ người nào (trừ những trường hợp bị pháp luật ngăn cắm) tham gia tố tụng

tLonh chính

Trang 16

Nếu cơ quan nhà nước bị sáp nhập phân chia giải thể thì phải xác định

cá nhân, pháp nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũ thực hiện quyên và nghĩa vụ tố tụng

* Đối với tổ chức

Tổ chức gồm tổ chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tô chức chính

trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghè nghiệp, tô chức

kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân Các tổ chức này được

thành lập và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau phù hợp với pháp luật

có tư cách pháp nhân (có cơ cấu tô chức, trụ sở, con dấu

Cũng như cơ quan nhà nước, người khởi kiện là tổ chức thực hiện quyền

khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật

Tuy nhiên, khi xem xét về người khởi kiện, Luật sư cần lưu ý: cá nhân,

cơ quan hay tô chức khi khởi kiện vụ án hành chính ra Toà án buộc phải thê

hiện ý chí định đoạt yêu cầu khởi kiện thông qua việc chính họ (hoặc người đại diện theo pháp luật) ký hoặc điểm chỉ trong đơn khởi kiện Theo quy định

của Luật Tổ tụng hành chính, người khởi kiện không được uỷ quyền khởi kiện

mà chỉ được uỷ quyền cho người khác (không thuộc trường hợp pháp luật cấm) tham gia tố tụng sau khi đã khởi kiện Nếu Luật sư tham gia với tư cách

là người đại diện uỷ quyền phải tuân theo quy định của pháp luật về việc uy

quyền

b Xác định người bị kiện

Sau khi xác định quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, người nào bị xâm hại bởi quyết định, hành vi hành chính đó thì việc xác định

người bị kiện là một bước rất cần thiết trong chuỗi các thao tác kỹ năng của

Luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính, đồng thời tạo cơ sở cho

Luật sư nhận định điều kiện về thâm quyền thụ lý giải quyết của Toà án và

định hướng cho Luật sư thực hiện các thủ tục tô tụng trong các giai đoạn tiếp theo.

Trang 17

Luật sư cần căn cứ quy định của Luật TTHC và hướng dẫn tại Nghị

quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao ngày 29 tháng 7 năm 2011 hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính đề

xác định chính xác người bị kiện

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính: “Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tô chức có quyết định hành chính, hành vi hành

chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về

quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện”

Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/201 1/NQ-HĐTP:

- Đề xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan,

tô chức thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyên giải quyết

vụ việc đó Trường hợp có nhiều luật cùng quy định thâm quyền ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính về một lĩnh vực quân lý thì việc xác định thâm quyền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ

quan, tô chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành

Ví dụ: Có hai quyết định hành chính bị khởi kiện và hai quyết định hành

chính này đều đo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký (một quyết định về

xử phạt vi phạm hành chính và một quyết định thu hồi đất của hộ gia đình)

Căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyên giải quyết các vụ việc này

thì người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định xử phạt vi

phạm hành chỉnh là Chủ tịch LJỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 29 của Pháp

lệnh xử lý vi phạm hành chính), còn người bị kiện trong vụ án hành chính về

khiếu kiện quyết định thu hồi đất của hộ gia đình là Uỷ ban nhân dân cấp

huyện (Điều 44 của Luật đất đai)

- Người có thầm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tô

chức khác quy định tại khoản | va khoản 2 Điều 3 của Luật TTHC là người

có chức vụ, chức danh cụ thê và theo quy định của pháp luật thì người có hức vn chức đanh đo mới có thâm quyên ra owvết định hạnh chinh bade ex hành vi hành chính Trường hợp quyết định hành chính hoặc hành vi hành

L7

Trang 18

chính do một người cụ thê ký hoặc thực hiện, nhưng người đó ký quyết định

hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính với danh nghĩa một chức vụ,

chức danh có thâm quyên thì quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là

của người đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó

Ví dụ: Quyết định hành chính do ông Nguyễn Văn A ký với danh nghĩa

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện B thì gọi là quyết định hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện B mà không gọi là quyết định hành chính của

ông Nguyễn Văn A

2.2 Xem xét các điều kiện khởi kiện vụ án hành chính

Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện mà pháp luật tố tụng hành chính quy định

Nếu họ không thoả mãn các điều kiện khởi kiện thì vụ việc sẽ không được Toà án thụ lý để giải quyết Trước khi tư vấn cho khách hàng nên khởi kiện hay không khởi kiện, Luật sư cần phải tìm hiểu kỹ về các điều kiện này

Trong trường hợp người khởi kiện chưa đủ điều kiện khởi kiện, nếu xét thấy

có căn cứ, Luật sư phải tư van dé khách hang dam bảo đủ các điều kiện khởi

kiện |

Luật sư phải thận trọng và khân trương khi xác định các điều kiện khởi

kiện trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính Nếu không thận trọng thì có

thể thiếu chính xác, nhằm lẫn về vụ việc, thảm quyền hoặc xác định không

đầy đủ các điều kiện khởi kiện dẫn đến việc hướng dẫn khách hàng không khởi kiện hoặc khởi kiện sai vụ án Nếu không khẩn trương thì có thể ảnh

hưởng đến thời hiệu khởi kiện, làm mắt đi quyền khởi kiện của khách hàng

Cần xem xét, đánh giá các khởi kiện điều kiện cụ thể sau:

