Xu hướng di động không dây

36 254 3
Xu hướng di động không dây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

dịch một phần từ tài liệu nước ngoài "Wireless and Cellular Communications", 3rd Edition

Chương 1: Xu hướng của di động không dây 1.6 Phân bố phổ Phổ là một tài nguyên tự nhiên hữu hạn. Thiết bị liên lạc không dây phụ thuộc vào các băng tần thích hợp và sẵn có. Các đặc tính của tín hiệu truyền là khác nhau với các băng tần khác nhau. Cũng như vậy, phạm vi dịch vụ của hệ thống mới trong băng tần xác định băng thông của băng tần đó. Tỉ lệ dữ liệu càng Hình 1.5. Cấu trúc của tổ chức tiêu chuẩn TTA ở Hàn Quốc cao, càng cần thiết một băng tần rộng hơn. Các nhà sản xuất muốn phân bố một phổ băng tần mong muốn và có một nguồn vốn đầu tư đòn bẩy theo quy mô nền kinh tế. Việc cho phép phân bố và cấp đăng kí sử dụng phổ sẵn có tới các hệ thống khác nhau (phân bố băng tần) và tới các nhà khai thác dịch vụ khác nhau (các giấy phép đăng kí) thuộc về các cơ quan hành chính tần số khác nhau trên khắp thế giới. Page 1 Hình 1.6. Cấu trúc tổ chức CCSA Trung Quốc Đó là một quá trình chuyển đổi cơ cấu phân bố băng tần và cho phép các hệ thống và dịch vụ mới chuyển về phía các dải tần số cao hơn. Nhiều vấn đề được xoay quanh bởi những tranh cãi lớn giữa các mảng của ngành công nghiệp truyền thông và được đưa lên Quốc hội để giải quyết. Trong quá khứ, thông tin vệ tinh cần một kế hoạch toàn cầu về phân bố quang phổ. Việc phân bố quang phổ của các hệ thống thông tin liên lạc trên mặt đất chỉ đến từ các cơ quan chức năng khu vực. Đến nay, các chuyển vùng toàn cầu của các hệ thống thông tin liên lạc trên mặt đất cũng bắt buộc phân bố quang phổ của hệ thống phải được lên kế hoạch trên toàn cầu, như hệ thống GSM là một ví dụ. Đến nay, cần phải có ba kênh phổ GSM để chuyển vùng qua lại trong hầu hết các khu vực trên thế giới: 900MHz và 1800 MHz ở châu Âu và châu Á, 1900 MHz ở Bắc và Nam Mỹ. Vì vậy, một chiếc điện thoại (máy thu phát cầm tay) ba băng tần là một giải pháp hiện nay cho chuyển vùng quốc tế. Page 2 1.6.1 Phân bố phổ tại Mỹ Tại Mỹ, FCC là cơ quan phân bố phổ tần cho các dịch vụ khác nhau và cấp giấy phép cho các nhà khai thác trong mỗi dịch vụ và từng thị trường. Vô tuyến di động (với hệ thống gửi đi một chiều) lần đầu tiên được vận hành vào năm 1921 bởi Sở cảnh sát Detroit. FCC cấp 11 kênh tần số trong năm 1934 mức 54 MHz và cấp 29 kênh mới trong năm 1936, tới năm 1937 là tại 58 đồn cảnh sát bang. Năm 1946, FCC cấp cho AT&T giấy phép về dịch vụ điện thoại di động ở St Louis hoạt động ở 450 MHz (VHF) với một băng thông kênh 120 kHz. Năm 1947, dịch vụ đã được cung cấp tại hơn 25 thành phố ở Mỹ. Năm 1950, băng thông kênh đã được giảm xuống 60 kHz. Năm 1956, FCC cấp phép các kênh mới trong băng tần UHF, quanh mức 450 MHz với băng thông kênh là 50 kHz. Vào năm 1960, thiết kế máy thu FM đã được cải thiện đáng kể. Các kênh VHF được chia từ 60 kHz đến 30 kHz, được gọi là hệ thống MJ và các kênh UHF được chia từ 50 kHz đến 25 kHz, được gọi là hệ thống MK. MJ và MK là điện thoại di động với 12 kênh hoạt động tại Mỹ trước khi có AMPS. Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới II đến năm 1970, bên cạnh 14 kênh truyền hình VHF, FCC đã thiết lập 70 kênh mới cho đến các kênh truyền hình UHF. Đề nghị của AT&T để có các kênh di động mới trong băng tần UHF đã bị từ chối bởi FCC tương ứng vào các năm 1949 và 1964. Trong thập niên 60, hệ thống vô tuyến trung kế như SMR (Special Mobile Radio) hoạt động ở 800 MHz đã được giới thiệu và có thể tự động điều chỉnh tới vô tuyến di động và thiết lập các cuộc gọi. Vì vậy, việc phân bố phổ hiện có cho vô tuyến di động không đầy đủ trong phổ của băng tần 800 MHz. Năm 1975, ngành kinh doanh truyền hình cáp được giới thiệu. Đã không cần phải phân bố một phổ lớn cho các kênh truyền hình. FCC phân bố 115 MHz (806-947 MHz) thông tin di động mặt đất: 40 MHz cho mạng di động tế bào, 30 MHz cho dịch vụ gửi thông tin thông thường và trung kế, 45 MHz được dự trữ. 115 MHz phổ này trước đây được phân bố cho các kênh truyền hình giáo dục, bây giờ đã được dành cho băng tần di động tế bào. Vào năm 1981, do tình trạng độc chiếm song mại (thị trường bị hai công ty độc quyền lũng loạn), FCC quyết định thành lập hai hệ thống 20-MHz mỗi thị trường, một hệ thống được vận hành bởi một công ty điện thoại địa phương (công ty hữu tuyến) và một điều hành bởi một công ty không dây. Vào năm 1986, mỗi hệ thống nhận thêm 5 MHz phổ, tổng cộng 25 MHz cho mỗi hệ thống. Đó là hệ thống FDD (frequecy division duplex), theo đó 12,5 MHz một chiều, được gọi là AMPS (advanced mobile phone service), một hệ thống tương tự, bây giờ được coi là Page 3 thế hệ hệ thống điện thoại di động đầu tiên. Đã có 416 kênh FM với băng thông kênh 30 kHz. Các băng tần vô tuyến di động mặt đất (Land Mobile Radio - LMR) là 150, 450, và 850 MHz với các kênh 25 kHz hoặc các kênh 12,5 Hz. Chúng chủ yếu được sử dụng cho việc thi hành pháp luật, an toàn công cộng, các xe taxi, các đội xe tải, cũng như cho các dịch vụ quân sự. Hệ thống dữ liệu di động, chẳng hạn như ARDIS và Ram Mobile, hoạt động trong phạm vi 800-900 MHz. Sau khi Vương quốc Anh giới thiệu PCN vào năm 1989, hoạt động ở 1800 MHz, FCC phát hành PCS (Personal Communication Services) vào năm 1993, với bảy khối tần số (A, B, C, D, E, F và một khối chưa cấp giấy phép trong hai phổ GHz như sau: • Phổ băng rộng PCS cho các hệ thống tương tự di động(120 MHz) Từ 1850 MHz đến 1990 MHz Các khối A, B, C có 30 MHz (một cặp 15 MHz cho FDD) Các khối D, E, F có 10 MHz (một cặp 5 MHz cho FDD) Khối chưa giấy phép có 20 MHz UV (unlicensed voice) (một cặp 5 MHz) UD (unlicensed data) (một khối đơn 10 MHz) • Phổ hẹp PCS cho các hệ thống liên lạc hai chiều ở 901-940,90 MHz Năm kênh (các cặp kênh 50 kHz) Ba kênh (ba kênh 50 kHz kết hợp với ba kênh 12,5 kHz) Ba kênh (các kênh lẻ 50 kHz) • Băng tần chưa cấp phép 1. Thiết bị dữ liệu: các băng tần 1890-1930 MHz cho điện thoại không dây, mạng dữ liệu không dây PBX, và các thiết bị không cấp phép thấp. 2. Các băng tần ISM (công nghiệp - industrial, khoa học - scientific và y tế - medical) 900 MHz, 2,4 GHz, 5,7 GHz và dựa trên quy định FCC Part-15. Đôi khi nó còn được gọi là các băng tần part 15. WLAN sử dụng băng tần ISM, cho phép truyền tải năng lượng thấp và cung cấp tốc độ truyền cao đến 20 Mbps. 3. Băng tần MMDS: trong phạm vi 5 GHz. 4. Băng tần LMDS: trong phạm vi 16 – 30 GHz. • Phổ 3G: 2 × 45 MHz được phân bố và sẽ phân chia thành 5 - 7 khối theo luật của FCC. 1710-1755 MHz Truyền tải di động Page 4 2110-2155 MHz Truyền tải cơ sở 1.6.2 ITU: Phổ cho 3G (IMT-2000) Theo IMT-2000, tổng cộng 230 MHz đã được định rõ tại WARC'92 (World Administrative Radio Conference). Đây là lần đầu tiên ITU bắt đầu để quản lý phổ tần cho thông tin di động mặt đất như trong Bảng 1.2. Phổ IMT-2000 FDD chồng chéo với băng tần PHS hiện có cũng được thể hiện trong Bảng 1.2. Ngoài ra, băng tần PCS của Mỹ đang chồng chéo với băng tần uplink IMT-2000 (thấp hơn). Phổ từ 2010-2025 MHz được gán cho TDD trong IMT-2000. Các chức năng của ITU liên quan đến quản lý phổ và tiêu chuẩn hóa được mô tả như sau: • ITU là một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc tại Geneva gồm hơn 170 quốc gia thành viên và chịu trách nhiệm cho hai nhiệm vụ: (1) các tiêu chuẩn truyền thông và (2) các thỏa thuận dựa trên các hiệp ước được kí kết. • Trách nhiệm quản lý phổ của ITU là để giảm thiểu nhiễu sóng vô tuyến bằng cách thiết lập các quy tắc quốc tế. Nó khác với Mỹ mà tại đó hai chức năng được giải quyết bởi hai thực thể khác nhau: các tiêu chuẩn hệ thống thông tin liên lạc bởi các cơ quan tiêu chuẩn công nghiệp, và phân bố phổ bởi FCC. ITU đã trải qua một sự thay đổi cơ cấu chính vào ngày 01/ 03/ 1993. Có ba bộ phận, một hội đồng, và WARC (World Administrative Radio Conference). Ba bộ phận là 1. Bộ phận thông tin vô tuyến (phân chia phổ), kết hợp với IFRB (Hội đồng đăng kí tần số quốc tế - International Frequency Registration Board) và CCIR (Ủy ban tư vấn phát thanh quốc tế - Consultative Committee on International Radio) đôi khi được gọi là ITU-R. Bảng 1.2. Biểu đồ phân bố phổ toàn cầu Page 5 IFRB có hai trách nhiệm: đầu tiên, nó phân chia các tần số ứng dụng và dịch vụ quốc tế. WARC cập nhật các quy định phát thanh và xem xét các hoạt động tần số quốc tế. Tất cả các nước quan tâm tham gia và đóng góp quan điểm của họ. CCIR (a) liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của việc sử dụng phổ phát thanh và (b) liên quan đến các tiêu chuẩn hiệu suất và đặc tính hệ thống cho mạng tương thích. Study Group 8 là một nhóm quốc tế đặc biệt trong CCIR để xác định các yêu cầu đối với tương thích toàn cầu FPLMTS (Hệ thống viễn thông di động mặt đất công cộng tương lai - Future Public Land Mobile Telecommunications Systems), và nó được đề nghị tại WARC '92 rằng 227 MHz trong băng tần 1-3 GHz sẽ được yêu cầu cho FPLMTS. 2. Bộ phận tiêu chuẩn hóa viễn thông, được gọi là ITU-T, chịu trách nhiệm cho cả tiêu chuẩn hóa radio và viễn thông có dây. Tiền thân là CCITT (Ủy ban tư vấn về điện báo và điện thoại quốc tế) chỉ thực hiện các khuyến nghị cho các thiết bị trong mạng viễn thông có dây. 3. Bộ phận phát triển viễn thông: thực hiện tất cả các trách nhiệm không tiêu chuẩn. Page 6 1.6.3 Các khu vực khác trên thế giới Châu Âu • CEPT (Nghị viện các bưu điện châu Âu và Cục quản lý viễn thông - Conference of European Posts and Telecommunications Administration): nhóm lại các bưu điện và cục quản lý viễn thông tại hầu hết các nước châu Âu để phối hợp các mạng viễn thông của họ trong phổ phát thanh. Trong những năm đầu thập niên 1990, Cộng đồng châu Âu (EC - European Community) đảm nhận trách nhiệm CEPT cho tiêu chuẩn hóa. • ETSI (Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu - European Telecommunications Standards Institute): các ủy ban kỹ thuật (như GSM, PCN) làm các công việc của mình. Trung Quốc • Viện kiểm soát phổ không dây, một cơ quan chính phủ nhà nước, quản lý phổ tần trên toàn quốc. Ngoài ra, mỗi tỉnh có cục kiểm soát phổ tần không dây của mình để quản lý phổ tần trong tỉnh. Về nguyên tắc, các cục cấp tỉnh phối hợp với viện cấp nhà nước. Bắc và Nam Mỹ • Ủy ban Viễn thông liên Mỹ (CITEL - Inter-American Telecommunications Commission) kiến nghị về các vấn đề phổ tần cho Bắc và Nam Mỹ. Nhật Bản và Hàn Quốc • Nhật Bản và Hàn Quốc có các viện quốc gia riêng của họ để quản lý sử dụng phổ trong nước họ. 1.7 Xem xét hiệu quả phổ Một vấn đề lớn phải đối mặt của các ngành công nghiệp thông tin vô tuyến là sự giới hạn của phổ tần số vô tuyến sẵn có. Trong chính sách thiết lập sự phân bố, FCC tìm kiếm các hệ thống băng thông tối thiểu nhưng cung cấp hiệu suất sử dụng cao và đạt sự hài lòng của người tiêu dùng. Vấn đề thường đưa ra NPRM (Notice of Proposed Rule Making) và