1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ hô hấp ở lợn

26 5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 10,6 MB

Nội dung

hệ hô hấp ở lợn

Trang 1

MỤC LỤC

1.ĐẶT VẤN ĐỀ……….2 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÓ BIỂU HIỆN BỆNH Ở HỆ HÔ HẤP

4.KẾT LUẬN

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta, đặc biệt là những tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ Bởi vì đa số dân số nước ta sống ở nông thôn và nguồn sống dựa cả vào nông nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi lợn Thịt lợn là nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày của mọi người dân chúng ta, sản phẩm thịt lợn phần lớn là để đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần dành cho xuất khẩu, lợn cũng là nguồn cung cấp phân hữu

cơ cho thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Trong những năm gần đây, ngành thú y đã có một số thành tựu mới góp phần phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn lợn Tuy nhiên, từng lúc từng nơi khi mà điều kiện sinh thái không thuận lợi, một số dịch bệnh vẫn xảy ra gây những thiệt hại đáng kể cho đàn lợn, đặc biệt là lợn con trước và sau cai sữa vì lợn ở giai đoạn này vừa thay đổi điều kiện sinh lý vừa dần thích nghi với điều kiện sống mới nên rất dễ mắc bệnh Có rất nhiều các loại bệnh khác nhau ở lợn, trong đó phải kể đến các bệnh về đường hô hấp như: Ho thở truyền nhiễm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm teo mũi truyền nhiễm, Đây là những

bệnh đáng quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay của ngành chăn nuôi lợn Trong chăn nuôi lợn nói chung, các bệnh về đường hô hấp thường không gây

tỷ lệ chết lợn cao như các bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, nhưng chúng gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho ngành chăn nuôi, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân Lợn thường mắc bệnh hô hấp, đặc biệt đối với lợn chăn nuôi tập trung và bệnh lại xuất hiện quanh năm Lợn mắc bệnh bị còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn nhiều nhưng tăng trọng kém và chi phí điều trị lớn

Ở đường hô hấp trên của lợn ở các lứa tuổi thường có một số loại vi khuẩn

cư trú thường trực như các vi khuẩn: Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Haemophillus parasuis, Bordetella bronchiseptica, Streptococcus suis Khi sức đề kháng của cơ thể gia súc giảm xuống do điều kiện nuôi dưỡng, vệ sinh, chăm sóc kém, các vi khuẩn này sẽ nhân lên nhanh chóng về số lượng và tăng cường độc lực phát thành bệnh và gây thiệt hại lớn cho đàn lợn

Xuất phát từ thực tế trên, để hiểu rõ hơn về bệnh về đường hô hấp ở gia súc chúng tôi tiến hành chuyên đề " Các bệnh có biểu hiện bệnh lý ở hệ hô hấp "

Trang 3

II.Nội dung

1.Giải Phẫu Bệnh Hệ Hô Hấp

1.1.Một số bệnh ở đường hô hấp trên

Viêm mũi cấp tính do thể vùi Influenza A ở lợn Viêm teo mũi á cấp tính và cấp tính Đặc điểm chungDo virus

Herpes

Tỉ lệ nhiễm cao nhưng

tỉ lệ chết thấp

Triệu chứng:hắt hơi,chảy nước mũi

và nước mắt

Bệnh xảy ra với triệu trứng ho nhiều chảy nước mũi,sốt, lây lan nhanh.

Tỉ lệ nhiễm có thể tới 100%

nhưng chết rất ít

Có triệu trứng hắt hơi,chảy nước mũi,khó thiwr,mũi lệch về phía có bệnh,có gấp nếp da mặt ở phía trên mũi,dày ra ở vùng răng nanh,chảy nước mắt và có vết đen trên ở

lông,chảy máu mũi

và sinh trưởng chậm

thương vì tỉ lệ thấp

Không có đặc điểm rõ rệt do tỉ

lệ chết thấp

Sụn mũi bị mất đối xứng,xoang mũi bị hổng,rỉ viêm và tăng sinh sơ mạch quản

nhân tế bào biểu

mô thường thấy

ở biểu mô tuyến lớp đệm,tế bào limpho va tế bào bánh xe

Dịch rỉ viêm đục,có nhiều đại thực bào,bạch cầu trung tính,xác tế bào biểu mô bị hoại

tử và niêm dịch

Dịch rỉ viêm có niêm dịch và mủ,lớp biểu mô dày không đều,hình thái bất thường có biểu mô,thâm nhiễm vào lympho và tổ chức bào quá sản nguyên bào xương nhưng giảm tế bào xương