2.2.1 Về chủ thể khởi kiện và quyền khởi kiện:

Luật sư cần căn cứ quy định tại khoản 6, điều 3 Luật Tố tụng hành

chính (người khởi kiện “Là cá nhân, cơ quan, tô chức khởi kiện vụ án hành

chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiêu nại về quyết định xử lý vụ việc

18

Trang 19

cạnh trai:h, việc lập danh sách cử tri”) và Điều 5 Luật Tố tụng hành chính

(“Cá nh:¿n, cơ quan, tô chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án ›ảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định ) để xác

Cin phải khăng định rằng: quyền khởi kiện và chủ thể khởi kiện là hai

yếu tô gan bó mật thiết với nhau Quyền khởi kiện chỉ được thực hiện bởi một

chủ th š nhất định và chủ thể chỉ được thực hiện quyền khởi kiện khi lợi ich hợp pl táp của mình bị xâm phạm Quyên khởi kiện vụ án hành chính là quyền của c¿ nhân, cơ quan, tô chức yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cua m.1h theo thủ tục do pháp luật quy định Chủ thế khởi kiện hành chính

phải t oả mãn các điều kiện quy định tại điều 48 Luật tố tụng hành chính, tức

là pha: có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng hành chính Như vậy, Luật sư cân tìm hiểu:

- Người khởi kiện là ai (Là cá nhân, cơ quan, tô chức 2)

- Quyết định hành chính, hành vi hành chính có tác động trực tiếp đến

khách hàng của mình (người khởi kiện) hay không Nếu người khởi kiện không bị quyết định hành chính, hành vi hành chính tác động thì sẽ không

thoả m in dấu hiệu về quyền khởi kiện Nếu đã nhận thấy sự tác động của đối

tượng l.hởi kiện đến người khởi kiện, thì Luật sư cần tiễn hành bước tiếp theo

là nhậ ì định xem người khởi kiện có khả năng thực hiện quyền khởi kiện một

cách tình thường hay không Trường hợp người khởi kiện là người có nhược điểm vẻ thê chất hoặc tâm thân, người vị thành niên hay người khởi kiện là cơ

quan, tô chức, Luật sư cần phải xác định được người đại diện theo pháp luật

để thực hiện quyền khởi kiện

Luật sư phải xem xét các yêu cầu của người khởi kiện Trong một vụ

kiện hành chính, các yêu cầu của người khởi kiện thường bao gồm:

- Yêu câu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vì hành chính

Trang 20

Đây là yêu cầu đầu tiên và bắt buệc phải thê hiện trong vụ kiện hành

chính Những chủ thể khởi kiện vụ án hành chính chỉ được quyền đưa ra yêu

cầu khởi kiện đối với các quyết dịnh hành chính, hành vi hành chính khi có

căn cứ chứng minh rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó xâm

hại đến quyền lợi hợp pháp của chính họ chứ không phải của bất kỳ một chủ thể nào khác Điều này cũng có nghĩa rằng: tố tụng hành chính tuân thủ theo nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự Chỉ có đương sự mới có quyền quyết định vụ việc của mình có cần thiết phải khởi kiện tại Toà án

không Luật sư không được quyền tự ý khởi kiện vụ án hành chính thay cho một khách hàng Luật tố tụng hành chính cũng không chấp nhận Luật sư hay

khách hàng khởi kiện vụ án hành chính đề dé bảo vệ lợi ích công

Một trong những điểm tiến bộ của Luật Tố tụng hành chính khi quy định

về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự đối với vấn đề này đó là

cho phép người khởi kiện, trong suốt qúa trình giải quyết vụ án hành chính,

có quyên rút, thay đổi, bỗ sung yêu cầu khởi kiện Khác với trước đây, Pháp

lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chỉ cho phép người khởi kiện

được quyền rút một phần hoặc toàn hộ yêu cầu khởi kiện mà thôi

- Yêu câu bôi thường thiệt hại

Người khởi kiện, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án

hành chính có thê đồng thời yêu cầu bỏi thường thiệt hại Luật sư cần đánh

giá trong trường hợp cụ thể của khách hàng có thiệt hại không, thiệt hại đó

phải là thiệt hại thực tế do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ

việc cạnh tranh gây ra hay không Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 của liên bộ Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính thì thiệt hại thực

tế là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi trái pháp

20

Trang 21

luật của người thị hành công vụ gây ra Thiệt hại thực tế bao pôm thiệt hại vẻ

vật chất và thiệt hại do tồn thất về tỉnh thân

Như vậy, khi tư vấn thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà

án, ngoài việc yêu cầu Toà án xem xét phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính và hành vi hành chính thì Luật sư có thê khuyên khách hàng

là người khởi kiện thực hiện quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do chính

những người đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính gây ra Tuy nhiên, Luật sư cần phải tìm được căn cứ chứng minh rằng

yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính phải gắn với yêu cau khởi

kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính Nếu người khởi kiện

không khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi

hành chính mà chỉ khởi kiện phần bồi thường thiệt hại do cơ quan hành chính

hoặc người có thấm quyên trong cơ quan hành chính gây ra thì Toà án sẽ

không thụ lý bằng một vụ án hành chính mà giải quyết bằng một vụ án dân

sự

Khi có yêu cầu khởi kiện về bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính,