yêu cầu thông tin phản hồi từ ngành công nghiệp. Page 7 Hệ thống điện thoại di động lý tưởng sẽ hoạt động trong một dải tần được phân chia giới hạn và sẽ phục vụ một số lượng gần như không giới hạn của người sử dụng trong các phạm vi không giới hạn. Ba phương pháp chính để đạt được sự lý tưởng là • Đề án điều chế A. Áp dụng cho các hệ thống tương tự 1. Đơn biên (SSB - Single-sideband), chia băng tần được phân bố vào số kênh tối đa. 2. Điều chế tần số (FM - Frequency modulation), sử dụng độ lệch tần số (một ứng dụng ban đầu của trải phổ) để giảm nhiễu. 3. Di động tế bào, tái sử dụng các băng tần được phân bố tại các địa điểm địa lý khác nhau. B. Áp dụng cho các hệ thống số 1. Điều chế số theo tần số tín hiệu (FSK - Frequency shift keying), Gaussian FSK (GFSK), tối thiểu FSK (MSK - minimum FSK): tần số thay đổi đột ngột ở quá trình chuyển đổi. 2. Điều chế số theo pha tín hiệu (PSK - Phase Shift Keying), điều chế pha vuông góc (QPSK - Quadrature PSK): pha thay đổi đột ngột ở quá trình chuyển đổi. 3. Điều chế biên độ vuông góc (QAM): sự kết hợp của biên độ (ASK) và điều chế số theo pha tín hiệu. 4. Ghép kênh phân chia tần số trực giao (OFDM): bao gồm một tổng các sóng mang con được điều chế bằng cách sử dụng PSK hoặc QAM. 5. Trải phổ hoặc tần số nhảy, tạo ra nhiều mã trên một băng tần rộng. Năm 1971, cách tiếp cận di động tế bào đã được chứng minh là một hệ thống phổ hiệu quả dựa trên các dự án tái sử dụng tần số. • Cấu hình anten: anten thông minh A. Đa dạng anten tại trạm gốc 1. Đa dạng anten thu: không gây ra bất kỳ sự nhiễu giao thoa nào trong không khí. 2. Đa dạng anten truyền: đạt được sự đa dạng mà không cần đa dạng anten tại các trạm di động. B. Anten mảng thích nghi 1. Tạo chùm 2. Lái tia C. Hệ thống anten mã không gian thời gian. D. Hệ thống ăng-ten MIMO (nhiều đầu vào và nhiều đầu ra) • Quy hoạch hệ thống A. Trạm gốc 1. Phân bổ nguồn lực cho các trạm di động thông minh. Page 8 2. Kiểm soát và điều chỉnh năng lượng. 3. Bàn giao thông minh. B. Mạng thông minh 1. Mạng Ad hoc 2. Mạng Mesh 3. Mạng cảm biến Việc xem xét hiệu quả phổ tần luôn luôn là chủ đề quan trọng cho phát triển hệ thống truyền thông không dây trong tương lai. Các đề án điều chế sẽ được mô tả trong chương 4, anten thông minh trong Chương 8, trạm thông minh trong Chương 16, và mạng thông minh trong Chương 17. Tài liệu tham khảo 1. Phòng thí nghiệm Bell, “High-Capacity Mobile Telephone System Technical Report,” tháng 12 1971, gửi tới FCC. 2. F. H. Blecher, “Advanced Mobile Phone Service,” IEEE Transactions on Vehicular Technology,Vol. VT-29, tháng 5 - 1980, trang 238–244. 3. V. H. MacDonald, “The Cellular Concept,” Bell System Technical Journal, Vol. 58, tháng 1 - 1979, trang 15–42. 4. W. C. Y. Lee, Mobile Communications Engineering, McGraw-Hill Book Co., 1998, phần Introduction, Part I và Part II. 5. W. C. Y. Lee, Lee’s Essentials of Wireless Communications, McGraw-Hill Book Co., 2000, các chương 1 và 2. 6. Bernard J. T. Mallinder, “An Overview of the GSM System,” Conference Proceedings, Digital Cellular Radio Conference, Hagen FRG, tháng 10 - 1988. 7. M. Mouly, M. B. Pautet, “The GSM System Mobile Communications,” M. Mouly et M. B. Pautet, 49, vue Louis Bruneau, F-91120 Palaisea, France, 1992. 8. 8. S. M. Redl, M. K. Weber, M. W. Oliphant, An Introduction GSM, Artech House Publishers, 1995. 9. A. Mehrotra, GSM System Engineering, Artech House, 1996. 10.A. J. Viterbi, CDMA, Principles of Spread Spectrum Communication, Addison- Wesley, 1995. 11.W. C. Y. Lee, Mobile Communications Design Fundamentals, John Wiley & Sons, 1993, Chương 9. 