Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình lắp đặt, vận hành khai thác và bảo dưỡng thiết bị GPON MA5600T - Huawei”.
Trang 1VNPT HÀ NỘI
-o0o -
ĐỀ TÀI
Xây dựng qui trình lắp đặt, vận hành khai thác và bảo
dưỡng thiết bị GPON MA5600T- Huawei
MÃ SỐ: VNPT-HNi-2012-02
Chủ trì: Th.S Hồ Văn Tiến – Phòng KTNV – CT ĐTHN 2
Trang 21.1 Giới thiệu cấu trúc khung giá (Rack) N63E-22 2
1.1.1 Giới thiệu cấu trúc của khung giá N63E-22 2
1.1.2 Vị trí lắp đặt các thành phần thiết bị bên trong của khung giá N63E-22 3
1.2 Quy trình lắp đặt khung giá N63E-22 4
1.2.1 Các bước chuẩn bị 4
1.2.1.1 Khảo sát vị trí lắp đặt thiết bị trong tổng đài 4
1.2.1.2 Tháo rời các thành phần của khung giá 5
1.2.2 Quy trình lắp đặt khung giá thiết bị 6
1.3 Quy trình lắp đặt các thiết bị vào khung giá 10
1.3.1 Quy trình lắp đặt khối nguồn và cảnh báo PDU 10
1.3.2 Quy trình lắp đặt các ngăn giá của MA5600T 10
1.3.3 Quy trình lắp đặt các card vào ngăn giá MA5600T 11
1.3.4 Quy trình lắp đặt thiết bị quạt 11
1.3.5 Quy trình nối nguồn cho ngăn giá MA5600T 12
1.4 Quy trình đấu nối nguồn và đất cho thiết bị 12
1.5 Quy trình lắp đặt các loại cáp trong tủ thiết bị 14
Chương 2 Qui trình kiểm tra phần cứng và phần mềm thiết bị MA5600T sau 18
Trang 32.1.1 Kiểm tra lắp đặt khung giá 18
2.1.2 Kiểm tra lắp đặt cáp nguồn, cáp đất 18
2.2 Quy trình vận hành, khai thác, bảo dưỡng và quản lý thiết bị 19
2.2.1 Các bước chuẩn bị vận hành thiết bị 19
2.2.2 truy cập MA5600T bằng cổng Serial 20
2.2.5 Quy trình cấu hình quản lý inband cho thiết bị 23
2.2.6 Khai báo thiết bị trên hệ thống NMS 25
2.2.7 Cấu hình các tài khoản người dùng hệ thống 27
2.3 Quy trình đo kiểm công suất truyền dẫn quang cổng PON của OLT 30
2.4 Qui trình khai báo các tham số hệ thống 33 2.4.1 Qui trình khai báo tham số hệ thống qua Telnet 33
2.4.1.1 Qui trình khai báo cấu hình VLAN hệ thống cho OLT 33
2.4.1.2 Qui trình khai báo cấu hình cổng Uplink 33
2.4.1.3 Qui trình khai báo các Traffic profile 34
2.4.1.4 Qui trình khai báo các DBA profile 35
2.4.1.5 Qui trình khai báo các ONT line profile 37
2.4.1.6 Qui trình khai báo các ONT service profile 38
2.4.1.7 Qui trình cấu hình Multicast VLAN cho dịch vụ MyTV 39
2.4.1.7 Qui trình cấu hình security policy tại OLT 40
2.4.1.9 Lưu cấu hình thiết bị sau khi thay đổi các tham số trong OLT 40
2.4.2 Qui trình cấu hình thiết bị qua giao diện NMS 41
2.4.2.1 Qui trình cấu hình một dba profile 41
Trang 42.4.2.2 Qui trình cấu hình line profile 41 2.4.2.3 Qui trình cấu hình một service profile 44 2.4.2.4 Qui trình cấu hình VLAN dịch vụ Internet (HSI) 44 2.4.2.5 Qui trình cấu hình VLAN dịch vụ MyTV 46 2.4.2.6 Qui trình thêm VLAN của các kênh multicast vào OLT 47 2.4.2.7 Qui trình cấu hình các kênh Tivi multicast trên OLT 50
3.1 Qui trình cấu hình dịch vụ triple play 53 3.1.1 Lưu đồ cấu hình dịch vụ triple play thiết bị đầu cuối ONT HG824x 53 3.1.2 Lưu đồ cấu hình dịch vụ triple play thiết bị đầu cuối MDU MA5628 55 3.1.3 Quy trình cấu hình với thiết bị đầu cuối ONT HG824X 56 3.1.3.1 Quy trình cấu hình dịch vụ bằng NMS: 57 3.1.3.2 Quy trình tạo dịch vụ triple play cho ONT HG824x qua telnet 75 3.1.4 Quy trình cấu hình dịch vụ triple play cho thiết bị đầu cuối MDU MA5628 77 3.1.4.1 Quy trình cấu hình MDU MA5628 qua NMS 77 3.1.4.2 Quy trình cấu hình MDU MA5628 qua telnet 90
3.2.1 Lưu đồ cấu hình dịch vụ L2VPN trên ONT HG824x 92 3.2.1.1 Quy trình cấu hình dịch vụ L2VPN ONT HG824x qua NMS 92 3.2.1.2 Quy trình cấu hình dịch vụ L2VPN ONT HG824x qua telnet 95 3.2.2 Qui trình cấu hình dịch vụ L2VPN đối với MDU MA5628 96 3.2.2.1 Lưu đồ cấu hình dịch vụ L2VPN đối với MDU MA5628 96 3.2.2.2 Qui trình cấu hình dịch vụ L2VPN đối với MDU MA5628 qua NMS 96 3.2.2.3 Cấu hình dịch vụ L2VPN qua telnet đối với MDU MA5628 99 3.3 Qui trình cấu hình dịch vụ MegaWAN 100 3.3.1 Lưu đồ cấu hình dịch vụ MegaWan trên ONT HG824x 100
Trang 53.3.1.2 Quy trình cấu hình dịch vụ MegaWan với ONT HG824x qua telnet 103
3.3.2 Qui trình cấu hình dịch vụ MegaWan trên MDU5628 104
3.3.2.1 Lưu đồ cấu hình dịch vụ MegaWan trên MDU5628 104
3.3.2.2 Cấu hình dịch vụ MegaWan trên NMS đối với MDU MA5628 104
3.3.2.3 Cấu hình dịch vụ MegaWan bằng telnet đối với MDU MA5628 106
4.2 Các công việc bảo dưỡng định kỳ 108
4.2.1 Giám sát cảnh báo các nốt mạng (OLT) 108
4.2.2 Kiểm tra và sao lưu dự phòng dữ liệu cấu hình của các node mạng 109
4.2.3 Kiểm tra tải CPU sử dụng của các card MA5600T 110
4.2.4 Kiểm tra lưu lượng hướng lên MA5600T 112
4.2.5 Kiểm tra mức phân quyền người sử dụng (User) 113
4.2.8 Vệ sinh lưới lọc của khung giá Ma5600T 117
PHẦN II: PHỤ LỤC 121
5.2 Mạng truy nhập quang tới thuê bao (FTTH) và GPON 121
5.2.2 Kiến trúc và thành phần của mạng PON 122
Trang 65.2.2.2 Tốc độ truyền trong GPON và các tham số vật lý cơ bản: 123
5.2.3 Các đặc điểm chính của công nghệ GPON 130
5.2.3.3 Cơ chế xác thực và quản lý đầu cuối 132
6.1.2 Các cổng vật lý của OLT MA5600T 134
6.2 Cấu trúc phần cứng 136 6.2.1 Hình dạng và kích thức giá MA5600T 136
6.2.2.1 Cấu hình của ngăn giá MA5600T 139
6.2.2.2 Chức năng các card của MA5600T 140
Trang 7Bảng 1: Qui hoạch các tham số cơ bản phục vụ đấu OLT tại Cty ĐTHN 2 145
Bảng 2: Qui hoạch VLAN ID dịch vụ MyTV cho OLT trên các SW Agg 7609 149
Bảng 3: Qui hoạch VLAN ID dịch vụ IMS cho OLT trên các SW Agg 7609 150
Mẫu 1: Phiếu bảo dưỡng định kỳ OLT tại NMS 151
Mẫu 2: Phiếu bảo dưỡng định kỳ OLT tại trạm 152
Tài Liệu tham khảo 155
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1.Mục tiêu và căn cứ của đề tài:
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển thuê bao quang trên mạng Viễn thông Hà Nội nói chung và trên mạng Công ty Điện thoại Hà Nội 2 nói riêng diễn
ra rất nhanh chóng, ban đầu các thuê bao quang được phát triển trên nền MEN-E thông qua các Switch truy cập lớp 2, tuy nhiên khi tốc độ phát triển thuê bao tăng lên nhanh chóng thì kèm theo đó là chi phí bảo dưỡng, chi phí về tài nguyên như sợi quang sử dụng, nguồn điện, mặt bằng cũng khiến chi phí của nhà cung cấp dịch vụ tăng lên
Được sự quan tâm của lãnh đạo tập đoàn VNPT và lãnh đạo Viễn Thông Hà Nội, trên mạng Công ty Điện thoại Hà Nội 2 đã được đầu tư ban đầu 26 node GPON loại MA5600T của hãng Huawei kèm theo 114 cổng GPON cùng với nhiều hạng mục liên quan đến mạng ngoại vi FTTx phục vụ việc phát triển thuê bao GPON rộng khắp trên 7 Trung Tâm Viễn Thông của Công ty
Việc chuyển đổi công nghệ từ mạng AON sang mạng GPON đã và sẽ giúp Công ty Điện thoại Hà Nội 2 giảm chi phí đầu tư về mạng lưới và thiết bị tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cán bộ lãnh đạo, các KTV và công nhân của Công ty cũng như các đơn vị liên quan do đây là công nghệ mới đưa vào khai thác còn nhiều khái niệm, thuật ngữ và nguyên tắc triển khai khác biệt so với các công nghệ khác đã triển khai
Trên cơ sở đó đề tài này đưa ra nhằm giúp các KTV khai thác hệ thống, kỹ thuật viên xây lắp mở rộng, triển khai mạng ngoại vi, công nhân phát triển thuê bao liên quan đến hệ thống GPON Có thể có thể tham khảo và chủ động thực hiện đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật cung cấp dịch vụ mang lại hiệu quả, chất lượng phục vụ
và doanh thu cho VTHN
2 Nội dung của đề tài
Trang 9Ngoài phần mở đầu và các bảng phụ lục, luận văn chia thành hai phần, 7 chương bao gồm:
Phần I Xây dựng qui trình
Chương 1: Qui trình lắp đặt phần cứng MA5600T
Chương 2: Qui trình kiểm tra phần cứng và phần mềm thiết bị MA5600T sau khi lắp đặt
Chương 3: Các quy trình khai báo dịch vụ thuê bao
Chương 4: Qui trình bảo dưỡng thiết bị MA 5600T
Phần II: Phụ lục
Chương 5: Cấu trúc chức năng và các phần tử trong mạng GPON
Chương 6.Giới thiệu về thiết bị OLT MA5600T của Huawei
Chương 7 Một số bảng qui hoạch hiện trạng và mẫu bảo dưỡng
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình vẽ Trang
Hình 1.1 Cấu trúc bên ngoài của khung giá N63E-22 MA5600T 3
Hình 1.2 : Vị trí lắp đặt các thiết bị bên trong tủ N63E-22 4
Hình 1.3 : Cách tháo cảnh cửa của khung giá 5
Hình 1.4 : Tháo các tấm bảo vệ ở hai bên khung giá 6
Hình 1.5 : Đánh dấu vị trí lắp đặt khung giá và các vị trí bắt vít cố định khung
Hình 1.6 : Sử dụng khoan để tạo lỗ bắt vít cố định thiết bị 7
Hình 1.7 : Đóng vít nở xuống các lỗ vừa khoan 8
Hình 1.8 : Tháo bu long ốc vít ra khỏi bộ ốc vít 8
Hình 1.10 : Kiểm tra trở kháng giữa khung giá và sàn nhà 9
Hình 1.11 : Khối nguồn và cảnh báo PDU của thiết bị 10
Hình 1.12 : Quy trình lắp đặt ngăn giá MA5600T vào khung giá 10
Hình 1.13 : Quy trình lắp card vào ngăn giá MA5600T 11
Hình 1.14 : Quy trình lắp đặt thiết bị quạt 11
Hình 1.15 : Dây cấp nguồn cho ngăn giá MA5600T của khung giá N63E-22 12
Hình 1.16 : Vị trí cắm Connector nguồn cho Ngăn giá MA5600T 12
Hình 1.17 : Đấu nối nguồn thiết bị một chiều DC và nguồn đất bảo vệ 13
Hình 1.18 : Cáp tín hiệu từ trên cầu cáp, máng cáp vào phía trên tủ thiết bị 14
Hình 1.19 : Cáp tín hiệu từ phía dưới sàn đi lên khung giá thiết bị 15
Hình 1.20 : Quy trình đấu nối và hướng đi dây quang trong khung giá 16
Trang 11ii
Hình 1.21: Các loại đầu nối của dây nhảy quang sử dụng cho MA5600T 17
Hình 2.1 : Đăng nhập vào thiết bị bằng cổng Console 20
Hình 2.2 : Mô hình quản lý Inband của hệ thống 24 Hình 2.3 : Khai báo thiết bị mới qua NMS U2000 25
Hình 2.4 : Các thông số khi báo của thiết bị 26 Hình 2.5 : Thiết bị được khai báo trên hệ thống NMS 27
Hình 2.6 : Đo kiểm công suất phát cổng PON của OLT 31
Hình 2.7 : Đo công suất thu cổng PON của OLT 32
Hình 2.10 Thêm T-CONT trong Line profile 42
Hình 2.11 Thêm GEM Port trong Line profile 43
Hình 2.12 Gán GEM Port vào User VLAN trong Line profile 43
Hình 2.14 VLAN Stacking cho dịch vụ Internet 45
Hình 2.15 Gán VLAN Internet vào cổng Uplink 45
Hình 2.17 Thêm Service Virtual Port vào OLT 47
Hình 2.19 Thêm virtual upstream port cho multicast service trên OLT 50
Hình 2.20 Thêm địa chỉ kênh Multicast cho OLT 51
Hình 3.1: Sơ đồ ánh xạ dịch vụ (triple play) 52
Trang 12Hình 3.2: Sơ đồ điều khiển dịch vụ (triple play) 53 Hình 3.3: Lưu đồ cấu hình các dịch vụ trên OLT đối với ONT HG824x 54 Hình 3.4: Lưu đồ cấu hình dịch vụ Internet 55 Hình 3.5 : Lưu đồ cấu hình các dịch vụ trên OLT đối với MDU MA5628 55 Hình 3.6: Lưu đồ cấu hình dịch vụ trên MDU 56
Hình 3.8: Kích hoạt chức năng tự động tìm ONT 58
Hình 3.11: Thêm mới ONT và áp các profile 60 Hình 3.12: Kết thúc quá trình thêm mới ONT 60 Hình 3.13: Áp cấu hình HG8240 xuống ONT 61
Hình 3.15: Giám sát quá trình áp VAS profile 62
Hình 3.20: Cấu hình dịch vụ internet trên ONT 65
Hình 3.23: Gán dịch vụ thành user IGMP 67 Hình 3.24: Tạo mới user IGMP thành công 68 Hình 3.25: Gán user IGMP vào multicast vlan 9 69
Trang 13iv
Hình 3.26: Gán user IGMP vào multicast vlan 9 thành công 69
Hình 3.27: Cấu hình dịch vụ MyTV trên ONT 70
Hình 3.29: Thay đổi User vlan trên cổng MyTV 71
Hình 3.30: Đổi giá trị VLAN ID thành 12 cho cổng LAN 4 để cấu hình MyTV 72
Hình 3.32: Cấu hình các tham số dịch vụ VoIP 73
Hình 3.33: Áp cấu hình các tham số thuê bao IMS lên ONT 74
Hình 3.34: Tạo số DN của dịch vụ VoIP trên ONT 75
Hình 3.36: Xác nhận MDU cho hệ thống, áp profile 77
Hình 3.38 : Tạo dịch vụ Internet không hạn chế tốc độ 79 Hình 3.39 : Tạo dịch vụ MyTV không hạn chế tốc độ 80 Hình 3.40: Tạo dịch vụ MyTV không hạn chế tốc độ vlan 9 81
Hình 3.41: Cấu hình IGMP cascading port 82
Hình 3.42: Tạo service-port VoIP không hạn chế tốc độ 83
Hình 3.45: Gán service-port thành IGMP user 86
Hình 3.46: Kết quả gán IGMP user thành công 86
Hình 3.47: Gán IGMP user vào multicast vlan 9 87
Hình 3.48: Gán thành công IGMP user và multicast vlan 9 88
Trang 14Hình 3.50: Tạo dịch vụ VoIP 89 Hình 3.51: Lưu đồ cấu hình dịch vụ L2VPN trên OLT đối với ONT HG824x 92 Hình 3.52: Kích hoạt chức năng tự động tìm kiếm ONT 93
Hình 3.54 Thông tin sau khi truy vấn ONT 94
Hình 3.57: Lưu đồ cấu hình dịch vụ L2VPN đối với MDU MA5628 96
Hình 3.59 Thiết lập line profile và xác nhận ONT 97 Hình 3.60: Gán IP và profile quản lý lên MDU 98
Hình 3.62 : Cấu hình dịch vụ L2VPN trên MDU 99 Hình 3.63: Lưu đồ cấu hình dịch vụ MegaWan trên OLT đối với ONT HG824x 100 Hình 3.64: Kích hoạt chức năng tự động tìm ONT 101
Hình 3.66: Thông tin ONT thu được sau khi truy vấn 102 Hình 3.67 : Xác nhận ONT vào hệ thống và áp profile 102
Hình 3.69: Lưu đồ cấu hình dịch vụ MegaWan đối với MDU MA5628 104
Hình 3.71: Gán IP và profile quản lý lên MDU 105 Hình 3.72: Cấu hình dịch vụ MegaWan trên OLT 106 Hình 3.73: Cấu hình dịch vụ MegaWan trên MDU 106
Trang 15vi
Hình 4.1 Sao lưu dự phòng các phần tử mạng 110
Hình 4.2 Kiểm tra tải CPU của card điều khiển và card dịch vụ MA5600T 111
Hình 4.3 Kiểm tra lưu lượng hướng lên MA5600T 113
Hình 4.4 Kiểm tra mức phân quyền người sử dụng 114
Hình 4.5 Truy vấn quyền của người sử dụng trong cột Level 115
Hình 4.6.Vị trí các lưới lọc trong khung giá MA5600T 118
Hình 5.1 Sơ đồ mạng truy cập quang PON 122
Hình 5.2 Cơ chế phát quảng bá theo chiều xuống trong mạng PON 123
Hình 5.3 Cơ chế ghép kênh đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA theo
Hình 5.4 Ghép kênh GEM Port , T-CONT trong GPON 125
Hình 5.5 Liên kết giữa GEM PORT và T-CONT trong PON 126
Hình 5.10 Kỹ thuật ranging trong GPON 131
Hình 5.13 Ứng dụng GPON - giải pháp Triple Play 133
Hình 6.1 Khung giá MA5600T được thiết kế theo chuẩn N63E-22 137
Hình 6.2 Các thông số của khung giá MA5600T theo chuẩn N63E-22 138
Hình 6.3 Ngăn giá MA5600T theo tiêu chuẩn ETSI 139
Hình 6.4 vị trí của các loại card được sử dụng trong ngăn giá ETSI của 139
Trang 16Hình 6.5 Cấu trúc phần mềm của MA5600T 143 Hình 6.6 Phần mềm chung của hệ thống MA5600T 144 Hình 6.7 Giải pháp sử dụng MA5600T cho các mô hình mạng FTTx trong hệ
Trang 17viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Khuyến nghị các công việc bảo dưỡng định kỳ thiết bị MA5600T 108
Bảng 4.2 Danh sách qui ước mầu cảnh báo và ý nghĩa 108
Bảng 6.1 Các cổng vật lý của OLT the MA5600T 135
Bảng 6.2 Số lượng ONT/ONU MA5600T có thể cung cấp theo card dịch vụ 138
Bảng 6.3 Các loại card trong ngăn giá dịch vụ ETSI 140
Bảng 6.4 Các card phổ biến của MA5600T sử dụng trên mạng VTHN 141
Trang 18THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT AAL ATM Adaptation Layer Lớp tương thích ATM
ABR Available Bit Rate Tốc độ bit khả dụng
AF Adaptation Function Chức năng tương thích
Alloc-ID Allocation Identifier Nhận dạng cấp phát
ANI Access Node Interface Giao diện nốt truy nhập
APD Avalanche Photodiode Diode quang kiểu thác
APON ATM over Passive Optical Network ATM qua mạng quang thụ động ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ truyền không đồng bộ
BER Bit Error Ratio Tỉ lệ lỗi bit
BIP Bit Interleaved Parity Bit chẵn lẻ xen kẽ
BRI Basic Rate Interface Giao diện tốc độ cơ bản
BWmap Bandwidth Map Ánh xạ băng tần
C/M planes Control/Management planes Mặt quản lý/điều khiển
CBR Constant Bit Rate Tốc độ bit cố định
CID Consecutive Identical Digit Số giống nhau liên tiếp
CPL Change Power Level Mức công suất thay đổi
CRC Cyclic Redundancy Check Kiểm tra lỗi vòng dư
DACT Deactivate (ONU-ID) Bỏ kích hoạt
DBA Dynamic Bandwidth Assignment Cấp phát băng tần động
DBR Deterministic Bit Rate Tốc độ bit xác định
DBRu Dynamic Bandwidth Report upstream Báo cáo băng tần động đường lên
DF Deactivate Failure Lỗi bỏ kích hoạt
DFB Distributed FeedBack laser Laser feedback phân bố
Trang 19x
E/O Electrical/Optical Điện/quang
ESD Electro-Static Discharge Chống tĩnh điện
FEC Forward Error Correction Sửa lỗi
FTTB Fiber to the Building Mạng quang đến tòa nhà
FTTCab/C Fiber to the Cabinet/Curb Mạng quang đến tủ cáp
FTTH Fiber to the Home Mạng quang đến hộ gia đình/thuê
bao GEM G-PON Encapsulation Mode Chế độ đóng gói GPON
GFP Generic Framing Procedure Thủ tục đóng khung chung
GFR Guaranteed Frame Rate Tốc độ khung đảm bảo
GPM G-PON Physical Media (Dependent) Lớp phụ thuộc vật lý GPON
GPON Gigabit-capable Passive Optical
Network
Mạng quang thụ động gigabit
GTC GPON Transmission Convergence Lớp hội tụ truyền dẫn GPON
HEC Header Error Control Kiểm tra lỗi tiêu đề
LCDA Loss of Channel Delineation for ATM Mô tả mất kênh cho ATM
LCDG Loss of Channel Delineation for GEM Mô tả mất kênh cho GEM
LCF Laser Control Field Trường điều khiển laser
LT Line Terminal Đầu cuối đường dây
MLM Multi-Longitudinal Mode Chế độ đa chiều dọc
MPN Mode Partition Noise Nhiễu chia mode
NRZ Non Return to Zero Mã đường dây NRZ
NSR-DBA Non Status Reporting DBA Cấp phát băng tần không báo cáo
trạng thái
Trang 20NT Network Termination Kết cuối mạng
O/E Optical/Electrical Quang/điện
OAM Operation, Administration and
Maintenance
Vận hành, quản lý và bảo dưỡng
OAN Optical Access Network Mạng truy nhập quang
ODF Optical Distribution Frame Giá phân phối quang
ODN Optical Distribution Network Mạng phân phối quang
OLT Optical Line Termination Thiết bị kết cuối đường dây quang OMCC ONU Management and Control Channel Kênh điều khiển và quản lý ONU OMCI ONU Management and Control
Interface
Giao diện điều khiển và quản lý ONU
ONT Optical Network Termination Thiết bị kết cuối mạng quang
ONU Optical Network Unit Thiết bị kết cuối mạng quang
ONU-ID ONU Identifier Nhận dạng thiết bị kết cuối mạng
quang
OS Operations System Hệ điều hành
ORL Optical Return Loss Suy hao phản xạ quang
PCBd Physical Control Block downstream Khối điều khiển vật lý đường xuống PCR Peak Cell Rate Tốc độ gói đỉnh
PDU Power Distribution Unit Khối phân phối nguồn
PEE Physical Equipment Error Lỗi thiết bị vật lý
Plend Payload Length downstream Chiều dài tải tin đường xuống
PLI Payload Length Indicator Chỉ thị chiều dài tải tin
PLOAM Physical Layer OAM OAM lớp vật lý
PLOAMd PLOAM downstream OAM lớp vật lý đường xuống
PLOu Physical Layer Overhead upstream Tiêu đề lớp vật lý đường lên
Trang 21xii
PLSu Power Levelling Sequence upstream Chuỗi mức công suất đường lên PON Passive Optical Network Mạng quang thụ động
Port-ID Port Identifier Nhận dạng cổng
POTS Plain Old Telephone Service Dịch vụ điện thoại truyền thống PRBS Pseudo Random Bit Sequence Chuỗi bi giả ngẫu nhiên
RMS Root Mean Square Căn quân phương
SDH Synchronous Digital Hierarchy Mạng số đồng bộ
SLM Single-Longitudinal Mode Chế độ đơn chiều dọc
SNI Service Node Interface Giao diện node dịch vụ
SOA Semiconductor Optical Amplifier Bộ khuếch đại quang bán dẫn
SR-DBA Status Reporting DBA Cấp phát băng tần động báo cáo
trạng thái
TC Transmission Convergence Hội tụ truyền dẫn
T-CONT Transmission Container Container truyền dẫn
UNI User Network Interface Giao diện mạng-người dùng
VCI Virtual Channel Identifier Nhận dạng kênh ảo
VPI Virtual Path Identifier Nhận dạng đường ảo
VTHN Viễn thông Hà Nội Viễn thông Hà Nội
WDM Wavelength Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo bước sóng
Trang 22PHẦN I XÂY DỰNG QUY TRÌNH
Trang 23CHƯƠNG I
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT PHẦN CỨNG MA5600T
Chương này sẽ đề cập đến cấu trúc khung giá thiết bị N63E-22 từ đó sẽ đưa ra quy trình lắp đặt phần cứng tủ MA5600T
1.1 Giới thiệu cấu trúc khung giá (Rack) N63E-22
1.1.1 Giới thiệu chung về khung giá chuẩn N63E-22
Các khung giá của OMA5600T Huawei được thiết kế theo tiêu chuẩn N63E-22 Hình 1.1 mô tả cấu trúc một khung giá N63E-22 Kích thước bên ngoài của khung giá là
60 x 30 x 220 (cm)
Khung giá thiết bị N63E -22 là loại đứng, một cánh cửa, mặt trước cửa có chốt khoá ở bên trái Hai bên sườn khung giá là nơi lắp đặt cáp tín hiệu thuê bao, dây nhảy quang trung kế và dây nhảy quang thuê bao, mặt dưới có các lỗ để lắp chân đế cố định khung giá với mặt sàn nhà trạm Các bộ phận của khung giá như cánh cửa và các tấm lắp thân khung giá có thể tháo rời
Các thành phần thiết bị chính được lắp đặt trong khung giá N63E-22 bao gồm: một khối phân phối nguồn PDU và 02 ngăn giá thiết bị MA5600T, ngoài ra còn có các khung răng lược được lắp phía dưới các ngăn giá MA5600T để phục vụ cho việc định hướng cáp tín hiệu từ trên ngăn giá đi xuống
Trang 24Hình 1.1 Cấu trúc bên ngoài của khung giá N63E-22 của MA5600T
1.1.2 Vị trí lắp đặt các thành phần thiết bị bên trong của khung giá N63E-22
Tại các vị trí lắp ngăn giá vào giá máy, hãng Huawei đã thiết kế sẵn các thanh ray định vị và các ốc vít cố định thiết bị Khi tiến hành lắp đặt các thành phần này cần đưa
Trang 25còn lại trên giá máy nhằm mục đích để đối lưu không khí và vị trí để thực hiện lắp đặt cáp nguồn, cáp tín hiệu
Hình 1.2 : Vị trí lắp đặt các thiết bị bên trong tủ N63E-22
1.2 Quy trình lắp đặt khung giá N63E-22
1.2.1 Các bước chuẩn bị
1.2.1.1 Khảo sát vị trí lắp đặt thiết bị trong tổng đài
- Phòng tổng đài phải có không gian đủ rộng để thực hiện việc lắp đặt thiết bị và có vị trí dành cho việc mở rộng thiết bị đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao trong tương lai Sàn nhà phải chắc chắn và chịu được trọng lượng của thiết bị Phòng lắp đặt thiết bị phải có sẵn giá ODF, máng cáp, cầu cáp, lỗ cáp…phục vụ cho việc kéo các cáp nguồn, cáp quang kết nối tới thiết bị
Trang 26- Phòng lắp đặt thiết bị không được đặt nhiệt độ cao, đảm bảo nhiệt độ phòng không quá
350C, không có bụi, không có khí độc hại, không có vật liệu dễ cháy nổ, không nhiễu điện từ … nguồn điện một chiều cung cấp chuẩn cho thiết bị là -48VDC, dải biến đổi từ -38.4 VDC tới -57.6VDC, có nguồn đất bảo vệ và chống sét
1.2.1.2 Tháo rời các thành phần của khung giá
Trước khi thực hiện lắp đặt khung giá thiết bị, chúng ta cần thực hiện tháo rời cánh cửa và các tấm bảo vệ hai bên sườn để thuận tiện cho việc lắp đặt và thi công các loại cáp tín hiệu
Hình 1.3 : Cách tháo cảnh cửa của khung giá
Trang 27
Hình 1.4 : Tháo các tấm bảo vệ ở hai bên khung giá
1.2.2 Quy trình lắp đặt khung giá thiết bị
● Đánh dấu vị trí lắp đặt : Sau khi thực hiện khảo sát, thiết kế vị trí lắp đặt thiết bị, thực
hiện đánh dấu vị trí lắp đặt khung giá và các vị trí bắt vít cố định khung giá thiết bị
Hình 1.5 : Đánh dấu vị trí lắp đặt khung giá và các vị trí bắt vít cố định khung giá
● Khoan lỗ bắt vít cố định khung giá
Trang 28Thực hiện khoan 4 lỗ bắt vít xuống sàn nhà phòng lắp đặt thiết bị tại vị trí đã đánh dấu Sử dụng mũi khoan đường kính ø16mm để khoan xuống sàn, các lỗ khoan phải đảm bảo có chiều sâu bằng chiều dài của nở bắt vít
Hình 1.6 : Sử dụng khoan để tạo lỗ bắt vít cố định thiết bị
Lưu ý: Các lỗ khoan phải đảm bảo đúng vị trí đã đánh dấu, với những sàn nhà cứng và trơn trượt chúng ta cần dùng vật nhọn để đục lỗ trước khi khoan Giữ khoan vững chắc đảm bảo rằng mũi khoan phải thẳng đứng xuống sàn nhà, các lỗ khoan phải đều nhau và
có chiều sâu giống nhau
● Đóng vít nở xuống các vị trí lỗ vừa khoan: Sau khi thực hiện khoan xong các lỗ bắt
vít, chúng ta đưa vít nở vào các lỗ này và dùng búa đóng các vít nở này xuống
Trang 29Hình 1.7 : Đóng vít nở xuống các lỗ vừa khoan
Tiếp đó tiến hành tháo các bu lông ốc vít ra ngoài
Hình 1.8 : Tháo bu long ốc vít ra khỏi bộ ốc vít
● Đặt thiết bị vào và bắt vít cố định thiết bị: Thực hiện đưa tủ thiết bị đã được tháo rời
cánh cửa, tấm lọc gió và các tấm bảo vệ hai bên vào đúng vị trí đã đặt vít nở và tiến hành bắt vít để định vị khung giá
Trang 30Hình 1.9: Bắt vít cố định thiết bị
● Kiểm tra trở kháng giữa khung giá và sàn nhà: Sau khi bắt vít cố định khung giá thiết
bị, cần tiến hành đo kiểm tra trở kháng giữa khung giá và sàn nhà Yêu cầu của việc lắp đặt đã được thực hiện tốt là trở kháng giữa khung giá và sàn nhà phải lớn hơn 5MegaΏ
Hình 1.10 : Kiểm tra trở kháng giữa khung giá và sàn nhà
Trang 311.3 Quy trình lắp đặt các thiết bị vào khung giá
Như đã đề cập, một khung giá N63E – 22 đầy đủ bao gồm 01 khối nguồn PDU và
02 Ngăn giá MA5600T
1.3.1 Quy trình lắp đặt khối nguồn và cảnh báo PDU
Thiết bị phân phối nguồn một chiều và cảnh báo (PDU) sử dụng trong tủ thiết bị GPON là loại I – kiểu DC PDU Khối thiết bị này được lắp vào vị trí trên cao nhất của tủ thiết bị Để lắp đặt chúng ta đưa khối phân phối nguồn và cảnh bảo vào vị trí đã được thiết kế phía trên bên trong tủ của rồi tiến hành bắt các ốc vít cố định chắc chắn khối này vào khung giá thiết bị
Hình 1.11 : Khối nguồn và cảnh báo PDU của thiết bị
1.3.2 Quy trình lắp đặt các ngăn giá của MA5600T
Trong mục này chúng ta đưa ra quy trình lắp đặt các ngăn giá MA5600T vào trong khung giá N63E-22 Trước khi thực hiện lắp đặt, kỹ thuật viên phải thực hiện đeo dây chống tĩnh điện ESD hoặc đeo găng tay chống tĩnh điện có nối đất bảo vệ Tiếp đó xác định vị trí lắp ngăn giá trên khung giá và đặt ngăn giá lên trên thanh ray định vị thiết bị
đã có trên khung giá sau đó nhẹ nhàng đẩy ngăn giá vào đúng vị trí lắp đặt Tiến hành bắt vít cố định thiết bị
Hình 1.12 : Lắp đặt ngăn giá MA5600T vào khung giá
Trang 321.3.3 Quy trình lắp đặt các card vào ngăn giá MA5600T
Khi thực hiện lắp đặt card vào ngăn giá MA5600T, kỹ thuật viên phải đeo dây chống tĩnh điện có nối với đất bảo vệ Thực hiện cầm và kéo 2 chốt của card ra phía ngoài, đưa Card vào đúng thanh ray trượt ở phía trên và dưới của khe dự định cắm card trên ngăn giá MA5600T, nhẹ nhàng đẩy card vào đúng vị trí Tiếp đó đẩy 2 chốt của card vào vị trí khoá, rồi tiến hành vặn vít cố định card ở 2 đầu
Hình 1.13: Quy trình lắp card vào ngăn giá MA5600T
1.3.4 Quy trình lắp đặt thiết bị quạt
Khi thực hiện lắp đặt khay quạt vào ngăn giá MA5600T, kỹ thuật viên phải đeo dây ESD có nối với nguồn đất bảo vệ Đặt quạt vào vị trí quạt có thanh ray trượt hai bên
ở phía trên ngăn giá MA5600T, cầm vào tay đỡ phía trước quạt rồi nhẹ nhàng đẩy quạt vào đúng vị trí, sau đó tiến hành vặn vít cố định quạt ở 2 đầu
Trang 331.3.5 Quy trình nối nguồn cho ngăn giá MA5600T
Ngăn giá thiết bị N63E-22 sử dụng 02 đường cấp nguồn độc lập kèm connector nguồn tiêu chuẩn của hãng được đưa từ khối phân phối nguồn PDU tới vị trí lắp ngăn giá MA5600T Một nguồn được nối với card nguồn PRTE thuộc khe 21 và nguồn còn lại được nối với card nguồn PRTE thuộc khe 22
Hình 1.15 : Dây cấp nguồn cho ngăn giá MA5600T của khung giá N63E-22
Hình 1.16 : Vị trí cắm Connector nguồn cho Ngăn giá MA5600T
1.4 Quy trình đấu nối nguồn và đất cho thiết bị
Sau khi lắp đặt xong khung giá và các thiết bị thành phần trong tủ, chúng ta tiến hành đấu nối nguồn DC và đất cho thiết bị Các dây nguồn được kéo đến từ tủ phân phối nguồn một chiều được sau khi thực hiện bấm đầu cốt được vào các chân của phiến đấu
Trang 34nguồn trong khối PDU Tương tự với nguồn đất bảo vệ chúng ta thực hiện kéo dây đất từ phiến tiếp đất bảo vệ chính của phòng lắp đặt thiết bị, sau khi đầu dây được bấm đầu cốt, tiến hành lắp đặt dây đất vào điểm đấu đất của khung giá trên đỉnh giá
Hình 1.17 : Đấu nối nguồn thiết bị một chiều DC và nguồn đất bảo vệ
Trang 35
Lưu ý :
Trong quá trình lắp đặt hay di dời cáp nguồn và cáp đất, cáp đất là cáp luôn được lắp đặt trước tiên và thu hồi cuối cùng Thiết bị có độ nhạy tĩnh điện cao nên khi thao tác với thiết bị, người thao tác phải tiếp đất bằng vòng dây tiếp đất được cắm vào
lỗ phía trước khung giá
1.5 Quy trình lắp đặt các loại cáp trong tủ thiết bị
Các loại cáp tín hiệu của thiết bị GPON MA5600T đều phải tuân thủ các quy trình lắp đặt đối giống như đối với các loại cáp khi thi công trong khung giá, trên cầu cáp, máng cáp Các cáp khi thi công trong khung giá và trên cầu cáp, máng cáp phải đảm bảo tính mỹ quan sắp xếp có tầng, lớp gọn gàng và được buộc chắc chắn
Với các phòng tổng đài có giá đỡ cáp ở trên cao thì ta thực hiện định hướng các loại cáp trung kế vào thuê bao theo hướng từ trên nóc tủ xuống
Hình 1.18 : Cáp tín hiệu từ trên cầu cáp, máng cáp vào phía trên tủ thiết bị
Trang 36Hình 1.19 : Cáp tín hiệu từ phía dưới sàn đi lên khung giá thiết bị
Trang 37Hình 1.20 : Quy trình đấu nối và hướng đi dây quang trong khung giá
Hệ thống cáp quang gồm các dây nhảy quang là thành phần thiết bị đấu nối cổng Uplink của MA5600T tới hệ thống mạng MEN-Switch hoặc đấu nối trực tiếp giữa các MA5600T theo mô hình chuỗi thông qua các cổng quang trên thiết bị và đấu nối giữa cổng PON của MA5600T với các bộ Splitter
Vật tư thiết bị thi công:
- Dây nhảy quang thường là các loại: SC/PC - LC/PC hoặc FC/PC – LC/PC để đấu nối Uplink cho thiết bị MA5600T và SC/PC – SC/PC hoặc SC/PC – FC/PC để đấu nối cổng PON trên MA5600T với các Splitter
- Máng đi cáp quang hoặc ống gen bảo vệ đường kính 30mm
- Lạt nhựa, dao, kìm cắt
- Giấy nhãn đánh dấu, ghi chú 2 đầu dây nhảy
Trang 38Dây nhảy quang được thi công qua lỗ phía trên hoặc lỗ phía dưới chân tủ thiết bị, được đi trong ống gen bảo vệ cạnh hai bên sườn khung giá, sau đó đi ra đến card PON, card điều khiển hoặc card trung kế Hình 1.20 mô tả đường đi của dây nhảy quang:
● Cắm Module SFP cho MA5600T: Module SFP Uplink là module chuyển đổi quang điện được cắm vào module quang trên card Uplink (GICK) của MA5600T Module SFP
có thể là loại single-mode hoặc multi-mode tùy theo đầu Downlink của MEN-E, hiện nay tại VTHN đang sử dụng loại single – mode
● Module SFP PON là module chuyển đổi quang điện được cắm vào module quang trên card PON (GICK) của MA5600T Module SFP PON là loại single-mode
● Đầu nối dây nhảy quang để tạo kết nối truyền dẫn cho MA5600T: Đối với thiết bị MA5600T đầu dây nhảy quang có connector cắm tại Uplink của MA5600T là loại LC/PC
và cắm tại cổng PON là SC/PC Hiện nay tại một số trạm viễn thông vẫn còn sử dụng loại đầu nối SC/PC hoặc FC/PC được sử dụng để kết nối với ODF của hệ thống truyền dẫn quang
Hình 1.21: Các loại đầu nối của dây nhảy quang sử dụng cho MA5600T
Trang 39CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH KIỂM TRA PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM THIẾT BỊ MA5600T
SAU KHI LẮP ĐẶT
2.1 Các bước kiểm tra phần cứng sau khi lắp đặt
Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động khai thác, ta cần phải tiến hành đo kiểm tra một số các giá trị như trị số đất, đo cáp quang kết nối giữa các node, nguồn cung cấp cho thiết bị…
2.1.1 Kiểm tra lắp đặt khung giá
Sau khi lắp đặt phần cứng xong, chúng ta cần kiểm tra chất lượng lắp đặt giá máy
- Giá máy cần được lắp đặt một cách chắc chắn, chính xác đúng quy cách, đảm bảo không bị biến dạng, bóp méo
- Các phụ kiện bên trong phải được lắp đặt chính xác và đúng cách Cánh cửa và khoá cửa phải mở và đóng đúng quy định
- Các thành phần hoạt động bên trong giá máy phải hoạt động ở trạng thái bình thường
- Các thao tác tháo lắp các thiết bị thành phần bên trong phải được hoàn thành, các
ốc vít cố định thiết bị phải được bắt chặt và có thể dễ dàng tháo dỡ khi cần Không có các thành phần dư thừa như cáp, ốc vít ở trên nóc tủ hoặc dưới gầm tủ, các lỗ hổng phía dưới sàn nếu có phải được bịt kín
- Dây đeo chống tĩnh điện ESD phải được nối vào vị trí quy định trên giá máy
2.1.2 Kiểm tra lắp đặt cáp nguồn, cáp đất
Trước khi bật nguồn cho thiết bị, phải tiến hành đo kiểm để đảm bảo về trị số và cực tính của mỗi connetor nguồn cung cấp Việc lắp đặt phải đảm bảo:
- Chân nguồn NEG-11 và RTN-11 được nối với card nguồn ở khe 21 của ngăn giá
số 1 - Chân nguồn NEG-12 và RTN-12 được nối với card nguồn ở khe 22 của ngăn giá số 1 - Chân nguồn NEG-31 và RTN-31 được nối với card nguồn ở khe 21 của ngăn giá số 2 - Chân nguồn NEG-32 và RTN-32 được nối với card nguồn ở khe 22 của ngăn giá số 2
2.1.3 Kiểm tra đi cáp trong tủ
Sau khi thực hiện kéo cáp tín hiệu, thực hiện kiểm tra xem việc kết nối, luồn ống gen, uốn cong, dán nhãn Các sợi cáp mảnh khi đi ra ngoài tủ phải được cho vào ống gen hoặc đi vào máng cáp ODF Các đầu connector cáp phải được bảo vệ hoặc làm
Trang 40sạch và không biến dạng đảm bảo suy hao theo quy định, các connector phải được cắm chính xác và đúng cách
Việc đi cáp nguồn cáp đồng phải được thực hiện đúng theo thiết kế kỹ thuật, không bị gập xoắn Cáp phải được đi trong máng cáp hoặc được buộc chặt vào cầu cáp Các sợi cáp phải được xếp lớp gọn gàng, các sợi cáp mảnh, sợi đơn phải được cho vào ống bảo vệ Khi cáp đi dưới sàn thì chiều cao cáp không quá 75% chiều cao gầm sàn để đảm bảo giảm khả năng tĩnh điện của gầm sàn
Nhãn cáp phải được ghi đúng cách và chính xác, nhãn cáp phải gọn gàng có bề mặt quay cùng 1 hướng, được dán cách connector khoảng 2 cm
2.2 Quy trình vận hành, khai thác, bảo dưỡng và quản lý thiết bị
Vận hành liên quan đến khai thác, kết nối, bảo dưỡng và quản lý vận hành sau khi lắp đặt xong phần cứng Điều này đảm bảo rằng thiết bị này hoạt động trong trạng thái bình thường theo các thông số kỹ thuật thiết kế
2.2.1 Các bước chuẩn bị vận hành thiết bị
Để quá trình vận hành thiết bị đảm bảo chúng ta phải kiểm tra phần cứng, phần mềm, các công cụ dụng cụ, các tham số quy hoạch
● Kiểm tra phần cứng gồm có kiểm tra nguồn DC và đất bảo vệ, các cáp tín hiệu và connector, các thiết bị kết nối lớp trên, các loại card lắp đặt trong thiết bị
●Các connector cáp đất bên ngoài và cáp đất bảo vệ bên trong
tủ có kết nối đúng cách tránh lỗi thiết bị
●Đảm bảo nguồn cấp cho thiết bị ổn định