1.2 Phổi

Trang 4

1.2.1.Cấu tạo của phổi:

Phổi là bộ phận quan trọng của cơ quan hô hấp, có nhiệm vụ trao đổi khí trực tiếp giữa máu và môi trường ngoài Phổi gồm 2 lá phổi, mỗi lá phổi nằm trong bao bọc riêng do lá phế mạc tạo nên, phổi có màu hồng nhạt, đàn hồi, xốp nhẹ nổi trên nước, lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái

Mặt ngoài của phổi có một lớp tương mạc bao trùm đó là lá tạng của phế mạc Trong là mô phổi cấu tạo bởi các phế nang, tổ chức liên kết mạch quản thần kinh cùng hệ thống ống dẫn khí to nhỏ khác nhau

Phế nang là nơi trao đổi khí chính của phổi, trong có biểu mô lát đặc biệt

Số lượng phế nang có hàng trăm, hàng nghìn triệu Nhiều phế nang chụm lại thành chùm phế nang, nhiều chùm tập hợp thành tiểu thuỳ phổi, nhiều tiểu thuỳ phổi thành thuỳ phổi, cuối cùng là lá phổi

Các tiểu thuỳ phổi ngăn cách nhau bởi tổ chức liên kết

1.2.2.Đặc điểm, và nguyên nhân gây bệnh

1.2.2.1 Đăc điểm: Bệnh ở hệ hô hấp là bệnh thường xẩy ra ở mọi loài gia súc

và chiếm tỉ lệ 30-40% các bệnh nội khoa địa dư nước ta thuộc vùng nhiệt đới khí hậu thay đổi bất thường, kỹ thuật chăn nuôi gia súc còn thấp kém, nên hàng năm số gia súc chết về bệnh đường hô hấp

Do đó, bệnh ở hệ hô hấp là bệnh mà những người làm công tác thú y phải đặc biệt chú ý

Trang 5

Bệnh về đường hô hấp là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất

Bệnh đường hô hấp ở gia súc có rất nhiều

Ở trâu, bò, dê, cừu thường gặp bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi – màng phổi truyền nhiỞ lợn: Tụ huyết trùng, suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, dịch tả lợn, giun phổi lợn, giun đũa lợn, giun đũa lợn ở giai đoạn di hành.

Ở ngựa: Viêm mũi, viêm hầu , viêm khí quản, viêm phổi cata, viêm phổi thùy, giun đũa ngựa trong giai đoạn di hành.

Ở gà: Viêm màng mũi, lao.

Ở chó Viêm phổi, care (sài sốt chó con)

Trang 6

viễm, viêm phổi, viêm phế quản, lao, giun phổi ở dê cừu

Bệnh thường xẩy ra nhiều vào thời kỳ giá rét, do nhiều nguyên nhân gây nên xong có những nguyên nhân chính sau:

1.2.2.2 Nguyên nhân

Chủ yếu do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém làm sức đề kháng cơ thể giảm

Do tổn thương cơ giới: thức ăn hay thuốc sặc vào khí quản,gia súc ngã gãy xương sườn

Do thay đổi thời tiết đột ngột

Do phổi bị kích thích bởi hơi nóng, hơi độc, bụi: Khí ozon,amoniac

Do hóa chất: Xăng, acid, thuốc trừ sâu,…

1.2.2.3.Cơ chế sinh bệnh

- Cơ chế chung của bệnh viêm phổi:Do các kích thích bệnh lý thông qua thần kinh trung ương và các phế quản, phế nang gây ra những biểu hiện đặc trưng của tưng bệnh Những kích thích này thường được biểu hiện các triệu chứng: Xung huyết, sau đó tiết dịch rỉ viêm gây viêm, dịch thẩm xuất có nhiều fibrin.

- Khi dich viêm bị phân huỷ tạo ra những sản vật độc, những sản vật độc này cùng với độc tố vi khuẩn vào máu, gây rối loạn điều hoà thân nhiệt, con vật thường sốt cao

- Tất cả các kích thích: Viêm, dịch rỉ viêm đều làm trở ngại quá trình hô hấp của phổi, làm gia súc khó thở.

- Quá trình hô hấp của gia súc làm cho dịch viêm ở phế quản, phế nang bị viêm lan sang cả phế quản, phế nang chưa bị viêm bên cạnh Trong thời gian dịch rỉ viêm lan truyền thì cơ thể không sốt Nhưng khi dịch rỉ viêm đọng lại thì cơ thể lại sốt.