12.H. Harte, K. McLaughin, CDMA IS-95 for Cellular and PCS, McGraw-Hill Book Co., 1996. Page 9 13.Nippon Ericsson K.K. Research & Development Center for Radio System (RCR), “PDC-Digital Cellular Telecommunication System, RCR STF-27A Version,” tháng 1 - 1992. 14.C. Smith, D. Collins, 3G Wireless Networks, McGraw-Hill Book Co., 2002. 15.S. C. Yang, 3G CDMA 2000, Artech House, 2004. 16.ITU “Radio Requirements of 4G Systems,” phát hành tháng 7 - 2003. 17.Cordless Telephone 2/Common Air Interface (CT2/CAI), “Management of International Telecommunications, MIT 12-850-201, McGraw-Hill, Inc. DataPro Information Service Group, Delran, N.J., tháng 2 - 1994. 18.Digital European Cordless Telecommunications, Part I, “Overview,” DE/RES 3001-1, Common Interface, Radio Equipment and Systems, ETS 300 175-1, ETSI, B.P. 152, F-06561 Valbonne Cedex, France, tháng 8 – 1991. 19.Sybo Dijkstra, Frank Owen, “The Case for DECT,” Mobile Communications International, trang 60–65, tháng 9 – tháng 11 - 1993. 20.20. PHS-Personal Handy Phone Standard, Research Development Center for Radio System (RCR), “Personal Handy Phone Standard (PHS),” CRC STD-28, 20 tháng 12, 1993. 21.E. K. Wesel, “Wireless Multimedia Communications,” Addison-Wesley, 1998, Chương 1. 22.“CDPD–Cellular Digital Packet Data, Cell Plan II Specification,” soạn thảo PCSI, San Diego, CA 92121, tháng 1 - 1992. 23.L. Goldberg, “Wireless LANs: Mobile Computing’s Second Wave,” Electronic Design, 25 tháng 6, 1995. 24.W. C. Y. Lee, Lee’s Essentials of Wireless Communications, McGraw-Hill, 2001, Chương 8. 25.O. G. Williams, “Communications satellite systems” Ed by B. J. Halliwell in Advanced Communications Systems, Buttworth & Co. 1974. 26.N. Hart, H. Haugli, P. Poskett, and K. Smith, “Immarsat’s Personal Communications System,” Proc. Third International Mobile Satellite Conference, Pasadena, trang 303–304, 16–18 tháng 6, 1993. 27.J. E. Hatlelid and L. Casey, “The Iridium System: Personal Communications Anytime, Anyplace,” Proc. Third International Mobile Satellite Conference, Pasadena, trang 285–290, 16–18 tháng 6, 1993. 28.R. A. Wiedeman, “The Globalstar Mobile Satellite System for Worldwide Personal Communications,” Proc. Third International Mobile Satellite Conference, Pasadena, trang 291–296, 16–18 tháng 6, 1993. 29.Y. B. Lin, I. Chlamtac, Wireless and Mobile Network Architectures, John Wiley & Sons, 2001, Chương 22. Page 10 [...]... các đơn vị lưu động di chuyển, cấu trúc fading của sóng trong không gian được ghi nhận Đó là một fading đa hướng Fading ghi lại được trở nên nhanh khi phương tiện di chuyển nhanh hơn Hình 2.7 Môi trường vô tuyến di động với 2 phần (a) suy hao lan truyền (b) fading đa hướng Page 24 2.3.3.1 Bán kính vùng tán xạ truy nhập Fading đa hướng vô tuyến di động trong Hình 2.7 lí giải cơ chế fading Bán kính vùng... tới nhiều đơn vị lưu động Hình 2.1 Hệ thống di động tế bào tương tự MTSO là trung tâm của hệ thống di động di động tế bào tương tự Bộ xử lý của nó cung cấp sự phối hợp tổng đài và sự quản lý di động tế bào Page 12 B • • • • Chuyển đổi di động tế bào, có thể là tương tự hoặc kỹ thuật số, chuyển đổi cuộc gọi để kết nối các thuê bao di động tới các thuê bao di động khác và tới mạng điện thoại trên toàn... viền địa hình Fading ngắn hạn thu được bởi (2.3-8) như trong Hình 2.6b Nhân tố tuân theo phân phối Rayleigh, giả định rằng chỉ sóng phản xạ từ môi trường cục bộ xung quanh là nhận được (một tình huống thông thường đối với môi trường vô tuyến di động) Do đó, thuật ngữ fading Rayleigh thường được sử dụng Page 23 2.3.3 Các đặc điểm fading