1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm định dự án tại sở giao dịch 3 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm định Dự Án Tại Sở Giao Dịch 3 Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam. Thực Trạng Và Giải Pháp
Người hướng dẫn ThS. Lương Hương Giang
Trường học Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 103,76 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Tổng quan về Sở giao dịch 3 (3)
    • I. Qúa trình hình thành và bộ máy tổ chức của Sở giao dịch 3 (3)
      • 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch 3 (3)
        • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (3)
        • 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của sở giao dịch 3 (5)
      • 2. Bộ máy tổ chức (6)
        • 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức (6)
      • 3. Chức năng nhiệm vụ của SGD (10)
    • II. Thực trạng hoạt động của SGD 3 trong thời gian qua (10)
      • 1. Công tác huy động vốn (10)
      • 2. Hoạt động tín dụng (11)
      • 3. Các hoạt động khác (15)
        • 3.1. Các hoạt động đầu tư (15)
          • 3.1.1. Hoạt động đầu tư (15)
          • 3.1.2. Hoạt động đầu tư chứng khoán (16)
        • 3.2. Hoạt động dịch vụ (16)
          • 3.2.1. Các dịch vụ dành cho khối định chế tài chính (16)
          • 3.2.2. Dịch vụ mở tài khoản và thanh toán (17)
          • 3.2.3. Dịch vụ bảo lãnh (18)
          • 3.2.4. Dịch vụ ngân hàng quốc tế (18)
    • Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 – ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (20)
      • I. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch 3 (20)
        • 1. Công tác thẩm định tại Sở giao dịch 3 (20)
          • 1.1. Mục đích và căn cứ thẩm định (20)
            • 1.1.1. Mục đích (20)
            • 1.1.2. Căn cứ thẩm định (21)
          • 1.2. Quy trình thẩm định dự án tại SGD 3 (22)
          • 1.3. Nội dung thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp (25)
            • 1.3.1 Đánh giá sơ bộ nội dung của dự án (25)
            • 1.3.2. Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án (26)
            • 1.3.3. Thẩm định khả năng cung ứng nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào (28)
            • 1.3.4. Thẩm định kĩ thuật (29)
              • 1.3.4.1. Địa điểm xây dựng (29)
              • 1.3.4.2. Quy mô sản xuất của dự án và sản phẩm của dự án (29)
              • 1.3.4.3. Quy mô và giải pháp xây dựng của dự án (30)
              • 1.3.4.4: Công nghệ và thiết bị (30)
              • 1.3.4.5: Yếu tố môi trường và phòng cháy chữa cháy (30)
            • 1.3.5 Thẩm định khía cạnh quản lí và tổ chức thực hiện (31)
            • 1.3.6. Thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và đánh giá tính khả thi của phương án (31)
              • 1.3.6.1 Tổng vốn đầu tư của dự án (31)
              • 1.3.6.2. Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu tư (32)
              • 1.3.6.3. Nguồn vốn đầu tư (32)
            • 1.3.7. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (32)
              • 1.3.7.1 Cơ sở để tính toán (32)
              • 1.3.7.2. Phương pháp tính toán (33)
            • 1.3.8 Thẩm định khía cạnh rủi ro của dự án (0)
          • 1.4. Các phương pháp thẩm định vay vốn của Sở giao dịch 3 (34)
            • 1.4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu (35)
            • 1.4.3. Phương pháp phân tích độ nhạy (36)
            • 1.4.4. Phương pháp dự báo (37)
            • 1.4.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro (37)
          • 2.1. Giới thiệu khách hàng (38)
          • 2.2 Nôi dung thẩm dịnh dự án (40)
            • 2.2.1 Thẩm định hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp (40)
            • 2.2.2. Thẩm định hồ sơ xin vay vốn (41)
              • 2.2.2.1 Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án đầu tư (41)
              • 2.2.2.3 Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh (45)
              • 2.2.2.4. Về thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn (45)
              • 2.2.2.5. Thẩm định tài chính của dự án (46)
              • 2.2.2.6. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay (47)
      • II. Kết quả và hiệu quả của thẩm định (49)
        • 1. Kết quả (49)
          • 1.1. Kết quả của hoạt động tín dụng (49)
          • 1.2. Những kết quả hoạt động của khối định chế tài chính (50)
          • 1.3. Những kết quả của hoạt động đầu tư (51)
          • 1.4. Các dịch vụ dành cho khối khách hàng doanh nghiệp (52)
            • 1.4.1. Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại (52)
            • 1.4.2. Hoạt động bảo lãnh (52)
            • 1.4.3. Hoạt động kinh doanh tiền tệ (52)
    • Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm dinh dự án tại Sở giao dịch 3 (55)
      • I. Đánh giá tình hình thẩm định dự án vay vốn của SGD 3 (55)
        • 1. Những thành tựu đạt được (55)
          • 2.1 Những hạn chế (57)
          • 2.2. Nguyên nhân (58)
            • 2.2.1 Đối với nguyên nhân từ phía khách hàng (58)
            • 2.2.2. Đối với nguyên nhân từ phía ngân hàng (58)
            • 2.2.3. Nguyên nhân từ môi trường pháp lí (60)
      • II. Định hướng phát triển của sở 3 (60)
        • 1. Định hướng phát triển cho toàn chi nhánh (60)
        • 2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định (61)
          • 2.1 Nâng cao vị trí của công tác thẩm định (61)
          • 2.2 Hoàn thiện phương pháp thẩm định (62)
          • 2.3. Hòan thiện nội dung thẩm định (63)
            • 2.3.1. Đối với nội dung kĩ thuật của dự án (63)
            • 2.3.2. Về khía cạnh thị trường (63)
            • 2.2.3. Về khía cạnh hiệu quả tài chính (64)
          • 2.4. Nâng cao năng lực cán bộ thẩm định (64)
          • 2.5 Nâng cao chất lựơng thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định (66)
  • KẾT LUẬN................................................................................................67 (47)

Nội dung

Tổng quan về Sở giao dịch 3

Qúa trình hình thành và bộ máy tổ chức của Sở giao dịch 3

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Lịch sử 50 năm xây dựng, trưởng thành của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nư- ớc (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay) Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của BIDV - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế

Thời kỳ 1990 - nay: a) Thời kỳ 1990- 1994:

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước;Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. b) Từ 1/1/1995 Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. c) Thời kỳ 1996 - nay: Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV.

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của sở giao dịch 3

Sở giao dịch 3 là một trong những sở giao dịch của BIDV được thành lập theo quyết định số 285/QĐ –TTg ngày 18/4/2002 của Thủ tướng chính phủ.và theo quyết định số 39/QĐ – HĐQT ngày 02/7/2002 của hội đồng quản trị ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Là một trong các đơn vị thành viên lớn nhất của BIDV Sở giao dịch 3 luôn cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng đến mọi đối tượng khách hàng, là đầu mối quản lí các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ĐượcWord Bank đánh giá là ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong việc giải ngân nguồn vốn dự án tài chính nông thôn Hoạt động ngân

Tín dụng Khối DVKH Khối Qlý nội bộ Khối các đơn vị trực thuộc

P TĐịnh các tiểu DA bán buôn

P Tiền tệ kho quỹ P KT-TC

Hiện nay SGD 3 đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng dịnh được vị thế vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ Mặt khác SGD 3 còn thường xuyên tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ mấy năm trở lại đây SGD 3 đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động sản suất kinh doanh, từng bước khẳng đinh mình trong môi trường kinh doannh mới đầy tính cạnh tranh

2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Hiện tại SGD3 có 5 khối chính là: khối quản lí dự án, khối tín dụng,khối dịch vụ khách hàng, khối quản lí nội bộ, khối các đơn vị trực thuộc

Trong đó mỗi khối đều có những phòng ban chức năng riêng của khối mình Sau đây là chức năng của một số các phòng ban quan trọng trong SGD 3

Là phòng trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp lớn các doang nghiệp vừa và nhỏ về khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của BIDV Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính chi tiêu nội bộ tại sở giao dịch Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xủ lý hạch toán các giao dịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và của BIDV Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng

Phòng quản lí rủi ro

Thực trạng hoạt động của SGD 3 trong thời gian qua

1 Công tác huy động vốn

Bảng 1: Công tác huy động vốn của sở 3

Tổng nguồn vốn huy động 57.259 58.584 67.967

Cơ cấu nguồn vốn huy động

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 22.044 24.512 33.215

Phân theo loại tiền gửi

- Tiền gửi bằng ngoại tệ

Bảng 2 : Tăng trưởng của công tác huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động 102,3 116,02

Cơ cấu nguồn vốn huy động

Tiền gửi từ tổ chức kinh tế 111,19 135,5

Tiền gửi bằng ngoại tệ 116,7 88,77

Như vậy nhận thấy trong thời gian qua tổng nguồn vốn mà sở 3 huy động được có xu hướng ngày càng tăng Năm 2006 tăng 102,3% so với năm 2005, còn năm 2007 tăng 116% so với năm 2006 Đó là do công tác huy động vốn của sở đã được cải thiện, lãi suất tiền gửi luôn được điều chỉnh sao cho phù hợp với nền kinh tế chung Tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng vốn tiền gửi, nhưng những năm trở lại đây tiền gửi từ các tổ chức kinh tế vào sở đang ngày càng gia tăng và chiếm tỉ trọng gần bằng tiền gửi từ khối dân cư( năm 2007).Lượng tiền gửi bằng ngọai tệ đã có sự ra tăng, góp phần tăng lên nguồn ngoại tệ cho sở

Hoạt động tín dụng của SGD 3 trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực Các chỉ tiêu về chất lượng, cơ cấu tín dụng đều đạt được kết quả tốt hơn so với các năm trước Với định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ, trong những năm qua danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ của SGD đã liên tục được bổ sung Một số nghành đựơc SGD ưu tiên tập trung như điện, xi măng, bất động sản, chế biến gỗ xuất khẩu,chế biến thủy hải sản xuất khẩu đều tăng trưởng dư nợ về tỉ trọng và về số tuyệt đối Song song với việc chuyển đổi tích cực các tỉ lệ trong cơ cấu tín dụng, SGD cũng đã tập trung xây dựng, phát triển nền khách hàng bền khách hàng này đang tập trung đầu tư vào những nghành, lĩnh vực then chốt có vai trò quan trọng phát triển kinh tế đất nước như điện lực, xi măng, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng …Với định hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong thời gian qua SGD cũng đã thiết lập và tạo mối quan hệ với các công ty, và tập đoàn kinh tế tư nhân như :Tập đoàn Vĩnh Phúc, tập đoàn Khải Vi…

Về quan hệ khách hàng của SGD đang tiến triển theo xu hướng hợp tác toàn diện từ quan hệ tín dụng kết hợp với hoạt động đầu tư, góp vốn, quan hệ cổ đông chiến lược …Đây là một xu hướng quan hệ sẽ phát triển trong những năm tới, tạo sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng

Bảng 3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3,9 2,4 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác 34,2 44,0

Nếu năm 2006 cho vay nhiều nhất là các doanh nghiệp nhà nước chiếm 49,3% thì đến năm 2007 cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn nhất 44,0%.Đặc biệt từ quý 4 năm 2007 sở 3 cũng như BIDV đã triển khai thành công chương trình tín dụng tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu nhằm thu hút khách hàng và gia tăng thị phần tín dụng trong lĩnh vực này Bên cạnh việc tích cực triển khai công tác tín dụng, các biện pháp quản lí chất lượng tín dụng cũng được sở 3 quan tâm Sở đã thực hiện nhiều biện pháp để thực hiên phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát nợ xấu đảm bảo việc phân loại nợ một cách chính xác theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế Diễn biến tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ngày càng giảm thấp và ổn định cho thấy chất lượng tín dụng đựoc nâng lên, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng chủ động chính xác và an toàn

Cơ cấu khách hàng đã được chuyển dịch cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỉ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỉ trọng cho vay trung và dài hạn Cho vay theo ngành nghề cũng dần đẩy mạnh sang các lĩnh vực sinh lợi cao, hạn chế cho vay trong lĩnh vực nhiều rủi ro như nghành xây dựng, cơ sở hạ tầng Cho vay xây dựng mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong trong tổng dư nợ song đã giảm mạnh trong những năm qua, thể hiện từ năm 2005 chiếm 36,5% đến năm

2007 còn 23,6% thay vào đó là cho vay trong các nghành nghề nhiều tiềm năng như ngân hàng- tài chính –bảo hiểm, hóa chất, bưu chính viễn thông, hàng không, năng lượng, tài nguyên, khoáng sản

Bảng 4:Tỉ trọng cho vay theo nghành nghề

Sản xuất phân phối điện , khí đốt và nước 9,00 9,16 7,26

Sản xuất và chế biến 13,7 24,52 19,20

Nông lâm nghiệp và thủy sản 14,50 6,34 6,04

Thương mại và dịch vụ 15,80 25,07 34,49

Như vậy nhận thấy trong những năm qua vốn cho vay ngành xây dựng đang có xu hướng giảm, xong vẫn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn vay Khối ngành thương mại dịch vụ đang có xu hướng tăng từ 15,8% năm 2005 lên 34,49% năm 2007, đó cũng là xu hướng chung trong nền kinh tế hiện nay

Trong năm 2007 , sở tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Đối tượng xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng

2006) đến toàn bộ khách hàng doanh nghiệp (năm 2007)chứng tỏ sở ngày càng kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng theo thông lệ quốc tế

Trong năm 2007, sở đã thực hiện thành công việc kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lí nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế là 5,05% So sánh tỉ lệ nợ xấu của năm

2007 với năm 2005(31,3%)và năm 2006 (9,6%)có thể thấy được nổ lực cũng như hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng , xử lí nợ xấu, làm sạch bảng cân đối của SGD

Bảng 5:Hoạt động cho vay của SGD 3 Phân loại dư nợ 2006(triệ u VND)

5.Nợ không thu hồi được 525 356 -47,4 2,99 1,54

Như vậy nhận thấy một điểm nổi bật là đến năm 2007 thì 69,53% danh mục dư nợ thương mại của SGD là nợ đủ tiêu chuẩn Tất cả các danh mục dư nợ từ dưới chuẩn tới không thu hồi được đều giảm mạnh, xuống mức chấp nhận được Nợ nhóm 2 đã giảm từ 38,5% năm 2006 xuống còn 25,41% năm 2007, là do sở đã kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ bằng các biện pháp thích hợp

3.1 Các hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh và mua cổ phần được xác định là một trong những trọng tâm của SGD 3 nhằm mục đích đa dạng hóa danh mục tài sản hiện có, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần mở rộng hoạt động của SGD

Trong những năm qua hoạt động đầu tư của SGD đã đi đúng định hướng, tập trung vào những nghành nghề, lĩnh vực có tiềm năng và hiệu quả cao như : năng lượng, tài nguyên khoáng sản, cơ sở hạ tầng…

Bảng 6:Cơ cấu đầu tư theo ngành nghề ( không bao gồm các liên doanh )

Tài chính ngân hàng bảo hiểm 57,92 26,55

Xây dựng , bất động sản 19,23 16,77

Bưu chính viễn thông, hàng không 2,22 20,87

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực theo từng thời kì phát triển kinh tế Sở 3 đã lựa chọn danh mục đầu tư của mình sao cho phù hợp nhất Để theo kịp với sự phát triển kinh tế Nếu như năm 2006 vốn đầu tư tư, thì cơ cấu vốn đã giảm hẳn vào năm 2007 chỉ còn 26,55% cùng với đó là sự tăng lên cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực bưu chính viễn thông, hóa chất phù hợp với những biến động kinh tế trong thời gian qua

Sở 3 đã cùng hợp tác với nhiều công ty, tổng công ty hình thành các tổ hợp đầu tư để triển khai các dự án chung Sở 3 đã tham gia chủ động và tích cực trên nhiều giác độ như : góp vốn, tài trợ và thu xếp tín dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Bảng7: Quy mô đầu tư

Tổng lãi thu đầu tư 10 14,4 36,8

Như vậy qua bảng số liệu trên nhận thấy tổng giá trị danh mục đầu tư tại 40 đơn vị năm 2007 so với năm 2006 tăng 153% Bên cạnh quy mô đầu tư, hiệu quả hoạt động đầu tư cũng có những kết quả tăng trưởng khá Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 2007 là 36,8 tỉ tăng 161%so với năm 2006 và tăng 368% so với năm 2005

3.1.2.Hoạt động đầu tư chứng khoán

Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 – ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam

ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam

I Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch 3

1 Công tác thẩm định tại Sở giao dịch 3

1.1 Mục đích và căn cứ thẩm định

Trong công tác thẩm định dự án đầu tư thì mục đích là nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo ra quyết định, cấp giấy phép đầu tư và chủ đầu tư của dự án có được sự lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất Nhằm đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả và đạt được những lợi ích kinh tế xã hội Còn đối với ngân hàng thì hoạt động thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra được những quyết định chính xác nhất Ví dụ như : oĐưa ra được những kết luận chính xác nhất về hiệu quả kinh tế về tính khả thi, về rủi ro mà dự án có thể gặp phải để từ đó ngân hàng sẽ đưa ra quyết định là có cho dự án đó được vay hay không o Ngân hàng đưa ra các ý kiến để góp ý với chủ đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả cho vay, để hạn chế thấp nhất mức rủi ro có thể gặp phải, đảm báo dự án trả nợ gốc và lãi đúng hạn oQua hoạt động thẩm định ngân hàng sẽ có đuợc căn cứ để kiểm tra xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không Tránh tình trạng vốn vay sử dụng sai mục đích sai đối tượng oCông tác thẩm định sẽ gíup cho ngân hàng tích lũy được nhiều kinh nghiệm Từ đó sẽ thẩm định những dự án sau tốt hơn oThẩm dịnh sẽ giúp cho ngân hàng có cơ sở để xác định được số tiền cho vay, mức thời gian được vay… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn hoạt động có hiệu quả nhất

Như vậy cán bộ thẩm định phải thu thập đầy đủ các thông tin về dự án, về khách hàng vay vốn, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định để công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất

1.1.2.Căn cứ thẩm định oCăn cứ vào pháp lí : Trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn cán bộ thẩm định cần phải căn cứ vào các yếu tố pháp luật Đó là các kế hoạch các chính sách mà nhà nước hoặc địa phương ban hành hoặc các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư oCăn cứ vào hồ sơ dự án: Hồ sơ dự án là một tài liệu rất quan trọng, từ đó cán bộ thẩm định có căn cứ để tiến hành thẩm định dự án.Trong một hồ sơ dự án thường có hai phần là phần thiết kế cơ sở, và phần thuyết minh dự án Trong đó phần thuyết minh dự án gồm các nội dung như sự cần thiết đầu tư dự án , nguồn vốn của dự án, các phương án trả vốn, các giải pháp về kĩ thuật, công nghệ, môi trường … đưa ra các chỉ tiêu về tài chính quan trọng, các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội Đối với phần thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung như bản vẽ và thuyết minh để cán bộ thẩm định có thể dựa vào đó xác định được tổng mức vốn đầu tư oCăn cứa vào các định mức, tiêu chuẩn, quy phạm trong từng lĩnh vực cụ thể: Cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định phải căn cứ vào các quy định các tiêu chuẩn đối với từng lĩnh vực công trình cụ thể, các quy phạm về vấn đề sử dụng đất, các tiêu chuẩn về kĩ thuật, công nghệ môi trường…cụ thể cho từng ngành khi tiến hành thẩm định oCăn cứ vào thông lệ và quy ước quốc tế: Các hiệp định, các điều ước mang tính quốc tế giữa các nước hoặc giữa các tổ chức quốc tế về việc quy định các vấn đề như thủ tục xuất nhập khẩu, hàng hải, hàng không, bảo hiểm, bảo lãnh …sẽ là căn cứ để cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư

1.2.Quy trình thẩm định dự án tại SGD 3

Công tác thẩm định của SGD 3 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được thực hiện theo quy trình sau

Bước1 : Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng Đối với 2 diện khách hàng là khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu và khách hàng đã có quan hệ tín dụng thì sẽ có quá trình thẩm định khác nhau Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng từ trước thì lúc này cán bộ cần tiến hành đối chiếu thông tin, hoàn thiện thêm các nội dung còn thiếu trong hồ sơ vay vốn để có thể tiếp nhận hồ sơ của khách hàng

Còn đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu với ngân hàng thì cán bộ thẩm định lại phải làm nhiều việc hơn Phải hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đó là các thông tin về các nhân, các điều kiện để vay vốn.Tiếp đó là cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo các bước để có được một bộ hồ sơ hợp lệ

Sau khi cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ hợp lí thì cần phải tiến hành kiểm tra các bộ hồ sơ đó xem đã hợp lí hay chưa, còn thiếu nội dung nào không, nếu thiếu cần yêu cầu khách hàng bổ sung thêm để có thể tiếp tục tiến hành thẩm định

Bứớc 2: Thẩm định các điều kiện cần để vay vốn

Tại bước này cán bộ thẩm định cần xem xét tại các khía cạnh sau o Cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra kĩ hồ sơ vay vốn và mục đích mà khách hàng vay vốn, xem có hợp lí hay không o Thẩm định về khách hàng vay vốn o Xem xét phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng o Xác minh lại xem các nguồn thông tin đã chính xác chưa o Đưa ra các dự kiến của ngân hàng trong trường hợp phê duyệt khoản vay o Thẩm định tài sản mà khách hàng dùng để đảm bảo tiền vay

Bước 3:Xác định phương thức và cách thức vay vốn

Tùy vào đặc điểm của khách hàng vay vốn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng luân chuyển nguồn vốn mà cán bộ thẩm định lựa chọn phương thức cho vay phù hợp Bên cạnh đó cán bộ thẩm định cần thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp vay vốn

Bước 4: Tiến hành đánh giá khả năng về nguồn vốn, điều kiện thanh toán và mức lãi xuất cho vay

Tại bước này cán bộ thẩm định cần phải đánh giá về nguồn vốn nhằm mục đích cân đối lại nguồn vốn đối với những khoản vay có quy mô lớn, còn đối với những khoản vay thanh toán bằng tiền ngoại tệ cần phải đưa ra đựoc mức ước tính khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ.Cán bộ thẩm định cũng cần phải xem xét cân nhắc một cách hợp lí để đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ thì cán bộ thẩm định cần phải kết hợp với phòng thanh toán xuất nhập khẩu để xác định được hình thức thanh toán hợp lí

