1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mot so giai phap cham soc khach hang nham dat 32878

60 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 133,1 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TTTD KV1 – CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL- TỔNG CTY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (3)
    • I. Tổng quan về công ty truyền dẫn Viettel- TT KV1 (3)
      • 1. Quá trình thành lập và phát triển (3)
      • 2. Chức năng, nhiệm vụ (3)
        • 2.1. Chức năng (3)
        • 2.2. Quyền hạn (4)
        • 2.3. Trách nhiệm (4)
        • 2.4. Mối quan hệ với Công ty truyền dẫn và Tổng Công ty truyền dẫn Viettel. 4 II. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ Truyền dẫn và các đặc tính kỹ thuật (4)
      • 1. Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ (5)
        • 1.1. Dịch vụ và dịch vụ viễn thông (5)
          • 1.1.1. Dịch vụ (5)
          • 1.1.2. Dịch vụ viễn thông (7)
        • 1.2. Dịch vụ thuê kênh truyền dẫn, truyền dẫn Leased - line (10)
          • 1.2.1. Khái niệm dịch vụ thuê kênh truyền dẫn (10)
          • 1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ thuê kênh truyền dẫn (11)
          • 1.2.3. Thị trường cung cấp dịch vụ thuê kênh truyền dẫn (12)
          • 1.2.4. Phương tiện truyền dẫn (12)
        • 1.3. Các loại dịch vụ thuê kênh truyền dẫn (14)
      • 2. Đặc điểm quá trình cung cấp dịch vụ thuê kênh truyền dẫn (16)
      • 3. Bộ máy tổ chức TTTD KV1- Công ty Truyền dẫn Viettel và sử dụng lao động (17)
        • 3.1. Bộ máy tổ TTTD KV 1- Công ty TD Viettel (17)
        • 3.2. Đặc điểm lao động và việc sử dụng lao đông (22)
          • 3.2.1. Sự tăng trưởng về nhân sự (22)
          • 3.2.2. Trình độ học vấn và cơ cấu nghiệp vụ (23)
      • 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TTTD KV1 – Công ty TD Viettel (24)
        • 4.1. Đặc điểm về tài chính (24)
          • 4.1.1. Tài sản – Nguồn vốn (24)
        • 4.2. Kết quả sản xuất kinh doanh trong các năm gần đây (26)
          • 4.2.1. Những kết quả đạt được (26)
          • 4.2.2. Những mặt hạn chế (30)
  • Chương 2: Thực trạng hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty truyền dẫn (32)
    • I. Chăm sóc khách hàng (32)
      • 1. Khái niệm “chăm sóc khách hàng” và vai trò của chăm sóc khách hàng (32)
        • 1.1. Khái niệm (32)
        • 1.2. Vai trò của hoạt động chăm sóc khách hang đối với các doanh nghiệp (33)
      • 1. Khách hàng, khách đang sử dụng dịch vụ Thuê Kênh Riêng- Leased line (34)
      • 2. Chăm sóc khách hàng trước khi bán hàng (34)
      • 3. Chăm sóc khách hàng đang sử dụng dịch vụ của công ty (36)
      • 4. Chăm sóc khách hàng sau khi đã kết thúc sử dụng dịch vụ của công ty (38)
      • 5. Hiệu quả của công tác chăm sóc khách hàng mang lại cho Công ty (39)
        • 5.1. Với khách hàng tiềm năng mới (39)
        • 5.2. Với khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Công ty (39)
      • 6. Xác định chi phí cho hoạt động chăm sóc khách hàng (40)
  • Chương III: Một số giải pháp chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty truyền dẫn Viettel- TT KV1 (44)
    • I. Phương hướng hoạt động của công ty (44)
      • 1. Mục tiêu của TT KV1- Công ty truyền dẫn Viettel (44)
      • 2. Định hướng phát triển của Trung tâm TDKV1- Công ty (44)
    • II. Một số giải pháp chăm sóc khách hàng (45)
      • 1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (45)
        • 1.1. Sự cần thiết (45)
        • 1.2. Nội dung (45)
        • 1.3. Điều kiện thực hiện (47)
        • 2.1. Sự cần thiết (48)
        • 2.2 Nội dung 5S (48)
        • 2.3 Các bước thực hiện (48)
        • 2.4 Điều kiện thực hiện giải pháp (49)
        • 2.5. Lợi ích thu được (50)
      • 3. Nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu (50)
      • 4. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin hai chiều: giữa khách hàng và công ty (51)
      • 5. Tăng cường hoạt động marketing xúc tiến bán hàng (52)
      • 6. Tổ chức bộ phận chuyên trách nhận các thông tin phản hồi của khách hàng và giải quyết sự cố (53)
  • Kết luận..................................................................................................................55 (55)
  • Tài liệu tham khảo.................................................................................................57 (57)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ TTTD KV1 – CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL- TỔNG CTY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

