Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch - Sách hướng dẫn cho các cơ sở giáo dục và đào tạo
Trang 1Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN
về nghề du lịch
SÁCH HƯỚNG DẪN Cho các cơ sở giáo dục và đào tạo
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
Trang 2LỜI CẢM ƠN
ASEAN trân trọng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, tổ chức sau đây vì sự hỗ trợ quý báu cho việc xây dựng và phát hành Sách hướng dẫn này :
Ban Thư ký ASEAN
Nhóm Công tác Du lịch/ Ủy ban Giám sát Lao động Du lịch ASEAN
Tổng cục Du lịch (VNAT), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam
Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ (ESRT)
Trang 3NỘI DUNG - THÔNG TIN CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
3 Những lợi ích của MRA?
4 Các yếu tố chính của MRA - TP?
5 MRA - TP sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề du lịch?
6 Làm thế nào để các văn bằng của người lao động du lịch được công nhận?
7 Làm thế nào để người lao động đăng ký trên Hệ thống đăng ký lao động du lịch ASEAN (ATPRS)?
8 Người lao động du lịch cần phải làm gì để đủ điều kiện xin việc tại Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)?
9 Người lao động du lịch làm thế nào để được công nhận bằng cấp và năng lực hiện tại?
10 Tiêu chuẩn năng lực chung của ASEAN về nghiệp vụ du lịch là gì?
11 Chương trình du lịch chung ASEAN (CATC) là gì?
12 Những lợi ích của Chương trình du lịch chung ASEAN (CATC) là gì?
13 Trình độ chuyên môn dựa trên năng lực là gì?
14 Làm thế nào để thẩm định năng lực của người lao động du lịch?
15 Ma trận bằng cấp du lịch tương đương trong ASEAN là gì?
16 Vai trò của Hội đồng chứng nhận nghiệp vụ du lịch (TPCB) là gì?
17 Hội đồng lao động du lịch quốc gia (NTPB)
18 Bối cảnh thống nhất hệ thống văn bằng mới trong ASEAN
19 Những thách thức trong thực hiện CATC
20 Quá trình thẩm định
21 Địa chỉ liên hệ nếu có câu hỏi cần giải đáp?
CHÚ GIẢI & TỪ VIẾT TẮT
Lao động du lịch – Văn bằng, cấp bậc, chức năng & chức danh
công việc
Trang 44
GIỚI THIỆU
Đến năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập với một trong những đặc trưng là thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động trong Cộng đồng Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) được xây dựng nhằm cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề giữa các quốc gia thành viên và để công nhận các kỹ năng và văn bằng của người lao động du lịch từ các quốc gia thành viên khác trong ASEAN Điều này có nghĩa là những người lao động du lịch có trình độ có thể ứng tuyển công việc ở các quốc gia thành viên ASEAN khác và các công
ty du lịch có thể tìm kiếm nhân viên có trình độ từ Cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự của công ty
Sách hướng dẫn này được phát hành làm tài liệu tham khảo cần thiết cho người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức đào tạo du lịch nhằm chuẩn bị cho việc công bố Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm
2015 Sách hướng dẫn này sẽ trả lời các câu hỏi về MRA-TP sẽ hoạt động như thế nào, các yêu cầu và tác động của MRA-TP đến người lao động và người sử dụng lao động du lịch
Sách hướng dẫn này có sẵn trực tuyến và được liên kết để người đọc có thể dễ dàng tìm thấy thông tin mình cần bằng cách truy cập vào các đường link Ba phần đầu chứa đựng những thông tin quan trọng đối với
