1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xây dựng tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 324,94 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Lí luận chung về phát triển thị trường của doanh nghiệp (4)
    • 1.1. Khái niệm thị trường và các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp (4)
      • 1.1.1. Khái niệm thị trường (4)
      • 1.1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp (5)
        • 1.1.2.1. Cầu của doanh nghiệp (5)
        • 1.1.2.2. Cung của doanh nghiệp (6)
        • 1.1.2.3. Giá cả thị trường (7)
        • 1.1.2.4. Sự cạnh tranh trên thị trường (8)
    • 1.2. Các tiêu thức mô tả thị trường của doanh nghiệp (8)
      • 1.2.1. Thị trường theo tiêu thức địa lý (8)
      • 1.2.2. Thị trường theo tiêu thức sản phẩm (9)
      • 1.2.3. Thị trường theo tiêu thức khách hàng (9)
    • 1.3. Phân loại phát triển thị trường (9)
      • 1.3.1. Phát triển thị trường theo tiêu thức sản phẩm (10)
        • 1.3.1.1. Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn (11)
        • 1.3.1.2. Cải thiện hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có (11)
      • 1.3.2. Phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý (12)
      • 1.3.3. Phát triển thị trường theo tiêu thức khách hàng (13)
        • 1.3.3.1. Căn cứ vào hành vi tiêu thụ (14)
        • 1.3.3.2. Căn cứ vào khối lượng hàng hóa mua (14)
        • 1.3.3.3. Căn cứ vào phạm vi địa lý (14)
        • 1.3.3.4. Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng – doanh nghiệp (14)
    • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triền thị trường (16)
      • 1.4.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (16)
        • 1.4.1.1. Môi trường kinh tế (16)
        • 1.4.1.2. Môi trường công nghệ (17)
        • 1.4.1.3. Môi trường tự nhiên (17)
        • 1.4.1.5. Chính sách vĩ mô của nhà nước (18)
        • 1.4.1.6. Môi trường văn hóa xã hội (19)
        • 1.4.1.7. Môi trường ngành (19)
      • 1.4.2. Yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp (20)
        • 1.4.2.1. Yếu tố con người (20)
        • 1.4.2.2. Tiềm lực tài chính (20)
        • 1.4.2.3. Tài sản vô hình của doanh nghiệp (21)
        • 1.4.2.4. Trình độ tổ chức quản lý (21)
  • Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (23)
    • 2.1. Khái quát về Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (23)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PVC (23)
        • 2.1.1.2. Quá trình hình thành phát triển (24)
        • 2.1.1.3. Một số thành tích đạt được (26)
      • 2.1.2. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận (26)
        • 2.1.2.1. Đại hội đồng cổ đông (28)
        • 2.1.2.2. Hội đồng quản trị (28)
        • 2.1.2.3. Ban kiểm soát (28)
        • 2.1.2.4. Ban Tổng giám đốc (29)
      • 2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh (31)
      • 2.1.4. Hoạt động kinh doanh của PVC trong giai đoạn 2006 – 2008 (33)
        • 2.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty (33)
        • 2.1.4.2. Tình hình phát triển sản phẩm mới (34)
        • 2.1.4.3. Hoạt động Marketing của Tổng công ty (35)
        • 2.1.4.4. Một số hoạt động đầu tư (36)
      • 2.2.1. Đặc điểm thị trường của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (36)
      • 2.2.2. Hoạt động mở rộng thị trường của Tổng công ty (37)
    • 2.3. Kết quả đạt được trong công tác phát triển thị trường (40)
      • 2.3.1. Những thành tựu mà PVC đạt được (40)
      • 2.3.2. Những khó khăn trong hoạt động phát triển thị trường (44)
  • Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (46)
    • 3.1. Dự báo hướng phát triển thị trường xây dựng và phương hướng kinh (46)
      • 3.1.1. Dự báo hướng phát triển thị trường xây dựng (46)
      • 3.1.2. Phương hướng kinh doanh của Tổng công ty (46)
    • 3.2. Giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty (49)
      • 3.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên trong hoạt động phát triển thị trường (50)
      • 3.2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường (51)
      • 3.2.3. Nâng cao uy tín của Tổng công ty (54)
      • 3.2.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu của PVC (56)
      • 3.2.5. Đảm bảo các nguồn lực trong hoạt động của PVC (56)
      • 3.2.6. Mở rộng địa bàn kinh doanh (57)
      • 3.2.7. Mở rộng phát triển ngành nghề mới trong từng lĩnh vực kinh doanh (58)
  • KẾT LUẬN (59)

Nội dung

Lí luận chung về phát triển thị trường của doanh nghiệp

Khái niệm thị trường và các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều khaí niệm về thị trường được các nhà kinh tế đưa ra Ban đầu thị trường được quan niệm rất đơn giản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế Thị trường có tính không gian và thời gian, có mặt cả người mua lẫn người bán và đối tượng được đem ra trao đổi, và thị trường lúc đó được xem như là một cái chợ của làng, của địa phương Dần dần cùng sự phát triển của xã hội, của sản xuất hàng hóa, khi các mặt hàng trở nên phong phú đa dạng, các hình thức kinh doanh phát triển ngày một nhiều Lúc đó khái niệm thị trường cũ không còn phù hợp với sự thay đổi này, cho nên khái niệm thị trường đã được thay đổi theo chiều hướng thích hợp hơn.

Trong các tác phẩm của mình, Philip Kotler đã đưa ra khái niệm về thị trường như sau: “thị trường là bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó” Vậy theo như cách phân chia này của Philip Kotler thì ông đã phân người bán thành ngành sản xuất, còn người mua thì họp thành thị trường.

Trong hệ thống lí thuyết đã được học, hầu như người ta nhìn nhận quan niệm thị trường theo tầm nhìn vĩ mô, các quan niệm này đủ để nhìn nhận quan niệm thị trường của ngành, của nền kinh tế quốc dân.

