KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU 2008- 2009, THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN THẾ GIỚI VÀ TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VIỆT
Khái quát về tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu thời gian qua
1.1.1 Tổng quan về suy giảm kinh tế trên thế giới 2008-2009
Theo Wikipedia- từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến thế giới – gọi cuộc suy thoái toàn cầu 2008-2009 là cuộc suy thoái cuối thập niên 2000 (Late-2000s recession) để phân biệt với các cuộc suy thoái khác trong lịch sử.
Suy thoái kinh tế cuối thập niên 2000 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thởi ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới.
Nó có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010.
Bong bóng nhà ở của Hoa Kỳ dẫn tới khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp rồi phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả là tình trạng đói tín dụng ảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực Vỡ bong bóng nhà ở cũng dẫn tới suy giảm tiêu dùng cá nhân ở Hoa Kỳ Sự bất trắc trong đời sống kinh tế và kinh doanh càng làm cho tiêu dùng và sản xuất bị hạn chế Ba nhân tố này gây ra suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ từ năm 2008 Nhiều nước trên thế giới có các tổ chức tài chính đã tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ Khi các tổ chức tài chính này bị thua lỗ, tình trạng rối loạn tài chính, thậm chí là tình trạng khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở nhiều nước khiến cho các nước này rơi vào suy thoái kinh tế hoặc suy giảm tốc độ tăng trưởng Do
Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều nước đang phát triển (nhất là khu vực Đông Á) nên suy thoái và suy giảm kinh tế từ thế giới phát triển đã làm giảm xuất khẩu của các nước đang phát triển Đồng thời vì các nước phát triển là nguồn cung cấp các khoản vay ngân hàng, các khoản vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho các nước đang phát triển, nên khi các nước phát triển dừng cho vay, dừng giải ngân hay rút vốn về, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã bị tác động tiêu cực nghiêm trọng.[25]
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quí của thế giới
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Word_GDP_Growth.png)
Hình 1.1 cho ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP hàng quí của thế giới từ năm 2005 đến năm 2009 Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như các nước phát triển và các nước đang phát triển tương đối ổn định Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới bắt đầu giảm mạnh, đặc biệt giai đoạn từ quí 2 năm 2008 đến quí 1 năm 2009, con số này luôn âm ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới Cụ thể, giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ dao động trong khoảng 3,5-5,5%, trong đó các nước phát triển là 1,5-3,5% và các nước đang phát triển là 7-10.5% Năm 2008, thế giới chỉ tăng trưởng 3.75%, sụt giảm 5% so với năm 2007, hơn 20 nước chính thức tuyên bố suy thoái, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, và EU- đây cũng là lần đầu tiên 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới cùng suy thoái kể từ năm 1945 đến nay; tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc (Quí 1/2008: 10,6%; Quý 2/2008: 10,1%; Quý 3/2008: 9%), Ấn Độ (8,8-7,9%), Hàn Quốc (5,86-3,63%), Thái Lan (6,05-3,96%)[] và các nước đang phát triển khác đều sụt giảm, trong đó có Việt Nam cũng chỉ ở mức 6,23%, mức thấp nhất trong thập kỉ qua Suy thoái kinh tế tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề cho nhiều quốc gia vào đầu năm 2009, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2009 là 8,7%, (Quý 1/2009: 6,2%; Quý 2/2009: 7,9%; Quý 3/2009: 9.1%; Quý 4/2009: 10.7%)[2]; Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 là 3,76% so với cùng kỳ năm 2008 [3] Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, như kinh tế gia trưởng Justin Lin củaWorld Bank, chuyên gia kinh tế của đại học tổng hợp New York – Nouriel Roubini thì đây là cuộc suy thoái tồi tệ nhất của kinh tế thế giới từ sau Đại khủng hoảng 1930.[25]
Từ cuối năm 2009, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên bên cạnh những nhà kinh tế lạc quan cho rằng kinh tế thế giới đang phục hồi theo hình chữ
U, thì cũng không ít nhà kinh tế dự báo rằng, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng một thời gian sau đó lại đi xuống, có nghĩa là sẽ đi theo hình chữ W Theo nhận định của cựu chủ tịch FED Alan Greenspan “thế giới sẽ còn phải trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính nữa trong tương lai” Nói về khủng hoảng, ông cũng cho biết thêm “ Đó là lẽ tự nhiên của con người Trừ phi một ai đó có thể tìm ra cách thay đổi tự nhiên, chúng ta sẽ còn phải chứng kiến thêm những cuộc khủng hoảng nữa, và không một cuộc khủng hoảng nào trong số đó giống như lần khủng hoảng này Bởi vì không có hai cuộc khủng hoảng nào lại có bất kì điểm chung gì, trừ lẽ tự nhiên của con người”.[14]
1.1.2 Tác động của suy thoái tới kinh tế toàn cầu
Thương mại toàn cầu sụt giảm: Nhìn chung nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn trên thế giới giảm mạnh, đặc biệt là ở thị trường Mỹ vốn là thị trường xuất khẩu chính của nhiều nước, khiến thương mại bị ảnh hưởng mạnh Theo Pasca Lamy – tổng giám đốc WTO thì “ thương mại thế giới đã sụt giảm 12% trong năm 2009”, mức giảm sút thấp nhất kể từ Đại chiến thế giới II [14] Xuất khẩu của Đức, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trong tháng 12 năm 2008 đã giảm 3,7% sau khi giảm kỉ lục 10.8% trong tháng trước đó Nhật Bản cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi kim ngạch xuất khẩu của nước này đã giảm tới mức 35%, trong khi nhập khẩu cũng giảm mạnh Khối lượng xuất nhập khẩu của Mỹ đã giảm 5 tháng liên tiếp và Trung Quốc- “công xưởng thế giới” kim ngạch xuất khẩu giảm 17,5 % ngay trong tháng 1/2009 Trong năm 2008, thương mại thế giới chỉ tăng ở mức 4% so với mức 5,5% trong năm 2007, thậm chí còn tăng trưởng âm trong tháng 11 Ông Lamy cũng nhận định rằng đầu năm 2010, thương mại toàn cầu đã có sự phục hồi khiêm tốn, tuy nhiên không thể xác định được sự khởi sắc này sớm kết thúc hay có thể kéo dài [14] Thương mại toàn cầu giảm khiến nhiều ngành công nghiệp điêu đứng, kể đến như vận tải biển, sản xuất ô tô, xây dựng,
… thêm vào đó là sự suy thoái về dịch vụ và tiêu dùng khiến những nước dựa chính xuất khẩu có nguy cơ sụt giảm kinh tế sâu hơn.
Giá cả hàng hóa và nguyên vật liệu thô giảm: Sự tăng trưởng chậm lại của hai “đầu máy” kinh tế thế giới- trung tâm kinh tế Mỹ và nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới- Trung Quốc đã kéo theo sự sụt giảm mạnh nhu cầu của các loại hàng hóa như dầu, thực phẩm và khoáng sản, đồng thời nhu cầu yếu đi tại hầu hết các quốc gia đã gây sức ép giảm giá các mặt hàng khác Suy thoái làm thương mại toàn cầu sụt giảm, sản xuất thu hẹp, vì vậy nhu cầu về nguyên liệu giảm sút, do đó kéo giá nguyên vật liệu thô giảm So với mức giá cao hồi tháng 7/2008, chỉ số giá hàng hóa Dow Jones- AIG tại thị trường Mỹ vào giữa năm 2009 đã mất một nửa giá trị, nếu tháng 7/2008, giá dầu thế giới là 150USD/thùng thì trong quý II/2009 giá chỉ còn 50 USD/thùng Không chỉ là giá dầu, mà giá những nguyên vật liệu khác cũng giảm mạnh, như giá kim loại, giá nông sản,… Giá cả hàng hóa và nguyên vật liệu thô giảm gây khó khăn cho những nền kinh tế đang phát triển vì nền kinh tế các nước này chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô.
Hình 1.2: Chỉ số giá dầu thô qua các năm
(Nguồn:http://www.indexmundi.com/blog/index.php/2008/12/06/oil-price-index- chart/)
Niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng sụt giảm: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã gây ra tình trạng thắt chặt thanh khoản và tín dụng trên Phố Wall, tình trạng này lan rộng ra thị trường tài chính nhiều nước Một lượng trái phiếu bất động sản chứa đựng đầy rủi ro và nợ thế chấp của Mỹ đã được bán ra cho các nhà đầu tư nước ngoài, gây nên thất thoát tài chính do tình trạng vỡ nợ ở nhiều nơi tụ trên thế giới.
Do thua lỗ nặng nề, các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu cắt giảm đầu tư vào các nhà máy ở nhiều nơi trên thế giới Thêm vào đó, các tập đoàn châu Âu cũng chịu tác động đặc biệt lớn do họ phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng nhiều hơn các doanh nghiệp Mỹ.
Bảng 1.1 Thiệt hại của một số ngân hàng, chức tài chính lớn trên thế giới tính đến tháng 5/2008 (Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: tổng hợp từ NYT, FT, Economist, AFP)
Nhìn vào bảng tổng hợp có thể hình dung phần nào mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ tới thế giới Thiệt hại lớn nhất của ngân hàng số 1 Thụy Sĩ UBS với mức 37,7 tỷ USD Những “ông lớn” khác trên thị trường tài chính thế giới. như Citygroup, HSBC,… cũng không thoát khỏi những con số thua lỗ nặng nề.
Suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã gây nên sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Triển vọng kinh tế nghèo nàn ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư Chỉ số chứng khoán của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều giảm nghiêm trọng khoảng 30-60% trong năm 2008, trong đó chỉ số VN-Index củaViệt Nam giảm đến 65,9% cao nhất khu vực châu Á Sự sụt giảm thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với sự thu hẹp của thêm một kênh vốn đầu tư cho sản xuất,khiến sản xuất thêm trì trệ.
Bảng 1.2: Toàn cảnh chứng khoán thế giới 2008
Toàn cảnh chứng khoán thế giới 2008
Chỉ số Giá trị đóng cửa 30/1 2
Tăng/ giảm so với năm 2007(điể m)
Nguồn:CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg
Hình 1.3 Biểu đồ tăng/giảm của một số chỉ số chứng khoán tiểu biểu năm 2008
Nguồn: http://www.thethaovanhoa.vn/140N20090101082031426T0/chung-khoan-the- gioi-2008-kho-tin-nhung-la-thuc-te!.htm
Từ bảng và biểu đồ ta thấy năm 2008 là năm đánh dấu sự sụt giảm mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới thể hiện qua việc xuống điểm mạnh so với năm 2007 của chỉ số chứng khoán tại các sàn trên thị trường thế giới Tất cả các sàn đều giảm điểm trên 30% so với năm 2007, trong đó điều đáng buồn là chỉ số Vn-Index giảm mạnh nhất (-65,9%) Nhìn chung thị trường châu Á giảm điểm nhiều hơn hẳn so với thị trường Mỹ và Châu Âu, các thị trường châu Á đều giảm trên 40%, trong khi thị trường Mỹ và Châu Âu nằm trong khoảng từ 30-40% Thị trường chứng khoán phản ánh sức khỏe nền kinh tế, trong khi các quốc gia châu Á đa số là các nước có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu Do đó, khi khủng hoảng xảy ra, thương mại toàn cầu giảm sút đã tác động rất lớn đến nền kinh tế các nước xuất khẩu.
Trước những tin xấu của nền kinh tế toàn cầu, niềm tin của người tiêu dùng trên khắp thế giới cũng trở nên yếu đi hơn bao giờ hết, vì vậy đã ảnh hưởng tới sức mua người tiêu dùng trên thế giới.
Hình 1.4: Chỉ số giá tiêu dùng toàn cầu và chỉ số giá thực phẩm nông nghiệp toàn cầu
(Nguồn: Global trade overview by Adun Lem http://www.globefish.org/dynamisk.php4?idH02)
Sơ lược về thị trường thủy sản thế giới trong năm 2008-2009
Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản thế giới luôn tăng với mức độ cao, ổn định, khoảng 7-9% mỗi năm, từ 86 tỉ năm 2006 lên 92 tỉ năm 2007[19] Tuy nhiên, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, mậu dịch thủy sản thế giới đã bị chững lại trong hai năm 2008- 2009 Thị trường thuỷ sản thế giới năm 2008, 2009 không quá biến động như những thị trường hàng hoá khác Liên minh châu Âu (EU), thị trường Trung Đông và một số nước châu Á như Trung Quốc đang nổi lên thành những thị trường thuỷ sản có tốc độ tăng tiêu thụ mạnh Điểm nổi bật của thị trường thủy sản thế giới năm 2008, 2009 là giá thủy sản tăng mạnh vào đầu năm 2008 do đợt rét khắc nghiệt ở châu Á, vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 giá thủy sản giảm mạnh do suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường thủy sản thế giới có những dấu hiệu phục hồi chậm từ giữa năm 2009 trở đi.
1.2.1 Kim ngạch thương mại thủy sản trên thế giới
Theo ước tính của FAO, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản thế giới năm 2008 là 99,5 tỉ USD, mức cao nhất trong lịch sử , trong đó có khoảng 50% giá trị được xuất ra từ các nước đang phát triển Trong khi đó, 80% nhà nhập khẩu lại là các nước phát triển Giá trị ròng của thuỷ sản xuất khẩu từ các nước đang phát triển đạt mức 25.4 triệu USD trong năm 2008 Điều này cho thấy được tầm quan trọng to lớn của ngành xuất khẩu thuỷ sản trên trường quốc tế đối với các quốc gia đang phát triển Giá trị nhập khẩu cao hơn, đạt 104,7 tỉ USD, Nhật Bản đã giành lại được vị trí là nhà nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới trong năm 2008, sau khi để cho Mỹ vượt qua năm 2007 với giá trị nhập khẩu lên tới 14,5 tỉ USD, chiếm 13,8% tồng kim ngạch nhập khẩu thế giới, tiếp đến là Hoa Kỳ với 14,1 tỉ USD, chiếm 13,5%[22] Xét về giá trị nhập khẩu thuỷ sản, EU chiếm tới 46,8% tổng giá trị thế giới (49 tỉ USD), tổng cộng 3 nhà nhập khẩu lớn nhất này đã chiếm tới 74,1% tống giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới
Hình 1.6 : Những thị trường xuất khẩu thủy sản chính 2008
(Nguồn: Global trade overview by Adun Lem http://www.globefish.org/dynamisk.php4?idH02)
Từ hình 1.6, ta thấy EU là khu vực kinh tế xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới chiếm tỉ trọng 26%, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất với tỉ trọng 10% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới 2008 Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam xếp thứ 5 thế giới.
Năm 2009, kim ngạch thương mại thủy sản thế giới đã giảm sút, đặc biệt là trong quý đầu năm 2009, sau đó con số này bắt đầu hổi phục từ quý thứ hai Ở những thị trường lớn, kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh nhất, nguyên nhân chủ yếu do suy thoái kinh tế đã khiến nhu cầu sụt giảm, thêm vào đó các nước gia tăng bảo hộ để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
1.2.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản
Do chi phí sản xuất cao mà giá thành sản phẩm thấp, ngành nuôi trồng thủy sản thế giới đang bị sa sút Ngược lại với vài năm qua, sức tăng trưởng mạnh mẽ trong nuôi trồng thuỷ sản đã bị chững lại trong năm 2008 và 2009 Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản thế giới đạt 141,6 triệu tấn, tăng mạnh so với 126 triệu tấn năm 2003. [17]
Bảng 1.5: Sản lượng thủy sản trên thế giới Đơn vị: Triệu tấn
(Nguồn: : Global trade overview by Adun Lem http://www.globefish.org/dynamisk.php4?idH02)
Từ bảng số liệu ta thấy tổng sản lượng thủy sản thế giới trong ba năm 2007,
2008, 2009 hầu như không thay đổi, trong đó tổng sản lượng khai thác ba năm bằng nhau, tổng sản lượng nuôi trồng năm 2008, 2009 bằng nhau và nhỉnh hơn năm 2007 một chút Nhìn chung trong tổng sản lượng thủy sản, tổng sản lượng khai thác vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn so với nuôi trồng.
Sản lượng cá rôphi tăng nhanh chóng trong mấy năm gần đây cũng sụt giảm mạnh trong năm 2008 xuống còn 2,06 triệu tấn Nguồn cung cá minh thái Alaska giảm gần 11% trong năm 2008 xuống còn 2,5 triệu tấn Năm 2008, sản lượng cá minh thái Alaska của Mỹ giảm xuống còn 1 triệu tấn So với năm 2005, sản lượng loài thuỷ sản này đã giảm hơn 32% Ngược lại, sản lượng của Nga lại tăng 4% lên 1,2 triệu tấn và tăng hơn 8% vào năm 2009, đạt 1,3 triệu tấn Sản lượng cá tuyết Đại Tây Dương giảm nhẹ (2%) còn 770.000 tấn trong năm 2008 [18]
Trung Quốc là nhà sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới Ngành thuỷ sản TrungQuốc duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm 2008 nhờ sản lượng thuỷ sản nuôi tăng 3% so với năm trước, đạt 48,9 triệu tấn Bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thặng dư thương mại thuỷ sản nuôi của Trung Quốc vẫn tăng 190 triệu
USD (5,78%) lên 3,49 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2008 [22] Ngoài cuộc khủng hoảng tài chính, ngành nuôi trồng thuỷ sản nước này còn thường xuyên phải đối phó với thiên tai, như thời tiết đông giá vào đầu năm và bão lụt hồi giữa năm Tuy nhiên, sản lượng của ngành này vẫn tăng nhờ việc cải tiến các đầm nuôi, thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm dịch và hệ thống sản xuất con giống tốt.
Các mặt hàng thủy sản thế giới rất đa dạng: tôm, cá, mực, bạch tuộc, thủy sản khô, ngao, sò, điệp,… tuy nhiên người tiêu dùng trên thế giới chủ yếu tiêu thụ những sản phẩm tôm, cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá da trơn
Giá tôm thế giới tăng mạnh từ cuối năm 2007 tới gần hết quý I/2008, sau đó giảm nhẹ vào đầu quý II, phục hồi vào quý tiếp theo và giảm trở lại vào cuối năm 2008, tiếp tục tình trạng đó đến quý I năm 2009, sau đó phục hồi chậm từ quý II/2009 Sự bất ổn của ở các thị trường tôm hàng đầu thế giới đã ảnh hưởng tới thị trường tôm toàn cầu.
Mỹ là nhà nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, mỗi năm nước này nhập khoảng 550.000 tấn Tuy nhiên, sau 10 năm tăng tăng liên tục, nhập khẩu tôm vào Mỹ năm
2008 bắt đầu trì trệ Nhập khẩu tôm vào Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt tổng cộng 236.000 tấn, hầu như không thay đổi về khói lượng so với cùng kỳ năm 2007 Mặc dù giá trị nhập khẩu tôm tăng 2,4% song nguyên nhân là do giá tôm nhập khẩu vào Mỹ tăng 2,5%, chủ yếu là tôm vỏ đông lạnh Nhìn chung, các nước Châu Á như Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc và Việt Nam vẫn chi phối thị trường tôm Mỹ, chiếm 65% tổng nhâp khẩu Ecuađo là nhà cung cấp quan trọng với 13% thị phần Các nước Châu Á cung cấp nhiều sản phẩ giá trị gia tăng hơn, trong khi các nước Mỹ Latinh chủ yếu cung cấp sản phẩm tôm bỏ đầu đông lạnh.
Tại Nhật Bản, việc đồng Yên tăng giá so với Đôla Mỹ trong những tháng đầu và cuối năm 2008 cũng tác động giảm tiêu thụ tôm Nhập khẩu tôm vào Nhật bắt đầu giảm từ năm 2007 và tiếp tục giảm trong năm 2008, 2009 nhưng Nhật vẫn là nước nhập nhiều tôm lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ Tôm vẫn là loại thuỷ sản được nhập nhiều nhất vào Nhật, chiếm 16% trong tổng thuỷ sản nhập vào đây năm 2007, với 270.000 tấn[] Đa số tôm nhập vào Nhật là tôm chưa chế biến, nhưng khối lượng tôm chế biến nhập vào thị trường này đã tăng lên trong những năm gần đây Cũng giống đa số người tiêu dùng ở các nước phát triển, người tiêu dùng Nhật muốn thưởng thức các sản phẩm giá trị gia tăng tiện lợi và bảo đảm vệ sinh nhưng không muốn chi nhiều tiền và vì thế họ gây áp lực đối với người bán lẻ và nhà cung cấp để giữ giá bán thấp trên thị trường. Nói chung người tiêu dùng Nhật sẽ lựa chọn các loại thuỷ sản đánh bắt trong nước thay tôm và cá ngừ do giá bán hai mặt hàng này ngày càng tăng khi nền kinh tế suy thoái.
Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ tôm ở châu Âu năm 2008 thấp, trái với xu hướng tăng liên tục của mấy năm gần đầy Trong khi nhu cầu thấp ở hầu hết các thị trường: Tây Ban Nha, Italia, Pháp… các nước xuất khẩu tôm như Thái Lan, Inđônêixa, Ecuađo, Ấn Độ… lại đang nỗ lực mở rộng thị phần của mình trên thị trường Châu Âu do gặp khó khăn ở thị trường Mỹ Kết quả là giá tôm tại châu Âu cũng giảm xuống, và tiêu thụ vẫn chậm, đặc biệt là trong năm 2009.
Thực trạng phát triển ngành thủy sản Việt Nam
1.3.1 Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản
Việt Nam là một quốc gia biển lớn trong vùng Biển Đông- được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản giàu có nhất toàn cầu Việt Nam có chỉ số biển khoảng 0,01, cao gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới, có bờ biển dài trên 3.260 km, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km 2 với trên 4.000 đảo lớn nhỏ trải dọc từ Bắc vào Nam và hai quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa, Trường Sa chiếm vị trí tiền tiêu cực kỳ trọng yếu trong Biển Đông Cùng với diện tích đất liền trên 330 nghìn km 2 , hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều cửa sông, eo vịnh, đầm phá, đặc điểm 8 vùng sinh thái khác nhau, Việt Nam có thể phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) từ vùng núi, trung du, đồng bằng đến các vùng biển đảo và phát triển khai thác thủy sản ở hầu hết các thủy vực từ vùng ven bờ đến vùng khơi, hay trong nội địa.
1.3.1.1 Hệ sinh thái biển Việt Nam Đến nay trong vùng biển Việt Nam đã phát hiện chừng 11.000 loài sinh vật cư trú Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy; trên 2.030 loài cá trong đó trên 130 loài cá có giá trị kinh tế; 657 loài động vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước [5]
Các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao thường phân bố tập trung ở vùng bờ và quyết định hầu như năng suất sơ cấp của toàn vùng biển và đại dương như: Rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, vùng triều cửa sông, đầm phá và vùng nước trồi…Các hệ sinh thái này có khả năng điều hoà dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hoá; là nơi cứ trú tự nhiên, nơi sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa (90% các loài thủy sản sống ở vùng biển thềm lục địa và biển xa có tập tính gắn bó với vùng nước ven bờ) Các hệ sinh thái biển - ven biển còn có tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển Chúng có tính liên kết sinh thái, tương hỗ mật thiết với nhau và tạo ra những
“dây xích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ mà một mắt xích bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại.
1.3.1.2 Tiềm năng nguồn lợi thủy sản
Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển và ven biển Việt Nam được xem là khu hệ sinh thái đa dạng và phong phú Theo các số liệu nghiên cứu, đến nay chúng ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài động vật và thực vật biển Khu hệ cá biển có khoảng 2.000 loài trong đó đã kiểm định được 1.700 loài Tuy nhiên số lượng cá có giá trị kinh tế khônh nhiều, chỉ khoảng 100 loài với gần 50 loài có giá trị kinh tế cao như: thu, nụ, song, vược, đối, trác, phèn trích xương, bạc má, chim,… Riêng giáp xác biển có 1.647 loài, trong đó tôm có hơn 70 loài thuộc các họ chính như tôm sú, tôm he, tôm hùm, tôm gai, tôm vỏ trong đó tôm he được coi là đặc sản quan trọng nhất cả về số lượng cũng như giá trị kinh tế; nhuyễn thể thống kê được 2.523 loài với một số loài có giá trị kinh tế cao và rất quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam như mực ống, mực nang, điệp, nghêu ngao, sò huyết, bào ngư, hải sâm nhưng sản lượng không nhiều; bạch tuộc có 7 loài; rong tảo cũng đa dạng mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể được sử dụng nhiều trong công nghiệp và xuất khẩu Bên cạnh đó còn nhiều loại đặc sản quý như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai…[5]
Trữ lượng nguồn lợi hải sản ở nước ta cũng tương đối lớn, dao động trong khoảng 4,0- 4,5 triệu tấn, khả năng khai thác bền vững từ 1,8- 2,0 triệu tấn Nguồn lợi thủy sản nội địa dao động trong khoảng 0,6 - 0,7 triệu tấn, khả năng khai thác bền vững 0,2 - 0,3 triệu tấn Nếu xếp theo loài, cá đáy khai thác khoảng 856.000 tấn/năm, chiếm khoảng 51,26% khả năng khai thác; cá nổi 694.000 tấn/năm, chiếm 41,5%; cá nổi đại dương 120.000 tấn/năm, chiếm khoảng 7,24% [7] Nếu xếp theo vùng lãnh thổ thì phân bố trữ lượng và khả năng đánh bắt như sau:
Bảng 1.7: Phân bố trữ lượng và tình hình khai thác thủy sản giữa các vùng
Vùng biển Trữ lượng Khả năng khai thác
Tấn Tỷ lệ(%) Tấn Tỷ lệ(%)
(Nguồn: Trung tâm tin học thống kê- Bộ NN &PTNT)
Qua bảng 1.7 ta thấy, vùng biển Đông Nam Bộ được đánh giá là ngư trường lớn nhất với trữ lượng là 2.075.889 tấn, khả năng khai thác là 830456 tấn, chiếm gần 50% trữ lượng hải sản và khả năng khai thác trong cả nước So với trữ lượng, khả năng khai thác không lớn lắm Do đó, bên cạnh chú ý đến trữ lượng cũng phải chú ý đến sản lượng khai thác để duy trì được mức độ khai thác an toàn nhằm bảo vệ nguồn lợi tài nguyên biển.
