0
Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Giải pháp và đinh hướng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG GỐM SỨ (Trang 83 -85 )

- Kiểmtra sảnphẩm trước khi nhập kho, xử lý sảnphẩm không phù hợp

2. Giải pháp và đinh hướng xuất khẩu.

Việc phát triển sản xuất hàng gốm sứ dựa rất nhiều vào nguyên liệu để làm ra sản phẩm, vì thế muốn phát triển xuất khẩu mặt hàng này trước tiên phải giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu hiện nay.Đối với nguyên liệu thô, nên tập trung khai thác các mỏ hiện có trong nước, nhằm giảm tối đa chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô, lý do làm giá sản phẩm gốm sứ của chúng ta chưa có tính cạnh tranh. Đối với các loại men màu, để sản phẩm tạo được chỗđứng vững chắc ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài, các nghệ nhân cần nỗ lực nghiên cứu những sản phẩm men mới, đặc biệt như men Thuý Hồng (một loại men trước đây chỉ cóở Trung Quốc) đãđược sản xuất thành công vàđưa ra thị trường những sản phẩm kiểu dáng đa dạng, chất lượng cao.

Về phía các cơ qua chức năng: tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp

xuất khẩu những mặt hàng của mình như vay vốn với lãi xuất ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ bằng thuế, tạo điều kiện cho đăng ký thương hiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được cấp chứng nhận sản xuất hàng hoá, đồng thời tổ chức những hội chợ, cuộc thi tay nghề nhằm giới thiệu sản phẩm và nâng cao tay nghề.

Về phía các doanh nghiệp: các nhà sản xuất cần tăng cường tiếp thị, đặc biệt là

tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tiêu thụở từng thị trường cụ thể từđóđưa ra những chính sách phát triển cho từng thị trường đó.

Ngoài chất lượng, các yếu tố kỹ thuật nhưđộ trắng, thấu quang, sáng, bóng… các nhà sản xuất cần đặc biệt lưu ýđến việc tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nét đặc trưng về văn hoa, yêu cầu về thời trang của người tiêu dùng bản địa. Do đó muốn thành công, các nhà sản xuất còn phải nghiên cứu sâu về công nghệ chế biến sứ cùng đặc điểm của các dòng sản phẩm sứ hiện nay trên thế giới để sản phẩm luôn đồng bộ và có chất lượng cao.

Theo các chuyên gia thương mại, ngoài việc đầu tư cho nghiên cứu, hiện đại hoá trang thiết bịđể nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất gốm sứ cần tăng

cường tìm hiểu, khảo sát thị trường nước ngoài bằng cách tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế hoặc thông qua cơ quan xúc tiến xuất khẩu.

Bên cạnh những vấn đềđầu tư công nghệ, đầu tư lò nung cũng là những yếu tố hết sức quan trọng để cóđược những sản phẩm được thị trường chấp nhận.Ngoài ra, việc cộng tác liên kết giữa các nhà sản xuất để có thểđáp ứng được những yêu cầu lớn của bạn hàng cũng là một yếu tố cần thiết.

Việt Nam đang đặt ra mục tiêu thực hiện việc xuất khẩu 100 triệu USD hàng gốm sứ vào năm nay.Mục tiêu này khó có thểđạt được trong thời gian hiện nay khi chúng ta chưa khắc phục được những yếu điểm của mình, trong khi đó các nước xuất khẩu lớn trong khu vực chưa khai thác hết công suất. Thêm vào đó các nước này có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam như quan hệ bạn hàng rộng, kinh nghiệm nhiều, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mãđẹp hơn, chi phí thấp hơn (chi phí vận tải của Việt Nam cao hơn hẳn các nước tới 1,5 lần). Nhưng mục tiêu này cho thấy quyết tâm xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam từđó làm động lực, mục tiêu cho việc xuất khẩu mặt hàng này phát triển

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG GỐM SỨ (Trang 83 -85 )

×