Như ở Việt Nam, lại có quan điểm về thị trường: “Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa và dịch vụ ”

Một khái niệm tương đối hoàn chỉnh về thị trường: “ Thị trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu trên của khách hàng”

Như vậy Thị trường là tổng hợp nhiều yếu tố, cung, cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh Thị trường trước hết là nhu cầu của khách hàng.Thứ hai yếu tố quan trọng và làm đối trọng với cầu trên thị trương là cung về hàng hóa dịch vụ do các cá nhân , doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế quốc dân tạo nên, chính sự tác động qua lại giữa cung và cầu về hàng hóa, dịch vụ tạo nên qui luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia thị trường đó là các đối thủ cạnh tranh Một khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh trong lĩnh vực thì tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về dịch vụ, về phương thức giao dịch thanh toán, cạnh tranh giữa người bán, người mua, giữa những người bán với nhau Cạnh tranh là bộ máy điều khiển trật tự thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu thì trường.

1.1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp:

Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp: cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh.

Cầu(D) là khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không thay đổi.

Lượng cầu(Qd) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.

Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và cơ cấu hàng hóa Tổng khối lượng hàng hóa chính là qui mô thị trường Khi nghiên cứu qui mô thị trường phải nắm được số lượng người hoặc đơn vị tiêu dùng; với hàng tư liệu sản xuất thì phải nắm số lượng đơn vị sử dụng, khối lượng hàng của mỗi đơn vị tiêu dùng ; với hàng hóa thay thế cần nghiên cứu khối lượng hàng hóa thay thế; đối với hàng hóa bổ sung khi nghiên cứu tổng cầu cần phải nghiên cứu loại hàng hóa chính và từ đó suy ra loại hàng hóa bổ sung Nghiên cứu tổng cầu hàng hóa và cơ cấu hàng hóa cũng cần nghiên cứu trên mỗi địa bàn, đặc biệt thị trường trọng điểm Trên cơ ở so sánh với số liệu thống kê của các năm trước để xác định cầu hướng vào daonh nghiệp trong các thời kì nhất định.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu như: Thu nhập của người tiêu dùng, giá của các loại hàng hóa liên quan trong tiêu dùng, số lượng người tiêu dùng, chính sách kinh tế của nhà nước, thị hiếu, phong tục, tập quán, kì vọng giá cả, kì vọng thu nhập, quảng cáo Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, bên cầu là chủ đầu tư các công trình xây dựng

Cung (S) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các điều kiện khác không thay đổi.

Lượng cung (Qs) là lượng hàng hóa dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.

Thông thường các doanh nghiệp thường nghiên cứu khả năng cung ứng trong một thời gian dài, các doanh nghiệp có khả năng cung ứng như thế nào Trên cơ sở thông tin về lao động, vật tư tiền vốn và các tiềm năng khác của doanh nghiệp để xác định cung của doanh nghiệp có khả năng đưa ra thị trường.

Bên cung ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chính là chủ thầu xây dựng.

Thị trường trong xây dựng cũng như bất kì thị trường hàng hóa nào khác đều phụ thuộc vào số lượng giữa cung và cầu hàng hóa. Nếu trên thị trường mà chỉ có một chủ thầu thì chính là thị trường độc quyền, thị trường này cực kì thuận lợi cho các chủ thầu Ngược lại khi thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, khi đó đòi hỏi chủ thầu phải có nhiều biện pháp và kế hoạch phát triển thị trường thực sự có hiệu quả thì mới có thể cạnh tranh và có cơ hội phát triển.

Cung chịu tác động của các yếu tố: tiến bộ của khoa học công nghệ, giá của yếu tố đầu vào và quá trình sản xuất, số lượng nhà cung cấp, các chính sách kinh tế của chính phủ, lãi suất, kì vọng giá, kì vọng thu nhập, điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường kinh doanh

Các tiêu thức mô tả thị trường của doanh nghiệp

1.2.1 Thị trường theo tiêu thức địa lý

Theo tiêu thức này có thị trường địa phương, thị trường quốc gia, và thị trường quốc tế.

Khi phân chia thị trường theo tiêu thức này người ta sẽ chỉ quan tâm đến độ rộng của thị trường và số lượng của tất cả các công trình xây dựng trong phạm vi địa lý đó Chính vì vậy mà tiêu thức loại công trình và giá trị công trình không được tính đến Phân chia theo tiêu thức này người ta thường sử dụng trong báo cáo tổng kết hàng năm của ngành.

Hiện nay đối với các công ty xây dựng việt Nam thì thị trường nước ngoài vẫn đang còn là một thị trường trong tương lai mà các doanh nghiệp chưa thể ngày một ngày hai có thể vươn tới.

1.2.2 Thị trường theo tiêu thức sản phẩm

Dựa vào tiêu thức này, doanh nghiệp dễ dàng nhận ra điểm mạnh điểm yếu của mình trong các lĩnh vực để tiếp tục đổi mới, phát triển theo kịp thị trường Hơn nữa doanh nghiệp cũng có thể nhận biết được nhu cầu hiện nay của các loại công trình, cũng như các sản phẩm dịch vụ, để từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp.

Có thể chia ra: Công trình công nghiệp

Công trình xây dựng dân dụng

Cơ sở hạ tầng đô thị

Một số dịch vụ khác…

1.2.3 Thị trường theo tiêu thức khách hàng

Dựa vào tiêu thức này doanh nghiệp có thể phân chia khách hàng ra thành từng nhóm và có những chiến lược phát triển thị trường phù hợp với từng nhóm khách hàng Có thể phân ra là: khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng Khi dựa vào tiêu thức khách hàng, sẽ dễ dàng nhận biết nhu cầu khách hàng, nhóm nào phù hợp với mặt hàng nào, đòi hỏi như thế nào Đối với ngành xây dựng, thông thường chia thị trường theo tiêu thức này.

Phân loại phát triển thị trường

Phát triển thị trường là tổng hợp các biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp đạt mức tối đa, mở rộng qui mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là cuộc chạy đua không có đích cuối cùng Vì vậy, phát triển thị trường vừa là mục tiêu vừa là phương thức quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh Có mở rộng và phát triển thị trường mới duy trì được mối quan hệ thường xuyên gắn bó với khách hàng, củng cố và tạo dựng uy tín của doanh nghiệp trước người tiêu dùng để tăng thêm khách hàng mới Mới có cơ may đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, thực hiện được những mục tiêu đã vạch ra, từ đó có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt.

Phát triển thị trường của doanh nghiệp được xét trên 3 phương diện:

 Phát triển những nội dung nào?

 Phương hướng phát triển ra sao?

 Làm gì để phát triển thị trường của doanh nghiệp?

Sau đây ta đi vào nội dung phát triển thị trường của doanh nghiệp:

1.3.1 Phát triển thị trường theo tiêu thức sản phẩm

Nói đến phát triển thị trường theo tiêu thức sản phẩm là nói đến việc đưa ra thêm những sản phẩm hàng hóa dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đặc biệt là những sản phẩm mới, khác biệt, mẫu mã đẹp, chất lượng cao Thõa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đó chính là đã đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, nói một cách khác nếu làm được điều trên thì tức là hiệu quả kinh doanh đã được nâng cao rõ rệt. Đối với doanh nghiệp, sản phẩm có thể được hiểu là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thõa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng Sản phẩm mà khách hàng nhận được bao gồm hàng hóa cứng, đây chính là hiện vật mà khách hàng nhận được, và hàng hóa mềm, hay gọi là dịch vụ mà khách hàng được hưởng Chỉ cần thường xuyên thay đổi một trong những yếu tố trên thì doanh nghiệp đã có được một sản phẩm mới trong mắt người tiêu dùng.

1.3.1.1 Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn

Việc phát triển sản phẩm mới hoàn toàn theo công năng và giá trị sử dụng phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp, phụ thuộc vào trình độ công nghệ hiện tại của doanh nghiệp Để có được một sản phẩm mới hoàn toàn, thì điều trên rất quan trọng Một sản phẩm mới đưa ra, chắc chắn sẽ đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự đầu tư cao Sản phẩm có thể được đưa ra thị trường mới hoặc thị trường hiện tại với việc chia sẻ kênh phân phối, tiếp thị hoặc thương hiệu.

Còn nếu phát triển sản phẩm mới theo ý đồ và thiết kế mới. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thì việc thõa mãn thị hiếu của người sử dụng, đảm bảo chất lượng sản phẩm là rất quan trọng.

1.3.1.2 Cải thiện hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có

 Cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều loại sản phẩm với phẩm cấp chất lượng khác nhau.

 Cải tiến kiểu dáng sản phẩm,

 Thay đổi tính năng sản phẩm, đảm bảo sử dụng thuận tiện an toàn hơn.

 Tìm ra giá trị sử dụng mới cảu sản phẩm để tăng thêm khách hàng sử dụng.

 Đổi mới và hoàn thiện dịch vụ liên quan đến sản phẩm Đây là hướng quan trọng để tạo sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế có thể đưa vào các dạng thị trường khác nhau cũng tạo sự đổi mới, điều này được thể hiện cụ thể trên sơ đồ sau:

Các dạng sản phẩm Các chiến lược Các dạng

Sản phẩm Thị trường Sản phẩm hiện có

Sản phẩm cải tiến hiện tại

Sản phẩm mới về hình thức Mới với mới

Sản phẩm mới về nội dung DN,ngành

Sản phẩm mới hoàn toàn quốc tế

Sơ đồ : Phát triển sản phẩm của doanh nghiệp ( Nguồn: Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại – Phần I)

1.3.2 Phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý

Phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý hay là phát triển về mặt không gian là mởi rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.

Theo tiêu thức địa lý thì phát triển thị trường chính là việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp sang một địa bàn mới, một khu vực mới Tuy nhiên nó cũng có thể là việc doanh nghiệp đem bán các sản phẩm mới vào thị trường hiện tại hoặc việc doanh nghiệp lôi kéo các khách hàng của sản phẩm tương tự, của đối thủ cạnh tranh sang tiêu dùng sản phẩm của mình.

Theo lí thuyết chung về phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý:

Mở rộng mạng lưới bán hang là hệ thống các dại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán của doanh nghệp được bố trí và sắp xếp liên kết với nhau trong hệ thống nhằm tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Cần phát triển mạng lưới bán hàng, cả chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ Việc phân bổ mạng lưới cần tính đến hiệu quả chung của toàn hệ thống tức là đảm bảo nâng cao năng lực tiêu thụ của từng điểm cũng như của cả hệ thống, tức là các điểm hỗ trợ nhau cùng phát triển, nếu hình ảnh của điểm này tốt sẽ tạo thuận lợi cho điểm kia phát triển, tránh trường hợp loại trừ hoặc tiêu diệt nhau, bảo đảm sự vận động hợp lí của sản phẩm, giảm chi phí.

Nên chọn những nơi có vị trí thuận lợi, như tại các điểm đầu mối giao thông, nơi tập trung dân cư để lập trung tâm giao dịch, chi nhánh của doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường. Đối với ngành xây dựng, phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý là việc đưa các công trình hoặc sản phẩm của doanh nghiệp sang những địa bàn mới, phân bố rộng trên khắp các vùng miền trong cả nước Sản phẩm của ngành xây dựng có đặc điểm là các công trình nhà cửa được xây dựng tại chỗ, và phân bố nhiều nơi trên lãnh thổ, nên việc phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý là rất hợp lí Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng, khi phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý, doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn nguyên vật liệu tại chỗ.

1.3.3 Phát triển thị trường theo tiêu thức khách hàng

Cung cầu là hai khái niệm gắn liền với nhau, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau Doanh nghiệp chính là nhà cung cấp, khách hàng là người có nhu cầu đối với doanh nghiệp Hiện nay, theo như quan điểm kinh doanh hiện đại: Nhằm vào nhu cầu của khách hàng để sắp xếp tiềm lực và mọi cố gắng của doanh nghiệp tìm ra sự thõa mãn với khách hàng.

Có thể nói khách hàng rất đa dạng, có thể phân ra khách hàng theo lứa tuổi, theo giới tính, theo thu nhập, theo sở thích… mỗi nhóm có những đặc trưng riêng, phản ánh quá trình mua sắm của chính họ.

Ta có thể phân chia dựa vào một số tiêu thức sau đây:

1.3.3.1 Căn cứ vào hành vi tiêu thụ

Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và người tiêu thụ trung gian Trong đó người tiêu thụ cuối cùng mua sản phẩm để thõa mãn nhu cầu của chính bản thân, còn người tiêu thụ trung gian là bất kỳ người mua nào giữa các nhà sản xuất và người tiêu thụ cuối cùng. Người mua trung gian có thể là nhà sản xuất, nhà buôn… Họ mua sản phẩm không phải để tiêu dùng, mà để bán lại nhằm mục đích kiếm lời.

1.3.3.2 Căn cứ vào khối lượng hàng hóa mua

Nói đến khối lượng thì người ta thường nói đến khối lượng nhỏ và khối lượng lớn Ở đây, khi phân chia khách hàng theo khối lượng, cũng dựa vào sự phân chia như trên, ta có: khách hàng mua với khối lượng nhỏ, và khách hàng mua với khối lượng lớn Về mặt kinh tế, doanh nghiệp luôn mong muốn có những khách hàng mua với khối lượng lớn, nhưng về nguyên tắc, không được phân biệt đối xử giữa hai loại khách hàng này.

1.3.3.3 Căn cứ vào phạm vi địa lý Được chia thành: Khách hàng trong nước

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triền thị trường

1.4.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường kinh tế bao gồm môi trường kinh tế trong nước và môi trường kinh tế thế giới, bất cứ sự biến động nào của môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp lên doanh nghiệp.Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp.Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp thường phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát Thực vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của doanh nghiệp Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong các ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành đã trưởng thành Mức lãi suất quyết định đến mức cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho daonh nghiệp nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của chúng Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích Lạm phát tăng lên dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, rút cục là các doanh nghiệp sẽ giảm nhiệt tình đầu tư phát triển sản xuất Như vậy lạm phát cao là mối đe dọa đối với doanh nghiệp.

1.4.1.2 Môi trường công nghệ Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như nhiều doanh nghiệp Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực, nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoàn thiện hơn.

Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ Sự thay đổi của khoa học công nghệ đương nhiên ảnh hưởng tới chu kì sống của một sản phẩm hay dịch vụ Sự thay đổi khoa học công nghệ ảnh hưởng tới các phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độ ứng xử của người lao động.

1.4.1.3 Môi trường tự nhiên Đe dọa của những thay đổi không dự báo được về khí hậu đôi khi đã được các doanh nghiệp mà sản xuất, dịch vụ của họ có tính mùa vụ xem xét một cách cẩn thận Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, thì điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến việc thi công các công trình dự án Tiến độ của các công trình dự án phụ thuộc một phần vào môi trường tự nhiên.

Khu vực hóa và toàn cầu hóa đã và đang và sẽ là một hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi chính phủ phải tính đến. Môi trường quốc tế phức tạp hơn, cạnh tranh hơn môi trường trong nước, theo những quan điểm khác biệt về xã hội, văn hóa, thể chế, chính sách kinh tế…

1.4.1.5 Chính sách vĩ mô của nhà nước

Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp Chúng thường bao gồm: Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định Chẳng hạn luật về bảo vệ môi trường là điều mà các doanh nghiệp phải tính đến;Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh sẽ là một đe dọa; Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng lại vừa có thể là những phanh hãm sự phát triển; Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí,trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp tính đến.Đối với ngành xây dựng, các công cụ quản lí của nhà nước bao gồm một số yếu tố sau: Bộ máy quản lí của Nhà nước đối với ngành xây dựng từ cấp trung ương đến địa phương; Các chiến lược và kế hoạch định hướng với ngành xây dựng; Các quy hoạch theo vùng lãnh thổ; Các luật lệ có liên quan đến ngành xây dựng như: luật xây dựng, luật công ty, luật bảo vệ môi trường, luật thuế, luật phá sản… kèm theo là các văn bản dưới luật để quản lí ngành xây dựng nhất là các điều lệ quản lí đầu tư và xây dựng.

1.4.1.6 Môi trường văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội chính là các khía cạnh như: quan niệm, lối sống, phong tục tập quán… đây chính là nhân tố có tính ổn định tương đối. Lối sống, thị hiếu có ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường của doanh nghiệp Những lối sống mới tạo cơ hội cho nhà sản xuất. Doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, tỉ lệ sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình Trình độ dân trí ngày càng cao đã, đang và sẽ trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.

Môi trường ngành bao gồm: đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngành.

Nếu đối thủ cạnh tranh yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá, kiếm được lợi nhuận nhiều hơn Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn đến những tổn thương Đối thủ cạnh tranh chính là người chiếm giữ một phần thị trường sản phảm mà doanh nghiệp đang kinh doanh và có ý định mở rộng thị trường Họ bao gồm các doanh nghiệp đang có mặt trong ngành, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có khả năng tham gia ngành trong tương lai. Nhà cung cấp được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp… Từ đó ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ hàng hóa dẫn đến sự ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị trường.

Người mua là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp gaimr giá hoạc có nhu cầu chất lượng và dịch vụ tốt hơn Người mua sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội cũng như là những áp lực.

Trong một ngành dù là ngành tập trung, hay là ngành phân tán đều bao gồm nhiều doanh nghiệp Cơ hội và đe dọa của các doanh nghiệp là khác nhau

1.4.2 Yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

Con người là nhân tố quan trọng nhất, nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp,quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp Để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra thì doanh nghiệp cần có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, có tâm huyết với nghề, có khả năng quản lí tốt doanh nghiệp Vì thế doanh nghiệp cần có kế hoạch tuyển chọn, tuyển mộ, đào tạo cho những người lao động, nếu có được sự bồi dưỡng đúng lúc, đúng mức doanh nghiệp sẽ thu được những cải thiện trong kết quả kinh doanh Đặc biệt là ngành xây dựng, cần phải chú trọng vào lực lượng công nhân trực tiếp thi công

Tiềm lực tài chính là một trong những yếu tố khẳng định vị trí của doanh nghiệp, là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp Hay nói cách khác, nguồn vốn thể hiện được qui mô của doanh nghiệp Nói đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp là nói đến:

 Vốn chủ sở hữu, vốn đi vay và lợi nhuận được giữ lại cho đầu tư kì trước Đối với doanh nghiệp xây dựng, vốn được thể hiện dưới các hình thức: Vốn dưới dạng hiện vật, vốn dưới dạng tiền, vốn dưới dạng khác như cổ phiếu…

 Vốn cố định của doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là các trang thiết bị máy móc lưu động, và giá trị của các tài sản này là rất lớn, nó đóng vai trò công cụ lao động của khu vực sản xuất chính là xây lắp…

 Vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng mà hình thái vật chất của nó phụ thuộc chủ yếu về đối tượng lao động. Vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng thực tế bao gồm toàn bộ đối tượng lao động đang trực tiếp nằm trong quá trình sản xuất, đang được dự trữ cho sản xuất và một phần tiền tệ đang nằm trong lưu thông.

1.4.2.3 Tài sản vô hình của doanh nghiệp

Thực trạng sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam

Khái quát về Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam

2.1.1.1 Một số mốc chính đánh dấu quá trình hình thành phát triển:

 Quyết định số 1254/DK – TNCS ngày 19/9/1995 về việc đòi đổi tên

Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp Dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí, đơn vị thành viên của Tông công ty Dầu khí Việt Nam.

 Quyết định số 532/QĐ-TCCB ngày 26/3/2004 của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hóa Công ty thiết kế và Xây dựng Dầu khí, đơn vị thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

 -Quyết định số 2850/QĐ-TCKT ngày 29/10/2004 của Bộ Công nghiệp về việc xác định giá trị của Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thuộc tổng công ty Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa

 Quyết định số 943/QĐ-TCCB ngày 29/10 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thuộc thành Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí.

 Nghị quyết số 01/NQ- ĐHĐCĐ của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 30/06/2007 của Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí về việc thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán tập trung.

 Nghị quyết số 01/NQ-ĐHĐCĐ-TCT của đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí ngày 21/11/2007 về việc thông qua Đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4903000232 do sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp lần 3 ngày 19/10/2007 cho Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí.

 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103021423 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp lần 1 ngày 20/12/2007 cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam;thay đổi lần 2 ngày 08/08/2008 thay đổi lần 3 ngày 18/08/2008.

 Nghị quyết số 266/NQ – ĐHĐCĐ ngày 27/06/2008 của Đại hội đồng cổ đông thường niên Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

2.1.1.2 Quá trình hình thành phát triển:

Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trước đây là xí nghiệp liên hợp xây lắp Dầu khí, được thành lập theo quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dầu khí số 1069/DK-TC ngày 14/9/1983 trên cơ sở lực lượng cán bộ chiến sĩ binh đoàn 318 quân đội làm nhiệm vụ xây dựng dầu khí tại Vũng Tàu.

Ngày 19/09/1995, Tổng công ty dầu khí Việt Nam có Quyết định số 1254/DK-TCNS đổi tên Xí nghiệp Liên Hợp xây lắp dầu khí thành công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí ( PVECC0.

Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty không ngừng phát triển trở thành đơn vị xây lắp chủ lực đảm nhiệm phần lớn các công trình dầu khí : Xây dựng căn cứ dịch vụ Dầu khí trên bờ ở tiền cảng Vũng Tàu,đảm nhiệm 50% khối lượng công việc chế tạo và 70% công tác sửa chữa chân đế giàn khoan cho Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsopetro, xây dựng hệ thống tổng kho xăng dầu và các kho trung chuyển cho các đơn vị trong ngành dầu khí.

Công ty đã tham gia lắp đặt tuyến ống dẫn khí Long Hải –

Bà Rịa, Bà Rịa – Phú Mỹ và sau đó là hệ thống tồn trữ và phân phối khí khô, khí hóa lỏng và hệ thống thấp áp cho các nhà maý công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.Công ty đã phát huy tối đa năng lực của mình bằng việc tham gia thi công rất nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng thuộc nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau với yêu cầu kĩ thuật đa dạng.

Năm 2004, Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thực hiện cổ phần hóa theo nghị định 187/2004/NĐ của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần,

Tháng 3/2005, Bộ Công nghiệp đã phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thành Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí với vốn điều lệ 150 tỉ đồng.

Ngày 1/4/2006 Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức cổ phần.

Ngày 26/10/2007 Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã có Nghị quyết số 3604/NQ – DKVN về việc thông qua đề án chuyển cổ phần đổi công ty cổ phần xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, trong đó: công ty mẹ là Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) được hình thành trên cơ sở chuyển đổi và sắp xếp lại các Công ty cổ phần có vốn góp của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Ngày 21/11/2007 tại đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua Đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam.

Kết quả đạt được trong công tác phát triển thị trường

2.3.1 Những thành tựu mà PVC đạt được

Nhìn chung trong thời gian qua, đắc biệt là giai đoạn 2006 2008, Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam đã có được một số hoạt động nhằm phát triển thị trường xây dựng của mình Trong thời gian qua thị trường của công ty đã đươc phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Với sự chỉ đạo và giúp đỡ cuả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng với sự nổ lực không ngừng của toàn thể các đơn vị trong ngành công nghiệp, Tổng công ty đã có những thành tựu lớn trong công tác phát triển thị trường như sau:

Tổng công ty đã xây dựng được uy tín của mình trên thương trường nên được tham gia vào một số công trình lớn, thi công tập trung có ý nghĩa quan trọng trong ngành Dầu khí Đó là việc Tổng công ty đã kí kết được các hợp đồng lớn như: PVC đã tham gia tất cả các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí, từ căn cứ dịch vụ tổng hợp trên bờ tai Vũng Tàu, đến các công trình đường ống dẫn khí từ Long Hải đến khu công nghiệp Phú mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai, các công trình trọng điểm quốc gia như nhà máy Đạm Phú Mỹ, điện Nhơn Trạch, cụm khí điện đạm Cà Mau, và đặc biệt là nhà máy lọc Dầu Dung Quất vừa được khai trương đi vào hoạt động. Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của thị trường bằng việc mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và phát triển thêm ngành nghề kinh doanh

Công tác phát triển thị trường tốt đã tạo tiền đề thuận lợi để Tổng công ty kí kết được nhiều hoạt động kinh doanh có giá trị lớn, đưa doanh thu và lợi nhuận cua Tổng công ty tăng cao qua các năm:

Bảng 2 : Bảng thống kê kết quả kinh doanh:

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng doanh thu 465,698 tỷ đồng 726,816 tỷ đồng 2216,5 tỷ đồng

Tổng thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước

32,27 tỷ đồng 48,62 tỷ đồng 68,5 tỷ đồng

12,1 tỷ đồng 17,8 tỷ đồng 74,54 tỷ đồng

Như vậy, doanh thu của Tổng công ty tiếp tục tăng lên, kèm theo đó là lợi nhuận cũng tăng thêm nên Tổng công ty đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và giải quyết thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy chưa có kế hoạch cụ thể nhằm phát triển thị trường nhưng Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam đã đạt được các kết quả đáng kể Cụ thể trong năm 2008:

- Sản lượng thực hiện: 2.468,5 tỷ, đạt 108% so với kế hoạch năm

2008 và tăng 179% so với năm 2007.

- Tổng doanh thu: 2.216,5 tỷ, đạt 119,8% so với kế hoạch năm 2008 và tăng 205% so với năm 2007.

- Lợi nhuận trước thuế: 89,64 tỷ, đạt 108% so với kế hoạch năm

2008 và tăng 404% so với năm 2007.

- Lợi nhuận sau thuế: 74,54 tỷ, đạt 124,2% so với kế hoạch năm

2008 và tăng 318,8% so với năm 2007.

- Tổng số thuế và các khoản phải nộp NSNN: 68,5 tỷ, đạt 297,8% so với kế hoạch năm 2008 và tăng 40,9% so với năm 2007.

- Tổng mức Đầu tư về XDCB và TSCĐ: 371,9 tỷ, đạt 46% so với kế hoạch năm 2008.

- Tổng mức Đầu tư tài chính: 1051,8 tỷ, đạt 273% so với kế hoạch năm 2008.

- Thu nhập bình quân của người lao động: 4,8 triệu đồng / người / tháng, đạt 137% so với kế hoạch năm 2008.

Như vậy về giá trị tổng sản lượng thì trên tất cả các lĩnh vực năm

2008 đều tăng lên so với năm trước Tổng doanh thu cũng tăng lên so với giá trị sản lượng Qua phân tích trên ta thấy Tổng doanh thu của năm sau tăng hơn so với năm trước Riêng lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản, mức thực hiện đầu tư hàng năm luôn có tốc độ tăng trưởng cao, công tác đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần hoàn thiện từng bước cơ cấu sản xuất, mở rộng năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, đầu tư sản phẩm mới.

Sản lượng và doanh thu trong năm 2008 của PVC một phần được chuyển tiếp từ việc thực hiện các hợp đồng ký trong năm 2007, phần lớn các hợp đồng mới được ký kết kết trong năm 2008 được Tập đoàn hỗ trợ bằng việc chỉ định thầu thực hiện các dự án trong ngành Tình hình thực hiện công tác tiếp thị, đấu thầu và ký kết hợp đồng kinh tế trong năm 2008 như sau:

- Công ty Mẹ : Trong năm 2008 PVC đã tham gia 8 gói thầu trong và ngoài ngành, kết quả trúng 7 gói thầu và ký kết hợp đồng với giá trị 420 tỷ Lập hồ sơ đề xuất cho 13 công trình/ dự án được Tập đoàn chỉ định thầu và ký kết 27 hợp đồng với giá trị 2.184 tỷ.

- Ngoài Công ty Mẹ, trong năm 2008 các Công ty Con cũng đã thực hiện việc triển khai công tác ký kết 54 hợp đồng để thi công các công trình/ hạng mục công trình với giá trị 517 tỷ đồng.

Một số hợp đồng lớn được kí kết:

Tổng công ty đã kí kết nhiều hợp đồng có giá trị lớn:

Bảng 3: Một số hợp đồng được kí kết

Nội dung hợp đồng Khách hàng Số HĐ Ngày kí Giá trị

Sản xuất cung cấp cấu kiện

PPK Nhơn Trạch Điện NT

XDLĐ, chạy thử và chi phí khác CT Hệ thống PP khí thấp áp Phú Mỹ-Mỹ

Xây lắp công trình khu xăng dầu Cù lao Tào

Thi công xây lắp khu nhà điều hành, nhà công vụ Ban

QLDA cụm khí Điện Đạm Cà Mau

Kết cấu phần thân và hệ thống M&M-

(Nguồn: Ban kinh tế kế hoạch) Ngoài ra còn có nhiều hợp đồng có giá trị khác

2.3.2 Những khó khăn trong hoạt động phát triển thị trường:

- Năm 2008 là năm đầu tiên Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình mới Do đó bộ máy tổ chức hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn chưa ổn định.

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống lạm phát, vì vậy nhiều dự án bị đình hoãn và giãn tiến độ đầu tư.

- Tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, vật tư diễn biến phức tạp và khó dự đoán.

- Tổng công ty mới bước đầu chú trọng vào công tác phát triển thị trường, do trước đây hầu như các dự án đều do phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chỉ định thầu.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên sâu nghiên cứu thị trường còn ít và chưa được Ban lãnh đạo công ty thực sự chú trọng.

- Bắt đầu hình thành chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu, công tác này vừa bắt đầu chú trọng nên cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về nguồn lực.

Một số giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam

Dự báo hướng phát triển thị trường xây dựng và phương hướng kinh

3.1.1 Dự báo hướng phát triển thị trường xây dựng

Trong giai đoạn 2006 đến 2010 thì ngành xây dựng đã đề ra các mục tiêu chung như sau: Dự kiến tăng trưởng trong các lĩnh vực như:

 Đối với công nghiệp vật liệu xây dựng dự kiến tăng: 16.6%

 Đối với lĩnh vực xây lắp: dự kiến tăng 7%

 Đối với tư vấn thiết kế mục tiêu đặt ra dự kiến tăng 6.5%

 Đối với hoạt động xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 32%

 Đối với hoạt động đầu tư:

 Vốn ngân sách: thực hiện 100% chỉ tiêu được giao cho bộ

 Các nguồn vốn khác tăng 30%

3.1.2 Phương hướng kinh doanh của Tổng công ty Đối với hoạt động phát triển thị trường:

- Giữ vững thị trường hiện có, tăng cường công tác tiếp thị để phát triển thị trường đối với những dịch vụ đã có, mở rộng thị trường lĩnh vực dịch vụ mới như Xây lắp công trình đường ống và lắp đặt giàn khoan trên biển.

- Theo dõi, nắm bắt và đáp ứng kịp thời các dự án trọng điểm của Tập đoàn trong năm 2009 như dự án các Nhà máy lọc dầu, dự án Nhà máy xơ sợi tổng hợp, dự án các Nhà máy cồn nhiên liệu, dự án các Nhà máy điện, hệ thống đường ống dẫn khí Ô Môn, các kho chứa xăng dầu/ LPG…

- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các đối tác trong và ngoài ngành Dầu khí, Quốc tế để phát huy thế mạnh của mỗi Đơn vị tăng sức cạnh tranh và tránh đối đầu trực tiếp

Xây dựng và phát triển Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí việt Nam thành một Tổng công ty Xây lắp chuyên ngành Dầu khí, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp các công trình dầu khí, đặc biệt các công trình dầu khí trên biển; trở thành nhà thầu đứng đầu Việt Nam và cạnh tranh được với các nhà thầu khác trong khu vực về thực hiển tổng thầu EPC xây lắp các công trình dầu khí trong lĩnh vực hoạt động thăm dò, khai thác, khí điện, vận chuyển, chế biến và tàng trữ các sản phẩm dầu khí

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng chung là:

Lĩnh vực xây lắp các công trình dầu khí:

 Đôí với lĩnh vực xây lắp các công trình dầu khí trên biển: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và con người và đẩy mạnh phát triển dịch vụ xây lắp các công trình dầu khí trên biển Mục tiêu đến năm 2010 bắt đầu thực hiện dịch vụ xây lắp trên biển bao gồm lắp đặt đường ống dẫn dầu và khí trên biển, lắp đặt, tháo dỡ và cugn cấp dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa các dàn khoan khai thác dầu khí Đến năm 2015,chiếm lĩnh trên 60% thị phần dich vụ sửa chữa và bảo dưỡng các giàn khoan khai thác, khoảng 40% thị phần lắp đặt, tháo dỡ giàn khoan khai thác và thu dọn mỏ, đủ năng lực để triển khai lắp đặt đường ống dẫn dầu và khí tại Việt Nam Từ 2016 trở đi bắt đầu thực hiện các dịch vụ này tại các nước trong khu vực và quốc tế.

 Đới với lĩnh vực xây lắp các nhà máy chế biến dầu khí và công nghiệp Khí Điện: Giai đoạn trước mắt, Tổng công ty PVC tập trung liên danh với các Nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC các nhà máy chế biến dầu khí và công nghiệp Khí Điện tại Việt Nam Từ năm 2012 trở đi, PVc có năng lực làm tổng thầu EPC hoặc là đơn vị chủ lực trong tổ hợp nhà thầu EPc đảm nhiệm thực hiện xây lắp nhà máy chế biến dầu khí và các dự án công nghiệp Khí Điện Đến năm

2015, thị phần của PVC trong các dự án lọc hóa dầu và công nghiệp Khí Điện tại Việt Nam đạt trên 40% và tự 2020 PVC sẽ tham gia vào thị trường EPC các dự án lọc hóa dầu, công nghiệp Khí Điện quốc tế.

 Đối với lĩnh vực xây lắp hệ thống tàng trữ và vận chuyển các sản phẩm dầu khí: Tiếp tục củng cố năng lực để khẳng định là tổng thầuEPC số một Việt Nam trong các công trình b ể chứa dầu thô và các sản phẩm dầu khí Từ 2010 trở đi, là nhà thầu có sức cạnh tranh lớn nhất Việt Nam trong các dự án xây dựng các kho dầu thô, xăng dầu và LPG Mục tiêu đến năm 2015 PVC chiếm lĩnh trên 70% thị phần kho cảng xăng dầu và LPG tại Việt Nam Từ 2016 trở đi, PVC thực hiện thành công các dự án kho cảng LPG, hoặc kho xăng dầu, dầu thô ở nước ngoài.

Lĩnh vực cơ khí lắp đặt, chế tạo thiết bị dầu khí, phát triển căn cứ dịch vụ:

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để đẩy mạnh phát triển cơ khí lắp đặt, chế tạo thiết bị dầu khí, trở thành ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu hàng năm của PVC Mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo dầu khí như sau:

 Xây dựng cảng biển gắn liền với căn cứ dịch vụ và chế tạo thiết bị dầu khí tại Khu công nghiệp dịch vụ Dầu khí Tiền Giang.

 Từng bước làm chủ công nghệ chế tạo giàn khoan, giàn khai thác, đặc biệt là chế tạo chân đế giàn khoan, từ năm 2012 trở đi đủ năng lực để chế tạo hoàn chình một giàn khai thác, giàn khoan cố định với độ sâu trên 110m nước.

 Xây dựng cơ sở vật chất và con người để phát triển công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu phục vụ cho các h oạt động dầu khí Đến

2015 đóng được các tàu dầu khí loại lớn( tàu chở sản phẩm dầu trên 30000DWT, tàu chở dầu thô trên 100000DWT).

 Sản xuất kết cấu thép phi tiêu chuẩn đạt 20000 tấn/năm vào năm

2011, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và 50% phần kết cấu thép của các nhà máy chế biến dầu khí tại Việt Nam.

 Đủ năng lực để chế tạo các thiệt bị chịu áp lực theo tiêu chuẩn ASEM vào năm 2011, phấn đấu chế tạo 40% bồn bể, 20% thùng tháp của tổ hợp lọc dầu, hóa dầu.

 Có sản phẩm cuốn ống, các thiết bị cút nối để cung cấp cho các công trình dầu khí tại Việt Nam.

Lĩnh vực đầu tư khu công nghiệp, căn cứ dịch vụ dầu khí:

Tập trung đầu tư để khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp phục vụ cho ngành Dầu khí Phấn đấu đến

2015, quản lý và vận hành hiệu quả trên 2000ha khu công nghiệp.

Lĩnh vực xây lắp nhà cao tầng và đầu tư bất động sản: Đến năm 2015, trở thành 1 trong 5 nhà thầu lớn nhất tại Việt Nam trong xây lắp nhà cao tầng, chiếm lĩnh từ 10-15% thị phần xây dựng nhà cao trên 30 tầng, đặc biệt là các loại nhà sử dụng kết cấu thép, daonh thu đạt 10% tổng doanh thu của PVC.

