MỤC LỤC
Trong những năm vừa qua, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tạo ra lượng hàng hoá nông sản, lâm sản và thuỷ sản lớn, bảo đảm lương thực cho dự trữ quốc gia và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Dự báo, từ nay đến năm 2025, nước ta có thể phải lấy 10 - 15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác để phục vụ phát triển công nghiệp.Sự lãng phí đất nông nghiệp còn thể hiện ở khâu quy hoạch: Hai tỉnh liền kề đều mở khu công nghiệp trên đất lúa, thu hút các dự án có công nghệ giống nhau nên không thể lấp đầy; trong khi các địa phương khác còn rất nhiều đất đồi, đất bạc màu bỏ không. Năm nay, thiên tai, dịch bệnh hoành hành ở nhiều nơi, đặc biệt là Nam bộ và miền Trung, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, nhưng ước tính tổng sản lượng lương thực cả nước vẫn đạt khoảng 36,2 triệu tấn (tăng 400 nghìn tấn so với năm trước).
Và mặc dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng vấn đề người chết rét, thiếu đói tạm thời ở một số nơi là không thể tránh khỏi; đặc biệt là nước ta nằm trong 5 nước hàng đầu trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, như chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã cảnh báo. Nhìn toàn diện hơn thì an ninh lương thực còn bao hàm những khía cạnh quan trọng khác, đó là: Khả năng huy động lương thực trong các thành phần kinh tế; khả năng điều phối lương thực từ địa phương này đến địa phương khác, từ vùng này đến vùng khác; khả năng dự trữ cơ số lương thực trên thực tế đảm bảo sức chịu đựng trong một thời gian dài khi có bão, lụt, thiên tai và những tình huống xấu khác.
Rút kinh nghiệm sau 2 năm 2006 và 2007 bị dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại nặng trên diện rộng, ngay trong đầu vụ lúa đông xuân 2008 các địa phương trong vùng đã có kế hoạch sản xuất theo đúng hướng dẫn của ngành nông nghiệp về thời điểm xuống giống, sử dụng giống chất lượng, gieo sạ đúng kỹ thuật. Sản xuất lúa hè - thu chính vụ ở các tỉnh phía Nam mới bắt đầu và đang chịu tác động của nhiều yếu tố, cả thuận và nghịch: Mặt thuận là giá lúa đứng ở mức cao, xu hướng tăng dần có lợi cho nông dân trồng lúa, thị trường trong nước và thế giới đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung và nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký với giá cao hơn nhiều so với năm trước. Mặt khác, giá vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ổn định đã khuyến khích nông dân chuyển đổi một phần diện tích đất trồng màu, đất nuôi trồng thuỷ sản hoặc tận dụng đất lâm nghiệp chưa sử dụng sang trồng lúa (An Giang tăng 2,4 nghìn ha; Long An tăng 8,3 nghìn ha; Trà Vinh tăng 2,4 nghìn ha; Kiên Giang tăng 7 nghìn ha;.
Năng suất lúa đông xuân toàn vùng giảm trước hết là do thời điểm xuống giống gặp mưa trái mùa và triều cường nên một số diện tích lúa bị ngập úng, phải dặm hoặc gieo sạ lại; ngoài ra còn do một số địa phương thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng giảm diện tích trồng lúa năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp, khó xuất khẩu (như: IR 50404, OM 576.v.v) sang gieo trồng giống lúa năng suất tuy thấp hơn nhưng chất lượng gạo tốt, dễ xuất khẩu (như: VNĐ 95-20, OM 2717, OM 2517.v.v..). Những yếu kém, hạn chế trong công tác tổ chức điều phối, nhất là phương thức thu mua, dự trữ, quản lý thị trường lương thực trong nước của Nhà nước, cụ thể là các tổng công ty lương thực nhà nước, như đã xảy ra trong cơn sốt giá lương thực giả tạo đầu tháng 5 vừa qua vẫn chưa được khắc phục. Như là hậu quả tất yếu, hàng loạt vấn đề về an ninh lương thực thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe đã và đang đe dọa tính mạng và đời sống của nhân loại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, mà theo dự báo của Liên Hợp quốc, Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng cao.
Với cuộc khủng hoảng lương thực lần này, trước nguy cơ an ninh lương thực, an ninh chính trị - xã hội bị đe dọa, hơn bao giờ hết lãnh đạo nhiều quốc gia nhận thấy sự cần thiết phải chú trọng tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đầu tư đúng mức, đúng hướng, chấm dứt tình trạng lấy đất canh tác nông nghiệp màu mỡ cho các “dự án treo” phục vụ đô thị hoá, công nghiệp hoá.
Với ý nghĩa đó, ngày nay vai trò của an ninh lương thực không những không giảm đi mà ngày càng có vị trí quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh của quốc gia. Trước mắt cần chú trọng đến ba khu vực chịu tỏc động rừ nhất do biến đổi khớ hậu là vựng nỳi Tõy Bắc (Lạng Sơn); vùng ven biển Nam Trung Bộ (Ninh Thuận); đặc biệt vùng ven biển tỉnh Bến Tre (nơi thấp nhất so với cả nước), do nằm ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều cửa sông, cù lao có độ cao địa hình rất thấp nên hiểm hoạ do biến đổi khí hậu tác động đến khu vực này là tình trạng xâm nhập mặn và nước biển dâng, đồng thời tăng nhiệt độ và tăng lượng mưa. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tính toán hết sức kỹ lưỡng trong quy hoạch, tránh chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần, bằng mọi giá sẽ làm suy thoái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, thuỷ sản, đất đai.
Thứ tư, thường xuyên chủ động dự báo bám sát tình hình lương thực khu vực và thế giới để có chính sách lương thực quốc gia phù hợp, vừa phát huy lợi thế so sánh góp phần tăng trưởng kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế vừa bảo đảm ổn định xã hội. Nguy cơ tình trạng giá lương thực tăng cao kỷ lục và lạm phát sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2010 đe doạ sẽ gây ra một nạn “đói mới” trên toàn cầu; đồng thời sẽ làm gia tăng tình trạng bất ổn định xã hội ở một số nước vốn đã rất nhạy cảm với những sức ép về nghèo đói, lạm phát, tụt hậu.
Trong bối cảnh giá phân bón, thuốc trừ sâu đứng ở mức cao và tăng liên tục như hiện nay, Nhà nước và các tổng công ty lương thực cần có cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ nông dân sản xuất lương thực theo các phương thức phù hợp với cam kết WTO để khuyến khích người sản xuất lúa, ngô yên tâm đầu tư vốn, lao động, khoa học - công nghệ, nhằm tăng vụ, tận dụng đất, thâm canh tăng năng suất, sản lượng, tăng sản lượng lúa hàng hóa. Các bộ, ngành hữu quan, các tổng công ty lương thực, hiệp hội lương thực, các doanh nghiệp và chính quyền các cấp cần chủ động tổ chức lại hệ thống điều phối, thu mua, chế biến, bảo quản, kho dự trữ, quản lý thị trường lương thực trong nước để chủ động đối phó với những diễn biến bất thường của thị trường lương thực, chống đầu cơ tích trữ của tư thương. Trước hết, các địa phương cần hạn chế và tiến tới chấm dứt không sử dụng đất lúa, nhất là đất lúa thuộc diện "bờ xôi, ruộng mật" để làm công nghiệp bởi theo tính toán của các nhà qui hoạch, để giải quyết vấn đề lương thực cho nước ta tiến tới trên 100 triệu dân thì phải giữ ổn định 4 triệu ha đất sản xuất lúa.
Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, cải tạo, chọn lọc và sản xuất giống; đảm bảo đủ giống lúa chất lượng, giống xác nhận phù hợp với điều kiện của từng vùng; tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn nông dân sản xuất lúa đúng qui trình công nghệ và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước nên chủ động hơn trong khâu dự trữ lương thực bằng việc tập hợp các chuyên gia nông nghiệp giỏi có kinh nghiệm trong dự báo những biến động của tình hình nông nghiệp trong nước và thế giới, mở các hội thảo có chất lượng bàn về an ninh lương thực và những vấn đề liên quan đến nhu cầu lương thực toàn cầu.