Tổng quan về công ty truyền dẫn Viettel- TT KV1

1 Quá trình thành lập và phát triển.

Ngày 02/3/2005 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt đề án thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.

Ngày 06/4/2005 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 45/2005/QĐ- BQP thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trên cơ sở tổ chức lại Công ty Viễn thông Quân đội Tổng Công ty Viễn thông Quân đội có tên giao dịch Quốc tế là VIETTEL CORPORATION viết tắt là VIETTEL.

Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn Cho đến nay Viettel đã là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ trên phạm vi tòan quốc và quốc tế, góp phần phá vỡ sự độc quyền trong ngành viễn thông Hoạt động của Tổng Công ty viễn thông quân đội Viettel đã đem lại các lợi ích về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng cho đất nước.

Trên cơ sở công văn số 796/CP-NC ngày 31/08/2001 của Chính phủ đồng ý phương án "Sử dụng phần nhàn rỗi của mạng Viễn thông Quân đội làm dịch vụ", chủ trương của Bộ Quốc phòng chuyển giao phần dung lượng nhàn rỗi đường trục quân sự Bắc - Nam thành tài sản cho Công ty truyền dẫn nội hạt, đường dài trong nước để cung cấp dịch vụ thuê kênh Ngày 18/12/2001 Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (nay là Công ty Viễn thông Quân đội) đã ký quyết định số 1251/QĐ-CTĐTVTQĐ thành lập Trung tâm Mạng truyền dẫn nay là Công ty Truyền dẫn Viettel.

Tham mưu: Tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc Tổng công ty về việc quy hoạch phát triển mạng, Quản lý, điều hành và bảo đảm quá trình hoạt động của hệ thống Mạng truyền dẫn.

Quản lý, tổ chức thực hiện: Quản lý, điều hành và tổ chức triển khai phát triển mạng và các hoạt động SXKD thuộc lĩnh vực kinh doanh cho thuê kênh.

Giám sát: Thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt độngSXKD theo kế hoạch được phê duyệt

Quản lý toàn bộ thiết bị, tài sản của hệ thống truyền dẫn đã được Bộ Quốc phòng chuyển giao cho Công ty và hệ thống Mạng truyền dẫn đến các Tỉnh, Thành phố do Công ty tự đầu tư.

Thực hiện quy hoạch, phát triển mạng.

Tổ chức kinh doanh có hiệu quả dịch vụ thuê kênh đường dài, nội hạt trong nước và thuê kênh Quốc tế.

Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước cải tiến hoàn chỉnh và hiện đại hoá hạ tầng mạng Truyền dẫn của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, kể cả trang thiết bị kỹ thuật, các phương thức truyền dẫn cũng như khai thác nghiệp vụ.

Tổ chức thực hiện hạch toán kinh tế theo phân cấp quản lý của Tổng công ty.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty theo từng thời kỳ.

Được quyền chủ động về chỉ đạo khai thác hệ thống truyền dẫn phục vụ cho việc thuê kênh trên cơ sở thừa lệnh Ban Giám đốc.

Được tự chủ quyết định sử dụng nguồn vốn chi phí nằm trong kế hoạch chi đã được Tổng Công ty duyệt cấp.

Lập kế hoạch mua thiết bị vật tư phục vụ cho việc phát triển mạng để Tổng Công ty tổng hợp cân đối vốn đầu tư và quyết định mua sắm.

Chủ động đề xuất về việc điều chỉnh giá cước thuê kênh cho từng khách hàng cụ thể trong phạm vi qui định.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất – kinh tế – tài chính xã hội, kỹ thuật được giao, xác định cơ cấu lao động, sắp xếp lao động, điều động lao động theo yêu cầu nhiệm vụ.

Chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty về kết quả hoạt động khai thác và kinh doanh mạng truyền dẫn theo phạm vi được uỷ quyền.

Chịu trách nhiện quản lý vốn, tài sản và lao động của đơn vị do Tổng Công ty giao.

2.4 Mối quan hệ với Công ty truyền dẫn và Tổng Công ty truyền dẫn Viettel

Công ty Truyền dẫn Viettel đặt dưới sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty.

Đối với các đơn vị trong Tổng Công ty: Là quan hệ phối hợp, hiệp đồng cùng thực hiện nhiệm vụ chung của Tổng Công ty.

Đối với các trung tâm khu vực: Là quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành về mọi mặt.

Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chức năng Tổng công ty.

II Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ Truyền dẫn và các đặc tính kỹ thuật

1 Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ.

1.1 Dịch vụ và dịch vụ viễn thông

1.1.1 Dịch vụ a Khái niệm dịch vụ.

Trong kinh tế học dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất.

Dịch vụ ra đời khi cùng với sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa, điều này đã được Mac khẳng định “ dịch vụ là con đẻ của nền sản xuất hàng hóa” Dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong một nền kinh tế và trong mọi xã hội loài người, xã hội càng phát triển nhu cầu càng cao về tiêu dùng hay sử dụng dịch vụ bên cạnh đó cùng đòi hỏi về chất lượng cũng cao và khắt khe hơn.

Dịch vụ được coi là hàng hóa và là loại hàng hóa đặc biệt không giống như các loại hàng hóa thông thường khác do có các đặc tính sau:

+ Tính đồng thời: Quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ diễn ra đồng thời, cùng một lúc tại cùng một địa điểm.

+ Tính không thể tách rời: Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời nhau Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia, không có quá trình tiêu dùng thì quá trình sản xuát dịch vụ không thể diễn ra.

+ Tính không đồng nhất: Chất lượng dịch vụ không đồng nhất do chất lượng của dịch vụ dựa trên độ hài lòng của người tiêu dùng, sự thỏa mãn của họ khi sử dụng hay tiêu dùng dịch vụ đó Mà mỗi một cá thể tiêu dùng dịch vụ có mức độ yêu cầu khác nhau, độ hài lòng , thỏa mãn khác nhau.

+ Tính không lưu giữ được: Không thể lập kho để lưu trữ như hàng hóa vì dịch vụ không phải là hàng hóa vật chất và quá trình sản xuất diễn ra khi có người tiêu dùng nó Mà quá trình sản xuất được diễn ran gay tại nơi khách hàng sử dụng.Toàn thể các nhà hay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã tạo thành khu vực thứ ba của nền kinh tế của một đất nước góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, tạo ra GDP chiếm một tỷ trọng lớn cho đất nước, ở các nước tiên tiến như Mỹ và Nhật Bản ngành dịch vụ đóng góp cho kinh tế của cả nước từ 30-40% và còn có thể nhiều hơn thế. b Mở rộng khái niệm dịch vụ để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thực trạng hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty truyền dẫn

Chăm sóc khách hàng

1 Khái niệm “chăm sóc khách hàng” và vai trò của chăm sóc khách hàng.

Thuật ngữ “chăm sóc khách hàng” thường được hiểu một cách không đầy đủ là sự chào đón nhiệt tình đối với khách hàng của các nhân viên bán hàng Tuy nhiên tiếp xúc với khách hàng chỉ là một phần trong chiến lược chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

Theo nghĩa tổng quát nhất, chăm sóc khách hàng (hay dịch vụ khách hàng - Customer Care) là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có.

Chăm sóc khách hàng không có nghĩa là nếu với một sản phẩm hay dịch vụ tồi mà có công tác chăm sóc khách hàng tốt thì vẫn giữ được khách hàng Có 3 yếu tố then chốt quyết định việc làm thỏa mãn khách hàng, đó là:

- Các yếu tố sản phẩm

- Các yếu tố thuận tiện

Yếu tố nào là quan trọng nhất? Trên một phương diện nào đó, điều này phụ thuộc vào từng tình huống Tuy nhiên, một điều khiển nhiên rằng nếu sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường với cùng một mức giá, cùng một chất lượng dịch vụ, yếu tố con người trở nên rất quan trọng Khi đó khách hàng sẽ chọn sản phẩm nào mà khi đến mua khách hàng được chào đón niềm nở, ân cần, chu đáo… tức là khách hàng sẽ chọn sản phẩm nào có công tác chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Có thể nhận thấy điều mà mọi khách hàng, dù là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, đều mong muốn hơn cả từ hàng hoá, dịch vụ mà họ mua là chúng phải hoàn toàn đáng tin cậy Tất cả những nụ cười thân thiện và những lời chào mời lịch sự không thể bù đẵp cho những sản phẩm không đáng tin cậy hay những dịch vụ không đạt tiêu chuẩn Công tác chăm sóc khách hàng chỉ có thể được công nhận là tốt nếu nó gắn liền với một sản phẩm chất lượng hay một dịch vụ tốt.

Mặt khác, chăm sóc khách hàng không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của các nhân viên bán hàng hay các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng Bất kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp cũng phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó cho một số người khác trong doanh nghiệp mình, tức là ai cũng có khách hàng, và đó là các khách hàng bên trong của doanh nghiệp

Vì vậy công tác chăm sóc khách hàng phải được mọi thành viên trong doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ.

1.2 Vai trò của hoạt động chăm sóc khách hang đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và các với các DN Việt Nam hiện nay

Hoạt động chăm sóc khách hàng cũng là một trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Góp phần tạo ra và làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

- Giữ và lôi kéo khách hàng đến với sẩn phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

- Tạo mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Công ty với khách hàng.

- Quảng bá khuyếch chương được sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

- Góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Nhận các thông tin phản hồi nhanh về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, các chính sách bán hàng, thông tin về thị trường về đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay hoạt động chăm sóc khách hàng được các doanh nghiệp tiến hành thường xuyên và liên tục đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ căng thẳng doanh nghiệp nào cũng muốn chiếm lĩnh được khách hàng “ như một món hàng độc quyền”

Với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì chăm sóc khách hàng là một hoạt động hàng đầu để có thể thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vì các doanh nghiệp Việt Nam có một số mặt hạn chế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài vè vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ, kỹ thuật…

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng cần đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàn Vì quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu dùng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ Hiện nay yếu tố khoa học kỹ thuật đã được hoàn chỉnh, sản phẩm dịch vụ cung cấp giống nhau thì chất lượng của dịch vụ được khách hàng đánh giá qua các hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

III Thực trạng hoạt động chăm sóc khách hàng.

1 Khách hàng, khách đang sử dụng dịch vụ Thuê Kênh Riêng- Leased line.

Hiện nay, số lượng khách hàng trên thị trường viễn thông có nhu cầu thuê kênh riêng Leased line là lớn và đa dạng Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thuê kênh truyền dẫn có thể phân chia tổng thể khách hàng theo các nhóm cụ thể sau: Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như: SPT, FPT, Netnam, Viễn thông hàng hải…tuy nhiên họ đòi hỏi chất lượng và độ tin cậy của thuê kênh cao Đây là nhóm khách hàng lớn và thường có nhu cầu tăng thêm kênh Các kênh thuê thường có dung lượng lớn, đòi hỏi chất lượng ổn định.