Tóm lại, Việt Nam là nước có diện tích biển nhiều tạo điều kiện cho nghề cá phát triển Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản khá dồi dào, việc đánh giá đúng nguồn lợi, tổ chức khai thác tốt, chắc chắn ngoài đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, thủy sản còn là ngành hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.
Với nguồn nhân lực dồi dào tham gia vào các hoạt động thủy sản, đặc biệt là dân cư tập trung khá đông đúc vùng ven biển là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế biển nói chung và thủy sản nói riêng Theo số liệu thống kê, tổng số lao động thủy sản tính đến năm 2009 là xấp xỉ 10 triệu người, so với năm 1989 là 1 triệu người, như vậy trong vòng 20 năm, số lao động trong ngành thủy sản đã tăng gấp 10 lần.
Về cơ cấu lao động cũng đang có sự chuyển hướng tích cực rõ rệt Nếu hơn 20 năm trước, lao động trong ngành thủy sản chỉ tập trung chủ yếu ven biển trong ngành khai thác ven bờ, thì nay không những chuyển mạnh sang khai thác xa bờ mà số tăng lao động thủy sản còn tập trung trong nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản.
Về chất lượng lao động, trước đây đa phần lao động trong nghề có trình độ văn hóa thấp, tuy rằng tỷ lệ lao động trẻ có tỉ lệ khá cao Nhìn chung, lực lượng lao động hầu hết thành thạo nghề, chịu khó, có kinh nghiệm, chăm chỉ, cần cù Tuy nhiên, về lâu dài, những lao động này cần được đào tạo bài bản, được tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động
Dự báo đến năm 2020 riêng dân số vùng ven biển sẽ tăng lên khoảng 30,4 triệu người, trong đó lao động khoảng gần 19 triệu người Đây sẽ là lực lượng quan trọng tham gia vào sự phát triển ngành thủy sản trong tương lai.
1.3.2 Thành tựu của ngành thủy sản và nguyên nhân đạt được
* Thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và xuất khẩu; đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân
Từ một ngành sản xuất thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, một số lĩnh vực như chế biến, xuất khẩu, dịch vụ hậu cần chủ yếu do Nhà nước đảm nhận, Thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và khá ổn định.
Nếu năm 1985, sản lượng thủy sản đạt 1,16 triệu tấn thì năm 2008 đã tăng lên trên 4,6 triệu tấn (tăng gần 4,5 lần) Trong đó, khai thác hải sản tăng 2,35 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,79%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng lên gần 8,82 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,99%/năm Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thủy sản đạt 6,17%/năm trong giai đoạn 1985-2008.[2]
GDP (theo giá so sánh năm 1994) của ngành Thủy sản giai đoạn 1995 - 2000 (chỉ bao gồm lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản) tăng từ 5.262 tỷ đồng năm
1995 lên 6.680 tỷ đồng năm 2000; tốc độ tăng bình quân đạt 4,89%/năm, cao hơn tăng trưởng của nông nghiệp (4,53%/năm) và lâm nghiệp (1,18%/năm); trong giai đoạn
2001 - 2008, ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 8%/năm (nông nghiệp: 3,35% và lâm nghiệp: 1,03%) [2]
Cơ cấu sản xuất thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng thủy sản trong tổng GDP cả nước năm 1991 chỉ chiếm trên dưới 1,2%, đã tăng tới 3,37% ở năm
TÁC ĐỘNG CỦA SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu bao gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Trong đó, mỗi nhân tố có mức độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau.
2.1.1 Những yếu tố khách quan
2.1.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế
Hoạt động xuất khẩu thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh quốc tế Trong đó, các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế có thể kế đến như:
Cơ chế chính sách : Cơ chế chính sách của nước nhập khẩu có thể là động lực hoặc rào cản cho sản phẩm của nước xuất khẩu xâm nhập hàng hóa vào nước đó Ngày nay, các quốc gia tung ra hàng rào kĩ thuật, áp đặt nhiều loại thuế quan để bảo vệ sản phẩm nội địa, người tiêu dùng trong nước, do đó gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa Mặt hàng thủy sản Việt Nam cũng là mặt hàng thường xuyên chịu rào cản từ những nước nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh suy thoái những rào cản này ngày càng tinh vi và hết sức đa dạng Đó là các qui định về sản phẩm nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn quốc tế khi xâm nhập vào thị trường nước nhập khẩu, hàm lượng chất kháng sinh cho phép trong sản phẩm thủy sản, … Những thị trường nhập khẩu càng lớn càng có nhiều rào cản; EU- thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam vốn dĩ được coi là “khó tính” với những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm vừa dựng thêm một hàng rảo mới, qui định 1005/2008 của Ủy ban Châu Âu về chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp yêu cầu tất cả các lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận khai thác hải sản, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU Mỹ cũng là nước có nhiều rào cản thương mại, kể từ khi luật chống bán phá giá của Mỹ ra đời cũng đã ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam Ôxtrâylia cũng đã áp dụng Luật mới từ 23/7/2009, cho phép cơ quan chức năng nước này kiểm tra khối lượng tịnh của thủy sản đóng gói nhập khẩu, đối chiếu với khối lượng in trên bao bì để phát hiện vi phạm, nếu bị phát hiện, các doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt lên tới 100.000 nghìn USD Ôxtrâylia [13].
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hết sức khó khăn để đối phó với những rào cản từ các thị trường nhập khẩu.
Nhu cầu tiêu dùng ở nước nhập khẩu : Trước đây, hải sản luôn là mặt hảng rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới do thức ăn hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên giá cả các mặt hàng thủy sản tương đối cao, vì vậy thường dùng trong các nhà hàng, khách sạn Khủng hoảng kinh tế khiến người dân cắt giảm chi tiêu, ít đi nhà hàng hơn, hạn chế dùng những mặt hàng xa xỉ mà lại chuyển sang dùng những sản phẩm giá cả bình dân hơn, rẻ tiền hơn Do vậy, trong bối cảnh suy thoái, nhu cầu tiêu dùng thủy sản giảm mạnh, điều này đã ảnh hưởng đến sự giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Yếu tố cạnh tranh: Khắp những thị trường xuất khẩu thủy sản, không chỉ có doanh nghiệp Việt Nam mà còn rất nhiều doanh nghiệp từ những nước khác Những doanh nghiệp đó có thể đến từ các quốc gia với công nghệ tiên tiến hơn Việt Nam rất nhiều, vì vậy không dễ dàng cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam để tồn tại bền vững ở nước xuất khẩu Mặt khác, “thương trường là chính trường”, các doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị trường quốc tế còn phải chiụ sự cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ khác, nhất là đối thủ đến từ nước nhập khẩu Năm 2009, xuất khẩu cá tra Việt Nam bị mất uy tín nghiêm trọng do bị đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất lượng thấp( Tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ nước), điều này không những làm tổn hại đến hiệu quả và lợi ích của người nuôi cá mà còn tạo cớ cho những thông tin không tốt từ báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm mất thị trường. Cạnh tranh luôn diễn ra khốc liệt trên thị trường thủy sản thế giới, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp khó khăn
2.1.1.2 Môi trường kinh tế trong nước
Môi trường kinh tế trong nước là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu ở tầm vi mô và vĩ mô, đó là những nhân tố như chính sách thương mại, mức độ lạm phát, chính sách tiền tệ,… Chẳng hạn khi nhà nước ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt, thu hẹp các khoản vay cho các doanh nghiệp xuất khẩu, điều này sẽ hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó làm giảm khối lượng thủy sản xuất khẩu
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các ngân hàng trong nước thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thiếu vốn để mua nguyên liệu chế biến, đầu tư công nghệ, xúc tiến tìm kiếm thị trường Thêm vào đó, lãi suất phải trả cho ngân hàng quá cao, hiệu quả kinh doanh không còn cao như trước Vì vậy, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn, đầu ra khó mà đầu vào cũng hết sức chật vật.
