Triển vọng pháttriển xuất khẩu hàng gốm sứ của việt nam

Một phần của tài liệu Đề tài quy trình xuất khẩu hàng gốm sứ (Trang 82 - 83)

- Kiểmtra sảnphẩm trước khi nhập kho, xử lý sảnphẩm không phù hợp

1.Triển vọng pháttriển xuất khẩu hàng gốm sứ của việt nam

Việt Nam hiện nay đã có hàng gốm sứ xuất khẩu ra các nước, chứng tỏ thị trường đã chấp nhận hàng gốm sứ của nước ta.Nhưng trong thời gian qua việc phát triển xuất khẩu của mặt hàng này chưa thực sự tương xứng với triển vọng của nó.

Ở nước ta hiện nay có nhiều sản phẩm từ nhiều làng gốm khác nhau như các sản phẩm từ các vùng như Bình Dương, Đồng Nai… nhưng lâu đời nhất vẫn phải kể đến làng gốm Bát Tràng.Bát Tràng có niên đại ít nhất từ năm 1010 khi người ta biết đến vùng đất này là nơi khai thác loại đất sét trắng với tổng cộng 72 gò, rất thích hợp cho việc làm gốm. Theo nhận định của nhà sử học Dương Trung Quốc, nét đặc sắc của gốm sứ Bát Tràng có thể tìm thấy trong chất đất Dâu Canh là đồ đàn hay chất cao lanh của Đông Triều làm đồ sành trắng, trong chất men rạn ngọc có từ cuối thời Trần , men gio đầu Lê, hay men lam, men rạn… đã tạo nên những san vật đặc sắc giúp ta nhận mặt được gốm sứ Bát Tràng. Chính nhờ những nét truyền thống trong mỗi sản phẩm của mình, các làng gốm đang khẳng định những chỗ đứng vững chắc trong lòng những người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn hàng nhập khẩu.

Bên cạnh đó, các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam cũng có những nhận định tốt về kiểu dáng và chất lượng. Theo Phòng thương mại Bắc Stafforshire Clive Drinkwater, chất lượng, kiểu dáng, hoa văn, men, kỹ thuật nung…của các sản phẩm gốm sứ sử dụng trang trí trong nhà và các vật dụng bằng sứ cao cấp của Việt Nam được nhiều người Châu âu ưa dùng và chọn mua, đặc biệt là sản phẩm từ các vùng Bình Dương, Đồng Nai, Bát Tràng. Các sản phẩm này của Việt Nam vượt xa về mặt chất lượng và đẳng cấp so với các sản phẩm của các quốc gia khác trong khu vực, thậm chí qua mặt cả hàng hoá của Trung Quốc.Đây là một nhận định cho thấy kiểu dáng và chất lượng của các sản phẩm sản xuất ở Việt Nam có thể so sánh với các sản phẩm trên thị trường thế giới, đồng thời nó cũng cho thấy khả năng phát triển vốn có của gốm sứ Việt Nam.

Một ưu điểm nữa là một số sản phẩm được sản xuất với công nghệ hiện đại không thua kém so với công nghệ sản xuất gốm sứ trong khu vực. Hiện nay, các lò gốm đã dần chuyển sang sử dụng gas để nung, mang lại hiệu quả cao cho sản phẩm gốm. Bên cạnh đó vào tháng 11/2004 gốm sứ Việt Nam đã ra mắt thương hiệu gốm sứ Bát Tràng, khẳng định vị thế cũng như quyết tâm của làng gốm Bát Tràng nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ nói chung trong việc gìn giữ và nâng cao chất lượng sản phẩm gốm trên trường thế giới.

Có thể nhận thấy chúng ta đã thu được một bài học kinh nghiệm quý báu từ đất nước Indonesia khi chính phủ nước này thực hiện cam kết AFTA, cắt giảm thuế xuống 5%, lúc đầu doanh nghiệp gốm sứ nước này thực sự lo lắng và bối rối, thậm chí có phản ứng dữ dội, nhưng sau đó, vì lợi ích của chính mình, họ vẫn tồn tại và phát triển tốt trong hoàn cảnh hầu như không có sự bảo hộ của nhà nước, giá sản phẩm nội địa không hề tăng mà lại còn ngang bằng với giá của hàng gốm sứ nhập khẩu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể chắc chắn được sự hỗ trợ và hậu thuẫn của Asean Cica Excom ( hiệp hội gốm sứ bao gồm 6 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippin và Việt Nam) , nhất là trong khâu tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đề tài quy trình xuất khẩu hàng gốm sứ (Trang 82 - 83)