Thực tập cơ sở ngành Quản trị kinh doanh chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ quá trình học tập trong nhà trường vào thực tế của hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học. Đồng thời giúp sinh viên hiểu rõ hơn nữa về kiến thức chuyên sâu của ngành học và là dịp để sinh viên được học hỏi trau dồi thêm kinh nghiệm cọ sát với thực tế. Ngoài ra, đợt thực tập này còn giúp sinh viên được rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại doanh nghiệp. Vì vậy mà thực tập cơ sở ngành Quản trị kinh doanh là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập của sinh viên, nó không chỉ giúp sinh viên tích lũy được kinh nghiệm sống mà còn có cơ hội để củng cố, nâng cao kiến thức chuyên ngành từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân phục vụ công việc và đời sống sau khi rời ghế nhà trường.Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hành các môn chuyên ngành quản trị kinh doanh, em đã được tạo cơ hội thực tế khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề đó tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam trong thời gian thực tập. Từ đó là cơ hội rút ra kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống sau khi rời khỏi ghế nhà trường.Em xin được cảm ơn Khoa Quản lý kinh doanh trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã tổ chức kỳ kiến tập này để em có cơ hội được thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam. Cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam đã giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình thực tập tại công ty. Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập, em xin cảm ơn sự giúp đỡ hướng hướng dẫn tận tình của TS. Hoàng Thị Hương đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.Bài báo cáo thực tập cơ sở ngành của em gồm có 3 nội dung chính:Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam.Phần 2: Thực tập theo chuyên đề.Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện.Vì kiến thức của em còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những khuyết điểm, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo cũng như các anh chị trong Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam để em có thể hoàn thiện bài báo cáo thực tập của mình một cách tốt nhất.Em xin chân thành cảm ơn
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 3S VIỆT NAM
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
- Tên quốc tế: VIET NAM 3S TRADING AND SERVICE COMPANY LIMITED
- Địa chỉ: Số 1 ngách 1/3, ngõ 1, đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên.
- Ngành nghế kinh doanh chính: May trang phục
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam được hình thành từ tháng 1 năm 2016 với mục tiêu- sứ mệnh phủ sóng Đồng phục Xịn Mịn chất lượng cao tới 100% các tập thể, tổ chức trên khắp mọi miền Tổ Quốc Sự ra đời của công ty cũng đã thách thức những giới hạn hiện có của dòng sản phẩm đồng phục học sinh - sinh viên Ngay từ khi nhen nhóm ý tưởng thành lập một công ty sản xuất áo đồng phục, những người sáng lập công ty đã luôn quan sát, nghiên cứu để tìm cho mình một hướng đi riêng Trải qua quá trình đó, nhóm đã nhận thấy thị trường chưa thực sự chú trọng vào tính độc đáo nhất của thiết kế mà thường sử dụng lại mẫu mã trên internet. Chính vì sự thiếu sót này đã thúc đẩy nhóm sáng lập ra công ty với tham vọng tạo nên những sản phẩm áo đồng phục chất lượng, được thiết kế riêng biệt, độc nhất mang tính bản sắc riêng của khách hàng Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam đã nhanh chóng ghi dấu ấn bằng hàng loạt mẫu thiết kế độc đáo làm vừa lòng khách hàng và khẳng định được vị thế trên thị trường.
Năm 2018 “Bước chuyển mình” là một năm đầy thách thức và khó khăn và cũng là một năm thành công với những kết quả đáng tự hào Tháng 4 năm 2018, công ty chuyển sang văn phòng 160m 2 tại tòa FLC, cơ sở vật chất tốt hơn, đầy đủ hơn tạo niềm tin về sự phát triển trong tương lai Tháng 5 công ty tổ chức chuyến du lịch ĐàNẵng để gắn kết nhân viên, giải tỏa áp lực trong giai đoạn khó, thách thức vừa qua,cùng hướng tới mục tiêu xa hơn Tháng 8 năm 2018 công ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng 300% so với cùng kỳ năm 2017 và quyết định chuyển sang văn phòng rộng hơn
320m 2 , ngày càng đáp ứng hơn cơ sở vật chất Tháng 10 năm 2018 công ty đạt được doanh số cao nhất trong 3 năm hoạt động.
Tháng 1 năm 2019 công ty đã tổ chức lễ kỷ niệm 3 năm thành lập công ty để nhắc lại những khó khăn và thách thức trong suốt 3 năm hoạt động cũng như những thành công đã gặt hái được Công ty đã đưa ra mục tiêu cho năm 2019 với chủ đề là
“Bứt phá” vươn tới con đường làm giàu cùng với miềm tin trong sự bứt phá đó
Hết năm 2020, thương hiệu Panda Uniform cũng như hình ảnh chú gấu trúc trở thành thương hiệu đồng phục hàng đầu, chất lượng, uy tín Xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng mỗi khi nhắc đến đồng phục Mục tiêu: phát triển sản phẩm áo đồng phục và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Panda Uniform.
Trải qua 2022 với nhiều khó khăn ảnh hưởng hậu đại dịch, đội ngũ đã vững vàng vượt qua, đạt được những thành tựu đáng tự hào không chỉ với thương hiệu Panda Uniform mà có thêm nhiều kết quả nổi bật của Joy Studio - Thương hiệu Chụp ảnh kỷ yếu (được ra mắt 2021) Buổi lễ kỷ niệm 7 năm thành lập Panda Uniform là chương trình được tổ chức để tất cả thành viên cùng nhau nhìn lại một hành trình dài ý nghĩa, là dịp tri ân khách hàng, đối tác và đặc biệt là toàn thể các thành viên của đại gia đình.
Sau 7 năm xây dựng Panda phát triển nhanh chóng và mở rộng quy mô với hơn 1000m 2 , 2.200 cộng tác viên, thuộc top 50 Thương hiệu uy tín - Sản phẩm chất lượng - Dịch vụ tận tâm do Viện nghiên cứu Văn hóa và phát triển công nhận Bên cạnh đó, đơn vị còn trở thành một trong những thương hiệu đồng phục nổi tiếng trong nước.
Ngày 05/01/2023, tại Trống Đồng Palace, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 3S Việt Nam đã tổ chức thành công buổi lễ kỷ niệm 7 năm thành lập Panda Uniform - Đồng phục Xịn Mịn với chủ đề: “Keep Moving” - Tiếp tục tiến lên! Với những thành tựu đã đạt được trong 7 năm hoạt động, công ty đã xuất sắc nằm trong tốp những doanh nghiệp trẻ đầy tiềm năng và hứa hẹn, ngày càng đáp ứng cao hơn nữa nhu cầu của khách hàng, đưa công ty phát triển vững mạnh, có bước tiến xa trong tương lai.[1]
1.1.3 Một số chỉ tiêu Tài chính – Kinh tế cơ bản
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính- kinh tế cơ bản
Stt CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Doanh thu các hoạt động 18.647.655.000 19.964.031.000 23.630.514.000
2 Lợi nhuận 2.280.992.193 2.364.449.489 3.281.653.159 Tổng vốn 21.788.682.003 23.794.955.053 24.711.724.529 Vốn cố định 3.163.437.299 3.123.838.742 3.398.713.756 Vốn lưu động 18.625.244.704 20.671.116.311 21.313.010.773
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty)
Ta nhận thấy doanh thu của công ty qua 3 năm gần đây có xu hướng tăng trưởng Vào năm 2020 và đầu 2021, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nên công ty gặp nhiều khó khăn nên doanh thu ăng trưởng nhẹ Năm 2022 sau khi đã ổn định lại nên kinh tế, tình hình kinh doanh của công ty phát triển không ngừng, doanh thu năm
2022 tăng trưởng vượt bậc từ 18.647.655.000 lên 23.630.514.000 so với năm 2020, do công ty không ngừng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng Khách hàng ngày càng nhiều và tin tưởng sản phẩm của công ty Năm 2022, công ty còn mở rộng tập khách hàng, hướng tới tập khách hàng là doanh nghiệp, sự kiện mà không phải chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng học sinh, sinh viên.
Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
mở rộng quy mô lớn nhất trong hơn 3 năm hoạt động, tỷ lệ lao động tăng 62.22% so với năm 2020, cơ sở vật chất cũng tăng lên để đáp ứng tốt hơn…
1.2 Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam.
Sản xuất và kinh doanh đồng phục học sinh, sinh viên; đồng phục doanh nghiệp, cửa hàng, nhà hàng; đồng phục gia đình; đồng phục nhóm, đồng phục đi biển… Kinh doanh các phụ kiện đi kèm đồng phục, cung cấp dịch vụ tư vấn về thiết kế, may đồng phục
Với sứ mệnh mang đến những sản phẩm đồng phục chất lượng cao nhất tới các tổ chức tập thể trên cả nước cùng mong muốn góp phần tạo nên văn hóa đồng phục và sự đoàn kết tập thể, Panda Uniform đã nhận được sự tin tưởng và trải nghiệm tuyệt vời của hơn 700.000 khách hàng trong 7 năm hoạt động, trở thành thương hiệu đồng phục uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam.
Giải quyết một phần vấn đề việc làm cho xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho học sinh, sinh viên Góp phần xây dựng xã hội.
Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ mang lại nguồn thu cho đất nước
Tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên Thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên.
Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
1.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
Hiện nay cơ cấu tổ chức của công ty chia làm 5 phòng: phòng sản xuất, phòng thiết kế, phòng hành chính, phòng marketing, phòng kinh doanh Trong phòng kinh doanh được chia theo các nhóm nhỏ: nhóm hổ, nhóm kiến, nhóm đại bàng, nhóm cá mập và nhóm sói.
(Nguồn: Phòng hành chính) Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo cơ cấu chức năng, mỗi bộ phận,phòng ban chịu trách nhiệm và nhiệm vụ riêng Với mô hình này, công ty có thể dễ kiểm soát các hoạt động, các nhiệm vụ được phân định rõ ràng; bộ máy gọn nhẹ và tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa do đó tạo ra biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất Mô hình quản lý của công ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm cá nhân trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của ngời lao động Các chỉ thị phát ra từ ban giám đốc xuống tất cả các phòng ban Cơ cấu này phù hợp với lĩnh vực hoạt động và mục đích kinh doanh của công ty, thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp quản lý và cấp bị quản lý, từ đó thông tin được xử lý nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tạo điều kiện độc lập sáng tạo ở từng bộ phận.
Qua sơ đồ dưới đây ta thấy được phần nào hoạt động của công ty và sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ giữa ban lãnh đạo, các phòng ban tổ chức quản lý.
1.3.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động đơn vị trong công ty.
- Quyết định và điều hành mọi vấn đề tổ chức hoạt động của Công ty.
- Có trách nhiệm và nghĩa vụ lãnh đạo, định hướng phát triển Công ty sao cho có hiệu quả, chất lượng, uy tín và xây dựng thương hiệu.
- Trực tiếp quản lý các hoạt động của các phòng ban
- Có quyền tuyển chọn và sử dụng người lao động và quyền sa thải người lao động khi không chấp hành nội quy và quy chế Công ty.
- Có quyền quyết định, giám sát và kiểm tra trực tiếp công việc của nhân viên cấp dưới.
- Là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.
- Phối hợp phòng thiết kế, phòng marketing và phòng sản xuất tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại, tham mưu với ban giám đốc về công tác thị trường, kế hoạch kinh doanh Xác định kế hoạch, chiến lược ngắn hạn, dài hạn để mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng Phối hợp với ban giám đốc để cùng xác định nhóm khách hàng chiến lược, các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị Giao kết hợp đồng, xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch thực hiện chỉ tiêu.
- Trực tiếp quản lý & điều hành mọi hoạt động của phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả doanh thu và phát sinh nợ quá hạn trong tháng
- Chịu trách nhiệm liên đổi trước giám đốc mọi sai phạm và kết quả làm việc của nhân viên thuộc quyền quản lý.
- Tuyển dụng, sa thải nhân viên dưới quyền theo theo quy chế và chỉ tiêu được giám đốc phê duyệt.
- Điều động, điều chuyển, khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc quyền quản lý.
- Lập kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả làm việc của phòng kinh doanh(tháng, quý, năm).
- Trực tiếp quản lý điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng kinh doanh cũng như kết quả của toàn bộ thị trưởng được giao.
- Hoàn thành chỉ tiêu doanh thu, độ phủ, xây dựng hệ thống bán hàng theo kế hoạch.
- Gửi sản xuất các đơn hàng, xử lí những vấn đề liên quan đến sản phẩm, điều chỉnh thời gian cung cấp hàng đúng hạn
- Thay mặt Giám đốc quản lý toàn bộ quy trình sản xuất, xây dựng các kế hoạch sản xuất mang tính chiến lược lâu dài.
- Quản lý hệ thống công nghệ sản xuất đảm bảo tính ổn định trong sản xuất.
- Quản lý nhân sự các bộ phận sản xuất, có các kế hoạch cắt giảm hoặc tuyển thêm lao động sao cho phù hợp với tình hình sản xuất.
- Lập các kế hoạch nâng cao, cải tiến quy trình công nghệ.
- Hoàn thành các công việc khác do Giám Đốc giao.
- Quyết định các công việc sản xuất dựa trên các kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt.
- Yêu cầu các bộ phận khác phối hợp để đảm bảo công việc sản xuất.
- Tuyển dụng và sa thải nhân viên các bộ phận sản xuất trực thuộc theo quy định.
- Đề xuất tuyển dụng và bổ nhiệm các vị trí phụ trách bộ phận sản xuất.
- Thiết kế ấn phẩm truyền thông, xây dựng logo thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu
- Liên tục cập nhật xu thế của thị trường, phát triển thêm nhiều mẫu mã sản phẩm nhằm đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng.
- Phối hợp với phòng kinh doanh và phòng marketing tạo ra sản phẩm bản mềm (hình ảnh trực quan kỹ thuật số) đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Phối hợp với phòng sản xuất gửi bản thiết kế đến xưởng sản xuất và hoàn thiện sản phẩm.
- Xây dựng các chiến lược marketing, tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tạo ra những ấn phẩm trên mạng xã hội để khách hàng biết đến thương hiệu nhiều hơn.
- Chăm sóc khách hàng, tư vấn khách trên page của công ty.
- Phối hợp với phòng sản xuất và phòng thiết kế để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng CSKH và duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác.
- Làm các bút toán kế toán tổng hợp thực hiện các báo cáo thu, chi, trích quỹ cuối tháng theo quy định, cân đối tài chính, cuối năm lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch tài chính cho năm sau.
- Quản lý lưu trữ sổ sách chứng từ kế toán theo quy định của luật kế toán.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi sai sót của các nhân và nhân viên văn phòng kế toán tài chính.
- Thay mặt công ty thiết lập quan hệ, giao dịch, thực hiện nghĩa vụ của công ty với các cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước theo luật hiện hành.
- Lập và phân tích tài chính báo cáo lỗ lãi của doanh nghiệp
- Phối hợp với các phòng ban xây dựng quy trình quy chế liên quan đến vấn đề tài chính kế toán với nhân viên công ty và khách hàng kiểm tra các nghiệp vụ kế toán làm các bút toán
- Lập hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất kho, đơn giá theo chỉ đạo của kế toán trưởng hoặc hợp đồng mua bán.
- Cập nhật hóa đơn nhập hàng mua hàng quản lý kho hàng, tài sản của văn phòng trên chứng từ báo cáo tồn kho tức đề xuất nhập ua duy trì hạn mức tồn kho hạn mức.
- Theo dõi công nợ (doanh số, doanh thu, chiết khấu…) của từng đối tượng khách hàng và nhân viên kinh doanh bám sát kế hoạch thanh toán, báo cáo kịp thời khi có yêu cầu của cấp trên
Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ
1.4.1 Các nhóm sản phẩm/ dịch vụ chính của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Nhóm thương hiệu nòng cốt của công ty là sản phẩm áo đồng phục T-shirt Xịn Mịn Với chiều sâu danh mục gồm: sản phẩm T-shirt thường, T-shirt overzize, T-shirt phản quang, T-shirt dạ quang, T-shirt phản quang 7 màu, áo dọc thân raglan – biến thể của T-shirt Ngoài ra công ty còn cung cấp nhiều mẫu áo như sau
Bảng 1.2: Danh mục các sản phẩm chính của Công ty
Chiều dài sản phẩm Áo phông Áo Polo Áo sơ mi Đồng phục mùa đông
Polo Uni Polo cổ caro Polo Tartan Polo mix màu Polo Lacoste Panu Polo Oversize
Hàn Quốc Tie Dye Tartan 3D Áo Hoodie Áo Sweater Áo gió Basic Áo Sweater Áo gió Mix màu Polo Swetershirt
1.4.2 Quy trình cung ứng dịch vụ/sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Công ty không trực tiếp sản xuất mà hợp tác với đối tác là xưởng may đặt tạiNam Định, là xưởng may chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm được khách hàng yêu cầu, lựa chọn Do sản phẩm của công ty là đồng phục - khá đặc thù do có tính mùa vụ Vì vậy, vào các tháng 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 là khách hàng có nhu cầu cao Bên cạnh đó, sản phẩm công ty được thiết kế theo yêu cầu khách hàng nên công ty cũng không có hoạt động hoạch định sản xuất cụ thể Nguyên vật liệu do xưởng may mua và sản xuất, công ty chỉ tiến hành kiểm tra chất lượng, màu sắc phù hợp với yêu cầu khách hàng Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng về màu sắc, chất lượng, kiểu dáng, logo, thiết kế; phòng thiết kế sẽ tiến hành thiết kế theo đúng yêu cầu của khách hàng, sau khi khách hàng xác nhận, mẫu sản phẩm sẽ được gửi tới phòng sản xuất và phòng sản xuất sẽ làm việc với xưởng may Trong quá trình sản xuất, bộ phận sản xuất sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát quy trình, tiến độ cũng như chất lượng của sản phẩm đảm bảo đúng mẫu mã, chất lượng Như vậy, công ty không trực tiếp tham gia sản xuất, mà chỉ có hoạt động thiết kế sản phẩm cũng như kiểm soát chất lượng sản phẩm trước, trong và sau khi hoàn thành.
(Nguồn: Phòng kinh doanh) Hình 1.2: Quy trình cung ứng dịch vụ
Liên hệ qua các kênh
- Fanpage: Panda Uniform – Đồng Phục Học Sinh
Nghe tư vấn và chọn kiểu áo
- Chọn màu áo, khách hàng có thể tham khảo từ bảng màu Panda cung cấp
- Chọn chất vải phù hợp với nhu cầu của lớp mình
- Mix and match các ý tưởng có sẵn của Panda hoặc nêu ý tưởng riêng
Chốt thiết kế và size áo
Panda sẽ gửi tới khách hàng bảng size áo để đăng ký size phù hợp cho trường hợp khách hàng chưa hài lòng với bản thiết kế đầu tiên thì có 3 cơ hội sửa miễn phí sau đó và đi tới chốt thiết kế
Thỏa thuận và chốt hợp đồng
Sau khi đã chốt thiết kế, để tiến hành sản xuất, cần đặt cọc 50% giá trị đơn hàng.
Nhận hàng và thanh toán
Khi nhận được hàng khách hàng kiểm tra đã nhận đủ hàng hay chưa, nếu xảy ra chút sai sót do sản xuất thì hãy liên hệ ngay lại với Panda và hưởng chính sách bảo hành từ Panda.
Panda sẽ giúp lớp mình lưu giữ những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất thời thanh xuân Vì vậy, đừng quên gửi cho Panda những bức hình diện áo xịn mịn của lớp mình.
THỰC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ
“Tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp tổ chức, kinh tế kỹ thuật nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu, thị trường tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hóa và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất nhằm thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.”[2]
Panda Uniform có 1 thị trường vô cùng rộng lớn và tập khách hàng đa dạng bao gồm học sinh, sinh viên, giáo viên, cơ quan, nhà hàng… Panda cũng có một vài thị trường ruột của mình như Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hải Dương Tuy nhiên còn nhiều thị trường tiềm năng khác mà công ty vẫn chưa khai thác được hết, đặc biệt là khu vực miền Nam và một số tỉnh thành miền Trung.
Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Sản lượng tiêu thụ Chiếc 93,238
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020–2022)
Qua bảng 2.1 về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam ta thấy:
Năm 2020, sản lượng tiêu thụ công ty là 93.238 chiếc với doanh thu 18.647.655.000 VND đồng nghĩa với chiếm 4.21% thị phần đồng phục Việt Nam Đây là mức thị phần khá ấn tượng, cho thấy công ty có sự cạnh tranh tốt trên thị trường Đến năm 2021, thị phần của công ty giảm xuống còn 4,19% do sản lượng tiêu thụ là 99.820 sản phẩm tương ứng với doanh thu 19.964.031.000 VND Nguyên nhân do dịch Covid -19 đã gây ra những biến động mạnh mẽ trong ngành công nghiệp sản xuất Các biện pháp phòng chống dịch như giới hạn di chuyển, giãn cách xã hội và đóng cửa đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Do đó, sản lượng, doanh thu và thị phần của công ty trong năm 2021 có thể được giải thích bởi tác động của dịch Covid-
19 đối với hoạt động kinh doanh và tiêu dùng chung Người tiêu dùng có thể đã thay đổi thói quen mua sắm và tiêu dùng, làm giảm nhu cầu và ảnh hưởng đến thị phần của các công ty.
Trong khi đó, sự phục hồi và tăng trưởng sản lượng, doanh thu và thị phần của công ty trong năm 2022 có thể cho thấy sự ổn định trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát và hoạt động kinh doanh trở lại bình thường Năm 2022, Công ty TNHH ThươngMại và Dịch Vụ 3S Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19 và tăng sản lượng lên118.153 sản phẩm với doanh thu 230.630.514.000 và tăng thị phần của mình lên4,98%.
Công tác marketing của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
“Thuật ngữ “Marketing mix” (tiếp thị hỗn hợp) được nhắc đến lần đầu vào năm
1953 bởi Neil Border - Chủ tịch Hiệp hội Marketing Mỹ Sau đó, vào năm 1960, một nhà tiếp thị nổi tiếng có tên E Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại Marketing mix thành 4P, được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.” [3]
Theo Philip Kotler, “Tiếp thị hỗn hợp là tập hợp các biến có thể kiểm soát mà công ty có thể sử dụng để tác động đến phản ứng của người mua”[4] Trong mô hình 4P, các biến được đề cập gồm 4 yếu tố bắt đầu với chữ P: product (sản phẩm), price (giá cả), place (kênh phân phối) và promotion (xúc tiến).[5]
4 yếu tố của Marketing mix 4P
- Chữ P đầu tiên của 4P, “product”, nói đến những yếu tố có thể đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ, đồng thời có thể chào bán trên thị trường Theo định nghĩa này, sản phẩm có thể là hữu hình hoặc vô hình, vật chất hoặc phi vật chất Một sản phẩm được xem là thành công khi giải quyết được những vấn đề của khách hàng, hay thoả mãn các nhu cầu của họ.
- Yếu tố thứ hai, “price”, nói về những vấn đề liên quan đến giá cả của sản phẩm. Quyết định về giá có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và tính cạnh tranh của sản phẩm Ngoài định giá cơ bản, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc xây dựng chiến lược giá riêng cho từng giai đoạn, hoàn cảnh sao cho phù hợp.
- Yếu tố tiếp theo, “place”, nói về kênh phân phối sản phẩm Kênh phân phối có thể là tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng Ngoài trực tiếp bán hàng đến người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể phân phối thông qua các nhà phân phối trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới… Kênh phân phối quyết định việc sản phẩm có đến được với người tiêu dùng hay không.
- Chữ P cuối cùng, “promotion”, nói về việc xúc tiến thương mại Đây cũng là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất khi nói về marketing Xúc tiến gồm các hoạt động để khách hàng biết đến, được thuyết phục và mua sản phẩm Xúc tiến có thể được thực hiện thông qua quảng cáo, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng hay khuyến mại.
Bốn yếu tố trong 4P thường được diễn đạt theo sơ đồ hình tròn, không phân thứ tự, không phân ra yếu tố nào quan trọng hơn Khi một yếu tố thay đổi, các yếu tố còn lại cũng bị ảnh hưởng Một chiến lược marketing thành công là khi doanh nghiệp vận dụng tốt cả 4 yếu tố.[6]
2.2.1 Chính sách Sản phẩm – Thị trường
Theo Philip Kotler: “Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể được cung ứng, chào hàng cho một thị trường để tạo sự chú ý, mua hay tiêu dùng nó nhằm thỏa mãn một nhu cầu hoặc mong muốn nào đó".[7]
Với quan điểm của Marketing hiện đại, sản phẩm của một công ty được tung ra thị trường khi họ đã tiến hành lựa chọn một phối thức sản phẩm là tổ hợp hữu cơ ba thuộc tính hỗn hợp: sản phẩm cốt lõi sản phẩm hiện hữu và sản phẩm gia tăng.
- Sản phẩm cốt lõi: khách hàng mua sản phẩm vì những lợi ích mà họ cho là có thể cảm nhận được từ sản phẩm đó Chức năng mà khách hàng trông đợi khi họ mua sản phẩm là để giải quyết một nhu cầu của mình được gọi là sản phẩm cốt lõi.
- Sản phẩm hiện hữu: các bộ phận cấu thành sản phẩm, chất lượng, đặt tính, mẫu mã, nhãn hiệu, bao bì và các thuộc tính khác phối hợp lại nhằm chuyển tải lợi ích của sản phẩm cốt lõi cho khách hàng.
- Sản phẩm gia tăng: ngoài các cấp độ nói trên, còn có cấp độ thứ 3 gọi là sản phẩm gia tăng Sản phẩm gia tăng bao gồm tất cả các lợi ích và dịch vụ được cung cấp thêm, cho phép phân biệt sản phẩm của công ty với các sản phẩm của công ty khác.
Sự phát triển của kinh tế cùng sự mở rộng của nhiều tổ chức giáo dục, hiệp hội, cơ sở kinh doanh khiến nhu cầu về quần áo đồng phục của thị trường tăng mạnh. Nhiều người đã nhận định rằng áo đồng phục là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một tổ chức, tập thể. Để có một bộ áo đẹp là công việc mà khá nhiều doanh nghiệp, tổ chức tập trung đầu tư Bởi bên cạnh là một chiếc áo thông thường thì nó còn là bộ mặt của một công ty, tổ chức đó Một bộ áo nhà hàng/cửa hàng thể hiện chất lượng giúp nâng cao chỉ số tin cậy từ khách hàng khi họ hợp tác, mua hàng của doanh nghiệp Ví dụ như một chiếc tạp dề đẹp giúp khách hàng thưởng thức cafe tại quán có trải nghiệm trọn vẹn hơn Hoặc một chiếc áo lớp xịn mịn khiến các bạn học sinh thêm tự hào về trường lớp khi khoác nó lên mình Tùy theo từng nhóm nhu cầu, áo được phân thành nhiều loại với các kiểu dáng, mẫu mã, công dụng và chất liệu khác nhau.
Nhận diện cốt lõi: Tên thương hiệu: Panda, slogan: Đồng phục Xịn Mịn.
Logo: Panda Uniform cách điệu với mặt chú gấu trúc.
Hình 2.3: Logo của công ty
Bộ nhận diện văn phòng: danh thiếp, giấy tiêu đề, bì thư, đồng phục nhân viên Ấn phẩm marketing: Cataloge, profile công ty, flyer…
Nhận diện sản phẩm: sản phẩm của Panda Unifrm luôn có mác gáy đặc biệt là mác gấu thương hiệu mà chưa một thương hiệu đồng phục nào có Đây chính là sự khác biệt vượt trội và cũng là lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là hàng động mà ban lãnh đạo Panda đã làm tại cơ quan sở hữu trí tuệ Công nhận về nhãn hiệu riêng của công ty Nhãn hiệu – đó là giá trị hữu hình có thể bảo hộ được còn giá trị vô hình thì mọi doanh nghiệp đều tự bảo vệ hình ảnh của mình Tại Panda, mọi hình ảnh của công ty từ sản phẩm đến ảnh vản hóa đều được khẳng định bản quyền bởi việc chèn logo vào ảnh.
Áo Polo: Là những loại áo có cổ gồm nhiều màu sắc khác nhau có thể mix màu và được làm dưới nhiều chất liệu cotton 4c, cotton 2c, lascost… mỗi chất liệu sẽ có chất lượng độ co dãn mềm mại khác nhau.
Công tác quản lý hàng dự trữ trong Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Kho dự trữ: các mẫu áo, đơn từ xưởng lên sẽ được chứa trong kho của công ty –
1 gian phòng khoảng 30 mét vuông Ở tầng 14 của tòa 30 tầng Hình thức vận chuyển từ chân tòa nhà lên tầng 14: dùng sức người, dùng xe đẩy.
Chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm con người, tổ chức, hoạt động và quy trình vận hành nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đến tay người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng sau khi chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh và có thể sử dụng được.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng là sự cố xảy ra trong giai đoạn sản xuất hoặc phân phối Nguyên nhân là do các yếu tố bên ngoài như bùng phát các tai nạn như hỏa hoạn hay thiên tai Hoặc cũng có thể bị gây ra bởi các yếu tố bên trong như mối quan tâm về chất lượng Cả hai yếu tố này đều có thể gây giảm năng suất, tăng chi phí sản xuất, phân phối và khiến khách hàng không hài lòng với sản phẩm.
Những nguyên nhân làm chậm trễ hoặc không đúng lúc của quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam:
- Đại dịch là nguyên nhân lớn nhất gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng của công ty vào thời điểm đầu 2020 đến hết năm 2021 Những tác động tiêu cực mà nó mang lại đã khiến cho sức khỏe của người dân các nước và hoạt động kinh doanh bị gián đoạn nghiêm trọng Thậm chí, ở một số quốc gia tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì quá trình khôi phục lại nền kinh tế cũng gặp không ít trở ngại.
- Vấn đề vận chuyển và Logistics: Mạng lưới cấu trúc của công ty chưa thực sự được đầu tư nhiều, mọi vận chuyển đều dựa vào xe khách, giao hàng tiết kiệm
Công tác quản lý tài sản cố định của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
- TSCĐ được hiểu là toàn bộ hữu hình và vô hình tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp Tùy theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng thời kỳ nhất định mà có những quy đinh cụ thể về tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ Ở nước ta hiện nay, trong quyết định số 166/1999/QĐ – BTC Ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng bộ tài chính ban hành chế độ quản lý sử dụng và triết khấu TSCĐ đã quy định tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng ở điều 4 như sau:
Các TSCĐ hữu hình hoặc vô hình.
Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên Có giá trị từ mười triệu đồng trở lên. Mọi tư liệu lao động hay mọi khoản chi phí thực tế đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện trên được coi là TSCĐ
- TSCĐ là một bộ phận tư liệu sản xuất giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất.
- TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ có đặc điểm như sau:
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kì sản xuất và vẫn giữ được hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi hư hỏng phải bỏ.
- Giá trị của TSCĐ hao mòn dần và chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…Như vậy TSCĐ phát huy tác dụng vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ được thay thế khi hết kỳ hạn sử dụng hoặc không có lợi về mặt kinh tế.
- TSCĐ được mua về với mục đích được sử dụng chứ không phải để bán, đây là một tiêu thức để phân biệt TSCĐ với các tài sản khác.
- Ngoài ra, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo giá trị thực tế tại thời điểm đánh giá dựa vào biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.[9]
2.4.1 Thống kê khả năng sản suất, phục vụ của TSCĐ
Thống kê số lượng tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định
Bảng 2.3: Bảng cân đối TSCĐ
Stt Phân loại TSCĐ Có đầu năm Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Có cuối năm Dùng trong sản xuất cơ bản
Nhà cửa, vật kiến kiến trúc 1.100.000 92.360 25.325 1.167.035
B Dùng trong sản xuất khác 0 0 0 0
C Không dùng trong sản xuất 62.650 0 31.325 31.325
Dựa vào thông tin về bảng cân đối tài sản cố định năm 2022, Tổng số TSCĐ có đầu năm là 2.235.015.000 VND và tổng số TSCĐ có cuối năm là 2.301.095.000 VND, tăng 66.080.000 VND (tăng 2,96%) Được biểu hiện qua tổng số TSCĐ dùng trong sản xuất tăng 97.405.000 VND ứng với tăng 4,18% so với đầu năm Không có TSCĐ dùng trong sản xuất khác Tổng TSCĐ có đầu năm không dùng trong sản xuất là giảm 31.250.000 VND
Nghiên cứu lết cấu tài sản cố định
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá kết cấu TSCĐ năm 2022 của Công ty
Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định Công thức tính Thay số Kết quả
Nhà cửa, vật kiến trúc
Giá trị một tài sản cố định Giá trị toàn bộ tài sản cố định
Không dùng trong sản xuất
- Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định của nhà cửa, vật kiến trúc là 0,4941 tức là chiếm khoảng 49,41%.
- Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định của máy móc, thiết bị 0,2837 tương ứng 28,37%
- Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định của phương tiện vận tải là 0,1956 và chiếm tương ứng 19,56%
- Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định không dùng trong sản xuất là 0.0136 tương ứng1,36% Đây là một con số không lớn.
- Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định của nhà của, vật kiến trúc và máy móc, thiết bị chiếm 77,78% Điều này cho thấy một phần lớn tài sản cố định của tổ chức tập trung vào nhà cửa và máy móc, thiết bị sản xuất Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp có một quá trình sản xuất và kinh doanh chủ yếu dựa trên sử dụng thiết bị sản xuất hiện đại và có giá trị cao Có thể đánh giá rủi ro cao khi tổ chức hoàn toàn phụ thuộc vào loại tài sản này Trong trường hợp này, có thể cân nhắc đa dạng hóa tài sản cố định để giảm rủi ro và tăng khả năng thích ứng với thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Nghiên cứu tình hình tăng giảm tài sản cố định
Bảng 2.5: Tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
1, Giá tri TSCĐ đầu kì 2.178.260 2.235.015 56.755
2, Giá trị TSCĐ cuối kì 2.235.015 2.301.095 66.080
3, Giá trị TSCĐ tăng trong kì 95.245 140.720 45.475
4, Giá trị TSCĐ giảm trong kì 38.490 74.640 36.150
Qua bảng trên ta thấy:
- Giá trị TSCĐ đầu năm 2022 tăng 2,6% (tương ứng tăng 56.755.000 đồng) so với TSCĐ đầu năm 2021
- Giá trị TSCĐ cuối năm 2022 tăng 2,95% (tương ứng tăng 66.080.000 đồng) so với TSCĐ cuối năm 2021
- Hệ số tăng TSCĐ năm 2022 tăng thêm 0.0185 so với năm 2021
- Hệ số giảm TSCĐ năm 2022 tăng thêm 0.0158 so với năm 2021
Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ trong đó:
- Tổng giá trị TSCĐ bình quân năm
=Tổng giá trị TSCĐ đầu năm + Tổng giá trị TSCĐ cuối năm
- So sánh giữa mức thu nhập DN thực hiện được trong năm với tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong năm
Tổng giá trị TSCĐ bình quân
- Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp hoặc số chỗ làm việc:
=Tổng giá trị TSCĐ b ì nh qu â n trong năm
Số c ô ng nh â n tr ự c ti ế p sả n xu ấ t hay ch ỗ l à m vi ệ c
Bảng 2.6: Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2022
Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm VND 4 413 270 000
So sánh giữa mức thu nhập DN thực hiện được trong năm với tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong năm
Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp hoặc số chỗ làm việc
Theo đó, tổng thu nhập của doanh nghiệp trong năm 2022 là 23.630.514.000 VND và tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong năm (TSCĐ bình quân) là 2.268.055.000 VND Tỷ lệ giữa mức thu nhập và TSCĐ bình quân là khoảng 10,42 lần. Điều này cho thấy mức thu nhập của doanh nghiệp đạt khoảng 10,42 lần giá trị trung bình của tài sản cố định trong năm Tỷ lệ này có thể được hiểu là doanh nghiệp đã tạo ra mức thu nhập tương đối lớn so với giá trị trung bình của các tài sản cố định sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
2.4.2 Thống kê số lượng máy móc- thiết bị sản phẩm
Cấu thành số lượng máy móc hiện có của doanh nghiệp
Bảng 2.7: Thống kê sô lượng Máy móc- Thiết bị
Số MM-TB chưa lắp
TB thực tế làm việc
TB sửa chữa theo kế hoạch
Số máy móc - thiết bị(MM- TB) đã lắp Năm
Số máy móc - thiết bị hiện có
Ta nhận thấy số lượng máy móc thiết bị của công ty tăng lên qua từng năm, cho thấy công ty đang dần mở rộng quy mô để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thông tin về số lượng máy móc - thiết bị của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam năm 2022 như sau:
Số lượng máy móc - thiết bị thực tế làm việc: 103
Số lượng máy móc - thiết bị sửa chữa theo kế hoạch: 0
Số lượng máy móc - thiết bị dự phòng: 11
Số lượng máy móc - thiết bị bảo dưỡng: 4
Số lượng máy móc - thiết bị ngừng làm việc: 2
Số lượng máy móc - thiết bị chưa lắp: 0
Công tác quản lý lao động tiền lương của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
và Dịch Vụ 3S Việt Nam
2.5.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh, nắm giữ vai trò quyết định đến kết kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Qua đó công ty luôn hết sức chú trọng xây dựng đội ngũ các bộ công nhân viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công việc Đồng thời lãnh đạo công ty cũng luôn chú trọng chăm lo đến đời sống tinh thần của nhân viên, thường xuyên, thăm hỏi và tặng quà cho nhân viên vào các dịp lễ tết, sinh nhật Hàng năm, công ty còn thường xuyên tổ chức cho cán bộ nhân viên đi du lịch tại những điểm du lịch nổi tiếng, thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao, tạo điều kiện cho mọi nhân viên có thời gian giải trí và rèn luyện sức khỏe nhằm tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân, tập thể trong công ty.
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của công ty
Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2020-2022 được thể hiện như sau: Tổng số lao động năm 2020 là 90 người và năm 2021 là 110 người (tăng lên 20 người so với năm 2020) và năm 2022 là 146 (tăng 36 người so với năm 2021) Nguyên nhân của sự tăng lên này là do công ty không ngừng phát triển và mở rộng quy mô để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của công ty cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.Năm 2022, công ty có sự mở rộng quy mô lớn nhất trong hơn 3 năm hoạt động, tỷ lệ lao động tăng 60,22% so với năm 2020, cơ sở vật chất cũng tăng lên để đáp ứng tốt hơn.
Cơ cấu lao động theo giới tính: ăm 2020 số lao động là 32 nam (chiếm 35,6%) và 58 nữ chiếm 64,4%), năm 2021 số lao động nam là 38 người (chiếm 34,5%) và nữ là72 người (chiếm 65,5%) Năm 2022, số lao động nam là 52 người (tăng
20 người so với năm 2020) và nữ là 94 người (tăng 36 người so với năm 2020).
Có thể thấy, số lao động nữ trên tổng số lao động của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn.
Cơ cấu về độ tuổi: Năm 2020 độ tuổi từ 30-50 có 134 người (chiếm 54%) trong tổng số lao động, năm 2021 có 158 người (chiếm 54,1%) và năm 2022 là 154 người giảm 4 người so với năm 2021 (chiếm 48,7%) Nhìn chung độ tuổi trên
50 chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu về độ tuổi của doanh nghiệp.
Cơ cấu về trình độ: Công ty sử dụng lao động sau đại học và đại học, trong đó lao động đại học là chủ yếu chiếm 79% lao động trong công ty vào năm 2020, lao động nữ nhiều hơn so với lao động nam (năm 2022 chiếm 64,4%) Là công ty khởi nghiệp từ người trẻ, hoạt động trong lĩnh vực đồng phục, do đó, việc sử dụng các nhân sự trẻ là cần thiết để nắm bắt tâm lý khách hàng cũng như tạo điều kiện trau dồi kinh nghiệm cho sinh viên sau khi ra trường.
Tiền lương: là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà công ty, doanh nghiệp trả cho người lao động, căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ.
Quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là điều kiện cần thiết để tính chi phí sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, công ty áp dụng hình thức trả lương: lương thời gian “Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc của người lao động Thời gian làm việc của người lao động bao gồm thời gian thực tế làm việc và thời gian được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên.”
= Lương cơ bản × Ngày làm việc thực tế + Thưởng - Phạt
+ Nếu có gia đình thì thưởng (trợ cấp) 500.000 VND
+ Nếu ngày sinh có tháng sinh trùng với tháng hiện tại thì thưởng 300.000 VND
+ Nếu chức vụ là giám đốc, phó giám đốc có ngày công ≥ 25 thì thưởng 600.000 VND + Nếu chức vụ là trưởng phòng có ngày công ≥ 25 thì thưởng 400.000 VND
+ Các chức vụ còn lại có ngày công ≥ 25 thì thưởng 300.000 VND
+ Nếu chức vụ là giám đốc, phó giám đốc mà ngày công ≤ 22 thì phạt 500.000 VND +Nếu chức vụ là các trưởng phòng mà ngày công≤ 23 thì phạt 300.000 VND
+ Các chức vụ còn lại có ngày công ≤ 24 thì phạt 300.000 VND
+ Tổng thu nhập = 5.000.000 VND thì thuế thu nhập = 5%
+ 5.000.000 VND ¿ Tổng thu nhập ≤ 10.000.000 VND thì thuế thu nhập %
+ 10.000.000 VND ¿Tổng thu nhập≤18.000.000 VND thì thuế thu nhập %
+ Tổng thu nhập ¿ 18.000.000 VND thì thuế thu nhập = 20%
BHXH, BHYT, BHTN tương ứng 8%, 1,5%, 1% của tổng thu nhập
Thực lĩnh = Tổng thu nhập – (Thuế thu nhập + BHXH + BHYT + BHTN)
Chính sách lương thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh tại công ty.
Tổng lương= Hoa hồng cá nhân* Tỷ lệ đạt KPI cá nhân Trong đó:
- Hoa hồng cá nhân= Số lượng sản phẩm* Giá niêm yết* Hệ số hoa hồng mục tiêu
Số lượng: Số sản phẩm khách hàng nhận được (không bao gồm cả hàng khuyến mại)
Giá niêm yết: Giá quy định của công ty thei từng sản phẩm, từng mốc số lượng tương ứng.
Hệ số hoa hồng mục tiêu: Quy định cho từng mặt hàng của công ty, có điều chỉnh theo mục tiêu kinh doanh từng giai đoạn
- Tỷ lệ đạt KPI cá nhân: Tính theo mức đạt doanh thu( Tổng tiền thu về đã trừ khuyến mại) của các đơn hàng trong kì tính lương.
Bảng 2.9: Tỷ lệ KPI cá nhân tính theo mức doanh thu
Mức doanh thu/ tháng KPI
Từ 10 triệu đến 30 triệu đồng 90%
Từ 30 triệu đếnn 50 triệu đồng 100%
Từ 50 triệu đến 100 triệu đồng 105%
Tổng quỹ lương của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Bảng 2.10: Tổng quỹ lương của công ty Đơn vị tính Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Tổng số công nhân viên Người 90 110 146
Quỹ lương của công ty/tháng
Tiền lương bình quân người/ tháng Nghìn đồng 9.240 10.293 10.295
Quỹ lương của doanh nghiệp tăng do sự thay đổi cơ cấu lao động Lý do quỹ lương nhân viên thấp là do phải cắt giảm nhiều khoản chi phí tiền lương của nhân viên, nhân viên không doanh thu do tình hình dịch phức tạp trong những năm 2021 và
Từ bảng trên ta có thể thấy được tốc độ tăng, giảm quỹ lương hàng tháng của toàn doanh nghiệp cụ thể như sau: - Năm 2021 giảm với 2020 giảm 40.000.000 VNĐ tương ứng giảm 17,39% (nhân sự vẫn giữ nguyên, không bị cắt giảm) Tuy nhiên, tổng quỹ lương hàng tháng của năm 2021 giảm 17,39% so với năm 2020 dẫn đến thu nhập của lao động giảm 1.300.000 VNĐ tương ứng 17,87% 31
Năm 2022 so với 2021 quỹ lương hàng tháng tăng 60.000.000 VNĐ tương ứng tăng 31.57% Quỹ lương hàng tháng năm 2022 tăng do có sự gia tăng về số lượng lao động Mặc dù quỹ lương tăng nhưng mức thu nhập hàng tháng của lao động vẫn giảm500.000 VNĐ/tháng tương ứng 1%.
Những vấn đề về tài chính của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu- biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau Song nhìn chung, họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa.
2.6.1 Khái quát tình hình tài chính của công ty
“Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định Đồng thời được giải trình, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra các quyết định phù hợp.”[10]
Bảng 2.11: Bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty năm 2021 và năm 2022
I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
1.Tiền & các khoản tương đương
2.Các khoản phải thu ngắn hạn
3.Tài sản lưu động khác
II.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1.Các khoản phải thu dài sản
2.Tài sản cố định 2.235.015.000 9,39 2.301.095.000 9,31 66.080.000 7,21 3.Tài sản dài hạn 388.823.742 1,63 463.698.756 1,88 74.875.014 8,17 khác
(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2021- 2022) Dựa trên Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm
2020, 2021 và 2022, chúng ta có thể đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty như sau:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 641.894.4662 VNĐ Sự tăng trưởng này từ năm 2021 sang năm 2022 cho thấy công ty đã tăng cường hoặc mở rộng các khoản đầu tư và tài sản lưu động ngắn hạn của mình trong khoảng thời gian đó.
Sự gia tăng này có thể đánh dấu một số khía cạnh tích cực, bao gồm:
Mở rộng hoạt động kinh doanh: Tăng trưởng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể chỉ ra rằng công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tăng cường nguồn vốn đầu tư và tạo ra thêm tiềm năng tăng trưởng.
Tăng cường thanh khoản: Sự gia tăng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng có thể cải thiện khả năng thanh toán và sẵn sàng tiền mặt của công ty, giúp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng vận hành hàng ngày.
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2022 tăng 274.875.014 VNĐ so với năm
2021 Sự gia tăng này có thể đánh dấu một số khía cạnh tích cực, bao gồm:
Mở rộng hoạt động kinh doanh: Tăng trưởng tài sản cố định và đầu tư dài hạn có thể chỉ ra rằng công ty đã mở rộng và nâng cao công suất sản xuất, cải thiện cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư vào công nghệ mới.