Tỉ giá hối đoái cũng là một nhân tố tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu Khi tỉ giá VND/USD giảm, tức là giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm, sức cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường thế giới sẽ tăng lên, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Ngược lại, khi tỉ giá tăng, đồng nội tệ lên giá, sức cạnh tranh hàng Việt Nam trên thị trường thế giới bị giảm xuống kìm hãm xuất khẩu.
Suy thoái kinh tế của Mỹ cùng hàng loạt các biện pháp cứu trợ kinh tế trong đó có sự cắt giảm lãi suất liên tục của Fed đã khiến USD mất giá so với các đồng tiền khác Đồng USD yếu đồng nghĩa với sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của Mỹ tăng lên trên thị trường thế giới, trong khi khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác suy giảm. Với đồng tiền trở nên mạnh hơn, các quốc gia xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải tăng giá các mặt hàng ở Mỹ, điều đó làm xuất khẩu của họ sẽ mất tính cạnh tranh Vì vậy đồng đô la giảm giá gây tác động không nhỏ tới xuất khẩu của các nước vốn coi thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất Đối với Việt Nam, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ, xuất khẩu chiếm tới 70% GDP và hơn 80% hợp đồng thương mại quốc tế được thực hiện thông qua đồng tiền này thì việc mất giá của đồng đôla gây cản trở cho xuất khẩu Các nước trong khu vực đã phá giá đồng nội tệ như Hàn Quốc đến 50%, Thái Lan là 16,1%, Philippines là 17,2%[], nhờ động thái này mà doanh nghiệp tại các quốc gia dù giảm giá xuất khẩu để cạnh tranh nhưng vẫn không lỗ vốn, vẫn duy trì được sản xuất; tuy Việt Nam cũng có điều chỉnh tỷ giá nhưng chưa theo kịp biến động của thị trường, trong năm 2008 đã điều chỉnh khoảng 5%, đến tháng 12 thêm 3% trong khi tỉ lệ lạm phát cả năm 2008 lên đến trên 20% Chỉ trong 4 tháng, từ tháng 12/2008 đến tháng 4/2009, giá USD đã tăng 3,88%[18] Hơn nữa, đồngViệt Nam lên giá cũng khiến chi phí doanh nghiệp thủy sản bỏ ra mua nguyên liệu trong nước tăng cao, bị lỗ khi xuất khẩu hàng sang thị trường các nước khác Tỉ giáVND/USD giảm khiến khả năng cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản Việt Nam bị giảm rất nhiều so với hàng thủy sản các nước khác.
2.1.1.4 Nguồn nguyên liệu trong nước
Nguyên liệu là yếu tố nòng cốt để tạo ra sản phẩm, không có nguyên liệu không thể có sản phẩm Đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng Nguồn nguyên liệu được duy trì ổn định, chất lượng tốt thì sản phẩm xuất khẩu sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mặc dù thủy sản đóng góp hơn 4 tỉ đô la
Mỹ trong hai năm 2008, 2009 nhưng Việt Nam vẫn không chủ động được nguồn giống Trong năm 2009, nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến gặp khó khăn do giá con giống cao, giá thức ăn cao trong khi giá bán đầu ra thấp nên nông dân đã thu hẹp sản xuất, thêm vào đó tình hình dịch bệnh lan tràn lại càng khiến nông dân trong cảnh hoang mang, họ đã thu hẹp sản xuất, điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu khan hiếm nguồn nguyên liệu.
2.1.2 Những yếu tố chủ quan
2.1.2.1 Yếu tố từ ngành thủy sản: Đó là công tác điều hành hoạt động thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng bao gồm cơ chế chính sách trong ngành, công tác quản lí hoạt động, công tác đào tạo cán bộ, lao động trong ngành thủy sản,… Hiện nay, mặc dù ngành thủy sản đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lí, điều hành, cơ chế chính sách còn chậm, chưa nhạy bén với sự thay đổi chính sách quốc tế, đặc biệt là khâu dự báo thị trường, cập nhập thông tin nhanh nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu Thêm vào đó, nguồn nhân lực trong ngành thủy sản mặc dù không bị thiếu hụt nhưng chất lượng lao động còn thấp, ngư dân chưa được đào tạo mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế đúc rút được, còn đội ngũ cán bộ ngành thủy sản vẫn còn rất ít nhân tài.
2.1.2.2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp:
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hầu hết hoạt động đơn lẻ, không có tính liên kết Những doanh nghiệp này tiềm lực còn bị hạn chế ở mọi khía cạnh, như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí, điều hành, nguồn nhân lực, So với những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong khu vực, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn rất lạc hậu, kém xa về nhiều mặt Đặc biệt trong giai đoạn suy giảm kinh tế vừa qua, các doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt động, kém nhạy bén với thị trường.
2.1.2.3 Các yếu tố thuộc về sản phẩm:
Bao gồm hai khía cạnh: chất lượng sản phẩm và đặc tính sản phẩm Sản phẩm chính là năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp vì sản phẩm là thành phẩm cuối cùng của doanh nghiệp Trong thời gian qua, sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã có mặt ở thị trường khắp các châu lục, từng bước tạo dựng vị thế tại những thị trường đó Ở nhiều thị trường lớn, các mặt hàng thủy sản Việt Nam nằm trong tốp đầu như : Tôm ở thị trường Nhật; Cá tra, basa ở thị trường EU,… Tuy nhiên giá các mặt hàng thủy sản Việt Nam vẫn thấp hơn những đối thủ từ các nước khác, một phẩn nguyên nhân do chất lượng các mặt hàng thủy sản Việt Nam được người tiêu dùng nước ngoài đánh giá thấp Điều này làm giảm giá trị xuât khẩu thủy sản Việt Nam.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua
Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành đóng góp quan trọng trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn ở mức tăng trưởng cao, ổn định Tuy nhiên, nếu như năm
2008 được đánh giá là một năm khá thành công đối với thủy sản xuất khẩu Việt Nam thì năm 2009 lại là năm “thăng trẩm” của nhóm mặt hàng này Năm 2009, lần đầu tiên tăng trưởng xuât khẩu thủy sản âm sau 13 năm tăng trưởng dương liên tục; trong đó liên tiếp trong 10 tháng đầu, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng giảm hầu hết ở các thị trường, đặc biệt là những thị trường lớn
Nguồn nguyên liệu được cung cấp từ hai nguồn chính là khai thác và nuôi trồng thủy sản Do nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, lại được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên phong phú về thủy sản, môi trường phần lớn chưa bị ô nhiễm, nguồn cung cấp cho chế biến và thủy sản nhìn chung có chất lượng tốt, ngày càng ổn định với giá cạnh tranh so với nguyên liệu của các nước trong khu vực
Khai thác hải sản giữ vai trò quan trọng trong phát triển ngành thủy sản Khai thác hải sản bao gồm khai thác hải sản và khai thác thủy sản nội địa Tổng sản lượng khai thác thủy sản gần như tăng liên tục trong 20 năm qua Nếu như năm 1989 sản lượng đánh bắt mới chỉ đạt 705,5 nghìn tấn, thì đến năm 1999, sản lượng đã tăng lên1274,5 nghìn tấn và đến năm 2009, con số này là 2136,4 nghìn tấn, gấp xấp xỉ ba lần so với năm 1989 Như vậy trong vòng 20 năm, sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam đã có bước tiến ngoạn mục
Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản khai thác từ 2006 đến 2009 Đơn vị: nghìn tấn
(Nguồn: Trung tâm tin học thống kê- Bộ NN &PTNT)
Từ bảng 2.1 ta thấy, trong tổng sản lượng khai thác được thì sản lượng cá chiếm phần đa số( trên 70%), tiếp theo là sản lượng tôm( trên 5%) Từ năm 2006 đến
2008, sản lượng khai thác thủy sản liên tục tăng, tuy nhiên con số này giảm trong năm
2009 Sở dĩ điều đó là do suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến ngành thủy sản trong năm 2009, do đó sản lượng khai thác trong năm này giảm nhẹ Mặc dù trong cơ cấu sản lượng khai thác, tỉ trọng các loài biến đổi không nhiều qua các năm, tuy nhiên có thể thấy tỉ trọng cá có xu hướng giảm trong khi tỉ trọng tôm và thủy sản khác lại tăng Điều này chứng tỏ bằng việc hướng dẫn và phối hợp giữa chế biến xuất khẩu và khai thác hải sản cho ngư dân, họ đã biết khai thác những đối tượng xuất khẩu có giá trị , phù hợp với thị trường tiêu thụ
Sản lượng khai thác không thể tăng với tốc độ phát triển của nhu cầu tiêu dùng do khai thác thủy sản bị hạn chế bởi mức độ cạn kiệt và yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Vì vậy để góp phẩn giải quyết nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao cho hoạt động xuất khẩu thủy sản, bên cạnh phát triển khai thác ngoài khơi phải kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Mặc dù bị thiên tai tàn phá, dịch bệnh hoành hành nhưng diện tích mặt nước nuôi trồng vẫn nâng cao, không ngừng tăng qua các năm
Bảng 2.2: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Đơn vị: Nghìn ha
( Nguồn: Niêm giám thống kê 2009)
Nhìn chung trong những năm qua, nhờ diện tích nuôi trồng thủy sản tăng, sản lượng thủy sản tăng lên đáng kể Dưới đây là bảng số liệu về sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua từ năm 2005 đến 2009.
