CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là gì?
Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, tiền tệ ở đây phải là ngoại tệ đối với một bên hoặc đối với cả hai bên
Hàng thủ công mỹ nghệ là một nhóm các hàng hoá tiêu dùng, mang tính truyền thống được sản xuất thủ công, có tính mỹ thuật cao, luôn gắn liền với phong tục, tập quán mang đậm sắc nét văn hoá của một địa phương hây một quốc gia.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là việc bán các hàng hoá mang tính truyền thống được sản xuất thủ công, tính mỹ thuật cao và mang đậm sắc nét văn hoá của một địa phương hay một quốc gia cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ.
Thị trường xuất khẩu là gì?
Thị trường xuất khẩu hàng hoá là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là tập hợp khách hàng bên ngoài lãnh thổ Vịêt Nam có nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ, có khả năng thanh toán và doanh nghiệp có thể thoả mãn
Một thị trường có thể cấu thành từ 4 yếu tố: cung, cầu, giá cả, cạnh tranh, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng vậy
Thứ nhất , cầu về hàng thủ công mỹ nghệ: Là tổng hợp tất cả các nhu
Thứ hai, cung của hàng thủ công mỹ nghệ: là tổng hợp các nguồn cung ứng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho khách hàng trên thị trưòng EU
Thứ ba, cạnh tranh: Cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy sự vận động của thị trường Những người liên tục đưa ra các sản phẩm mới, liên tục đưa ra các chiêu thức quảng cáo, khuyếch trương về hình ảnh, công dụng của sản phẩm, cũng như cạnh tranh về giá cả và dịch vụ nhắm mục đích lôi kéo người tiêu dùng về phía mình Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, khả năng cạnh tranh không chỉ ở công dụng, tính năng của sản phẩm hay giá cả, mà còn ở yếu tố văn hoá chứa đựng bên trong của sản phẩm, cộng thêm ý nghĩa hàm chứa trong nó Nhất là cạnh tranh trên thị trường EU, một thị trường có mức sống cao nên họ không quan tâm nhiều tới giá cả mà chỉ quan tâm tới chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, tính độc đáo của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Thứ tư, giá cả: cả thị trường được hình thành thông qua cân bằng cung cầu Tuy nhiên, một số quốc gia có lợi thế về nhân công, điều kiện tự nhiên, văn hoá lịch sử, đặc biệt có truyền thống lâu đời thì có nhiều lợi thế hơn so với quốc gia khác trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Do đó có khả năng tác động lớn đến giá cả của mặt hàng này trên thị trường EU Dẫu vậy, những mặt hàng truyền thống, có tính đặc thù, văn hoá cao của từng nước thì ít chịu ảnh hưởng đó hơn Các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực khai thác các mặt hàng này để thu lợi nhuận cao hơn
II :Thị trường EU và sự phát triển kinh tế-xã hội của EU
Quá trình hình thành và phát triển
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước 1/11/1993 gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).
Tới 1/1/1995, EU có 15 nước thành viên gồm : Pháp, Đức, Italia, Bỉ,
Hà Lan, Luxembourg, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển và Phần Lan.
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
Kể từ tháng 1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cộng hoà Czech, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp
Hiện nay, EU có diện tích: 4.000.000 km2; Dân số: 455 triệu người; GDP/đầu người: 21.100 USD/năm.
Hiện nay EU đã có tới 27 nước
Quá trình thành lập EU bắt đầu từ 1951:
Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC).
Hiệp ước Roma (1957) đưa đến việc thành lập Cộng đồng nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các Cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Cộng đồng châu Âu.
Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" năm 1992.
Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu (hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht) ký ngày 7/2/1992 tại Maastricht (Hà Lan), nhằm mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập kỷ 90, với một đồng tiền chung và một Ngân hàng trung ương độc lập, thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu Cụ thể:
Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.
Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu
Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực
Liên minh kinh tế - tiền tệ:
Liên minh kinh tế - tiền tệ được chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ 1/7/1990 tới 1/1/1999, kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế - tiền tệ (còn gọi là những tiêu chí hội nhập) là: lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất; thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP; nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM); lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất
Kể từ ngày 01/01/2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong
12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, áo,
Bỉ, Phần lan, Ailen, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 3 nước đứng ngoài là Anh, Đan mạch và Thuỵ Điển Hiện nay, đồng Euro đang có có mệnh giá cao hơn đồng đô la Mỹ
Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi - ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam - Hà Lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như: 1 Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; 2 Tư pháp và đối nội; 3 Chính sách xã hội và việc làm; 4 Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
Hiệp ước Schengen: Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong Đến 27/11/90, 6 nước : Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Italia chính thức ký Hiệp ước Schengen Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991 Ngày 26/3/1995, Hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen Hiện nay, 14/15 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (trừ Anh)
Hiệp ước Nice (7-11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF)
Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong các quốc gia thành viên
EU có bốn cơ quan chính là : Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Toà án châu Âu
Kinh tế của EU Là một trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất Khu vực có nền kinh tế phát triển và ổn định và một nền kinh tế năng động
2.1 Đặc điểm thị trường EU
EU là thị trường rộng lớn, với 375,5 triệu người tiêu dùng Thị trường
EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động,hàng hoá dịch vụ giữa các nước thành viên Thị trường này còn mở rộng sang các nước thuộc “Hịêp hội mậu dịch tự do Châu Âu” tạo thành một thị trường rộng lớn trên 380 triệu người tiêu dùng
Thị trường EU có nhu cầu đa dạng và phong phú về hàng hoá Có những hàng hoá được ưa chuộng ở Pháp, Italia, Bỉ, nhưng có hàng hoá lại được tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan mạch và Đức
Thị trường có các chính sách về chất lượng, mẫu mã hàng hoá cao. Đây là một thị trường khó tính nên có các chính sách về hàng hoá nhập khẩu chặt chẽ về chất lượng hàng hoá cũng như mẫu mã Người tiêu dùng có sở thích và thòi quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nỗi tiếng trên thế giới. Những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm nỗi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng Ngày nay Châu Âu cần nhiều chủng loại hàng hoá với số lượng lớn và hàng hoá có vòng đời ngắn Không như trước kia họ thích những sản phẩm có chất lượng cao,giá đắt, vòng đới sản phẩm dài.
Thị trường có quy mô đổi mới rộng và quy mô tăng trưởng khá ổn định Đây là thị thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và khá ổn định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như: giày dép, dệt may, thuỷ sản, nông sản và hàng thủ công mỹ nghệ Có những mặt hàng mà 80% khối lượng xuất khẩu là xuất khẩu sang thị trường EU.
EU thực sự là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam bởi EU là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, có nhu cầu hàng hoá đa dạng và phong phú về hàng hoá, nhu cầu nhập khẩu lớn Hơn nữa, EU là khu vực phát triển kinh tế khá ổn định trên thế giới, cùng với sự ra đời của đồng euro, vị thế EU ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế.
2.2 Đặc điểm về hệ thống kênh phân phối
Quan hệ Việt Nam với EU
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với EU là mối quan hệ giữa một nước đang phát triển với khối liên minh các quốc gia phát triển Việt Nam là một quốc gia nghèo nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn Nền ngoại thương kém phát triển và quy mô xuất khẩu nhỏ Trong đó EU là một khối phát triển có nhiều nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, nơi cung cấp thiết bị nguồn là một trong ba trung tâm kinh tế, thương mại lớn của thế giới với nền ngoại thương phát triển.
Quan hệ thương mại Việt Nam –EU hình thành và phát triển được là do xuất phát từ nhu cầu và lợi ích cả 2 bên Việt Nam có nhiều tiềm năng, có thể cung cấp nguyên liệu, nhân công lao động,thị trường lao động …ngược lại
EU la khối phát triển có thể cung cấp công nghệ kỹ thuật ,…
Quan hệ Việt Nam với EU có tầm quan trọng đối với qua trình phát triển kinh tế của Việt Nam Mối quan hệ thương mại này là một bước tiến quan trọng trong quá trình chủ động hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam với thế giới EU là một trong những đối tác có vai trò hết sức quan trọng, quyết định khả năng Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam và EU thành lập quan hệ ngoại giao năm
1990 Liên Minh châu Âu đã và đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản
1 0 phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản Đồng thời EU cũng là một khu vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ yếu là trợ giúp người Việt Nam hồi hương Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD Năm 1996, Việt Nam và ỌC thống nhất chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế chung nhằm củng cố quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, đồng thời giảm nhẹ chi phí xã hội trong quá trình chuyển đổi Đến nay EU đã cam kết tổng cộng 150 triệu euro cho chiến lược này.
Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006, nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững Theo đó EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào 2 lĩnh vực:
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ lĩnh vực giáo dục;
Trợ giúp cải cách kinh tế Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường để nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới;
Ngoài ra, trong chiến lược hợp tác này còn có vấn đề bảo vệ môi trường, văn hoá, giáo dục, chất lượng giới tính và quản lý nhà nước có hiệu quả.
Hiệp định Hợp tác Việt Nam -EU ký 7/1995, tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên Đây là Hiệp định khung dài hạn, nhằm 4 mục tiêu: Đảm bảo các điều kiện cần thiết thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại, đầu tư trên cơ sở cùng có lợi và dành cho nhau quy chế tối huệ quốc;
Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện đời sống cho các tầng kớp nhân dân nghèo;
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
Trợ giúp các nổ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường;
Trợ giúp nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững
Quan hệ thương mại: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ
90 sau khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song phương với EU như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật ( năm 1990), Hiệp định dệt may (1994, 1996, 1997, 2000, 2003); Hiệp định giầy dép (2000) Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng từ 300 triệu USD năm 1990 lên trên 2 tỷ USD năm 1995, trên 4,1 tỷ USD năm 2000, xấp xỉ 5 tỷ USD năm 2002 và hơn 6,3 tỷ USD năm 2003
Về xuất khẩu, năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng 25 lần so với năm 1990 Có 5 mặt hàng chủ lực là giầy dép 1,6 tỷ USD, dệt may 537 triệu USD, cà phê và chè gần 268 triệu USD, thủ công mỹ nghệ 172 triệu USD và hải sản hơn 153 triệu USD.
Về nhập khẩu , Từ năm 1999, Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị công nghệ trực tiếp từ các nước thành viên EU Năm 2003 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 2,5 tỷ USD, tăng 15 lần so với năm 1990. Các mặt hàng nhập khẩu chính đạt hơn 1,538 tỷ USD Trong đó máy móc thiết bị gần 1,3 tỷ USD, tân dược hơn 110 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may da 76,3 triệu USD, sắt thép 71,4 triệu USD và phân bón 9,3 triệu USD
Ngoài quan hệ thương mại trực tiếp nói trên, các doanh nghiệp EU còn tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam thông qua nước thứ ba như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản Hiện nay có gần 1000 chi nhánh thương nhân, văn phòng đại diện thương mại thường trú của các doanh nghiệp EU hoạt động tại Việt Nam, trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải, phân phối, xúc tiến thương mại và đầu tư
Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
1.1 Các sản phẩm của hàng thủ công mỹ nghệ
Nghề đúc đồng cũng là nghề có sớm ở Việt Nam với nhiều làng nghề truyền thống như Đại Bái ở Bắc Ninh, Phước kiều ở Quảng Nam… Đồ đồng là thứ hàng quý hiếm mà các nghệ nhân có thể làm ra các sản phẩm đồng thau hoạch đồng đen.Chúng ta có thể thấy được để làm dược sản
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B phẩm đồng đó thể hiện trình độ tay nghề khéo léo của các nghệ nhân.Ngày nay do nhu cầu con người đồ nhôm đã thay thế đồ đồng ở một số sản phẩm như xoong, chậu, mâm…nhưng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do bàn tay của các thế hệ cha ông chúng ta tạo ra vẫn còn tồn tại theo thời gian Đặc biệt các sản phẩm danh tiếng ở các làng nghề truyền thống
Gốm sứ là loại hàng hoá phổ biến và được dùng với mọi hinh thức khác nhau Sản phẩm tay nghề này có thể dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như (đĩa,bát, ám chén, chum vại ), dùng trong xây dựng (chân sứ vật cách điện …) dùng làm đồ thờ cúng (bát hương, tượng lọ …), dùng làm vật trang trí, tranh, tượng, đồ lưu niệm Gốm sứ được sản xuất và sử dụng rộng rãi khắp nơi trên đất nước ta.Và các làng nghề sản xuất truyền thống và nổi tiếng như Bát Tràng ở Hà Nội, Móng cái ở Quảng Ninh,…với các sản phẩm nổi tiếng trong dân gian như “sứ Móng Cái vại Hương Canh” hay “hiếu Nga Sơn gạch Bát Tràng”.
