MỤC LỤC
Hoạt động tín dụng của SGD 3 trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực .Các chỉ tiêu về chất lượng, cơ cấu tín dụng đều đạt được kết quả tốt hơn so với các năm trước. Với định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ, trong những năm qua danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ của SGD đã liên tục được bổ sung .Một số nghành đựơc SGD ưu tiên tập trung như điện, xi măng, bất động sản, chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến thủy hải sản xuất khẩu đều tăng trưởng dư nợ về tỉ trọng và về số tuyệt đối. Song song với việc chuyển đổi tích cực các tỉ lệ trong cơ cấu tín dụng, SGD cũng đã tập trung xây dựng, phát triển nền khách hàng bền. khách hàng này đang tập trung đầu tư vào những nghành, lĩnh vực then chốt có vai trò quan trọng phát triển kinh tế đất nước như điện lực, xi măng, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng …Với định hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong thời gian qua SGD cũng đã thiết lập và tạo mối quan hệ với các công ty, và tập đoàn kinh tế tư nhân như :Tập đoàn Vĩnh Phúc, tập đoàn Khải Vi…. Về quan hệ khách hàng của SGD đang tiến triển theo xu hướng hợp tác toàn diện từ quan hệ tín dụng kết hợp với hoạt động đầu tư, góp vốn, quan hệ cổ đông chiến lược …Đây là một xu hướng quan hệ sẽ phát triển trong những năm tới, tạo sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng. Bảng 3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng. Nếu năm 2006 cho vay nhiều nhất là các doanh nghiệp nhà nước chiếm 49,3% thì đến năm 2007 cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn nhất 44,0%.Đặc biệt từ quý 4 năm 2007 sở 3 cũng như BIDV đã triển khai thành công chương trình tín dụng tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu nhằm thu hút khách hàng và gia tăng thị phần tín dụng trong lĩnh vực này .Bên cạnh việc tích cực triển khai công tác tín dụng, các biện pháp quản lí chất lượng tín dụng cũng được sở 3 quan tâm. Sở đã thực hiện nhiều biện pháp để thực hiên phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát nợ xấu đảm bảo việc phân loại nợ một cách chính xác theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Diễn biến tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ngày càng giảm thấp và ổn định cho thấy chất lượng tín dụng đựoc nâng lên, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng chủ động chính xác và an toàn. Cơ cấu khách hàng đã được chuyển dịch cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỉ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỉ trọng cho vay trung và dài hạn. Cho vay theo ngành nghề cũng dần đẩy mạnh sang các lĩnh vực sinh lợi cao, hạn chế cho vay trong lĩnh vực nhiều rủi ro như nghành xây dựng, cơ sở hạ tầng .Cho vay xây dựng mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong trong tổng dư nợ song đã giảm mạnh trong những năm qua, thể hiện từ năm 2005 chiếm 36,5% đến năm 2007 còn 23,6% thay vào đó là cho vay trong các nghành nghề nhiều tiềm năng như ngân hàng- tài chính –bảo hiểm, hóa chất, bưu chính viễn thông, hàng không, năng lượng, tài nguyên, khoáng sản. Bảng 4:Tỉ trọng cho vay theo nghành nghề. Như vậy nhận thấy trong những năm qua vốn cho vay ngành xây dựng đang có xu hướng giảm, xong vẫn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn vay. Khối ngành thương mại dịch vụ đang có xu hướng tăng từ 15,8%. Trong năm 2007 , sở tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối tượng xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng. 2006) đến toàn bộ khách hàng doanh nghiệp (năm 2007)chứng tỏ sở ngày càng kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng theo thông lệ quốc tế. Trong năm 2007, sở đã thực hiện thành công việc kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lí nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế là 5,05%.
Bảo lãnh là một dịch vụ truyền thống và thế mạnh không những của SGD 3 mà của toàn hệ thống ngân hàng BIDV do khả năng tài chính và uy tín trong hoạt động tài trợ vốn cho các dự án lớn, đồng thời do cơ cấu khách hàng của sở 3 thường là những tổng công ty, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng. Còn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ : là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh, sở 3 hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp trong việc tìm ra phương phán phòng ngừa rủi ro tỉ giá, rủi ro lãi suất một cách hiệu quả nhất.
Với thế mạnh về công nghệ, sở 3 đã tiếp tục đấy mạnh hoạt động thanh toán và tài trợ thương maị, coi đây là một trong những dịch vụ then chốt của ngân hàng .Năm 2007 doanh số chuyển tiền thanh toán trong nước và doanh số chuyển tiền quốc tế đều tăng so với năm 2006, hoạt động tài trợ thương mại cũng có những bước phát triển tích cực với việc kí kết các thỏa thuận hợp tác, triển khai nhiều giao dịch tài trợ thương mại với các ngân hàng đại lí, cùng với việc chú trọng cung cấp các dịch vụ dành cho khối định chế tài chính. Thể hiện cơ cấu chi phí trong hoạt động của ngân hàng là thấp hơn so với các ngân hàng khác.Mặc dù các chỉ số này tăng qua các năm, song tốc độ tăng đó không lớn.Khi so sánh chi phí hoạt động của ngân hàng với thu nhập hoạt động , tỉ số này cũng cho thấymức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn ở mức tốt và tốt hơn nhiều mức tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng ( 55% - 60%).Ngân hàng dù phải tăng chi phí để nâng cao năng lực, bảo vệ thị phần trước những ngân hàng mới thì thu nhập hoạt động đã hoàn toàn bù đắp được khoản chi tăng lên này.
Trong khâu thẩm định sở còn nhiều thiếu sót trong phuơng pháp và nội dung thẩm định .Sự thiếu sót ở đây là do ngân hàng đã bỏ qua nhiều phưong pháp và chỉ tiêu đánh giá hiện đại, hiệu quả.Trong số những chỉ tiêu mà ngân hàng thường dùng lại không có những tiêu chuẩn để làm căn cứ đánh giá .Việc tính toán đầy đủ và phối hợp nhiều chỉ tiêu để đánh giá toàn diện dự án đầu tư là rất quan trọng .Sự thiếu sót là do sở đã tính toán và dự đoán sai về các khỏan dòng tiền, chưa tính tóan đựoc các chỉ tiêu trên môi trường động. Đội ngũ cán bộ thẩm dịnh chưa đáp ứng đựoc yêu cầu công việc.Nguyên nhân là do cán bộ thẩm định trong phòng thừơng là những ngừơi trẻ còn ít kinh nghiệm trong công việc.Trong khi đó một dự án đầu tư cần liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực và điều đó đòi hỏi cán bộ thẩm định cần phải phải có kiến thức và khả năng phân tích độc lập đối với nhiều vấn đề .Trên thực tế tại sở các cán bộ chưa thẩm định đựoc khía cạnh kĩ thuật của dự án mà chỉ có thể phân tích theo những thông số mà chủ đầu tư thể hiện trong luận chứng kinh tế kĩ thuật.
Cán bộ thẩm dịnh cần phải chú ý đến mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là đối với những kháng hàng có mối quan hệ lâu năm, thì công tác thẩm định lại càng phải chú trọng, không đựơc chủ quan thẩm định sơ sài, bởi nếu khi dự án gặp rủi ro thì sở không chỉ mất đi mối quan hệ lâu năm với khách hàng mà cả khoản tiền cho vay nữa.Nói tóm lại cán bộ thẩm định cần phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thẩm định, trước hết là phải đánh giá được tính hiệu quả và độ khả thi của dự án là cơ sở để cấp lãnh đạo đưa ra quyết định cho vay hay không chứ không đơn thuần chỉ là những thủ tục cần phải hoàn tất thông thường. Đối với lĩnh vực thẩm định thì nguồn thông tin đóng một vai trò quan trọng .Nếu không có nguồn thông tin thì hoạt động thẩm định không thể thực hiện được.Do vậy trong thẩm định nói chung và thẩm định dự án nói riêng thì thông tin càng phong phú và đảm bảo độ chính xác cao càng có tầm ảnh hưởng lớn và quyết định đến chất lựong của cả quá trình thẩm định dự án.Do vậy sở giao dịch cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề thông tin, để việc xử lí thông tin càng nhanh chóng và có hiệu quả hơn.Để đựoc như thế sở cần phải trang bị một hệ thống các thiết bị kĩ thuật cũng như công nghệ thông tin sẽ làm tăng khả năng lưu trữ nguồn thông tin, giúp cho quá trình thẩm định đựoc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.