Bảng 2.3: Sản lượng thủy sản nuôi trồng từ năm 2007 đến năm 2009 Đơn vị: Nghìn tấn
(Nguồn:Trung tâm tin học thống kê-Bộ NN)&PTNT)
Như vậy, so với khai thác thủy sản thì sản lượng nuôi trồng chiếm số lượng lớn hơn Điều này chứng tỏ, ngày nay công tác nuôi trồng thủy sản đã được chú trọng phát triển Từ bảng số liệu, trong cơ cấu sản lượng khai thác cá luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất so với tôm và thủy sản khác Tuy nhiên, tôm và những thủy sản khác là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, do đó trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng tôm và thủy sản khác để nâng cao giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
2.2.1.1.3 Chế biến xuất khẩu thủy sản
Chế biến là khâu rất quan trọng trong chu trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thủy sản Hiện nước ta đã có một hệ thống các cơ sở chế biến rộng khắp đông lạnh với tổng công suất 1,457 tấn một ngày [14] Các nhà máy này đều được nâng cấp, mở rộng sản xuất hoặc xây mới, được trang bị công nghệ hiện đại ở mức độ khu vực và trên thế giới, do đó thời gian gần đây đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị cao Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang tiến dần đến đưa việc nuôi trồng, chế biến thàng một chu trình khép kín.
2.2.2 Kim ngạch, khối lượng thủy sản xuất khẩu Đối với nền kinh tế trong nước, xuất khẩu thủy sản đã và đang đóng vai trò đòn bẩy chủ yếu tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ Ngành thủy sản của chúng ta đang chiếm vị trí xuất khẩu hàng đầu trong nền kinh tế, chỉ sau dầu thô và dệt may. Giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Hiện nay, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới, theo thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới FAO, năm 2009 ,Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 5 thế giới. Nếu năm 1999, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ đạt 987,5 triệu USD, thì đến năm 2000, lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam con số này đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 1,470 tỷ USD; thì đến năm 2009 là 4,251 tỷ USD Như vậy trong vòng 10 năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng gần 5 lần, với mức tăng bình quân xấp xỉ 7%/năm Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong năm 2009, lần đầu tiên sau 13 năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam có mức tăng trưởng âm.
Bảng 2.4: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2007-2009 Đơn vị: Nghìn tấn, triệu USD
Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị
(Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số 47- Bản tin ngày15/1/2010)
Từ bảng số liệu ta thấy thủy sản xuất khẩu Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ từ năm 2007 đến năm 2008, tuy nhiên sang năm 2009 khối lượng và giá trị xuất khẩu lại giảm Tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2008 giảm 1,6% do chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và nguồn cung nguyên liệu trong nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị thiếu hụt.
2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu là một trong những đầu mối quan trọng dẫn tới sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chính vì vậy, trong những thời gian qua công tác đa dạng hóa thị trường đã được chú trọng triển khai và thu được những thành tựu đáng khích lệ Nếu thời gian đầu, thủy sản xuất khẩu Việt Nam chỉ hướng đến một số thị trường trung gian chủ yếu như Singapore, Hồng Kông thì đến năm
2005 con số này là 105 nước và khu vực; năm 2007 Việt Nam xuất sang 145 nước và vùng lãnh thổ, năm 2008 là 159 và đến năm 2009 các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là những thị trường chính của thủy sản Việt Nam , chiếm tới hơn 70% thị phần.[] Nhìn chung trong những năm qua, về con số tuyệt đối, cả giá trị và khối lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang từng thị trường tăng hằng năm, song tỉ trọng thị phần của các thị trường có nhiều biến động Nhờ các hoạt động phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, thủy sản Việt Nam đã hình thành thế chủ động và cân đối về thị trường, không lệ thuộc vào những thị trường truyền thống như trước Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản Việt Nam ngày càng giành được vị trí quan trọng trên các thị trường lớn có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như thị trường Mỹ, EU; có khả năng điều chỉnh cơ cấu thị trường khi thị trường truyền thống có biến đổi bất lợi Thời gian gần đây cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi theo hướng tích cực:
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2005-2009
(Đơn vị: Giá trị: Triệu USD; Tỷ trọng: Phần trăm)
(Nguồn: Trung tâm tin học thống kê- Bộ NN &PTNT)
Từ bảng số liệu trên ta thấy qua các năm, trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam thì nổi lên vẫn là ba thị trường chính: EU, Nhật Bản, Mỹ Từ năm 2005 đến năm 2008, kim ngạch và giá trị xuất khẩu thủy sản luôn tăng với mức tăng trưởng cao, ổn định, tuy nhiên con số này giảm trong năm 2009 ở hẩu hết các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
Thời cơ và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
3.1.1 Thách thức và khó khăn
3.1.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế
Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố thị trường quốc tế Trong cuộc suy thoái kinh tế 2008-2009, các thị trường chủ đạo của thủy sản Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản đều rơi vào suy thoái sâu, những thị trường này tỉ trọng chiếm phần lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam Hơn nữa, dân chúng thắt chặt chi tiêu, sức mua giảm đáng kể đã kéo giá cả hàng hóa xuống mức thấp Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vốn bị hạn chế khả năng tìm kiếm thi trường mới do năng lực tài chính, khả năng kinh doanh còn yếu nên khi các thị trường lớn bị thu hẹp mạnh thì tất yếu xuất khẩu thủy sản bị tác động mạnh.
Khó khăn chồng chất khó khăn, không chỉ thị trường xuất khẩu thủy sản bị thu hẹp mà khả năng xâm nhập thị trường quốc tế cũng bị hạn chế do chính sách bảo hộ gia tăng Suy thoái kinh tế khiến các quốc gia dựng lên nhiều rào cản để bảo vệ nền sản xuất trong nước Rất nhiều các thị trường lớn của thủy sản Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản đều áp dụng các chính sách bảo hộ mới và tinh vi Bên cạnh đó, những thị trường trung như Nga, Ôxtrâylia cũng áp dụng rào cản rất đa dạng Các hình thức bảo hộ chủ yếu là tăng thuế nhập khẩu, áp đặt thuế chống bán phá giá, tăng cường hàng rào kĩ thuật, tiêu chuẩn môi trường, kêu gọi người dân dùng hàng nội địa, đồng thời hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước, thậm chí còn dùng các phương tiện truyền thông để bôi xấu về sản phẩm thủy sản Việt Nam Chính sách bảo hộ của các nước làm giảm tính cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường những nước đó.
Các mặt hàng thủy sản Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới một phần nhờ giá cạnh tranh, tuy nhiên từ cuối năm 2008, đồng Việt Nam trở nên cao so với các nước trong khu vực do đồng đôla yếu đi, các quốc gia này đã phá giá đồng nội tệ đáng kể để tạo lợi thế cho xuất khẩu, do đó giá hàng thủy sản Việt Nam trở nên cao so với hàng hóa các nước trong khu vực Do khủng hoảng kinh tế, giá đã bị giảm rất nhiều, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục hạ giá để cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ không có lợi nhuận để duy trì sản xuất, thậm chí còn bị thua lỗ.
Do suy thoái kinh tế, các ngân hàng khắp các nước đều thắt chặt tín dụng khiến thanh toán quốc tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản không vay được vốn để thanh toán và nhập hàng về Điều này làm cho các doanh nghiệp trong nước không có vốn để tiến hành sản xuất Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nước cũng khó khăn trong khâu vay vốn do các ngân hàng trong nước rất dè dặt cho vay trước tình hình kinh tế diễn biến phức tạp Vì vậy, vốn trở thành vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Một thách thức nữa cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh suy thoái chính là yếu tố cạnh tranh, cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết để ký kết được các hợp đồng Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu có ưu thế, tiềm lực mạnh và giàu kinh nghiệm hơn từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan mà còn phải cạnh tranh với cả những đối thủ từ những nước nhập khẩu.
Có thể nói suy thoái kinh tế đã khiến thủy sản xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn , thách thức.
3.1.1.2 Môi trường kinh doanh trong nước
Bên cạnh những khó khăn do môi trường kinh doanh quốc tế đưa lại, vẫn còn rất nhiều vấn đề yếu kém tồn tại ở môi trường kinh doanh trong nước cản trở sự phát triển của thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
Về hải quan , mặc dù trong những năm gần đây hải quan Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong cơ chế làm thủ tục hải quan như cho phép doanh nghiệp kê khai qua mạng và thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử (quyết định 52/2007/QĐ- BTC) nhưng thực tế thủ tục hải quan vẫn rất chậm và rườm rà Trong khi suy giảm kinh tế khiến nhu cầu thị trường sụt giảm, thủ tục hải quan cần phải đơn giản hóa hơn nữa giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiết kiệm thời gian không bỏ lỡ các cơ hôị xuất khẩu vốn đã rất hiếm hoi Đối với những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu như thủy sản, yếu tố thời gian rất quan trọng vì nếu hàng bị tạm giữ trong kho kéo dài thời gian quy định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hàng thủy sản, gia tăng chi phí lưu kho Điều này gây tổn thất về chi phí rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật lạc hậu: Nhìn chung cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đường sá, kho bãi, thiết bị bốc xếp tại các cảng của Việt Nam hiện nay đang rất lạc hậu, không đủ công suất, điều này cản trở hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, đặc biệt khi thực hiện những đơn hàng lớn Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa theo kịp sự phát triển kinh tế và dòng vốn đầu tư nước ngoài Ngoài ra, chi phí phục vụ sản xuất chế biến tăng cao như giá xăng, dầu tăng liên tục gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Khó khăn trong việc huy động vốn và tiếp cận nguồn vốn: Vốn là yếu tố then chốt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để tiến hành sản xuất kinh doanh Nếu như trước đây vốn luôn là yếu tố khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thì trong bối cảnh suy thoái vay vốn và tiếp cận vốn lại càng khó hơn bao giờ hết Suy thoái kinh tế khiến các ngân hàng trong nước thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay, nếu muốn vay vốn phải qua thẩm định rất khắt khe, làm thủ tục phức tạp Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế nên nhu cầu vay vốn là rất lớn Nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không đủ vốn để thu mua nguyên liệu, đầu tư công nghệ trong khi chi phí sản xuất gia tăng đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Năng lực dự báo kém: Việt Nam, năng lực dự báo, cả ở cấp điều hành vĩ mô lẫn vi mô đều yếu, những thông tin các cấp đưa ra chưa cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố vẫn còn tồn tại ở môi trường kinh doanh trong nước làm cho hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng rơi vào tình thế hết sức khó khăn nhất là trong tình hình kinh tế như hiện nay, gây tốn kém chi phí sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam xuất khẩu.
3.1.1.3 Thách thức và khó khăn xuất phát từ bản thân ngành thủy sản
Trong những năm qua ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, tạo được một chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế xuất phát từ bản thân ngành thủy sản Nhất là trong thời gian vừa qua, khi nền kinh tế gặp suy thoái ngành thủy sản đã bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác điều hành nói chung cũng như hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng.
Về phía cơ quan quản lí: Trong thời gian vừa qua, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có nhiều cố gắng trong công tác điều hành hoạt động xuất khẩu thủy sản như thành lập các ban chỉ đạo, hiệp hội để điều hành sát sao từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến đến hoạt động kinh doanh Tuy nhiên trong công tác điều hành vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như cơ chế chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chưa thống nhất khiến các doanh nghiệp xuất khẩu khó khăn trong khâu thực hiện chung.
Do tính chất của hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế, hơn nữa thị trường quốc tế lại thường xuyên biến động trong khi những chính sách ngành thủy sản đưa ra chưa kịp thời, điều này gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. Công tác kiểm tra, quản lí chất lượng từ khâu nguyên liệu, quy trình sản xuất đến sản phẩm đầu ra còn lỏng lẻo nên các mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam thường chịu các biện pháp trừng phạt từ các nước nhập khẩu Công tác quản lí, điều hành hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phải khắc phục để ngành thủy sản Viêt Nam hội nhập với quốc tế.
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản : Cuộc suy thoái vừa qua đã làm bộc lộ rõ hơn thực trạng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, vẫn còn hạn chế và yếu kém về nhiều mặt trong nội tại doanh nghiệp xuất khẩu Đó là:
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
3.2.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hoạt động xuất khẩu thủy sản chịu nhiều tác động tiêu cực do suy thoái cộng hưởng với những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam thì những giải pháp từ phía nhà nước, hiệp hội thủy sản Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng, giúp hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam tháo gỡ được nhiều khó khăn, vượt qua suy thoái, để tiếp tục phát triển và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.
3.2.1.1 Giải pháp về tài chính:
Từ những biện pháp đẩy lùi lạm phát của Chính phủ, cùng với những tác động từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Hầu hết các doanh nghiệp đều khó khăn trong tiếp cận vốn vay của ngân hàng Suy thoái kinh tế làm cho các ngân hàng thắt chặt tín dụng, đặc biệt sau những bài học từ những vụ sụp đổ của những ngân hàng “khổng lồ” trên thế giới, các ngân hàng Việt Nam rất dè chừng trong việc cho vay vốn Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn của các ngân hàng rất chặt chẽ, yêu cầu về tài sản thế chấp, thêm vào đó lãi suất của ngân hàng thường cao hơn so với khả năng sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản làm cho các doanh nghiệp lại càng thêm khó khăn Không chỉ các ngân hàng trong nước, mà các ngân hàng nước ngoài cũng thắt chặt tín dụng nên các nhà nhập khẩu ngừng cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Ngoài ra, do tác động của suy thoái kinh tế thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua rơi vào thế bế tắc, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu rất hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn từ thị trường này Trong khi hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực về tài chính rất hạn chế Vì vậy, biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước mắt chính là các giải pháp về vấn đề tài chính.
Thứ nhất, Chính phủ cần phải có chính sách hợp lý để khuyến khích ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng nhà nước để từ đó các ngân hàng ưu tiên đối với việc vay vốn của doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng Đồng thời nâng cao vai trò của các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu như quỹ tín dụng, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là quỹ bảo hiểm xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp, cầm cố có thể vay vốn từ Ngân hàng. Đầu năm 2009, chính phủ đã áp dụng bù lãi suất tạm thời ở mức 4% (ngày 1/2/2009) để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, đây là biện pháp này đã phát huy hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận với vốn vay từ ngân hàng, Tuy nhiên, lãi suất này cũng chỉ duy trì trong vài tháng sau đó tăng trở lại, trong khi suy thoái kinh tế vẫn còn “âm ỉ”, đến nay doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phục hồi, do đó biện pháp này cũng không hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu Mặt khác, việc áp dụng lãi suất kích cầu những doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn đa số là các doanh nghiệp lớn, chỉ khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn,trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ Vì vậy, Chính phủ và ngân hàng nhà nước cần cân nhắc đưa ra các biện pháp duy trì mức lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng hơn Ngoài ra, thủy sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều thị trường tiềm năng như Nga, BaLan, rất cần đơn hàng, nhưng do phương thức thanh toán, cơ chế Việt Nam chưa thông nên hàng Việt Nam vẫn chưa vào được Do đó, chính phủ Việt Nam cần có những thỏa thuận, hợp tác thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiến hành hoạt động kinh doanh tại những thị trường này.