1.1.3 Hàng mây, tre đan ,hàng cói
Mây,Tre, sông rất gần gũi với người Việt Nam Từ lâu các nghệ nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ độc đáo tư những nguyên liệu có sẵn này.Các sản phẩm thường được làm ra như dường, bàn, lọ hoa, hình con vật
Hàng mây tre được phát triển trong cả nước, nổi tiếng là hàng Phú Vinh ở Hà Tây, Thượng Hiền ở Thái Bình…
Hàng cói nổi tiếng với các đĩa danh như làng Tân Lễ, làng Hới ở Thái Bình, làng Kim Sơn ở Ninh Bình, Nga Sơn ở Thanh Hoá
Nét độc đáo được thể hiện trong từng sản phẩm cùng với sự đa dạng phong phú của sản phẩm làm từ mây tre, cói không chỉ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu nhiều nước trên thế giới
1.1.4 Các hàng khác như hàng thêu ren, thổ cẩm
Ngoài các hàng thủ công mỹ nghệ trên còn có nhiều hàng khác như hàng thêu ren, hàng thổ cẩm, hàng gỗ mỹ nghệ, hàng sơn mài, hàng dệt, hàng kim hoàn, hàng đá …
1.2 Tính khác biệt của sản phẩm
Mỗi đất nước có những phong tục, tập quán khác nhau do đó sản phẩm thủ công mỹ nghệ của chúng ta có nhiều nét khác biệt so với các sản phẩm của các nước khác trên thế giới.
Một đặc thù khác hết sức quan trọng của làng thủ công truyền thống đó là tính cá biệt, tính riêng, mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng tồn tại trong sự giao lưu với cộng đồng Hàng chạm trỗ trên từng chất liệu khác nhau như gỗ, đá, đồng…, hàng sơn mài, hàng thêu, hàng dệt ở mỗi làng nghề đều có màu sắc khác nhau từng nghệ nhân có nét riêng của mình.
Hàng thủ công mỹ nghệ là loại sản phẩm nghệ thuật kết tinh từ những thành tưu nghệ thuật, từ những công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo, với đầu óc sáng tạo nghệ thuật Sự giao kết này kéo theo những đặc thù khác nhau trong sự phát triển của hàng thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm mang tính đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt, tính chiều sâu hơn chiều rộng, mang tính trường phái gia tộc.
Sản phẩm mang những đặc thù riêng biệt, sự kết tinh, đầu óc sáng tạo của các nghệ nhân
Hàng thủ công mỹ nghệ phản ánh được đặc tính, tính chất của sản phẩm
1.4 Sản phẩm mang tính truyền thống
Các sản phẩm phẩn ánh sấu sắc tình cảm tư tưởng, thẩm mỹ, bản sắc dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hoá Việt Nam Giá trị mỗi sản phẩm thủ công được khách hàng trong và ngoài nước nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hoá nghệ thuật dân tộc sau đó mới đến vấn đề về kỹ thuật và kinh tế
Trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể Những con Rồng, Phượng, Rùa …đựợc chạm khắc ở các đình chùa, hoa văn trang trí trên các trống đồng tất cả đều được thể hiện từ những sản phẩm làm ra trước hết đó là văn hoá vật thể nhưng chúng chứa đựng những quan điểm, tư tưởng triết học Phương Đông, triết lý về trời đất,con người của từng dân tộc.
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
2.Vai trò của xuất khẩu
2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho quá trình thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá
Nước ta trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá nên việc huy động vốn rất cần thiết, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn cho quá trình Do vậy thúc đẩy xuất khẩu là một biện pháp quan trọng mà nhà nước đặt ra.
2.2 Xuất khẩu đóng góp vào quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thứ nhất, Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa Trong trường hợp nếu nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư ’thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm Thứ hai, coi thị trường và đặc biệt thị trường quốc tế là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất, điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
2.3 Xuất khẩu thúc đẩy nền kinh tế cũng như thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi Chẳng hạn như, khi phát triền ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu như bông, thuốc nhuộm Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (gạo, dầu, thực vật ) có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghệ chế tạo phục vụ nó
2.4 Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại với nước ta
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất ổn định, Mặt khác xuất khẩu tạo ra các mối quan hệ với các nước xuất khẩu và các nước trên thế giới
Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU
Có thể nói xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay.
Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần làm giảm được tỷ lệ thất nghiệp Nguồn lao động phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, trong khi ngành thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi có trình độ, chỉ cần chăm chỉ cần cù và một ít khéo léo Đặc điểm của sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là không đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn Nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, nguyên liệu cho hàng này có sẵn, vì vậy phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giúp khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình, kéo theo ngành nghề khác phát triển Đây là cơ hội thúc đẩy nền sản xuất phát triển trong điều kiện eo hẹp về vốn như chúng ta hiện nay
Phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giúp chúng ta tìm được bản sắc văn hoá dân tộc Đây là một nghề truyền thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác, mỗi sản phẩm là mỗi tác phẩm nghệ thuật Điều đó giúp chúng ta khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế
Cùng với sự phát triền của khoa học công nghệ , rất nhiều khu vực làng nghề bị mai một Đã không có ít làng nghề truyền thống tan rã và các sản phẩm bị vắng bóng Do đó thúc đẩy hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ góp phần to lớn vào việc bảo tồn giá trị văn hoá mà còn tăng cường mối giao lưu văn hoá các nước trên thế giới
Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn làm tăng ngoại tệ cho đất nước, góp phần cãi thiện cán cân thanh toán Hàng năm kim ngạch thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khá cao và có hiệu quả kinh tế lớn được nhà nước coi trọng trong đường lối phát triển ngành hàng xuất khẩu
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
Có thể nói rằng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
IV : Nội dung xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam sang thị trường EU
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu và lựa chọn và lựa chọn đối tác kinh doanh
Để nắm vững các yếu tố thị trường, hiểu biết các quy luật vận động của thị trường nhằm ứng xử kịp thời, mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường và nắm vững đặc điểm biến động của thị trường và giá cả hàng hoá trên thế giới là tiền đề quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động trên thị trường có hiệu quả nhất Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường phải trả lời các câu hỏi sau: Xuất khẩu cái gì? Dung lượng thị trường đó bao nhiêu? Sự biến động đó trên thị trường như thế nào? Thương nhân trong giao dịch đó là ai? Phương thức giao dịch đó nào? Chiến thuật kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra? Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần
Một là, nhận biết mặt hàng xuất khẩu
Việc nhân biết các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu phải dựa vào nhu cầu tiêu dùng, quy cách, chủng loại, kích cở, giá cả thời vụ, thị hiếu, tập quán tiêu dùng từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất.Từ đó xem các khía cạnh của hàng thủ công mỹ nghệ, về khía cạnh thương phẩm phải hiểu rõ giá trị, công dụng, các đặc tính quy cách, phẩm chất, mẫu mã Nắm bắt đẩy đủ mức giá cho từng điều kiện mua bán và phẩm chất hàng thủ công mỹ nghệ, khả năng cung sản xuất và cung cấp chủ yếu của doanh nghiệp cạnh tranh
Hai là, nghiên cứu dung lượng thị trường
Dung lượng thị trương là khối lượng hàng hoá giao dịch trên một phạm vi thị trường trong thời gian nhất định Nghiên cứu dung lượng thị
1 8 trường EU về hàng thủ công mỹ nghệ cần xác định nhu cầu của khách hàng kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng các khu vực có nhu cầu lớn và đặc điểm nhu cầu của từng khu vực, từng lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng EU là khu vực thị trường rộng lớn bao gồm nhiều nước nhau Do đó khi doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường thì phải tiến hành nghiên cứu thị trường đó thật chính xác cụ thể Cùng với việc, nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng thay thế
Dung lượng thị trường là khả năng không ổn định , thay đổi tuỳ theo diễn biến của thị trường, do tác động của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố sau: các nhân tố làm cho dung lượng biến đổi có tính chất chu kỳ, Thứ hai , các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị trường bao gồm những tiến bộ khoa học và công nghệ,các chính sách của nhà nước, tập quán tiêu dùng Thứ ba , các nhân tố ảnh hưởng tạm thời với dung lượng thị trường như hiện tượng đầu cơ tích trữ, thiên tai, hạn hán, động đất
Ba là, lựa chọn đối tác giao dịch
Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu
Trong kinh doanh thương mại, tạo nguồn hàng là nhiệm vụ kinh doanh đầu tiên, mở đầu cho hoạt động kinh doanh hàng hoá Tạo nguồn hàng là toàn bộ các hình thức, phương thức và điều kiện của doanh nghiệp thương mại tác động đến lĩnh vực sản xuất, khai thác hoặc nhập khẩu để tạo nguồn hàng phù hợp với nhu cầu khách quan, để doanh nghiệp thu mua và cung ứng cho khách hàng
Có 2 phương pháp nghiên cứu nguồn hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Thứ nhất lấy mặt hàng làm đối tượng nghiên cứu: Theo phương pháp này, người ta nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ từng mặt hàng, nhờ đó biết được tình hình chung và khả năng xuất khẩu, nhu cầu xuất khẩu của từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
Thứ hai là lấy đơn vị sản xuất làm cơ sở nghiên cứu: theo phương pháp này, người ta theo dõi năng lực sản xuất và khả năng cung ứng của từng cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Năng lực này thể hiện qua các chỉ tiêu sau: một là số lượng chất lượng hàng hoá cung ứng Hai là, giá thành sản phẩm Ba là, trình độ công nhân và thợ thủ công Bốn là, trang thiết bị máy móc và nguyên nhiên vật liệu
Tổ chức tạo nguồn hàng xuất khẩu là một công đoạn quan trọng. Nguồn hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có thể huy động ở các xưởng của doanh nghiệp hoặc ở các doanh nghiệp sản xuất khác và chủ yếu ở các cơ sở làng nghề Để công tác nguồn hàng đạt hiệu quả cao,doanh nghiệp cần bố trí, tổ chức các cơ sở sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất lao động và chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ
Đàm phán ký hiệp đồng kinh doanh
Đàm phán có thể có các hình thức: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoai và đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp
Trong quá trình giao dịch đàm phán có các bước chủ yếu sau
Hỏi giá: Đây là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình biết giá cả và các điều kiện mua hàng
Phát giá: Là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý định bán hàng của mình, là lời đề nghị ký kết hợp đồng Phát giá còn gọi là chào hàng trong thương mại quốc tế người ta phân ra hai loại chào hàng chính đó là chào hàng cố định và chào hàng tự do Đặt hàng: Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía ngưới mua được đưa dưới hình thức đặt hàng, trong đó người mua nêu cụ thể về hàng hoá định mua và tất cả nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng
Hoàn giá: Khi người nhận được chao hàng hay đặt hàng đó mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị này là hoàn giá
Xác nhận: Là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng mà phía bên kia đưa ra Khi đó hợp đồng mới được thành lập
Ký kết hợp đồng xuất khẩu
L/C Xin giấy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu
Giáo hàng lên tàu Làm thủ tục hải quan Kiểm nghiệm hàng xuất khẩu
Thuê tàu hoặc uỷ thác thuê tàu
Mua bảo hiểm Làm thủ tục thanh toán Giải quyết khiếu nại
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm, cố gắng không bị xẩy ra sai sót, tránh gây thiệt hại.Phải yêu cầu đối phương thực hiện theo hợp đồng Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng đều phải tuân theo các bước sau
Đánh giá thực hiên hợp đồng xuất khẩu
Để thực hiên một hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, người sản xuất phải thực hiện rất nhiều công việc và công đoạn khác nhau Để đảm bảo hợp đồng thực hiện một cách trôi chảy, đúng tiến độ của hợp đồng và phát hiện giải quyết các kịp thời các vướng mắc phát sinh khi thực hiện hợp đồng, người ta phải đánh giá việc thực hiện hợp đồng
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
V : Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU
Thuận lợi
1.1 Liên minh Châu Âu là một khối liên kết chặt chẽ,sâu sắc và là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn, ổn định Đây là một khu vực phát triển ổn định và có đồng tiền riêng khá ổn định Với triển vọng phát triển của EU rất khả quan và triển vọng mở rộng trong tương lai thì đây sẽ là một thị trường xuất khẩu rộng lớn và khá ổn định.
Do đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng và hàng hoá xuất khẩu nói chung của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được tăng trưởng ổn định về kim ngạch và không sợ xảy ra khủng hoảng thị trường như với liên xô cũ vào thập niên 90.
