1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuc trang an ninh luong thuc tai viet nam va cac 73152

60 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 97,36 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (1)
  • 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu (2)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (2)
    • 2.2. Phạm vi nghiên cứu (2)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu (3)
    • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu (3)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (3)
  • 4. Vấn đề nghiên cứu (3)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (3)
  • Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn về an ninh lương thực (4)
    • 1. Khái niệm, vai trò của an ninh lương thực (4)
      • 1.1. Khái niệm an ninh lương thực (4)
      • 1.2. Vai trò của an ninh lương thực đối với đời sống xã hội (5)
    • 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh lương thực (6)
    • 3. Đặc điểm tình hình an ninh lương thực thế giới và những ảnh hưởng đối với Việt Nam (8)
      • 3.1. Đặc điểm tình hình an ninh lương thực thế giới (8)
      • 3.2. Những ảnh hưởng của tình hình an ninh lương thực thế giới đối với Việt Nam (15)
  • Chương II Thực trạng vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam (20)
    • 1. Khái quát về đặc điểm kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2009 (20)
      • 1.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009 (20)
      • 1.2. Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006-2009 (26)
      • 1.3. Tiềm năng sản xuất lương thực, thực phẩm của Việt Nam (27)
    • 2. Thực trạng tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2009 (31)
    • 3. Nhận xét chung về tình hình an ninh lương thực Việt Nam giai đoạn 2006-2009 (35)
      • 3.1. Thành tích đã đạt được (35)
      • 3.2. Khó khăn (45)
      • 3.3. Nguyên nhân của khó khăn (48)
  • Chương III Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn về bảo đảm an ninh lương thực tại Việt Nam (51)
    • I. Phương hướng bảo đảm an ninh lương thực (51)
    • II. Hệ thống các giải pháp (53)
      • 1. Giải pháp thúc đẩy sản xuất (53)
      • 2. Một số giải pháp thực hiện cụ thể (55)
  • Kết Luận.....................................................................................................57 (57)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam nhằm phản ánh thực tiễn tình hình an ninh lương thực quốc gia, đồng thời tìm hiểu những ảnh hưởng của tình hình an ninh lương thực thế giới đối với Việt Nam, từ đó góp phần làm sáng tỏ nội dung, yêu cầu về an ninh lương thực ở ViệtNam trong quá trình phát triển đất nước Đồng thời, góp phần bổ sung phương pháp nghiên cứu, đánh giá an ninh lương thực quốc gia, phân tích điều kiện, khả năng cũng như các trở ngại của Việt Nam trong quá trình phát triển để đề ra giải pháp thực hiện an ninh lương thực một cách bền vững

Nhiệm vụ nghiên cứu

Trước hết hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan vấn đề an ninh lương thực Sau đó, phản ánh thực tiễn tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam,khẳng định những thành công đã đạt được và tìm ra những khó khăn bất ổn còn tồn tại trong hoạt động bảo đảm an ninh lương thực tại Việt Nam để có những giải pháp phù hợp.

Vấn đề nghiên cứu

Tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Bài luận văn được viết ra dựa trên phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải các tài liệu thu được từ Tổng công ty lương thực Miền Bắc và kết hợp với quan sát, phỏng vấn đề thu thập thông tin thực tế

Kết cấu của chuyên đề gồm có ba phần:

Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh lương thực.

Chương II : Thực tiễn tình hình an ninh lương thực tại Việt NamChương III : Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những bất ổn.Sau đây ta đi vào dàn ý chi tiết từng chương :

Cơ sở lý luận và thực tiễn về an ninh lương thực

Khái niệm, vai trò của an ninh lương thực

1.1 Khái niệm an ninh lương thực

Khái niệm về an ninh lương thực được Tổ chức Lương - Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra vào thập niên 80 của thế kỷ trước với ba nội dung để một nước được cho là bảo đảm an ninh lương thực: (1) Có đủ lương thực cho cả nước, (2) Có khả năng cung cấp lương thực ổn định và điều hòa cho mọi người đang sống trên lãnh thổ và (3) tất cả mọi người dân có đủ khả năng mua lương thực khi cần Ba nội dung này đã được Ủy ban An toàn lương thực thế giới và Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên Hiệp Quốc thừa nhận sau một thời gian dài tranh cãi vì nhận thấy đây là những yêu cầu khắc nghiệt Một quan điểm khác cho rằng một quốc gia được xem là đạt an ninh lương thực khi tỷ lệ tăng sản lượng lương thực hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng dân số.

An ninh lương thực là một trạng thái mà không lúc nào con người bị đói, nghĩa là họ có đủ các chất dinh dưỡng cho một cuộc sống hiệu quả, hoạt bát và khỏe mạnh Tuy nhiên sẵn có nguồn lương thực chưa phải một điều kiện để bảo đảm an ninh, bởi vì con người vẫn có thể bị chết đói khi lương thực dồi dào Trong một thế giới tiến bộ như ngày nay vẫn còn hơn

800 triệu người bị đói Vấn đề chủ yếu ở chỗ việc phân phối lương thực kém hiệu quả và con người thiếu khả năng mua hàng Qua đó có thể thấy ngoài nhân tố ảnh hưởng của thiên tai đối với khả năng sản xuất lương thực, các chính sách và trình độ quản lý kinh tế của các chính phủ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo đảm nguồn cung cấp lương thực cũng như thu nhập cho người dân.

Mục tiêu chiến lược an ninh lương thực của Việt Nam đến năm 2020 là: “Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực ở từng hộ gia đình và trên phạm vi toàn quốc trong mọi tình huống bằng việc đẩy mạnh phát triển sản xuất lương thực, chủ yếu là lúa và ngô trên cơ sở ổn định diện tích đất lúa nước, tăng cường thâm canh tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả và thu nhập cho người sản xuất lương thực, tăng khả năng tiếp cận đủ lương thực của mọi người dân trong mọi tình huống”.

1.2 Vai trò của an ninh lương thực đối với đời sống xã hội

Theo các tài liệu chính thức của Liên Hợp Quốc, an ninh lương thực là một trong 7 nhân tố cấu thành an ninh con người cùng với các nhân tố khác đó là: an ninh kinh tế, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị

An ninh lương thực đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cong người An ninh lương thực đảm bảo cho người dân có đủ lương thực để dùng trong một thời gian dài Một nền kinh tế có an ninh lương thực tốt nghĩa là người dân sống trong đó không còn phải lo về việc thiếu lương thực hay không đủ khả năng để mua lương thực khi cần thiết Đặc biệt trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh ở các nước đang phát triển cùng với việc sử dụng lúa gạo vào những mục đích khác nhau thì vấn đề an ninh lương thực ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết.Theo ông Jean Ziegler, một đại diện của Liên Hợp Quốc nhận xét: “ việc dùng cây lương thực để sản xuất khối lượng lớn nhiên liệu sinh học là một tội ác vì nó tác động trực tiếp tới giá lương thực trên toàn cầu, đe doạ cuộc sống của hàng triệu người” Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng gạo làm lương thực để dự trữ Số lượng gạo dự trữ này hàng năm đều tăng do vấn đề tăng dân số Khi gặp sự cố bất ngờ như thiên tai bão lũ mùa màng thất bát thì Chính Phủ các nước sẽ sử dụng dến lượng lương thực dự trữ này cứu trợ nhân dân.

Vấn đề an ninh lương thực hiện nay đang đứng trước những báo động nghiêm trọng Theo định nghĩa về an ninh lương thực: “an ninh lương thực là khả năng tất cả mọi người ở mọi lúc có đủ lương thực cho việc duy trì cuộc sống khỏe mạnh và đáp ứng yêu cầu hoạt động thể chất bình thường, kể cả hoạt động lao động của con người ” Song thực tế thì khả năng này ngày nay đang dần bị đe dọa một cách nghiêm trọng Bằng chứng xác thực nhất là cuộc khủng hoảng lương thực trong năm 2008 vừa xảy ra Hàng loạt những tín hiệu về việc thiếu lương thực trên thế giới đã được phát đi Kết quả là cuộc chạy đua tăng giá lúa gạo trên thị trường thế giới Vì vấn đề này mà ở một số nước những biến động về chính trị, xã hội đã gây ảnh hưởng đến đời sống người dân Tại Thái Lan, chính phủ đã phải triển khai quân đội để ngăn chặn tình trạng cướp lương thực trên cánh đồng và các nhà kho Trong tháng qua, nhiều vụ bạo động đã xảy ra tại các nước như Ai Cập, Indonesia, Philippines, Bangladesh, do cuộc khủng hoảng lương thực Tình trạng bất ổn vì thiếu lương thực cũng đã xảy ra tại nhiều nơi thuộc châu Á Sự cảnh báo về một "thời kỳ xung đột kéo dài" và sẽ xuất hiện các dạng xung đột mới khác bắt nguồn từ việc thiếu lương thực và giá cả tăng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh lương thực

Về lương thực, chủ yếu có ba loại ngũ cốc: lúa gạo, lúa mì, ngô với quá nửa diện tích đất đai trồng trọt trên hành tinh Chỉ riêng lúa gạo và lúa mì cung cấp chừng 40% năng lượng về thức ăn của loài người

Lúa gạo là cây lương thực quan trọng hơn cả do nó thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu và sinh thái rất khác nhau: nhiệt đới, ôn đới, vùng cao, khô, vùng thấp có nước

Lúa mì đứng hàng thứ hai sau lúa gạo về cây lương thực chủ yếu Lúa mì thích nghi với khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh ẩm, năng suất bình quân khoảng

20 tạ/ha trên diện tích 210 triệu ha và tổng sản lượng thế giới là 355 triệu tấn.

Ngô là loại cốc đứng thứ ba, sản lượng ngô trên thế giới khoảng 322 triệu tấn với 40% diện tích tập trung ở Bắc và Trung Mỹ Xét về giá trị dinh dưỡng thì lúa có năng lượng tổng số - 234 Kcal/100g và protein - 4,4%, còn ở ngô là 327 Kcal/100g và 7,6% Tuy nhiên, lúa gạo có khá đầy đủ các loại axit amin cần thiết, trong khi đó, ngô thiếu hẳn hai loại quan trọng mà cơ thể không thể tổng hợp được là lizin và priptophan

Tuy nhiên, hiện nay an ninh lương thực đang đối diện với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu lương thực Con người không có đủ lương thực để sống vì sản lượng lương thực đang giảm sút đến mức báo động Chính vì vậy, sản lượng lương thực là nhân tố tiên quyết đến vấn đề an ninh lương thực không chỉ cho mỗi quốc gia mà còn cho toàn cầu. Muốn giải quyết được cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay thì trước hết cần có chiến lược tăng sản lượng lương thực, đảm bảo lương thực cho cả những vùng khó khăn nhất trên thế giới.

Khí hậu là một trong những yếu tố tác động đến sản lượng lương thực bởi, từ xưa tới nay việc sản xuất gieo trồng các cây lương thực phần lớn phụ thuộc vào thời tiết cụ thể là nguồn nước mưa và nhiệt độ Hiện nay 2/3 dân số trên thế giới đang sống ở các khu vực nông thôn, đa số tại các nước đang phát triển

Biến đổi khí hậu sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng về khí hậu, mưa nhiều ở các khu vực khí hậu ôn hòa nhưng lại gây ra hạn hán ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động nông nghiệp làm giảm sản lượng lương thực Châu Phi là châu lục dễ bị ảnh hưởng nhất khi lượng mưa giảm Sản lượng nông nghiệp đang giảm sút, gây ra nạn đói kém Theo TTXVN, Ủy ban Liên chính phủ về khí hậu thay đổi của LHQ dự kiến vào cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng cao từ 18 đến 59 cm và các đảo quốc nhỏ thuộc vùng châu thổ Mega ở châu Á nằm trong số những nơi bị đe dọa nghiêm trọng nhất.

Dân số là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh lương thực Dân số tăng sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ lương thực tăng, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp sẽ ít nhiều bị giảm đi do phải nhường cho đất sinh hoạt Khi cung về lương thực không kịp đáp ứng cầu lương thực sẽ dẫn đến khủng hoảng lương thực( thiếu lương thực, giá lương thực tăng…)

- Diện tích đất Nông nghiệp:

Cùng với dân số thế giới ngày càng tăng, các đô thị, trung tâm công nghiệp ngày càng nhiều thì tỉ lệ nghịch với nó là diện tích đất nông nghiệp ngày càng ít đi vì phải chuyển đổi mục đích sử dụng Chưa kể đến những tàn phá của con người gây ô nhiễm môi trường, đất bị xói mòn, bạc màu hiệu quả sử dụng không cao Đây là những tín hiệu không vui cho thế giới về vấn đề tăng năng suất lương thực

Sự phát triển là tất yếu, nhưng điều đáng nói là sự phát triển lọn xộn, thiếu quy hoạch đã làm cho nhiều quốc gia trên thế giới rơi vào tình trạng mất đất đai dành cho trồng trọt Vì vậy, mỗi quốc gia cần có những hành động rõ ràng, cụ thể hơn để bảo vệ đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững

- Tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới: Đây là một trong những nhân tố có tác động gián tiếp đến tình hình an ninh lương thực Nếu tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới ổn định thì sẽ là môi trường tốt để các ngành nông nghiệp phát triển và lương thực sẽ được đảm bảo Ngược lại, nếu có chiến tranh, bạo động, dịch bệnh…tàn phá thì chắc chắn an ninh lương thực sẽ bất ổn.

Đặc điểm tình hình an ninh lương thực thế giới và những ảnh hưởng đối với Việt Nam

3.1 Đặc điểm tình hình an ninh lương thực thế giới Đặc điểm 1: Thế giới đang đối phó với cuộc khủng hoảng lương

Thiều Đình Trọng KTNN 47 thực gây hậu quả nghiêm trọng

Chưa bao giờ, vấn đề an ninh lương thực lại được thế giới đặt ra một cách cấp bách như hiện nay Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2008, giá gạo luôn ở mức cao, hiện đã tăng khoảng 70% trong bối cảnh nguồn cung giảm mạnh Những bất ổn về an ninh lương thực ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của các nước và an ninh quốc tế Khủng hoảng lương thực có thể kích động làn sóng di cư, bạo loạn, khủng bố, trồng cây thuốc phiện Ðó là chưa kể các cuộc chiến tranh do nạn đói gây ra Các nhà phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng lương thực vẫn đang hiện hữu và vấn đề an ninh lương thực vẫn là bài toán khó giải Đánh giá mới nhất của FAO cho thấy tình hình khẩn cấp về lương thực vẫn còn hiện diện ở 34 quốc gia trên toàn thế giới Con số này đã giảm so với 39 nước theo đánh giá trước của CFS 26 trong số 34 nước này ở châu Phi, số còn lại chủ yếu ở châu Á và các vùng khác.

Tổng Giám đốc FAO J Diouf cho rằng, tình trạng mất an ninh lương thực hiện nay trên thế giới là "quá sức chịu đựng" và ông đã kêu gọi triệu tập Hội nghị cấp cao thế giới về khủng hoảng lương thực, dự kiến sẽ họp vào tháng 11 năm 2009 tại Roma (Italy) nhân kỳ họp lần thứ 36 của FAO.Ông Diouf cho biết, hội nghị nhằm tạo dựng sự đồng thuận của các quốc gia về mục tiêu cắt giảm nhanh chóng, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tình trạng đói ăn trên toàn cầu, đồng thời hình thành một trật tự lương thực thế giới mới Ông hy vọng hội nghị này sẽ tạo ra sự phối hợp chặt chẽ hơn trên toàn cầu trong nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực thế giới Dự kiến hội nghị cũng thảo luận về các vấn đề chính sách và cơ cấu của hệ thống nông nghiệp thế giới, đưa ra các giải pháp về chính trị, tài chính và kỹ thuật bền vững, nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu hiện nay.Từng quốc gia và cộng đồng quốc tế với vai trò chủ đạo của Liên hợp quốc đã và đang có nhiều nỗ lực, tăng cường hợp tác đấu tranh, chống chọi với cuộc khủng hoảng lương thực

1 0 Đặc điểm 2: Thiếu lương thực do những bất ổn về khí hậu Liên Hợp Quốc kêu gọi cả thế giới chung tay giải quyết nạn đói

Thị trường lương thực rất nhạy cảm với vấn đề khí hậu Khí hậu tác động đến hiệu quả thu hoạch lương thực và chất lượng của các sản phẩm lương thực Trong đó, hạn hán và rét đậm là hai nhân tố chính tác động trực tiếp đến sản lượng lương thực thế giới

Tại châu Phi, do chịu ảnh hưởng của yếu tố hạn hán đã dẫn đến tình trạng giảm thiểu lương thực của Kenya vào thời điểm cuối năm 2008. Tháng 09/2008, Chính phủ nước này cho biết, có tới 10 triệu dân trong tổng số 35 triệu dân của họ phải đối mặt với nguy cơ mất mùa. Để ứng phó với hạn hán đòi hỏi các quốc gia cần phải đưa ra các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực, góp phần làm giảm bớt những tổn thất do nó mang lại.

Tại “vựa lúa” châu Á, chính phủ các nước cũng đang phải nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp đầu mối cũng phải tiếp tục gom hàng và huỷ hợp đồng với đối tác xuất khẩu Chính phủ Thái-lan dự định đề xuất ASEAN thành lập "Quỹ và kho dự trữ thóc gạo" nhằm bảo đảm an ninh lương thực Kế hoạch trên nhằm ngăn chặn khả năng thiếu gạo trong các nước ASEAN, nơi có tổng dân số lên tới 550 triệu người, khi giá gạo tăng đột biến trên thị trường Là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Thái-lan sẽ lập các kho dự trữ riêng để phục vụ kế hoạch an ninh lương thực của ASEAN Bên cạnh đó, mỗi nước thành viên cùng đóng góp vốn hoặc thóc gạo cho quỹ này. Chính phủ các nước khu vực sẽ tính toán giá gạo dựa trên giá thị trường. Thái-lan đề nghị quỹ gạo dự phòng của ASEAN mỗi năm sẽ ở mức khoảng ba triệu tấn Thái-lan đánh giá kế hoạch trên không chỉ giúp tăng cường vai trò quản lý và bảo đảm an ninh lương thực cho ASEAN, mà còn nâng cao năng lực điều hành chương trình dự trữ gạo của chính phủ và góp phần

Thiều Đình Trọng KTNN 47 bình ổn giá gạo trên thị trường, giúp Thái-lan có thêm kênh bán gạo cho các nước thành viên ASEAN khác.

Tại Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/năm cũng áp đặt lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo, trừ gạo basmati, để đảm bảo có đủ lương thực cung cấp cho hơn một tỉ người và giảm sức ép tăng giá trong nước Theo FAO, lượng dự trữ lúa mì của thế giới hiện ở mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua Những năm trước, Quỹ Dự trữ an ninh lương thực thế giới là

140 triệu tấn gạo, nhưng đến năm nay chỉ còn 76 triệu tấn Trong năm 2007, nhu cầu lương thực trên thế giới cần 245 triệu tấn gạo, trong khi các nước sản xuất lương thực chỉ có thể sản xuất khoảng 240 triệu tấn

Với Pháp, đây là năm thứ ba liên tiếp nước này phải chứng kiến cảnh mất mùa lúa mì Năm 2006, đợt nắng nóng khủng khiếp đã làm cho ngành nông nghiệp Pháp thất thu, sản lượng nông nghiệp sụt giảm nghiêm trọng Bộ Nông nghiệp Pháp thông báo, sản lượng lúa mì năm nay sẽ tiếp tục giảm, chỉ có thể đạt 32,5 triệu tấn, thấp hơn 2,5% so với năm 2006 Ở Australia, sản lượng ngũ cốc theo vụ trong năm 2007 đã giảm từ 25 triệu tấn xuống còn 10 triệu tấn Ukraine cũng phải hạ chỉ tiêu xuất khẩu lương thực xuống dưới mức 2,5 triệu tấn để bảo đảm an ninh lương thực quốc nội. Chính sách tăng cường sản xuất nhiên liệu sinh học và giảm diện tích trồng cây lương thực và thiên tai lũ lụt nặng nề cũng đang làm cho Mỹ và Ðức có nguy cơ rơi vào tình trạng bất ổn về lương thực.

Nguy cơ thiếu lương thực đang đe dọa 28 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Zimbabwe và Lesotho ở châu Phi An ninh bất ổn ở miền nam Somalia và Sudan trở thành nguyên nhân chính khiến người dân ở các khu vực này khó kiếm được thức ăn, nhất là ở vùng Darfur của Sudan. Ðể bảo vệ người dân các nước nghèo, giải pháp duy nhất là thúc đẩy nông nghiệp phát triển Tuy nhiên, những năm gần đây, các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển vẫn chưa đem lại hiệu quả Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay cũng hạn chế

1 2 khả năng vay vốn của nông dân, trong khi tình trạng sụt giảm trao đổi mậu dịch toàn cầu khiến các nhà nhập khẩu lương thực lo ngại Trước tình trạng người dân các nước nghèo luôn phải sống trong cảnh thiếu ăn, các tổ chức quốc tế đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi các nước giàu thể hiện trách nhiệm của mình và tăng cường trợ giúp các nước nghèo FAO cho biết, để đẩy lùi nạn đói mỗi năm thế giới chỉ cần chi thêm khoảng 30 tỷ ơ-rô nhằm khuyến khích sản xuất hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp.

Trong bối cảnh này, mới đây, Tổng thống Mỹ B Obama thông báo, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Mỹ sẽ tăng gấp đôi viện trợ lương thực và nông nghiệp dành cho châu Phi, Mỹ la-tinh và các khu vực nghèo khác, lên hơn một tỷ USD Ông Obama nêu rõ, mục tiêu của Mỹ là "trao cho người dân công cụ mà họ cần để tự thoát khỏi nghèo đói" Trong khi đó, Pháp dự định thành lập một quỹ đầu tư để hỗ trợ phát triển nông nghiệp châu Phi. Tuy nhiên, các chuyên gia của FAO chỉ rõ rằng, trong khi nhu cầu nông sản thế giới gia tăng, hiện tượng biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm nguy cơ thiếu ăn và bùng nổ giá cả, các nước giàu vẫn tiếp tục không chú ý đúng mức tới vấn đề lương thực Ðiều đó được thể hiện rõ tại Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) mới đây khi an ninh lương thực không phải là chủ đề ưu tiên Các chuyên gia cảnh báo, những hình ảnh về nạn đói và tình trạng bạo động do thiếu lương thực tại châu Á, châu Phi, Mỹ la-tinh cách đây đúng một năm vẫn còn nóng hổi. Đặc điểm 3: Giá lương thực tăng đến mức chóng mặt

Kể từ năm 2002, giá lương thực quốc tế bắt đầu có dấu hiệu tăng và thể hiện rõ nét nhất qua những năm gần đây Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, chỉ tính riêng năm 2007, giá lương thực đã tăng 42% Đến năm 2008, giá mặt hàng này tiếp tục leo thang Các chuyên gia đã đưa ra những nguyên nhân chủ yếu đó là: nhu cầu về lương thực trên thế giới cao, sự phát triển của nhiên liêu sinh học đã lấn át nguồn lương thực, giá dầu tăng dẫn đến việc gia tăng giá thành sản xuất và vận chuyển lương thực, biến đổi khí hậu dẫn đến chất lượng

Thiều Đình Trọng KTNN 47 nguồn lương thực bị giảm sút và ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ trên thị trường. Đến cuối nửa năm 2008, tuy giá lương thực, dầu mỏ và các mặt hàng khác có dấu hiệu lắng xuống nhưng vẫn duy trì ở mức cao Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), khoảng cách giá lương thực thế giới đầu và cuối năm đã giảm 50% Tuy nhiên so với những năm trước đây, giá gạo trên thế giới vẫn cao Tính đến tháng 10, chỉ số giá lương thực theo FAO tăng 28% so với năm 2006

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động không nhỏ đến giá lương thực Tháng 10 vừa qua, chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert B Zoellick đã chỉ ra rằng: "trong khi nhân dân các quốc gia phát triển quan tâm chủ yếu đến khủng hoảng kinh tế thì rất nhiều người thuộc các nước đang phát triển lo lắng về ảnh hưởng của giá lương thực và nhiên liệu đang đè nặng lên nền kinh tế của họ" Theo thống kê của WB, năm 2008 số người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực đã tăng lên 44.000.000 người với tổng số là 967 triệu người. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế nên rất có thể kinh tế của những quốc gia đang phát triển trong năm tới sẽ có dấu hiệu chậm lại, nguồn thu từ kiều hối cũng giảm đi đáng kể Từ đó dẫn đến việc kinh tế nông thôn trở thành nguồn thu chính của những quốc gia này.

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khủng hoảng lương thực được tổ chức vào tháng 6-2008 tại Roma nhằm tìm giải pháp cấp bách cho vấn đề này Theo Ngân hàng Thế giới (WorldBank) cảnh báo giá lương thực sẽ còn biến động mạnh trong năm 2008, 2009 và tiếp tục ở mức cao Tại phiên bế mạc Hội nghị mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tạiWashington ông Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), DominiqueStrauss-Kahn nhận đinh "Giá lương thực nếu vẫn tiếp tục đà gia tăng như hiện nay sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp Hàng trăm nghìn người có nguy cơ bị chết đói, dẫn tới sự sụp đổ của các môi trường kinh tế".

Thực trạng vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam

Khái quát về đặc điểm kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2009

1.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009

Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -

2010 nước ta đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức Sự phát triển kinh tế - xã hội các năm 2006 và năm 2007 trong tình hình chính trị, xã hội ổn định và kế thừa được nhiều thành tựu to lớn đã đạt được Tuy nhiên, từ cuối năm 2007 và đặc biệt là năm 2008 tình hình kinh tế thế giới diễn biến theo chiều hướng phức tạp và không ổn định; sự biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, xảy ra nhiều hơn đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội nước ta.

Dự báo từ nay cho đến năm 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều biến động tạo ra cả cơ hội và thách thức đối với nước ta.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2008

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2008

Về tăng trưởng kinh tế, trong hai năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt mức cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra Tốc độ tăng GDP năm 2006 là 8,23%, năm 2007 tăng cao hơn là 8,48% Đến năm 2008 do tác động lớn của suy thoái kinh tế, cùng với những khó khăn ở trong nước tăng trưởng kinh tế có chậm lại, chỉ đạt 6,23% Bình quân 3 năm tăng trưởng kinh tế đạt 7,65%/năm, cao hơn mục tiêu kế hoạch đề ra là 7,5-8% và cao hơn bình quân giai đoạn 2001-2005 là

7,5% Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2009 ước tính tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008, Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I năm nay tuy thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây, nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới bị suy giảm mạnh mà nền kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng như trên là một cố gắng rất lớn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5-8% bình quân trong 5 năm 2006-2010, đòi hỏi sự quyết tâm cao và nỗ lực của tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân

Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế trong 2 năm 2006-2007 chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng chậm so với mục tiêu đề ra Đến năm 2008, do sự giảm sút tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp lại bị đẩy lên cao, trong khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm xuống: tỷ trọng nông nghiệp chiếm 22% GDP; công nghiệp và xây dựng chiếm 39,9% GDP; dịch vụ 38,1% GDP

Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành trong giai đoạn 2006- 2008

Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng

Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2008

Khả năng năm 2009 cơ cấu giá trị GDP khu vực nông nghiệp chỉ đạt được khoảng 20%, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (15-16%); cơ cấu giá trị GDP khu vực công nghiệp và xây dựng đến năm 2009 chỉ đạt 40,8% (mục tiêu kế hoạch 43-44%); cơ cấu dịch vụ phấn đấu đạt kế hoạch (40- 42%)

Bảng 3: Cơ cấu lao động giai đoạn 2006-2008

Tỷ lệ lao động trong Nông-Lâm-Ngư

Tỷ lệ lao động trong Công nghiệp-xây dựng (%)

Tỷ lệ lao động trong dịch vụ (%) 24,5 25,5 26,8

Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2008

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch, tỷ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng lao động năm 2008 còn 53,4% so với năm 2006 là 57,3%; công nghiệp và xây dựng là 19,8% so với năm 2006 là 18,2%; dịch vụ tăng lên 26,8% so với 24,5% năm 2006 Đến năm 2010 dự kiến cơ cấu lao động các khu vực phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ nông lâm ngư nghiệp trong tổng lao động khả năng đến năm 2010 dự kiến khoảng 49,5%.

Về xuất nhập khẩu, sau 2 năm gia nhập WTO, với việc thực hiện mạnh mẽ chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng cả thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới có nhiều tiềm năng, đồng thời nhờ yếu tố tăng giá nhiều mặt hàng chủ lực, đã giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, gấp rưỡi chỉ tiêu kế hoạch đề ra Tổng kim ngạch xuất khẩu 3 năm 2006-2008 đạt 151,3 tỷ USD, bình quân tăng 24,7%/năm Năm 2009, giá và lượng một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm hơn so với năm 2008, tình hình kinh tế thế giới biến động, chi tiêu của người dân tại các nước là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như: Mỹ và EU ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 chỉ tăng khoảng 5-6% so với năm 2008 Tuy nhiên, khả năng xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng trở lại vào năm 2010, khi thương mại toàn cầu năm 2010 dự báo phục hồi.

Về nhập khẩu, giá dầu và các nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu (vật liệu xây dựng, phân bón ) cho sản xuất có khả năng giảm, nhưng vẫn ở mức cao, dự báo sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của Việt Nam Với những nhận định trên, dự báo đến 2010 tăng trưởng kim ngạch

Thiều Đình Trọng KTNN 47 xuất khẩu sẽ đạt khoảng 22%, tương đương với 110 tỷ USD vào năm 2010, phấn đấu giảm nhập siêu xuống khoảng 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người đã đạt xấp xỉ mục tiêu kế hoạch 5 năm: năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 62,9 tỷ USD so với mục tiêu đề ra là đến năm 2010 đạt 68-69 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người đạt khoảng 735 USD/người so với mục tiêu đến năm 2010 là 770-780 USD/người

Thu chi Ngân sách Nhà Nước ( NSNN), tỷ lệ huy động GDP vào NSNN các năm 2006-2008 đạt mức cao, bình quân 3 năm đạt khoảng 27,7%, cao hơn nhiều so với mục tiêu Đại hội đề ra là 21-22% GDP, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế và phí bình quân đạt 25,4% GDP cao hơn chỉ tiêu đặt ra 20-21% GDP Tỷ lệ huy động đạt kết quả khá cao là nhờ vào sự tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế và nguồn thu lớn về dầu thô do giá cả thị trường thế giới tăng nhanh Tổng thu NSNN 3 năm đạt trên 70% mục tiêu đề ra Quy mô thu NSNN năm 2008 tăng 1,7 lần so với năm 2006 Tốc độ tăng thu bình quân đạt 20,6%/năm, gấp 2 lần kế hoạch đề ra; (nếu loại trừ yếu tố tăng giá dầu, tốc độ tăng thu bình quân đạt 13,4%, cao hơn kế hoạch đề ra là 10,8%/năm)

Chi NSNN tăng trung bình khoảng 21,3%/năm Quy mô chi NSNN năm 2008 tăng gần 80,5% so với năm 2006 Tỷ lệ chi NSNN so với GDP bình quân đạt 32,1% (không kể chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau), cao hơn mục tiêu đề ra là 27,5% GDP

An ninh tài chính quốc gia được tăng cường, trong 3 năm 2006-2008 mức bội chi đều giữ xấp xỉ 5% GDP và đang có xu hướng giảm dần; bố trí đủ cân đối để chi trả các khoản nợ đến hạn theo các cam kết Dư nợ Chính phủ, dư nợ ngoài nước của Quốc gia so GDP nằm trong giới hạn an toàn cho phép

Về huy động vốn đầu tư phát triển, nhờ việc đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư trước hết là môi trường pháp lý trong đầu tư kinh doanh, sự

2 4 ổn định chính trị và uy tín tạo lòng tin trong phát triển trung hạn và dài hạn, đã huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển Trong 3 năm 2006-2008 tổng vốn đầu phát triển toàn xã hội đạt trên 1.514 nghìn tỷ đồng Tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP năm 2006 đạt 42,3%, năm 2007 đạt 45,6% và năm 2008 ước đạt khoảng 39% GDP, bình quân 3 năm đạt 42,3% cao hơn mục tiêu đề ra Trong đó: vốn đầu tư từ NSNN 3 năm thực hiện khoảng 318,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn trái phiếu Chính phủ 3 năm thực hiện khoảng 34,6 nghìn tỷ đồng; vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách 3 năm thực hiện khoảng 110 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; khu vực doanh nghiệp nhà nước 3 năm thực hiện khoảng 187 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nguồn vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư có tốc độ tăng trưởng nhanh, 3 năm thực hiện khoảng 502 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất, bình quân 3 năm chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng nhanh, trong 3 năm giải ngân được trên

Thực trạng tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2009

An ninh lương thực quốc gia là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho nhân dân không để tình trạng thiếu lương thực, tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu xảy ra Trong những năm vừa qua, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tạo ra lượng hàng hoá nông sản, lâm sản và thuỷ sản lớn, bảo đảm lương thực cho dự trữ quốc gia và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước, cải thiện đời sống nhân dân Tuy nhiên, vấn đề an ninh lương thực hiện nay vẫn đứng trước nhiều thách thức, mà trước hết là những hiểm họa do biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt,liên tục và không loại trừ bất cứ quốc gia nào Ở Việt Nam hiện nay, dù đang dư gạo và chỉ chịu một phần hiệu ứng của tình trạng trên song rất cần coi đây là lời nhắc nhở nghiêm túc Bởi việc đảm bảo an ninh lương thực vẫn tiếp tục đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết Đó là: Dân số nước ta đông, trong đó có đến 73% sống ở địa bàn nông thôn, đất canh tác không

3 2 nhiều, nếu tính theo đầu người thì ở mức thấp nhất thế giới Hơn thế nữa, mỗi năm lại có thêm hàng chục nghìn hecta đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển công nghiệp, đô thị Đó là chưa kể thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm nước biển xâm nhập, lấn chiếm diện tích đất canh tác Dự tính, Việt Nam sẽ là 1 trong

5 nước chịu thiệt hại nặng nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu Với kịch bản nước biển dâng 1m, Đồng bằng sông Hồng sẽ mất 5.000km2 đất, Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập 15.000 - 20.000km2; tổng sản lượng lương thực giảm khoảng 5 triệu tấn Điều quan tâm hơn nữa là có những địa phương nhận thức và hành động không đúng, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực Có nơi, do nôn nóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã dùng đất “bờ xôi ruộng mật” để triển khai các dự án công nghiệp, dịch vụ mà hiệu quả mang lại không tương xứng.

Dự báo, từ nay đến năm 2025, nước ta có thể phải lấy 10 - 15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác để phục vụ phát triển công nghiệp.Sự lãng phí đất nông nghiệp còn thể hiện ở khâu quy hoạch: Hai tỉnh liền kề đều mở khu công nghiệp trên đất lúa, thu hút các dự án có công nghệ giống nhau nên không thể lấp đầy; trong khi các địa phương khác còn rất nhiều đất đồi, đất bạc màu bỏ không Đề cập đến vấn đề sửa đổi quy hoạch Luật Đất đai 2003, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định, vấn đề quy hoạch sử dụng đất đảm bảo an ninh lương thực phải được nghiên cứu kỹ và có bổ sung ngay vào luật “Trên thực tế, tại nhiều văn bản luật đã đề cập đến các thông số như: 3,7 triệu hecta đất trồng lúa; 4,1 triệu hecta đất dành cho an toàn lương thực Tuy nhiên, ranh giới giữa các vùng đất này là không rõ ràng” - Bộ trưởng Nguyên nhận xét.

Bài học từ Philippines cho thấy, để đổi lấy các khu công nghiệp, nước này đã mất rất nhiều cánh đồng lúa phì nhiêu, dẫn đến “thảm cảnh” mỗi năm phải nhập 1,5 triệu tấn lương thực, hiện mỗi người dân chỉ được mua

3kg gạo với giá ưu đãi Chính phủ nước này cũng dự định chi 960 triệu USD thực hiện một kế hoạch tổng thể mang tên “những cánh đồng” để vực dậy ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đã mất rất nhiều đất cho công nghiệp, dịch vụ, vì vậy nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, rất có thể đó sẽ là tương lai của chúng ta Nhận thức được vấn đề đó, việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia luôn được Việt Nam đặt lên hàng đầu Khi dịch bệnh xảy ra liên miên, đe dọa tới sản lượng lương thực năm 2006, Chính phủ đã yêu cầu xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu gạo để bảo đảm nhu cầu trong nước Đảng, Nhà nước cũng luôn quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp nông dân phát triển sản xuất Hiện nay, hệ thống thủy lợi nước ta đã có thể chủ động tưới cho 84,8% diện tích lúa; hơn 90% số xã có đường ôtô đến trung tâm; 80% số hộ nông dân được sử dụng điện; 58% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch; 97,2% số xã có máy điện thoại; 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã, 35% số xã được tiếp cận Internet… Đó là điều kiện để nông dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật sinh học thuận lợi hơn Không những vậy, nông dân còn được giúp đỡ vay vốn, mua vật tư nông nghiệp trả chậm… phát triển sản xuất Nhờ đó, dù diện tích sản xuất nông nghiệp cũng giảm, nhưng sản lượng lương thực của Việt Nam vẫn tăng, không chỉ bảo đảm an ninh, lương thực mà còn khẳng định vững chắc vị trí quốc gia xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới Năm nay, thiên tai, dịch bệnh hoành hành ở nhiều nơi, đặc biệt là Nam bộ và miền Trung, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, nhưng ước tính tổng sản lượng lương thực cả nước vẫn đạt khoảng 36,2 triệu tấn (tăng 400 nghìn tấn so với năm trước) Sản lượng tăng cũng đồng nghĩa với việc không cắt giảm sản lượng xuất khẩu, góp phần vào bảo đảm an ninh lương thực thế giới Ở nước ta, trong vòng 30 năm trở lại đây, số cơn bão và mức độ ảnh hưởng của chúng đã có xu hướng tăng lên rõ rệt; tình hình lũ lụt lớn xảy ra ở các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng so với đầu thế kỷ trước Một điều đáng quan tâm là vào các năm 1996, 1999 và

2003 cũng xảy ra rét đậm ở các tỉnh phía Bắc nhưng không khắc nghiệt bằng năm 2008 Trận rét lịch sử kéo dài 39 ngày hồi cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 2008 đã làm đảo lộn nhiều sinh hoạt cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, thiệt hại nặng nề về kinh tế Toàn miền Bắc có khoảng

200 nghìn héc-ta lúa, 18 nghìn héc-ta mạ, 25 nghìn héc-ta rau bị hỏng hoàn toàn, 180 nghìn trâu, bò bị chết rét tổng thiệt hại ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng Và mặc dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng vấn đề người chết rét, thiếu đói tạm thời ở một số nơi là không thể tránh khỏi; đặc biệt là nước ta nằm trong 5 nước hàng đầu trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, như chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã cảnh báo. Hơn nữa, đây mới chỉ là nhìn ở góc độ tác động kinh tế thuần tuý về mặt lượng, không thể lấy đó làm thước đo duy nhất để phản ánh việc đảm bảo an ninh lương thực Nhìn toàn diện hơn thì an ninh lương thực còn bao hàm những khía cạnh quan trọng khác, đó là: Khả năng huy động lương thực trong các thành phần kinh tế; khả năng điều phối lương thực từ địa phương này đến địa phương khác, từ vùng này đến vùng khác; khả năng dự trữ cơ số lương thực trên thực tế đảm bảo sức chịu đựng trong một thời gian dài khi có bão, lụt, thiên tai và những tình huống xấu khác Những vấn đề này từ trước đến nay ít được quan tâm đúng mức; do đó khi xuất hiện tình huống bất thường của lụt, bão, thiên tai chúng ta xử lý hết sức lúng túng.

Bên cạnh đó, một thách thức khác cần phải kể đến là việc giá cả lương thực thế giới có xu hướng tăng vọt do nhiều nguyên nhân khác nhau; đồng thời tiến trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra ở nước ta đã và đang thu hẹp dần đất đai canh tác nông nghiệp; và sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hoá lương thực ở “sân chơi” toàn cầu, các nước đang phát triển thường bị thúc ép, thua thiệt mọi thứ trong thời kỳ đầu hội nhập Để đảm bảo an ninh lương thực, gần đây chính phủ đề xuất phương án tạm hoãn ký thêm các hợp đồng mới Nhiều nước cũng đã có bước điều chỉnh về chính sách lương thực như Ấn Độ, về cơ bản đã quyết định ngưng xuất

Thiều Đình Trọng KTNN 47 khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực, điều đó nói lên tình hình lương thực thế giới đã bước vào thời kỳ khó khăn không thể xem thường

Từ những phân tích trên, việc đưa ra những giải pháp đối với an ninh lương thực Việt Nam là hết sức cần thiết.

Nhận xét chung về tình hình an ninh lương thực Việt Nam giai đoạn 2006-2009

3.1 Thành tích đã đạt được

Việt Nam với nền kinh tế Nông nghiệp là chủ đạo, luôn chú trọng việc phát triển các tiềm năng nông nghiệp và trên thực tế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong giai đoạn 2006-2009, cụ thể như sau:

- Về tiềm năng sản xuất lương thực qua các năm 2006-2008

Bảng 4: Diện tích lúa gieo trồng 8 vùng trọng điểm của các năm 2006-

Cả nước 7324,8 7201,0 7145,5 Đồng Bằng Sông Hồng ( ĐBSH) 1124,0 1111,6 1086,2 Đông Bắc 553,7 552,5 550,4

Duyên Hải Miền Trung ( DHMT) 392,7 375,8 325,7

Tây Nguyên 206,5 205,0 201,4 Đông Nam Bộ 435,9 431,6 426,8 Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nguồn: Niên giám thống kê 2008

Năm 2008, cả nước đã gieo cấy được 7145,5 nghìn ha lúa, bằng 99% cùng kỳ năm 2007, bằng 97,5% so với năm 2006, trong đó ĐBSH gieo cấy được 1086,2 nghìn ha, bằng 12,5% của cả nước giảm 3,4% so với năm2006; Tại ĐBSCL gieo cấy được 3558,7 nghìn ha, bằng 49,8% của cả nước, giảm 5,7% so với năm 2006 Như vậy, ĐBSCL vẫn là vùng có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất cả nước và ĐBSH là vùng có diện tích gieo

3 6 trồng lúa lớn thứ hai, tuy nhiên, diện tích gieo trồng có dấu hiệu giảm dần theo các năm Điều đó cho thấy, một phần diện tích đất nông nghiệp đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng, Nhà nước cần chú trọng và có những xhinhs sách cụ thể để giữ đất nông nghiệp, đảm bảo sản lượng lương thực đủ cung cấp cho người dân và xuất khẩu.

Bảng 5: Sản lượng lúa của 8 vùng trọng điểm các năm 2006-2008 ( đơn vị nghìn tấn)

Cả nước 35849,5 35867,5 35901,2 Đồng Bằng Sông Hồng 6522,6 6298,1 6463,5 Đông Bắc 2516,6 2517,3 2532,4

Tây Nguyên 880,4 858,4 834,1 Đông Nam Bộ 1691,6 1831,5 1924,7 Đồng Bằng Sông Cửu Long 18229,2 18637,1 18826,1

Nguồn: Niên giám thống kê 2008

Nhìn bảng số liệu trên, ta thấy sản lượng lương thực có tăng nhưng không đáng kể Sản lượng lương thực của cả nước năm 2006 là 35849,5 nghìn tấn, đến năm 2007 là 35867,5 nghìn tấn, đến năm 2008 đạt 358901,2 nghìn tấn

Với tình hình suy thoái kinh tế cộng với diện tích đất nông nghiệp giảm thì sự gia tăng sản lượng lúa trong thời gian này cần ghi nhận sự nỗ lực không ngừng của nông dân trên cả nước Đặc biệt là nông dân ở hai vựa lúa lớn của cả nước là ĐBSH và ĐBSCL Tại ĐBSH đạt sản lượng 6463,5 nghìn tấn chiếm 18% của cả nước tăng 2,6% so với 2007; Tại ĐBSCL đạt sản lượng 18826,1 nghìn tấn chiếm 52,4% và tăng 1% so với năm 2007.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quí I/2007 theo giá so sánh ước tính đạt 41,48 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với quý I/2006, trong đó nông nghiệp 31,29 nghìn tỷ đồng, tăng 1,71% Về gieo cấy lúa đông xuân: Tính đến ngày 15/3/2007, cả nước đã gieo cấy 2937,2 nghìn ha lúa

Thiều Đình Trọng KTNN 47 đông xuân, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2006 Thu hoạch lúa đông xuân ở các tỉnh phía Nam đã thu hoạch 882,3 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 94,4% cùng kỳ năm 2006, trong đó đồng bằng sông Cửu Long 864,2 nghìn ha, bằng 96,5% cùng kỳ và chiếm 57,4% diện tích xuống giống Theo báo cáo sơ bộ, năng suất trên diện tích đông xuân đã gieo sạ của toàn Vùng ước tính đạt 59 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước nên sản lượng lúa dự kiến sẽ giảm 92 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm 2006, đạt mức 8,9 triệu tấn Về gieo cấy lúa hè thu: song song với việc thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương phía Nam cũng đẩy nhanh việc xuống giống lúa hè thu Diện tích xuống giống đạt 71,5 nghìn ha, bằng 37,6% cùng kỳ Đến cuối tháng 5-2008, các địa phương phía Nam đang tập trung thu hoạch lúa vụ đông - xuân đại trà, năng suất ước đạt 61,6 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ha (+4,6%) so với vụ đông - xuân năm 2007; sản lượng ước đạt 11,6 triệu tấn, tăng 720 nghìn tấn (+6,6%) Điều đáng quan tâm là vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong lúa vụ đông - xuân, năng suất đạt64,4 tạ/ha, tăng 4,2 tạ/ha (+7,0%) so với vụ đông - xuân năm 2007; sản lượng đạt 9,83 triệu tấn, tăng 761 nghìn tấn (+8,3%) và tăng ở tất cả các tỉnh trong vùng Rút kinh nghiệm sau 2 năm 2006 và 2007 bị dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại nặng trên diện rộng, ngay trong đầu vụ lúa đông xuân 2008 các địa phương trong vùng đã có kế hoạch sản xuất theo đúng hướng dẫn của ngành nông nghiệp về thời điểm xuống giống, sử dụng giống chất lượng, gieo sạ đúng kỹ thuật nên đã hạn chế được sự lưu trú của dịch bệnh Mặt khác, giá lúa từ đầu năm tương đối cao, xu hướng tăng dần, có lợi cho người sản xuất nên các hộ nông dân tích cực tận dụng cấy hết diện tích, đầu tư thâm canh, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Sản lượng lúa các tỉnh trong vùng tăng khá như: Long An đạt 1,3 triệu tấn, tăng 76 nghìn tấn (+6,3%); Kiên Giang đạt 1,81 triệu tấn, tăng 240 nghìn tấn(+15,2%); Tiền Giang đạt 555 nghìn tấn, tăng 20 nghìn tấn (+3,8%); Sóc

Trăng đạt 822 nghìn tấn, tăng 118 nghìn tấn (+16,7%); Hậu Giang đạt 502 nghìn tấn, tăng 86 nghìn tấn (+20,3%); Trà Vinh đạt 621 nghìn tấn, tăng 64 nghìn tấn (+28,1%) Trái ngược với vùng đồng bằng sông Cửu Long, vụ lúa đông - xuân 2008, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gặp thời tiết không thuận lợi nên diện tích, năng suất và sản lượng lúa vụ đông- xuân đều giảm so với vụ này năm 2007 (Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 831 nghìn tấn, giảm 107,8 nghìn tấn (-11,5%); Tây Nguyên đạt 351 nghìn tấn, gần bằng năng suất vụ đông- xuân 2007.

Vụ lúa đông - xuân ở các tỉnh phía Bắc diễn biến phức tạp, diện tích giảm, năng suất tuy có khả năng tăng nhưng không nhiều, không đều; đạt 1.127 nghìn ha, giảm 13,8 nghìn ha (-1,2%) so với vụ đông - xuân năm

2007, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo dài (đồng bằng sông Hồng giảm 4,6 nghìn ha, miền núi phía Bắc giảm 7,3 nghìn ha, Bắc Trung Bộ giảm 1,9 nghìn ha) Đến nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên lúa đại trà phát triển khá, có trên 20% diện tích lúa đã trỗ Theo báo cáo của các địa phương, khả năng năng suất lúa vụ đông - xuân 2008 tăng khoảng 2 tạ/ha so với vụ đông - xuân năm 2007; sản lượng ước đạt trên 6,35 triệu tấn, tăng

150 nghìn tấn, riêng các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế do ảnh hưởng rét đậm đầu vụ nên khả năng sản lượng giảm từ 10-15% so với vụ đông - xuân 2007 Triển vọng sản lượng lúa vụ đông - xuân đạt 17,9 triệu tấn, tăng trên 370 nghìn tấn so với vụ đông - xuân 2007.

Sản xuất lúa hè - thu chính vụ ở các tỉnh phía Nam mới bắt đầu và đang chịu tác động của nhiều yếu tố, cả thuận và nghịch: Mặt thuận là giá lúa đứng ở mức cao, xu hướng tăng dần có lợi cho nông dân trồng lúa, thị trường trong nước và thế giới đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung và nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký với giá cao hơn nhiều so với năm trước Mặt nghịch là giá cả phân bón tăng cao, mùa mưa đến sớm nên công tác vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa đông - xuân có khó khăn, chi phí công lao động tăng, sâu bệnh có nguy cơ phát triển do diện tích lúa

Thiều Đình Trọng KTNN 47 xuân - hè, hè - thu và vụ 3 liên tục mở rộng, đất lúa không được nghỉ, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long Chủ trương hạn chế mở rộng diện tích lúa vụ 3 của các địa phương đồng bằng sông Cửu Long có khả năng không thực hiện được do giá lúa cao Tính đến trung tuần tháng 5, các địa phương phía Nam đã xuống giống 1.179,5 nghìn ha lúa hè- thu, bằng 114,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống đạt 1.115,9 nghìn ha, bằng 117,7% Một số tỉnh tăng khá về diện tích so với cùng kỳ năm trước, như: Long An tăng 135%, An Giang: 101%, Cần Thơ: 110%, Đồng Tháp: 105%, Kiên Giang: 105% Dự báo sản lượng lúa hè - thu đạt khoảng trên 10 triệu tấn.

Do khả năng diện tích giảm, năng suất không tăng, nên sản lượng sẽ giảm so với vụ mùa năm 2007 Dự báo sản lượng lúa mùa đạt khoảng 8,1 triệu tấn Như vậy, sản lượng lúa năm 2008 có khả năng đạt khoảng 36,1 triệu tấn trong điều kiện thời tiết bình thường, không có bão lũ lớn Tính đến 15/3/2009 cả nước đã gieo cấy được 2986 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 102,6% cùng kỳ năm trước Các địa phương phía Bắc gieo cấy 1091,3 nghìn ha, bằng 105,3% Nhìn chung lúa đông xuân ở các địa phương phía Bắc được gieo cấy trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn nước cung cấp tương đối đủ, sâu bệnh xuất hiện ít nên lúa đang phát triển tốt Các địa phương phía Nam gieo cấy 1894,7 nghìn ha, bằng 101% cùng kỳ năm 2008 (Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1547,3 nghìn ha, tăng 1,4%) Diện tích gieo cấy lúa ở các địa phương phía Nam tăng do giá lúa thương phẩm xuất khẩu đang ở mức cao Mặt khác, giá vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ổn định đã khuyến khích nông dân chuyển đổi một phần diện tích đất trồng màu, đất nuôi trồng thuỷ sản hoặc tận dụng đất lâm nghiệp chưa sử dụng sang trồng lúa (An Giang tăng 2,4 nghìn ha; Long An tăng 8,3 nghìn ha; Trà Vinh tăng 2,4 nghìn ha; Kiên Giang tăng 7 nghìn ha; Bạc Liêu tăng 2,2 nghìn ha)

Bảng 6 : Sản xuất nông nghiệp quý I/2009

Nguồn: Niên giám thống kê 2009 Đến trung tuần tháng 3/2009, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 770,5 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 50% diện tích gieo cấy và bằng 80,4% cùng kỳ năm trước Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, năng suất lúa đông xuân toàn vùng ước tính đạt 62,7 tạ/ha, giảm 1,7 tạ/ha so với vụ đông xuân trước (An Giang giảm 1,5 tạ/ha; Đồng Tháp giảm 1,3 tạ/ha; Kiên Giang giảm 2,7 tạ/ha); sản lượng đạt 9,7 triệu tấn, giảm 1,3% Năng suất lúa đông xuân toàn vùng giảm trước hết là do thời điểm xuống giống gặp mưa trái mùa và triều cường nên một số diện tích lúa bị ngập úng, phải dặm hoặc gieo sạ lại; ngoài ra còn do một số địa phương thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng giảm diện tích trồng lúa năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp, khó xuất khẩu (như: IR 50404, OM 576.v.v) sang gieo trồng giống lúa năng suất tuy thấp hơn nhưng chất lượng gạo tốt, dễ xuất khẩu (như: VNĐ 95-20, OM 2717, OM 2517.v.v ) Cùng với việc gieo cấy và thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương đang tập trung thu hoạch cây vụ đông và gieo trồng cây vụ xuân Do mưa lũ gây ngập nặng vào thời điểm cuối năm 2008 làm nhiều diện tích bị mất trắng nên sản lượng cây vụ đông nhìn chung đạt thấp

Về sản xuất các cây lương thực khác:

Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn về bảo đảm an ninh lương thực tại Việt Nam

Phương hướng bảo đảm an ninh lương thực

Để đảm bảo an ninh lương thực cho Quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương và thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân có ý thức cộng đồng về vấn đề an ninh lương thực Dù hiện nay đất nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng, tiến tới mức thu nhập trung bình 1.000 USD và trở thành nước có thu nhập trung bình năm 2009; nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả đã có đủ thực lực, khả năng để giải quyết mọi vấn đề khó khăn đặt ra liên quan đến an ninh lương thực Lâu nay chúng ta nói nhiều tới phương châm “bốn tại chỗ” nhưng dường như phương châm này chưa được các địa phương thực hiện, vận dụng một cách đúng mức và người dân thì thờ ơ với vấn đề này, không có bất kỳ động thái chủ động dự trữ lương thực với một lượng thích hợp; do đó khi có lụt, bão, thiên tai và tình huống xấu xảy ra thì chỉ biết trông chờ vào sự chi viện, tiếp tế; trong khi nhiều địa bàn, nhiều vùng gặp rất nhiều khó khăn về thông tin, giao thông vận tải thường phải mất thời gian khá dài mới giải quyết được Chính vì vậy tổn thất về người một phần do sự chủ quan không dự trữ lương thực, nước

5 2 uống và các loại thiết yếu khác của từng gia đình, từng địa phương là điều đã được cảnh báo trước.

Thứ hai, các cấp có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu ban hành cơ chế huy động đặc thù về lương thực khi có lũ, lụt, thiên tai và tình huống xấu xảy ra đối với tất cả các thành phần kinh tế Đặc biệt chú trọng đến các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thường bị chia cắt do khó khăn về thông tin, giao thông vận tải Tại những địa bàn này cần phải thành lập ban chỉ đạo hoạt động độc lập để xử lý tình huống một cách nhanh chóng; đồng thời cần xây dựng những kho lương thực, thực phẩm dự trữ để sẵn sàng ứng cứu nhân dân.

Thứ ba , mỗi địa phương cần tiếp tục rà soát lại quy hoạch đất đai với tiêu chí đầu tiên là mang tính khoa học cao Trước mắt cần chú trọng đến ba khu vực chịu tác động rõ nhất do biến đổi khí hậu là vùng núi Tây Bắc (Lạng Sơn); vùng ven biển Nam Trung Bộ (Ninh Thuận); đặc biệt vùng ven biển tỉnh Bến Tre (nơi thấp nhất so với cả nước), do nằm ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều cửa sông, cù lao có độ cao địa hình rất thấp nên hiểm hoạ do biến đổi khí hậu tác động đến khu vực này là tình trạng xâm nhập mặn và nước biển dâng, đồng thời tăng nhiệt độ và tăng lượng mưa Theo đánh giá, nếu nước biển tăng 1m, thì 7% diện tích đất nông nghiệp sẽ ngập lụt, tổng sản lượng lương thực sẽ giảm khoảng 12% (xấp xỉ 5 triệu tấn), ngoài ra sẽ gây tác động tiêu cực đến 5% đất đai, gần 11% dân số và 10% GDP Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tính toán hết sức kỹ lưỡng trong quy hoạch, tránh chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần, bằng mọi giá sẽ làm suy thoái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, thuỷ sản, đất đai

Thứ tư, thường xuyên chủ động dự báo bám sát tình hình lương thực khu vực và thế giới để có chính sách lương thực quốc gia phù hợp, vừa phát huy lợi thế so sánh góp phần tăng trưởng kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế vừa bảo đảm ổn định xã hội Theo Chương trình lương thực thế

Thiều Đình Trọng KTNN 47 giới của Liên Hợp quốc (WFP), nếu năm 1999 dự trữ lương thực của thế giới bảo đảm 30% nhu cầu toàn cầu, thì nay chỉ bảo đảm 20% và mỗi ngày trên thế giới có hơn 25.000 người bị chết hoặc ốm vì đói Nguy cơ tình trạng giá lương thực tăng cao kỷ lục và lạm phát sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2010 đe doạ sẽ gây ra một nạn “đói mới” trên toàn cầu; đồng thời sẽ làm gia tăng tình trạng bất ổn định xã hội ở một số nước vốn đã rất nhạy cảm với những sức ép về nghèo đói, lạm phát, tụt hậu.

Hệ thống các giải pháp

1 Giải pháp thúc đẩy sản xuất

Tìm giải pháp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia một cách bền vững luôn là vấn đề được mọi người đưa ra bàn luận phân tích bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Một trong những chiến lược đẩu tiên mà hầu hết các quốc gia đều lựa chọn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay đó là thúc đẩy sản xuất lương thực nhằm tăng năng suất lấp đầy khoảng trống lương thực mà thị trường đang cần Nhưng thúc đẩy sản xuất bằng cách nào thì mỗi quốc gia, mỗi vùng lại có những cách thức làm khác nhau, sau đây là một số giải pháp hiệu quả và phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay:

Trước hết cần chú trọng áp dụng các quy trình công nghệ cao trong chọn tạo, phát triển và kỹ thuật thâm canh tổng hợp các giống lúa có năng suất cao, chất lượng cao, chống chịu tốt sâu bệnh và các điều kiện bất thuận Bởi lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu Phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 5% Đồng thời, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong chế biến để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, giá trị từ các sản phẩm từ lúa gạo Tăng hệ số sử dụng đất đạt trên 2% Hạn chế và tiến tới cấm không sử dụng đất trồng lúa cho mục đích đô thị hóa và xây dựng các KCN trên đất trồng lúa. Để thực hiện được giải pháp hạn chế không sử dụng đất trồng lúa cho mục đích đô thị hóa và xây dựng các KCN trên đất trồng lúa, cần phải tập trung vào

5 4 các vấn đề cụ thể sau: Kiểm kê hiện trạng của quy hoạch xây dựng đô thị, KCN và các đường giao thông để có số liệu chính xác về tình hình sử dụng đất không phù hợp với mục tiêu bình ổn diện tích đất canh tác lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Xác định các vùng có loại đất thích hợp (không phải đất trồng lúa) cho xây dựng đô thị và KCN Nguyên tắc lựa chọn và xác định vùng xây dựng đô thị và KCN phải dựa trên cơ sở gắn kết quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, KCN và quy hoạch kinh tế - xã hội Cần bổ sung, sửa đổi và xây dựng một số chính sách đúng đắn và phù hợp cho việc sử dụng đất để xây dựng đô thị và KCN nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và công bằng về lợi ích cho mọi thành phần kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho cộng đồng nông dân Để bảo đảm giữ vững an ninh lương thực quốc gia, về lâu dài cần nghiên cứu, thực hiện một hệ thống các giải pháp tích cực, đồng bộ từ sản xuất đến quản lý thị trường trong nước, đặc biệt trong khâu điều hành xuất khẩu gạo Tập trung nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân để tăng cường đầu tư thâm canh cây lúa, ngô vụ hè - thu và vụ mùa nhằm đạt năng suất và sản lượng cao nhất có thể Trong bối cảnh giá phân bón, thuốc trừ sâu đứng ở mức cao và tăng liên tục như hiện nay, Nhà nước và các tổng công ty lương thực cần có cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ nông dân sản xuất lương thực theo các phương thức phù hợp với cam kết WTO để khuyến khích người sản xuất lúa, ngô yên tâm đầu tư vốn, lao động, khoa học - công nghệ, nhằm tăng vụ, tận dụng đất, thâm canh tăng năng suất, sản lượng, tăng sản lượng lúa hàng hóa.

Các bộ, ngành hữu quan, các tổng công ty lương thực, hiệp hội lương thực, các doanh nghiệp và chính quyền các cấp cần chủ động tổ chức lại hệ thống điều phối, thu mua, chế biến, bảo quản, kho dự trữ, quản lý thị trường lương thực trong nước để chủ động đối phó với những diễn biến bất thường của thị trường lương thực, chống đầu cơ tích trữ của tư thương Cần có những giải pháp đồng bộ để củng cố, phát huy vai trò chủ đạo của các

Thiều Đình Trọng KTNN 47 doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh, điều phối lương thực trên phạm vi cả nước, cần rút kinh nghiệm để khắc phục những bất cập như đã xảy ra trong "cơn sốt" vừa qua

Việc xuất khẩu gạo, cần tính toán lại theo nhiều phương án khác nhau để bảo đảm lợi ích của nông dân trồng lúa, của doanh nghiệp xuất khẩu gạo, của Nhà nước và của người tiêu dùng trong nước Trong điều kiện hiện nay, trước mắt chúng ta chỉ nên xuất khẩu trong phạm vi lượng gạo đã ký theo hợp đồng để chủ động bảo đảm an ninh lương thực và góp phần kiềm chế lạm phát

Giải quyết tốt quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu gạo với nông dân trồng lúa trong phân phối lợi nhuận do xuất khẩu gạo đạt giá cao. Khắc phục tình trạng bất hợp lý như lợi nhuận xuất khẩu gạo tăng do giá cao, doanh nghiệp được lợi nhiều, nhưng thu nhập của nông dân trồng lúa không tăng tương ứng, do giá đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuê máy, công lao động còn tăng cao và nhanh hơn giá bán lúa cho doanh nghiệp.

2 Một số giải pháp thực hiện cụ thể Để đảm bảo an ninh lương thực trước mắt và lâu dài, cần phải có những hành động kịp thời và đúng đắn Và với tình hình khủng hoảng lương thực trên toàn cầu như hiện nay, Việt Nam cũng cần có những biện pháp cụ thể, kịp thời Trước hết, các địa phương cần hạn chế và tiến tới chấm dứt không sử dụng đất lúa, nhất là đất lúa thuộc diện "bờ xôi, ruộng mật" để làm công nghiệp bởi theo tính toán của các nhà qui hoạch, để giải quyết vấn đề lương thực cho nước ta tiến tới trên 100 triệu dân thì phải giữ ổn định 4 triệu ha đất sản xuất lúa Cần thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… trên lúa; chủ động các phương án đối phó với thời tiết bất thuận như hạn cuối vụ,mưa lũ sớm, Có kế hoạch chuẩn bị thóc giống cho vụ Hè thu, vụ Mùa; đảm bảo đủ giống gieo cấy vượt kế hoạch về diện tích Tăng cường đầu tư hạ tầng như thuỷ lợi, kênh mương nội đồng, đảm bảo nước tưới chủ động cho gieo

5 6 trồng và thâm canh lúa Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, cải tạo, chọn lọc và sản xuất giống; đảm bảo đủ giống lúa chất lượng, giống xác nhận phù hợp với điều kiện của từng vùng; tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn nông dân sản xuất lúa đúng qui trình công nghệ và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý. Đồng thời, cần thường xuyên nắm sát diễn biến thị trường vật tư nông nghiệp trong và ngoài nước để chủ động việc nhập khẩu đảm bảo nguồn cung vật tư cho sản xuất nông nghiệp Tăng cường công tác dự báo thông tin, giá cả thị trường, khuyến nông, để hướng dẫn nông dân áp dụng các qui trình kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm giống, phân bón, nước, thuốc trừ sâu, an toàn dịch bệnh, giảm chi phí đầu vào; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả. Ða dạng hóa sản xuất cây lương thực thực phẩm cũng là một cách bảo đảm an ninh lương thực Ða dạng hóa sản xuất lương thực để giảm gạo ăn cho xuất khẩu trên cơ sở cải thiện cơ cấu bữa ăn Cần có chương trình với tổ chức nghiên cứu thu thập, đánh giá, bảo tồn, tạo chọn giống mới và nắm bắt tiến bộ mới Như ở Kiên Giang có anh nông dân Ba Hạo đã sản xuất nhiều giống khoai lang rất ngon, đang xuất khẩu sang nhiều nước

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước nên chủ động hơn trong khâu dự trữ lương thực bằng việc tập hợp các chuyên gia nông nghiệp giỏi có kinh nghiệm trong dự báo những biến động của tình hình nông nghiệp trong nước và thế giới, mở các hội thảo có chất lượng bàn về an ninh lương thực và những vấn đề liên quan đến nhu cầu lương thực toàn cầu.

Trên đây là một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực Việt Nam

Ngày đăng: 14/08/2023, 07:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành trong giai đoạn 2006- 2006-2008 - Thuc trang an ninh luong thuc tai viet nam va cac 73152
Bảng 2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành trong giai đoạn 2006- 2006-2008 (Trang 21)
Bảng 4: Diện tích lúa gieo trồng 8 vùng trọng điểm của các năm 2006- 2006-2008 (đơn vị nghìn ha) - Thuc trang an ninh luong thuc tai viet nam va cac 73152
Bảng 4 Diện tích lúa gieo trồng 8 vùng trọng điểm của các năm 2006- 2006-2008 (đơn vị nghìn ha) (Trang 35)
Bảng 5: Sản lượng lúa của 8 vùng trọng điểm các năm 2006-2008 ( đơn vị nghìn tấn) - Thuc trang an ninh luong thuc tai viet nam va cac 73152
Bảng 5 Sản lượng lúa của 8 vùng trọng điểm các năm 2006-2008 ( đơn vị nghìn tấn) (Trang 36)
Bảng 7: Diện tích các cây lương thực khác các năm 2006-2008 (đơn vị nghìn ha) - Thuc trang an ninh luong thuc tai viet nam va cac 73152
Bảng 7 Diện tích các cây lương thực khác các năm 2006-2008 (đơn vị nghìn ha) (Trang 41)
w