2.Triệu chứng bệnh - Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô tạo ra các vết bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây.. Vết b
Trang 1Phòng kỹ thuật - Chi cục Bảo vệ thực vật Lào Cai
E m a i l : p h o n g k y t h u a t b v t v l c @ g m a i l c o m ĐT: 0203 820 440
BỆNH KHÔ VẰN HẠI NGÔ
Tên thường gọi: Bệnh khô vằn hại ngô Tên khoa học: Rhizoctonia solani Kuhn
1 Tác nhân gây bệnh
- Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra Nấm này là loài nấm đa thực có phổ ký chủ rất rộng (lúa, ngô, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà chua, bông, cải bắp, đậu đỗ, bèo tây, )
2.Triệu chứng bệnh
- Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô tạo ra các vết bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây Vết bệnh lan từ các bộ phận phía gốc cây lên tới áo bắp và bắp ngô, bông cờ làm cây, lá úa vàng tàn lụi, khô chết bắp thối khô Vết bệnh khô vằn ngô cũng tương tự vết bệnh khô vằn hại trên lúa
- Tác hại: Bệnh khô vằn là bệnh nguy hiểm có thể làm mất toàn bộ năng xuất ngô: Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô, bị nhẹ làm cây quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng kém,làm cho bắp ngô ngắn hạt lép Bị nặng cây bị chết khô Trên bắp xuất hiện sớm làm cho bắp bạc, gẫy bắp, hạt bị lép
3 Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh
- Bệnh gây hại ở các vụ ngô đông xuân và hè thu Ở vụ ngô xuân bệnh hại nặng thường phát sinh vào thời kỳ 6 - 7 lá, sau đó phát triển mạnh tăng nhanh tỷ
lệ bệnh vào thời kỳ ra bắp đến thu hoạch làm khô chết cây con, hoặc thối hỏng bắp ngô Bệnh hại nghiêm trọng trên các giống ngô mới như LVN - 10, DK,
Trang 2Phòng kỹ thuật - Chi cục Bảo vệ thực vật Lào Cai
E m a i l : p h o n g k y t h u a t b v t v l c @ g m a i l c o m ĐT: 0203 820 440
888, Bioseed, 9681
- Bệnh khô vằn là bệnh nấm quan trọng nhất trên các giống ngô mới hiện nay đang trồng rộng rãi ở khắp các miền trồng ngô nước ta Tuỳ theo mức độ bị bệnh năng suất ngô trung bình bị giảm từ 20 - 40% Cây ngô bị bệnh có vết bệnh leo cao tới bắp, bông cờ thì tác hại rất lớn có thể làm mất năng suất 70% và hơn thế nữa
- Tại Lào cai bệnh khô văn gây hại ít trên cả hai vụ ngô ngô xuân và ngô
hè thu
4 Biện pháp phòng trừ
- Chọn lọc trồng những giống ngô ít nhiễm bệnh, hạt giống tốt, gieo đúng thời vụ
- Mật độ trồng vừa phải, không trồng quá dầy, tránh úng đọng nước
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tiêu huỷ các tàn dư thân lá cây ngô bệnh sau thu hoạch
- Làm đất, ngâm nước ruộng để diệt trừ nguồn bệnh là hạch nấm và tàn dư trong đất
- Bón chế phẩm Trichoderma vào đất trước khi gieo trồng hoặc pha nước tưới gốc sau khi cây con đã mọc, phun vào gốc, mặt đất và cây con khi chớm có bệnh trên đồng ruộng
- Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc hóa học: Validacin 5SL; Tilt super 300ND; Validan 5 DD