HOẠT ĐỘNG của GIÓ mùa ở VIỆT NAM

2 10K 43
HOẠT ĐỘNG của GIÓ mùa ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÓ MÙA VIỆT NAM Phục vụ dạy bài 9 lớp 12 Sự chênh lệnh nhiệt độ của lục địa Á- Âu rộng lớn với đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã hình thành nên các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa, hình thành chế độ gió mùa đặc biệt của nước ta. * Gió mùa mùa đông: (Từ tháng XI – tháng IV năm sau), - Vào mùa đông lục địa Á- Âu lạnh, xuất hiện cao áp Xibia ( vùng áp cao Xibia này xuất hiện từ đầu tháng IX và đạt đến cực đại vào tháng 1) , đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nóng hơn hình thành áp thấp Alêut và áp thấp Ấn Độ Dương. Mặt khác, lúc này là mùa hạ của bán cầu Nam nên áp thấp cận chí tuyến Nam hoạt động mạnh hút gió từ cao áp Xibia về. Để ý trên bản đồ đẳng áp chúng ta thấy chính sự giao tranh giữa áp cao Xibia và áp cao cận chí tuyến Bắc (nơi sinh ra gió mậu dịch) mà ưu thế thuộc về áp cao Xibia, tạo nên một mùa đông lạnh miền Bắc nước ta : Về mùa đông của nửa cầu Bắc, khối không khí cực đới lục địa (NPc) từ trung tâm cao áp Xi bia (ở khoảng 50 0 B) bị lực hút của áp thấp lục địa Ôxtrâylia nửa cầu Nam ( nửa cầu Nam lúc này đang là mùa hạ) kéo sâu xuống phía Nam tạo thành gió mùa mùa đông, thổi đến Việt Nam theo hướng Đông Bắc nên còn gọi là gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm sau.Gió này hoạt động theo từng đợt Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đến Việt Nam, do sự tiếp xúc với bề mặt đệm khác nhau nên mức độ biến tính và hệ quả thời tiết gây ra của khối khí cực lục địa hoàn toàn khác nhau trong thời gian nửa đầu và nửa sau mùa đông. - Nửa đầu mùa đông (từ tháng XI – tháng I), khối không khí đi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, bị nóng lên và khô đi so với nơi xuất phát, nhưng thổi vào Việt Nam vẫn là khối không khí lạnh và khô nhất, gây ra kiểu thời tiết lạnh khô. - Nửa sau mùa đông ( từ tháng II-tháng IV), khối không khí tràn qua biển Nam Trung Hoa, được tăng cường lượng ẩm, bớt lạnh, gây ra kiểu thời tiết lạnh ẩm với mưa phùn rất đặc trưng ven biển và ĐB bắc bộ, Bắc Trung bộ (Thời kì áp thấp Alêut mở rộng ). Như vậy, trong quá trình di chuyển xuống phía Nam, khối không khí cực lục địa bị biến tính và nóng dần lên, đồng thời bị suy yếu dần và dường như được kết thúc vĩ độ 16 0B - ranh giới của dãy núi Bạch Mã ( đôi lúc xuống đến vĩ độ 12 0B) . Do vậy, từ 16 0B trở vào,khi di chuyển xuống phía nam, do tác động của bề mặt đệm, khối khí lục địa bị thay đổi tính chất, bớt lạnh và do ảnh hưởng của bức chắn đia hình – dãy núi Bạch Mã ảnh hưởng của gió mùa mùa đông giảm hẳn, nhường cho sự thống trị của tín phong BBC- luồng gió xuất phát từ cao áp cận chí tuyến Bắc bán cầu trên biển Thái Bình Dương (Tm) thổi về xích đạo cũng theo hướng Đông Bắc hình thành một mùa khô, nắng nóng Nam bộ, Tây Nguyên và mưa ven biển Trung bộ ( Tín phong Đông Bắc thổi vào nước ta quanh năm, nhưng vào mùa đôngmùa hạ , nó chịu sự lấn áp làm lu mờ bởi các khối không khí gió mùa ; nó chỉ mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu ) * Gió mùa mùa hạ: (Từ tháng V – tháng X ), - Bắc bán cầu: Vào mùa hạ, khu vực chí tuyến Bắc bán cầu nóng nhất, do đó hình thành áp thấp I-Ran Nam Á. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương lanh hơn hình thành áp cao Ha Oai, áp cao Bắc Ấn Độ Dương. Nam bán cầu: là mùa đông nên áp cao cận chí tuyến Nam hoạt động mạnh. Về mùa hè: lục địa Á -Âu được hun nóng tạo nên một vùng áp thấp rộng lớn có tâm tại sơn nguyên Iran đồng thời dải áp thấp nội chí tuyến chuyển động theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời sang nửa cầu Bắc và có một nhánh tiến xa về phía chí tuyến trên các bán đảo Nam Châu Á tiếp giáp với phần phía Đông của áp thấp Châu Á. Hệ thống khí áp này kết hợp với nhau tạo thành một sức hút mãnh liệt đối với các luồng khí từ phía Đông đại dương, phía Nam tạo nên một luồng khí xoáy thổi vào lục địa. Đó là gió mùa mùa hạ. Đông Nam Á gió mùa mùa hạ có hướng chung là Tây Nam nên còn được gọi là gió mùa Tây Nam. Vào mùa hè nước ta chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam được bắt nguồn từ khối khí xích đạo (Em) và khối khí chí tuyến hình thành trong vịnh Bengan (TBg). - Đầu mùa hạ: trung tâm áp thấp Ấn Độ – Mianma hút gió từ vịnh Bengan (TBg – có nguồn gốc từ bắc Ấn Độ Dương) thổi theo hướng Tây Nam vào Việt Nam. Khối khí này mang theo một lượng nhiệt - ẩm cao gây mưa lớn vào đầu mùa hạ cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dải Trường Sơn Bắc, do hiệu ứng phơn ( Fohn - Gió Phơn được nghiên cứu đầu tiên ngọn núi Fohn (dãy núi Anpơ). Tên Fohn được bắt nguồn từ Fvonius (nghĩa là gió Tây, nóng). ) tạo nên gió Tây khô nóng ( nhân dân ta quen gọi là gió Lào) vùng đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc Có hai nguyên nhân thuận lợi cho sự xuất hiện gió Tây khô nóng Việt Nam: + Trước hết vào mùa Bắc Bộ nước ta hình thành nên áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh mẽ với áp cao phát gió trong vịnh Bengan. + Thứ hai thời kỳ này lục địa Trung Quốc xuất hiện áp thấp lục địa Hoa Nam (Nam Trung Quốc) tạo sức hút mạnh mẽ và làm cho gió Tây khô nóng có ảnh hưởng rộng lớn . - Nửa sau mùa hạ, khối khí xích đạo (Em) từ nửa cầu Nam thổi theo hướng Đông Nam, vượt xích đạo chuyển thành hướng Tây Nam (do lực Côriôlit) hình thành gió mùa mùa hạ chính thức Việt nam, khối khí trở nên nóng và ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên. + Kết hợp với dãi hội tụ nhiệt đới ( khối khí xích đạo BBC và NBC tiếp xúc với nhau đều làcáckhối khí nóng ẩm, chỉ có hướng khác nhau nên hình thành dãi hội tụ nhiệt đới nếu khác nhau vềnhiệt độ và hướng sẽ tạo nên Frông) và do ảnh hưởng của địa hình và sự xuất hiện của áp thấp Bắc Bộ, luồng gió này chuyển hướng Nam thổi vào một số khu vực miền Trung và hướng Đông Nam thổi vào miền Bắc. Thuộc tính của khối khí này là nóng ẩm, gây mưa chủ yếu cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX Trung Bộ + Gió mùa Tây Nam từ bán cầu Nam thổi theo từng đợt , mỗi đợt đều kèm theo sự hoạt động của dải hội tụ tạo nên các xoáy áp thấp . Khi đủ điều kiện về nhiệt ẩm, các xoáy này mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và bão . . dương, phía Nam tạo nên một luồng khí xoáy thổi vào lục địa. Đó là gió mùa mùa hạ. Ở Đông Nam Á gió mùa mùa hạ có hướng chung là Tây Nam nên còn được gọi là gió mùa Tây Nam. Vào mùa hè nước. hút của áp thấp lục địa Ôxtrâylia ở nửa cầu Nam ( nửa cầu Nam lúc này đang là mùa hạ) kéo sâu xuống phía Nam tạo thành gió mùa mùa đông, thổi đến Việt Nam theo hướng Đông Bắc nên còn gọi là gió. Nửa sau mùa hạ, khối khí xích đạo (Em) từ nửa cầu Nam thổi theo hướng Đông Nam, vượt xích đạo chuyển thành hướng Tây Nam (do lực Côriôlit) hình thành gió mùa mùa hạ chính thức ở Việt nam, khối

Ngày đăng: 08/06/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan