1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp thực hiện chương trình 135 thời kì 1999 2010

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Hướng Và Giải Pháp Thực Hiện Chương Trình 135 Thời Kì 1999-2010
Người hướng dẫn GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 229,38 KB

Cấu trúc

  • Chương I Giới thiệu về chương trình 135 (3)
    • I. Chương trình mục tiêu quốc gia (3)
      • 1. Chương trình mục tiêu quốc gia (3)
      • 2. Các chương trình mục tiêu quốc gia (3)
      • 3. Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo bao gồm 3 nhóm dự án:. 3 II. Nội dung của chương trình 135 (3)
      • 1. Chương trình là gì ? (4)
      • 2. Chương trình 135 (5)
      • 3. Mục tiêu của chương trình 135 (5)
      • 4. Nhiệm vụ của chương trình (7)
      • 5. Tiêu chí lựa chọn đối tượng của chương trình (8)
      • 6. Diện đầu tư của chương trình (8)
      • 7. Nguồn vốn (10)
      • 8. Nguyên tắc chỉ đạo (10)
    • III. Tổ chức thực hiện chương trình 135 (10)
      • 1. Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực Chương trình, có nhiệm vụ (10)
      • 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ (11)
      • 3. Bộ Tài chính có nhiệm vụ (12)
      • 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ (12)
      • 5. Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ (12)
      • 6. Các Bộ, cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ mục tiêu của Chương trình có trách nhiệm (12)
      • 7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Chương trình có nhiệm vụ (13)
      • 8. Ban Chỉ đạo của Chính phủ có nhiệm vụ (13)
      • 10. Sự tham gia của cộng đồng trong CT 135 (14)
  • Chương II Thực trạng của việc thực hiện chương trình 135 trong (16)
    • I. Công tác tổ chức thực hiện (16)
      • 1. Giai đoạn I ( 1999-2005 ) (16)
        • 1.1 Công tác quản lý điều hành (16)
        • 1.2 Huy động nguồn lực (18)
        • 1.3 Thực hiện cơ chế quản lý (21)
        • 1.4 Thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình (24)
        • 1.5 Thực hiện Chính sách Hỗ trợ Dân tộc đặc biệt khó khăn (34)
      • 2. Nửa đầu giai đoạn II ( 2006-2008) (35)
        • 2.1 Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách thực hiện CT 135 (35)
        • 2.2 Công tác xây dựng, lập kế hoạch và giao kế hoạch (37)
        • 2.3 Rà soát, xác định đối tượng thuộc diện đầu tư của CT 135 (38)
        • 2.4 Phân bổ và huy động nguồn lực (39)
        • 2.5 Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá (40)
        • 2.6 Thực hiện các nhiêm vụ của chương trình (40)
    • II. Kết quả thực hiện CT 135 (50)
      • 1. Giai đoạn I (50)
      • 2. Giai đoạn II (57)
    • III. Những hạn chế tồn tại khi thực hiện chương trình 135 (61)
      • 1.1 Tổ chức thực hiện (61)
      • 1.2 Thực hiện chương trình (62)
      • 2.1 Về quản lý chương trình (67)
      • 2.2 Về thực hiện mục tiêu của chương trình (68)
      • 2.3. Về lập, giao dự toán (69)
  • Chương III Phương hướng và các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả của chương trình 135 trong hai năm 2009-2010 của giai đoạn II (71)
    • I. Những bài học kinh nghiệm rút ra được tronh những giai đoạn đã qua của chương trình (71)
      • 1. Nguyên nhân thực hiện thành công chương trình 135 (71)
      • 2. Nguyên nhân tồn tại yếu kém của việc thực hiện CT 135 (72)
    • II. Giải pháp cần thiết để khắc phục những mặt còn tồn tại và nâng cao hiệu quả của chương trình trong hai năm còn lại của giai đoạn (73)
      • 1. Giải pháp chung (73)
        • 1.1. Đối với các Bộ, ngành, cơ quan TW (73)
        • 1.2. Đối với các địa phương thực hiện chương trình (74)
      • 2. Giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả các dự án của CT 135 (79)
  • KẾT LUẬN.........................................................................................................87 (88)

Nội dung

Giới thiệu về chương trình 135

Chương trình mục tiêu quốc gia

1 Chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia là những chương trình quan trọng mang tầm quốc gia do nhà nước đề ra và coi đó là những mục tiêu cần hướng tới trong một khoảng thời gian nhất định.

2 Các chương trình mục tiêu quốc gia

-Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo.

- Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

- Chuơng trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình

- Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS

- Chuơng trình mục tiêu quốc gia Văn hoá

- Chuơng trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo

3 Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo bao gồm 3 nhóm dự án:

- Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo chung:

+ Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; + Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;

+ Dự án Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long);

- Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chương trình 135:

+ Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo;

+ Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo;

+ Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo;

+ Dự án ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo + Dự án Định canh định cư ở các xã nghèo

- Nhóm các dự án Việc làm:

+ Dự án Tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua Qũy Quốc gia hỗ trợ việc làm;

+ Dự án Nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm;

+ Dự án Điều tra, thống kê thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động;

+ Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết việc làm

Chương trình 135 là một phần của CT MTQG, nó được tách ra từ CT XĐGN do có những yêu cầu riêng về thể chế Mặc dù cả hai chương trình đều được quản lý độc lập, nhưng giữa chúng không có sự phân chia rõ ràng Hầu hết chính quyền địa phương đều coi CT 135 là một kênh đặc biệt cho các khoản đầu tư ưu tiên của Chính phủ Trung ương vào các công trình hạ tầng cơ sở cấp xã đã được xá định trước và CT MTQG XĐGN là một kênh cho các hỗ trợ còn lại. Chương trình 135 có thể được xem là một công cụ đặc biệt phục vụ cho tập trung nguồn lực XĐGN và các hoạt động vào những khu vực địa lý cụ thể Trên thực tế, chính quyền đã đơn giản hoá các thủ tục đầu tư các dự án công trình hạ tầng cơ sở trong chương trình Vì vậy, CT MTQG XĐGN và CT 135 có trùng nhau về địa lý, cồng tác điều phối và lồng ghép cả hai chương trình được thực hiện thông qua công tác lập kế hoạch hàng năm tại các cấp địa phương, đặc biệt là tại cấp tỉnh.

II Nội dung của chương trình 135

Chương trình là một công cụ để cụ thể hoá và triển khai thực hiện các mục tiêu của chiến lược và của kế hoạch định hướng vĩ mô Nó là tập hợp các

4 mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, môi trường, công nghệ, cơ chế chính sách…Nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu của chiến lược và của kế hoạch định hướng vĩ mô trên cơ sở trên cơ sở nguồng lực nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định

Chương trình 135 còn được gọi là Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QD-TTg, ngày 31/7/1998 nhằm tăng cường hoạt động xoá đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa tại 52 tỉnh Đến năm 2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/2000/QD-TTg ngày 29/11/2000 về việc hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao vào Chương trình 135 Ngoài ra năm

2001 dự án “Hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn” do UBDT quản lý Theo các bước chuyển đó CT 135 hiện nay bao gồm 5 hợp phần : phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm cụm xã, quy hoạch ổn định dân cư, khuyến nông, khuyên ngư ( gắn với nhành công nghiệp chế biến ), và đào tạo cán bộ xã/thôn bản ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa.

Chương trình đến nay đã diễn ra được hai giai đoạn

3 Mục tiêu của chương trình 135 a) Giai đoạn I (1999 – 2005) :

- Mục tiêu tổng quát : Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2005 là:

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005 (theo chuẩn nghèo số 1751/LĐTBXH, mức thu nhập dưới 55.000 đ/tháng/người là hộ nghèo), bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt, thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng; tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hoá xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, thúc đẩ phát triển thị trường nông thôn. b) Giai đoạn II (2006 -2010) :

- Mục tiêu tổng quát : Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững; giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giũa các vùng trong cả nước Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Về phát triển sản xuất : nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

+ Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010.

+ về phát triển cơ sở hạ tầng : các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất đảm bảo phục vụ có hiệu quả, nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập Các chỉ tiêu cụ thể : phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới ( từ xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến tất cả các thôn, bản; trên 80% xã có công trình thuỷ lợi nhỏ đảm bảo phục vụ cho sản xuất trên 85% diện tích đất trồng lúa nước; 100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản

6 có điện ở cụm dân cư giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế đúng tiêu chuẩn.

+ Về nâng cao đời sống văn hoá, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt; kiểm soát ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầ trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí

+ Về phát triển nâng cao năng lực : trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ xoá đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để haònh thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản Nâng cao năng lực của cộng đồng tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn.

4 Nhiệm vụ của chương trình

+ Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết.

+ Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư.

+ Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã.

+ Đào tạo cán bộ xã, bản làng, phum, soóc.

Tổ chức thực hiện chương trình 135

1 Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực Chương trình, có nhiệm vụ: a) Giúp Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chương trình và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương quản lý chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và các dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt

10 khó khăn; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế và đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng và Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật Nghiên cứu đề xuất các hình thức ghi công, biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Chương trình. b) Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cho giai đoạn 2006 -

2010, chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành đề xuất các chính sách hỗ trợ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. c) Chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan và các địa phương xác định cụ thể danh sách các xã, thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; phối hợp các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương hàng năm rà soát, xác định các xã, thôn hoàn thành mục tiêu ra khỏi diện đầu tư Chương trình từ năm 2008. d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý thực hiện Chương trình này theo nguyên tắc: phân cấp quản lý cho cơ sở, đơn giản về thủ tục nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ. đ) Xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Chương trình và kế hoạch thực hiện hàng năm; hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai Chương trình Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình ở các địa phương Định kỳ 6 tháng và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. e) Chủ trì, phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các Bộ, địa phương thực hiện các dự án của Chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định

2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ: a) Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn ngân sách Trung ương cho các dự án của Chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của Chương trình theo thẩm quyền

11 b) Phối hợp với Ủy ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các Bộ, địa phương.

3 Bộ Tài chính có nhiệm vụ: a) Phối hơp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các dự án của Chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của Chương trình theo thẩm quyền

Vốn thực hiện Chương trình được ghi thành một khoản mục riêng trong kế hoạch hàng năm của địa phương do địa phương quản lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng và đúng kế hoạch. b) Phối hợp với Ủy ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các Bộ, địa phương c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Chương trình.

4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ: a) Theo dõi, chỉ đạo các địa phương về: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất (thủy lợi rừng ) b) Chủ trì, phối hơp với Ủy ban Dân tộc hướng dẫn địa phương thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc trên địa bàn các xã thuộc Chương trình

5 Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ:

- Thực hiện hoàn thành 100% xã có đường ô đến trung tâm xã

- Chỉ đạo các địa phương quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng nâng cấp đường giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển

6 Các Bộ, cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ mục tiêu của Chương trình có trách nhiệm :

- Tổ chức, xây dựng và chỉ đạo phối hơp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để đạt mục tiêu Chương trình.

7 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Chương trình có nhiệm vụ: a) Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình của địa phương b) Tổ chức xác định, bình xét lựa chọn danh sách các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên cơ sở thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, rõ ràng minh bạch, bảo đảm đúng đối tượng, báo cáo Ủy ban Dân tộc để thẩm định tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. c) Tổ chức huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện Chương trình Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động và tổ chức đồng bào các dân tộc tích cực tham gia trực tiếp vào thực hiện các nội dung phát triển sản xuất, xây dựng và sử dụng các công trình của cộng đồng. d) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đến năm 2010, kế hoạch thực hiện hàng năm, kế hoạch dự toán kinh phí tổng thể và hàng năm để thực hiện Chương trình, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định đ) Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình cho Ủy ban Đân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ để kịp thời xử lý giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện của Chương trình tại địa phương. e) Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình trên địa bàn theo kế hoạch, đúng quy định, bảo đảm chất lượng, chống thất thoát và tiêu cực Chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả của Chương trình.

8 Ban Chỉ đạo của Chính phủ có nhiệm vụ:

- Phối hơp với các cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc vận động hưởng ứng tham gia Chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

9 Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương có nhiệm vụ :

- Tuyên truyền rộng rãi để toàn xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

10 Sự tham gia của cộng đồng trong CT 135 Ở nước ta việc lấy ý kiến nhân dân, huy động dân tham gia công việc của cộng đồng, của quốc gia nhất là khi đất nước gặp khó khăn đã có từ lâu và đã là truyền thống Truyền thống đó tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta coi trọng và phát huy, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong các cuộc cách mạng giải phòng dân tộc và xây dựng đất nước Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do nhận thức, chủ trương, cơ chế từng thời kỳ khác nhau mà hình thức tham gia, mức độ tham gia của người dân cũng khác nhau Trước năm

1987, cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã không phát huy được sức mạnh nội lực của nhân dân Trong kế hoạch ít bàn đến lợi ích cụ thể của nhân dân, còn áp đặt không sát thực tế, tạo ra tính ỷ lại, thụ động trông chờ cấp trên của người dân, kết quả là đưa đất nước vào khủng hoảng kinh tế Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao tính dân chủ, phát huy quyền làm chủ tập thể của mọi người, tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn trong việc quản trị Nhà nước

Vai trò của sự tham gia của người dân trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn Sự tham gia của người dân từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến giám sát đánh giá và duy trì tính bền vững của dự án sẽ đảm bảo tính minh bạch, tính hiệu quả, tính công bằng, tính bền vững trong thực hiện các chính sách dân tộc Tính minh bạch Nghị định 29/1998/NĐ-CP đã quy định rất chi tiết các việc được thông báo đến người dân, những việc người dân được tham gia ý kiến, những việc được trực tiếp kiểm tra, giám sát và được trực tiếp quyết định Đây là công cụ quan trọng để giải quyết và cải thiện tình trạng vi phạm nguyên tắc dân chủ ở cơ sở Người dân đã được tham gia nhiều hơn trong việc phân bổ nguồn lực, ra quyết định tổ chức thực hiện Điều này được thể hiện rõ ở các nguyên tắc trong tổ chức thực hiện

Chương trình 135 như công khai cho dân biết nguồn vốn của Chương trình, để người dân được tham gia lựa chọn và quyết định công trình đầu tư, công khai cho dân biết định mức được hưởng khi đóng góp công lao động xây dựng công trình… Quán triệt nguyên tắc này, nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, tạo điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch, quy hoạch Tuy vậy, còn nhiều chương trình, dự án, trong đó có cả các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách dân tộc tính minh bạch, công khai còn nhiều hạn chế rõ nhất là rất ít người dân nắm được một cách tường tận trên địa bàn xã có các chương trình đang được triển khai, diễn ra trong bao lâu, do ai thực hiện và lợi ích của người dân được hưởng từ chương trình là những gì Đối với cán bộ cơ sở (cấp xã) thì tình hình cũng không khá hơn là bao Đang có một lỗ hổng lớn trong việc thông tin về các chương trình, dự án đối với cấp cơ sở Đã ảnh hưởng không ít đến hình thức và mức độ tham gia của địa phương và cộng đồng Đồng thời, thông tin không đầy đủ cũng hạn chế và gây trở ngại cho công tác giám sát, đánh giá Ví như trong Chương trình vay vốn tín dụng của Ngân hàng người nghèo trước đây, ngay đến cán bộ xã của nhiều xã vùng cao cũng không nắm được mức cho vay tối đa của Ngân hàng đối với người dân là bao nhiêu, thời hạn cho vay là bao lâu và hỗ trợ của tỉnh, của ngân hàng đối với người vay vốn là gì Còn Chương trình 133, ngoài một số ít cán bộ tham gia tính toán phân phối nguồn lực cho Chương trình thì nhiều cán bộ ngay ở Trung ương cũng không có khái niệm rõ ràng về mức độ nguồn lực được phân bổ cho Chương trình Như vậy chắc hẳn cấp huyện, cấp xã và cộng đồng còn hiểu biết kém hơn Vì đây là tập hợp của một số dự án do một số Bộ, ngành chỉ đạo thực hiện Với sự phối hợp lỏng lẻo, cơ chế chia sẻ hạn chế thông tin thì việc nắm bắt thông tin như trên là điều dễ hiểu Sự thiếu minh bạch còn thể hiện qua việc thực hiện cơ chế đấu thầu và thực hiện thầu Công tác đấu thầu và thực hiện thầu còn mang tính hình thức, việc tổ chức đấu thầu hạn chế, thực chất là chỉ định thầu, cộng đồng hầu như đứng ngoài cuộc Chính vì vậy, nhiều hạng mục người dân

15 hoàn toàn có thể đảm đương được lại được giao cho các nhà thầu thực hiện và trong quá trình thực hiện họ lại khoán lại cho người dân.

Thực trạng của việc thực hiện chương trình 135 trong

Công tác tổ chức thực hiện

1.1 Công tác quản lý điều hành:

Nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 1998 đã xác định : “Đây là một Chương trình đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” Để đảm bảo cho Chương trình thực hiện với tính khả thi cao, Chính phủ đã có nhiều quyết sách : Giành nguồn lực từ ngân sách nhà nước, huy động nguồn lực của cộng đồng, phân công giúp đỡ các tỉnh nghèo ( văn bản 174/CP-VX của Chính phủ ), phân công các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình Trung ương ( Quyết định số 01/1999/QĐ-TTg ngày 4/01/1999 của Thủ tướng Chính phủ ), ban hành quy chế quản lý sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân (Nghị định 24/NĐ-CP của Chính phủ) và cho phép Chuơng trình vận hành theo một cơ chế đạc biệt hợp với lòng dân, phù hợp trình độ năng lực của các cán bộ xã đặc biệt khó khăn ( thông tư số 416 và sau là 666).

Hệ thống ban chỉ đạo điều hành các cấp đã hình thành từ TW đến địa phương Ban chỉ đạo chương trình TW do một đồng chí Phó thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, thành viên là các Bộ, ngành TW; UBDTMN ( nay là Uỷ ban Dân tộc) ; là cơ quan thường trực Chương trình Các địa phương ( tỉnh, huyện ) đã phân công một đồng chí lãnh đạo chủ chốt làm trưởng ban và các cơ quan chức năng giúp việc.

Ban chỉ đạo chương trình TW đã thường xuyên chỉ đạo sâu sát, nắm bắt tình hình thực tế, tổ chức sơ kết hàng năm đúc rút kinh nghiệm, tổ chức tập huấn

16 hướng dẫn học tập mô hình quản lý điển hình, mô hình phân cấp cho các địa phương Chỉ đạo tăng cường kiểm tra giám sát và phối hợp với các cơ quan giám sát của các địa phương.

Những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành 26 văn bản các loại liên quan đến chỉ đạo, hướng thực hiện CT 135. Các Bộ ngành TW với chức năng tham mưư, tổng hợp, ban hành cơ chế quản lý hướng dẫn thực hiện; kịp thời phát hiện bất cấp sửa đổi cơ chế quản lý phù hợp, việc quy định thực hiện nguyên tắc thuực hiện dân chủ công khai, xã có công trình dân có việc làm tăng thu nhập, phân cấp quản lý mạnh cho cơ sở…được nhân dân đồng tình ủng hộ Việc sát nhập các dự án TTCX, Chính sách hỗ trợ Dân tộc ĐBKK, ĐCĐC vào CT 135 theo QĐ 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/01/2000 đã tạo ra cơ chế thống nhất, lồng ghép hiệu quả hơn; đã kịp thời bổ sung hoành chỉnh cơ chế quản lý đầu tư xây dựng; ban hành Thông tư liên tịch số 666/TTL, ngày 23/08/2001 : Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc CT 135 (TT 666) là một cơ chế tiến bộ, phù hợp , tính thuyết phục của nó đã trở thành cơ chế mẫu mực cho các chương trình dụ án khác. Các Bộ ngành theo chức năng chuyên ngành đã ban hành hệ thống các văn bản khá đồng bộ các tác dụng tích cực tronh việc hướng dẫn các địa phương thực hiện chưông trình.

Chính phủ dã chỉ đạo các Bộ chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ tham gia thực hiện chương trình,, ban hành những chính sách hỗ trợ Ngay từ những năm đầu, kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước đã kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện yếu kém chấn chỉnh thực hiện chương trình.

Các địa phương là cấp tổ chức thực hiện : thành lập bộ máy các cấp, huy động phân bổ nguồn lực trên địa bàn, tổ chức thực hiện từ chuẩn bị đầu tư đến bàn giao sử dụng quản lý vận hành và chịu trách nhiệm về hiệu quả chương trình trên địa bàn Các tỉnh đều xác định thực hiện chương trình là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh, phân công các đồng chí lãnh đạo đảng chịu trách nhiệm từng địa bàn , từng lĩnh vực, phân công các cơ quan, các doanh nghiệp của tỉnh giúp

17 đỡ các xã ĐBKK trên địa bàn…Việc hình thành hệ thống chỉ đạo từ TW xuống địa phương và theo quan hệ phối hợp giữa các bộ ngành, các sở ban của tỉnh đã tạo ra mối liên hệ đảm bảo sự thống nhất trong điều hành

1.2 Huy động nguồn lực a) Huy động nguồn lực:

Mặc dù ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, song Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm rất cao đối với công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn khó khăn nhất của cả nước, Những năm qua, Nhà nước đã quan tâm ưu tiên tập trung nguồn vốn đảm bảo ổn định và mức tăng dần hành năm Qua 7 năm, nguồn vốn NSTW đã đầu tư 9.142,2 tỷ Các địa phương thực hiện chương trình bằng NSĐP cũng đã ưu tiên tập trung đảm bảo theo mức vốn TW quy định, vốn các địa phương huy động đạt 527 tỷ đồng; một số địa phương đầu tư với mức cao, các xã thuộc địa phương này đã sớm đạt mục tiêu chương trình trước thời hạn : Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương… Các địa phương cũng đã huy động các nguồn lực tại chỗ với nhiều hình thức phong phú hiệu quả cao, phân công các doanh nghiệp, các lực lượng vũ trang, cơ quan đoàn thể tại địa phương giúp đỡ, ủng hộcác xã ĐBKK bằng vật chất, cử cán bộ xuống địa phương hướng dẫn đồng bào cách làm ăn, phát triển sản xuất, phòng chống bệnh dịch…như Hoà Bình, Bắc Giang, Quảng Nam, các tỉnh Tây Nguyên Thực hiện sự phân công của Chính phủ và cuộc vận động sâu rộng trong các tầng lớp xã hội của Mặt trận TQVN, chương trình đã nhận được sự giúp đỡ của các tỉnh có điều kiện, các tổng công ty, các tổ chức xã hội, quỹ vì người nghèo, cá nhân hảo tâm…509 tỷ đồng Điển hình là các công ty Cao su Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty thuốc lá…Tổng công ty Dầu khí giúp đỡ tỉnh Sóc Trong liên tục từ năm 2000 – 2005 được trên 30 tỷ đồng Các tỉnh có điều kiện : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Dương đã giúp đỡ các tỉnh nghèo về cảc vvạt chất và các hình thức khác cũng rất có hiệu quả Thành phố Hà Nội và các đơn vị thuộc thành phố giũp đỡ tỉnh Lai Châu (cũ) 23,6 tỷ đồng và cử nhiều đoàn bác sỹ đến khám chữa bệnh tại 2 tỉnh Lai

Châu, Điện Biên, ngoài sự phân công của Chính phủ, TP Hà Nội còn giúp đỡ các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Đăk Lak, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Trị 15,3 tỷ đồng…

Các đoàn thể TW đã giúp đỡ các địa phương vận động, hướng dẫn đồng bào về cung cách làm ăn, phát triển kinh tế hộ xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo và tham gia có hiệu quả chương trình Mặt trận TQVN phát động phong trào “Ngày vì người nghèo” đã huy động hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ về đời sống, nhà ở cho đồng bào nghèo các dân tộc Trung ương Đoàn thanh niên CSHCM đã tổ chức nhiều phong trào : thanh niên lập nghiệp, thanh niên tình nguyện xưống xã ĐBKK giúp đỡ, phục vụ đồng bào dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa…

Nhân dân các xã ĐBKK đã đóng góp xây dựng công trình bằng các hình thức : Tham gia lao động xây dụng, khai thác vật liệu sẵn có ở địa phương: cát, đá, gỗ…hoặc tài sản, hoa màu, đất đai công trình chiếm chỗ Nhiều xẫ đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, huy động nhân dân tự giải phóng mặt bằng, không chờ vốn đền bù của Nhà nước, công khai các định mức đàu tư để dân biết và tự nguyện tham gia đóng góp, xây dựng công trình…Song ngồn vốn huy động từ nhân dân mới được thực hiện ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung vào thời điểm những năm đầu thực hiện chương trình, những năm sau không được duy trì nên kết quả còn thấp Nhìn chung, các địa phương chưa huy động tốt nguồn lực trong dân, nhất là việc duy tu bảo trì sử dụng công trình sau khi hoàn thành Đơn vị: tỉ đồng

Tổng vốn đầu tư chương trình 135 từ 1998 - 2005 NSTW

Xây dựng TTCX 432,0 103,0 101,0 230,0 250,0 265,0 350 372 2.103 Đào tạo cán bộ 0 7,2 7,2 7,2 10,0 11,0 11 30 83,6

Tổng hợp vốn giúp đỡ các địa phương, các bộ ngành, Tổng công ty giai đoạn ( 1998-2005 ) Đơn vị giúp đỡ Năm

Tổng cộng 69,711 84,153 139,880 109,082 106,131 508,957 b) Thực hiện tăng cường cán bộ về cơ sở.

Thực hiện Quyết định 42/1999/QĐ-TTg ngày 10/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, huyện đã tích cực chủ động lựa chọn những cán bộ sở, ban, ngành của tỉnh; phòng ban của huyện có trình độ và kinh nghiệm công tác xuống tăng cường giúp các xã phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng Tích cực thực hiện chủ chương này là tỉnh Cao Bằng 271cán bộ trên 137 xã, Hà Giang 151 cán bộ trên 117 xã, Hoà Bình 40 cán bộ trên 24 xã, Yên Bái

31 cán bộ trên 24 xẫ, các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Nghệ An tăng cường cho mỗi xã 1 cán bộ Riêng các tỉnh Tây Nguyên, thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Quyết định 168 của Thủ tướng Chính phủ đã tăng cường hang trăm cán bộ xuống các xã phức tạp về an ninh chính trị Bộ Quốc phòng đã tăng cưòng và duy trì 483 cán bộ về 438 xã ĐBKK thuộc địa bàn của 212 đồn biên phòng, có

77 đồng chí chuyển hẳn sinh hoạt Đảng về địa phương, trong đó 68 đồng chí là phó bí thư, phó chủ tịch xã Đến nay, trình độ, năng lực, nhận thức, phong cách, nề nếp làm việc của đội ngũ cán bộ xã cũng đã trưởng thành rõ rệt, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiên phát triển kinh tế xã hội và các lĩnh vực khác ở địa phương được chu động và hiệu quả hơn.

Kết quả thực hiện CT 135

1 Giai đoạn I: a Chương trình 135 đã góp phần quan trọng làm thay đổi rất cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi.

Chương trình 135 đã xây dựng được hệ thống CSHT quan trọng, đây là lực lượng vật chất to lớn làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần X theo dõiXĐGN và tạo tiền đề tiến lên CNH, HĐH vùng đông bào dân tộc và miền núi.Chương trình đã xây dựng trên 25.000 công trình hạ tầng và trên 500 TTCX,đưa vào sử dụng trên 20.000 công trình thiết yếu các loại và trên 300 trung tâm cụm xã Sau 7 năm thực hiện đã có 75% số xã xây dựng 5 hạng mục công trình chủ yếu : đường giao thông, hệ thống điện, trường học các cấp, thủy lợi nhỏ, trạm y tế xã và 60% số xã đã đầu tư xây dựng đủ 7 hạng mục công trình thiết yếu Trên địa bàn các xã thuộc Chương trình 86% xã có trương tiểu học, 73% xã có trường THCS kiên cố cấp 4 trở lên; 96% xã có trạm y tế đảm bảo phục vụ chữa bện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; 74% xã có trạm bưu điện văn hóa xã; 61% xã có trạm truyền thanh; 47% xã có chợ Đã có thêm 500 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 28 tỉnh trong Chương trình đã đạt tỷ lệ 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm, tỷ lệ đường giao thông cơ giới đến trung tâm xã đạt 97,42% , tăng 62,42% so với trước năm 1998 Với 2250 công trình thủy lợi được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp đã tăng năng lực tưới cho hơn 40.000 ha đất canh tác cùng với gần 1000 ha được khai hoang đã giúp đồng bào có đất canh tác, trồng cầy các loại cây công, nông nghiệp, cây ăn quả, tăng sản lượng lương thực hàng hóa Trước đây, chỉ có 20% số xã thuộc phạm vi Chương trình có lưới điện quốc gia, sau 7 năm thực hiện đã có 84% số xã có điện và khoảng 64% số hộ trên địa bàn được dùng điện, nhiều tỉnh đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia; có thêm 1050 công trình nước sạch, hàng ngàn hộ dân đã có nước sạch để dùng; có thêm 2552 công trình trường học và lớp học được đưa vào sử dụng, xóa bỏ phần lớn các trường tạm, lớp tạm, tạo điều kiện huy động hầu hết trẻ em trong độ tuổi ở các xã ĐBKK đến trường, góp phần tích cực hoàn thành phổ cập tiểu học ở các xã vùng sâu, vùng xa Những kết quả trên đã làm thay đổi nhanh và cơ bản diện mạo của nông thôn vùng dân tộc và miền núi, thực sự là lực lượng vật chất to lớn, góp phần thúc đẩy nhanh công tác XĐGN ở vùng này Theo báo cáo các tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Phước, Bình thuận, Thừa Thiên Huế đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về KT – XH, các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Nghệ An, Trà Vinh, Sóc Trăng, các tỉnh Tây Nguyên là các tỉnh khó khăn điểm xuất phát thấp cũng đã có sự thay đổi rất nhanh so với trước đây b Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo;

Chương trình 135 thực hiện các dự án thành phần với các chính sách tổng hợp về phát triển KT – XH nói chung và phát triển sản xuất nói riêng Trình độ canh tác, sản xuất của đông bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt, kỹ thuật canh tác mới với những giông cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt đã dần dần thay thế cho những tập quán lạc hậu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Nhờ đầu tư cho công tác thủy lợi đã tăng năng lực tưới hàng ngàn ha đất, hàng nghìn ha đất mới được khai hoang đã giúp cho các xã ĐBKK ổn định lương thực và nâng mức bình quân lương thực tự sản xuất từ 286kg/người/năm (năm 1998) tăng lên 474kg/người/năm (năm 2005), có nhiều nơi đã lên đến trên 1000kg/người/ năm Điển hình là Bắc Giang, năng suất cây trông cây lương thực tăng 40% (từ 18 tạ - > 30/ha), lương thực bình quân đầu người tăng 82% Trên địa bàn CT 135 đã có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, nhiều dịch vụ xã hội đã đến được với người dân vùng sâu, vùng xa (thông tin, tín dụng, bảo hiểm, khám chữa bệnh ) Nhờ sản xuất phát triển, đã hình thành một số vùng kinh tế hàng hóa; ngày càng có nhiều hộ làm ăn giỏi, mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, số hộ nghèo đói giảm về cơ bản trên địa bàn Chương trình đã không còn hộ đói kinh niên, tốc độ giảm nghèo khá nhanh, bình quân mỗi năm giảm 4 - > 5% hộ nghèo Tỷ lệ hộ đói nghèo bình quân trên địa bàn trước khi có Chương trình trên 50%, đến hết năm 2005 còn 18,6%, một số địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo

7 - > 8% / năm Điển hình là tỉnh Bình Thuận : trong 20/30 xã ĐBKK, có trên 20% số hộ của xã thu nhập trên 20 triệu/ năm, điển hình là xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân 50% số hộ có thu nhập trên 20 triệu/ năm, 4 xã không có hộ cân nghèo, 8 xã tỷ lệ cận nghèo dưới 5% Xã Phiềng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã khai hoang được 75,5 ha ruộng nước, 285 ha nương định canh, nâng sản lượng lương thực có hạt tăng từ 360kg/người(năm 1999) lên 760kg/người(năm 2005) Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 4,5 triệu/người/năm. c Góp phần cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào các dân tộc vùng ĐBKK trên các lĩnh vực đời sống xã hội : văn hóa, giáo dục, y tế và sức khỏe cộng đồng…

Chương trình 135 tác động mạnh mẽ đến giáo dục, y tế văn hóa vùng đồng bào dân tộc miền núi Nhà nước có chính sách tăng cường phát triển giáo dục, đầu tư bằng nhiều nguồn lực nên hầu hết các xã CT 135 đều có trường tiểu học và THCS kiên cố, đã tạo điều kiện thu hút trên 95% trẻ em tiểu học, trên 75% trẻ em trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường Nhiều địa phương đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đến nay hầu hết các xã ĐBKK đã có trạm y tế, đa số thôn bản đã có y tế cộng đồng, góp phần ngăn chặn cơ bản được các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo, nâng cao sức khỏe và cải thiện đời sống cho đồng bào.Tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em cũng được cải thiện rõ rệt.

Các dự án quy hoạch sắp xếp dân cư và Định canh định cư đã góp phần ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc sống phân tán trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, được tiếp cận các dịch vụ xã hội Tỷ lệ đồng bào được tiếp cận với thông tin ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ ngày một tăng.

Nhờ kinh tế được cải thiện nên văn hóa vùng dân tộc và miền núi cũng phát triển phong phú hơn, đời sống văn hóa của đồng bào được nâng cao một bước, văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy, nhiều hoạt động văn hóa cũng được khôi phục và phát triển, nhiều lễ hội, nhiều phong trào hoạt động mới được khuyến khích, cùng với chính sách hỗ trợ giá máy thu thanh và Chương trình phủ song truyền hình vùng lõm đã đưa số xã được thụ hưởng văn hóa thông tin tăng nhanh, chủ trương, đường lôi, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ngày càng đến được với đồng bào nhiều hơn, nhanh hơn, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, chống lại âm mưu của bọn phản động, tăng cường định hướng hoạt động cho mọi tầng lớp dân cư vùng sâu, vùng xa. d Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng chiến lược xung yếu của đất nước.

Hầu hết các xã thuộc Chương trình 135 nằm trong địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có điều kiện khó khăn phức tạp nhiều mặt Nhờ giải quyết được đói nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đã góp phần rất quan trong nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước; đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm có thu nhập, hạn chế được tình trạng du canh du cư, phá rừng và tệ nạn ma túy trong đồng bào các dân tộc Chính từ kết quả tổng hợp đó đã góp phần to lớn củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng được phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng xung yếu về an ninh quốc phòng của Tổ quốc. e Kết quả tổng hợp của Chương trình 135

Sau 7 năm thực hiện (1999 - 2005), CT 135 đã đạt được mục tiêu quan trong trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn miền núi thay đổi căn bản, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống và thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển; công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt kết quả to lớn, khoảng cách đói nghèo đã thu hẹp giữa các vùng, tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở các xã CT

135 đã giảm còn dưới 20% vượt mục tiêu chương trình; trình độ dân trí đã được nâng lên… Những thành tựu trên thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, miền núi, vùng sâu và vùng xa, những địa bàn khó khăn, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước một cách bền vững, được nhân dân cả nước đồng tình, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

BIỂU TỔNG HỘP MỘT SỐ MỤC TIÊU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 TỪ (1999 - 2005)

Tổng số xã được ĐT

Tỉ lệ% xã có đường ôtô

Tỉ lệ% xã có Thuỷ lợi

Tỉ lệ% xã có Trạm xã

Tỉ lệ% xã có tr.hoc kiên cố

Tỉ lệ% xã có tr.THCS

Tỉ lệ học sinh đến trường

Tỉ lệ xã có chợ

Tỉ lệ xã có bưu điện

Tỉ lệ xã có trạm PT-TH

Tỉ lệ xã có điện

Tỉ lệ hộ dùng điện

Tỷ lệ hộ nghèo chuẩn cũ

Thu nhập bình quân đầu người

Lương thực bình quân đầu người

Trong những năm đầu của giai đoạn II, chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, thành tựu đạt được của giai đoạn I tiếp tục được củng có và phát huy Các Bộ, ngành TW bám sát các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội hoàn thành phần lớn hướng dẫn cơ chế quản lý Mặc dù hướng dẫn của TW chưa kịp thời, nhiều địa phương bám sát nội dung chương trình, chủ động triển khai thực hiện, củng cố kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo điều hành các cấp và cụ thể hoá hướng dẫn thực hiện với giải pháp rõ ràng, phù hợp điều kiện của từng địa phương, đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng Nhiều tỉnh đã cố gắng thực hiện đạt được kết quả kha cao là : Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lạng Sơn, Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Quảng Ninh, …đã giải ngân trên 80% số vốn phân bổ đầu năm. Một số tỉnh thực hiện đạt kết quả còn thấp : Đồng Tháp, An Giang, Bình Thuận, Quảng Trị, Hà Giang, Đăk Lăc… tỷ lệ giải ngân dưới 40% Kết quả đạt được của CT đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các xã ĐBKK, đời sống của các xã ĐBKK tiếp tục chuyển biến duy trì được tốc độ giảm nghèo, các chỉ tiêu về kinh tế xã hội chủ yếu đã đạt đựơc mục tiêu đề ra Do dự án CSHT đã chuyển trọng tâm đầu tư các thôn bản vùng sâu vùng xa nên bộ mặt nông thon có những thay đổi rõ rệt, tỷ lệ thôn bản có điện đường, lớp học, nhà văn hoá,công trình thuỷ lợi nâng lên Dự án PTSX bước đầu đã hỗ trợ nhiều hộ nghèo,người nghèo có cơ hội tiếp cận kiến thức sản xuất mới, được hỗ trợ trực tiếp giống vật tư, công cụ sản xuất đã có tác động rõ rệt đến nâng cao nhận thức,thay đổi phương pháp làm ăn có hiệu quả hơn Vì vậy tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ4-5%, góp phần duy trì tốc độ giảm nghèo chung của cả nước Các lơp tập huấn,đào tạo đã bước đầu nâng cao năng lực thực hiện của đội ngũ cán bộ cấp xã,thôn bản Trong số các dự án của CT, dự án phát triển CSHT có tiến độ thực hiện khá tốt, các công trình được xây dựng phu hợp với quy hoạch sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, phát huy hiệu quả cao Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đào tạo nâng cao năng lực tiến độ thực hiện còn chậm.

Bảng kết quả tổng hợp thực hiện dự án xây dựng CSHT năm 2008

Tổng vốn thực hiện Tổng

Giao thông Trường học Nước sinh hoạt Điện Thủy lợi Trạm xá Chợ SH cộng đòng CT khác

CT Vốn CT Vốn CT Vốn CT Vốn CT Vốn C

Kết quả giải ngân CT 135 năm 2008

TT TỈNH SỐ DỰ ÁN

KẾ HOẠCH THANH TOÁN VỖN NĂM 2008

LŨY KẾ GIÁ TRỊ KLHT

TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN KỲ BÁO CÁO

LŨY KẾ VỐN THANH TOÁN TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN KỲ BÁO CÁO TỶ LỆ

Những hạn chế tồn tại khi thực hiện chương trình 135

1.1 Tổ chức thực hiện a) Xác định đối tượng đầu tư Chương trình ở một số nơi còn những yếu tồ thiều khách quan, thiếu cơ chế khuyến khích đưa các xã đã hoàn thành mục tiêu ra khỏi chương trình hàng năm.

Trong quá trình thực hiện chương trình 135, số xã tăng dần hàng năm, ngoài những xã đầu tư theo chính sách đặc thù, có 391 xã không phải là KV III. Nguyên nhân do các địa phương khi xác định phân định khu vực chưa thực hiện công khai dân chủ bình xét theo quy trình, chưa xác định đúng mục đích ý nghĩa của việc phân định khu vực, có tỉnh nặng về thành tích, cũng có tỉnh còn nặng tư tưởng ỷ lại nên trong quá trình thực hiện đã phải bổ sung những xã thực sự khó khăn nhưng lại không thuộc KV III và có những xã không thực sự khó khăn nhưng vẫn được đầu tư.

Trong quá trình thực hiện, ngoài CT 135, nhiều xã đã có sự đầu tư lồng ghép từ các chương trình, dự án khác nhất là các xã đầu tư bằng các nguồn vốn Quốc tế, các xã này đã có sự thay đổi lớn về mặt KT – XH và phát triển thoát khỏi tình trạng ĐBKK, song chương trình chưa có cơ chế khuyến khích để ra khỏi diện đầu tư chương trình Qua 7 năm thực hiện mới chỉ có 2 xã ở Lào Cai tự nguyện ra khỏi chương trình. b) Công tác chỉ đạo của một số ngành, một số địa phương chưa thực hiện sâu sát, giám sát chưa chặt chẽ.

Bộ máy chỉ đạo thực hiện ở không ít địa phương còn nhiều đầu mối nhưng thiếu tập trung, hạn chế về năng lực, chưa ngang tầm nhiệm vụ, việc tham mưu đề xuất hạn chế Một số tỉnh : Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên… giao nhiệm vụ thường trực Chương trình cho chi cục ĐCĐC thuộc Sở Nông nghiệp, vai trò chủ yếu làm tác nghiệp rất hạn chế tham mưu đề xuất với các Cơ quan của tỉnh, vai trò chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các huyện Một số địa phương việc tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình tại các xã còn nặng về hình thức, ít có kiến nghị đề xuất ngoài việc đòi tăng vốn, kéo dài thời gian thực hiện chương trình…không phát hiện mặt yếu kém của việc thực hiện Chương trình tại cơ sở.

Nhiều địa phương công tác quản lý chỉ đạo các dự án bị phân tán, 5 dự án do 3 cơ quan quản lý, cơ quan thường trực chỉ theo dõi dự án CSHT và TTCX, không theo dõi được dự án phát triển sản xuất, dự án quy hoạch dân cư và đào tạo cán bộ Nhiều tỉnh, Cơ quan thường trực tham mưu cho lãnh đạo tỉnh thiếu năng động, thiếu sự phối hợp trong chỉ đạo chương trình, chậm thay đổi phân cấp quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư, rà soát quy hoạch… chưa có cụ thể hóa cơ chế chính sách áp dụng cho Chương trình ở tỉnh, vốn chia bình quân dàn trải theo xã.

Công tác tổng hợp báo cáo của hầu hết các địa phương thực hiện chưa tuân theo quy định của cơ chế quản lý chương trình, chậm báo cáo, báo cáo chưa đầy đủ nội dung gây khó khăn cho việc theo dõi đánh giá kết quả thực hiện. Việc giám sát đánh giá hiệu quả chương trình còn nặng về thống kê số lượng (số công trình, số người, số lớp ), chưa đánh giá cụ thể về yếu tố tác động, hiệu quả sử dụng, trong đánh giá còn nặng về hòa đồng với các chương trình lồng ghép khác, chưa tách bạch riêng các hoạt động của chương trình.

1.2 Thực hiện chương trình a) Thực hiện chưa đồng bộ các nhiệm vụ của Chương trình, nặng về đầu tư cơ sở hạ tầng, nhiệm vụ phát triển sản xuất, quy hoạch sắp xếp dân cư và đào tạo chưa được quan tâm đúng mức

Trong tổng số vốn đầu tư Chương trình , 2 dự án CSHT và TTCX chiếm 95,2% số vốn,dự án đào tạo cán bộ chỉ chiếm 0,83%, dự án phát triển sản xuất chiếm 3,2% , dự án quy hoạch dân cư chiếm 0,67%.

Dự án đào tạo cán bộ mới thực hiện ở mức bồi dưỡng, tập huấn, nội dung, tài liệu giảng dạy chậm được cải tiến, đổi mới và còn chồng chéo với các nội dung của bộ ngành khác Dự án Phát triển sản xuất thực hiện còn lúng túng, gọi là dự án nhưng không có nội dung hoạt động cũng như mục tiêu cụ thể cho từng vùng, chưa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, một số nơi còn chia đều vốn như khoản trợ cấp(năm 2001), có nơi đưa về những giống cây giống con không phù hợp… năm 2002, dù đã bố trí kế hoạch vốn nhưng không thống nhất nội dung thực hiện đã phải để lại năm sau, Dự án quy hoạch dân cư mới chỉ dừng ở bước lập dự án quy hoạch…Trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ cấu đầu tư còn nặng về các công trình giao thông chiếm số vốn lớn, có những tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Lạng Sơn…đầu tư giao thông chiếm từ 65-90% số vốn đầu tư, đầu tư thủy lợi, khai hoang trực tiếp phục vụ sản xuất xóa đói giảm nghèo chiếm tỉ lệ thấp, chưa hợp lý. b) Quản lý các nguốn vốn đầu tư tuy chưa có sai sót lớn nhưng vẫn còn biểu hiện tồn tại, hạn chế, lãng phí

Qua công tác thanh kiểm tra, kiểm toán thực hiện những năm vừa qua có thể đánh giá, CT 135 có tỉ lệ thất thoát vốn ít nhất, song 1 số nơi đã phát hiện sử dụng vốn sai mục đích:Đăk Lăk đầu tư vốn cho xã không thuộc phạm vi chương trình gần 300 triệu đồng, Bình Phước đầu tư không đúng 2 danh mục đầu tư quy định…Hiện nay có nhiều chương trình, dự án cùng đầu tư trên địa bàn xã CT

135, nhưng chưa có một cơ chế nào để quản lí thống nhất, chưa có địa phương nào tổng hợp đầy đủ được các nguồn vốn này, vì vậy rất khó đánh giá hiệu quả tổng hợp sử dụng các nguồn vốn và mức độ thất thoát vốn lồng ghép ngoài số vốn của CT 135 c Quản lí chất lượng công trình ở một số nơi còn có khuyết điểm :

Một số địa phương đã để xảy ra vi phạm chất lượng công trình : công trình kém chất lượng, công trình không phát huy hiệu quả, hư hỏng phải sửa chữa tốn kém đã ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội Những sai phạm ở 1 số công trình đã được phản ánh qua báo chí ở các địa phương : Cao Bằng, QuảngNam, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Gia Lai, Bình Phước, Thái Nguyên… Chất lượng công trình yếu kém do các cơ quan kiểm tra giám sát phát hiện ở một số địa phương thể hiện ở các khâu sau :

Công tác quy hoạch, lập dự án, báo cáo đầu tư, khảo sát thiết kế ở 1 số nơi chưa đảm bảo chất lượng, có những công trình thủy lợi không sử dụng được do quy hoạch không đúng vị trí, hoặc diện tích tưới thực tế thấp hơn nhiều so với thiết kế, công trình cấp nước chỉ cấp được một mùa… do khâu khảo sát, lập quy hoạch không đúng vị trí hoặc thiết kế hình thức không phù hợp phong tục tập quán của nhân dân Công trình thủy lợi ở xã Khao Man ( Mù Cang Chải ) và xã Mông Xi (Trạm Tấu ) sau khi hoàn thành nhưng diện tích tưới và khai hoang them rất thấp so với luận chứng kinh tế kỹ thuật.

Công tác chỉ đạo thi công, giám sát, nghiệm thu chưa chặt chẽ, còn nhiều bất cập Việc lựa chọn nhà thầu thi công chưa có quy trình cụ thể về quy trình, tiêu chí lựa chọn, nhiều nơi việc lựa chọn chưa được tiến hành công khai, chưa chọn được nhà thầu có đủ năng lực Một số tỉnh, viêc giám sát thi công còn thiếu cán bộ có chuyên môn phù hợp, đôi khi phó mặc nhà thầu, trong khi đó chưa phát huy tốt lực lượng giám sát tại chỗ của Ban giám sát xã Việc nghiệm thu ở nhiều công trình chưa đảm bảo theo quy trình, còn đại khái qua loa dẫn đến công trình chất lượng kém, nhanh hư hỏng xuống cấp, gây tốn kém lãng phí… Tỉnh Lào Cai làm giao thông bản Mế ( Si Mai Cai ), xã Nậm Lúc (Bắc Hà ) chưa thi công xong đã nghiệm thu hết khối lượng thiết kế.Tại Phú Yên, trạm bơm xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân đặt lệch vị trí, ống xả để sai thiết kế phải phá đi làm lại… Năm 2001, Kiểm toán Nhà nước kiểm tra 5 tỉnh đã phát hiện nhiều tồn tại trong quá trinh thực hiện từ khảo sát thiết kế đến quản lý chất lượng công trình và thanh quyết toán và đã kiến nghị thu hồi 687 triệu đồng, giảm quyết toán 3 tỷ đồng(làm tròn). d Chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý của Chương trình

Nguyên tắc “ xã có công trình, dân có việc làm, tăng thêm thu nhập từ việc tham gia lao động công trình tại xã” kết quả còn rất hạn chế Một số địa phương đã tạo ra cơ chế cho việc dân đóng góp vật tư vật liệu xây dựng công trình, trực tiếp tham gia xây dựng tăng thu nhập xong tỷ lệ rất thấp Một số địa phương thực hiện quy trình xây dựng và tổng hợp kế hoạch vẫn còn tư tưởng bao cấp phân bổ từ trên xuống, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia từ khâu quy hoạch, lựa chọn danh mục công trình đầu tư, công khai giao việc cho dân, công khai phần giao và lựa chọn nhà thầu xây dựng Nhìn chung, đa số xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, điện, lớp học chủ yếu là các doanh nghiệp (B) làm, rất ít nơi huy động nhân dân trong xã cùng làm…Rất nhiều nơi việc lựa chọn công trình đầu tư ít được thảo luận rộng rãi với nhân dân ở các thôn bản hoặc HĐND xã, hoặc có nhưng còn mang tính hình thức, thiếu khảo sát thực tế nên nhiều nội dung đầu tư không hợp lý, kém hiệu quả Các chợ TTCX Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng; chợ TTCX Quảng Khê, huyện Krông ana, chợ Krông Nô huyện Lắc, tỉnh Đăk Lăk; công trình thủy lợi xã Hiền Kiệt, Quan Hóa, Thanh Hóa…hiệu quả thấp là những ví dụ điển hình về sự đầu tư theo ý chủ quan, không có sự tham gia của dân. e Công tác quản lý vận hành duy tu, bảo dưỡng công trình sau nghiệm thu chưa được quan tâm thực hiện.

Phương hướng và các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả của chương trình 135 trong hai năm 2009-2010 của giai đoạn II

Những bài học kinh nghiệm rút ra được tronh những giai đoạn đã qua của chương trình

1 Nguyên nhân thực hiện thành công chương trình 135

- Các cấp, các ngành từ TW đến địa phươngcó sự nhận thức sâu xắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của thực hiện chương trình Do có sự nhận thức sâu sắc về CT 135, các cấp, các ngành từ TW đến địa phương đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt thưòng xuyên, sâu sát CT 135 đã được Quốc hội đua vào kế hoạch kiểm tra giám sát, đánh giá gành năm; Chính phủ đã ban hành những quyết sách đặc biệt để thực hiện; đặc biệt có ý nghĩa quyết định trực tiếp là vai trò lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền các tỉnh huyện đã coi CT là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong chương trình hành động của mình.

- Chương trình hợp lòng dân, được các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội đồng tình ủng hộ và tham gia tạo ra một phong trào sâu rộng xây dựng, giám sát chương trình; vì vậy CT đã trở thành tâm điểm thu hút các nguồn lực khác tham gia, chương trình có tính xã hội hoá rất cao.

- Phải xác định đúng địa bàn ưu tiên là các xã nghèo nhất, thôn bản khó khăn nhất để ưu tiên nguồn lực tập trung đầu tư, không dàn trải.

- Có nguồn lực đủ mạnh và ổn định CT 135 được nguồn lực từ Ngân sách Nhà nước công khai, đảm bảo ổn định từng năm và tăng dần đều đặn đảm bảo cho việc thực hiện Ngoài vốn đầu tư CT 135, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế xã hội thực hiện trên địa bàn, tạo ra nguồn lực quan trọng phối hợp đồng bộ, lồng ghép có hiệu quả.

- Có cơ chế quản lý đơn giản dễ thực hiện CT 135 thành công, một nguyên nhân cực kỳ quan trọng là cơ chế vận hành phù hợp với điều kiện địa bàn, dễ thực hiện, phân cấp mạnh, nêu cao vai trò của cơ sở; thực hiện công khai dân chủ, phát huy sự tham gia của đông đảo dân, của cộng đồng và các tổ chức xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp.

- Coi trọng công tác thanh tra kiểm tra Thực tế ở CT 135, địa phương nào coi trọng cong tác thanh tra kiểm tra, mơi đó hiệu quả chương trình được nâng cao, ít thất thoát.

2 Nguyên nhân tồn tại yếu kém của việc thực hiện CT 135 a) Nguyên nhân chủ quan

- Sự phối hợp, hướng dẫn chỉ đạo của các Bộ, ngành TW chưa kịp thời cá nhiệm vụ đào tạo cán bộ, cự án Phát triển sản xuất và Quy hoạch dân cư, các dự án này chưa được thực hiện đồng bộ từ đầu chương trình Năm 2000, khi các nhiệm vụ trỏ thành dự án, nhưng chậm hướng dẫn thực hiện, năm 2003 mới ban hành hướng dẫn sử dụng nguồn vốn dự án phát triển sản xuất Chưa kịp thời ban hành hướng dẫn các địa phương xét đưa những xã đã hoàn thành mục tiêu chương trình ra khỏi diện đầu tư để tạo ra phong trào tự vươn lên thoát nghèo.

- Một số địa phương chưa thật sự quán triệt chỉ đạo của TW trong tổ chức thực hiện, coi nhẹ công tác chỉ đạo, thiếu kiểm tra đôn đốc, chưa phối hợp tốt và phát huy vai trò các tổ chức xã hội tham gia, chưa coi trọng công tác cán bộ, bố trí và tăn cường cán bộ có năng lực để điều hành chương trình các cấp Tư tưởng còn nặng bao cấp, ôm đồm, chậm phân cấp Một số địa phương còn tư tưởng ỷ lại cơ chế của TW thiếu sáng tạo trong vận dụng cơ chế cho phù hợp điều kiện địa phương, huy động nguồn lực tại chỗ rất hạn chế, chậm ban hành vận hành bảo dưỡng, duy tu công trình tại địa phương… đã làm giảm hiệu quả của CT.

- Chương trình đã đựơc ưu tiên nguồn lực, song do nhu cầu đầu tư quá lớn, có nhiều mục tiêu phải thực hiện, trong khi xuất phát điểm quá thấp nên nguồn lực chưa đáp ứng so với nhu cầu của chương trình.

- Năng lực cán bộ cơ sở ở một số địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng đựơc yêu cầu, nhất là côngt tác quản lý đầu tư còn yếu kém, còn để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, chất lượng hiệu quả công trình chưa cao.

- Tâm lý chưa muốn ra khỏi diện đầu tư để được thụ hưởng thêm các chính sách ưu đãi của Nhà nước Chính vì tư tưởng nay, các cấp địa phương khi đánh giá đã thiếu khách quan, lúc báo cáo thành tích, nhất là trong báo cáo chính trị dự kiến trình đại hội tỉnh đảng bộ, các chỉ tiêu phát triển đều cao, vượt chỉ tiêu đề ra, nhưng khi xét hoàn thành mục tiêu thì hạ xuống Nhiều xã đã công nhận thoát khỏi diện ĐBKK, đủ điều kiện hoàn thành mục tiêu CT 135, song các xã này vẫn bày tỏ nguyện vọng kéo dài và xin được ở lại CT 135. b) Nguyên nhân khách quan Địa bàn các xã ĐBKK là địa bàn khó khăn mọi mặt, địa hình phức tạp xa xôi, dân cư sống phân tán, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ sản xuất thấp, đời sống đồng bào rất khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, du canh du cư, di cư tự do, nguồn nhân lực hạn chế nhiều mặt, thiếu cán bộ…Nhìn chung là điểm xuất phát về trình độ phát triển của khu vực này rất thấp là nguyên nhân rất quan trọng hạn chế thực hiện CT.

Giải pháp cần thiết để khắc phục những mặt còn tồn tại và nâng cao hiệu quả của chương trình trong hai năm còn lại của giai đoạn

1.1 Đối với các Bộ, ngành, cơ quan TW a) Về công tác kế hoạch vốn

Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh cơ cấu vốn của Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất đảm bảo quản lý chặt chẽ và phù hợp thực tế theo hướng giao quyền chủ động cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. b) Tiếp tục hoàn thành văn bản quản lý, hướng dẫn.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện việc sủa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 của Liên bộ

Uỷ ban Dân tộc, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện CT 135.Xây dựng hệ thống biểu mẫ báo cáo thực hiện CT; hoàn thiện và hướng dẫn địa phương xây dựng tài liệu đào tạo phù hợp với từng vùng, miền đảm bảo đến năm 2010 có 100% số xã làm chủ đầu tư toàn bộ các dự án, công trình 135 như cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ Đồng thời tiếp tục thực hiện cam kết đăn tải thông tin về dự toán, giải ngân vốn của CT 135 trên trang web của Bộ Tài chính Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng bố trí dự toán chi ngân sách nhà nứơc năm 2009 để thực hiện CT trên cơ sở phạm vi, đối tượng và mức đầu tư từng dự án, chính sách theo quy định để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội quyết định theo quy định cua Luật Ngân sách Nhà nước. c) Chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận và thực hiện vốn ODA.

Khi văn kiện vay vốn ODA được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn, các

Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được phân công chuẩn bị đầy đủ điều kiện tiếp nhận để vận hành nguồn vốn ODA, bổ sung một số văn bản hướng dẫn thực hiện hiệp định và tiến hành các hoạt động theo cam kết. d) Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá.

Tăng cường kiểm tra thực hiện ở các địa phương, thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra đánh giá CT và tổ chức các đợt đánh giá theo kỳ trong Hiệp định tài trợ vốn ODA Hoàn thành công tác điều tra số liệu ban đầu làm cơ sở cho công tác đánh giá

1.2 Đối với các địa phương thực hiện chương trình a) Tiếp tục củng cố, hoàn thiện các cơ chế quản lý điều hành chương trình Trước hết là Ban chỉ đạo và cơ quan thường trực chương trình phải là cơ quan làm công tác dân tộc Trên cơ sở những bài học về công tác chỉ đạo của những giai đoạn đã qua, trong giai đoạn tiếp theo đòi hỏi phải chỉ đạo quyết liệt hơn, toàn diện hơn, tăng cường những cán bộ có tinh thần trách nhiệm, có năng lực Thực hiện phân bổ, giao quyết định dự toán ngân sách thực hiện chương trình 135 phải đảm bảo đúng thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nuớc và các văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động triển khai thực hiện các dự án của CT. b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bằng các hình thức phong phú, công khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cung cấp rộng rãi các thông tin cho các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội hiểu biết về CT 135 với đầy đủ nội dung liên quan để phát huy sự tham gia của người dân và hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân với CT Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan truyền thông của tỉnh, huyện: Đài phát thanh, đài truyền hình, báo… xây dựng kế hoạch và thực hiện các chuyên mục riêng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung phù hợp với ngôn ngữ, tập quán của đồng bào theo Chiến lược truyền thông Chương trình 135 được ban hành tại Quyết định số 06/2007/QĐ-UBDT ngày 12/10/2007 của Uỷ ban Dân tộc Chỉ đạo các huyện, ban quản lý xã thực hiện việc: Làm biển ghi tên công trình (nguồn vốn đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công, ngày, tháng, năm khởi công, hoàn thành); niêm yết danh sách các hạng mục công trình, vốn, chủ đầu tư, nhà thầu, danh sách các hộ, nhóm hộ được hỗ trợ máy móc, vật tư sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, mức hỗ trợ; các lớp tập huấn, bồi dưỡng; các mô hình ngay từ năm kế hoạch tại trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã và các điểm công cộng trên địa bàn xã để người dân có đủ thông tin về quyền được hưởng lợi và tham gia giám sát các hoạt động của CT 135 giai đoạn II.

Thực hiện Chương trình phải công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai về đối tượng thụ hưởng, định mức vốn các dự án từng năm và trong cả giai đoạn của Chương trình bằng các hình thức: tổ chức họp dân phổ biến, truyền thanh, thông báo tại trụ sở UBND xã, nhà văn hoá sinh hoạt cộng đồng tại thôn, bản, trường học, chợ và những nơi đông người khác Việc lập kế hoạch thực hiện hàng năm và cho cả giai đoạn đến năm 2010 phải tổ chức lấy ý kiến của nhân dân từ thôn, bản bằng các hình thức họp dân hoặc phát phiếu lấy ý kiến và được tổng hợp ghi thành biên bản Công trình, nội dung được chọn ưu tiên đầu tư theo ý kiến nhất trí của số đông người dân UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND xã) tổng hợp, thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân xã trước khi trình Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã. c) Xác định đúng đối tượng đầu vào của CT trong những năm tiếp theo. Đối với thôn, bản ĐBKK ở các xã KV II, các tỉnh cần rà xoát, xác định những thôn bản khó khăn nhất, có nhiều hộ dân sống tập trung, thôn bản đã có quy hoạch điểm dân cư ở khu vành đai biên giới ưu tiên đầu tư trứơc Cần tăng cường việc rà soát xét những xã hoàn thành mục tiêu đua ra khỏi phạm vi CT. Trong giai đoạn còn lại các địa phương phải tăng cường xác định lộ trình để xét những xã hoàn thành , nhất là đối với xã không thuộc KV II trong QĐ 164, các xã giai đoạn trước đã được đầu tư nhiều năm và có các điều kiện cơ bản hoàn thành để xét đưa ra khỏi diện đầu tư Trong quá trình kiểm tra giám sát của các cấp , các ngành, các cơ quan giám sát nếu qua kiểm tra phát hiện địa phương nào đưa vào đối tượng đầu tư chưa đúng, UBDT sẽ kiên quyết đề nghị Chính phủ đưa ra khỏi diện đầu tư của CT. d) Đẩy mạnh việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo Trong giai đoạn II, Thủ tướng Chính phủ đã ưu tiên tăng mức hỗ trợ đầu tư vốn cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, khi có vốn ODA bổ sung, mức vốn hỗ trợ sẽ tiếp tục đựơc ưu tiên tăng cường và đây là nhiệm vụ trọng tâm của CT 135 giai đoạn II Như vậy việc tổ chức thực hiện dự án, khai thán tiềm năng phát huy nội lực để thực hiện xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo địa phương Các địa phương cần phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực sản xuất, thay đổi tập quán lạc hậu, xây dựng tập quán sản xuất mới tiến bộ gắn với giải quyết các vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hoá và cung cấp vật tư phục vụ sản xuất và hỗ trợ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân Tạo chuyển biến có ý nghĩ cơ bản vè cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế, phát triển cây, con có giá trị hàng hoá cao, đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật sản xuất mới đến hộ gia đình trên địa bàn là giải pháp quan trọng hàng đầu của kế hoạch trong giai đoạn còn lại của CT. e) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tiến độ giải ngân Chỉ đạo các sở, nghành liên quan có hướng dẫn cụ thể, việc đơn giản hoá các thủ tục lập, thẩm định, phê duyêt và phân cấp mạnh cho cấp huyện quyền quyết định; các sở, ban nghành của tỉnh cần tập trung vào nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nồng ghép vốn dự án phát triển Chương trình135 với các dự án khác (Quyết định 32, Quyết định 33, vốn vay ngân hàng chính sách ) tập trung nguồn lực đẩy mạnh tiến độ và hiệu quả Đẩy nhanh tiến độ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiểt kế, dự toán và đẩy nhanh tiến độ những công trình đang thi công dở dang, tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán nhanh gọn, theo số vốn kế hoặch đã phân bổ Để phù hợp với tình hình biến động giá cả thực tế trên địa bàn, cơ quan thường trực Chương trình 135 của tỉnh chỉ đạo các huyện rà soát danh mục đầu tư công trình hạ tầng Chương trình 135 của tỉnh cho phù hợp với kế hoặch vốn đã phân bổ, tập trung hoàn thành dứt điểm, tránh dàn trải vốn, kéo dài thời gian, kém hiệu quả hoặc sử dụng vốn Chương trình 135 vào nội dung khác. f) Đầy mạnh việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các dự án của Chương trình theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ Năm 2008, ít nhất có 60% số xã thuộc chương trình của các tỉnh do cấp xã làm chủ đầu tư các công trình hạ tầng Trong địa bàn một xã, không nhất thiết xã phải làm chủ đầu tư tất cả công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể, tỉnh cần quy định phân cấp cho xã được làm chủ đầu tư, những xã năng lực cán bộ còn yếu chưa đủ khẳ năng làm chủ đầu tư công trình lớn thì giao làm chủ đầu tư công trình nhỏ đơn giản, Ban quản lý dự án huyện đang quản lý công trình trên địa bàn xã có trách nhiệm giúp đỡ xã quản lý đầu tư, đồng thời cần khẩn trương bố trí cán bộ, bồi dưỡng cán bộ đủ năng lực để tiếp tục phân cấp làm chủ đầu tư những năm tới Chỉ đạo cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh và các huyện cần xây dựng kế hoặch và tổ chức mở các lớp đào tạo ngắn hạn để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về: Quản lý đầu tư, giám sát, kế toán… cho cán bộ xã, cán bộ Ban quản lý dự án (trưởng ban, cán bộ kế hoặch, kỹ thuật giám sát , kế toán…), kể cả những sinh viên mới tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học có nguyện vọng… để đưa vào làm việc ở Ban quản lý dự án của xã, đảm bảo đến năm 2010 trên địa bàn chương trình có 100% số xã đủ điều kiện làm chủ đầu tư Những xã có cán bộ chưa đủ năng lực và chưa đào tạo kịp thời, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện cử cán bộ của huyện giúp các xã làm chủ đầu tư. g) Thực hiện hiệu quả công tác đào tạo cán bộ xã, bản, làng phum sóc, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho các xã thuộc phạm vi CT Nguồn vốn cho dự án được Nhà nước ưu tiên bố trí khá lớn thể hiện tầm quan trọng của nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng, các tỉnh cẩn tập trung thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ chính quyền cơ sở vùng đồng bào các dân tộc và miền núi với các nội dung thiết thực, tránh chồng chéo, tập trung vào bồi dưỡng nâng cao kỹ năng điều hành quản lý CT, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo Nâng cao hiệu quả tham gia thực hiện và giám sát chương trình của cộng đồng Các tỉnh phải có kế hoạch cụ thể tăng cường năng lực các cơ srơ đào tạo, cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương. h) Huy động nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng Có kế hoạch huy động nguồn lực tập trung thực hiện CT, chỉ đạo tổ chức thực hiện lồng ghép nguồn vốn các CT, dự án, các chính sách khác với CT 135 để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực dối với vùng đồng bào các dân tộc miền núi vùng sâu, vùng xa Phân công các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn hỗ trợ giúp đỡ các xã ĐBKK Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào

CT 135 bằng những hành động cụ thể, thiết thực giúp đỡ các hộ nghèo, vùng nghèo nhất là quá trình giám sát thực hiện CT 135 ở địa phương Các địa phương xây dựng cơ chế, giải pháp cụ thể, hiệu quả để người dân tham gia tích cực vào các hoạt động từ bước lập kế hoạch, giám sát, đặc biệt là người dân tăng thêm thu nhập, xoá đói giảm nghèo từ việc tham gia lao động công trình hạ tầng xây dựng tại xã. i) UBND tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả chương trình trên địa bàn tỉnh Căn cứ mục tiêu của Chương trình 135 và điều kiện thực tế của tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện xây dựng các chỉ tiêu đạt được theo tiến độ từng năm, từng giai đoạn và kết thúc chương trình để làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả chương trình trên địa bàn toàn tỉnh UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, các huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình Cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh chủ trì đề xuất kế hoạch, nội dung kiểm tra, giúp UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá về Cơ quan thường trực Chương trình 135 trung ương (Uỷ ban Dân tộc) UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các đơn vị liên quan tạo điều kiện để HĐND các cấp địa phương, Mặt trận Tổ quốc và cơ quan đoàn thể xã hội các cấp, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện Chương trình.

2 Giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả các dự án của CT 135.

* Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%. a) Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất

- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, tăng cường tập huấn kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất của đồng bào, chuyển giao các mô hình sản xuất, các điển hình kinh tế Rà soát tình hình sử dụng và quản lý tài sản, máy móc, đại gia súc được hỗ trợ theo nhóm hộ gia đình; chỉ đạo việc xây dựng các quy định, quy chế khai thác, sử dụng máy móc, thiết bị để đảm bảo các hộ nghèo thực sự được hưởng lợi.

- Tăng cường hỗ trợ các hoạt động khuyến nông như: Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến nhằm giúp các hộ nghèo nâng cao kiến thức sản xuất, kiến thức về thị trường để sản xuất có hiệu quả nâng cao thu nhập

- Tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện nghèo để xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn Bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung các huyện khác; hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ 100% tiền ăn ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người; mỗi thôn, bản được bố trí ít nhất một suất trợ cấp khuyến nông (gồm cả khuyến nông, lâm, ngư) cơ sở.

- Có các biện pháp hỗ trợ những hộ gia đình có mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến nhằm xây dựng các mô hình tốt về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo quản và chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản có hiệu quả và t tổ chức cho các đối tượng khác trong dự án (và ngoài dự án) tham quan, học tập những mô hình tốt để phổ biến, nhân rộng mô hình Thực hiên các chính sách xuất khẩu lao động: hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chi phí làm thủ tục và cho vay vốn ưu đãi) để lao động các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 7.500 - 8.000 lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở ngoài nước (bình quân 10 lao động/xã).

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo: Được hưởng các điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của nhà nước, đối với cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước.

- Tiếp tục tăng cường hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, mua sắm thiết bị máy móc phục vụ sản xuất cùng với đó là việc hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ về sử dụng các loại giống và các loai trang thiết bị máy móc được hỗ trợ nhằm tạo những điều kiện ban đầu cần thiết, giảm nhẹ lao động thủ công nặng nhọc từ đó tăng năng suất lao động và tăng thu nhập Khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện nghèo.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm và hướng những đối tượng thụ hưởng phát triển nông nghiệp theo hướng thị trường Để thực hiện được điều này thì các địa phương phải biết cách phân tích thị trường tại địa phương mình để từ đó đưa ra các biệ pháp phù hợp cho nông dân nghèo.

- Việc phân bổ vốn cho các đối tượng phải đảm bảo kịp thời gian do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp.

Ngày đăng: 09/08/2023, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CT 135 - DỤ ÁN XÂY DỰNG CSHT 7 NĂM (1999-2005) - Phương hướng và giải pháp thực hiện chương trình 135 thời kì 1999 2010
135 DỤ ÁN XÂY DỰNG CSHT 7 NĂM (1999-2005) (Trang 27)
Bảng tổng hợp kết quả xây dựng TTCX (1996-2005) - Phương hướng và giải pháp thực hiện chương trình 135 thời kì 1999 2010
Bảng t ổng hợp kết quả xây dựng TTCX (1996-2005) (Trang 30)
Bảng kết quả tổng hợp thực hiện dự án xây dựng CSHT năm 2008 - Phương hướng và giải pháp thực hiện chương trình 135 thời kì 1999 2010
Bảng k ết quả tổng hợp thực hiện dự án xây dựng CSHT năm 2008 (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w