Tham gia đầu tư phát triển một số khu đô thị mới có hiệu quả để tăng hiệu suất sử dụng vốn và nguồn lực Đến năm 2015, doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm từ 5 – 10% tổng doanh thu hàng năm của PVC.

Giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty

Biện pháp phát triển thị trường là xét trên phương diện doanh nghiệp phải làm gì, tiến hành những hoạt động gì để phát triển thị trường Dưới đây là một số giải pháp cơ bản:

 Đầu tư nghiên cứu nhu cầu cụ thể của khách hàng về số lượng, thời điểm,châtt lượng, chủng lại qui cách, nghiên cứu hành vi mua của khách hàng để đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp.

 Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường, chiến lược cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh.

 Hoàn thiện bộ máy kinh doanh, bộ máy nghiên cứu và phát triển thị trường theo hướng gọn nhẹ và có hiệu lực đối với công việc được giao.

 Phải chú ý đến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng cao Vì thế doanh nghiệp phải coi trọng yếu tố kĩ thuật và công nghệ Cần phải điều tra cân nhắc nhu cầu của thị trường.

 Mở rộng thị trường bằng cách thành lập các chi nhánh, các cơ sở giao dịch.

 Tăng cường hợp lí các hoạt động xúc tiến thương mại như: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm, thông qua đó tìm kiếm những hợp đồng mới Bên cạnh đó xây dựng, bảo vệ phát triển thương hiệu.

 Sử dụng đòn bẩy giá cả để thu hút khách hàng, căn cứ vào cung cầu để điều chỉnh linh hoạt.

 Không ngừng tạo dựng nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường để doanh nghiệp có vị trí cao, có uy tín lớn và có hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.

 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, yếu tố quyết định của mọi yếu tố, chià khóa cn người của mọi thành công Đó là những con người có tài năng, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, am hiểu nghiệp vụ kinh doanh, có kiến thức về kinh tế thị trường, có kỹ năng ứng xử và giaỉ quyết linh hoạt các tình huống trong kinh doanh.

Dưới đây là một số giải pháp được cụ thể hóa:

3.2.1 Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên trong hoạt động phát triển thị trường

 Xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân lành nghề có đủ trình độ, kinh nghiệm thực hiện các dự án mang tầm quốc tế.

 Tuyển dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo theo cơ chế thi tuyển, sàng lọc, đào tạo lại để đảm đương ngay các công việc của tổng công ty.

 Đưa công tác đào tạo trở thành nhiệm vụ trọng tâm

 Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các kĩ sư đã có kinh nghiệm thực tế về thi công và thiết kế tại các dự án lọc hóa dầu.

 Xây dựng chiến lược thu hút, giữ chân các cán bộ đã được dào tọa gắn bó lâu dài với Tổng công ty, trong đó chế độ chính sách nhân viên và cơ chế đãi ngộ được xây dựng khoa học và có vai trò quyết định đén sự thành công của chiến lược.

 Có kế hoạch quy hoạch cán bộ và tạo cơ chế linh hoạt làm động lực cho việc rèn luyện, phấn đấu vươn lên để trở thành cán bộ chủ chốt của Tổng công ty Đẩy mạnh phong trào quần chúng, hoạt động của các đoàn thể để nâng cao công tác thi đua trong toàn Tổng công ty. Đảng bộ và cơ sở Đảng phát huy vai trò chỉ đạo trong hoạt động của Tổng công ty.

 Làm thầu phụ cho các nhà thầu lớn để thi công các công trình ở nước ngoài, thông qua đó đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư và công nhân lành nghề có kỹ năng thi công theo tiêu chuẩn quốc tế.

 Không ngừng cải tiến phương thức quản lý tại cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo hướng gọn nhẹ và chuyên sâu nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.

Nguồn nhân lực của PVC dự kiến trong từng giai đoạn:

Bảng 4 : Cơ cấu nhân lực dự kiến

Kĩ sư thiết kế xây dựng 1337 1700 2600 3500 Trung cấp, công nhân kĩ thuật 1368 3300 8000 15000 Tổng số lao động cuối kỳ 3120 5650 11500 16980

3.2.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Công tác nghiên cứu thị trường rất quan trọng trong hoạt động phát triển thị trường của Tổng công ty Có thể nói nghiên cứu thị trường không chỉ là công việc đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu sản xuất kinh doanh mà nó còn phải được làm thường xuyên trong doanh nghiệp vì thị trường luôn biến đổi, vận động theo qui luật của nó Mục đích nghiên cứu thị trường chính là tìm ra khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp, tìm ra khả năng bán hàng hóa cho doanh nghiệp, xác định được đâu là thị trường triển vọng nhất và biện pháp nào có thể cải tiến sản phẩm thay đổi phù hợp với nghiên cứu của người tiêu dùng Khi doanh nghiệp nghiên cứu nắm rõ thị trường thì sẽ đáp ứng phù hợp nhu cầu khách hàng, khi nhu cầu khách hàng được đáp ứng, khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ cao hơn Hay nói một cách khác, doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển.

Hiện nay Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam đang có từng bước phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường, nhưng nhìn chung hoạt động này chưa thực sự được chú trọng, vì hầu như các dự án màTổng công ty thực hiện đều từ trên Tập đoàn Dầu khí chỉ định xuống Vì thế Tổng công ty vẫn còn yếu ở mặt này Tổng công ty chưa có những sự đầu tư thích đáng cho công tác này Vì Tổng công ty chủ yếu thực hiện các dự án do Tập đoàn chỉ thị xuống, nên Tổng công ty chưa thực sự có hẳn một bộ phận tập trung chủ yếu vào công tác này Để khắc phục tình trạng này, Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam nên có những thay đổi như sau:

 Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường: Tổng công ty phải nhận thức rõ sự cần thiết của hoạt động nghiên cứu thịt trường, từ đó có các hành động cụ thể hỗ trợ thêm về tài chính cho các hoạt động nghiên cứu thị trường Hiện nay nguồn kinh phí mà Tổng công ty đầu tư cho hoạt động này chưa lớn, vì thế cần phải có chính sách đầu tư, phân bổ hợp lí hơn.

Ngày đăng: 09/08/2023, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w