ba đối tượng chính chịu tác động bởi MRA-TP, đó là: người lao động du lịch, các tổ chức lữ hành & khách sạn, các cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo du lịch Các phần khác chứa đựng thông tin chi tiết hơn về các khía cạnh của MRA và người đọc có thể tìm hiểu nếu quan tâm
Các quốc gia thành viên ASEAN cũng có thể cung cấp các bản in của một phần hoặc toàn bộ sách hướng dẫn này và được tự do sử dụng lại nội dung mong muốn theo Giấy phép Phổ biến Sáng tạo
Các cơ sở giáo dục và đào tạo sẽ phải rà soát chương trình đào tạo và
văn bằng để đảm bảo rằng chúng phù hợp với hoặc liên kết với Chương trình du lịch chung ASEAN nhằm cấp ra những văn bằng thích đáng cho sinh viên hoặc người thực tập
Cần thảo luận với Hội đồng lao động du lịch quốc gia để xem xét xem
các văn bằng hoặc các chương trình đào tạo hiện tại phải điều chỉnh
hoặc thay đổi như thế nào nhằm đáp ứng các yêu cầu của ASEAN về thừa nhận văn bằng du lịch lẫn nhau
Trang 5Các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể có mong muốn rằng một số giáo viên / đào tạo viên của họ được tham gia chương trình đào tạo để trở thành thẩm định viên hoặc đào tạo viên về Tiêu chuẩn năng lực chung
trong ASEAN đối với các lao động du lịch Điều này có thể mang lại
những cơ hội kinh doanh mới cho các cơ sở giáo dục và đào tạo khi MRA - TP có hiệu lực vào năm 2015
Các câu hỏi thêm về MRA - TP có thể gửi đến Ủy ban Giám sát lao
động du lịch ASEAN qua địa chỉ email: eddy@asean.org
Trang 66
1 Thoả thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA- TP) là gì?
MRA-TP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các lao động du lịch di chuyển trong khu vực ASEAN trên cơ sở bằng cấp/chứng chỉ du lịch được cấp dựa theo năng lực của người lao động; đồng thời giúp người lao động nâng cao chất lượng dịch vụ của bản thân họ
ASEAN MRA-TP sẽ đưa ra cơ chế thỏa thuận về tính tương đương của các thủ tục chứng nhận và trình độ chuyên môn du lịch trong ASEAN Khi các quốc gia ASEAN công nhận trình độ của nhau sẽ khuyến khích
mở cửa và tự do hóa thị trường lao động du lịch trong khu vực và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành du lịch trong mỗi quốc gia ASEAN; đồng thời thu hút nguồn nhân lực giỏi cần thiết bù đắp sự thiếu hụt lao động có tay nghề tại một quốc gia thành viên Lao động đủ điều kiện để làm việc ở một quốc gia ASEAN sẽ phải tuân theo pháp luật hiện hành trong nước và các quy định của nước sở tại
Để người lao động du lịch nước ngoài được các quốc gia thành viên ASEAN khác công nhận và được phép làm việc tại một nước ASEAN,
họ cần phải có chứng chỉ năng lực du lịch còn hiệu lực theo chức danh công việc du lịch cụ thể được thống nhất quy định tại Giáo trình du lịch chung ASEAN (CATC) do Hội đồng chứng nhận nghề du lịch (TPCB) của một quốc gia thành viên ASEAN cấp Theo MRA-TP, có 32 chức danh công việc khác nhau, từ phân ngành nghiệp vụ buồng phòng, lễ tân, nhà hàng, chế biến món ăn đến phân ngành điều hành tour và đại lý
lữ hành
MRA - TP đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tiêu chuẩn du lịch
và trình độ nguồn nhân lực du lịch trong khu vực ASEAN Lao động du lịch và khách sạn được khuyến khích xem xét lại trình độ chuyên môn, văn bằng hiện có nếu mong muốn được làm việc ở các quốc gia trong AEC
Các câu hỏi thêm về MRA - TP có thể gửi đến Ủy ban Giám sát lao động
du lịch ASEAN qua địa chỉ email: eddy@asean.org
Trang 72 Mục đích của MRA về nghề du lịch là gì?
MRA-TP nhằm thúc đẩy sự di chuyển lao động du lịch trong khu vực
ASEAN phù hợp với chính sách của ASEAN Mỗi quốc gia ASEAN có
các tiêu chuẩn, chứng nhận và những quy định riêng để thừa nhận năng
lực của người lao động du lịch Vì vậy, cần có một MRA để tạo điều kiện
thỏa thuận về việc cái gì tạo nên năng lực du lịch tương đương của
người lao động làm việc trong ngành du lịch Ví dụ: người lao động du
lịch In-đô-nê-xi-a có nhu cầu tìm kiếm một công việc tại Malaysia MRA -
a) Tạo thuận lợi dịch chuyển cho người lao động du lịch;
b) Khuyến khích trao đổi thông tin về những điển hình giáo dục, đào
tạo theo năng lực tốt cho các lao động du lịch; và,
c) Tạo cơ hội hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN và cơ hội
xây dựng năng lực cho các quốc gia thành viên ASEAN
Trang 88
3 Những lợi ích của MRA là gì?
Đối với các chính phủ, MRA bảo đảm sự cam kết và thỏa thuận về thương mại quốc tế, khuyến khích trao đổi điển hình tốt và chia sẻ thông tin giữa các đối tác Điều này có thể dẫn tới:
Chi phí giảm;
Sức cạnh tranh gia tăng;
Khả năng xâm nhập thị trường cao; và
Dòng chảy thương mại tự do hơn
Đối với những người lao động du lịch và ngành du lịch, MRA mang lại những lợi ích sau:
Tạo thuận lợi dịch chuyển cho những người lao động du lịch trên
cơ sở bằng cấp/chứng chỉ năng lực
Nâng cao tính phù hợp của năng lực dựa vào đào tạo/ giáo dục
Thừa nhận các kỹ năng của người lao động du lịch
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch (sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việc trong ngành du lịch)
Nâng cao chất lượng của các dịch vụ du lịch
Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, MRA mang lại những lợi ích sau:
Hình thành những tiêu chuẩn rõ ràng để xây dựng các chương trình đào tạo
Hệ thống đào tạo và đánh giá dựa trên năng lực cho các học viên nghề ngành du lịch
Những văn bằng du lịch theo chức danh công việc được chia trên
cơ sở các phân ngành lao động du lịch
Cơ hội trở thành một trong những cơ sở giáo dục và đào tạo được yêu thích vì cấp nhiều văn bằng theo ACCSTP
Trang 94 Các cấu phần quan trọng của MRA - TP là gì?
Những yếu tố quan trọng của MRA - TP được thể hiện như sau:
a) Ủy ban Giám sát Lao động du lịch ASEAN (ATPMC) bao gồm
Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN và đại diện được chỉ định từ các Hội đồng Lao động du lịch quốc gia (NTPBs)
b) Trung tâm đăng ký lao động du lịch ASEAN (ATPRS) là cơ sở
vận hành dựa trên web để cung cấp thông tin về những người lao động du lịch nước ngoài đã được chứng nhận trong khu vực ASEAN Hệ thống đăng ký này vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2015
c) Hội đồng lao động du lịch quốc gia (NTPB) là Hội đồng về
nghề du lịch gồm đại diện của khu vực nhà nước và khối tư nhân (trong đó có cơ quan nghiên cứu và các bên liên quan trong ngành du lịch) do các NTOs của từng nước ASEAN xác định
d) Hội đồng chứng nhận nghiệp vụ du lịch (TPCB) là hội đồng
của chính phủ và/hoặc cơ quan được chính phủ nước quốc gia thành viên ASEAN ủy quyền chịu trách nhiệm thẩm định và chứng nhận cho những người lao động du lịch
e) Lao động du lịch là cá nhân mang quốc tịch của một quốc gia
Trang 10khách sạn và lữ hành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
và tạo cơ sở cho việc xây dựng thoả thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên ASEAN
g) Ma trận bằng cấp nghề du lịch tương đương trong ASEAN (ATQEM) là ma trận tương đương về bằng cấp du lịch của các
quốc gia thành viên ASEAN - sẽ được sử dụng làm cơ sở đánh giá sự phù hợp Đây là một cơ chế hỗ trợ cần thiết cho một MRA -
TP thiết thực, đáng tin cậy và minh bạch
h) Chương trình du lịch chung ASEAN (CATC) là chương trình
chung cho các lao động du lịch ASEAN đã được các Bộ trưởng
Du lịch ASEAN thống nhất trên cơ sở kiến nghị của các ASEAN NTO;
i) Thẩm định là quá trình đánh giá văn bằng và/ hoặc năng lực của
những người lao động du lịch;
j) Chứng nhận là việc cấp chứng chỉ cho người lao động du lịch –
người có văn bằng và/hoặc năng lực đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ năng quy định trong ACCSTP;
Trang 115 MRA - TP sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề du lịch?
Hiệp định Du lịch ASEAN năm 2002 (ATA) đã khẳng định nâng cấp giáo dục, chương trình giảng dạy và các kỹ năng du lịch thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn năng lực và các thủ tục chứng nhận nhằm công nhận lẫn nhau về kỹ năng và văn bằng du lịch trong khu vực ASEAN Bên cạnh đó, ATA khuyến khích các quốc gia thành viên xây dựng và phê duyệt khung quốc gia về văn bằng, năng lực và đào tạo
MRA - TP sẽ cung cấp cơ chế thỏa thuận tính tương đương các thủ tục chứng nhận và bằng cấp du lịch trong khu vực ASEAN Khi điều này trở thành hiện thực, các quốc gia ASEAN sẽ thừa nhận bằng cấp du lịch của nhau Trên cơ sở đó khuyến khích mở cửa, tự do hóa thị trường lao động du lịch của khu vực và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành du lịch tại mỗi quốc gia thành viên ASEAN
Từ năm 2015, bằng cấp của một lao động du lịch nước ngoài có thể được công nhận bởi các quốc gia thành viên ASEAN khác Nếu như vậy, họ sẽ có đủ điều kiện để làm việc tại một nước sở tại khi họ có chứng chỉ năng lực du lịch có giá trị đối với một chức danh công việc cụ thể trong ngành du lịch theo CATC được Hội đồng chứng nhận nghiệp
vụ du lịch (TPCB) của một quốc gia thành viên ASEAN cấp
Tính đủ tư cách để làm việc ở một quốc gia sẽ phụ thuộc vào pháp luật
và các quy định hiện hành trong nước của nước sở tại
Các cơ sở giáo dục và đào tạo nên rà soát chương trình đào tạo và văn bằng của họ để đảm bảo rằng chúng có thể được ASEAN công nhận
Họ cần thảo luận với Hội đồng lao động du lịch quốc gia để xem xét xem
các văn bằng hoặc các chương trình đào tạo hiện tại phải điều chỉnh
hoặc thay đổi như thế nào nhằm đáp ứng các yêu cầu của ASEAN về thừa nhận văn bằng du lịch lẫn nhau
Các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể có mong muốn rằng một số giáo viên/đào tạo viên của họ được tham gia chương trình đào tạo để trở thành thẩm định viên hoặc đào tạo viên về Tiêu chuẩn năng lực chung
trong ASEAN đối với các lao động du lịch Điều này có thể mang lại
những cơ hội kinh doanh mới cho các cơ sở giáo dục và đào tạo khi MRA - TP có hiệu lực vào năm 2015
Trang 12MRA - TP sẽ đi vào thực hiện từ năm 2015 Theo đó, những người xin việc sẽ được yêu cầu trình bằng cấp họ có trong nước để TPCB xem xét mức độ phù hợp thông qua ATPRS Điều kiện tiên quyết cho việc xem xét mức độ phù hợp là phải hoàn thành ma trận ATQEM
Các bằng cấp về du lịch hiện có của người lao động có thể được gửi đến Hội đồng lao động du lịch quốc gia (NTPB) và được đánh giá dựa trên ATQEM Việc này sẽ giúp xác định xem người lao động du lịch có cần phải có chứng chỉ năng lực du lịch theo CATC
ATQEM được thiết kế để giải thích vắn tắt về bằng cấp du lịch theo kết quả thực hành của người xin việc đăng ký, nhưng xuất phát từ hệ thống cấp chứng chỉ, bằng cấp của nước khác ATQEM hoạt động như một
ma trận tham chiếu điện tử nhanh chóng và đáng tin cậy mà ở đó, những văn bằng giống nhau xuất phát từ hệ thống cấp chứng chỉ, bằng cấp, được công nhận tại một nước ASEAN khác, có thể được đánh giá trên cơ sở so sánh với hệ thống cấp chứng chỉ, bằng cấp ASEAN hiện
có và có sức thuyết phục hay giá trị tương đương
Hình: ATPRS cho biết việc tiến hành kiểm tra thông qua ATQEM
Trang 13ATQEM sẽ hỗ trợ những người xin việc và người sử dụng lao động giải thích (theo phương pháp điện tử và tự động) hiện trạng bằng cấp du lịch Người sử dụng lao động cần một cơ sở đáng tin cậy để xác định sự phù hợp của chứng chỉ hoặc văn bằng của người xin việc, đơn vị cấp, ngày cấp, tình trạng và chất lượng của văn bằng cho các mục đích (a) đăng ký của người xin việc, và (b) đánh giá của người sử dụng lao động hoặc của cơ quan được chỉ định đánh giá mức độ phù hợp của người xin việc đối với một vị trí tuyển dụng cụ thể
Đăng ký trên hệ thống ATPRS
TPCB tại mỗi quốc gia ASEAN sẽ giám sát việc quản lý ATPRS ở trong nước mình TPCB có trách nhiệm đảm bảo mức độ tin cậy của việc ghi chép, bảo mật và lưu trữ thông tin liên quan về người xin việc
Lao động du lịch có thể đăng ký bằng cách gửi thông tin cá nhân của họ cho hội đồng đăng ký tại nước họ để được đăng tải trên ATPRS
Người xin việc cũng ký vào giấy chấp thuận đồng ý chia sẻ thông tin của
họ trên hệ thống, cho phép hội đồng đăng ký của nước nhập khẩu lao động kiểm tra thông tin cá nhân của họ và sau quá trình kiểm tra này, cho phép các tổ chức nghề nghiệp du lịch của các nước nhập khẩu tiếp cận các thông tin về người xin việc trên cơ sở dữ liệu
Để có đủ điều kiện đăng nhập thông tin vào ATPRS, người xin việc phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu sau:
Cung cấp văn bằng đã được cấp và thừa nhận bởi một tổ chức đã được công nhận tại bất kỳ quốc gia thành viên ASEAN; hoặc
Cung cấp văn bằng đã được cấp và thừa nhận bởi một tổ chức độc lập thuộc cơ quan quản lý giáo dục tại một nước ASEAN (như trường đại học ở nước ngoài hoặc một tổ chức ngành nghề hoạt động tại nước đó) với điều kiện tổ chức này được TPCB chấp thuận và được đưa vào danh sách thẩm định của TPCB
Ngoài ra, TPCB có thể yêu cầu và giám sát thông tin nghề nghiệp khác như:
a Số năm làm việc trong ngành
b Chứng cứ cho thấy người nộp đơn duy trì được chuyên môn đến thời điểm hiện tại
Trang 14b Tuy nhiên, trong trường hợp có khúc mắc hoặc hồ sơ phi tiêu chuẩn, TPCB sẽ chịu trách nhiệm quyết định năng lực của ứng viên trong thời gian tối đa một tháng
c Những trường hợp xin việc theo thông báo tuyển gấp có thể được
xử lý bằng các ngoại lệ riêng Ví dụ, nhu cầu gấp về một đầu bếp chuyên nghiệp đi cùng với một khách VIP trong chuyến công du nước ngoài có thể được giải quyết bằng cách miễn đăng ký cho đầu bếp với điều kiện đầu bếp này chỉ nấu cho khách VIP đó
Tìm NTPB bằng cách truy cập vào trang web của cơ quan du lịch quốc gia của nước mình
Trang 157 Làm thế nào để người lao động du lịch đăng ký tại Trung tâm đăng ký lao động du lịch ASEAN (ATPRS)?
Mỗi quốc gia thành viên ASEAN sẽ thành lập Hội đồng chứng nhận nghiệp vụ du lịch (TPCB) Hầu hết các nước ASEAN đã lập ra tổ chức chứng nhận bằng cấp du lịch quốc gia đảm nhiệm vai trò như TPCB TPCB sẽ hoạt động với sự hỗ trợ của Hệ thống đăng ký lao động du lịch ASEAN (ATPRS) dưới hình thức áp dụng các tiêu chuẩn năng lực quốc gia và đánh giá, xác nhận cho người lao động du lịch bằng một văn bằng được công nhận để họ có thể đăng ký trên ATPRS TPCB cũng sẽ đưa
ra sự chấp thuận văn bằng quốc gia đối với các văn bằng du lịch hiện tại bằng cách áp dụng Khung văn bằng khu vực CATC
Ví dụ: Chính phủ Việt Nam với sự hỗ trợ từ EU đã thành lập TPCB với tên gọi Hội đồng Cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (VTCB), các chức năng của hội đồng hỗ trợ cho Tổng cục Du lịch
Hội đồng chứng nhận nghiệp vụ du lịch (TPCB) tại mỗi quốc gia thành viên ASEAN sẽ chịu trách nhiệm đăng ký cho ứng viên trên ATPRS ATPRS là trung tâm dữ liệu được thiết kế dưới dạng web để phổ biến thông tin chi tiết về người lao động du lịch có trình độ của các quốc gia thành viên ASEAN
Các bước để đăng ký trên ATPRS bao gồm:
a NTPB sẽ thiết kế mẫu đơn để đăng ký trên ATPRS
b Để xin đăng ký theo thừa nhận lẫn nhau, người lao động gửi thông tin chi tiết về cá nhân họ tới Hội đồng đăng ký trong nước của mình để đăng trên ATPRS
c Người nộp đơn cũng ký giấy chấp thuận đồng ý thông tin về cá nhân họ được đăng tải trên hệ thống, cho phép Hội đồng đăng ký của nước nhập khẩu lao động được kiểm tra thông tin của họ, và sau quá trình kiểm tra này, cho phép các tổ chức nghề nghiệp của nước nhập khẩu được tiếp cận với thông tin chi tiết của người nộp đơn trên cơ sở dữ liệu
d Hệ thống đăng ký trên web này sẽ cho phép các Hội đồng đăng ký của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN dễ dàng tiếp cận thông tin liên quan tới người nộp đơn
e Để có đủ điều kiện được đăng thông tin trên ATPRS, người nộp đơn phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu sau:
Trang 16f Ngoài ra, TPCB có thể yêu cầu thêm và theo dõi các thông tin khác như:
Số năm làm việc trong ngành
Chứng cứ cho thấy người nộp đơn duy trì được chuyên môn đến thời điểm hiện tại
Người nộp đơn đã đồng ý với các quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Sự chấp hành kỷ luật
Trang 178 Người lao động cần phải làm gì để đủ điều kiện xin việc tại AEC?
Người lao động du lịch có văn bằng và/ hoặc năng lực đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại ACCSTP sẽ được TPCB tại nước họ cấp Chứng chỉ và thông tin này sẽ được nhập vào ATPRS Xem sơ đồ dưới đây:
Liên hệ với Hội đồng lao động du lịch quốc gia của nước mình bằng cách truy cập vào trang web của cơ quan du lịch quốc gia
Thảo luận trước
Thẩm định tại nơi làm việc
Thẩm định viên báo cáo cho TPCB
Người lao động du lịch có đủ năng lực?
Không
TPCB cấp chứng chỉ