Thị trường có nhu cầu lớn rất đa dạng phong phú về hàng hoá vể mẫu mã, kiểu dáng
1.2 Là một trong ba trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất có vai trò quan trọng thương mại quốc tế Đây là trung tâm thương mại lớn Cuối thế kỷ XX EU đã chuyển hướng chiến lược sang châu Á Châu lục này có vị thế quan trọng trong chính sách đối ngoại của EU Theo sự chuyển hướng này, Vịêt Nam càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mới của EU đối với Châu Á EU từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế EU tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Vịêt Nam, càng ngày càng dành nhiều ưu đãi hơn cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế.Vì thế đây thực sự là một thuận lợi cho các doanh nghiệpViệt Nam xuất khẩu sang thị trường này
1.3 EU đang điều chỉnh chính sách thương mại đối với Châu Á để phù hợp hơn với tình hình hiện nay Điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệpVịêt Nam khi xuất khẩu hàng vào thị trương EU Tháng 5/2000 Eu đã công
2 2 nhận Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường, cho phép đưa hàng Việt Nam lên ngang hàng với các nước kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi hành biện pháp chống phá giá.Quyết định đó của EU giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam không bị thiệt thòi
1.4 Nét đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Đối với hàng thủ công mỹ nghệ đây là ngành nghề có truyền thống, tinh thần của người Việt Nam cấn cù chăm chỉ,có óc sáng tạo
1.5 Các vấn đề về kinh tế- chính trị-văn hoá của Việt Nam
Môi trường kinh tế chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hoá có tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng Khi môi trường pháp luật nước ta được cãi thiện, chính trị ổn định, kinh tế phát triển mạnh hơn và văn hoá có nhiều đổi mới trong quan hệ ngoai giao cũng như thương mại thì điều đó đã giúp cho các doanh nghiệp làm ăn nhiều thuận lợi hơn
Hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta sang EU, một thị trường có địa bàn rộng lớn chịu ảnh hưởng của pháp luật chính trị của nhiều nước không chỉ của Việt Nam mà cả chính trị pháp luật của EU Hệ thống các chính sách chính trị, pháp luật chi phối hoạt động thương mại của các nước trong khối EU
Mặt khác điều kiện tự nhiên của Việt Nam cũng tạo điều kiện cho viêc thúc đẩy phát triển hàng thủ công mỹ nghệ Nước ta là một nước nhiệt đới có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, hơn nữa, nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ thường chỉ khoảng 3-5% Đây là một thuận lợi để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường EU.
Một lợi thế quan trọng của Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ dân trong độ tuổi khá cao Lực lưỡng lao động này có khả năng tiếp thu nhanh, cần cù chịu khó và năng động sáng tạo Nhiều lao động kế thừa được trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm cổ truyền nhưng lại dễ thích nghi với công nghệ và
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B kỹ thuật mới Hơn nữa, phần đông các nghệ nhân trong nghề có thâm niên,giàu kinh nghiệm nghề nghiệp đã và đang tích cực huấn luyện, đào tạo nghề cho lớp trẻ nối tiếp truyền thống cha ông
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG EU NHỮNG NĂM QUA
Tiềm năng tự nhiên
Nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong nước (mây, tre, nứa, cói, lá… ) Đây là những nguyên liệu có dòng đời ngắn dễ trồng, dễ khai thác và thu hoạch theo mùa vụ không gây tác hại cho môi trường và là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho người sản xuất hàng thủ công Các cơ sở sản xuất thường được bố trí gần các nguồn nguyên liệu Khả năng phục hồi của nguồn nguyên liệu cao vì nước ta có khí hâụ nhiệt đới gió mùa và chính khí hậu nhiệt đới tạo cho sinh thái động thực vật rất phong phú và đa dạng Trong nước luôn có sẵn các loại nguyên liệu tự nhiên như:vỏ dừa, vỏ ốc,tre nứa cói…
Sản phẩm TCMN là nhóm hàng có truyền thống lâu đời của nước ta, với nhiều làng nghề và thương hiệu nổi tiếng Hiện nay, cả nước có hơn 2.000 làng nghề, thu hút trên 10 triệu lao động, và khoảng 1.000 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ., sản xuất trên 300 chủng loại hàng Cơ cấu hàng TCMN được chia thành 4 nhóm chính: mây, tre, cói, lá, thảm; gốm sứ; thêu, ren, dệt; sản phẩm đá và kim loại quý
TCMN được xếp vào danh sách 10 nhóm hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất, hiện đã có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ Theo ông Nicholas Greenfield, Giám đốc Văn phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), thị trường EU có nhu cầu rất lớn về mặt hàng này Những năm qua, EU đã nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD sản phẩm TCMN của Việt Nam Bộ Công Thương nhận định, trong tương lai, EU vẫn là thị trường đầy hứa hẹn. Mục tiêu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN vào EU đạt trên
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
Tiềm năng về con ngưòi
Việc sản xuất thủ công mỹ nghệ sử dụng khá nhiều nhân công Theo thực nghiệm trên thực tế đã hình thành, nếu xuất khẩu được 1 triệu USD thì cần khoảng 3.500-4.000 lao động chuyên nghiệp/ năm Việt Nam có đội ngũ cán bộ dồi dào (dân số 80 triệu người, trong đó gần 70% sống ở khu vực nông thôn, Lao động Việt Nam cần cù, chăm chỉ và đặc người Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, đây là một thuận lợi lớn cho việc quảng bá thủ công mỹ nghệ thông qua xuất khẩu nhằm giới thiệu với thế giới về đất nước và con người Việt Nam Đội ngũ cán bộ có tinh thần làm việc chăm chỉ nên tay nghề ngày càng được nâng cao, có kinh nghiệm làm việc
Phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ có thể thu hút một lực lượng lớn lao động vào sản xuất, những lao động này được đào tạo tại cơ sở sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn họ có thể trở thành đội ngũ lao động lành nghề và có khả năng tiếp thu những công nghệ mới một cách nhanh chóng và sản xuất ra các loại sản phẩm đa dạng với sự kết hợp từ rất nhiều loại nguyên liệu
Việt Nam có mối quan hệ Quốc tế
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa Việt Nam đã quan hệ với nhiều nước trên thế giới, Các mối quan hệ đó đã tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển và đặc biệt là xuất khẩu Quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển do đó thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng
Thủ công mỹ nghệ là ngành hàng sử dụng thủ công là chính nhưng công nghệ sản xuất của nó đòi hỏi phải chi tiết cụ thể từng sản phẩm Do hình thành sớm nên công nghệ sản xuất được đúc kết từ rất nhiều năm của các nghệ nhân đó cũng là một tìêm năng cho sự phát triển của hàng thủ công mỹ nghệ nước ta
II : Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU những năm qua
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của mình Bình quân
10 năm (1976-1985) hàng thủ công chiếm 40% giá trị tổng kim ngạch cả nước, đỉnh cao là năm 1979 chiếm 53,4% Sau khi mất thị trường Đông ÂU và Liên Xô năm 1991, hàng thủ công đã trải qua bao gian truân vất vã trong cơ chế mới tổ chức lại sản xuất kinh doanh, chuyển đổi thị trường, tìm kiếm và xây dựng lại quan hệ bạn hàng Nhờ sự đối mới tích cực đó mà nhóm hàng này đã trở lại thời hoàng kim Trong 2 năm liền 1999-2000 được liệt vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu cao nhất Nếu năm 1998, hàng thủ công mỹ nghệ mới có mặt 50 nước thì năm 2005 đã có mặt trên thị trường của gần 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường có sức mua lớn hơn và ổn định như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ …Dẫn đầu kim ngạch năm 2005 là hàng gốm sứ, sứ mỹ nghệ (200 triêu USD), mây tre đan (170 triệu USD), đồ gỗ mỹ nghệ
(70 triệu USD), thêu ren thổ cẩm (50 triệu), thảm các loại (45 triệu USD)…
Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU tăng mạnh, đây là thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Vịêt Nam Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng qua các năm Cụ thể từ năm 2001, kim ngạch mới đạt có 124,6 triệu USD nhưng đến năm 2002 thì kim ngạch đã đạt 156,1 triệu USD, năm 2003 đạt 179,7 triệu USD, năm 2004 đạt trên 200 triệu USD và năm
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU của Việt Nam Đơn vị tính: triệu USD
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 299,7 331 367 403,7 653 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU 124,6 156,1 197,7 200 275
Trong khối EU, có một số các nước nhập khẩu rất nhiều hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (26,4%), tiếp đến là Pháp (14,,7%), Hà Lan (11,6%), Anh (11%), Bỉ (10,7%), Ý (7,4%) , Tây Ban Nha(6,3%), Thuỷ Điển (5%), Đan mạch (4,1%), Phần Lan(0,8%), Hy Lạp (0,5%)… sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU bao gồm: hàng gốm sứ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài, đồ mỹ nghệ, hàng thêu ren, thổ cẩm và các loại
Sản phẩm sơn mài, gỗ mỹ nghệ của nước ta hiện nay đang thâm nhập vào thị trường EU rất tốt, một trong những thị trường của Việt Nam, hàng sơn mài, gỗ mỹ nghệ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt trên 40 triệu USD và có khả năng tăng mạnh trong những năm tới
Hàng gốm, Sứ mỹ nghệ cũng là nhóm hàng đang tiêu thụ mạnh sang thị trường EU Thông qua hội chợ Frankfurt hàng năm tại Đức, một số công ty đã thành đạt trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, ký được nhiều hợp đồng gốm, sứ mỹ nghệ Kim ngạch xuất khẩu hàng gồm, sứ mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU khá cao và tăng mạnh qua các năm Đến năm
2004, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 85 triệu USD, các thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng này là Đức, Hà Lan, Pháp và Anh
Các mặt hàng như mây, tre đan,cói, các sản phẩm bán nghề, trang trí nội thất bằng nguyên liệu song, mây, tre… cũng xuất khẩu sang thị trường EU với khối lượng đáng kể Một số doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất khầu sang khu vực này là xí nghiệp xuất khẩu hàng song, mây của Nha Trang, hợp tác xã mây tre Hàng Kênh- Hải Phòng, haprosimex… Các sản phẩm của Thái Bình như: Thảm, cói, đềm ghế cói được xuất sang các nước Hà Lan,Tây Ban Nha,Italya…
Kim ngạch hàng thêu ren, thổ cẩm của Việt Nam sang thị trường EU số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác trên thị trường này Cụ thể năm 2000, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường EU đạt trên 4 triệu USD thì đến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đã lên tới gần 30 triệu USD Các mặt hàng thêu ren được các nước như Đức, Pháp, Ý rất ưa chuộng như: khăn ăn, ga dường, gối thêu, tranh thêu,
Bảng 2: kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam sang các nước thành viên của EU năm 2000 Đơn vị tính: 1000 USD thứtự Tên nước Hàng mây tre, cói, lá Hàng gốm sứ Hàng sơn mài, mỹ nghệ Hàng thêu
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
Bảng 3: kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam sang các nước thành viên của EU năm 2003 Đơn vị tính: 1000 USD thứtự Tên nước Hàng mây tre, cói, lá Hàng gốm sứ Hàng sơn mài, mỹ nghệ Hàng thêu
Bảng 4: kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam sang các nước thành viên của EU năm 2004 Đơn vị tính: 1000 USD thứtự Tên nước Hàng mây tre, cói, lá Hàng gốm sứ Hàng sơn mài, mỹ nghệ Hàng thêu
Bảng 5: kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam sang các nước thành viên của EU năm 2005 Đơn vị tính: 1000 USD
Thứtự Tên nước Hàng mây tre, cói, lá Hàng gốm sứ Hàng sơn mài, mỹ nghệ Hàng thêu
Qua bản số liệu trên cho chúng ta thấy xuất khẩu một số mặt của hàng thủ công mỹ nghệ tăng hàng năm Trong đó các nước nhập khẩu lớn là Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha.
Hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm tương đối thấp, chỉ 3-5% giá trị xuất khẩu Vì vậy giá trị thực thu của hàng thủ công mỹ nghệ rất cao: 95-97%.
Bảy tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 316 triệu USD Riêng trong tháng 7/2005, mặt hàng này xuất khẩu vào
Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi bởi những ưu điểm mang lại Đặc điểm của loại hình này là hàng hoá dịch vụ chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa của nó như xuất khẩu Đó là cung cấp hàng hoá cho các đoàn ngoại dao, cho khắch du lịch quốc tế Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì, đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải ,… tránh được rắc rối của hải quan, thu hồi vốn nhanh Hình thức này phát tiển mạnh mẽ ở các nước có thế mạnh về du lịch, thu hút được một lượng lớn du khách đến thăm quan và mua hàng hoá
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà một doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm của mình cho khách hàng ở thị trường mục tiêu tức họ trực tiếp tiến hành các giao dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình Hình thức này được áp dụng khi nhà sản xuất đã đủ mạnh để tiến tới tiến trình thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình và kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu thông qua đại diện bán hàng và nhà phân phối.
Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp chủ động tự mìng khai thác, tìm kiếm và thâm nhập thị trường, chính vì vậy doanh nghiệp có thể đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, gợi mở và kích nhu cầu Hơn nữa lợi nhuận thu được của doanh nghiệp thường cao hơn các hình thức xuất khẩu vì không tốn các chi phí trung gian Với vai trò là người bán hàng trực tiếp doanh nghiệp tự khẳng định mình trên thị trường quốc tế về sản phẩm, chủng loại hàng hoá… Từ đó có thể nâng cao đơn vị của mình, dần dần nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận
Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khối lượng vốn lớn để thu mua sản phẩm hoặc sản xuất, phải am hiểu thị trường quốc tế vì có thể gặp nhau nhiều rủi ro như: không xuất được hàng, khách hàng chầm trễ trong việc thanh toán
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho người trung gian và người trung gian bán sản phẩm ở thị trường mục tiêu Hình thức này thường được các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường áp dụng
Hình thức này có ưu điểm là các doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều cũng như không phải triển khai lực lưỡng bán hàng và các hoạt động xúc tiến thương mại Hơn nữa, rủi ro cũng hạn chế vì trách nhiệm bán hàng thuộc về các tổ chức trung gian
Nhược điểm của các hình thức này là doanh nghiệp phải chia sẽ lợi nhuận cho các tổ chức trung gian vì không liên hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài vì thế nên việc nắm bắt thông tin thị trường cũng bị hạn chế,dẫn đến việc chậm thích ứng với các biến động của thị trường
IV : Đánh giá quá trình hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ củaViệt Nam sang thị trường EU
Những thành tựu đạt được
Trong mấy năm trở lại đây, mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc Đặc biệt, năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ cả nước đạt 300 triệu USD Trong đó
EU là thị trường truyền thống của các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta và là một trong những thị trường có xu hướng tiêu dùng mặt hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ tăng cao Nếu như năm 2001 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU mới đạt 120 triệu USD thì năm 2004 đạt 205 triệu USD, tăng gần 2 lần so với năm 2001 Có được kết quả khả quan trên, do sự nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và chính sách khuyến khích phát triển nghề và làng nghề của Nhà nước Đánh giá về những thành tựu này,
"Trên phương diện kinh tế xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống mang lại nhiều lợi ích kinh tế, trên phương diện xã hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống là nhân tố quan trọng để kích thích sản xuất, tạo
4 4 việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi Phát triển làng nghề truyền thống cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo ra nguồn tích lũy khá lớn và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương
Hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, hiện chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu của châu Âu, trong đó: Đức, Pháp, Hà Lan là những nước tiêu thụ mạnh
Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được đánh giá là có năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu do có những lợi thế so sánh về đầu vào, như: nguồn nguyên liệu rẻ lại chủ yếu khai thác trong nước; sức lao động dồi dào, thông minh, khéo léo Do đó, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức tăng khá, tăng từ 235 triệu USD (năm 2001) lên trên 560 triệu USD (năm 2005) Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã vươn tới các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản Đây là mặt hàng mà nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn bởi tính chất độc đáo và khác biệt của sản phẩm Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn, vì thế có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2006 - 2010.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ liên tục tăng và ổn định từ năm 2000 đến nay Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thủ công đạt 565 triêu USD, 2 tháng đầu năm 2005đạt 104 triệu USD, tăng 21,35% so với cùng kỳ năm 2005 Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp thứ 8 trong 10 nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất cả nước Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu trong nước,
Thị trường quốc tế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong vài thập kỷ gần đây Trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Thái Lan (năm
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B
1996 xuất khẩu sang 50 nước và vùng lãnh thổ, năm 2000 là 90 nước và vùng lãnh thổ, năm 2004 là trên 100 nước và vùng lãnh thổ, năm 2005 là 133 nước và vùng lãnh thổ), thì hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang được bán ở hầu hết trên thị trường thế giới.
Hiện nay các thị trường lớn nhập khẩu hàng mỹ nghệ Việt Nam là
Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga và một số nước ASEAN vẫn đang được duy trì tốt. Ngoài ra, Canađa và các nuớc Trung Đông và một số thành niên mới của EU cũng đang là những thị trường tiềm năng để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Với 150 triệu USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái, con số xuất khẩu hàng mỹ nghệ hai tháng đầu năm nay là tín hiệu tốt cho những dự báo lạc quan về mặt hàng này.
Cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương, hàng thủ công mỹ nghệ tuy chưa mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng đã có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hút một lượng lớn lao động và góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở các địa phương Bởi vậy, đây cũng là một trong những ngành hàng được coi là mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2008-2010 với mục tiêu đạt kim ngạch 1,5 tỉ USD vào năm 2010
Sau một năm hội nhập, nhìn chung kết quả đạt được là thắng lợi. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006 Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở mức 20-22% năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những thách thức,hạn chế và khó khăn:
Việc khắc phục nhược điểm về thiết kế được xem là cách cần thiết nhất, các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN nên đầu tư nhiều hơn cho thiết kế kiểu dáng, khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của họ, nhu cầu thị hiếu về thẩm mỹ của con người luôn biến đổi theo
4 6 thời gian, chúng ra đưa ra những sản phẩm độc đáo mà các nhà sản xuất của nước khác không có được Yếu tố sức nặng văn hoá kết tinh trong sản phẩm là đặc biệt quan trọng, việc sao chép, rập khuôn kiểu dáng, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc của người nước ngoài thì sẽ gặp phải hậu quả không tốt, những vấn đề rắc rối cả về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ.Những nguyên nhân làm giảm cạnh tranh của hàng TCMN còn do chúng ta đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường dành riêng cho tạo mẫu và thiết kế hàng vừa có tính tiêu dùng, mang tính thẩm mỹ cao mà còn phải thể hiện được tính đa dạng, phong phú, truyền thống vốn có của dân tộcViệt Nam.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Định hướng thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU
1 Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Coi thị trường EU là thị trương chiến lược của Việt Nam để thực hiện thời kỳ quá độ chuyển sang nền kinh tế thị trường
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá
Tăng cường quan hệ ngoại giao để thúc đẩy việc quản lý và thủ tục xuất khẩu Đề đạt ra cho việc thực hiện xuất khẩu cho việc xuất khẩu thủ công mỹ nghệ mở rộng thị trường đối vơí các nước thành viên của EU hiện nay và cả thành viên kết nạp trong tương lai nữa Trong giai đoạn này chúng ta tập trung vào chủ yếu các bạn hàng lớn như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan … đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ thương mại với các nước thành viên khác mà chúng ta có thể xuất khầu các mặt hàng có lợi thế
Nâng cao chất lượng sản phẩm, mấu mã hàng thủ công mỹ nghệ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
2 Định hướng mối quan hệ thương mại với các nước thành viên EU
Những nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta đã khẳng định có văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục xác định “ Cũng cố vị trí thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một thị trường Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu, giảm suất, nhập khẩu qua con đường trung gian’
Chiến lược còn dự kiện nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh gấp đôi nhịp độ tăng trưởng GDP
Giải pháp vĩ mô (giải pháp từ phía nhà nước )
1 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Nhà nước cần điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng đó là Luật Thương mại,Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước
Luật Thương mại: Thứ nhất cần mở rộng phạm vi phù hợp với quy định của WTO.Thứ hai cần quy định chặt chẽ hơn về hoạt động thương mại và liên quan đến thương mại cho phù hợp với xu thế mở cửa thị trường và xu hướng hội nhập để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu
Tăng cương sử dụng các công cụ phi thuế hợp lệ như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch,thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống bán phá giá,thuế chống trợ cấp,giảm dân tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong các nguồn thu ngân sách.Khắc phục triệt để những bất hợp lí trong chính sách bảo hộ,sửa đổi biểu thuế và cải cách công tác thu thuế để giảm dần, tiến tới xoá bỏ chế độ tính thuế theo giá tối thiểu
Nhà nước đẩy mạnh công tác nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU đặc biệt là công nghệ chế biến Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bỏ thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp,khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư lâu dài Phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh Giảm dần tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời Tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách; áp dụng thí điểm mô hình liên kết 4 bên trong xây dựng các đề án phát triển
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B sản xuầt và xuất khẩu(doanh nghiệp liên kết với các trường,Viện nghiên cứu, các tổ chức tài chính và các cơ quan Quản lý nhà nước )
Hiệp định hợp tác Việt Nam-EU đã ký chỉ quy định chung chung về thương mại hàng hoá Sau khi có Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, cả hai bên cần phải có một hiệp định chi tiết hơn không những về lĩnh vực hàng hoá mà còn về sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và đầu tư Có nghĩa là cả hai bên cần phải ký hiệp định thương mại Vịêt Nam-EU, tương tự như hiệp thương mại Việt-Mỹ
2.Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý
Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các hoạt động thương mại.Bộ Công Thương cấn khẳng định hơn nữa vai trò của mình đó là
Dự báo thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp sản xuât và người sản xuất trong nước biết thị trường cần gì,bộ cần khai thác hiệu quả đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ xuất nhập khẩu,am hiểu thị trường EU, đặc biệt là thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn như Pháp, Đức ….
Bộ Công Thương phải xây dựng mạng lưới tham tán thương mại ở các nước thành viên EU, Từ đó tạo các website về thị trường EU để các doanh nghiệp cập nhật thông tin thường xuyên Tổ chức doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm tại các nước thành viên EU.
Các cơ quan tích cực tạo lập thông tin hai chiều.Bộ Công thương phải giới thiệu cho các doanh nghiệp Vịêt Nam biết rõ về thị trường Châu Âu, từ hệ thống thuế quan phổ cập,các bịên pháp phi hạn ngạch,thủ tục xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả,nhất là các mặt hàng tương tự các nước trên thị trường EU.Và ngược lại cũng phải thông tin cho khách hàng Châu Âu về thị trường, chủng loại, mẫu mã, giá cả hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu và cả nhu cầu nhập khẩu, Cần huy động các đại diện thương mại tại EU và từng nước thuộc EU Các cơ quan quản lý cần tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại
5 4 Để xuất khẩu vào EU tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo, các chuyên gia thương mại cho rằng, cần phải phát huy hiệu quả năng lực xúc tiến thương mại ở cả 3 cấp độ là Nhà nước; hiệp hội và DN.
Khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, quảng cáo , thông qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp thương mại quốc tế để sẵn sàng đối phó với tranh chấp thương mại trên thị trường ngoài nước.
Tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, như dịch vụ tư vấn, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường, dịch vụ pháp lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chủ động tham gia các liên kết và hợp tác dưới các hình thức tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước, các hiệp hội, như: Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thông qua đó đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, hiệp hội ngành nghề trong khu vực và trên thế giới, nhằm tranh thủ hỗ trợ về tài chính, kỹ năng chuyên môn, công nghệ và kinh nghiệm hoạt động cho doanh nghiệp
3 Giải pháp về thuế giá trị gia tăng
Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được hoàn thuế giá trị gia tăng (thuế suất 0%) Thủ tục hoàn thuế mất nhiều thời gian và công sức, gây lãng phí tiền của xã hội, thậm chí là tiêu cực Thuế giá trị gia tăng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay ở mức thuế suát từ 5 đến 10% Đề nghị giảm mức thuế xuống 0% để khuyến khích xuất khẩu hàng thủ công này Lý do hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất ra 90% để xuất khẩu, tiêu dùng trong nước không đáng kể, người sản xuất hầu hết là nông dân nghèo, việc đánh thuế hàng thủ công mỹ nghệ là đánh thuế vào người nghèo không khuyến khích sản xuất, đi ngược lại Chủ trương Nhà nước hiện nay đang xem xét giảm bớt các loại thuế
Phan Thị Nhung Lớp: Thương mại 47B và chi phí cho người dân Thuế suất 0% có thể giảm đi một ít nguồn thu ngân sách, nhưng được cái lớn hơn là giảm được hộ nghèo vùng sâu vùng xa, nơi mà Nhà nước hàng năm phải chi từ ngân sách cho các dự án xoá đói giảm nghèo
4 Hoàn thiện các chính sách thương mại phù hợp với xu thế thương mại quốc tế