Các ngân hàng: Đây là nhóm khách hàng lớn và nhiều tiềm năng, số lượng kênh thuê rất nhiều và tăng mạnh trong những năm gần đây do nhu cầu kết nối các chi nhánh và đặc biệt là sự bùng nổ của các trạm ATM.

Các Công ty Chứng khoán: Số lượng khách hàng nhiều nhưng mỗi khách hàng chỉ sử dụng từ 1 đến 2 kênh, mức tăng trưởng của nhóm này đã bảo hòa.

Các Bộ ngành, cơ quan Đảng, Chính phủ, Tổng công ty, doanh nghiệp lớn: những khách hàng này thường có nhu cầu truyền số liệu thường xuyên, tuy nhiên dung lượng yêu cầu thay đổi tùy theo thời điểm và tùy theo nội dụng thông tin cần truyền Họ có mạng dùng riêng, nhu cầu thuê kênh trên phạm vi rộng lớn, là khách hàng tương đối tiềm năng, nhu cầu thuê kênh còn tăng.

Các khu công nghiệp, khu dân cư: Đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và các văn phòng của các công ty nước ngoài, nhu cầu truyền số liệu và thông tin giữa các chi nhánh rất lớn Các doanh nghiệp này thường sử dụng dịch vụ thuê kênh quốc tế là chủ yếu.

Các đài truyền hình Trung Ương và địa phương: nhu cầu của các đối tượng này không thường xuyên mà tùy thuộc vào từng thời điểm và thời lượng phát sóng trực tiếp Khi sử dụng, lượng băng thông cần dùng sẽ rất lớn ( để có kênh truyền hình chất lượng cao, băng thông cần dùng là 34Mbit/s- tương đương với 21 luồng E1).

Các khách hàng khác : bao gồm các Công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ…

2 Chăm sóc khách hàng trước khi bán hàng.

Mục tiêu và mục đích của hoạt động này là nhằm thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty.

Bên cạnh đó còn là hoạt động quảng bá khuêch chương thương hiệu và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường viễn thông.

Một số giải pháp chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty truyền dẫn Viettel- TT KV1

Phương hướng hoạt động của công ty

1 Mục tiêu của TT KV1- Công ty truyền dẫn Viettel.

Phòng kinh doanh của TT KV1 được thúc đẩy hoạt động mạnh hơn công việc kinh doanh của Tổng công ty nói chung và TT KV1 nói riêng, góp phần đạt được mục tiêu trở thành mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam Mục tiêu là:

Tốc độ tăng trưởng đứng đầu 3KV

Doanh thu năm sau gấp đôi doanh thu năm trước.

Chăm sóc khách hàng tốt nhât, cung cấp dịch vụ đa dạng nhất tới cho khách hàng.

Hướng tới nhóm khách hàng tiềm năng: các Tổng công ty – các Bộ, Ngành, ngân hàng, các khách hàng thuộc khu CN tại 30 tỉnh thuộc KV1 và phía các đối tác truyền hình

Mục tiêu phát triển mạng lưới: Triển khai truyền dẫn phục vụ phát triển 21000 BTS mà Tổng công ty đã đề ra Đồng thời triển khai quang hóa đến 80% số xã. Mục tiêu nâng cao chất lượng mạng lưới: vu hồi 100% huyện:

+ Vu hồi 100% tuyến, trạm có dung lượng lớn hơn 5E1.

+ Chỉ tiêu E1/h được giữ vững.

Thời gian xử lý sự cố giảm xuống còn 3h.

2 Định hướng phát triển của Trung tâm TDKV1- Công ty.

- Bám sát định hướng phát triển của Tổng Công ty và Công ty: Quan điểm phát triển nhanh, rộng, quang hóa đến 80% cấp xã, vùng phủ sâu rộng nhất, dung lượng mạng lưới lớn nhất, an toàn mạng lưới cao nhất “ triển khai vu hồi song song với phát triển mới”, chăm sóc khách hàng tốt nhất.

- Đẩy mạnh việc triển khai mở rộng các hướng kết nối quốc tế mới để tăng tính vu hồi và dung lượng.

- Tăng cường việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố hóa mạng lưới truyền dẫn giảm sự lệ thuộc và hạ tầng của EVN.

3.Chiến lược phát triển của TTTDKV1- Công ty

Kết hợp với công nghệ viễn thông tỉnh nhằm phát triển, mở rộng mạng lưới

Xây dựng các đại lý phân phối lớn mạnh.

Mở rộng các loại hình dịch vụ mới như: hội nghị truyền hình, dịch vụ VPN, cung cấp đường truyền cho dịch vụ truyền hình quảng bá…

Tiếp tục khai thác tiềm năng trong lĩnh vực Ngân hàng. Đào tạo và tự nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên để chăm sóc khách hàng tốt nhất, hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra.

Một số giải pháp chăm sóc khách hàng

1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nghĩa là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên chi nhánh.

Trong môi trường kinh doanh như hiện nay, để cạnh tranh và giữ ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh, việc đảm bảo đội ngũ lao động có năng lực và trình độ là hết sức cần thiết Các biện pháp chăm sóc khách hàng cần được cải tiến liên tục, ngày càng phong phú và đa dạng.

Công tác chăm sóc khách hàng được thực hiện chủ yếu thông qua tác động trực tiếp của con người Yếu tố con người, ý thức, chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên có ý nghĩa hết sức quan trọng Con người chính là yếu tố trung tâm, quyết định đến sự thành công hay thất bại đối với hoạt động chăm sóc khách hàng.

Yêu cầu chung đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty phải có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, có tư duy đổi mới, ý thức kế thừa, phát huy sáng tạo…

1.2 Nội dung Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Công ty truyền dẫn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo cho cán bộ, công nhân viên Không chỉ chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà công tác giáo dục nhằm nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên công ty cũng cần được chú trọng.

*Công tác giáo dục, nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên

- Mục đích: nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên về công tác phục vụ và chăm sóc khách hàng, để mọi người đều chủ động làm tốt phần việc của mình.Mỗi nhân viên trong Công ty phải ý thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, nắm bắt nhanh nhạy về những hoạt động chăm sóc khách hàng, hiểu biết một cách rõ rang về chính sách khách hàng cũng như các chính sách liên quan đến công việc của mình.

Tổ chức buổi họp định kỳ hàng tháng ( tổ chức vào sáng thứ 7 cuối cùng của mỗi tháng) để đánh giá tổng kết về kết quả hoạt động chăm sóc khách hàng của Công ty trong tháng, chỉ rõ những ưu điểm cần tiếp tục phát huy, số lượng phàn nàn của khách hàng và nguyên nhân của những phàn nàn đó Tham gia buổi họp tổng kết này có đầy đủ Ban lãnh đạo của Công ty, trưởng – phó các phòng ban chức năng, cùng toàn thể các cán bộ nhân viên của Công ty Đây có thể được coi là một buổi tổng kết về hoạt động chăm sóc khách hàng của chi nhánh trong tháng.

Định kỳ hàng quý tổ chức các buổi tuyên dương, khen thưởng các cá nhân có thành tích tốt, đặc biệt là tuyên dương những cá nhân có đóng góp tích cực vào việc tìm kiếm Khách hàng mới, tạo được lòng tin yêu của khách hàng… Những buổi tuyên dương như vậy sẽ tạo động lực cho nhân viên tích cực làm việc, đồng thời cũng giúp họ nhận thấy rõ được tầm quan trọng của khách hàng.

Định kỳ hàng năm tổ chức “ Đại hội khách hàng” với sự tham gia của Ban lãnh đạo công ty, toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh, những khách hàng trung thành, khách hàng Vip… Qua những buổi giao lưu trực tiếp giữa Công ty với khách hàng như vậy sẽ giúp Công ty tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng, những ý kiến trung thực nhất về chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng của công ty trong năm qua Đồng thời, qua những buổi giao lưu như vậy nhân viên cũng tự nhận thấy được vai trò của mình trong công tác chăm sóc khách hàng.

Tổ chức các khóa học mời các chuyên gia về giảng dạy trực tiếp cho cán bộ công nhân viên công ty Đặc biệt các bài giảng sẽ chủ yếu xoay quanh các vấn đề Khách hàng, tầm quan trọng của khách hàng đối với ngành dịch vụ, dịch vụ khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng… Các khóa học như vậy nên tổ chức thường xuyên và định kỳ ( bước đầu nên tổ chức 1 lần/3 tháng).

*Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Nâng cao ý thức kinh doanh chi là điều kiện cần Nhưng điều kiện đủ để có một nguồn nhân lực có chất lượng là phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.

Công ty cần đề cao hơn nữa vai trò của công tác đào tạo tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo lại, học thêm…để nâng cao nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên.

Với những nhân viên đang làm việc tại công ty, cần tiến hành điều tra trình độ của toàn thể nhân viên theo một tiêu thức như: trình độ chuyên môn, lứa tuổi, tình trạng sức khỏe… để có những chương trình đào tạo phù hợp, không lãng phí mà đem lại hiệu quả lớn.

- Đối với cán bộ cấp quản lý: phải có am hiểu về chuyên môn, có kiến thức về kinh tế, luật, quản trị kinh doanh… những kiến thức này phải luôn được cập nhật để có thể áp dụng cho hoạt động của công ty Vì vậy, công ty sẽ thường xuyên cử cán bộ quản lý tham dự các khóa học, các buổi hội thảo để nâng tầm hiểu biết.

+ Yêu cầu tối thiểu của cán bộ quản lý công ty là phải tốt nghiệp các trường đại học khối kinh tế, chuyên ngành quản trị kinh doanh.

- Đối với nhân viên kỹ thuật, đặc biệt là nhân viên khắc phục sự cố phải thường xuyên đào tạo và tái đào tạo nhằm thích ứng với những công nghệ mới, làm chủ công nghệ, giải đáp những khó khăn vướng mắc của khách hàng.,

Ngày đăng: 09/08/2023, 08:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức Công ty Truyền dẫn Viettel - Mot so giai phap cham soc khach hang nham dat 32878
h ụ lục 1: Sơ đồ tổ chức Công ty Truyền dẫn Viettel (Trang 17)
Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức Trung tâm truyền dẫn KV1 - Mot so giai phap cham soc khach hang nham dat 32878
h ụ lục 2: Sơ đồ tổ chức Trung tâm truyền dẫn KV1 (Trang 18)
Bảng 2: Bảng kê khai tài chính của công ty Truyền Dẫn Viettel năm 2007 - 10/2009 - Mot so giai phap cham soc khach hang nham dat 32878
Bảng 2 Bảng kê khai tài chính của công ty Truyền Dẫn Viettel năm 2007 - 10/2009 (Trang 25)
Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2006 đến năm 2008 - Mot so giai phap cham soc khach hang nham dat 32878
Bảng 3 Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2006 đến năm 2008 (Trang 26)
Bảng tổng hợp doanh thu trong nước từ năm 2005 – 2009 Doanh thu trong nước Năm - Mot so giai phap cham soc khach hang nham dat 32878
Bảng t ổng hợp doanh thu trong nước từ năm 2005 – 2009 Doanh thu trong nước Năm (Trang 29)
Bảng trên cũng cho ta thấy mặc dù doanh thu liên tục tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng đã chững lại và giảm dần - Mot so giai phap cham soc khach hang nham dat 32878
Bảng tr ên cũng cho ta thấy mặc dù doanh thu liên tục tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng đã chững lại và giảm dần (Trang 29)
w