Vai trò của tín dụng xuất khẩu,trợ cấp,bán phá giá hàng hoá đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu
Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của neàn kinh teáá
Hoạt động xuất khẩu có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế thể hiện ở những mặt sau:
1- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước : Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam để có thể trở thành một quốc gia phát triển vững mạnh, con đường duy nhất là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến Có thể có rất nhiều nguồn vốn tài trợ cho quá trình công nghiệp hoá như nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, nhưng những nguồn vốn này không lâu bền, và phải hoàn trả cho bên cho vay, chỉ có nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu là quan trọng nhất, phản ánh nội lực quốc gia đó Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu Trong khoảng 10 năm trở lại đây xuất khẩu đã đáp ứng được khoảng 80-85% nhập khẩu và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai Theo dự báo, xuất khẩu sẽ là nguồn vốn duy nhất cho việc nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 TôÛng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong 10 năm đó sẽ cung cấp 368,062 tỷ USD cho nhập khẩu 348,267 tỷ USD và còn dư ra 19,795 tỷ USD để trang trải nợ nần và các khoản chi khác.
2-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển:
Quá trình toàn cầu hoá đang ngày đêm diễn ra và lôi kéo các nước vào làn sóng của mình Để phù hợp với xu thế của kinh tế thế giới và để đáp ứng được nhu cầu to lớn của thị trường thế giới thì hoạt động tổ chức sản xuất phải hướng vào xuất khẩu Điều này tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện qua những mặt sau:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có thể phát triển thuận lợi Ví dụ, sự phát triển của xuất khẩu thuỷ sản kéo theo sự phát triển của công nghiệp khai thác, chế biến, bảo quản cho quá trình xuất khẩu này.
+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định Thực vậy nhờ xuất khẩu mà thị trường tiêu thụ mở rộng, nếu trước đây chỉ bó hẹp trong thị trường nội địa, hay mấy nước xã hội chủ nghĩa thì hiện nay thị trường cho các mặt hàng của Việt Nam đã có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới như thị trường EU, Mỹ, Canađa, Nhật
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua xuất khẩu mà những hàng hoá tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượng và giá cả buộc phải được tổ chức sản xuất và quản lý cho phù hợp, thích ứng với thị trường Việc này sẽ làm cho các nhà sản xuất trong nước phải có trách nhiệm
6 hơn đối với các sản phẩm của mình, từ đó góp phần nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
3- Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu phát triển kéo theo việc sử dụng thêm nhiều nhân công phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người lao động Đặc biệt với những mặùt hàng sử dụng nhiều lao động như hàng dờùt may xuất khẩu, hàng thủ cụng mỹ nghệ, hàng chế biến đã giải quyết khá nhiều công ăn việc làm cho người lao động Điều này cho thấy vai trò quan trọng của xuất khẩu trong vấn đề viờùc làm - một vấn đề bức xúc đối với bất kỳ quốc gia nào.
4- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại :
Là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, xuất khẩu cũng có mối quan hệ tương hỗ với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác Xuất khẩu phát triển thì các quan hệ kinh tế khác cũng phải phát triển tương ứng để phục vụ cho xuất khẩu như các quan hệ tín dụng,đầu tư, vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế Ngược lại, các quan hệ kinh tế đối ngoại ấy cũng mở ra tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu Ta có thể thấy được nhờ sự ra đời của các hình thức tín dụng chứng từ mà hoạt động xuất khẩu được đảm bảo thanh toán và ngày càng được mở rộng Ta cũng có thể thấy rằng trong đầu thập niên 90 khi Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa xã hội sụp đổ, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do thị trường chủ yếu bó
Khóa luận tốt nghiệp hẹp trong phạm vi các nước xã hội chủ nghĩa Nhưng sau đó nhà nước đã thay đổi chính sách kinh tế đối ngoại
"muốn làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi "và kết quả là thị trường tiêu thụ đã không ngừng mở rộng sang các nước EU, Nhật Bản, Mỹ cũng chính hoạt động xuất khẩu đã tăng cường thêm quan hệ với các nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tóm lại, xuất khẩu có vai trò đối với sự phát triển của cả nền kinh tế Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thưc hiện công nghiệp hoá đất nước
Vai trò của tín dụng xuất khẩu, trợ cấp và bán phá giá hàng hoá đối với sự phát triển của việc đẩy mạnh xuất khẩu
1.1 Nội dung của tín dụng xuất khẩu:
Ta có thể hiểu một cách tổng quát tín dụng là việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác nhằm mục đích kinh doanh theo nguyên tắc hoàn trả, có kỳ hạn và được đền bù Nguyên tắc cơ bản của tín dụng là hoàn trả đúng hạn với giá trị hoàn trả thường lớn hơn giá trị lúc cho vay Trong cuốn Tư bản luận, K.Marx định nghĩa tín dụng là : "Đem tiền cho vay với tư cách là một việc có đặc điểm là sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động".
Ta có thể coi tín dụng xuất khẩu là hình thức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với mục đích đẩy mạnh, hỗ trợ xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngoại thuơng cũng như sự phát triển của kinh tế đất nước.
Có các hình thức tín dụng xuất khẩu chủ yếu Đó là:
- Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay Thực chất là việc bán chịu có thời hạn Đây là một hiện tượng phổ biến trong thương mại thế giới, chiếm 70% khối lượng hàng hoá
Khóa luận tốt nghiệp trên thị trường Hiện tượng này bắt nguồn từ bối cảnh thương mại thế giới khi mà hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt các nước chậm phát triển gặp khó khăn về tài chính Do đó việc nhập khẩu máy móc, thiết bị với giá trị ngày càng cao vượt quá khả năng thanh toán của nước nhập khẩu Trong khi đó, giữa các nước xuất khẩu lại diễn ra một cuộc cạnh tranh dữ dội Để thắng trong cạnh tranh buộc người xuất khẩu phải bán chịu với điều kiện tín dụng xuất khẩu có lợi cho người mua
Nguồn vốn cho vay thường lấy từ ngân sách Nhà nước Việc cho vay này thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước cho vay
-Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu: Nhà nước đảm bảo gánh vác mọi rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài Phần lớn hàng hoá trong buôn bán quốc tế được thực hiện trên cơ sở tín dụng. Tín dụng là phương tiện quan trọng đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nước ngoài Buôn bán trên cơ sở tín dụng đối với nhà xuất khẩu có thể xảy ra việc không đảm bảo thanh toán hoặc thanh toán không đúng yêu cầu về thời gian và số lượng.
Có hai loại rủi ro thường xảy ra đối với khoản tín duùng :
-Rủi ro kinh tế : khả năng tài chính của người mua không đủ để thanh toán tín dụng.
-Rủi ro chính trị : những sự kiện xảy ra ngoài khả năng tài chính khiến cho người mua không thể thanh toán được khoản tín dụng.
Bảo đảm tín dụng xuất khẩu khiến cho nhà xuất khẩu yên tâm và mở rộng xuất khẩu Ngày nay tín dụng xuất khẩu được thực hiện với thời hạn từ 5-7 năm Trong trường hợp giữa các nước có hiệp định tay đôi thời hạn có thể kéo dài đến 15-20 năm. Để cho nhà xuất khẩu quan tâm dến việc kiểm tra khả năng thanh toán của người nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền của người mua sau khi hết thời hạn tín dụng, Nhà nước không đảm bảo trả hoàn toàn khoản tín dụng mà chỉ một phần nhất định, thường khoảng 60-70% khoản tín dụng.
- Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện một hợp đồng xuất khẩu thường là rất lớn Người xuất khẩu cần có thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ dành cho người mua nước ngoài Đặc biệt, khi bán hàng theo phương pháp bán chịu thu tiền hàng xuất khẩu sau thì việc cấp tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng hết sức quan trọng Các ngân hàng thường hỗ trợ cho các chương trình xuất khẩu bằng cách cung cấp tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng.
+Tín dụng trước khi giao hàng :
Loại tín dụng ngân hàng này cần cho người xuất khẩu để đảm bảo cho các khoản chi phí:
- Sản xuất hàng xuất khẩu
- Sản xuất bao bì cho xuất khẩu
- Chi phí vận chuyển hàng ra đến cảng, sân bay, để xuaỏt khaồu
- Trả tiền cước, bảo hiểm, thuế
Ngân hàng thường cấp tín dụng theo lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại để người xuất khẩu có thể bán được giá thấp có sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài Lãi suất càng thấp thì chi phí xuất khẩu càng giảm và khả năng cạnh tranh của người xuất khẩu càng mạnh.
+Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng : Đây là loại tín dụng do ngân hàng cấp dưới hình thức mua (chiết khấu) hối phiếu xuất khẩu hoặc bằng cách tạm ứng theo các chứng từ hàng hoá Loại hối phiếu này cùng các điều kiện thanh toán cho người xuất khẩu và nhập khẩu là cơ sở quan trọng để ngân hàng cấp tín dụng sau khi giao hàng Tín dụng sau khi giao hàng thường được vay để trả các khoản tín dụng trước khi giao hàng Nó còn được vay cho các khoản tiền thuế sẽ được hoàn lại trong tương lai cho người xuất khaồu.
1.2 Vai trò của tín dụng xuất khẩu:
- Hình thức nhà nước trực tiếp cho người nước ngoài vay tiền giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vì có sẵn thị trường tiêu thụ Các nước cho vay thường là những nước có tiềm lực kinh tế Hình thức nhà nước cấp tín dụng cho nước ngoài trên khía
12 cạnh nào đó giúp các nước này giải quyết tình trạng dư thừa hàng hoá ở trong nước.
-Hình thức nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu không những khiến cho nhà xuất khẩu yên tâm và mở rộng sản xuất, mạnh dạn xuất khẩu bằng cách bán chịu mà còn tăng được giá hàng do giá bán chịu bao gồm cả giá bán trả tiền ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức Đây là một hình thức khá phổ biến của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường Trong điều kiện tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản (khủng hoảng thừa) việc đảm bảo tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu
- Hình thức nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có vai trò quan trọng đối với cả doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế.
Doanh nghiệp là người hưởng lợi đầu tiên từ tín dụng xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu trước và sau khi giao hàng theo mức lãi suất ưu đãi không đơn giản là chỉ giúp người xuất khẩu thực hiện được chương trình xuất khẩu của mình mà còn giúp họ giảm chi phí về vốn cho hàng xuất khẩu, giảm giá thành xuất khẩu Nhờ tín dụng xuất khẩu hiệu quả của doanh nghiệp cũng được tăng cường Nhờ có vốn tài trợ từ ngân hàng giúp doanh nghiệp xuất khẩu thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời vụ Ngoài ra, nhờ có tín dụng xuất khẩu mà người xuất khẩu có khả năng bán được hàng của mình theo
Khóa luận tốt nghiệp điều kiện dài hạn, hàng hoá có sức cạnh tranh hơn trước đối thủ cạnh tranh Chẳng hạn, dưới sự bảo trợ của ngân hàng, doanh nghiệp có thể có được một phương thức thanh toán hấp dẫn với phía đối tác và sẽ thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán, thương lượng hợp đồng Thông qua tài trợ ngân hàng doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng thương mại trôi chảy, quan hệ với các khách hàng lớn trên thế giới, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao trên thế giới.
+ Đối với nền kinh tế :
Thực tiễn sử dụng tín dụng xuất khẩu, trợ cấp và bán phá giá hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu của một số nước trên thế giới
Trợ cấp xuất khẩu
1 Trợ cấp nông sản xuất khẩu :
Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới Nhận thức tầm quan trọng của nó, các nước đã chủ chương chính sách trợ cấp nông sản xuất khẩu để đảm bảo lợi ích của người nông dân và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của nước đó trên thị trường thế giới Tuy tổ chức Thương mại thế giới WTO đã bàn rất nhiều đến vấn đề cắt giảm trợ cấp xuất khẩu song theo thống kê của tổ chức này thì hiện nay Mỹ và EU lại là hai nước có mức trợ cấp nông sản xuất khẩu cao nhất Để lý giải cho vấn đề này người viết đề cập đến phần trợ cấp nông sản xuất khẩu của Mỹ, EU và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
1.1 Trợ cấp nông sản xuất khẩu của nhóm nước Âu Mỹ a> Trợ cấp nông sản của EU
Ngay từ khi mới thành lập, các thành viên sáng lập EEC đã chủ trương thực hiện chính sách nông nghiệp chung (The Common Agricultural Policy-CAP).Để đảm bảo sự
Khóa luận tốt nghiệp hoạt đụùng của CAP, Cộng đồứng chõu Âu đó thành lập ra Quỹ bảo trợ và chỉ đạo nông nghiệp châu Âu (EAGGF) Quỹ này sẽ thực hiện tài trợ cho tất cả những khoản chi tiêu phục vụ cho chính sách nông nghieọp chung.
Trong khuôn khổ của EU, đối với những mặt hàng nông sản của EU nếu giá xuất khẩu lớn hơn chi phí, thì một phần chênh lệch đó sẽ được thu vào Quỹ, ngược lại nếu giá xuất khẩu nhỏ hơn chi phí thì sẽ được bù giá để ổn định giá.
Trong quá trình hoạt động của mình, CAP đã có chính sách phát triển nông nghiệp hướng về xuất khẩu, Cộng đồng đã thiết lập một hệ thống trợ giúp xuất khẩu nhằm làm cho hàng nông nghiệp của Cộng đồứng cú thể cạnh tranh được trờn thị trường thế giới. Nông dân sẽ được bồi thường trực tiếp khi thu nhập bị giảm sút Nếu như trước đây do chính sách giá của CAP khiến cho giá nông sản của EU thường cao nhất thế giới thì hiện nay EU đang thực hiện việc giảm giá cho cân bằng với mức giá trên thị trường thế giới Ví dụ, giá nông sản và thịt bò của EU trong giai đoạn ba năm bắt đầu từ năm 1993/1994 sẽ giảm xuống gắn với mức giá trên thị trường thế giới (Ví dụ : giảm 29% đối với ngũõ cốc, 15% đối với thịt bò ). Đối với vấn đề môi trường, mục đích của chính sách này là tài trợ cho dân để họ đưa vào hoặc duy trì những công nghệ sản xuất ít có hại cho môi trường,đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên Kết quả là chính sách này đã thành công trong việc tăng
42 sản lượng, quản lý trang trại đã đươc nâng cấp, ứng dụng những sản phẩm đầu vào đã có những thay đổi, đáng chú ý là việc tiêu dùng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu đã giảm căn bản Trong xu hướng tự do hoá trong thương mại, EU cũng đưa ra điều chỉnh Vẫn còn tồn tại tranh luận trong khối liệu có nên tiến hành tự do hoá triệt để không hay tăng cường can thiệp của chính phủ với việc tăng hạn ngạch sản xuất và những hạn chế thương mại Nếu cải cách triệt để cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ tất cả trợ giá và các hạn chế về sản xuất, điều này sẽ dẫn đến giá thấp hơn cho hầu hết các sản phẩm nông nghiệp Giá thấp sẽ thúc đẩy quá trình cơ cấu lại trong nông nghiệp như củng cố trang trại Sự tăng trưởng và vị trí sản xuất sẽ được xác định bởi những lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên EU cũng có lý do để tiếp tục chính sách bảo hộ, là để trợ giúp thu nhập của nông dân, nhưng cũng còn lo lắng về điều kiện môi trường, sức khoẻ người tiêu dùng, chăm sóc động vật và điều kiện lao động Với chính sách này giá nông sản sẽ tăng lên, nhiều sản phẩm sẽ phải chịu hạn ngạch hơn trong khi hạn ngạch hiện tại sẽ giảm.
Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới thì trong những năm 1995-1998, 80%-90% trợ cấp nông nghiệp trong khuôn khổ WTO thuộc về EU EU trợ cấp chủ yếu cho trứng, lúa mạch, thịt lợn, đường, gạo, gia cầm, rượu, hoa quả sạch và rau Để tránh phản ứng của các nước khác đối với mức trợ cấp của mình cho
Khóa luận tốt nghiệp từng mặt hàng riêng biệt, EU đã có những hình thức trợ cấp từng phần Chẳng hạn đối với mặt hàng phomát được chế biến từ bơ, bột sữa đặc, phomát tự nhiên thay vì chỉ trợ cấp cho phomát thành phẩm, EU trợ cấp cho khâu bột sữa và bơ Kết quả EU có thể trợ cấp nhiều phomát hơn là cam kết và cùng với nó là sự gia tăng xuất khẩu của EU đối với mặt hàng này năm 96/97 EUchỉ mới xuất khẩu được 17.000MT phomát năm 97/98 con số này đã là 70.000 MT (7)
Năm 2001, ngân sách nông nghiệp của EU là 43,6 tỷ euro so với 37 tỷ euro cho các "biện pháp thị trường", 25 tỷ euro dành cho trợ cấp trực tiếp (8) Đầu năm 2002, các quan chức của Uỷ ban châu Âu (EC) công bố các đề nghị nhằm xem xét lại chính sách chung của EU, trong đó có việc cắt giảm trợ cấp trực tiếp cho nông nghiệp Thay cho việc trả tiền cho nông dân theo sản lượng ngũ cốc hoặc gia súc gia cầm của họ, các đề nghị ủng hộ việc tăng gấp đôi các quỹ vốn phát triển dành cho các khu vực nông thôn vào năm 2010-
Pháp, nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách nông nghiệp chung muốn duy trì nguyên trạng càng nhiều càng tốt khi EU chuẩn bị mở rộâng sang Đông Âu và vùng Địa Trung Hải vào năm 2004 Các nước khác như Đức, Anh, Hà Lan và Đan Mạch, nước sẽ nhận chức chủ tịch luân phiên của EU từ Tây Ban Nha thì cho rằng chính sách nông nghiệp của EU quá tốn kém và cần phải giảm chi phí Lúc đầu chính sách nông nghiệp chung của EU được thực thi nhằm khôi phục nền
44 an ninh lương thực Châu Âu sau thế chiến II, hiện nay nó chiếm khoảng 1/ 2 tổng ngân sách 80 tỷ euro (khoảng
Các nguồn tin từ Brucxen cho biết, mặc dù có sức ép từ phía Đức và một số nước khác, CAP vẫn sẽ sử dụng 45,5 tỷ euro/ năm dành cho trợ cấp nông nghiệp cho đến năm 2006 Ủy viên phụ trách nông nghiệp của EU, ông Franz Fischler đã trả lời tờ báo "Frankfurter Allemeine" rằng : " Tôi không nói rằng số tiền trợ cấp sẽ giữ nguyên ở mức như vậy, nhưng không có trợ cấp thì ngành nông nghiệp của Châu Âu sẽ bị các đối thủ cạnh tranh nuốt chửng"
EU đang có kế hoạch chuyển 20% số tiền trợ cấp trực tiếp cho nông nghiệp hiện nay sang phát triển các vùng nông thôn với tốc độ 3%/ năm trong vòng 6,7 năm kể từ năm 2004 EU cũng muốn đặt mức trần tối đa 30.000 euro trợ cấp trực tiếp cho nông nghiệp, cộng với các khoản trợ cấp dựa trên số nhân công mà một nông trại tuyển dụng EU đang có xu hướng chuyển chính sách phát triểûn nông nghiệp sang chính sách phát triển nông thôn Tuy nhiên hiện tại trợ giúp phát triển nông thôn chỉ là 6 tỷ euro so với 37 tỷ euro cho các " biện pháp thị trường” và 25 tỷ euro dành cho trợ cấp trực tiếp (9) b> Trợ cấp nông sản xuất khẩu của Mỹ :
Bắt đầu từ thập niên 70, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Mỹ tăng mạnh từ dưới 6 tỷ lên tới 44 tỷ vào năm 1982 và sau đó giảm xuống còn 27 tỷ vào năm 1987 và cuối cùng trở lại mức 43 tỷ vào đầu và
Khóa luận tốt nghiệp giữa thập niên 1990 Khối lượng xuất khẩu nông sản bằng 20% tổng sản lượng nông sản, đóng góp khoảng
50 tỷ USD vào GDP và tạo ra 1,4 triệu công ăn việc làm (10)
Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân , Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đã được thành lập từ năm 1862 với mục tiêu chính là tăng cường xuất khẩu nông sản Để đạt được mục tiêu của mình, Chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều điều luật nhằm thúc đẩy xuất khẩu:
-Luật cải cách và cải tiến nông nghiệp Liên bang (Federal Agriculture Improvement and Reform Act ) : Luật này nằm trong điều luật về trang trại của Mỹ nhằm duy trì một số chương trình thúc đẩy xuất khẩu của Bộ nông nghiệp Mỹ Công ty tín dụng hàng hoá (CCC) cấp bảo lãnh tín dụng lên đến 98% vốn và nông sản xuất khẩu của Mỹ Chương trình tiếp cận thị trường sử dụng vốn của CCC để giúp khu vực tư nhân thúc đẩy xuất khẩu nông sản thông qua quảng cáo, triển lãm thương mại, và trưng bày trong các cửa hàng Chương trình tăng cường xuất khẩu trợ giá cho việc xuất khẩu lúa mỳ, gạo , lúa mạch, và các loại hàng hoá khác để đối phó với việc bán hàng trên thị trường Liên minh Châu Âu trợ cấp Chương trình khuyến khích bơ, sữa nhằm trợ giá cho xuất khẩu để đối phó với việc bán hàng được các chính phủ nước ngoài trợ giá.
-P.L 480 : Chương trình lương thực cho Hoà Bình, được quốc hội thông qua năm 1954 hỗ trợ nông nghiệp cho các nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau.
Bán phá giá hàng hoá
1 Thực tiễn của hoạt động bán phá giá trên thị trường thế giới:
Hoạt động bán phá giá là một thủ đoạn quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hoá Nhiều nước trên thế giới đã đưa ra điều luật chống bán phá giá nhưng hoạt động này vẫn diễn ra rất mạnh mẽ dưới nhiều mức độ khác nhau Những nước chủ chương lấy xuất khẩu làm bàn đạp phát triển kinh tế chấp nhận biện pháp bán phá giá hàng hoá khi cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường Dưới đây, người viết xin đơn cử hoạt động bán phá giá của một số nước.
1.1 Hoạt động bán phá giá của Nhật
Những năm của thập niên từ 1960 đến 1980 nền kinh tế của Nhật đã có những bước tiến mạnh mẽ được biết đến như "sự thần kỳ của Nhật Bản" đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu với mức thặng dư thương mại rất lớn Bên cạnh những chìa khoá tạo nên một nước Nhật phát triển như sự sáng tạo trong phát triển công nghệ, sự hiệu quả trong quản lý, còn có sự đóng góp của những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong đó có biện pháp bán phá giá hàng hoá Dưới đây là một số trường hợp bán phá giá ra thị trường nước ngoài của Nhật
- Năm 1975, giá một tivi màu ở Nhật là 700 USD (trong khi họ bán ở Mỹ là 400 USD) Nhờ việc bán ở mức giá như vậy, các hãng của Nhật đã tiêu thụ 5,5 triệu chiếc tivi trong khi đó Nhật chỉ cho phép nhập
11644 tivi (chiếm khoảng 0,2% thị trường Nhật) Vào năm 1978, Nhật chỉ nhập 485 tivi (20)
Việc bán tivi với giá thấp như vậy ở thị thường Mỹ đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi:
- Các hãng tivi của Nhật có nguồn tài trợ từ đâu để bù lỗ cho việc bán sản phẩm thấp hơn chi phí ?
- Liệu năng suất lao động ở Nhật có đủ cao để sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với nước ngoài ?
Nghiên cứu cho thấy chính phủ Nhật - thông qua Bộ Thương Mại và Công Nghiệp (MITI) đã dành một khoản gần 1 tỷ USD/năm để bù lỗ cho các hãng sản xuất máy công cụ của Nhật Bản bán phá giá ra nước ngoài Những ngành khác như điện tử, ô tô, nếu bán phá giá thì phải lấy lợi nhuận của công ty thu được sau khi bán phá giá để bù lỗ.
Trên thực tế, những năm 1960 sáu công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản là Hitachi, Mitsubisi, Masushita,Sanyo, Sharp, Toshiba cạnh tranh gay gắt nhưng đến10/9/1964 sáu công ty này thoả thuận thống nhất nâng giá bán quy định của mỗi công ty Kết quả là trong nhiều năm người dân Nhật phải chịu trả 700USD/ tivi màu trong khi giá bán ở Mỹ chỉ là 400 USD/tivi màu cùng loại Còn ở Mỹ, mức giá mà phía NhậtBản tại Mỹ làm cho các công ty của Mỹ không chịu
64 nổi quá trình cạnh tranh Năm 1989, sáu hãng tivi lớn và nhỏ của Mỹ bị phá sản, công nghiệp sản xuất Tivi của Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng (21)
-Những năm 80-90 khi trên thế giới ngành công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, cuộc chiến trong lĩnh vực cung cấp máy tính, đặc biệt là máy tính xách tay cá nhân, diễn ra gay gắt ở những nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Nước Nhật đã thực hiện bán phá giá đối với mặt hàng máy tính xách tay (laptop) vào thị trường Mỹ và EU để chiếm lĩnh thị trường. Mức giá mà Nhật đưa ra chào bán ở thị trường Mỹ chỉ là 720 USD/ chiếc và ở thị trường EU là 750USD/chiếc trong khi mức giá cho một laptop ở Mỹ là
850 USD/ chiếc Theo tính toán thì chi phí sản xuất cho một máy tính xách tay bao gồm tiền lương, tiền chi cho nghiên cứu và phát triển, các chi phí liên quan đến màn hình, chuột, các bộ phận khác và chi phí vận chuyển lên tới 1274 USD/ chiếc theo tỷ giá đồng yên và đô la Mỹ lúc bấy giờ Bằng cách bán giá thấp hơn chỉ trong vòng mấy năm Nhật đã bán được 1,5 triệu chiếc tại thị trường Mỹ và 0,5 triệu chiếc ở thị trường EU (22)
Với tốc độ phát triển nhanh trong ngành công nghiệp, Nhật đôi khi cũng lâm vào tình trạng sản suất dư thừa buộc phải bán phá giá ở nước khác để tiêu thụ hàng hoá Chẳng hạn từ năm 1998 trở lại đây, Nhật đã đối mặt với sự dư thừa công suất trong ngành thép Mức tiêu thụ hàng năm của Nhật đối với mặt hàng thép chỉ khoảng 70 triệu tấn nhưng
Khóa luận tốt nghiệp công suất sản xuất thép của Nhật lên tới 145 triệu tấn Nếu chỉ sản xuất trong mức cầu thì ngành thép sẽ gặp khó khăn rất lớn Nhật buộc phải sản xuất khối lượng dư thừa và đẩy mạnh việc bán thép bằng cách bán giá rẻ thậm chí bán phá giá ra thị trường nước ngoài như thị trường Hàn Quốc, Ấn độ, EU, Mỹ Ở Canađa, giá thép cán nóng của Nhật chỉ khoảng
125 USD/tấn trong khi giá sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh như Nga, Ukraine là 180USD/ tấn Theo cách này, Nhật Bản đã từng bước chiếm thị phần thép của các nước chẳng hạn tại Canađa, năm 1999 Nhật đã xuất được 30.000 tấn so với mức 25.000 tấn năm 1998 Đặc biệt ở Mỹ năm 1998/1999 thép Nhật chiếm 43,3% lượng thép nhập khẩu vào nước này đạt 4,1 trieọu taỏn (23)
Thực tiễn bán phá giá của Nhật là một minh chứng cho thấy nước Nhật so với nước Mỹ lúc bấy giờ trình độ công nghệ không cao hơn, chi phí sản xuất cao hơn vẫn có thể xuất khẩu sang nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn với một một giá thấp hơn chi phí nước chủ nhà, vừa chiếm lĩnh được thị trường và phần lợi nhuận sau khi chiếm lĩnh được thị trường sẽ bù đắp tổn thất do bán phá giá Nhưng người tiêu dùng Nhật đã phải chịu mức giá quá cao so với người tiêu dùngMỹ cho sản phẩm cùng loại Thực tế, bản chất của chiến lược bán phá giá này là : hạn chế tối đa nhập khẩu, thoả thuận trong nước về giá, và xuất khẩu với giá tiêu diệt địch thủ Nhật đã áp dụng biện pháp cạnh tranh này đối với rất nhiều mặt hàng xuất
66 khẩu nhằm chiếm lĩnh thị trường nước ngoài như ôtô, máy photocopy
1.2 Hoạt động bán phá giá của Trung Quốc:
Trung Quốc với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả đã hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Trung Quốc Với chiến lược phát triển đúng đắn, với lợi thế về chi phí nhân công rẻ và sự thông thoáng trong đầu tư, Trung Quốc đã trở thành nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới Khắp nơi trên thế giới đều có bóng dáng hàng hoá của Trung Quốc với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại với giá thành rẻ. Trung Quốc đã được mệnh danh là "kẻ huỷ diệt", hàng hoá Trung Quốc tràn đi khắp nơi trên thế giới bằng cả con đường chính ngạch và cả qua con đường buôn lậu, bán phá giá đang đe doạ rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác Xem xét hoạt động bán phá giá của các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ cho thấy sức cạnh tranh to lớn của quốc gia này.
Mấy năm trở lại đây, tốc độ phát triển của ngành dệt may Trung Quốc tăng trưởng mạnh Công suất của các nhà máy dệt của Trung Quốc cực lớn, nước này có thể cung cấp khối lượng vải cho toàn thế giới Với lợi thế sản xuất quy mô lớn nên Trung Quốc có thể sử dụng hình thức bán phá giá liên tục tại thị trường nước ngoài Bằng cách đó, Trung Quốc đã làm giảm mạnh giá của không chỉ riêng mặt hàng dệt may mà cả các mặt hàng khác trên thị trường thế giới Đơn cử đối với mặt hàng tơ lụa Trung Quốc xuất khẩu sang Ấn độ Ấn độ là một đất nước có ngành tơ lụa khá
Khóa luận tốt nghiệp phát triển với sản lượng hàng năm đạt 14.432 tấn. Nhưng mặt hàng tơ lụa của Trung Quốc vẫn thâm nhập được vào thị trường này Theo thống kê từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2001, lượng tơ lụa nhập vào là 4.000 tấn theo hàng kiện đến cùng thời điểm đó của năm
2002 đã tăng lên 5.081 tấn Đó là do Trung Quốc đã giảm giá mặt hàng này từ mức 2,4$/kg vào năm 2000-2001 xuống còn mức 1,2-1,4$/kg vào năm 2001-
2002 nghĩa là trong vòng một năm đã giảm giá 50% từ mức giá đã quá rẻ ban đầu (24) Đối với những mặt hàng thuộc ngành khai khoáng, công nghiệp, Trung Quốc cũng tiến hành bán phá giá. Nhận thấy nước Nhật là một thị trương giàu tiềm năng về mặt hàng này, 100 nhà xuất khẩu Trung Quốc đã tiến hành bán phá giá hợp chất mănggan silicon chứa sắt vào thị trường Nhật Kết quả là 135.000 tấn nguyên liệu trị giá 70 triệu USD đã thâm nhập được vào thị trường này trong năm 1999 Các nhà xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng thị phần của mình trên thị trường nguyên liệu Nhật từ 17% (năm
Tình hình sử dụng các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam
1 Tớn duùng xuaỏt khaồu Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa hình thành hệ thống tài trợ ngoại thương theo đúng nghĩa của nó bao gồm ngân hàng xuất nhập khẩu và công ty hay quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trước mắt nhiệm vụ tài trợ ngoại thương nói chung và tài trợ xuất khẩu nói riêng vẫn chủ yếu dồn lên vai các ngân hàng thương mại trong đó chủ yếu là ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong những năm qua các ngân hàng đã thực hiện việc cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Ví dụ,ù ngõn hàng Ngoại thương đó cấp tớn dụng xuất khaồu:
- Cho vay thu mua lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Bắc, miền Trung.
- Cho vay thu mua cà phê, hạt điều, cao su và hải sản xuất khẩu, cải tạo và trồng mới cà phê và cao su.
- Tài trợ cho việc sản xuất hàng may mặc và hàng thuỷ coõng myừ ngheọ
- Cho vay theo dự án và chương trình kinh tế lớn của Chính phuû.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tài trợ cho vay ngành lương thực, cà phê, thuỷ sản giúp ngành này từ khâu khai thác, đánh bắt, chế
Khóa luận tốt nghiệp biến đến khi xuất khẩu Các dự án của ngân hàng này chủ yếu dành cho khu vực nông thôn, vùng núi xa xôi tích cực góp phần vào chủ chương phát triển khu vực nông thôn của chính phủ.
Có thể nói rằng trong những năm qua vai trò của các ngân hàng trong việc cấp tín dụng đẩy mạnh xuất khẩu có ý nghĩa rất to lớn, cung ứng vốn cố định và vốn lưu động cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện các khâu sản xuất chế biến, thu mua, vận chuyển và thanh toán hàng xuất khẩu. Vốn ngân hàng đã có vai trò đặc biệt quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, khôi phục lại sản xuất trong những trường hợp rủi ro về thiên tai, riêng điều kiện ưu đãi cho chương trình đánh bắt xa bờ đã góp phần đưa thuỷ sản trở thành ngành sản xuất mũi nhọn ở Việt Nam Trong điều kiện thị trường sụt giá, ngân hàng đã thực hiện giải pháp tín dụng như cho vay, thu mua, tạm trữ, thực hiện gia hạn nợ, giãn nợ, khoanh nợ đối với mặt hàng lúa gạo và cà phê Việc cho vay xuất khẩu còn được thực hiện dưới hình thức cho vay theo các hợp đồng gia công xuất khẩu được doanh nghiệp Việt Nam ký kết với các đối tác nước ngoài, trong đó, quan trọng là việc cho vay đối với ngành dệt may để thực hiện các hợp đồng với EU
Mặc dù ngân hàng đã có những cố gắng trong việc cấp tín dụng xuất khẩu song vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề
Thứ nhất, là tình trạng nợ quá hạn cao khiến cho cán bộ tín dụng e ngại khi cho vay, và kéo theo tình trạng
"thừa vốn"- vốn ngân hàng có nhưng không biết nên đầu tư vào đâu để đảm bảo an toàn mà lại sinh lợi. Bên cạnh đó, cơ chế cho vay ưu đãi đẫn đến tình trạng sử dụng vốn vay không có hiệu quả, không có nhu cầu cũng vay, sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Tình trạng này cũng đã từng xảy ra đối với hệ thống tài trợ xuất khẩu của Thái Lan như đã đề cập ở chửụng II
Thứ hai, các hình thức tín dụng xuất khẩu còn đơn điệu và đơn giản, chưa đáp ứng được yêu cầu tài trợ của khách hàng Hình thức tín dụng chủ yếu của ngân hàng hiện nay là tín dụng tạo nguồn hàng mà hầu hết dành cho tín dụng thu mua Tín dụng cho khách hàng sản xuất hàng xuất khẩu vẫn chỉ hạn chế trong một số lĩnh vực và với một số khách hàng truyền thống. Những khách hàng kinh doanh mặt hàng khác thường bị từ chối cho vay Đối với chiết khấu thư tín dụng, ngân hàng cũng chỉ chấp nhận chiết khấu truy đòi, theo đó ngân hàng sẽ đòi lại là nhà xuất khẩu nếu ngân hàng không thu được tiền từ nhà nhập khẩu. Ngay cả khi các mặt hàng xuất khẩu rất đơn giản, thông thường và với khách hàng truyền thống ngân hàng cũng không muốn áp dụng hình thức chiết khấu miễn truy đòi Còn nhiều hình thức tài trợ khác mà doanh nghiệp cũng rất cần mà ngân hàng chưa đáp ứng được như tín dụng cho nhà nhập khẩu nước ngoài, chiết khấu hối phiếu, các nghiệp vụ tài trợ gián tiếp Factoring, Forfaithing.
Thứ ba, các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, tập trung cho vay thu mua hàng hoá xuất khẩu còn việc cho vay trung và dài hạn để mở rộng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu và hiện đại hoá công nghệ, dây chuyền sản xuất vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ tư, cơ cấu khách hàng mà các ngân hàng thực hiện tài trợ xuất khẩu hiện nay còn chưa hợp lý Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng không đồng đều mà tập trung quá lớn vào một số doanh nghiệp của Tổng công ty 90, 91 và thu hẹp ở một số doanh nghiệp khác. Đặc biệt là cơ cấu khách hàng chiếm tới 80-90% là doanh nghiệp nhà nước.
Tình trạng này xảy ra do cả nguyên nhân từ phía ngân hàng và cả từ phía doanh nghiệp và nhà nước:
- Từ phía Ngân hàng: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn trong khi đó nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất khẩu thường có thời hạn trên 1 năm nên Ngân hàng chỉ có thể trích một tỷ lệ % nhất định vốn huy động ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng nhà nước để cho vay xuất khẩu trung và dài hạn Mặt khác, đội ngũ cán bộ tín dụng của các Ngân hàng còn thiếu tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ cấp tín dụng xuất khẩu, không kể đến cả những cán bộ tín dụng vì quá hám lợi đã cho các doanh nghiệp vay để được ăn chia đẫn đến tình trạng thất thoát, nợ dây dưa, quá hạn.
- Từ phía doanh nghiệp : Giá cả mặt hàng xuất khẩu nhất là những mặt hàng nông sản luôn biến động rất lớn, những biến động xấu làm đảo ngược mọi dự
78 tính của các doanh nghiệp, từ chỗ dự tính có lãi biến thành lỗ, sản phẩm bán ra không bù đắp nổi chi phí. Mặt khác, các mặt hàng nông sản nói riêng và các mặt hàng sơ chế nói chung còn bị ảnh hưởng giá cánh kéo nên các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ khâu thu mua đến khâu xuất khẩu.
Vớ dụ năm 1999, giỏ gạo biến đụùng đột ngột giảm 10% dẫn đến tình trạng giá thu mua của doanh nghiệp cao hơn giá xuất khẩu nên các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu và tiêu thụ lượng gạo Nhiều doanh nghiệp đã phải lưu kho chờ giá lên Trong thời gian đó số vốn vay doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho không sinh lãi trong khi vẫn cứ phải định kỳ trả lãi và nợ gốc cho ngân hàng nên có chuyện nhiều doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn lợi dụng cơ chế vay ưu đãi để sử dụng vốn vay sai mục đích. Điều này đã xảy ra đối với các khoản tín dụng mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vì địa bàn cung cấp tín dụng của doanh nghiệp chủ yếu là vùng xa xôi, nơi dân trí thấp nên những khoản tín dụng đó đã bị sử dụng vào mục đích khác như hụi họ, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau.
- Từ phía Nhà nước : Các khách hàng lớn của Ngân hàng thường chủ yếu là các công ty lớn trong Tổng công ty 90, 91 nên nhu cầu lớn về tín dụng trong khi đó quy định của Ngân hàng Nhà nước không cho phép cho vay đối với một doanh nghiệp quá 10% vốn tự có của Ngân hàng và dư nợ cho 10 khách hàng lớn nhất
Khóa luận tốt nghiệp không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn. Điều này dẫn đến mâu thuẫn vốn ở ngân hàng thì thừa mà ngân hàng không thể tìm được nguồn cho vay trong khi nhiều doanh nghiệp đang khát vốn.