MỤC LỤC
Bước vào một chu kỳ phát triển KH&CN mới, Trung Quốc đã xác định mục tiêu tổng thể phát triển KH&CN là cải tiến hệ thống đổi mới quốc gia, đưa khả năng cạnh tranh về KH&CN của Trung Quốc xếp vào hạng tiên tiến nhất thế giới và tạo ra một sự hỗ trợ mạnh mẽ về KH&CN cho việc xây dựng một xã hội thịnh vượng. Kết quả của thủ tục phụ thuộc vào sự thừa nhận là với một chiến lược tốt, với các điểm mạnh của công nghiệp dựa vào công nghệ thì việc quản lý và quyết định của Chính phủ trong việc hỗ trợ xây dựng cơ bản và quản lý kỹ thuật cần phải liên tục và có hệ thống, trong khuân khổ thu thập kiến thức cơ bản, có tầm quan trọng hàng đầu cho việc phát triển lâu dài.
Cần phải thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh theo hướng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp phải chủ động, thực sự trở thành chủ thế chính trong việc tiếp cận nguồn vốn và hoạch định chính sách đổi mới công nghệ của chính doanh nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Vụ Tài Chính-Kế hoạch, Bộ KH&CN Theo đánh giá có thể nhận thấy việc hỗ trợ kinh phí cho Doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu KH&CN đã trở thành đòn bẩy để các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới KH&CN, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đứng trước xu thế phát triển và áp lực cạnh tranh khi Việt nam gia nhập WTO, doanh nghiệp nhận thức rừ được sự cần thiết của việc đổi mới khoa học cụng nghệ để duy trì tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Với tài trợ lãi suất 4%, là một cơ hội cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay để đổi mới công nghệ trong thời gian tới nhằm đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ trhuật, nhất là đối với các dự án công nghệ mới để tạo sản phẩm mới có tính cạnh trang cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thực tế cho thấy ngoài vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tự có, vốn vay tín dụng, doanh nghiệp cũng có thể huy động được các nguồn vốn khác cho đầu tư đổi mới công nghệ như: vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, vốn liên doanh liên kết với các đối tác kinh doanh, vốn có được từ thuê mua tài chính. Lợi thế chính của hình thức này là việc doanh nghiệp đẩy việc tính toán đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp (hoặc các nhà trung gian môi giới) vốn rất có kinh nghiệm, do vậy một khi đã được cho vay thì dự án nói chung có rủi ro thấp. Tuy nhiên những văn bản hướng dẫn như Nghị định 16/2001/NĐ-CP thì còn mỏng, chưa cụ thể, mới ở trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa thực sự khuyến khích các tổ chức này phát triển và các DNVVN còn rất dè dặt khi đề cập đến nguồn tín dụng mới mẻ này.
Hoạt động cho thuê tài chính đã có lãi và đang hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhìn chung, với việc nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ đến phát triển doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp không phân biệt ngành, hình thức sở hữu đã có những hoạt động đổi mới công nghệ ở các mức độ khác nhau. Nhờ việc chú trọng cũng như gia tăng của nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ nên nhiều doanh nghiệp đã nâng cao được trình độ công nghệ, giành được vị trí nhất định trên thị trường.
Số lượng doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ lạc hậu từ những năm 60 còn rất ít và số lượng doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng cồn nghệ những năm 90 bắt đầu gia tăng. Thị trường vốn ngày càng được mở rộng với nhiều chủ thể tham gia tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ. Trong quá trình tiến hành đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mối quan hệ giữa các tổ chức nghiên cứu R&D trong nước với các doanh nghiệp chưa thể hiện rừ ràng, cũn mờ nhạt.
Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hương tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàng lượng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, đẩy mạng chuyển giao công nghệ tiêu tốn ít nhiên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định con đường đổi mới theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết thực hiện các thoả thuận trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tích cực tham gia các hoạt động WTO; tăng cường đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích khu vực dân doanh, hỗ trợ mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh cải cách hành chính,.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta đã xác định mục tiêu phát triển tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nõng cao rừ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhõn dõn, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế, nhất là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.
Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN nước ta hiện nay là phải nâng cao nhanh chóng năng lực KH&CN để thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn, trong điều kiện nước ta còn nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế và KH&CN còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Trước những thuận lợi và khó khăn trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, đầu tư đổi mới công nghệ , những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và KH&CN ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi.