1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BỆNH KHÔ vằn hại lúa

3 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 582,29 KB

Nội dung

BỆNH KHÔ VẰN HẠI LÚA Tên thường gọi: Bệnh khô vằn, bệnh đốm vằn Tên khoa học: Rhizoctonia solani Kuhn 1.. Tác nhân gây bệnh: Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra.. Triệu chứng

Trang 1

BỆNH KHÔ VẰN HẠI LÚA

Tên thường gọi: Bệnh khô vằn, bệnh đốm vằn

Tên khoa học: Rhizoctonia solani Kuhn

1 Tác nhân gây bệnh: Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra

2 Triệu chứng gây hại:

- Bệnh khô vằn là loại

bệnh hại toàn thân, các bẹ lá sát

mặt nước thường là nơi phát

sinh bệnh đầu tiên

- Khi mới nhiễm bệnh,

vết bệnh có màu lục tối hơi ướt,

hình bầu dục, sau đó lan rộng ra

và liên kết lại thành mảng lớn

có màu sắc khác nhau, vằn vện

như da hổ hoặc như những vân

mây Bên ngoài rìa vết bệnh

thường có màu nâu, bên trong

có màu xám xanh hoặc xám

vàng Khi bệnh nặng, cả bẹ lá

và lá phía trên bị chết lụi

- Tác hại: Bệnh khô vằn là loại bệnh thường xuyên gây hại trên đồng ruộng Bệnh nhẹ làm cây sinh trưởng và phân hóa đòng kém Bệnh nặng (đặc

CÂY LÚA BỊ BỆNH

THÂN, LÁ BỊ BỆNH

Trang 2

biệt là ở giai đoạn lúa trỗ bông - chín sữa) sẽ làm cây lúa trỗ nghẹn đòng, hạt bị lép lửng, giảm năng suất

3 Đặc điểm lây lan và phát triển:

Nấm bệnh sinh trưởng

thích hợp ở nhiệt độ

28-320C Ở nhiệt độ

dưới 100

C và trên 380C

nấm ngừng sinh

trưởng Hạch và sợi

nấm rất dễ hình thành

trên các vết bệnh, nhất

là khi ẩm độ cao, nhiệt

độ cao 30-320

C Lúc đầu hạch có màu trắng,

sau chuyển sang màu

nâu hoặc nâu đỏ,

đường kính tới 5mm

- Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao Bệnh thường xuất hiện ban đầu ở bẹ lá sát mặt nước hoặc ở dưới gốc sau đó lan dần lên lên lá và bẹ lá đòng

- Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết (mưa nhiều, mực nước trên ruộng quá cao, vùng cấy dày, bón nhiều đạm ) Giai đoạn đòng- trỗ đến chín sáp là thời điểm nhiễm bệnh nặng nhất

- Nấm tồn tại bằng dạng hạch, sợi nấm trong đất và tàn dư cây trồng Hạch nấm có thể sống một thời gian dài sau khi thu hoạch lúa thậm chí trong điều kiện ngập nước vẫn có tới 30% số hạch giữa được sức sống và gây hại cho

vụ sau Trong thời kỳ làm đất, hạch nấm theo nước bám vào cây khỏe hoặc sang ruộng khác

Nấm gây bệnh khô vằn có phổ ký sinh rộng, bao gồm: lúa, đại mạch, đậu tương, ngô, mía, đậu đỗ

- Tại Lào Cai: Bệnh gây hại ở cả vụ xuân và vụ mùa Bệnh thường phát sinh gây hại mạnh khi cây lúa ở giai đoạn đứng cái - làm đòng - chín sữa, nhất là khi thời tiết nắng nóng, ẩm độ cao, ruộng cấy dày, bón nhiều đạm, bón đạm muộn

4 Biện pháp phòng trừ: Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp:

- Biện pháp canh tác: Gieo trồng giống chống chịu với bệnh; Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch; cày lật đất phơi ải hoặc ngâm dầm; Cấy với mật

độ vừa phải để hạn chế bệnh phát triển; Bón phân đầy đủ, cân đối giữa tỷ lệ N:P:K Tăng cường bón phân hữu cơ, kali giúp hạn chế bệnh; Luân canh với cây

Trang 3

trồng khác không phải là cây ký chủ của bệnh khô vằn Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng và quản lý nước hợp lý

- Thường xuyên thăm đồng, chú ý nơi ruộng lúa xanh tốt, ruộng cấy dầy

là nơi bệnh dễ xảy ra, cần vạch lúa và quan sát phần gốc xem có vết bệnh hay không Nếu có phải lập tức ngưng bón đạm, ngưng phun phân bón lá đồng thời phun thuốc trừ bệnh ngay

- Có thể tham khảo và sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị sau:

+ Validacin 3SL: Pha 25ml/bình 8 lít, phun 2 bình 8 lít cho 1 sào

+ Carbenzim 80 WP, 500 FL: Pha 10 ml(g)/ bình 10-12 lít, phun 2 bình/sào

+ Anvil 5SC: Pha 10 ml/ bình 10-12 lít, phun 2 bình/sào

Lưu ý: Phun tập trung vào phần gốc, lá bị bệnh Nếu bệnh nặng tiến hành

phun lại sau 4-5 ngày Không phun khi trời mưa, có sương

Địa chỉ liên hệ:

Phòng kỹ thuật – Chi cục BVTV Lào Cai Điện thoại: 0203 820 440

Email: phongkythuatbvtvlaocai@gmail.com

Ngày đăng: 07/06/2014, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w