Toà án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tô tụng dân sự đề giải quyết yêu cầu này

2.2.2 Vẻ thấm quyên của Toà án

Dưới góc độ đánh giá điều kiện khởi kiện, Luật sư chỉ được tư vấn cho người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính đôi với những vụ

việc thuộc thâm quyền của Toà án Khi thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện chỉ được khởi kiện đối với những loại việc Toà án

được quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính (thẩm quyền theo loại việc) và phải khởi kiện đến đủng Toà án có thâm quyền thụ lý giải quyết

(thẳm quyên theo cấp Toà án và theo lãnh thỏ)

a Xác định thâm quyền giải quyết cua Toa an theo loại việc

Luật TẾ tụng hành chính đã quy định những khiếu tiên thuộc thâm quyên gia! quyet cua Toa an tai Điêu 28, dó là:

2}

Trang 22

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết

định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các

lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của

cơ quan, tổ chức

- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biêu Hội đồng nhân dân

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ

- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Với quy định trên, thảm quyên của Toà án được mở rộng có nhiêu loại việc mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án so với quy định tại Điều 1Ì Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 264 của Luật Tố tụng hành chính về sửa đôi bô sung một số điều của Luật đất đai thì với những tranh chấp quyền

sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyên sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản I1, 2 và 5 Điều 50

của Luật Đất đai, sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện (quận, thị xã, thành phó thuộc tỉnh) hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)

đã giải quyết mà các bên đương sự không đồng ý giải quyết thì có quyền

khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện tới Tòa án Trước đây khi Pháp lệnh thủ tục

giải quyết các vụ án hành chính còn hiệu lực thì loại việc này thuộc thâm

quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước Nay loại việc trên thuộc

thảm quyền giải quyết của Toà án, thuộc nhóm việc quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật tố tụng hành chính

Theo quy định của Luật đó tụng hành chính thì hầu hết các quyết định hành chính, hành vi hành chính nếu xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp

của cá nhân, cơ quan, tô chức đêu có thê khởi kiện ra Toà án Vê nguyên tắc

22

Trang 23

chung, Toà án có thâm quyên xét xử các khiếu kiện đối với các đối tượng nói trên, trừ một số trường hợp:

- Những quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến an

ninh quốc gia, lợi ích quốc phòng, chính sách đối ngoại của nhà nước

- Những quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ

Của cơ quan, tổ chức

b Thâm quyển của các cấp Toà án

Sau khi giúp khách hàng xác định loại việc mà khách hàng yêu cầu đó thuộc thâm quyên giải quyết của Toà án theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, luật sư cần giúp khách hàng xác định rõ Toa án cụ thể nào có

thẩm quyên giải quyết vụ kiện của họ căn cứ quy định tại Điều 29, Điều 30

Luật tô tụng hành chính

Điều 29 LTTHC quy định Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành

phó thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo

thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của co quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với

Toà án hoặc của người có thâm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ

quan, tô chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính

với Toà án đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tô chức đó;

- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử

tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án

Điều 30 LTTHC quy định Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Toà án cấp tỉnh) có thâm quyên giải quyết theo thủ

tục sơ thâm những khiếu kiện sau đây:

Trang 24

phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân diìn tối cao, Viện kiểm sát

nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có

thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc

hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp

người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thâm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi co quan, người có thâm

quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết

định hành chính, hành vi hành chính của người có thâm quyền trong các cơ

quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thi tham quyền

giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thâm quyền ra quyết định hành

chính, có hành vi hành chính;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thầm quyên trong cơ quan nhà nước đó;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước

ngoài hoặc của người có thầm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án Trường hợp

người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Toà án có thâm quvên là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí

Trang 25

- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ

việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở

trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà an;

- Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải

quyết khiếu kiện thuộc thảm quyên của Toà án cấp huyện

Đối với những vụ án thuộc thấm quyền của Tòa cấp tỉnh, Luật sư cần lưu ý các trường hợp ưu tiên xác định thẩm quyền của Toà theo nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện

2.2.3 Thời hiệu khởi kiện

Việc quy định về thời hiệu khởi kiện cũng là một bước tiền mới của

pháp luật tố tụng hành chính Thời hiệu khởi kiện đối với hầu hết các quyết

định hành chính, hành vi hành chính là 1 năm thay vì chỉ là 30, 4Š ngày như

quy định trước đây trong Pháp lệnh TTGQCVAHC Việc quy định thời hiệu

khởi kiện dài hơn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan có đủ thời oian chuẩn bị tài liệu, chứng cứ, lựa chọn phương thức bảo vệ quyền lợi của

mình trước khi khởi kiện ra Toà Luật TTHC cũng đã có sự phân định hợp lý

về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với các loại án hành chính đặc thù

như khiếu kiện quyết định hành chính về giải quyết khiếu nại về quyết định

xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định về khiếu nại danh sách cử tri nhằm đảm bảo giải quyết dứt điểm, nhanh chóng vụ việc và đưa phán quyết vào thi hành trên thực tế một cách hữu ích

Luật sư cần căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 104 Luật Tố tụng hành chính để hướng dẫn người khởi kiện vụ án hành chính làm đơn gửi Toà

án trong thời hiệu sau:

a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính,

hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc

b) 30 ngày kế từ ngày nhận được quvết định giải quvết khiếu nại về

ly đình:vvV\ bổ vai x4Š S31 >:.4gexasÏ

Trang 26

c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của :ơ

quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại nà

không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày

Trong trường hợp có dấu hiệu quá thời hiệu khởi kiện, cần căn :ứ

Khoản 3 Điều 104 để xem xét trường hợp của khách hàng có sự kiện bất khả

kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không ktởi

kiện được trong thời hạn hay không vì thời gian có sự kiện bất khả kháng

hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện

Ngoài ra, còn có trường hợp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày 1/7/2(11

(ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực), người khiếu nại đã thực hiện vệc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai cến

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phó thuộc tỉnh, Chủ tch

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01 thán; 6 năm 2006 đến ngày 1/7/2011, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải

quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định :ủa Luật tố tụng hành chính

Đề xác định thời hiệu khởi kiện của đương sự còn hay đã hết, Luật sư

cần xác định được các thời điểm quan trọng: thời điểm bắt đầu thời hiệu knởi

kiện, thời điểm khởi kiện và thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện

Thứ nhất, xác định thời điểm bắt dau thời hiệu khởi kiện:

- Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 của Luật TTHC thì thời

hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định

kỷ luật buộc thôi việc là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết

định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; do đó,

để xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong trường hợp nà» là

“kể từ ngày nhận được”, trường hợp nào là “kể từ ngày biết được” thì Luậ sư

26

Trang 27

cân căn cứ vào đối tượng bị tác động trực tiếp của quyết định hành chính,

hành vi hành chính, quyết định ky luật buộc thôi việc và phân biệt như sau:

a) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ là đối tượng được nhận quyết định thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ

nhận được quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc (được cơ quan, người có thầm quyên ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc

thôi việc giao trực tiếp, được nhận qua nhân viên bưu điện, qua chính quyền

địa phương hoặc những người khác theo quy định của pháp luật) Ví dụ: Ngày

08-7-2011 ông N nhận được Quyết định số 19/QĐÐ-UBND ngày 10-02-2011

của Uỷ ban nhân dân quận B về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

ở cho ông với diện tích 150m” thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông N đối với Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 10-02-2011 của Uỷ ban

nhân dân quận B là kể từ ngày ông N nhận được quyết định đó (ngày 08-7-

2011);

b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng bị tác

động trực tiếp bởi quyết định hành chính, họ không phải là đối tượng được

nhận quyết định và thực tế là họ không nhận được quyết định đó thì thời điểm bắt dầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ biết được quyết định đó Ví

dụ: Trong trường hợp ví dụ nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được

cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, ông N đã tiến hành xây tường bao diện tích đất 150m” đó Ông Q là hàng xóm của ông N cho rằng ông N đã xây tường bao lên cả phần diện tích đất của ông Q Ngày 28-7-2011, ông N đã đưa

cho ông Q xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông N và ông Q

thấy rằng một phần diện tích đất mà ông N được cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất là phần diện tích đất của ông Q Trong trường hợp này, thời điểm

bt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông Q đối với Quyết định số 19/QĐÐ-

UBND ngav 19-02-2011 cua Us han nhân dan quận B là kẻ tr ngày ông Q Net được quy ét định do (ngay “š-/-201 l);

27

Trang 28

c) Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tô chức khác hoặc của người có thârn quyên tron cơ quan, tô chức đó thực hiện

nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thi thời điêm bắt đầu tính thời

hiệu khởi kiện là kể từ ngày hành vi hành chính đó được thực hiện (nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chứng kiến việc thực hiện hành vi hành chính đó) hoặc kế từ ngày được thông báo về thời điểm hành vi hành chính đó đã được

thực hiện (nếu cá nhân, cơ quan, tô chức không chứng kiến việc thực hiện

hành vi hành chính đó nhưng họ đã được cơ quan có thâm quyền thông báo về

thời điểm hành vi hành chính đó đã được thực hiện) hoặc kê từ ngày biết được

hành vi hành chính đó (nếu cá nhân, cơ quan, tô chức không chứng kiến việc

thực hiện hành vi hành chính đó và cũng không được cơ quan có thâm quyên

thông báo về thời điểm hành vi hành chính đó đã được thực hiện, nhưng họ đã

biết được hành vi hành chính đó qua các thông tin khác như được người khác

ké lai);

Vi du 1: Ngay 10-7-2011, Chu tich Uỷ ban nhân dân huyện tô chức lực

lượng, phương tiện cưỡng chế tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép của ông H và

ông H đã chứng kiến việc tháo đỡ nhà đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông H đối với hành vi tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép đó là kể

từ ngày hành vi tháo dỡ nhà ở đó được thực hiện (ngày 10-7-201 ])