di động Fading Rayleigh cũng được gọi là fading đa hướng trong môi... bào nói chung, cần thiết phải bao gồm thảo luận về các hệ thống di động tế bào cơ bản, các tiêu chí hoạt động của chúng, đặc thù của môi trường vô tuyến di động, hoạt động của các hệ thống di động tế bào, giảm nhiễu đồng kênh, chuyển giao, vv 2.1 Các hệ thống di động tế bào cơ bản Có hai hệ thống di động tế bào cơ bản: chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói 2.1.1 Các hệ thống chuyển kênh Trong một hệ thống... di động và dễ nhớ Nó cũng dễ so sánh với quy tắc lan truyền trong không gian tự do là 20 dB/dec Các biểu thức tuyến tính và theo decibel là (không gian tự do) (2.3-3a) và (không gian tự do) (2.3-3b) Trong môi trường vô tuyến di động thực tế, suy hao đường truyền biến đổi theo (2.3-4) thường nằm giữa 2 và 5 phụ thuộc và các điều kiện thực tế Tất nhiên, không thể thấp hơn 2, khi đó là điều kiện của không. .. (2.3-7a) cũng có thể được biểu di n trong phạm vi không gian như sau (2.3-7b) Chiều dài của được xác định trong khoảng 20 đến 40 bước sóng Sử dụng 36 hoặc lên tới 50 mẫu khoảng thời gian 40 bước sóng là một quá trình trung bình thích hợp cho việc thu thập các local mean Page 22 Hình 2.6 Miêu tả fading tín hiệu vô tuyến di động (a) Một fading tín hiệu di động (b) Một fading tín hiệu ngắn hạn Các nhân... hướng, tín hiệu được truyền từ một vị trí tế bào sẽ đến một đơn vị lưu động theo nhiều đường khác nhau, và bởi vì mỗi đường có độ dài khác nhau, thời gian đến theo mỗi đường cũng khác nhau Với một xung động (impulse) truyền từ vị trí tế bào, thời gian xung này được nhận tại đơn vị lưu động, nó không còn là một xung động (impulse) mà là một xung (pulse) có chiều rộng trải ra mà chúng ta gọi là trễ lan truyền... thuật số A Hệ thống tương tự Một hệ thống di động tế bào tương tự cơ bản bao gồm 3 khối con: một đơn vị lưu động (mobile unit), một vị trí tế bào (cell site), và một trạm đổi hay văn phòng chuyển đổi điện thoại di động (MTSO - mobile telephone switching office), như Hình 2.1 chỉ ra với các kết nối để liên kết ba hệ thống con 1 Đơn vị lưu động. Một đơn vị điện thoại di động bao gồm một khối điều khiển, một... theo decibel của (2.34) là Page 20 (2.3-5) 2.3.1.2 Fading lớn Bởi vì chiều cao anten của đơn vị lưu động thất hơn các vùng phụ cận điển hình của nó, và bước sóng tần số sóng mang thấp hơn nhiều kích cỡ của các cấu trúc xung quanh, sóng đa hướng đã được tạo ra Tại đơn vị lưu động, tổng các sóng đa hướng gây ra hiện tượng fading tín hiệu Tín hiệu dao động trong một phạm vi khoảng 40dB (10 dB phía trên... thể hình dung các null của sự biến động ở tần số phát sóng khoảng mỗi nửa bước sóng trong không gian, nhưng tất cả các null không xảy ra ở mức độ như nhau, như Hình 2.5 chỉ ra Nếu đơn vị lưu động di chuyển nhanh, tỷ lệ biến động nhanh Ví dụ, ở 850 MHz, bước sóng là khoảng 0,35 m (1 ft) Nếu tốc độ của đơn vị lưu động là 24 km/h (15 dặm/h), hoặc 6,7 m/s, tỷ lệ biến động của việc tiếp nhận tín hiệu ở . vận hành vào năm 19 21 bởi Sở cảnh sát Detroit. FCC cấp 11 kênh tần số trong năm 19 34 mức 54 MHz và cấp 29 kênh mới trong năm 19 36, tới năm 19 37 là tại 58 đồn cảnh sát bang. Năm 19 46, FCC cấp cho. trong phạm vi 16 – 30 GHz. • Phổ 3G: 2 × 45 MHz được phân bố và sẽ phân chia thành 5 - 7 khối theo luật của FCC. 17 10 -17 55 MHz Truyền tải di động Page 4 211 0- 215 5 MHz Truyền tải cơ sở 1. 6.2 ITU:. tháng 2 - 19 94. 18 .Digital European Cordless Telecommunications, Part I, “Overview,” DE/RES 30 01- 1, Common Interface, Radio Equipment and Systems, ETS 300 17 5 -1, ETSI, B.P. 15 2, F-065 61 Valbonne