Thứ hai, Nhà nước cần quan tâm đến việc nâng cao, đổi mới hoạt động hỗ trợ tín dụng, đưa ra các gói giải pháp tích cực để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngành thủy sản cũng như những ngành hàng khác Cụ thể, cho phép các nhà nhập khẩu nước ngoài được trả chậm khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam hoặc xem xét hỗ trợ lãi suất cho nhà nhập khẩu nước ngoài để thực hiện hợp đồng Những biện pháp này thực chất là việc hỗ trợ giảm giá cho nhà nhập khẩu, nhằm tạo mức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam Hỗ trợ tín dụng hấp dẫn sẽ thu hút được các nhà nhập khẩu, tạo điều kiện cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
3.2.1.2 Giải pháp về chính sách tài khóa
Chính sách thuế trong thời gian qua đã có sự hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước tình trạng khó khăn như: doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hoàn 90% số thuế GTGT trong 7 ngày và 10% còn lại trong 4 ngày khi doanh nghiệp nộp bổ sung chứng từ thanh toán qua ngân hàng (Thông từ số 04/2009/TT- BTC ngày 13/1/2009, hay giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu, hay vật tư máy móc để sản xuất hàng hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính nộp thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp,… [19] Tuy nhiên, thực sự những biện pháp trong tình trạng các doanh nghiệp đang cầm cự để khỏi thua lỗ như hiện nay thì mức lợi nhuận không cao, do vậy giảm thuế cũng không có tác động đáng kể Vì vậy, để phát huy hiệu quả từ việc đổi mới, cải thiện chính sách thuế theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hải quan và các cơ quan tài chính nhằm tránh tình trạng xấu xảy ra trong công tác hoàn thuế Nhìn chung chính sách thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng cần được đặt trong hệ thống các chính sách hỗ trợ doanh nghiệnp xuất khẩu, tạo nên sự tổng hợp thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam hòa nhập cùng sự phát triển toàn bộ nền kinh tế
3.2.1.3 Giải pháp về thị trường
Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đối mặt chính là tìm đầu ra cho xuất khẩu Để tháo gỡ vấn đề này, Chính phủ cần tập trung đẩy mạnh nhóm giải pháp xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu với quy mô lớn hơn, tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộng cơ hội cho xuất khẩu.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản: Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa nhất trong tình hình thương mại hiện nay, nhờ đó các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có được cơ hội thu thập thông tin các loại cần thiết cho mình về thị trường, giá cả, cung cầu, chất lượng, luật pháp để từ đó định hướng được thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả Nhà nước có thể hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thủy sản về xúc tiến thương mại được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau:
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài để tìm hiểu, thâm nhập thị trường, tiếp cận cơ hội xuất khẩu, phát triển kinh doanh.
- Phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thực hiện chiến lược marketing: quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên các kênh phương tiện truyền thông quốc tế, hình thức khuyến mại,… Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham gia các hội chợ, triển lãm, hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài như hỗ trợ một phần tài chính cho doanh nghiệp trong việc tham gia các sự kiện trên.
- Có cơ chế tiếp xúc và tham vấn định kỳ giữa cơ quan nhà nước (Chính phủ, Bộ Công thương) với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về các vấn đề xuất khẩu thủy sản
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại cho các cơ quan quản lí hoạt động thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Mở rộng các quan hệ hợp tác đa phương và song phương với nước ngoài trong công tác xúc tiến thương mại.
Nâng cao hệ thống thông tin hỗ trợ xuất khẩu: Thông tin thị trường luôn là nhân tố quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt trong tình hình các thị trường lớn thu hẹp như hiện nay Hiện nay, Việt Nam vẫn còn ít những trung tâm thông tin hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Mặc dù thủy sản Việt Nam đã thành lập Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản ViệtNam(VASEP), tuy nhiên việc cung cấp thông tin kịp thời về thị trường thủy sản quốc tế vẫn còn hạn chế Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn còn khó khăn trong việc tìm hiểu các thông tin về thị trường, luật pháp của các nước khác Đặc biệt là trong đợt suy thoái vừa qua, cơ quan dự báo những thông tin kinh tế, thị trường thế giới đã không hoạt động hiệu quả, dự báo không chính xác cũng như chưa cập nhập thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu Trong khi số lượng các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các quốc gia rất khiêm tốn và hoạt động chưa có hiệu quả để cung cấp những thông tin thị trường và quy định thương mại của nước đó Vì vậy, việc xây dựng và khuyến khích thành lập các trung tâm thông tin hỗ trợ xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng thông suốt từ Bộ Công thương đến Hiệp hội, Sở Công thương và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, hỗ trợ hoạt động các trung tâm thông tin hiện có đồng thời nâng cao công tác dự báo là việc hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Tăng cường hợp tác quốc tế: công tác này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và nhận được lợi thế nhất định về thuế suất và các ưu đãi khác khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các quốc gia khác Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC),… và kí nhiều hiệp định thương mại đa phương, song phương như Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (có hiệu lực ngày 11/12/2001), hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật( có hiệu lực ngày 1/10/2009). Điều này đã thúc đẩy, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Tuy nhiên, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Chính phủ cần phải tăng cường hơn nữa việc thiết lập quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia, tổ chức kinh tế, tổ chức xúc tiến thương mại trên thế giới, đàm phán, kí kết các hiệp định thương mại nhằm phát huy tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài Song song với hoạt động phát triển thị trường, bảo vệ thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm hết sức quan trọng Hiện nay trên thế giới có trên 150 nước có cơ quan xúc tiến thương mại Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tổ chức này, không chỉ học hỏi được các kinh nghiệm về quy mô hoạt động, cách thức tổ chức, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại từ nhiều nước, mà còn có thể tranh thủ được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của nước bạn.
3.2.1.4 Cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và cơ sở hạ tầng
Không những tiếp sức cho doanh nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi về thuế, tìm kiếm thị trường màChính phủ phải tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động hiệu quả, đồng thời tăng tính cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư vào môi trường trong nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính : Mặc dù trong những năm gần đây thủ tục hành chính Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập Do vậy, chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn, có quá nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp Trước mắt, cần nhanh chóng đơn giản hóa các thủ tục hành chính rườm rà trong các khâu như thuế quan, thủ tục xuất khẩu, hải quan, đất đai, xây dựng, công chứng nhằm tránh gây chậm trễ trong việc sản xuất, giao hàng do thủ tục hành chính gây nên, làm mất cơ hội cho doanh nghiệp Những cải cách cần thay đổi theo hướng hạn chế sự can thiệp hành chính thái quá và tùy tiện của các cơ quan Nhà nước vào hoạt động sản xuất và kinh doanh; giảm thiểu tối đa tình trạng cán bộ Nhà nước gây phiền hà và khó khăn cho doanh nghiệp Bên cạnh đó cần công khai quy trình kê khai, kiểm định, quyền hạn và trách nhiệm cán bộ hải quan, cán bộ quản lý thị trường, công an, cán bộ hành chính,… Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu: Hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất đang rất lạc hậu, một khi sản xuất phát triển mà cơ sở hạ tầng tồi tàn sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế Do đó, từng bước xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất, xuất khẩu là việc làm cấp bách hiện nay: xây dựng hệ thống đường sá, giao thông trên bộ, thủy, hàng không, hệ thống cầu cảng, trang thiết bị xếp dỡ, tàu thuyền đánh bắt, vận chuyển,… Chất lượng các công trình giao thông Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn, do đó tiêu tốn rất nhiều tiền của nhà nước vì vậy, song song với việc xây mới thì công tác kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng công trình là hết sức cần thiết Ngoài ra, nhà nước cũng cần khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong việc xây dựng nhà máy chế biến, mở rộng quy mô.
3.2.2 Giải pháp từ phía ngành thủy sản
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, kể từ khiViệt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, ngành thủy sản Việt Nam lại càng phát triển Tuy nhiên, đi kèm với những thuận lợi là không ít khó khăn cho ngành thủy sản, khi mà những rào cản thương mại ngày càng nhiều, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt Do đó, việc xây dựng chiến lược phát triển thủy sản bền vững là hết sức cấp bách.
3.2.2.1 Đầu tư khoa học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến thủy sản