Ví dụ 2: Trong ví dụ 1 nêu tại điểm c này, ông T có căn nhà ở cạnh nhà

của ông H đã bị cưỡng chế tháo dỡ và trong thời gian cưỡng chế tháo đỡ nhà

ở của ông H thì ông T' đi công tác nước ngoài Ngày 15-7-2011, ông T mới di

công tác về và thấy tường nhà mình bị rạn nứt và được hàng xóm kể lại là nhà

ông H đã bị cưỡng chế tháo dỡ Nếu ông T khởi kiện hành vi hành chính tháo

đỡ nhà ở xây dựng trái phép đã xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của ông thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông T đối với hành vi tháo dỡ nhà ở xây dựng trái phép đó là kê từ ngày ông T được kể lại về việc

thực hiện hành vi cưỡng chế tháo đỡ nhà ở của ông H (ngày 15-7-201 1)

Trang 29

d) Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tô chức khác hoặc của người có thảm quyên trong cơ quan, tô chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu

tính thời hiệu khởi kiện là kế từ ngày hết thời hạn theo quy định của pháp luật

mà cơ quan, tổ chức hoặc người có thâm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật

Vĩ dụ: Ông A là người thành lập doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ đăng ký

kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, nhưng hết thời hạn

cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ông A vẫn không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là kế từ ngày hết thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh

Thứ hai thời điểm khởi kiện (là thời điểm người khởi kiện nộp (gửi

đơn kiện đến Toà án)

Phải hướng dẫn cho khách hàng về thời điểm khởi kiện để đảm bảo

việc nộp (gửi) đơn khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện

Thư ba, thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khơi kiện

Đó là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, địch

hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước

làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thê khởi kiện trong phạm vi thời

hiệu khởi kiện;

- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyên khởi kiện

chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành

vi dan sự;

- Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác

29

Trang 30

người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế

năng lực hành vi dân sự chết

2.2.4 Thủ tục khởi kiện

Trước đây, Pháp lệnh bắt buộc người khởi kiện phải thực hiện thủ tục

khiếu nại trước khi khởi kiện, hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại

không được giải quyết hoặc đã có khiếu nại mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì mới được khởi kiện ra Toà Một số lĩnh vực như

quản lý đất đai, kỷ luật buộc thôi việc, xử lý vụ việc cạnh tranh còn phải có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì mới được khởi kiện Nay Luật Tố

tụng hành chính đã bỏ quy định này Như vậy, khách hàng và Luật sư được

quyền chủ động lựa chọn một trong hai cách là khởi kiện ngay ra Toà án hoặc

thực hiện khiếu nại trước khi khởi kiện

Tuy nhiên, Luật sư cần chú ý: riêng đối với trường hợp khởi kiện các

quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai xảy ra trước ngày 1/7/2011, nêu người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định

hành chính hành vi hành chính về quản lý đất đai đến Chủ tịch Ủy ban nhân

dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 đến ngày

1/7/2011, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng

người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có

quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Luật Tố tụng hành

chính Điều này có nghĩa là: đối với các quyết định hành chính, hành vi hành

chính về quản lý đất đai xảy ra trước ngày 1/7/2011 vẫn bắt buộc phải thực

hiện thủ tục khiếu nại đến cơ quan hành chính từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 đến hết ngày 30/6/2011 thì người khởi kiện mới có quyền khởi kiện

Luật sư cần hướng dẫn hoặc giúp khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện

theo quy định tại Điều 105 Luật Tó tụng hành chính và xác định các tài liệu

chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện

30

Trang 31

3 Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

3.1 Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà người khởi kiện nộp cho Tòa án khi khởi

kiện vụ án Việc lập hồ sơ khởi kiện nhằm tập hợp một cách có hệ thống các tai liệu chứng cứ và những van đề liên quan đến vụ án mà người khởi kiện

đang yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết Hồ sơ khởi kiện cung cấp thông tin giúp Tòa án đánh giá điều kiện khởi kiện của người khởi kiện, là cơ sở để Tòa

án quyết định có thụ lý vụ án hay không Hồ sơ khởi kiện chứa đựng yêu cầu

của người khởi kiện và những căn cứ ban đầu chứng minh cho yêu cầu của

họ

Hỗ sơ khởi kiện vụ án hành chính thông thường bao gồm:

- Đơn khởi kiện;

- Các tài liệu làm cơ sở cho yêu cầu của người khởi kiện hoặc các tài liệu giải trình trực tiếp cho yêu cầu của người khởi kiện;

- Các tài liệu về tư cách chủ thể của người khởi kiện: CMTND, hộ khâu

gia đình nếu người khởi kiện là cá nhân; các tài liệu, giấy tờ xác định tư cách pháp nhân của người khởi kiện, tư cách đại diện nều người khởi kiện là

cơ quan, tổ chức( trong trường hợp cần thiết);

- Các tài liệu chứng cứ kèm theo tùy thuộc vào từng loại quan hệ pháp

luật:

- Trong trường hợp cần thiết có thể đính kèm theo các tài liệu của người bị kiện và các bên có liên quan;

- Các văn bản pháp luật có liên quan

Dối với vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra, ngoài các tài liệu trên, hồ sơ cần có

Trang 32

+ Các văn bản, tài liệu giải quyết của cơ quan chức năng

+ Các giấy tờ tài liệu khác

Các chứng cứ để chứng minh thiệt hại Luật sư cần lưu ý là:

- Hóa đơn thuê phương tiện đi cấp cứu tại cơ sở y tế;

- Các hóa đơn mua thuốc và mua các thiết bị y tế, chỉ phí chiếu, chụp X

quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mỏ, truyền máu, tiền mua thuốc bồ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe kèm theo đơn thuốc chỉ định

của bác sĩ ;

- Hóa đơn thu tiên viện phí;

- Hóa đơn về các chỉ phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, nạng chống để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng cơ thể (nếu có);

- Các chỉ phí thực tế, cần thiết khác (nếu có)

3.2 Kỹ năng chuẩn bị hô sơ khởi kiện

3.2.1 Giúp khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện là hình thức biểu đạt yêu cầu của người khởi kiện đến Tòa án nhằm giải quyết vụ việc hành chính Vụ án hành chính phát sinh chủ

yếu là do cá nhân, cơ quan, tô chức thực hiện quyền khởi kiện của mình bằng

việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án Đơn kiện là cơ sở pháp lý quan trọng dé

Tòa án xem xét, quyết định thụ lý vụ án hành chính Vì vậy, về nguyên tắc

đơn khởi kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nội dung cũng như

hình thức theo Điều 105 Luật Tổ tụng hành chính Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;

- Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;

- Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội

dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử trì hoặc tóm tắt diễn biến của hành

vị hành chính;

$2

Trang 33

- Nội dung quyết định giải quyết khiêu nại (nếu có);

- Các yêu cầu dé nghị Toa án giải quyêt;

- Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyên giải quyết khiếu nại

Nếu khách hàng là cá nhân người khởi kiện thì luật sư hướng dẫn họ ký

tên hoặc điểm chỉ; nếu là cơ quan, tô chức khởi kiện thì Luật sư yêu cầu

người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tô chức đó phải ký tên và đóng dâu

vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp

của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì hướng dẫn

người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ

Khi giúp khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện, Luật sư cần lưu ý:

- Trong đơn kiện, Luật sư phải đặc biệt chú trọng phần diễn biến vụ

việc và yêu cầu của người khởi kiện Phần diễn biến sự việc tránh kẻ lễ dai

dòng, chỉ nêu các sự kiện có tính chất là mốc thời gian nhưng cũng không

được quá sơ sài khiến người đọc không năm bắt được diễn biến của vụ việc

Phần yêu cầu của người khởi kiện phải được trình bày rõ ràng, ngăn gọn, đồng thời mang tính đề xuất đê Tòa án xem xét giải quyết, tránh tình trạng

đưa ra các yêu cầu phi thực tế, các yêu cầu không thê thực hiện được, các yêu câu trái với quy định của pháp luật

- Địa chỉ của người khởi kiện, của người bị kiện, của người có quyền

lợi liên quan phải là địa chỉ liên lạc được với người đó Trường hợp không có

địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải

nói rõ trong đơn

- Hình thức đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện có thê viết tay, có thể đánh

máy Đơn kiện phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận ý chí của người khởi kiện theo quy định của Điều 105 LTTHC

Sau khi người khởi kiện tự viết xong đơn khởi kiện hoặc luật sư soạn hao giún đơn kiện luật sr 3 đương sự cân trac GA xem lại lần cuối trước khi gưi đơn cho Tòa an có thâm quyền

33

Trang 34

Mẫu đơn kiện áp dụng tương tự mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự Ban

hành kèm theo Nghị quyết số 02/2006 /NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thâm phán Toà án nhân dân tối cao

CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM

Độc lap-Tu do-Hanh phuc

` 0) ngày tháng năm

DON KHOI KIEN

KbiH'g07:T08 6ñ HENG ĐH SŠ: cục ccoa o3 05)01940484685080Q1GL3R8S4GSESGGE30086g8

PHd ENE TS 2 soi viygtot01/G196G5 (6) JOASGELJB.ESSS8Ux40GSL- 000 R3-288GG44S6IS0601/GIENSSBEXDIEEdEiGEE

Hồ tà têu ñEtöii Bí KÌNH S coi 5à ôn giết GGSEGEESSSSGSSVSVEESCESSEVRGESAhQ0SAG003479/.8083E

ĐI ME“ ec ccsavg nignv0000981G300)8.d0600306G12UI12013801900459000105330210800360004/G0E8:0/080298306)6E888 Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đẻ sau đây đối với người bị kiện ”?

Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: ®

Người khởi kiện #9) Hướng dẫn sử dụng mẫu:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày tháng năm )

(2) Ghi tên Toà án có thâm quyên giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cân ghi rõ foa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tinh B), nếu là Toà án nhân dân câp tỉnh, thì ghi rõ Toà

án nhân dân tình (thành phó) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chi cua Toa an do

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ và tên; nếu người khởi kiện là cơ quan, tô chức, thì ghi tên cơ quan, tô chức và phi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan

tổ chức khởi kiện đó

(4) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú

(5)Nếu người bị kiện là người có thâm quyên trong cơ quan nhà nước thì ghi chức danh

34

Trang 35

đó, nêu người bị kiện là cơ quan nhà nước thi phi tên cơ quan đó

(6) Ghi địa chỉ cơ quan của người có thâm quyền bị kiện nêu người có thâm quyên là

người bị kiện Ghi địa chỉ của cơ quan nhà nước nêu cơ quan nhà nước là người bị kiện

