1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Nguồn Vốn Đầu Tư Cho Đổi Mới Công Nghệ Của Doanh Nghiệp
Tác giả Nguyễn Công Tĩnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế hoạch và phát triển
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 200,95 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Cơ sở lý luận về vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ (4)
    • 1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ (4)
    • 1.1.2. Các nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ (5)
  • 1.2. Sự cần thiết đầu tư đổi mới công nghệ từ các doanh nghiệp (8)
    • 1.2.1. Đầu tư đổi mới công nghệ (8)
    • 1.2.2. Sự cần thiết đầu tư đổi mới công nghệ từ các doanh nghiệp (9)
    • 1.2.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp (10)
  • 1.3. Kinh nghiệm một số nước nhằm tăng cường các nguồn vốn đầu tư (12)
    • 1.3.1 Kinh nghiệm từ một số quốc gia (12)
    • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (19)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA (20)
    • 2.1. Tổng quan về môi trường chính sách và thực trạng công nghệ hiện (20)
      • 2.1.1. Về môi trường chính sách (0)
      • 2.1.2. Thực trạng công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ hiện nay của (24)
    • 2.2. Thực trạng các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian qua (31)
      • 2.2.1. Vốn ngân sách Nhà nước (31)
      • 2.2.2. Vốn tự có của Doanh nghiệp (38)
      • 2.2.3. Vốn vay Ngân hàng, huy động tín dụng (40)
    • 2.3. Đánh giá chung (43)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được và tác động (44)
      • 2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân (44)
    • 3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến khả năng tăng cường các nguồn vốn (46)
      • 3.1.1. Bối cảnh quốc tế (46)
      • 3.1.2. Bối cảnh trong nước (48)
      • 3.1.3. Thuận lợi và khó khăn (49)
    • 3.2. Định hướng và mục tiêu nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp (50)
    • 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới (53)
      • 3.3.1. Tăng cường nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư đổi mới công nghệ (53)
      • 3.3.3. Huy động vốn từ phía Doanh nghiệp (57)
    • 3.4. Một số kiến nghị (58)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................58 (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................59 (61)

Nội dung

Cơ sở lý luận về vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ

Khái niệm vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ

Để có thể tạo ra được những tài sản vật chất cụ thể, nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư Vốn đầu tư chia làm hai loại: vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất.

Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động Vốn đầu tư vào tài sản cố định lại được chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang Còn vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản Nhưng vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản là nhằm bảo đảm thay thế tài sản bị hư hỏng.

Như vậy, hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới Vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ là một bộ phận cấu thành trong vốn đầu tư sản xuất.Thời đại của tiến bộ khoa học công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều máy móc, thiêt bị…nhanh chóng bị rơi vào trạng thái lạc hậu công nghệ Do đó,phải tiến hành đầu tư đổi mới, nhằm thay thế các tài sản sản xuất đã bị hao mòn vô hình. Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D)

- Lượng vốn đầu tư ít

- Kết quả không rõ ràng

- Vốn từ Ngân sách nhà nước

- Vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm

- Vốn tự có của doanh nghiệp Đầu tư cho thiết bị máy móc, công nghệ.

- Đầu tư theo giai đoạn, thời kỳ

- Lượng vốn đầu tư lớn

- Vốn tín dụng của Ngân hàng

- Vốn tự có của daonh nghiệp Đầu tư cho con người

- Lượng vốn đầu tư vừa phải

- Kết quả tương tác tổng hợp với các yếu tố khác

- Vốn từ ngân sách nhà nước

- Vốn tự có của daonh nghiệp

Các nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ

Sơ đồ 1.1: Các nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Nguồn vốn chi phối chủ yếu

Các loại đầu tư đổi mới công nghệ Đặc điểm

Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Như vậy có thể thấy rất nhiều nguồn vốn khác nhau được huy động để đổi mới công nghệ:

 Nguồn vốn tài trợ của Nhà nước

Theo thống kê, nguồn vốn của Nhà nước thường được tài trợ chủ yếu cho hai loại đầu tư là đầu tư nghiên cứu và triển khai và đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực Như đã thấy đầu tư cho nghiên cứu và triển khai có độ rủi ro cao và kết quả không rõ ràng, chính vì vậy mà khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng rất khó khăn Việc đầu tư nghiên cứu và triển khai mang lại lợi ích xã hội cao hơn lợi ích cá nhân của doanh nghiệp Vì vậy Nhà nước chú trọng hỗ trợ vốn cho hoạt động này Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì sẽ phải tuân thủ theo những quy định và quy tắc của WTO Do vậy, việc Nhà nước hỗ trợ vốn cho hoạt động nghiên cứu triển khai; Đầu tư cho con người ít làm méo mó quan hệ thị trường, đáp ứng được qui tắc của WTO đặt ra Việc đầu tư cho con người có độ rủi ro thấp, tính hiệu quả cao, chi phí ít Đầu tư cho thiết bị, máy móc, công nghệ có độ rủi ro thấp, kết quả có thể đánh giá được Nhưng hình thức này tạo ra méo mó trong quan hệ thương mại Khó đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp theo nguyên tắc “đối xử quốc gia” của WTO. Giai đoạn 1990 - 2000, đầu tư cho R&D của các ngành công nghiệp các nước OECD tăng 53% từ khoảng 230 tỷ USD lên 350 tỷ USD Trong khi đó tài trợ trực tiếp của Chính phủ cho R&D chỉ tăng 8.4% Điều này cho thấy ở các nước OECD, tỷ trọng tài trợ từ nguồn của Nhà nước giảm đi đáng kể.

 Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp Đây là nguồn đầu tư chính cho đổi mới công nghệ, hình thành từ lợi nhuận của doanh nghiệp và từ các cổ đông Nguồn vốn này có thể dùng cho cả ba hình thức đầu tư đổi mới công nghệ Việc sử dụng nguồn vốn này ở doanh nghiệp có tính chọn lọc Đây là một ưu điểm hơn hẳn so với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Việc lựa chọn hình thức đầu tư, chi phí và hiệu quả được nghiên cứu rất kỹ lưỡng Chỉ những dự án công nghệ có tính khả thi tương đối cao cả về kỹ thuật lẫn kinh tế mới được đầu tư Ở các nước phát triển tỷ lệ vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ khá cao Mỹ năm 1995 đầu tưNhà nước là 65%, tư nhân là 35% nhưng đến năm 1989 đầu tư Nhà nước chỉ còn 49% và đầu tư tư nhân là 51% Ở Hàn Quốc đầu tư tư nhân chi cho nghiên cứu và phát triển lên đến 81% tổng chi phí cho nghiên cứu năm 1993. Trong khi đó ở Việt Nam năm 2006 tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt nam khoảng 0.2% - 0.3% doanh thu Đây là một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%

Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm cũng chỉ đạt 8 đến 10%, trong khi ở các nước trong khu vực tỷ lệ tương ứng là 15 tới 20%. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp quốc doanh đầu tư khoảng 10 triệu USD/năm, trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư khoảng

150 - 200 triệu USD/năm và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khoảng 1200 triệu USD/năm.

Nguồn vốn vay từ hệ thống tài chính tín dụng chủ yếu cung cấp cho loại đầu tư mới máy mọc thiết bị còn kém chất lượng do loại đầu tư này không mang tính rủi ro cao và có thể thấy được kết quả rất cụ thể của các dự án đầu tư Tuy nhiên để có thể tiếp cận được nguồn vốn này thì doanh nghiệp phải có lượng vốn nhất định để được chấp nhận hoặc bảo đảm tiền vay Các dự án sẽ được thẩm định trước khi cho vay, với các dự án có tính khả thi sẽ được chấp nhận Mặt khác, với các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính mạnh thì ngân hàng cũng có thể xem xét và cấp vốn cho những dự án có tính khả thi không cao Như vậy có thể thấy dường như nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh.

 Vốn góp của các tổ chức, cá nhân.

Vốn góp của các tổ chức, cá nhân cũng được coi là một phần đầu tư cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tuy nhiên không thể coi đây là một trong những nguồn vốn cơ bản Việc góp vốn mang tính tự nguyện và mang tính thời điểm Lượng vốn huy động được không lớn và độ chắc chắn không cao, chủ yếu huy động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sự cần thiết đầu tư đổi mới công nghệ từ các doanh nghiệp

Đầu tư đổi mới công nghệ

Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ đời sống xã hội Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”.

Theo cẩm nang Oslo: “Đổi mới công nghệ -(bao gồm đổi mới quá trình sản xuất và sản phẩm) (TPP) là tạo ra sản phẩm hoặc qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến công nghệ đáng kể về sản phẩm hoặc quá trình sản xuất Đổi mới công nghệ diễn ra khi đưa ra thị trường sản phẩm mới (đổi mới công nghệ) hoặc công nghệ mới được sử dụng trong quá trình sản xuất (đổi mới trong quá trình sản xuất) Đổi mới công nghệ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại Một doanh nghiệp được coi là đổi mới công nghệ nếu doanh nghiệp sản xuất ra sản phảm hoặc quá trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến đáng kể về công nghệ sản phẩm hoặc quy trình sản xuất trong thời kỳ xem xét” (Cẩm nang Oslo Manual, 1995 ). Đầu tư đổi mới công nghệ là việc sử dụng các nguồn lực nào đó để thực hiện đổi mới công nghệ Theo góc độ tài chính thì đầu tư cho đổi mới công nghệ là việc bỏ vốn để thay đổi, cải tiến công nghệ góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Có ba hình thức chính về đầu tư đổi mới công nghệ:

- Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D): là đầu tư mang tính dài mang tính rủi ro cao nhưng cũng có thể đem lại lợi nhuận lớn Các công ty lớn, có tiềm lực về tài chính thường hay đầu tư cho hoạt động R&D.

- Đầu tư cho máy móc thiết bị hay công nghệ sản phẩm mới: là những đầu tư ở giai đoạn tiếp theo khi việc sản xuất thử nghiệm các kết quả nghiên cứu và triển khai đã thành công hoặc trong quá trình chuyển giao “phần cứng” của chuyển giao công nghệ.

- Đầu tư cho việc đào tạo con người để sử dụng các công nghệ mới:thường là những đầu tư đi kèm với hai loại đầu tư trên Máy móc thiết bị bản thân tự nó không thể tạo ra sản phẩm nếu không có sự điều khiển của con người Bản thân công nghệ, kỹ thuật mới đã đòi hỏi những kỹ năng mới vì vậy nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề làm chủ và vận hành các công nghệ và kỹ thuật ngày càng rõ nét hơn.

Sự cần thiết đầu tư đổi mới công nghệ từ các doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, áp lực cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt Việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất và giá trị sản phẩm, giảm thiểu chi chí, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố sống còn của doanh nghiệp Vì vậy việc đầu tư đổi mới công nghệ, làm chủ và nắm bắt được công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng sự phát triển hay tồn tại của doanh nghiệp.

Khoa học công nghệ tạo điều kiện chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu Có nghĩa là doanh nghiệp tăng trưởng dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất

Tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.Muốn vậy, các doanh nghiệp phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn,tối thiểu chi phí các yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức hàng hoá cho phù hợp Những yêu cầu đó chỉ được thực hiện khi áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và kinh doanh.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mà còn tạo ra nhiều loại sản phẩm mới, tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường

Việc đổi mới công nghệ cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng, còn ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm.

Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp

a Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ

Nguồn gốc của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp xuất phát từ chính những yêu cầu nảy sinh trong qua trình sản xuất Chính vì vây, những nhân tố bên trong doanh nghiệp được doanh nghiệp đánh giá là có tác động lớn nhất đến quá trình đầu tư đổi mới công nghệ Trong khi đó các nhân tố ngoại cảnh thuộc về môi trường ít có tác động thúc đẩy hơn Việc doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ không phải vì mục đích được hưởng ưu đãi mà xuất phát từ chính yêu cầu của doanh nghiệp Yêu cầu về nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, yêu cầu về nâng cao năng suất, yêu cầu về nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu được đánh giá là nhân tố có tác động lớn nhất đến quá trình đầu tư đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp.

Một số nhân tố mang tính bắt buộc đồi với các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng các quy định về chất lượng sản phẩm hay quy định về bảo vệ môi trường. Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước đã ban hành các chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến các vấn đề như chính sách thuế và tài chính doanh nghiệp, chính sách tín dụng, chuyển giao công nghệ…nhưng theo như bảng đánh giá có thể thấy hiệu quả thúc đẩy của các nhân tố này đến quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mặc dù mang tính tích cực nhưng chưa cao.

Bảng 1.1: Tác động của các nhân tố thúc đẩy quá trình đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp

Các nhân tố Điểm số trung bình 

Yêu cầu về nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm 4.1

Yêu cầu về nâng cao năng suất 4.1

Yêu cầu về đa dạng hoá sản phẩm 3.4

Chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ của nhà nước 2.6

Quy định về ưu đãi vay vốn 2.9

Quy định về đất đai 2.7

Các quy định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 3.1

Yêu cầu về nâng cao sức cạnh tranh 3.9

Các quy định về bảo vệ môi trường 2.9

Mở rộng thị trường xuất khẩu 3.1

Chiến luợc, chính sách phát triển ngành của Việt Nam/chiến lược phát triển của công ty mẹ 2.8

(  : 1 – Không có ý nghĩa; 2 – Ít có ý nghĩa; 3 – Có ý nghĩa; 4 - Rất có ý nghĩa; 5- Có ý tính quyết định) b Các nhân tố cản trở hoạt động đầu tư đổi mới của các DN

- Thiếu vốn: Đây là nhân tố có tác động lớn nhất đối với quá trình đổi mới công nghệ của DN nói chung Thực tế hiện nay, các DN, ngoại trừ các

DN có vốn ĐTNN, thực sự gặp khó khăn về vốn và huy động vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư đổi mới công nghệ Trong khi thị trường vốn trung và dài hạn trong nước lại chưa phát triển, chưa có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp Một số quy định hiện hành trong việc cho vay vốn còn bất cập hoặc đòi hỏi lãi suất quá cao.

- Thiếu thông tin công nghệ và thônh tin thị trường.

- Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết.

- Thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ.

- Quy trình xin hỗ trợ cho đầu tư đổi mới công nghệ phức tạp và kéo dài do các văn bản hiện hành còn chưa đầy đủ và rõ ràng Một phần nguyên nhân do những ưu đãi này chưa hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư đổi mới.

- Sợ rủi ro khi đầu tư: Quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của DN có thể gặp nhiều rủi ro như thời gian hoàn vốn dài, đổi mới sợ bị sao chép do vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa được thực hiện nghiêm ngặt.

- Vấn đề giải quyết dư thừa lao động khi DN đầu tư đổi mới công nghệ.Tuy nhiên yếu tố này có tác động không đáng kể.

Kinh nghiệm một số nước nhằm tăng cường các nguồn vốn đầu tư

Kinh nghiệm từ một số quốc gia

a Kinh nghiệm Nhật Bản Ở Nhật Bản, dựa trên Luật Cơ bản về Khoa học và Công nghệ có hiệu lực từ năm 2005, Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ I được thông qua năm 1996, và lần thứ II đã được Nội các Chính phủ thông qua năm

2001 để thực hiện trong các năm tài khoá từ 2001 đến 2005 Trong Kế hoạch

Cơ bản về Khoa học và Công nghệ II, các chính sách được coi là thiết yếu nhằm tạo nên một quốc gia dựa trên cơ sở tính sáng tạo của khoa học và công

- Thiết lập vấn đề ưu tiên nhằm tạo đà có tính chiến lược về KHCN;

- Cải cách hệ thống KHCN nhằm đạt được các kết quả xuât sắc và có khả năng ứng dụng;

Ngoài ra, do cần phải giữ vững mức chi tiêu NCPT của Chính phủ tính theo tỷ lệ phần trăm trong GDP ít ra cũng phải tương đương với các mức của các nước Châu Âu và Châu Mỹ, nên tổng chi tiêu NCPT của Chính phủ dự kiến đạt 24 nghìn tỷ Yên trong các năm tài khoá từ 2001 đến 2005 đã được xác định như một mục tiêu với những điều kiện chắc chắn Con số ước tính này được dựa trên giả định rằng, đầu tư NCPT của chính phủ sẽ bằng 1% GDP, trong đó tỷ lệ tăng trưởng danh nghĩa trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch Cơ bản lần thứ hai sẽ là 3.5%.

Chi tiêu nghiên cứu phát triển (NCPT) của Chính Phủ: Tổng chi tiêu NCPT của Chính phủ trong năm tài khoá 2001 lấy từ ngân sách đạt 17 nghìn tỉ Yên, các nỗ lực vấn đang tiếp tục được duy trì nhằm bảo đảm tổng số là 24 nghìn tỷ Yên chi tiêu nghiên cứu phát triển của Chính phủ.

Tuân theo hướng dẫn của Hội đồng Chính sách KHCN, các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả tại Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ và các bộ tiến hành nghiên cứu phát triển khác.

Liên quan đến việc cải tổ và làm tăng nguồn kinh phí cạng tranh đóng góp cho việc thiết lập một môi trường nghiên cứu phát triển cạnh tranh, tổng chi tiêu tăng lên cùng với việc tăng các chi tiêu gián tiếp (từ 296.8 tỷ Yên lên 360.6 tỷ Yên trong dự thảo ngân sách quốc gia năm 2004).

Bảng 1.2: Phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực

Các khoa học về sự sống 3934 19.4 4270 20.9 4362 20.9Thông tin và viễn thông 1758 8.7 1696 8.3 1758 8.4

Môi trường 1006 5.0 1099 5.4 1175 5.6 Công nghệ Nano và vật liệu 856 4.2 912 4.5 940 4.5

Hỗ trợ của Chính phủ cho nghiên cứu phát triển và đổi mới thuộc khu vực tư nhân: Tại Nhật Bản tỷ lệ khấu trừ thuế nghiên cứu phát triển cực kỳ thấp nếu so sánh với quốc tế Gần đây Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi lại hệ thống khuyến khích thuế nghiên cứu phát triển nhằm khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế trong nước. b Kinh nghiệm Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới với GDP đạt khoảng 30,000 tỷ NDT Để đạt được một thành tựu lớn như ngày hôm nay, Chính phủ Trung Quốc đã phải nỗ lực rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực khoa học công nghệ.

Chính phủ Trung Quốc đã sớm nhận biết được tầm quan trọng của KHCN Việc kết thúc cuộc “Cách mạng Văn hoá”, đã để lại nhiều khó khăn chồng chất và mọi thứ đổ vỡ hoàng tàn cần phải xây dựng lại Trong hoàn cảnh đó, Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra một cách sâu sắc rằng: “Trung Quốc cần đuổi kịp trình độ tiên tiến trên thế giới”

Hiện này, nền KHCN Trung Quốc đã trở thành một nền KHCN hiện đại, hoàn chỉnh và độc lập Hoạt động trong lĩnh vực này là một đội ngũ cán bộ đông đảo, có năng lực cao Chính phủ Trung Quốc đã liên tục đầu tư vàoKHCN để đảm bảo sức cạnh tranh cho hàng hoá Trung Quốc trên thị trường thế giới Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng đặt ưu tiên cho việc nhập trình dộ KHCN để đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường trong thế kỷ mới.

Một số quan điểm nổi bật của Trung Quốc trong phát triển KHCN:

- Đầu tư thích đáng cho KHCN: Đây là một quan điểm chủ đạo trong chính sách phát triển KHCN của Trung Quốc suốt nhiều năm qua.

- Chú trọng đến nghiên cứu cơ bản: Hàng năm, để thúc đẩy cho nghiên cứu cơ bản, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp trên 600 triệu NDT cho Quỹ khoa học tự nhiên của Trung Quốc (NSFC)

- Gắn kết KHCN với phát triển kinh tế: Chính phủ Trung Quốc đã sớm nhận thấy để kinh tế phát triển, đất nước cần phải có một nền KHCN phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế ấy Có như vậy, KHCN mới hoàn thành được vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Tăng cường hợp tác quốc tế: Quan điểm của Trung Quốc là luôn coi việc hợp tác quốc tế và trao đổi về KH&CN có tầm quan trọng rất lớn Trong quá trình xây dựng và đổi mới nền KHCN của mình, song song với việc phát triển “năng lực KHCN nội sinh”, Chính phủ Trung Quốc chủ trương học hỏi KHCN tiên tiến của nước ngoài.

- Phát triển nhân tài và nâng cao dân trí.

- Gắn KHCN với phát triển bền vững.

Từ những đường lối chính sách phát triển mà Trung Quốc đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Doanh thu từ các hợp đồng phát triển công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong 4 hình thức hợp đồng năm 2003, khoảng 42.607 tỷ Yuan, tăng 17% so với năm trước; 58591 hợp đồng đã được ký kết, tăng21% so với năm trước Có 33,113 kết quả từ các dự án của kế hoạch khoa học công nghệ của các chính quyền các cấp được đưa ra thị trường khoa học công nghệ năm 2003, chiếm 12.4% tổng số các hợp đồng KHCN Doanh thu hợp đồng đạt 20.7 tỉ Yuan, tăng 62.7% so với năm trước, chiếm 19.32% giá trị giao dịch của các hợp đồng công nghệ Các hợp đồng công nghệ do các doanh nghiệp kí đạt 73390 hợp đồng tăng 27.7% so với năm trước và đạt doanh thu 51.87 tỉ Yuan, tăng 44.7% so với năm trước, thị phần tăng lên 47% so viới năm 2002 là 40%.

Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ các hợp đồng công nghệ

Trung Quốc giai đoạn 1995-2003 Đơn vị: Tỷ Yuan

Trong thương mại công nghệ năm 2003, đã có 19 tỉnh, vùng tự trị và thành phố tự trị dưới chính quyền TW, đạt doanh thu hợp đồng công nghệ trên 1 tỉ Yuan, tăng gấp đôi so với năm 2002 Trong đó đã có vùng tăng 10 lần, đạt 4 tỉ Yuan.

Hình 1.1: Doanh thu từ hợp đồng công nghệ của 5 địa phương hàng đầu

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Cần xác định đúng đắn và thực hiện tốt vai trò của Chính Phủ trong việc quản lý, hoạch định kế hoạch; chiến lược phát triển khoa học công nghệ và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đi đôi với tăng cường hiệu lực của chúng Chú trọng phát triển Vường ươm công nghệ Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng.

Cần phải thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh theo hướng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Phát triển hệ thống dịch vụ trung gian trên thị trường Cải các triệt để hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho lao động Việt nam nên tận dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ Hệ thống thông tin cần được cập nhập đầy đủ và có giá trị sử dụng.

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Đây là một loại thị trường được hình thành và phát triển chậm hơn so với các loại thị trường các yếu tố sản xuất khác Hiện tại, hệ thống các thị trường ở Việt nam đã hình thành nhưng chưa phát triển, đặc biệt là các thể chế thị trường chưa được hoàn thiện Đối với thị trường vốn, cần mở rộng, đa dạng hoá các loại hình hỗ trợ vốn.

Doanh nghiệp phải chủ động, thực sự trở thành chủ thế chính trong việc tiếp cận nguồn vốn và hoạch định chính sách đổi mới công nghệ của chính doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA

Tổng quan về môi trường chính sách và thực trạng công nghệ hiện

Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học – công nghệ đối với tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, Hội nghị TW 6 khoá IX của Đảng ta đã đề ra chủ trương “Thúc đầy việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp” Trong những thập niên

90 của thế kỷ XX và nhất là những năm trở lại đây, Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách huy động nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ ở Doanh nghiệp Điển hình Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam.

Chính sách huy động vốn từ ngân sách nhà nước bao gồm:

- Các chương trình Kĩ thuật - kinh tế trọng điểm quốc gia thực hiện theo Quyết định 54/1998/QĐ - TTg ngày 03/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Qui chế quản lý và điều hành các Chương trình Kĩ thuật - kinh tế. Trong giai đoạn 5 năm 2001- 2005, NSNN đã cấp cho 4 chương trình này tổng số vốn 325.4 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư 1,988.3 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 16.4%) để thực hiện 98 dự án đổi mới công nghệ.

Bảng 2.1: Hỗ trợ từ Chương trình kỹ thuật - kinh tế 2000-2005

Tổng vốn đầu tư (triệu VND)

Vốn được hỗ trợ từ chương trình

CT về công nghệ vật liêu 21 747.945 122.390 16.4

CT về tự động hoá 34 834.891 102.402 12.3

CT về công nghệ sinh học 11 205.377 57.148 27.8

Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện 4 Chương trình Kĩ thuật - kinh tế giai đoạn 2001-2005.

- Các chương trình khoa học - công nghệ trọng điểm.

- Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/9/1999 về: Một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KHCN” theo tinh thần của Nghị quyết TW 02 khoá VIII

- Chính sách tín dụng ưu đãi thông qua thành lập các quĩ hỗ trợ nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ của Nhà nước.

- Chính sách đầu tư hạ tầng hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

- Chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

- Chính sách huy động vốn tự có của doanh nghiệp cho đầu tư đổi mới công nghệ.

Qua các chính sách, quyết định ban hành đã có những tác động to lớn tới việc thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp bỏ vốn tự có và chủ động huy động các nguồn vốn khác để đầu tư cho đổi mới công nghệ ngày càng gia tăng Sự có mặt của nhiều Ngân hàng tạo điều kiện dồi dào về nguồn tín dụng Nhờ sự gia tăng của đổi mới công nghệ doanh nghiệp đã nâng cao được trình độ công nghệ của mình, giành được vị trí nhất định trên trường quốc tế.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Hộp 1: Một số chính sách ưu đãi hoạt động KH&CN trong doanh nghiệp Nghị định số 119/1999/NĐ - CP:

- Doanh nghiệp có các hoạt động ứng dụng và phát triển CNC, dịch vụ KH&CN được áp dụng mức thuế suất ưu đãi của thuế thu nhập daonh nghiệp;

- Miễn thuế thu nhập DN đối với thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng NC&PT, góp vốn bằng quyền SHTT, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ;

- Miễn, giảm thuế trong một thời gian nhất định đối với cá DN có dự án đầu tư vào hoạt động dịch vuh KH&CN; ĐMCN;

- Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê dất, thuế sử dụng đất đối với các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN;

- Ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, nguyên vạt liệu phục vụ cho các dự án NC&PT mà trong nước chưa sản xuất;

- Ưu đãi về tín dụng

- Thưởng cho các cá nhân, tập thể có công trong việc tạo ra và áp dụng công nghệ mới.

Nghị định số 81/2002/NĐ-CP:

- Tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập daonh nghiệp cho daonh nghiệp đầu tư cho KH&CN, cải tiến kỹ thuật;

- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Doanh nghiệp đầu tư ĐMCN, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất ra sản phẩm từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt nam được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho số thu nhập tăng thêm;

- Ưu đãi về thuế đối với các hoạt động tư vấn KH&CN, CGCN;

- Ưu đãi về tín dụng cho các doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Luật Đầu tư và các văn bản đi kèm:

- Ưu đãi, miễn thuế nhập khẩu cho lô hàng dùng để góp vốn là bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ liên qaun đến CGCN;

- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giame thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Hỗ trợ đầu tư và một số ưu đãi khác.

Quỹ phát triển KH&CN QUốc gia và mộy số quỹ khác:

- Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động KH&CN được hưởng một số ưu đãi khi vay vốn, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng…

- Tài trợ một phần cho việc thực hiện các đề tài tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề được bộ, tỉnh ưu tiên khuyến khích do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức khác;

- Cho vay với lãi suất thấp đối với cá dự án ĐMCN, chú trọng đến CNC công nghệ sạch, công nghệ tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao;

- Vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với doanh thu.

- Các chính sách liên quan tới huy động vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp ban hành khá nhiều, nhưng phân tán.

- Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ NSNN cho đầu tư đổi mới công nghệ hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước.

- Cơ chế xin – cho, quy chế hỗ trợ vốn chưa minh bạch, rõ ràng.

- Doanh nghiệp chưa tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, Ngân hàng một cách thuận lợi.

- Các chính sách chậm triển khai trên thực tế.

