TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢITẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Môi Trường Tây Đô
1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty được thành lập theo Giấy chức nhận kinh doanh số 0103008724 ngày 02/11/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
1.1 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ
Tên giao dịch:TAY DO ENVIRONMENT CORPORATION
1.2 Địa chỉ trụ sở chính:Số 02, tổ 45, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Điện thoại: 3.7534.610/3.7580.106 Fax: 3.7582.421
1 Thu gom , vận chuyển và xử lý các chất thải bao gồm : chất thải sinh hoạt đô thị, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng
2 Dịch vụ vệ sinh làm sạch, đẹp, nhà cửa, cồng trình công cộng, cải tạo môi trường sinh thái;
3 Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa từ nguồn phế thải tái chế, tái sử dụng phế thải;
4 Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;
5 Đào tạo nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường;
6 Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa;
7 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống (Không bao gồm Karaoke, Vũ trường, Bar);
8 Dịch vụ cho thuê kho bãi;
9 Kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng;
10 Đại lý mua, bán và ký gửi hàng hóa;
11 Sản xuất, gia công, tái chế, mua bán kim loại (sắt, thép, phôi thép, đồng, thiếc, chì, crôm), nhựa và các sản phẩm từ nhựa;
12 Xuất nhập khẩu các sản phẩm Công ty kinh doanh. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.4 Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng (Chín tỷ đồng)
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
- Số cổ phần đã đăng ký mua: 90.000 cổ phần
1.5 Danh sách cổ đông sáng lập:
1 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi Trường Đô Thị , 18 Cao Bá Quát : 7.900.000.000 đồng
2 Ông Nguyễn Phúc Thành , 36 Hàng Cân , Hà Nội : 1.000.000.000 đồng
3 Ông Lê Đức Bảo , 22A Đội Cấn , Hà Nội : 100.000.000 đồng
Công ty tiền thân là Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 5 thuộc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội, nay là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị - đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động môi trường.
Năm 1997, Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 5 được thành lập, hoạt động của Xí nghiệp chủ yếu là duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn Quận Tây
Hồ Số lượng cán bộ nhân viên trong Xí nghiệp lúc đó chỉ 211 người với 196 công nhân trực tiếp sản xuất và 15 cán bộ nhân viên gián tiếp, phụ trợ.
Sau hơn 8 năm hoạt động, thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động xã hội của Đảng và Nhà nước; thực hiện Nghị quyết số 08/2000/NQ-HĐ ngày27/7/2000 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc “ Thí điểm thực hiện xã hội hóa công tác thu gom và một phần vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành Phố Hà Nội”, tháng 11 năm 2005 Xí nghiệp Môi trường Đô thị số
5 thực hiện cổ phần hóa chuyển đổi mô hình doanh nghiệp phù hợp với chủ trương và mục tiêu xã hội hóa, đổi tên thành Công ty Cổ phần Môi trường Tây Đô Tính đến tháng 5 năm 2010, Công ty Cổ phần Môi trường Tây Đô có
323 cán bộ công nhân viên, trong đó 282 công nhân trực tiếp sản xuất và 40 cán bộ nhân viên gián tiếp, phụ trợ.
2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Môi trường Tây Đô
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT PHÒNG KỸ THUẬT VẬT TƯ ĐỘI XE ĐỘI VẬN CHUYỂN ĐẤT THẢI, CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỘI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG QUẬN TÂY HỒ ĐỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG QUẬN CẦU GIẤY ĐỘI XE QUÉT HÚT, RỬA ĐƯỜNG ĐỘI XE VẬN CHUYỂN RÁC TỔ SỬA CHỮA
BAN GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người đứng đầu Công ty, có quyền quyết định cao nhất trong Công ty, định hướng đường lối phát triển của Công ty.
Ban Giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
- Giám đốc: là người đại diện pháp luật của Công ty, điều hành chung mọi hoạt động của Công ty.
- 01 Phó Giám đốc: là người phụ trách, chịu trách nhiệm công tác điều hành sản xuất trên địa bàn Quận Cầu Giấy và hoạt động của Phòng Kinh doanh.
- 01 Phó Giám đốc: là người phụ trách, chịu trách nhiệm công tác điều hành sản xuất trên địa bàn Quận Tây Hồ và hoạt động của Phòng Tổ chức Hành chính.
Phòng Tài chính – Kế toán:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tài chính kế toán.
- Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo niên độ phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nghiên cứu, tham mưu, kiểm tra đề xuất những vấn đề thuộc chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến: Công tác tài chính – kế toán nhằm thực hiện đúng pháp lệnh kế toán của Nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty.
- Hướng dẫn, đôn đốc thu thập đầy đủ, kịp thời các chứng từ kế toán, thống kê trong Công ty.
- Tổ chức triển khai công tác thanh quyết toán với các cơ quan quản lý tài chính cấp trên và thanh quyết toán nội bộ trong Công ty.
- Chủ trì, tham mưu, triển khai công tác xây dựng đơn giá sản phẩm với các cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời xây dựng đơn giá sản phẩm nội bộ Công ty Kiểm tra, đề xuất các vấn đề có liên quan đến giá, kể cả đơn giá hợp đồng…phù hợp với đặt điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
- Hoàn thiện hệ thống tài khoản và bảo quản các hồ sơ tài liệu về tài chính, kế toán, thống kê theo quy định của Công ty
- Tham mưu về công tác tổ chức quản lý và sắp xếp, bổ nhiệm, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kế toán, thống kê trong Công ty.
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, bổ sung các chế độ, các quy chế quản lý và chính sách mới về công tác tài chính, kế toán, thống kê với Giám đốc Công ty và hướng dẫn thực hiện trong nội bộ.
- Trực tiếp phụ trách toàn bộ về công tác thu phí vệ sinh trên địa bàn Công ty duy trì vệ sinh môi trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Giám đốc Công ty giao.
- Được phép tham mưu, đề xuất duyệt và không duyệt về công tác hạch toán, quyết toán, các chứng từ thu, chi đối với các đơn vị và cá nhân trong toàn Công ty.
- Được phép đôn đốc, thu thập các báo cáo của các phòng ban trong Công ty để tổng hợp báo cáo Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán.
- Được tổ chức sinh hoạt định kỳ các cán bộ, chuyên viên, nhân viên kế toán, thống kê để phổ biến, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên ngành.
- Đề xuất, kiến nghị về tổ chức định biên nhân sự của phòng Tài chính –
Kế toán để đảm bảo có đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kinh doanh dịch vụ đa ngành đa nghề của Công ty.
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI VÀ DỰ BÁO TRONG TƯƠNG LAI
Tìm hiểu chung về rác thải tại thủ đô Hà Nội
1.1 Nguồn phát sinh rác thải
Các số liệu thống kê cho thấy nguồn thải ở Hà Nội rất đa dạng và số lượng chất thải không ngừng tăng lên theo tốc độ phát triển công nghiệp cũng như mức độ tăng dân số Theo thống kê ở Hà Nội có khoảng 178 nguồn thải chính, nguồn thải công nghiệp chiếm 82,5%, mật độ nguồn thải ở Hà Nội là 0,195 nguồn/km 2 , gấp mức trung bình toàn quốc 20 lần Các nguồn chất thải chủ yếu là: chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện và chất thải sinh hoạt đô thị [1]
*Nguồn chất thải công nghiệp:
Trong số 318 xí nghiệp, nhà máy quy mô vừa và lớn thì có 147 cơ sở có chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường Tuy mật độ công nghiệp ở Hà Nội chưa cao nhưng đã hình thành một số cụm công nghiệp và tạo nên những khu vực ô nhiễm cục bộ khá nguy hiểm Mặt khác, các cơ sở sản xuất nhỏ (đặc biệt là những làng nghề) ở Hà Nội với các ngành nghề như: luyện thiếc, luyện kim loại từ các linh kiện điện tử và các chế phẩm khác, nhuộm, in tráng ảnh đang rất phát triển và thải ra môi trường nhiều loại chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, đặc biệt là những cơ sở này quy mô nhỏ và hoạt động ngay trong khu dân cư có mật độ cao.
* Nguồn chất thải bệnh viện
Hiện nay , các cơ sở y tế của Hà Nội có 91 bệnh viện và 232 trạm y tế với 8.983 giường bệnh Đây là nguồn tạo chất thải nguy hại đặc biệt nguy hiểm và vấn đề xửa lý đang được xã hội quan tâm
* Nguồn chất thải sinh hoạt hiện nay , ở Hà Nội lượng chất thải sinh họa phát sinh khoảng 3.490 m 3 / ngày Số lượng chất thải này được tiến hành thu gom như sau
- Vận chuyển thẳng tới bãi chon lấp : 78%
- Người nhặt rác ( đồng nát ) thu gom để tái chế , tái sử dụng : khoảng 16 %
- Chế biến thành phân hữu cơ : 1,6 %
- Còn lại 4,4 % ở khu ngõ , xóm , đường hẹp tổ chức thu gom và vận chuyển đến bãi chon lấp
* Nguồn chất thải nông nghiệp
Ngoài các nguồn thải trên thì còn sự ô nhiễm do phân tươi và hóa chất bảo vệ thực vật do các hộ nông dân ngọai thành Hà Nội ( chủ yếu là trồng rau , hoa màu ) Theo thống kê chưa đầy đủ , tại khu chuyên canh rau ở Thanh Trì năm 1994 đã sử dụng khoảng 26 tấn phân tươi / ha Lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật cũng là một nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm của thành phố trông điều kiêhn ngày càng mở rộng
1.2 Hiện trạng và đặc điểm rác thải của Hà Nội:
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày; ngoài ra chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế cũng là “vấn đề rất lớn” với tổng khối lượng khoảng 1.800 tấn/ngày Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại: 57%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 20,3% và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 7,1%.
Riêng chất thải công nghiệp chiếm 15,2% (trong đó bao gồm luôn cả chất thải nguy hại) và hàng năm tăng thêm từ 3-5% Nguồn phát thải loại này tập trung vào một vài ngành như: chế biến thực phẩm, hóa chất và cơ khí.Riêng 3 ngành này đã chiếm gần phân nửa tổng lượng chất thải công nghiệp của thành phố. Đối với nguồn thải từ các bệnh viện, hiện cả thành phố có 91 bệnh viện và trung tâm y tế cấp quận, huyện; ngoài ra còn 232 trạm y tế xã và cơ sở y tế nhỏ Tổng lượng rác y tế xấp xỉ khoảng 20 tấn/ngày; tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trong đó chiếm tỷ lệ tương đối cao, chừng 5 tấn/ngày.
Hiện tại, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị (URENCO) chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển phần lớn lượng chất thải sinh hoạt của thành phố Ngoài ra, còn có 4 Xí nghiệp Môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom tại khu vực các huyện ngoại thành và các đơn vị tham gia thu gom vận chuyển theo hình thức xã hội hóa như: Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long; Công ty Cổ phần Môi trường Tây Đô; Công ty
Cổ phần Xanh; Hợp tác xã Thành Công…
Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%.
Hàng loạt các hạn chế trong thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được chỉ ra: Mất vệ sinh cục bộ bởi phương thức thu gom hiện nay hầu hết là gián tiếp, thông qua các xe đẩy tay từ các khu vực dân cư, tập kết về một điểm tự phát rồi chuyển lên ô tô chuyên dụng tại các ngã tư, góc đường… Việc rác thải chưa được phân loại tại nguồn cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển, xử lý.
Năng lực của các đơn vị môi trường về thiết bị, phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng…chưa theo kịp các yêu cầu thực tế Đối với khu vực ngoại thành thì lại có đặc điểm diện tích rộng, dân cư không tập trung, thành phần rác thải “phong phú hơn” do hoạt động nông nghiệp: các loại bao bì phân bón, vỏ hộp thuốc trừ sâu…khó thu gom do ý thức người dân chưa cao và hệ thống vận chuyển bị hạn chế cả về nhân lực lẫn phương tiện. Trước đây, Hà Nội đã thực hiện theo thông tư 12 từ Bộ Tài Nguyên Môi trường, chủ trương thắt chặt dần công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn từ chủ nguồn thải cho đến các đơn vị hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý vẫn chưa cho thấy hiệu quả, không kiểm soát hết các vấn đề về chất thải liên quan.
Chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp chịu đứng ra đăng ký là chủ nguồn của chất thải nguy hại, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn Do chi phí xử lý chất thải nguy hại là tương đối cao (khoảng 6 triệu đồng/tấn), nên một số doanh nghiệp tìm đến các cơ sở nhỏ, không đủ năng lực xử lý nhưng chi phí rẻ hơn để vận chuyển rác ra khỏi cơ sở mình Vì thế, chất thải nguy hại không được kiểm soát tận nơi xử lý cuối cùng; thậm chí chúng còn bị tái chế tự phát gây ảnh hưởng tới môi trường như tái chế nhựa, tái chưng cất dầu thải. Đối với chất thải y tế, các bệnh viện và các trung tâm y tế chưa tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn chuyên ngành, dẫn đến chất thải y tế nguy hại (có khả năng lây nhiễm) không được quản lý chặt, thậm chí còn bị bán trôi nổi trên thị trường.
Ngay cả công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế chất thải rắn hiện cũng còn rất nhiều hạn chế- chủ yếu dựa vào việc chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (chất thải ở đây hầu như không được phân loại) Còn riêng nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn, mới chỉ đạt sản lượng khoảng 50.000 tấn/năm, nghĩa là chỉ có khoảng 5% lượng rác thải sinh hoạt được tái chế thành phân vi sinh.
1.3 Thành phần, đặc tính và khối lượng chất thải trong những năm gần đây và dự báo cho những năm tới
Thành phần rác thải đô thị rất đa dạng và tùy thuộc vào độ phát triển kinh tế , văn hóa và tập quán sinh hoạt của người dân đô thị Việc phân tích chính xác và khoa học thành phần chất thải sẽ giúp người quản lý chọn ra được công nghệ thu gom , vận chuyển và xử lý chất thải một cách hợp lý , tiết kiệm và có hiệu quả Dưới đây là kết quả của thành phần chất thải đô thị và chất thải sinh họat tổng kết từ những năm qua và dự báo những năm sắp tới
Bảng 3 : Thành phần chất thải sinh hoạt trong những năm gần đây và những dự báo
T Thành phần chất thải rắn ĐVT 1997 1998 2000 200
3 Chất dẻo,cao su, đồ da % 5,79 7,47 0,71 8,9 6,4 7,8
8 Kim loại , vỏ đồ hộp % 0,6 0,38 1,02 1,4 3,0 3,7
Nguồn : Báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải rắn đô thị Hà Nội – Tài liệu JICA
Phần nguyên liệu mà toàn bộ hay một phần có thể được thu gom chiếm khoảng 20% nếu như tính đến giấu , thủy tinh , kim loại , nhựa và là 25% nếu như tính cả gỗ
Bảng 4 : Khối lượng chất thải đô thị thành phố Hà Nội và những dự báo ĐVT : m 3 / năm
Khối lượng chất thải sinh hoạt
Khối lượng chất thải đường phố
Tổng khối lượng chất thải (sh+đp)
Khối lượng chất thải công nghiệp
Khối lượng chất thải Bệnh
Khối lượng phân bùn bể phốt
Khối lượng chất thải xây dựng
Tổng Cộng m 3 /năm tấn / năm
Nguồn : Báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải rắn đô thị Thành phố Hà
Tỷ trọng trung bình : 0,3 tấn / m 3
QUÁ TRINH THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ
1 Khái quát về năng lực thu gom và vận chuyển chẩ thải công nghiệp của công ty
1.1 Phương tiện, thiết bị chuyên dùng vận chuyển chất thải công nghiệp của Công ty:
1.1.1.Thu gom và vận chuyển chất thải bằng thừng rời :01xe Hino
- Công suất,tải trọng,quy mô,kích thước :
- Công suất lớn nhất/tốc độ quay :155.0 kw/2900(v/ph)
- Trọng lượng toàn bộ :15000 kg
- Tải trọng thiết kế :7105 kg
- Thiết kế,cấu tạo và tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý
- Chiều dài cơ sở :4280 mm
- Vết bánh trước/sau : 1920/1830 mm
- Hệ thống lái : có trợ lực
- Phanh chính : thủy lực trợ lực khi nén
- Phanh đỗ : cơ khí tác động trên hệ truyền lực
- Trục 1 :số lượng2,cỡ lốp 10.00-20
- Trục 2 : Số lượng 4 , cỡ lốp 10.00-20
- Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý : Các chất thải rắn, đồng nhất như bùn thải ,giẻ lau,bột mài…chứa trong các bao bì chuyên dụng.Các chất thải lỏng chứa trong các thùng phi chuyên dụng kín như dầu thải,dung môi,dung dịch tẩy rửa,hóa chất ….
Xe đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam - Bộ Giao thông Vận Tải cấp Sổ Chứng nhận Kiểm định an tòan Kỹ thuật và Bảo vệ Môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Các xe thuộc nhóm này được thiết kế :
- Đảm bảo bền vững cơ học khi vận hành
- Thùng container rời để vận chuyển thuận tiện các chất thải,tiết kiệm được thời gian bốc xếp.Thùng contaniner được chế tạo bằng thép CT3 chịu lực và xung quanh thùng có bố trí thêm các gân chịu lực hỗ trợ cho việc cẩu các thùng lên,xuống.
- Thùng xe được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác với chất thải nguy hại(bằng thép và sơn chống ăn mòn ơhủ bên ngòai xe và thùng contanier)
- Thiết bị báo động và các phương tiện xử lý sự cố khi vận hành như còi báo hoặc đèn báo khi động cơ gặp sự cố,hoặc đèn báo khi cửa xe đóng không chặt :
- Ngoài ra,trên xe còn có các bộ phận
- Bao bì,giẻ thấm chất lỏng
- Lái xe được trang bị điện thoại di động để liên lạc khi cần thiết.
- Ngoài ra trong từng đợt vận chuyển,trên xe luôn có một số hóa chất trung hòa(tùy tính chất hóa học của CTNH trong đợt vận chuyển)
- Thiết bị bảo hộ kèm theo : găng tay,ủng,mũ,kính,quần áo bảo hộ lao động.
1.1.2.Thu gom và vận chuyển chất thải bằng xe thùng kín có mui :02xe Hyundai a.Xe Hyundai 29S-0248 : Xe được thiết kế thùng kín để vận chuyển chất thải
- Công suất,tải trọng,quy mô,kích thước :
- Công suất lớn nhất/tốc độ quay : 74.0KW/3400v/ph
- Tải trọng thiết kế :2.000 kg
- Thiết kế,cấu tạo và tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý :
- Thiết kế : Chiều dài cơ sở :3350 mm
- Cấu tạo : o Công thức bánh xe : 4x2 o vết bánh trước/sau : 1630/1435 mm o Kiểu động cơ : D4AF-D4I4 o Thể tích động cơ : 3.568 cm 3 o Hệ thống lái : có trợ lực o Phanh chính : thủy lực trợ lực chân không o Phanh đỗ : cơ khí tác động trên hệ truyền lực o Lốp sử dụng : o Trục 1 : Số lượng 2,cỡ lốp 7.00-16 o Trục 2 : Số lượng 4,cỡ lốp 7.00-16 o Lọai nhiên liệu : Diezel
- Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý :Các chất thải rắn,đồng nhất như bùn thải,giẻ lau,bột mài… chứa trong các bao bì chuyên dụng.
- Bao bì,giẻ thấm chất lỏng
- Lái xe được trang bị điện thoại di động để liên lạc khi cần thiết.
- Ngoài ra trong từng đợt vận chuyển,trên xe luôn có một số hóa chất trung hòa(tùy tính chất hóa học của CTNH trong đợt vận chuyển)
- Thiết bị bảo hộ kèm theo : găng tay,ủng,mũ,kính,quần áo bảo hộ lao động.
- Trên xe và thùng xe có gắn biển báo chất thải nguy hại theo TCVN
Các xe thuộc nhóm này được thiết kế đảm bảo bền vững cơ học khi vận hàng
- Kín,không gây phát tán,thất thóat chất thải nguy hại vào môi trường.
- Thùng xe được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác với chất thải nguy hại( Vật liệu chế tạo bằng tôn và được phủ bạt kín bên ngoài) Đặc biệt thùng xe đựơc thiết kế có nắp đậy bằng thép đảm bảo độ kín
- Xe đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải cấp sốChứng nhận Kiểm định an tòan Kỹ thuật và Bảo Vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ. b Xe Hyundai 29U-4617 :Xe được thiết kế thùng kín để vận chuyển chất thải
- Công suất,tải trọng, quy mô, kích thước…
- Công suất lớn nhất/tốc độ quay : 74.0KW/3400v/ph
- Tải trọng thiết kế :2.000 kg
- Thiết kế,cấu tạo và tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý :
- Thiết kế : Chiều dài cơ sở :3350 mm
- Cấu tạo : o Công thức bánh xe : 4x2 o vết bánh trước/sau : 1630/1435 mm o Kiểu động cơ : D4AF-D4I4 o Thể tích động cơ : 3.568 cm 3 o Hệ thống lái : có trợ lực o Phanh chính : thủy lực trợ lực chân không o Phanh đỗ : cơ khí tác động trên hệ truyền lực o Lốp sử dụng : o Trục 1 : Số lượng 2,cỡ lốp 7.00-16 o Trục 2 : Số lượng 4,cỡ lốp 7.00-16 o Lọai nhiên liệu : Diezel
- Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý :Các chất thải rắn,đồng nhất như bùn thải,giẻ lau,bột mài… chứa trong các bao bì chuyên dụng.
- Bao bì,giẻ thấm chất lỏng
- Ngoài ra trong từng đợt vận chuyển,trên xe luôn có một số hóa chất trung hòa(tùy tính chất hóa học của CTNH trong đợt vận chuyển)
- Thiết bị bảo hộ kèm theo : găng tay,ủng,mũ,kính,quần áo bảo hộ lao động.
- Trên xe và thùng xe có gắn biển báo chất thải nguy hại theo TCVN
Các xe thuộc nhóm này được thiết kế đảm bảo bền vững cơ học khi vận hàng
- Kín,không gây phát tán,thất thóat chất thải nguy hại vào môi trường.
- Thùng xe được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác với chất thải nguy hại( Vật liệu chế tạo bằng tôn và được phủ bạt kín bên ngoài) Đặc biệt thùng xe đựơc thiết kế có nắp đậy bằng thép đảm bảo độ kín
- Xe đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải cấp số Chứng nhận Kiểm định an tòan Kỹ thuật và Bảo Vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ.
1.1.3.Bao bì chuyên dụng chứa chất thải :5.000 cái
Chức năng : thu gon và lưu giữ các CTNH ở dạng thô , đồng nhất hoặc nhão bùn thải,giẻ lau,bao bì dính hóa chất,bột mài,bóng đèn…
Kích thước :Bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau,sử dụng tùy thuộc vào đặc điểm của chất thải nguy hại.
Các loại bao bì chuyên dụng đượ chế tạo từ sợi tổng hợp hoặc chất dẻo,vải bạt,có hai lớp,một số loại có quai dễ vận chuyển,cẩu lên xuống,tháo rời.
1.1.4.Hồ sơ kỹ thuật của thùng phi sắt và thùng phi nhựa 200 lít a.Thùng phi sắt 200 lít :
- Chức năng : thu gon và lưu giữ các CTNH
- Quy mô,kích thước :200 lít,đường kính =0,5m ; cao H= 1m
- Vật liệu kết cấu: bằng thép, có nắp đậy kín và có sơn chống rỉ.
- Sử dụng thùng phi sắt 200 lít (loại nắp mở) để chứa đựng chất thải nguy hại,sau khi được đóng đầy phải được đậy nắp(có gioăng cao su ) và được khóa-cài nắp kỹ càng đảm bảo không rò rỉ ra môi trường.