- Kiểmtra sảnphẩm trước khi nhập kho, xử lý sảnphẩm không phù hợp
6.6. Xử lý nguyên liệu thô:
Các lò gốm nói chung và lò lu nói riêng thường đặt tại nơi có nguồn đất sét làm gốm, vì vậy, trước đây ở hai khu vực nói trên nguyên liệu làm lu gốm chủ yếu khai thác tại chỗ nhưng hiện nay hầu như đã cạn kiệt, phải mua từ huyện Bình An – tỉnh Bình Dương hoặc xa hơn. Đất sét lấy từ ruộng, sau khi bỏ lớp mặt là lớp đất canh tác nặng phù
sa, ở độ sâu 1-2m (có nơi sâu đến 6 -7m) mới đến loại đất sét dùng làm gốm: Đất sét điểm hồng (màu đỏ hồng) hoặc đất da thiếc (màu xanh xám), hai loại đất này nằm trên lớp đất bùn màu đen. Đất sét điểm hồng là loại tốt nhất vì không cần xử lý phức tạp. Nguyên liệu được chở bằng ghe (khoảng 10m3/ ghe) theo kênh rạch ra sông Đồng Nai về các lò lu. Ngoài đất sét ruộng còn có nguồn đất núi khai thác trên vùng gò cao, là loại đất có độ cứng nhưng bở. Đất sau khi lấy về được nghiền nhỏ, đưa vào máy trộn lẫn 2 loại với tỷ lệ khoảng từ 30 -40% đất núi. Quá tỷ lệ này lu dễ bị nứt vỡ trong khi nung và khi sử dụng, ít hơn tỷ lệ này đất không đủ độ cứng để tạo dáng ổn định và dễ bị biến dạng khi nung. Do đất sét điểm hồng hiếm hơn nên thông thường nguyên liệu chủ yếu gồm cả đất hồng và đất xanh. Sau khi trộn đều, đất được tưới nước vừa đủ và vun lại thành đống để ủ làm tăng độ dẻo trước khi đem ra sử dụng.
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất như Al2O3,CaCO3, MgCO3, việc xử lý tạp chất bao gồm các côngđoạn ngâm nước trong hệ thống bể chứa: gồm 4 bể ở độ cao khác nhau:
Bể thứ nhất (bể đánh) ở vị trí cao hơn cả. Thời gian ngâm đất sét
thô này trong 3-4 tháng. Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phânrã.Đánh trộn đất thật đều, thật tơi để các hạt thực sự hoà tantrong nước, tạo thành một hỗn hợp lỏng.
Tháo hỗn hợp này cho chạy xuống bể 2 (bể lắng).Tại đây, các cặn bã tạp chất nổi lên trên, tiến hành lọc bỏ chúng.
Múc hồ loãng sang bể thứ ba (bể phơi), phơi một thời gian ngắn,khoảng 3 ngày. Chuyển đất sang bể thứ tư (bể ủ). Tại bể này, ôxyt sắt (Fe203) và
các tạp chất sẽ bị khử bằng phương pháp lên men. Trong quátrình xử lý đất, tuỳ theo từng loại gốm mà người ta pha thêm caolanh ở những mức độ khác nhau.
Ðất để làm đồ sành phải là loại đặc biệt, có độ dẻo. Lấy được đất về, người thợ phải phơi cho đất bạc mầu trộn lẫn các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân cái rồi mới cho "ngậm" nước, sau đó xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá, sa cho tới khi đất phải nhuyễn mịn như một miếng giò mới thôi. Một miếng đất trước khi chuốt phải nề, xéo tới chục lần mới thành khoanh cho lên bàn xoay nắn thành sản phẩm.
Dưới bàn tay của người thợ thủ công, đất sét được luyện thật nhuyễn, đảm bảo độ dẻo, mịn nhất định và được tạo hình trên bàn xoay bằng tay hoặc trên khuôn.
Đất sét dùng để làm gốm phải có độ dẻo cao, hạt mịn, độ co ngót khi khô bé và có khả năng chịu lửa theo yêu cầu của mỗi loại sản phẩm gốm. Đất sét phải được xử lý để loại bỏ các tạp chất chứa trong nó. Trong quá trình xử lý, tùy theo từng loại gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau. Có loại đất sét mỡ ít cát, hút nước nhiều, quá dính thì phải pha thêm cát và một số chất không dẻo để chống rạn nứt trong khi phơi hay nung gốm.
có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hoá học (tính trung bình theo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203: 27,07; Si02: 55,87; Fe203 1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O: 2,01; Ti02: 0,81. Tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng ôxít sắt khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân nó không được trắng.
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lí đất truyền thống là xử lí thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng).Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã "chín" (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng. Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là "bể lắng" hay "bể lọc".Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng.
Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể phơi", người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là "bể ủ". Tại bể ủ, ôxit sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng tốt.
Ngày nay các công đoạn xử lý đất đã thay đổi nhiều bới áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng năng xuất, giảm thời gian khi xử lý. Các loại đất thô từ mỏ mang về được chộn với nhau theo một tỷ lệ, tỷ lệ pha chế này được giữ kín, hỗn hợp đất được cho vào một bình nghiền cùng với một lượng nước vừa đủ. Sau đó bình nghiền sẽ hoạt động liên tục trong thời gian 24h-48h để cho ra một sản phẩm gọi là hồ. Tại đây hồ được khử sắt bằng từ tính bởi một thiết bị cho vào bể chứa hồ, sau khi khử hết sắt trong hồ sẽ được chuyển qua bể chứa hoặc chuyển lên bể lắng để lấy đất dẻo