2.1.2 Thực trạng công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ hiện nay của doanh nghiệp

Theo điều tra doanh nghiệp năm 2001, hiện trạng máy móc ở các doanh nghiệp ở mức trung bình chiếm đến hơn 85% Doanh nghiệp siêu nhỏ, công nghệ ở mức trung bình chiếm tới 90% xét theo quy mô Nếu xét theo hình thức sở hữu thì DNTN, công nghệ ở mức trung bình chiếm tới 88%

Bảng 2.2: Trình độ máy móc thiết bị doanh nghiệp năm 2001 ( Đơn vị : %)

Phân theo qui mô Phân theo sở hữu DN siêu nhỏ

DN nhỏ DN vừa DN lớn DNN

Nguồn: Tính toán từ GSO,2001

Công nghệ tiên tiến tập chung chủ yếu ở các DN lớn chiếm 22% theo quy mô và DN FDI 41% theo hình thức sở hữu Đặc biệt là DN FDI hầu như không có doanh nghiệp nào ở mức công nghệ lạc hậu Công nghệ ở mức trung bình thì thấp nhất trong các nhóm những vẫn cao ở mức 58%.

Giữa các ngành và địa phương trình độ công nghệ rất khác nhau Trong ngành Thuỷ sản thì doanh nghiệp công nghệ trung bình chiếm 95% Cao nhất trong tất cả 10 ngành trên Như vậy số lượng doanh nghiệp ngành thuỷ sản chủ yếu là trình độ công nghệ trung bình là một điều đáng để lưu ý trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay Một số ngành mũi nhọn của nền kinh tế như nông - lâm nghiệp cũng chủ yếu là doanh nghiệp có trình độ công nghệ trunh bình, chiếm 76% trong ngành.

Thực trạng các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian qua

2.2.1 Vốn ngân sách Nhà nước

Việc doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ và đào tạo NSNN hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí đào tạo, chuyển giao công nghệ và cho vay tín dụng Tuy nhiên việc các DN tiếp cận nguồn hỗ trợ này còn rất hạn chế.

Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường chiếm khoảng 2% tổng quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm từ 2000 đến nay

Bảng 2.8: Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường Đơn vị: Tỷ đồng

Chi SNKH và môi trường 1,243 1,852 1,853 2,362 2,584 2,540

Nguồn: Niên giám thống kê 2007

Xét theo hình thức sở hữu thì DNNN chiếm tỷ trọng cao nhất dao động từ 80 - 90% tổng hỗ trợ của Nhà nước năm 2002 đến năm 2006 % DN được hỗ trợ cũng như % của các nguồn vốn trong số DN được hỗ trợ thì DNNN và

DN Lớn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất

Bảng 2.9: Doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ NSNN từ 2002 - 2006

Trong số DN được hỗ trợ %DN được hỗ trợ

Trong số DN được hỗ trợ

NSNN Vốn tự có DN

Chia theo quy mô lao động

Chia theo quy mô lao động

Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ 2003-2007 Đối với nguồn tín dụng ưu đãi, số lượng DN đổi mới công nghệ được tiếp cận còn ít hơn rất nhiều Mặt khác do thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp khiến cho việc tiếp cận các nguồn vốn của DN gặp rất nhiều khó khăn Một phần do nguồn vốn hỗ trợ quá ít, không đủ để DN có thể đầu tư đổi mới đã làm cho các DN không mặn mà với việc chủ động tiếp cận nguồn vốn.

Một nguyên nhân do khung quy định của chính sách: Với DN được hỗ trợ vốn thì phải có 70% vốn đối ứng Đây là một trở ngại, hay đúng hơn là một rào cản rất lớn đối với DNV&N.

Năm 2003, 2006 đầu tư từ NSNN cho KHCN chiếm 2% tổng chi NSNN Ngân sách nhà nước chi cho khoa học công nghệ trên tổng GDP mới chỉ chiếm 0.5 đến 0.6% hàng năm.

Bảng 2.10: Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN theo giá hiện hành

Tổng chi KHCN(tỷ đồng) 3,180 3,727 3.987 4.126

Tổng chi NSNN (tỷ đồng) 158,020 182,875 210,12 231,6

Nguồn:Tổng hợp Báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ VN 2003 đến 2006

Cơ cấu vốn đầu tư cho KHCN từ NSNN theo giá hiện hành gồm có chi cho SNKH và Đầu tư phát triển Vốn đầu tư cho SNKH có xu hướng tăng dần đều qua các năm tuy nhiên mức tăng cũng như tỷ lệ tăng không đáng kể Chi cho SNKH năm 2003 là 2012 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên 2560 tỷ đồng chiếm 64.06% tổng chi NSNN cho KHCN

Bảng 2.11: Cơ cấu đầu tư cho KHCN từ NSNN theo giá hiện hành

Vốn đầu tư phát triển

Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và công nghệ Việt nam 2003 đến năm2007.

Tỷ lệ giữa đầu tư cho KHCN phân theo địa phương từ trung ương đến địa phương có xu hướng tăng qua các năm Khu vực Trung ương năm 2003 là 1,536 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên 1,980 tỷ đồng Địa phương năm

2003 là 476 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên 580 tỷ đồng.

Bảng 2.12: Tỷ lệ đầu tư cho KHCN phân theo địa phương.

Khu Kinh Tỷ lệ Kinh Tỷ lệ Kinh Tỷ lệ Kinh Tỷ lệ đồng) dồng) đồng) dồng)

Nguồn: Tổng hợpBáo cáo Bộ Khoa học và công nghệ Việt nam 2003 đến 2007

Năm 2006, kinh phí sự nghiệp khoa học của các tỉnh, thành phố là 580 tỷ đồng, chiếm 22.7% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học, tăng 104 tỷ so với năm 2003

Giữa các loại hình kinh tế thì tỷ lệ hỗ trợ cũng có sự khác nhau rõ rệt Từ năm 2002 đến 2006 có 53 đề tài nhà nước TW được hỗ trợ vốn, chiếm 55.8% Đáng lưu ý là doanh nghiệp nhà nước ở địa phương có số đề tài được hỗ trợ ít nhất, con số mới chỉ khiêm tốn ở mức 5 đề tài Tới năm 2006 thì không còn có đề tài của doanh nghiệp nhà nước địa phương được hỗ trợ.

Bảng 2.13: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo loại hình kinh tế.

Số % Số % Số % Số % Số % g số

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Vụ Tài Chính-Kê hoạch, Bộ KH&CN

Phân theo lĩnh vực khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp kỹ thuật có tổng số đề tài được hỗ trợ lớn nhất từ 2002 đến 2006 là 71 đề tài, chiếm 74.8% tổng số đề tài được hỗ trợ Xu hướng phát triển bền vững nhưng con số khiêm tốn mới chỉ có 2 đề tài Môi trường và các lĩnh vực khác trong suốt 5 năm.

Bảng 2.14: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Số % Số % Số % Số % Số % g số

Môi trường và các lĩnh vực khác

Nguồn: Tổng hợp số liệu Vụ Tài Chính-Kế hoạch, Bộ KHCN.

Lĩnh vực nông lâm ngư trong 5 năm mới chỉ có 19 dự án, đề tài trong tổng số 95 đề tài Điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế.

Việc hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu vẫn còn ở con số khiêm tốn Tỷ lệ kinh phí hỗ trợ so với tổng kinh phí dự kiến thực hiện cao nhất là 18% năm 2005, thấp nhất là năm 2003 chỉ có 8%

Năm 2003 có số đề tài nhiều nhất với 26 đề tài, tổng số kinh phí dự kiến thực hiện hơn 300 tỷ đồng nhưng tổng kinh phí mà nhà nước hỗ trợ chỉ hơn 23 tỷ chiếm 8% Đây là năm có tỷ lệ thấp nhất trong các năm Nếu xét tổng thể trong 5 năm tỷ lệ mới chỉ ở mức 13%, như vậy tỷ lệ hỗ trợ kinh phí phải tự huy động phần vốn còn lại Đây cũng là một tín hiệu rất tốn thể hiện khả năng chủ động cũng như tìm kiếm nguồn vốn của các DN.

Bảng 2.15: Tình hình hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp theo NĐ 119.

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Vụ Tài Chính-Kế hoạch, Bộ KH&CN

Theo đánh giá có thể nhận thấy việc hỗ trợ kinh phí cho Doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu KH&CN đã trở thành đòn bẩy để các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới KH&CN, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên tổng kinh phí hỗ trợ từ NSNN cho các DN qua 5 năm qua không lớn (khoảng 90 tỷ, chiếm 13% tổng nhu cầu kinh phí) những đã tạo tiền đề để các DN huy động thêm trên 630 tỷ đồng để thực hiện 95 đề tài nghiên cứu khoa học Bên cạnh đó cũng góp một phần thực hiện chủ trương của Nhà nước về đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN.

2.2.2 Vốn tự có của Doanh nghiệp

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng Đứng trước xu thế phát triển và áp lực cạnh tranh khi Việt nam gia nhập WTO, doanh nghiệp nhận thức rõ được sự cần thiết của việc đổi mới khoa học công nghệ để duy trì tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế Năm 2002, số doanh nghiệp đầu tư vốn cho R&D và đổi mới công nghệ là 444/7323 doanh nghiệp, ciếm 6.14% Trong đó có 40.9% DNNN, 5.9% DN ngoài quốc doanh và 53.1% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đánh giá chung

2.3.1 Những kết quả đạt được và tác động

Nhìn chung, với việc nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ đến phát triển doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp không phân biệt ngành, hình thức sở hữu đã có những hoạt động đổi mới công nghệ ở các mức độ khác nhau Nhờ việc chú trọng cũng như gia tăng của nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ nên nhiều doanh nghiệp đã nâng cao được trình độ công nghệ, giành được vị trí nhất định trên thị trường

Trình độ công nghệ của một số doanh nghiệp trong một số ngành đã đạt mức trung bình – tiên tiến so với khu vực và trên thế giới Xu hướng các doanh nghiệp đang dần đổi mới công nghệ hiện đại hơn Số lượng doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ lạc hậu từ những năm 60 còn rất ít và số lượng doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng cồn nghệ những năm 90 bắt đầu gia tăng.

Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ đã được ban hành và thực thi, bắt đầu cũng phát huy được hiệu quả. Giảm được một phần gánh nặng cho các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ, hiện đại hoá máy móc sản xuất.

Thị trường vốn ngày càng được mở rộng với nhiều chủ thể tham gia tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ.

Doanh nghiệp đã chủ động trong việc huy động nguồn vốn, thay vì trông chờ cơ chế xin - cho từ nguồn vốn nhà nước như trước.

2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đạt được những kết quả như vậy, nhưng xét tổng thể thì nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế Việc đầu tư đổi mới công nghệ, cũng như khả năng tiếp cận các nguồn vốn vẫn mới chỉ tập chung ở các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì rất ít. Ý tưởng đổi mới công nghệ phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến đổi mới cũng là yêu cầu bên trong doanh nghiệp Điều này phản ánh đúng tình trạng ở các doanh nghiệp hiện nay Do lúng túng về chiến lược dài hạn, thiếu chiến lược cạnh tranh lâu dài dựa trên cơ sở đổi mới công nghệ nên các hoạt động đổi mới mang tính tự thân nhiều hơn

Trong quá trình tiến hành đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mối quan hệ giữa các tổ chức nghiên cứu R&D trong nước với các doanh nghiệp chưa thể hiện rõ ràng, còn mờ nhạt Các hoạt động R&D thường nhằm tới cải tiến nhỏ vì không đủ năng lực thực hiện nghiên cứu lớn và dài hơi xét về mặt nhân lực cũng như chi phí.

Việc giải ngân các nguồn vốn còn chậm và dàn trải Vốn đối ứng của các doanh nghiệp còn thấp dẫn đến chậm tiến độ và giảm hiệu quả quả của dự án.

Hạn chế trong khung pháp lý, chính sách cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đầu tư đổi mới công nghệ chủ yếu tập chung cho những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI.

Bối cảnh mới ảnh hưởng đến khả năng tăng cường các nguồn vốn

3.1.1 Bối cảnh quốc tế a Xu hướng phát triển công nghệ cao

Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin – truyên thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu…, xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,hàng đầu Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lựcKH&CN Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vong đời công biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, đáo ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hương tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàng lượng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, đẩy mạng chuyển giao công nghệ tiêu tốn ít nhiên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển Nhiều nước đang phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ. b Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày cang gia tăng. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các quốc giá để bảo vệ lợi ích quốc gia. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, các thành tựu to lớn của công nghệ thông tin - truyền thông, xu hướng phổ cập Internet, phát triển thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân hàng điện tử, Chính phủ điện tử, v.v đang tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới của các quốc gia và từng doanh nghiệp.

Tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính ngày càng mở rộng với tốc độ phát triển cao, tạo ra sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu cơ Khi tham gia vào nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt Các doanh nghiệp thuộc nhà nước không chủ động về nguồn lực, đầu tư đổi mới công nghệ thì có nguy cơ tụt hậu và chịu thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế.

Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới: nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, liên tục; tình hình chính trị, xã hội ổn định; xu thế dân chủ hoá, xã hội hoá ngày càng mở rộng; đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt; quan hệ hợp tác quốc tế được cải thiện. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định con đường đổi mới theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết thực hiện các thoả thuận trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tích cực tham gia các hoạt động WTO; tăng cường đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích khu vực dân doanh, hỗ trợ mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh cải cách hành chính,

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta đã xác định mục tiêu phát triển tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao

Trong bối cảnh đó, KH&CN có nhiệm vụ cung cấp kịp thời luận cứ khoa học cho các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước; đóng góp kinh tế, đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2020 và tầm nhìn 2030. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh thì các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước thay đổi tư duy trong kế hoạch, chiến lược kinh doanh với tầm nhìn có tính chiếu lược dài hạn.

3.1.3 Thuận lợi và khó khăn a Thuận lợi Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN, luôn phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH đất nước Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức. Quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển KH&CN của nước ta trong thời gian tới Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế, nhất là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế b) Khó khăn

Trong bối cảnh phát triển năng động và khó dự báo cả về KH&CN và kinh tế của thế giới hiện đại, khả năng nắm bắt thời cơ và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tuỳ thuộc nhiều vào trình độ và năng lực KH&CN của quốc gia. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN nước ta hiện nay là phải nâng cao nhanh chóng năng lực KH&CN để thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn, trong điều kiện nước ta còn nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế và KH&CN còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ dần nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo Nước ta nếu không sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động thì sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.

Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và KH&CN, nước ta đang đứng trước những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, v.v phù hợp với thông lệ quốc tế Tình trạng này nếu không sớm vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế

Trước những thuận lợi và khó khăn trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lýKH&CN, đầu tư đổi mới công nghệ , những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và KH&CN ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi.

Định hướng và mục tiêu nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

3.2.1 Định hướng Đổi mới công nghệ phải là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp Thời điểm hiện nay những thách thức về hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã và đang là hiện thực, sự cạnh tranh kinh tế đã đang xảy ra ngày càng quyết liệt.

Do không chuẩn bị những bước đi cần thiết như chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ nên nhiều doanh nghiệp trong nước đã mất đi những thị trường trước đây hoặc bị thách thức ngay trên thị trường truyền thống bởi sự tham gia của các doanh nghiệp mới đang phát triển, các doanh nghiệp nước ngoài Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ Hoạt động này phải xuất phát từ chính thực tế doanh nghiệp đang hoạt động Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp mà chỉ có thể hỗ trợ gian tiếp bằng các chính sách.

Hỗ trợ NSNN cho đầu tư đổi mới công nghệ của DN cần có trọng điểm, lộ trình Hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ đòi hỏi nguồn vốn lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn chậm nên các doanh nghiệp chưa mặc mặn mà Theo nghiên cứu ở phần trên có thể thấy hoạt động đổi mới công nghệ tập chung chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn đối với doanh nghiệp vừa và nàh thì hoạt động này rất hạn chế Nguyên nhân chính là doanh khả năng về vốn của DNV&N ít, giới hạn bởi khung quy định Chính vì vậy, trong thời gian tới vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ dưói dạng chuyển giao, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, việ nghiên cứu…

Nhà nước dành vốn ngân sách hỗ trợ cho DNV&N, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các DN có thể thực hiện hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ.

Chính sách ưu đãi thuế Phát triển Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Cho vay ưu đãi để nhập khẩu công nghệ.

Nhà nước có chính sách khuyến khích các DN lớn, có tiềm lực tài chính tự phát triển năng lực R&D và góp vốn đầu tư cho hoạt động R&D. Đa dạng hoá các nguồn vốn để DN đầu tư đổi mới công nghệ Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, các nguồn vốn trong nước và khả năng huy động nguồn vốn nước ngoài sẽ ngày càng đa dạng hơn Vì vậy cần phải tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể tiếp cận, tìm kiếm các nguồn vốn trong và ngoài nước, vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để đầu tư đổi mới công nghệ của chính doanh nghiệp.

Phát huy tính sáng tạo, chủ động của các địa phương trong việc ban hành, thực thi chính sách Có sự phối hợp chặt chẽ, minh bạch và thông thoáng giữa trưng ương và địa phương, địa phương với doanh nghiệp.

Nguyên tắc đồng bộ, dễ tiếp cận trong xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước về huy động vốn Đối với các doanh nghiệp cần có sự phối hợp nhịp nhành giữa các khâu Đào tạo nguồn nhân lực- Nâng cao trình độ quản lý - Đổi mới thiết bị phù hợp - Phát triển và tìm kiếm thị trường sản phẩm Đây là một quy trình rất quan trọng đảm bảo việc đổi mới công nghệ phát huy được hiệu quả Trong quá trình xem xét, đanh giá các chương trình, dự án cần công khai, minh bạch, giảm bớt các thủ tục hành chính trong khi xét duyệt, bảo đảm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hiệu quả của dự án.

3.2.2 Mục tiêu Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tiến bộ trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp sinh học nhiệt đới, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu ngang bằng các nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn nước ta vào năm 2020.

Hỗ trợ vốn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng xuất khẩu.

Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới

3.3.1 Tăng cường nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư đổi mới công nghệ

Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển Vốn ngân sách nhà nước cần tính toán chi tiết hiệu quả sử dụng vốn, chống thất thoát và tham nhũng trong các dự án và tránh đầu tư dàn trải Tiến hành cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ mới để nâng cao năng lực công nghệ của cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lẫn doanh nghiệp Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo kỹ thuật công nghệ và quản lý.

Tiếp tục đầu tư và triển khai các chương trình khoa học – công nghệ trọng điểm cấp nhà nước đã được duyệt Sớm xây dựng, ban hành và công bố công khai hệ thống tiêu chí đánh giá đối với các chương trình khoa học - công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, bảo đảm cấp đủ và kịp thời vốn hỗ trợ từ ngân sách cho các địa phương đúng tiến độ, kiểm tra – giám sát tiến trình thực hiện. Đổi mới cơ chế đầu tư theo hường sửa đổi cơ chế tài trợ, hạn chế đầu tư trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ theo cơ chế xin – cho, chuyển sang đầu tư gian tiếp như xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện khung pháp luật cho thị trường vốn phát triển ở Việt nam.

Hoàn thiện các công cụ khuyến khích về thuế, mở rộng đối tượng và tạo điều kiện để các đối tượng có điều kiện tiếp cận các ưu đãi về thuế để đầu tư đổi mới công nghệ Nghiên cứu bổ sung các công cụ chính sách tín dụng mới nhằm khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 119 của Chính Phủ về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ Từ đó có những điều chỉnh hợp lý, chánh sự chồng chéo giữa các quy định hiện hành khác. Đổi mới trong việc huy động nguồn tài chính; phân bổ và sử dụng nguồn tài chính Tiếp tục phát triển và duy trì Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN của địa phương và tổ chức, cá nhân và DN Quỹ đổi mới công nghệ.

Hoàn thiện quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNV&N Sớm đưa Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đi vào hoạt động rõ ràng, minh bạch và công khai Theo quy định hiện hành, 20% vốn của Quỹ sẽ được dành để hỗ trợ các nghiên cứu thời gian 5 năm đầu, đề nghị tập chung vốn cho hoạt động R&D để đổi mới công nghệ hơn là nghiên cứu phát triển sáng tạo công nghệ Xem xét tăng tỷ lệ vay không lãi của quỹ cho hoạt điộng R&D lên 50 – 70% tổng số vốn của dự án thay cho mức 30% như quy định tại Nghị định 119.

Cho vay ưu đãi để nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao trong nước chưa sản xuất được, thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài để chuyển giao công nghệ nhập khẩu cho các tổ chức trong nước Hỗ trợ một phần kinh phí cao trình độ… Chính sách hỗ trợ vốn khuyến khích chuyển giao công nghệ phát triển giống cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản theo hợp đồng chuyển giao giữa viện nghiên cứu R&D và nông dân.

Cần có sự sửa đổi, bổ sung để tránh sự trùng lặp khi Quỹ đổi mới công nghệ quốc giá hình thành và đi vào hoạt động Bảo đảm quỹ hoạt động trên nguyên tắc xét chọn bình bẳng, công khai, minh bạch Hội đồng xét duyệt cần có sự tham gia của các bên Các quỹ Nhà nước phải được kiểm toán độc lập thường kỳ và định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Nhà nước cần phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm và sớm cho ra đời quỹ “Đầu tư mạo hiểm công nghệ cao” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới, nhưng có độ rủi ro cao Hiện nay Việt Nam có trên 30 quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng chỉ có duy nhất quỹ đầu tư mạo hiểm của IDJ là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao Trong thực tế khi các doanh nghiệp có nhu cầu và phát hiện ra tiềm năng thị trường có thể khai thác được thì ý tưởng đổi mới công nghệ xuất hiện Tuy nhiên, ý tưởng đổi mới công nghệ không phải lúc nào cũng chắc chắn đạt được hiệu quả sau đầu tư Đã khó khăn về vốn lại có thể phải chịu rủi ro trong đầu tư là một trong những nguyên nhân làm doanh nghiệp lo ngại và là lý do cản trở đổi mới Vì vậy phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua trở ngại này.

3.3.2 Đa dạng hóa các nguồn vốn xã hội

Nghiên cứu ban hành Quy chế hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm trên cơ sở nghiên cứu các mô hình trên thế giới và đang hoạt động tại Việt nam Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cơ chế hoạt động và hình thức pháp lý của loại quỹ này Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm dưới nhiều hình thức góp vốn, kể cả 100% vốn nước ngoài.

Triển khai thực hiện nhanh và hiệu quả Nghị định số 80/2007/NĐ-CP và doanh nghiệp khoa học công nghệ Sau khi đi vào hoạt động cần có sự tổng kết đánh giá tình hình hoạt động để từ cho có những điều chỉnh thích hợp.

Khuyến khích, ưu đãi đầu tư và thuế cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ Hình thành vườn ươm công nghệ Khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước cùng góp vốn hình thành các quỹ đầu tư.

Xây dựng một quy hoạch tổng thể về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho khoa học và công nghệ Quy hoạch làm căn cứ chủ động cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đang được coi là yếu tố quyết định để khắc phục vấn đề chậm giải ngân và sử dụng hiệu quả thấp vốn ODA Quy hoạch tổng thế phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển và KH&CN của đất nước, với tư cách là nguồn lực và là động lực cho việc thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển KH&CN

Tiến hành hội nghị hành năm giữa các nhà tài trợ về khoa học và công nghệ Mỗi cuộc họp hàng năm cần lựa chọn một số ít các chủ đề có tầm quan trọng chủ yếu Mời các diễn giả chủ chốt của Việt Nam và quốc tế và cần tập chung vào các bài học rút ra từ thực tế ở Việt Nam và thế giới nhằm thực hiện tốt các chương trình, dự án đầu tư đổi mới công nghệ.

Tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trải phiếu Thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp sẽ huy động được một phân lượng vốn cần để đầu tư đổi mới công nghệ

Nguồn vốn cho đầu tư phát triển dài hạn và đổi mới công nghệ của các đa đối với 1 khách hàng, 1 dự án Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn ngân hàng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ. Ngân hàng nhà nước cần xem xét nâng mức giới hạn cho vay tối đa 1 dự án, 1 khách hàng, các ngân hàng cần có chính sách thu hút nguồn vốn để nâng coa tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Một số kiến nghị

Cần xem xét lại sự cần thiết phải tiếp tục các chương trình kinh tế - kỹ thuật trọng điểm quốc gia trong bối cảnh có các hình thức hỗ trợ khác như Quỹ phát triển KH&CN và Quỹ đổi mới công nghệ.

Công bỗ rộng rãi thông tin và kết quả nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ thuộc các chương trình KH&CN Quốc gia Hình thành kênh thông tin 2 chiều để doanh nghiệp có điều kiện phản ảnh với cơ quan quản lý thuế về những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện chính sách ưu đã thuế của Nhà nước Cần khuyến khích hình thành các tổ chức cung cấp thông tin công nghệ để giúp doanh nghiệp có cơ hội cập nhật thông tin công nghệ, lựa chọn và xác lập phương án đổi mới công nghệ và xây dựng cơ chế cung cấp thông tin bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác nhau Hiện nay, Bộ KH&CN đã có tổ chức thông tin công nghệ Tuy nhiên, trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin của doanh nghiệp Thông tin được cung cấp thường khó sử dụng để giúp doanh nghiệp lựa chọn đổi mới công nghệ.

Ban hành và thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng các phòng thí động như một tổ chức cung ứng dịch vụ công Thúc đẩy triển khai xây dựng 2Khu vường ươm công nghệ tại 2 khu công nghệ cao: Hoà lạc và Tp HCM.

Ngày đăng: 17/08/2023, 10:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Các nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Nguồn   vốn   chi   phối   chủ - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1 Các nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Nguồn vốn chi phối chủ (Trang 5)
Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ các hợp đồng công nghệ Trung Quốc giai đoạn 1995-2003 - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 1.3 Tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ các hợp đồng công nghệ Trung Quốc giai đoạn 1995-2003 (Trang 16)
Bảng 2.2: Trình độ máy móc thiết bị doanh nghiệp năm 2001  ( Đơn vị : %) - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.2 Trình độ máy móc thiết bị doanh nghiệp năm 2001 ( Đơn vị : %) (Trang 24)
Bảng 2.3: Trình độ máy móc thiết bị của DN theo nghành (Đơn v ị: %) Ngành Tiên tiến Trung bình Lạc hậu Số DN điều tra - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.3 Trình độ máy móc thiết bị của DN theo nghành (Đơn v ị: %) Ngành Tiên tiến Trung bình Lạc hậu Số DN điều tra (Trang 25)
Bảng 2.4: Trình độ máy móc thiết bị của DN theo địa phương.(Đơn vị: - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.4 Trình độ máy móc thiết bị của DN theo địa phương.(Đơn vị: (Trang 26)
Bảng 2.5: Mức độ đầu tư cho R&D của DN - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.5 Mức độ đầu tư cho R&D của DN (Trang 27)
Đồ thị  2.2: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp. - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
th ị 2.2: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp (Trang 29)
Bảng 2.8: Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp khoa học công nghệ và - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.8 Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp khoa học công nghệ và (Trang 32)
Bảng 2.10: Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN theo giá hiện hành - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.10 Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN theo giá hiện hành (Trang 33)
Bảng 2.11: Cơ cấu đầu tư cho KHCN từ NSNN theo giá hiện hành - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.11 Cơ cấu đầu tư cho KHCN từ NSNN theo giá hiện hành (Trang 34)
Bảng 2.13: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo loại hình kinh tế. - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.13 Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo loại hình kinh tế (Trang 35)
Bảng 2.14: Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo lĩnh vực khoa học và công nghệ. - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.14 Tình hình hỗ trợ doanh nghiệp theo NĐ 119 phân theo lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 36)
Bảng 2.16: Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ trong 3 năm qua tính trung bình cho các DN chia theo loại hình sở hữu. - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.16 Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ trong 3 năm qua tính trung bình cho các DN chia theo loại hình sở hữu (Trang 39)
Bảng 2.17: Cơ cấu đầu tư cho R&D và đổi mới công nghệ của DN - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.17 Cơ cấu đầu tư cho R&D và đổi mới công nghệ của DN (Trang 40)
Bảng 2.18: Vốn ODA cho Việt Nam và cho KH&CN giai đoạn 1993-2008. - Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Bảng 2.18 Vốn ODA cho Việt Nam và cho KH&CN giai đoạn 1993-2008 (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w