(7) Nêu cụ thê từng vấn đẻ yêu cầu Toà án giải quyết

(8) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh

SỐ thứ tự (ví dụ: các tai liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao quyết định hành chính như quyết định xử phạt, quyết định thu hỏi dat , don khiéu nại, quyết định giải quyết khiếu nại (nêu có), giây chứng nhận quyền sử dụng đất, ad

(9) Ghi nhimg thong tin ma ngudi khoi kién xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ

an

(10 Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện

đó; nếu là cơ quan tô chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tô chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tô chức đó 3.2.2 Sắp xếp các giấy tờ trong hô sơ khởi kiện

Theo quy định tại Điều 5 Luật Tổ tụng hành chính, người khởi kiện phải

gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu

cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Vì vậy, Luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng thu thập các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ tương ứng với từng yêu

cầu cụ thể, từng quan hệ pháp luật cụ thẻ, sắp xếp theo một thứ tự hợp lý

trong hồ sơ khởi kiện Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ có thê được sắp xếp theo

thứ tự ngày tháng, nội dung hoặc theo hình thức của chúng Đối với tài

liệu,chứng cứ là bản gốc duy nhất, Luật sư cần hướng dẫn cho khách hang

phô tô, có chứng thực bản sao từ bản gốc Đối với các tài liệu không phải

bằng tiếng Việt cần hướng dẫn khách hàng thuê dịch có công chứng đề tăng

thêm giá trị của tài liệu Tất cả các tài liệu, chứng cứ mà khách hàng thu thập

phải được nhân lên nhiều bản: một bản nộp cho Tòa án, các bản còn lại Luật

sư và khách hàng giữ

4 Hướng dẫn khách hàng thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án Luật sư có thể hướng dẫn khách hàng nộp đơn khởi kiện, hồ sơ khởi

kiện bằng một trong hai phương thức:

- Nộp trực tiếp đơn tại Tòa án và nhận biên lai xác nhận việc nộp đơn,

Trang 36

- Gửi đến Tòa án qua bưu điện và lấy giấy xác nhận của bưu điện về

việc gửi đơn Ngày khởi kiện được tính từ ngày có dâu bưu điện nơi gửi

Luật sư cần hướng dẫn người khởi kiện pửi kèm theo đơn khởi kiện các

tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp

pháp Trường hợp người khởi kiện, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có

yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì hướng dẫn họ thực hiện nghĩa vụ cung cấp

chứng cứ đổi với các yêu cầu này

5 Hướng dẫn khách hàng nộp tiền tạm ứng án phí

Sau khi nộp đơn kiện, khi có thông báo của Tòa án về việc thụ lý vụ án

hành chính, Luật sư cần hướng dẫn khách hàng thực hiện việc nộp tạm ứng án

phí tại cơ quan thi hành án hành chính cùng cấp với Tòa án đang thụ lý

Người khởi kiện có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thâm trong vụ

án hành chính phải nộp tiền án phí sơ thâm nếu không thuộc các trường hợp

được miễn hoặc không phải nộp theo quy định của Pháp lệnh về án phí Tiér:

tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm

- Đối với trường hợp người khởi kiện vụ án hành chính khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biêu

Hội đồng nhân dân thì không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí

- Người khởi kiện vụ án hành chính là thương bình; bó, mẹ liệt Sỹ; người có công với cách mạng; là cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo

quy định của Chính phủ; Người khởi kiện quyết định hành chính, hành vi

hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo

dục tại xã, phường, thị trần; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo

dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh và người có yêu cầu bồi thường về tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án

phí

- Người khởi kiện có khó khăn về kinh tế được Uỷ ban nhân dân xã,

phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tô chức nơi người đó làm

việc xác nhận, thì được Toà án cho miễn nộp một phân tiền tạm ứng án phí,

36

Trang 37

án phí Mức tiên được miễn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không

được vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ

phí Tòa án mà người đó phải nộp

Người khởi kiện được miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án phải có đơn đẻ nghị nộp cho Tòa án có thảm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh mình thuộc trường hợp được miễn Đơn đẻ nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ

phí Tòa án phải có các nội dung chính sau đây:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;

- Lý do và căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí,

án phí, lệ phí Tòa an;

- Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người khởi

kiện cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người khởi kiện làm việc

Cần lưu ý: Người khởi kiện có yêu cầu bôi thường thiệt hại trong vụ án

hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm

Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Khách hàng của luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành

chính 1a ai?

Câu 2: Các vấn đề chính luật sư cần tìm hiểu về vụ án hành chính khi

tiếp khách hàng?

Câu 3: Phân biệt các đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính

Câu 4: Các điều kiện khởi kiện vụ án hành chính? Đề xem xét, đánh giá các điều kiện đó luật sư cần dựa vào các tài liệu, chứng cứ nào?

Câu 5: Những tài liệu chính trong hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính?

Tài liệu tham khảo:

Trang 38

- Học viện Tư pháp, Số £ay dao tao tap 1, 2008

- Học viện Tư pháp, Số tay đào tạo tập 2 2011

- Học viện Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc hành chính,

,2006;

- Học viện Tư pháp, Tạp chí Nghề luật số 4/2011 và các bài viết có liên

quan khác trong Tạp chí Nghề luật

- Tài liệu tổng kết Hội nghị công tác ngành tòa án các năm từ 2000 đến

2010

- Một số văn bản pháp luật chính:

+ Luật Tố tụng hành chính năm 2010; Nghị quyết 56/2010/QH,

Nghị quyết 01/2011/HĐTP của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Nghị quyết 56/2010/QH,Nghị quyết 02/2011/HĐTP ngày 01/7/2011 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một

số điều của Luật Tổ tụng hành chính năm 2010

+ Luật Khiếu nại 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành

+ Các văn bản pháp luật về quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực thường có phát sinh khiếu kiện hành chính

Trang 39

Bài 2

KỸ NĂNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ CỦA

LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

1 Khái niệm chứng cứ trong vụ án hành chính

Theo nghĩa thông thường, chứng cứ được hiểu “3à cái được dân ra để

dựa vào đó mà xác định điêu gì đó đúng hay sai, thật hay giả” Cái được dân

ra có thê là lời nói, việc làm, vật làm chứng, tài liệu

Dưới góc độ pháp lý có quan điểm cho rằng chứng cứ thông thường và

chứng cứ t6 tung là tuong đôi đồng nhất “Chứng cứ tô tụng là những sự kiện

thông thường, là những hiện tượng như thế xuất hiện trong đời sống, những

sự vật như thế, những con người như thể, những hành vi như thế của con người Chỉ cần chúng dược đưa vào phạm vi của trình tự tố tụng, trở thành

biện pháp để xác định những tình tiết mà cơ quan xét xử quan tâm thì chúng

là những chứng cứ tô tụng” Hệ thống luật tổ tụng nước ta (Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính) đã xây dựng

được dịnh nghĩa pháp lý của khái niệm chứng cứ Mặc dù hình thức diễn đạt

khác nhau, đối tượng chứng minh có thể khác nhau nhưng những khái niệm này đều bao hàm một số điểm chung: chứng cứ tôn tại trong thực tế khách

quan hoặc phản ánh đúng thực tế khách quan; chứng cứ có liên quan đến vụ

án cụ thể, được các cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định

những vấn đề phải chứng minh của vụ án hay những tình tiết khác cần thiết

cho việc giải quyết đúng đắn vụ án; chứng cứ được thu thập theo trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng quy định

Trong tố tụng hành chính mỗi sự kiện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quyên và nghĩa vụ của các đương sự xảy ra trong quá khứ bao giờ cũng đê

lại đấu vất về vật chất tỉnh thần trong thế giới khách quan Khi ban hành juyet Gui anh cnn, We igh San vi nanh cninh co quan fifa nuoe

người có thâm quyên trong cơ quan nhà nước phải tiên hành nhiêu hành vi

39

Trang 40

mang tính pháp lý như thu thập thông tin, dánh giá sự việc về mặt pháp lý,

căn cứ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Là sản phẩm của quá trình đó nên quyết định hành chính, hành vi hành chính luôn phản ánh khách quan, đầy đủ các bước tiến hành, phương pháp cũng như trình độ của cán bộ,

công chức về hoạt động áp dụng pháp luật vào vụ việc cụ thể Với cơ chế áp

đặt ý chí đơn phương, thể hiện quyền lực nhà nước nên quyết định hành chính được ban hành, hành vi hành chính được thực hiện không tránh khỏi nguy cơ

bị lạm quyên, không đúng thâm quyên, sai lầm về sự việc hoặc sai lầm trong

việc đánh giá sự việc về mặt pháp lý, sử dụng quyên hạn trái mục đích của cơ quan, người có thầm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước, dan

đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức, cơ quan, có thê bị xâm

phạm làm phát sinh tranh chấp hành chính, cơ sở của khiếu kiện vụ án hành

chính trước tòa án Khi có khiếu kiện hành chính trước Toà án, về nguyên tắc

các đương sự phải viện dẫn ra các điều kiện về tính hợp pháp của quyết định

hành chính, hành vi hành chính Cái mà đương sự có thê viện dẫn ra là lời nói, việc làm, vật làm chứng, tài liệu con người cụ thế liên quan đến quyết định

hành chính bị khiếu kiện đã xảy ra trong quá khứ và chúng tồn tại một cách

khách quan Trên cơ các tài liệu chứng cứ đó Toà án sẽ phải kiểm tra tính hợp

pháp cả về hình thức và nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành

chính Thông thường Toà án chấp thuận bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào mà một

bên đương sự mong muốn trình bày, bất chấp phản đối của các bên đương sự

khác Các sự kiện, tài liệu, đồ vật, con người của các bên đương sự đưa ra có

thê khác nhau nhưng chúng đều nhằm mục đích chứng minh đối tượng tranh

chấp trong vụ án (quyết định hành chính, hành vi hành chính ) do vậy, chúng

có mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau trong nội dung của vụ việc Bằng việc đánh giá các chứng cứ xung đột của các bên đương sự, toà án có thể chấp thuận phiên bản sự kiện của một trong các bên đương sự nếu phiên bản sự kiện đó chứng cứ được đưa ra có chất lượng và đủ sức thuyết phục toà án

40

Ngày đăng: 21/08/2023, 03:28

w