- Các tác động bệnh lý làm gia súc sốt cao và kéo dài làm quá trình phân huỷ protit, lipit, gluxit tăng, sự thiếu oxy ở mô bào làm tăng sản phẩm độc trong

cơ thể, từ đó gia súc sẽ bị nhiễm độc và chết

Trang 7

xảy ra ở phế quản sau lan tới các phần khác của phổi

Là quá trình viêm cấp tính ở phổi xảy ra ở thùy lớn có đặc điểm lan rộng rất nhanh Nguyên nhân - không truyền nhiễm:

+nuôi dưỡng kém,thức ăn không đầy đủ,thiếu khoáng +chuồng trại ẩm ướt,bẩn thỉu

+hít phải chất độc:khói,bụi…

+viêm thứ phát.bệnh có nguồn gốc do các bệnh khác -nguyên nhân nhiễm trùng +do vi trùng gây nên bệnh +suy giảm hệ thống miễn dịch

-không truyền nhiễm +chăm sóc kém,nhiệt độ môi trường,khí độc SO2,CO2… +chế độ lao tác,

-nguyên nhân nhiễn trùng +do vi trùng:tụ huyết trùng,dịch tả ghéo với tụ huyết trùng…

+do vi trùng:streptococus, glucococus…

Biến đổi bệnh

lí -đại thể:phế quản viêm rõ,lòng phế quản viêm cata

xung quanh phế quản nang lâm ba tăng sinh,lâm ba cầu dày đặc, nhiều bạch cầu đa nhân trung tính xâm

nhập,nơi tổn thương

-đại thể:phổi +căng to,chắc nặng,màu đỏ sẫm

+mặt cắt bóng,nhiều nước màu hồng đục,lẫn bọt,nổi trong nước

Trang 8

thường bóng loáng,loang lổ,đỏ sẫm,nhiều máu lẫn bọt,đem thả vào nước thấy chìm.

-Vi thể:

+nếu viêm thanh dịch:phế quản và lòng phế nang có dịch phù,liên bào phế quản long,một số bạch cầu và lympho bào.

+nếu viêm tơ huyết:ngoài thành phần trên còn có tơ huyết

+nếu viêm mủ:nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.

Vi thể:

+phế nang giãn rộng,mạch quản xung huyết

+nòng phế nang hẹp lại,chhuwas đầy nước phù lẫn bọt khí và một số hồng

cầu,bạch cầu,tế bào long.

Tiến triển -nhẹ:có thể hồi phục

-nặng:hoại tử,thoái hóa,cơ quan tổ chức

- nhẹ:có thể hồi phục -nặng:hoại tử,thoái hóa,cơ quan tổ chức

*Phân biệt phế quản phế viêm nà thùy phế viêm

Phế quản phế viêm Thùy phế viêm

Không làm tổn thương màng phổi làm tổn thương màng phổi

Lây lan chủ yếu qua đường ống Lây lan qua đường lympho

Không phát triển qua các giai đoạn Phát triển theo các giai đoạn

Tế bào long nhiều,viêm thanh dịch Viêm tơ huyết là chủ yếu

Viêm các tiểu thùy,lòng phế quản

chứa dịch rỉ viêm,các phế nang gần

phế quản viêm nặng

Viêm thùy lớn hoặc cả lá phổi,dịch rỉ viêm chỉ có ở các phế quản tận,các phế nang

Xảy ra đầu tiên ở phế quản Xảy ra ở phế nang là chủ yếu

Trang 9

2 Một số hình ảnh về các bệnh có biểu hiện bệnh lý ở đường hô hấp 2.1 Bệnh tụ huyết trùng

2.1.1 Tụ huyết trùng lợn

Heo thở khó Viêm nhiều thùy phổi

Thể cấp tính:

- Sốt cao 40,5 0 C-41 0 C

- Chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng, sau đặc dần, có thể có mủ hoặc đôi khi

có máu, rất khó thở Mổ khám thấy phổi viêm xuất huyết hoặc phổi cứng như gan (hoá gan)

- Sưng hầu có khi lan rộng ra cổ và cằm.

Trang 12

Phổi bị gan hóa

Thể mãn tính:Viêm phổi, màng phổi dính vào lồng ngực hoặc có những abcess phổi Hạch bạch huyết phổi bị bã đậu có mủ Khí quản và phế quản tụ máu, xuất huyết

Viêm phổi dính vào lòng ngực Khuẩn lạc Pasteurella multocida Viêm phổi có những abcess.

được nuôi cấy trên thạch máu

1.2 Tụ huyết trùng trâu, bò

Thể hiện triệu chứng viêm phế quản phổi, tần số hô hấp tăng trên 60 lần phút Nghe: âm ran ướt ở phần bụng của phổi Con vật ho, chảy nước mũi đặc, viêm màng phổi, viêm ngoại tâm mạc: gõ đau ở vùng ngực.

Trang 13

1.3 Tụ huyết trùng trên gia cầm

Phổi tụ máu, viêm màng phổi Viêm

ngoại tâm, máu có nước vàng, vật ho

khán, ho nhỏ, ho từng cơn, nước mũi

chảy ra đặc có khi lẫn mũ.

Sốt cao (42-43 0 C), bỏ ăn, xù lông, chảy

nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng

2 Bệnh do liên cầu khuẩn

Trên lợn có thể có các biểu hiện sau: da lợn có thể có các màng đỏ, sần, các hạch lympho bị sưng, sung huyết, bao khớp dày lên, khớp bị sưng và có dịch, màng não và não có thể bị tổn thương dạng phù nề, dịch não tuỷ đục, phổi bị

Trang 14

tổn thương với nhiều dạng khác nhau như đông đặc, có mủ, viêm phế quản, viêm phổi

Bệnh nhân của Liên cầu khuẩn

lợn

3 Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm trên heo

Cắt ngang đầu ở phía răng nanh và răng hàm thứ nhất sẽ thấy: ống cuộn(bộ lọc bụi) bị teo lại, tùy theo sự tiến triển của bệnh ta có thể đo được mức độ nặng, nhẹ của bệnh súc Bệnh ít gây chết nhưng làm giảm tăng trọng trên heo thịt

Trang 15

4 Bệnh suyễn lợn

Bệnh suyễn lợn (còn được gọi là bệnh viêm phổi địa phương) do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra Bệnh thường mắc ở thể mãn tính trên nhiều lứa tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao lên tới 80%, nhiễm bệnh với biểu hiện khá

rõ là: lợn ho khan kéo dài, ho có thể vài ba tiếng hoặc ho liên tục hơn mười tiếng một lần; lợn thở há miệng và thở nhanh, đôi khi thấy cùng đồng thời cả

ho và thở, sau ho có thể thấy lợn “ngồi” thở

Trang 16

Triệu chứng chính của bệnh là heo bị hắt hơi Viêm Hóa Gan 2 Thùy bên của phổi

sổ mũi khó thở, ngồi thở như chó

Trang 17

5 Bệnh viêm phổi và màng phổi

- Đối với heo bệnh cấp tính: máu chảy ra ở mũi và đọng trên đường hô hấp, phổi xuất huyết và có các vùng màu đen trên màng phổi.

Trang 18

- Đối với bệnh mạn tính: màng phổi dính chặt vào sườn, phổi có màu đen và

một số trường hợp phổi cỏ ổ áp se hoặc ổ mủ

Trang 19

Bệnh viêm phổi

Viên màng phổi truyền nhiễm trên dê

Trang 20

Giun phổi lợn

6 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

6.1 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (IB)

- Túi khí có thể bị đục, có thể có bọt

- Có nhiều dịch viêm hay casein trong phế quản, ống mũi, xoang mũi

6.2 Viêm khí quản

Trang 22

8 Bệnh cúm gia cầm

- Túi khí, xoang phúc mạc, ống dẫn trứng chứa nhiều dịch xuất có sợi huyết Trên vịt và gà tây thường thấy viêm xoang mũi.

- Phổi xung huyết, một vài nơi có xuất huyết.

- Da, mào, gan, thận, lách, phổi có những ổ hoại tử nhỏ

Trang 23

Khí quản xuất huyết; Phổi viêm, xuất huyết

Trang 24

9 Bệnh dịch tả vịt

10 Bệnh viêm xoang vịt

Trang 26

VI Kết luận

Như vậy, bệnh ở đường hô hấp là một trong những bệnh hay gặp trong chăn nuôi.Bệnh xẩy ra nhiều vào thời kì giá rét và do nhiều nguyên nhân gây ra Bệnh thường làm cho gia súc chậm lớn, giảm năng suất làm việc, thâm chí còn làm gia súc chết.Chính vì vậy cần phải dựa vào những đặc điểm điển hình của bệnh để chẩn đoán chính xác xem đó là bệnh gì? từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, đúng đắn, mang lại hiểu quả kinh tế trong chăn nuôi

Ngày đăng: 10/06/2014, 00:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w