Bước 5: Lập tờ trình thẩm định

Tại bước này cán bộ thâm định sẽ trình cấp có thẩm quyền về tờ trình Tùy theo từng dự án mà cán bộ sẽ lựa chọn những nội dung chính và quan trọng để có thể thể hiện rõ hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng trong tờ trình

Bước 6:Tiến hành tái thẩm định khoản vay

Trong buớc này giám đốc sở sẽ cử một vài cán bộ thẩm định khác chưa tham gia thẩm định lần một sẽ tiến hành tái thẩm định Cán bộ tái thẩm định sẽ thực hiện kiểm tra lại hồ sơ vay vốn của khách hàng sau đó sẽ lập tờ trình nêu ý kiến của mình về quyết định cho vay để trình lên cấp trên Tuy nhiên mọi vấn đề phát sinh trong quá trình tái thẩm định, dẫn đến việc đưa ra các quyết định khác nhau ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định cuối cùng là có cho vay hay không đều phải trình lên giám đốc sở hoặc những người ủy quyền

Theo quy định của sở thì thời gian để thực hiện khâu tái thẩm định là trong khoảng năm ngày đối với những dự án trung và dài hạn và không quá

3 ngày đối với dự án vay ngắn hạn và không được tính vào thời gian thẩm định lần đầu

Bước 7: Tiến hành trình duyệt khoản vay

Khi tiến hành trình duyệt khoản vay sẽ có các trường hợp xảy ra như

Trường hợp 1:Khi không quy định khoản vay cần thông qua hội đồng thẩm định cơ sở

Cán bộ thẩm định lúc này sau khi đã làm việc nghiêm túc, hoàn thành hết các khoản thẩm định và chịu trách nhiệm về độ chính xác và hợp pháp thì sẽ tiến hành trình cho cán bộ cấp trên tờ trình thẩm định và tái thẩm định cũng như toàn bộ hồ sơ về khách hàng vay vốn Lúc này cán bộ thẩm định cần nêu rõ ý kiến của mình về khoản vay, và nêu ra ý kiến có cho vay hay không sau khi đã tiến hành thẩm định theo quy định của SGD 3

Sau khi nhận đựoc những giấy tờ do cán bộ thẩm định gửi, thì cán bộ cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các nội dung trên theo quy định trên, rồi nghi rõ ý kiến của mình là có quyết dịnh cho vay hay không trên tờ trình thẩm định Trong đó cán bộ thẩm định sẽ tập trung đưa ý kiến về tính hợp lệ, khả năng đáp ứng yêu cầu đặt ra của sở đối với khoản vay, nêu rõ ý kiến là có cho dự án vay vốn nữa hay không Bứơc tiếp theo là sẽ trình lên giám đốc sở phê duyệt lại toàn bộ hồ sơ lần cuối và cam kết chịu trách nhiệm về hiệu quả cũng như tính trung thực của công việc

Bước cuối là giám đốc sở sẽ dựa vào những hồ sơ trên để tiến hành phê duyệt khoản vay Giám đốc sở sẽ đựoc quyền quyết định cho vay và chi khoản vay trong thẩm quyền nếu như toàn bộ hồ sơ khách hàng là hợp lệ và có đầy đủ,hợp pháp Nếu từ chối không cho dự án vay thì giám đốc sở phải nêu rõ lí do trong tờ trình thẩm định, và chuyển đến phòng quản lí rủi ro để tiến hành thông báo lại cho khách hàng

Ngày đăng: 08/08/2023, 09:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 6:Cơ cấu đầu tư theo ngành nghề ( không bao gồm các liên doanh) - Thẩm định dự án tại sở giao dịch 3 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Cơ cấu đầu tư theo ngành nghề ( không bao gồm các liên doanh) (Trang 15)
Bảng 10: Sản lượng vận tải đừơng biển các năm qua của tổng công ty hàng hải Việt Nam - Thẩm định dự án tại sở giao dịch 3 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 10 Sản lượng vận tải đừơng biển các năm qua của tổng công ty hàng hải Việt Nam (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w