Tăng cường cạnh tranh: Sự gia tăng tài sản cố định và đầu tư dài hạn có thể tạo điều kiện cho công ty cải thiện sự cạnh tranh và tăng khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bảng 2.12: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Nợ phải trả 5.228.808.228 4.739.021.095 (189.787.133) -9,37% Nguồn vốn chủ sở hữu
(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2021- 2022)
- Nợ phải trả năm 2022 giảm 189.787.133 (VNĐ) so với năm 2021 tương ứng giảm 9,37% Công ty chỉ có nợ ngắn hạn chứ không có nợ dài hạn Điều này chứng tỏ việc xoay vòng vốn của công ty rất tốt
- Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022 tăng 916.769.476 VNĐ so với năm 2021 tương ứng tăng 7,58%
Sự thay đổi của 2 yếu tố này dẫn đến tổng nguồn vốn của công ty năm 2022 tăng 3,85% so với năm 2021.
2.6.2 Các tỷ số tài chính đặc trưng
2.6.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.13: Các tỷ số về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Công thức tính Năm 2021 Năm 2022
Các tỷ số về khả năng thanh toán
1 Tỷ số khả năng thanh toán chung
2.Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2021- 2022)
“Tỷ số khả năng thanh toán chung (KNTT chung) thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, cho ta biết để trả cho một đồng nợ ngắn hạn thì cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chuyển đổi thành tiền Thông thường, nếu hệ số này thấp (nhỏ hơn 1) cho thấy khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp chưa tốt, có thể gặp những khó khăn trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán Nếu hệ số này ở mức quá cao, cũng không tốt, vì nó thể hiện doanh nghiệp đang đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn.”[11]
Tỷ số khả năng thanh toán chung (KNTT chung): Năm 2021 là 3,95 lần và năm
2022 là 4,49 lần Tỷ số KNTT chung cho thấy khả năng thanh toán tổng thể của công ty Khi tỷ số này càng cao, tức là công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt hơn.
Với tỷ số khả năng thanh toán chung (tỷ số thanh toán tức thì) là 3,95 trong năm
2021 và 4,49 năm 2022, điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tương đối tốt Tỷ số thanh toán tức thì cao hơn 1, chỉ ra rằng công ty có đủ tài sản lưu động để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (KNTT nhanh): Năm 2021 là 3,25 lần và năm
2022 là 4,06 lần Tỷ số KNTT nhanh tập trung vào khả năng thanh toán ngay lập tức của công ty Một tỷ số cao hơn thể hiện khả năng thanh toán nhanh chóng tốt hơn
2.6.2.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư:
Bảng 2.14: Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Công thức tính Năm 2021 Năm 2022
1, Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động
2, Tỷ số cơ cấu tài sản cố định
3, Tỷ số tự tài trợ Lần NVCSH+Nợ dài hạn
4, Tỷ số tài trợ dài hạn
Lần NVCSH+Nợ dài hạn
(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2021- 2022) Nhận xét:
- Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động: Tỷ số này cho biết tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động đã giảm nhẹ từ 0,87 năm 2021 xuống 0,86 lần trong năm 2022 Điều này cho thấy công ty đang có sự dịch chuyển tài sản lưu động sang các tài khoản cố định.
- Tỷ số cơ cấu tài sản cố định: Tỷ số này cho biết tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản Tỷ số cơ cấu tài sản cố định đã tăng từ 0,13 trong năm 2021 lên 0,14 trong năm 2022 Điều này cho thấy công ty đã tăng tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản.
- Tỷ số tự tài trợ: Tỷ số này cho biết tỷ lệ giữa nguồn vốn tự tài trợ và tổng tài sản Tỷ số tự tài trợ đã tăng từ 0,78 trong năm 2021 lên 0,81 trong năm 2022. Điều này cho thấy công ty có khả năng tài chính ổn định hơn và ít phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
Đánh giá chung về Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Để có thể đứng vững trên thị trường như hiện nay, công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng Sự cố gắng này không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được Để có được kết quả như hiện nay, công ty đã phải phấn đấu không ngừng, phấn đấu liên tục từ Giám đốc công ty đến các cán bộ công nhân viên Sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh đã trở thành đòn bẩy tích cực trong quá trình phát triển của công ty
Ngoài ra, công ty luôn nắm bắt kịp thời những thiết bị tiên tiến, công nhân viên trong công ty đều có ý thức tự giác trong công việc và có thu nhập ổn định do công tác quản lý của lãnh đạo trong công ty tốt Do đó, những dự án, dịch vụ công ty làm đều đạt chất lượng tốt và có uy tín trên thị trường thời trang, may đi, in ấn áo đồng phục hiện nay Để có sự thành công này, công ty cũng đã dựa vào những điểm mạnh của mình, phát huy điểm mạnh đó để đưa công ty mình tới một đỉnh cao hơn Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn một số khó khăn, nhược điểm cũng như hạn chế mà công ty gặp phải.
3.1.1 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm
Thông qua tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có thể thấy được quá trình luân chuyển vốn để tái sản xuất Tình hình tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tuy nhiên tình hình tiêu thụ cũng dựa theo nhiều yếu tố theo loại sản phẩm, phân khúc thị trường, …
Thị phần khá ấn tượng: Trong năm 2020, công ty đạt được mức thị phần ở Việt Nam là 4,21%, cho thấy công ty có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường Điều này có thể là kết quả của chất lượng sản phẩm, chiến lược tiếp thị hiệu quả và độ tin cậy của thương hiệu Panda Uniform.
Sự phục hồi và tăng trưởng: Năm 2022, công ty đã phục hồi sau dịch COVID-
19 và tăng sản lượng, doanh thu và thị phần Điều này cho thấy sự ổn định và khả năng thích nghi của công ty trong việc vượt qua khó khăn và tái thiết lập thị phần trên thị trường.
Sự suy giảm thị phần: Năm 2021, công ty ghi nhận sự giảm thị phần xuống còn4,19% Điều này có thể do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 và biện pháp hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội, làm giảm nhu cầu và ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của công ty.
3.1.2 Đánh giá chung về công tác marketing
Nhận thức rõ được các hoạt động marketing là rất quan trọng cho hình ảnh Công ty, vì vậy công ty cũng đã dần cải thiện hơn cho vấn đề này Công ty đã chú trọng vấn đề xây dựng thương hiệu và các hoạt động quan hệ công chúng.
Công ty đã có chính sách giá phù hợp với dịch vụ mà khách hàng cần, đảm bảo đủ chi phí, một phần lợi nhuận.
Thông qua các số liệu đã phân tích ta nhận thấy bước đầu công ty cũng đã thu được hiệu quả nhất định trong hoạt động xúc tiến như quảng cáo, quan hệ công chúng, markeing trực tiếp Việc xác định khá đúng tập khách hàng, khách hàng mục tiêu, nhu cầu và thói quen sử dụng sản phẩm và tiếp nhận thông tin của họ đã giúp công ty sử dụng các công cụ xúc tiến phù hợp
Quảng cáo qua Internet chiếm 80% ngân sách quảng cáo Tuy nhiên nhiều chương trình quảng cáo, quảng bá thương hiệu, sản phẩm nhưng chưa thực sự chất lượng và thu hút được người quan tâm nên độ tương tác của khách hàng với các chương trình còn thấp Nhận biết thương hiệu ở khu vực miền Bắc tốt hơn so với miền Nam và miền Trung Cảm nhận dừng lại ở yếu tố tính năng nhiều (chất lượng sản phẩm tốt và kiểu dáng), ít yếu tố cảm xúc để khách hàng gắn bó hơn với thương hiệu.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà trong đó yếu tố quan trọng gặp ở nhiều công ty đó là đội ngũ nhân lực chưa có nhiều kinh nghiệm Nền tảng về thương hiệu của đội ngũ nhân lực công ty chưa được vững chắc, chưa có kế hoạch rõ ràng trong các chương xúc tiến thương hiệu nên hiệu quả mang lại chưa được như mong đợi Bên cạnh đó, Panda chưa có xưởng sản xuất riêng, phải thuê ngoài, gặp khó khăn trong quá trình quản lý và chi phí chưa được tối ưu Ngoài ra, Panda Uniform chưa thực sự khai thác được hết lượng khách hàng tiềm năng sẵn có, đa số doanh thu đều do thị trường miền Bắc đem lại…
3.1.3 Đánh giá chung về công tác quản lí hàng dự trữ
Nhà quản trị doanh nghiệp chú trọng tới công tác quản lý hàng tồn kho.
Quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp được phân cho các cá nhân, mỗi cá nhân phụ trách một công việc riêng biệt và có lien quan đến nhau, thuận lợi cho việc phân công nhiệm vụ và truy cứu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
Các cá nhân phụ trách quản lý kho có tinh thần trách nhiệm cao; ý thức làm việc năng suất.
Tổ trưởng tổ quản lý kho luôn tiếp nhân ý kiến đóng góp của nhân viên để công tác quản lý đạt hiệu quả hơn.
Trình độ nghiệp vụ và khả năng đánh giá đối với chất lượng hàng lưu kho của nhân viên còn ở mức trung bình, dẫn tới xảy ra sai sót trong một số ít báo cáo tồn kho.
Chưa xác định được lượng đặt hàng tối ưu, dẫn tới phát sinh chi phí không đáng có (lượng đặt hàng quá lớn so với mức hàng lưu kho làm trì hoãn thời gian giao hàng hoặc đơn hàng đó bị hủy do công ty không có khả năng cung ứng; lượng đặt hàng quá thấp so với mức hàng tồn kho làm phát sinh rủi ro biến tính; giảm chất lượng; thiếu hụt; mất mát trong quá trình bóc dỡ và bảo quản).
Doanh nghiệp luôn trong tình trạng bị động do không có khả năng dự đoán trước về lượng đặt hàng của khách; do đó khả năng phản ứng kịp thời với sự thay đổi về nhu cầu của thị trường còn thấp.
3.1.4 Đánh giá chung về Công tác quản lí TSCĐ
Máy móc, thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại, phù hợp với từng công việc.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện thiết bị được trang bị đầy đủ phục vụ cho công việc
TSCĐ được quản lý khoa học, chặt chẽ Điều đó biểu hiện cụ thể qua việc quản lý tốt hồ sơ TSCĐ, mỗi TSCĐ đều có một bộ hồ sơ riêng, việc quản lý được giao trách nhiệm cho từng bộ phận sử dụng Khi phát sinh các nghiệp vụ TSCĐ như mua sắm, điều chuyển, thanh lý… nhất là với các TSCĐ có giá trị lớn, trình tự được thực hiện đúng thủ tục và chặt chẽ Hàng năm vào ngày cuối cùng của năm tài chính, kế toán ở công ty cũng như ở tất cả các đơn vị đều phải lập Báo cáo kiểm kê TSCĐ trên cơ sở kiểm kê thực tế TSCĐ hiện có tại đơn vị Báo cáo này sau khi lập cho toàn công ty phải nộp lên báo cáo cho Giám đốc công ty Mặc dù các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phát sinh nhiều nhưng luôn được kế toán viên phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác và đúng với chế độ quy định.
Công ty chưa trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ của các máy thi công cũng như các TSCĐ dùng cho quản lý.
Các đề xuất hoàn thiện
Sau thời guan thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế trong công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam, em có một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác quản lý giúp cho sự phát triển của công ty như sau: Để công ty tồn tại và phát triển, ban lãnh đạo công ty cũng như toàn thể công nhân viên phải cố gắng hết mình vì sự phát triển của công ty, phải coi công ty như chính ngôi nhà của mình để xây lắp cho công ty ngày càng vững mạnh.
3.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Đổi mới và phát triển sản phẩm: Công ty có thể tiếp tục đổi mới và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo sự phân biệt với đối thủ cạnh tranh Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm sẽ giúp công ty thu hút và giữ chân khách hàng.
Mở rộng thị trường: Công ty có thể xem xét mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách khai thác các kênh phân phối mới và mở rộng quan hệ đối tác Việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hoặc mở rộng vào các khu vực mới có thể giúp tăng doanh số bán hàng và thị phần của công ty.
Tạo sự tin cậy và cam kết với khách hàng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu và phản hồi từ khách hàng, và duy trì một mối quan hệ tốt với khách hàng là quan trọng để tạo sự tin cậy và cam kết lâu dài từ phía khách hàng thông qua việc cải tiến quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và đào tạo nhân viên.
Xây dựng hệ thống phản hồi khách hàng: Thiết lập các cơ chế thu thập phản hồi từ khách hàng để nắm bắt ý kiến, sự hài lòng và nhu cầu của họ Đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với phản hồi khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Trước hết, Công ty cần tập trung nhất vào việc lên chương trình Marketing để định vị thị trường, khẳng định vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm thêm những khách hàng mới ngoài những khách hàng đã quen thuộc với công ty. Bởi vậy, công ty cần có những bước đi cụ thể:
- Tích cực đẩy mạnh việc quảng cáo hình ảnh công ty trên nhiều địa bàn và trên mạng internet, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường trên nhiều khu vực và quốc tế để có thêm nhiều cơ hội kinh doanh.
- Đa dạng hóa kênh quảng cáo: Ngoài việc sử dụng trang web, trang Fanpage, và nền tảng mạng xã hội, công ty có thể xem xét mở rộng sử dụng các kênh quảng cáo truyền thống như truyền hình, radio, bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), tạp chí, và báo chí Sự đa dạng hóa kênh quảng cáo giúp tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng và tăng cường hiệu quả quảng bá thương hiệu.
- Tăng cường quan hệ công chúng: Công ty có thể đầu tư thêm vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các phương tiện truyền thông, blogger, influencer và đối tác liên quan Việc này giúp công ty có thêm nguồn thông tin và tiếp cận với một lượng lớn người tiêu dùng thông qua bài viết, bài phỏng vấn và đánh giá từ các nguồn tin đáng tin cậy.
3.2.3 Về công tác quản lí hàng dự trữ
Công ty nên đầu tư cở sở hạ tầng đủ đáp ứng nhu cầu hàng hóa của doanh nghiệp để tránh tình trạng hàng hóa xếp chồng, dẫn đến công tác bảo quản hàng hóa bị hư hỏng, giảm chất lượng. Đào tạo chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên cũng như đội ngũ kế cận có đủ các kiến thức chuyên môn về công tác để tránh xảy ra tình trạng sai sót trong quá trình báo cáo hàng hóa.
Nhà quản trị cần xác định rõ khối lượng khách đặt hàng, cũng như lượng hàng hóa còn lại trong kho để đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của người mua hàng Nếu hàng hóa trong kho còn lại không đủ số lượng đặt mua của khách hàng thì công ty cần có những giải pháp kịp thời để giải quyết với khách hàng cũng tránh để xảy ra tình trạng hàng hóa bị tồn kho quá nhiều
Doanh nghiệp nên chủ động trong tình huống nhu cầu đặt hàng của khách hàng để có những đáp ứng tốt nhất, phản ứng kịp thời với những thay đổi về yếu tố thị trường.
Công ty nên có những tính toán chính xác dự báo nhu cầu hàng hóa trong thời điểm sắp tới để lưu trữ hàng trong kho, số lượng hàng hóa tồn kho chỉ được tồn tại ở mức cho phép, tránh để tình trạng tồn quá nhiều dẫn đến chất lượng hàng hóa bị hoa mòn, cũng như chi phí về kho vận, bảo quản tốn kém.
3.2.4 Công tác quản lý tài sản cố định.
Tài sản cố định của công ty cần được khai thác hiệu quả và triệt để hơn tránh để máy móc thiết bị hỏng hóc hay ngừng làm việc ảnh hưởng đến tiến độ lao động của công nhân.
Sau khi sử dụng xong thì máy móc nên được vệ sinh sạch sẽ, lau khô thiết bị để tránh sự han rỉ làm giảm hiệu suất công việc.
Công ty nên tham khảo các thiết bị, máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài. Nâng cấp hệ thống mạng máy tính của công ty, nâng cao tính bảo mật thông tin của công ty.