Ngày đăng: 06/06/2014, 20:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: Xu hướng của di động không dây

  • 1.6 Phân bố phổ

    • 1.6.1 Phân bố phổ tại Mỹ

    • 1.6.2 ITU: Phổ cho 3G (IMT-2000)

    • 1.6.3 Các khu vực khác trên thế giới

    • 1.7 Xem xét hiệu quả phổ

    • Tài liệu tham khảo

    • Chương 2: Giới thiệu các hệ thống di động tế bào

    • 2.1 Các hệ thống di động tế bào cơ bản

      • 2.1.1 Các hệ thống chuyển kênh

      • 2.1.2 Hệ thống chuyển mạch gói

      • 2.2 Tiêu chuẩn hiệu năng

        • 2.2.1 Chất lượng thoại

        • 2.2.2 Chất lượng dữ liệu

        • 2.2.3 Chất lượng hình ảnh

        • 2.2.4 Chất lượng dịch vụ

        • 2.2.5. Các tính năng đặc biệt

        • 2.3 Tính độc nhất của môi trường vô tuyến di động

          • 2.3.1 Mô tả môi trường truyền sóng vô tuyến di động

            • 2.3.1.1 Các suy hao lan truyền

            • 2.3.1.2 Fading lớn

            • 2.3.2 Mô hình của môi trường truyền

            • 2.3.3 Các đặc điểm fading di động

              • 2.3.3.1 Bán kính vùng tán xạ truy nhập

              • 2.3.3.2 Biểu thức sóng dừng tuyến tính và theo Logarit

              • 2.3.3.3 Thống kê bậc nhất và bậc hai của Fading

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan