1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Kiến thức cơ bản về internet và thương mại điện tử

29 1,4K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 234 KB

Nội dung

Kiến thức cơ bản về internet và thương mại điện tử

KIẾN THỨC BẢN VỀ INTERNETTHƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Internet là mạng toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua sở hạ tầng viễn thông. Internet bắt đầu như là một phương tiện để các nhà nghiên cứu khoa học ở các sở khác nhau, các nước khác nhau thể chia sẻ thông tin. - Internet cung cấp cho bạn sở hạ tầng để thể hiện diện trực tuyến cho phép tất cả mọi người trên thế giới thể truy nhập đến World Wide Web (WWW). - Internet cho phép khả năng cung cấp cho khách hàng, các đối tác kinh doanh hiện tại tương lai, truy nhập dễ dàng đến các thông tin về công ty các sản phẩm của bạn từ nhà hay văn phòng công ty. - WWW nằm ở lớp trên cùng của Internet, nó là thông tin đồ hoạ nằm tại các máy chủ (server) mà mọi người truy cập đến. nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí mở rộng không gian kinh doanh. Thương mại điện tử: E-commerce, Electronic commerce là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong tất cả công đoạn của quá trình giao dịch. Lợi ích của thương mại điện tử TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp (DN) nắm được thông tin phong phú về thị trường đối tác; TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất; TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng tiếp thị; TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng các DN giảm đáng kể thời gian chí phí giao dịch. TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá. Gồm 6 công đoạn sau: Khách hàng, từ 1 máy tính tại 1 nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). DN nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng phản hồi xác nhận lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận, số phiếu đặt hàng . Khách hàng kiểm tra lại các thông tin click vào nút button "đặt hàng", PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1 VẤN ĐỀ SỰ KIỆN từ bàn phím hay chuột của máy tính, để gởi thông tin trả về cho DN. DN nhận lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, .) đã được mã hoá đến máy chủ của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong giao dịch . Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) tách rời mạng Internet, nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo 1 đường dây thuê bao riêng . Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không. Toàn bộ thời gian thực hiện 1 giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý khoảng 15 - 20 giây. Authorization number: Đây là mã số xác nhận. Sau khi kiểm tra thẻ tín dụng đã hợp lệ hay chưa, ngân hàng người mua sẽ gởi mã số xác nhận đồng ý chi trả cho DN kèm theo thông số đơn đặt hàng. PSP: PSP là viết tắt của các từ Processing Service Provider, tức là nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng. Merchant Account: là tài khoản thanh toán của các DN khi tham gia TMĐT mà nó cho phép chuyển tiền vào tài khoản của DN hay hoàn trả lại tiền thu được cho khách hàng, nếu giao dịch bị hủy bỏ vì không đáp ứng được những yêu cầu thỏa thuận nào đó giữa người bán người mua thông qua bán hàng hoá hoặc dịch vụ trên mạng Internet. Merchant Account phải được đăng ký tại các ngân hàng/ tổ chức tín dụng cho phép DN nhận được các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng. Monthly fee: Đây là phí mà DN phải trả cho những khoản liên quan đến dịch vụ chẳng hạn như: bảng kê phí truy cập mạng, phí duy trì dịch vụ thanh toán qua mạng, . Transaction fee: Đây là phần phí mà DN phải trả cho trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng Internet. Thường từ 30 - 50 cent/ giao dịch. Discount rate: Đây là phí chiết khấu. Phần giá trị mà DN phải trả cho Ngân hàng thanh toán (Acquirer). Thông thường mức phí này chiếm từ 2,5% đến 5% tổng giá trị thanh toán PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2 qua thẻ tín dụng. Phí chiết khấu được tính dựa vào kiểu kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên mạng của DN các yếu tố khác Search Engine: Search Engine là một thư viện thông tin khổng lồ về các Website, cho phép người sử dụng thể tìm kiếm các Website cần quan tâm theo 1 chủ đề nào đó căn cứ vào các từ khóa (keywords) mà người đó yêu cầu Search Engine tìm kiếm. News Letter: News Letter là dịch vụ miễn phí của 1 Website nào đó, dịch vụ này sẽ gửi tới người sử dụng những bản tin mới nhất về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Website hoặc tin tức mới nhất trong lĩnh vực mà Website đó tham gia. Bạn chỉ cần đăng ký địa chỉ e-mail của mình tại phần News Letter của Website bạn muốn nhận thông tin, đây cũng là 1 dạng Mailing List nhưng bạn không thể gửi mail cho toàn bộ các thành viên trong danh sách mà chỉ người quản lý Website mới quyền gửi e-mail tới toàn bộ mọi người tham gia. (Tổng hợp) ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ QUẢNG BÁ NÔNG SẢN Việc sản xuất buôn bán hàng nông sản giờ đã không còn đơn thuần là cung cấp trong địa phương mình. Nhiều nhà nông đã thật sự “vươn mình ra biển” khi đưa các sản phẩm của mình ra thị trường không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Để làm được điều này, một trong những công cụ được mọi người lựa chọn đó là xác lập các website để giao dịch, giới thiệu sản phẩm cũng như tìm kiếm thị trường, một cách gọi khác của thương mại điện tử Như trường hợp anh Tống Hữu Châu (Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ sở sản xuất cá cảnh Châu Tống, Quận 12). Anh cho biết, “Là một nông dân xuất thân từ một Kỹ sư chuyên ngành thủy sản, sinh sống với nghề nuôi cá lâu năm, đi từ con cá thịt thương phẩm thông thường đến chuyển sang nuôi cá cảnh tiêu thụ trong ngoài nước. Dù ngơi làm ăn ngày một khá lên, thuận lợi hơn nhưng vẫn thấy cần nhiều thông tin về thị trường, về công nghệ mới cho công việc làm ăn của mình”. Để giải quyết việc này, anh đã sử dụng Internet, xây dựng cho thương hiệu mình một trang Website mang tên “www. Chautongfishfarm.com”. Từ khi trang Web riêng của mình quan hệ làm ăn cũng thêm phần mở rộng, thông qua đó lại biết thêm nhiều thông tin về đối tác quan hệ. Những hợp đồng làm ăn của anh không chỉ dừng lại ở trong nước hay một số nước trong khu vực Đông Nam Á mà còn vươn xa tới tận thị trường Mỹ. Hay tại BR-VT, một website để quảng bá cho hàng nông sản cũng đã được hình thành tại HTX trồng rau sạch Tân Hải (Tân Thành). Với việc quảng bá cho sản phẩm của mình qua internet, cập nhất các chỉ số thông tin PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 3 về rau để người tiêu dùng thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của rau. Theo một số thành viên trong ban quản trị HTX, sau khi khách hàng mua sản phẩm rau an toàn Tân Hải, nếu muốn kiểm tra, chỉ cần đánh số mã số, mã vạch sẵn trên bao bì là biết ngay các thông tin về bó rau mình mua như: các loại thuốc bảo vệ thực vật, người sản xuất ra loại rau này, ngày thu hoạch, đóng gói… Chính từ việc quảng bá rau này, hiện các sản phẩm rau của xã đã vươn xa ra khỏi các chợ trong vùng mà bước vào các siêu thị lớn trong nước. “Nhiều đơn đặt hàng gửi về, nhưng do năng lực sản xuất còn hạn chế nên chúng tôi chưa đáp ứng được”, anh Phan Thanh Tân, chủ niệm HTX Tân Hải cho biết. Việc sử dụng các website không chỉ để quảng bá sản phẩm mà còn là nơi để nắm bắt thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận các ý kiến của khách hàng cũng như những chuyên gia, các nhà khoa học trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là những kiểu làm ăn mới, thời của công nghệ thông tin hiệu quả cần được quan tâm. chuyện sử dụng Internet xây dựng “trang Web của nông dân” không mới mẻ nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều nông dân chưa biết sử dụng trang Website để làm phương tiện trong việc làm ăn dù chi phí lập nó không lớn lắm. Theo một số nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của Tp. Hồ Chí Minh, những người đã khẳng định sự thành công của việc sử dụng thương mại điện tử thì Internet hiện nay không gì là cao xa lạ lẫm đối với hộ nông thôn nhưng việc xây dựng riêng cho mình một Website của nông dân thì vẫn còn ít. Để khuyến khích người nông dân sử dụng internet đưa hoạt động này trở thành phong trào rộng rãi trong sản xuất quảng bá nông nghiệp, nhiều chính sách hỗ trợ KHCN cho phát triển nông nghiệp nông thôn đã được tổ chức ở cấp Trung ương cũng như địa phương. Tại BR-VT, các hoạt động này cũng được thực hiện đã đem lại những kết quả khá khả quan. Như việc Trung tâm Tin học Thông tin KHCN - Sở KH&CN mở các lớp tập huấn về internet cho nông dân, xây dựng các website cho một số xã để quảng bá cho hàng nông sản đã bước đầu đưa người nông dân tiếp cận với internet. Song song đó, các sở, ngành khác như Nông nghiệp phát triển nông thôn, các trạm bưu điện văn hoá xã… cũng phần nào giúp người nông dân tiếp cận với các thông tin thị trường cũng như các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực CNT thương mại, nền thương mại điện tử Việt Nam cũng sẽ hội phát triển với cam kết mạnh mẽ của chính phủ bằng các dự án đưa công nghệ thông tin về sở, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cùng với việc đầu năm 2010 sẽ bắt đầu triển khai dự án “Dự án quốc gia” về internet giai đoạn 2010 – 2015, PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 4 nông dân VN đang hội thực sự để hội nhập toàn cầu với internet. Ai cũng biết công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại. Sự phát triển của nó kéo theo sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống, văn hóa, đặc biệt về tiếng Anh. Cuộc cách mạng đó đã âm thầm diễn ra khi những nông dân ở Tây Ninh nhờ internet mà biết cách chế tạo máy bay; nông dân ở Đà Lạt nhờ internet mà tìm được những giống hoa, giống rau phù hợp với cao nguyên; nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long tìm được những giống lúa cao sản. cuộc cách mạng này sẽ thật sự đem lại sự giàu cho nông dân khi mà thương mại điện tử phát triển đi vào đời sống sản xuất, kinh doanh của nông dân. (TX - Tổng hợp) NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Thương mại điện tử (TMĐT) đã đang hình thành ở VIệt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng hoạt động này vào sản xuất, kinh doanh cũng nhiều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. như một qui luật của nền kinh tế thị trường, mặt lợi thì song hành với nó là những khó khăn, thách thức. TMĐT là một con dao hai lưỡi đối với các nước đang phát triển: Nếu được triển khai ở giai đoạn đầu với sự tham gia đông đảo của cộng đồng kinh doanh trong nước, TMĐT thể thúc đẩy sự phát triển chung, thậm chí đối với cả những doanh nghiệp không liên quan trực tiếp tới TMĐT. Mặt khác, nếu tiến hành quá muộn, thị trường giữa các nước chi phí lao động thấp sẽ bị phân chia bất kỳ ai tham gia vào thị trường sẽ phải nỗ lực hết mình để thu hồi thị phần từ những đối thủ cạnh tranh đã những kinh nghiệm quan hệ kinh doanh được thiết lập. Việc áp dụng TMĐT quá muộn hay với quy mô quá hẹp sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế nội địa cả tới sự phát triển của toàn xã hội do để mất thị phần trên thị trường thế giới vào tay các nước khác. Nhiều nước trong khu vực trên thế giới đã sẽ tiến hành TMĐT từ rất sớm. Để thể hiểu kỹ hơn về sự phát triển của TMĐT, hãy xem ví dụ của một công ty sử dụng cách đặt hàng bằng thư của Đức. Nó được thành lập đầu những năm 20 của thế kỷ XX vào thời gian đó, đã phát hành danh sách giá bán hàng hoá, cái mà sau này gọi là catalog. Việc giao hàng được tiến hành qua bưu điện với phương thức Giao hàng khi nhận tiền mặt. Từ giữa những năm 60, công ty chấp nhận đặt hàng qua điện thoại. Bắt đầu từ những năm 1995, catalog của công ty được đưa lên CD-ROM. Cho tới nay, mọi hoạt động đều là thương mại từ xa (Tele Trade): người mua, người bán không bao giờ gặp mặt nhau. Chào hàng, đặt hàng, giao hàng PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 5 thanh toán đều được thực hiện từ xa. TMĐT bắt đầu tới với công ty vào cuối năm 1995, khi họ được đưa catalog lên Internet. . Các hình thức phát triển diễn ra ở Việt Nam thể miêu tả vắn tắt như sau: Catatlog đầu tiên xuất hiện vào khoảng giữa năm 90. Hình thức đặt hàng qua thư chưa xuất hiện. Trừ các đơn hàng nhỏ giữa các đối tác thương mại đã quan hệ với nhau thì hình thức đặt hàng qua điện thoại vẫn chưa hề phổ biến. Rất ít công ty đưa ra một chào hàng rõ ràng về sản phẩm của mình trên Internet. ít doanh nghiệp sử dụng email để đều đặn thông báo cho khách hàng về các mức giá cả hiện thời. Dựa trên kinh nghiệm của các nhà tài trợ quốc tế, các dự án phát triển TMĐT tại Việt Nam cho tới nay chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để hỗ trợ bước đi cuối cùng tới TMĐT: Tăng số người dùng máy vi tính, cung cấp sở hạ tầng về Internet ngân hàng, giúp các công ty sử dụng Internet như một hình thức liên lạc mới vấn cho các nhà lập pháp ban hành những quy định luật lệ tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử. Tuy những qui định cụ thể quan trọng nhất để TMĐT ra đời đã sẵn có: Luật Dân sự năm 1995; Luật Thương mại năm 1997 hay Nghị định mới 55/CP của Chính phủ về Internet đã cho phép các công ty thương mại tự đưa trang web của mình lên Internet mà không cần tới vai trò can thiệp sâu của ISP hay ICP vào như trước nhưng tới nay vẫn chưa một công ty nào của Việt Nam sử dụng một giải pháp Internet hoàn chỉnh hay chấp nhận đơn đặt hàng cố định. Lý do chính là hầu như không thể tiến hành Thương mại từ xa ở Việt Nam mà không thương mại từ xa thì không thể tiến hành thương mại điện tử. Hiện nay, một khi hoá đơn được ký phát thì việc huỷ bỏ nó là rất khó khăn nên hình thức mua hàng thử là không thể áp dụng. Các giao dịch được giữ kín, một trong những nền tảng bản của Thương mại từ xa TMĐT, hiện nay chưa được thực thi tại Việt Nam do, xét về mặt kỹ thuật, việc mã hoá làm phạm luật ở Việt Nam. Chí ít thì việc mã hoá https (cho các website bảo mật) cần được chính thức cho phép càng nhanh càng tốt. Ngay khi những yêu cầu này được đáp ứng thì các doanh nghiệp sẽ thể áp dụng thương mại từ xa, bước tiến quan trọng đầu tiên vào ngưỡng cửa TMĐT. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam thông thường không quyền mở tài khoản ở nước ngoài. Đối với những gì không được nêu ra bằng văn bản thì các công ty các quan chức xu hướng hiểu các đạo luật theo hướng mọi thứ mà không được quy định rõ ràng được phép làm tức là bị cấm. Chí ít, chừng nào các ngân hàng của Việt Nam chưa sẵn sàng cấp các tài khoản thương mại hoạt động qua PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 6 Internet thì văn bản luật nên quy định cho phép các công ty được phép mở các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, nếu như điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ nhận tiền thanh toán. Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế năm 1990 những nội dung gây ra một số nhầm lẫn do nó phần nào mâu thuẫn với Bộ Luật dân sự năm 1995 Luật Thương mại năm 1997. Hoặc là pháp lệnh đó phải được xoá bỏ hoàn toàn hoặc là được điều chỉnh bổ sung với các bộ luật ban hành trong thời gian gần đây, chủ yếu là liên quan tới lĩnh vực Trong bối cảnh thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, chúng ta cần hiểu rằng, sẽ nhiều rủi ro hơn cho các đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, theo như kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới, các doanh nghiệp đều sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức hạn chế, đặc biệt khi lợi ích tiềm năng của TMĐT là rất lớn. Nhà nước thể đưa ra lý do để kiểm soát chặt chẽ các công ty quốc doanh, nhưng không nên cấm các doanh nghiệp nhân chấp nhận rủi ro, thậm chí điều đó khiến cho khu vực nhân thêm một số lợi thế cạnh tranh. (TX - Tổng hợp) 1.CÔNG NGHIỆP ĐỜI SỐNG 3 ĐIỀU KHÔNG THỂ THIẾU CỦA MỘT WEBSITE 3 từ đại diện cho những nhân tố then chốt trong thành công của bất cứ website nào. Nắm vững được tầm quan trọng của 3 từ này tức là bạn đã đạt được 1 nửa con đường tới thành công trên Internet. 1. Miễn phí Nhân tố then chốt trong toàn bộ thế giới Internet chỉ là một từ đơn giản “Miễn phí”. Đây là từ bạn phải biết nếu muốn kinh doanh thành công trên Internet. Cách dễ nhất để thu hút mọi người đến thăm website là cung cấp 1 vài dịch vụ miễn phí nào đó. thể là tin tức, số liệu, thông báo miễn phí, một chương trình tìm kiếm miễn phí. Mặc dù các chuyên gia công nghệ thông tin đưa ra rất nhiều lời khuyên khác nhau về cách thu hút người truy cập web, nhưng thực sự bí mật thu hút truy cập chỉ nằm trong một từ… miễn phí. Bạn nên đưa ra 1 số tiện ích hấp dẫn liên quan đến thị trường mục tiêu của mình cung cấp miễn phí trên website. Đây chính là “lưỡi câu” bí mật đầy hiệu quả mà bạn đặt trên website liên tục 24h mỗi ngày 7 ngày trong tuần. Như thông báo, Sách điện tử, Trang tập hợp mọi đường link theo chủ đề, Rao vặt, Real Audio hay Real Video, Newsletter, Nhóm thảo luận, Bưu thiếp Các chương trình tìm kiếm, tất nhiên tất cả đều miễn phí. Tiện ích miễn phí tốt nhất mà bạn nên cung cấp cho hầu hết các thị PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 7 CÔNG NGHỆ ĐỜI SỐNG trường là 1 bản thông tin miễn phí hướng về sản phẩm của bạn. Nếu bạn tạo một bản tin miễn phí liên hệ đến sản phẩm chính của mình, bạn thể sử dụng các hệ thống tiếp nối tự động tạo một hệ thống tiếp nối tự động gửi các bức thư chào hàng đến những người đã đăng ký nhận tin miễn phí. Sau đó, bạn cần lập trình để hệ thống tự gửi đi các bức thư chào hàng vào sau ngày một khách hàng đăng ký nhận bản tin miễn phí. Các bức thư này sẽ được lập trình để thực hiện đầy đủ một quá trình bán hàng. Các bức thư bán hàng tiếp nối sẽ là nhân tố quan trọng để thực hiện bán hàng tự động trên website. 2. Sản phẩm mũi nhọn Chìa khóa cho thành công của bất kỳ trang web thương mại nào là phải một sản phẩm chính được coi là sản phẩm chủ đạo. Bạn không cần nhấn mạnh về tất cả các sản phẩm đối với mỗi khách hàng mới. quá nhiều sự lựa chọn sẽ làm khách hàng lúng túng. Hãy giới thiệu với họ một lựa chọn chính mà bạn luôn nhấn mạnh trên toàn bộ website. Một chuyên gia thương mại điện tử đã thử nghiệm cả hai phương pháp là tập trung vào một sản phẩm chính giới thiệu 1 loạt sản phẩm như 1 catalog. Kết quả là cách tiếp cận 1 sản phẩm bán chạy gấp đôi cách tiếp cận kiểu catalog. Quá nhiều sản phẩm sẽ gây nhiễu cho các khách hàng, còn dẫn đến tình trạng họ không thể quyết định chọn sản phẩm nào nên cuối cùng không mua gì cả. Một số ít công ty lớn thể thành công bằng cách tiếp cận kiểu catalog, nhưng đối với các công ty vừa nhỏ nói chung thì cách làm này khá khó khăn. Bạn nên sử dụng các sản phẩm khác như là phần phụ trợ để đa dạng hóa nguồn doanh thu. 3. Phụ trợ Tuy nhiên, phần doanh thu từ sản phẩm phụ trợ không phải là nhỏ. Hiện nay, nguyên tắc của doanh số phụ trợ thường bị đa số công ty bỏ qua bởi nhiều người còn chưa nhận ra sức mạnh thực sự của lĩnh vực này. Nếu bạn phát triển một sản phẩm phụ trợ tốt khiến nhiều khách hàng phải quay lại tìm mua trên website thì thể coi là bạn đã một cỗ máy kiếm tiền đều đặn. (Theo kienthuckinhte.com) 5 NGUYÊN TẮC CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING TRÊN INTERNET 1. Nguyên tắc ngõ cụt : Ngụ ý thiết lập một website cũng giống như xây dựng một cửa hàng trên một ngõ cụt. Nếu bạn muốn người đến mua hàng, bạn phải cho họ thấy một lý do để ghé thăm. Rất nhiều các website hiện nay cả ở Việt nam trên thế giới được xây dựng theo kiểu "cứ làm đi, rồi sẽ người đến thăm" Điều này là sai lầm, đặc biệt là kinh doanh trên mạng. Nhưng tại sao vẫn quá nhiều người đi theo lối mòn này vậy. PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 8 Đó hẳn là vì Microsoft Frontpage hứa với người ta rằng "bạn sẽ 1 website trông hết sức chuyên nghiệp". Để khách hàng truy cập vào website thường xuyên cần kế hoạch marketing như sau: - Quảng bá hai tháng qua banner để tăng nhận thức người dùng về tên tuổi. - Đăng ký lên các search engine. - Đăng ký liên kết vào các danh bạ. - Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với khách hàng. Rất nhiều website hiện nay rất đẹp nhưng chẳng gì làm khách đến thăm phải ghi nhớ vào bookmark của họ cả. Nhiều website thay vì tuyên bố "hãy liên kết đến chúng tôi bởi chúng tôi đưa ra những dịch vụ hữu ích" thì lại nói "hãy liên kết với chúng tôi bởi chúng tôi rất tuyệt vời". 2. Nguyên tắc cho bán: Một trong những thứ được coi là văn hoá của Internet là "miễn phí". Nguyên tắc cho bán nói rằng hãy thu hút khách hàng bằng cách hãy cho họ một số thứ miễn phí bán một số dịch vụ gia tăng. Những cửa hàng truyền thống thường những biểu ngữ như "miễn phí cho 50 khách hàng đầu tiên" rồi họ bán một số sản phẩm khác. 3. Nguyên tắc của sự tin tưởng: Thông thường một sản phẩm được coi là tính cạnh tranh cao khi giá cả hợp lý chất lượng được đảm bảo. Trên Internet, rào cản lớn nhất là sự tin tưởng. Với một website thương mại, hãy thiết lập sự tin tưởng bằng cách công bố chính sách rõ ràng về việc giao hàng, trả hàng bảo hành. Xây dựng một website navigation hợp lý, bảo mật được công nhận. 4. Nguyên tắc của kéo đẩy: Nguyên tắc này cho biết bạn hãy kéo mọi người đến website của bạn bằng nội dung hấp dẫn hãy đẩy những thông tin chất lượng cao đến họ một cách thường xuyên qua e-mail. Mọi hình thức kinh doanh đều không thể tồn tại với chỉ bán hàng một lần. Khi thu thập gửi e-mail cho khách hàng, hãy nhớ kỹ hai điều : một là bạn sẽ gửi cho họ một điều gì đáng giá, hai là bạn hãy giữ bí mật về e- mail của khách hàng. 5. Nguyên tắc của thị trường mục tiêu: Những hãng lớn như Amazon, Wal-Mart khả năng phát triển những mảng thị trường lớn bởi họ tiềm lực mạnh về tài chính. Những doanh nghiệp vừa nhỏ trong thương mại điện tử thành công bởi tìm kiếm được những mảnh thị trường nhỏ chưa được thoả mãn đáp ứng xuất sắc những nhu cầu đó. Tất cả những nguyên tắc trên đều hết sức quan trọng, không nguyên tắc nào quan trọng hơn nguyên tắc nào. Nếu bạn biết cách kết hợp được những nguyên tắc trên thì bạn sẽ thành công trong kinh doanh mạng. (Theo tec.vn) ĐI TÌM MÔ HÌNH KINH DOANH TRÊN INTERNET PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 9 Từ trước tới nay, hầu như tất cả các mô hình KD dựa vào Internet đều xuất phát từ giả định người tiêu dùng được hưởng miễn phí mọi dịch vụ, nhà kinh doanh tìm cách thu tiền từ quảng cáo hay từ các nguồn khác. Cho đến nay, đã định hình một tâm lý người ta vào Internet để hưởng các sản phẩm dịch vụ miễn phí, từ tin tức, e-mail, lưu trữ đến chia sẻ hình ảnh, chia sẻ nội dung . Không ai nghĩ mình phải trả tiền để đọc tin trên các báo điện tử chẳng hạn. Vì thế, trong thời kỳ dot.com vào cuối những năm 1990, các công ty đủ loại hình mọc lên như nấm, tiền đầu từ các quỹ mạo hiểm rót vào, nhà kinh doanh không bận tâm lắm đến việc thu phí vì nghĩ cứ thu hút người ta vào với mình trước đã, chuyện lời lỗ tính sau. Sự sụp đổ của phong trào công ty dot.com như thế vào đầu những năm 2000 chỉ làm lắng dịu tham vọng của những người lắm ý tưởng nhưng thiếu óc kinh doanh. Sau mấy năm, ý tưởng Web 2.0 lại trỗi lên, nhất là khi kết nối băng thông rộng giúp người sử dụng truy cập Internet dễ dàng thường trực. Tuy nhiên, tâm lý “của chùa” trên mạng vẫn ngự trị. Hiện nay, trừ 1 số trường hợp hãn hữu như Google, hầu hết các công ty kinh doanh trên Internet vẫn không thể đưa ra 1 mô hình phát triển bền vững, không dựa vào việc cân đối thu chi mà chỉ trông cậy vào các nguồn đầu rót tiền cho họ duy trì hoạt động. Sự thành công của Google các loại hình dịch vụ miễn phí tương tự như Facebook, Twitter, YouTube, MySpace làm nhiều người lầm tưởng rằng doanh thu quảng cáo trên các trang miễn phí như thế sẽ là động lực phát triển lâu dài. Thật ra, chúng vẫn đang lỗ nặng nhưng nhờ bán lại cho các hãng lớn nên vẫn tồn tại. Khó khăn nhất vẫn là các tờ báo. Trong khi doanh thu từ báo in giảm mạnh do giảm lượng phát hành quảng cáo, doanh thu từ báo mạng hầu như không đáng kể, nhiều tờ báo phải lâm vào cảnh phá sản, đóng cửa. Họ lại không thể tính tiền với người đọc qua mạng bởi tâm lý mọi thứ trên Internet đều phải miễn phí từ thời dot.com. lẽ sai lầm lớn nhất của mô hình này là xem Internet chính là cứu cánh chứ không phải là phương tiện. Bởi vậy, mô hình kinh doanh sắp tới là phải làm sao tận dụng ưu thế Internet như một phương tiện kinh doanh chứ không phải xem nó là nơi làm ra tiền. Ngành công nghệ âm nhạc, phim ảnh, sách đã đi theo hướng đó đã dần dần định hình được thị trường như Apple với iStores, Amazon với chuyện bán sách, cho thuê phim… Cứ hình dung thế giới không thể sống thiếu báo chí cho nên báo chí không bao giờ sụp tiệm. Vấn đề là phương thức đưa tin tức đến người sử dụng đầu cuối. Nếu trước đây là báo in phát hành theo con đường cổ điển đến tay người đọc thì nay Internet là PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 10 [...]... Hình thức kinh doanh Thương mại điện tử dễ áp dụng cho các loại hình kinh doanh không? Đáp: Còn tùy thuộc vào ngành nghề mà thể áp dụng Thương mại Điện tử Thường thì Thương mại Điện tử rất thích hợp cho các ngành trí tuệ, đặc biệt là sản phẩm hoặc dịch vụ thể số hoá hoặc hiển thị được bằng kỹ thuật số Nói chung Thương mại Điện tử thể áp dụng cho hầu hết các hãng kinh doanh nhưng tuỳ thuộc vào... ảnh sản phẩm của doanh nghiệp Hiện nay, thương mại điện tử đã được các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng rộng rãi đạt hiệu quả ngày càng cao Đầu cho thương mại điện tử được chú trọng hơn mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanh nghiệp Theo số liệu thống kê của Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp website được cập nhật thường xuyên chức năng gian hàng trực tuyến tăng... vận hành bảo vệ an toàn điện (Theo congnghemoi.com) 2.NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động của doanh nghiệp vẫn luôn là một trong những công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất để phát triển hệ thống kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh khả năng hội nhập quốc tế PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 11... hữu hiệu, thiết thực hợp lý để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc luôn thể xảy ra (Theo vnmedia.com.vn) CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỔNG THANH TOÁN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SMARTLINK THAM DỰ GIẢI EASIA AWARD Dự án "Cổng thanh toán cho thương mại điện tử VN" của Công ty cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink) được đề cử cho hạng mục Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực nhân lọt vào vòng bán kết giải... việc ứng dụng thương mại điện tử, chính phủ điện tử, hành chính điện tử kinh doanh điện tử, đồng thời cũng bảo vệ bản quyền các tài sản số hóa (Theo pnp.vn) CÔNG NGHỆ MỚI LÀM MÁT MÁY TÍNH XÁCH TAY Một công nghệ mới thể giúp làm mát máy tính xách tay đem đến cho công nghệ thông tin 1 kiểu khác để xử lý thông tin, theo Jairo Sinova, giáo sư vật lý học của Đại học Texas A&M Sinova các đồng nghiệp... cách quay của điện tử, những hạt nhỏ mà mắt thường không thấy được Các hướng mà điện tử quay thể được dùng ghi xử lý thông tin Theo Sinova, các trình xử lý thông tin gồm các giai đoạn: tạo ra thông tin, truyền PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 21 ghi thông tin Nhóm nghiên cứu đã thiết kế một thiết bị bơm các điện tử quay theo 1 hướng cụ thể theo thông tin mà họ muốn xử ly, sau đó truyền các điện tử này đến... Việt Nam PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 20 Khả năng ứng dụng của CKS khá lớn, do tác dụng tương tự như chữ ký tay, nhưng dùng cho môi trường điện tử Thường CKS được sử dụng trong giao dịch cần an toàn qua mạng Internet, như giao dịch thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng Thứ 2 là dùng để ký lên eMail, văn bản tài liệu Soft-Copy, phần mềm module phần mềm việc chuyển chúng thông qua Internet hay mạng... nâng cao tính bảo mật duy nhất của CKS đó Tính pháp lý của “Chữ ký số”? Theo quyết định số 25/2006/QĐBTM về quy chế sử dụng CKS của bộ Thương Mại, mọi văn bản điện tử được ký bằng CKS giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy được ký đóng dấu Ngoài ra, nghị định 26 về CKS dịch vụ chứng thực CKS đã được Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 15/2/2007, qua đó công nhận CKS chứng thực số giá... mạch điện bên trong thiết bị Tiếp đến, bạn bỏ điện thoại vào một cái tô hay túi vải đầy gạo khô để cho gạo ngập lên cả phần vỏ nhựa Gạo sẽ hấp thụ hơi ẩm giúp làm khô điện thoại; tránh ánh nắng trực tiếp để tránh sự ngưng tụ hơi nước Để điện thoại trong gạo tối thiểu 2 đến 3 ngày Sau đó, lấy điện thoại ra, sử dụng một bình xịt khí nén để thổi sạch bụi gạo bám vào máy Bạn “ráp” điện thoại lại và. .. duyệt lần đầu vào năm 2004 để điều trị ung thư trung biểu mô do amiăng, sau đó được coi là liệu pháp ban đầu để điều trị ung thư phổi tế bào không nhỏ giai đoạn cuối Tác dụng phụ thể gặp khi sử dụng thuốc này là mệt mỏi, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, tê đầu chi phát ban (Theo SGTT) CHÂN TRỜI KHOA HỌC CHỮ KÝ SỐ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Phân biệt “chữ ký số” “chữ ký điện tử Trên môi trường . KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Internet là mạng toàn cầu được hình thành. DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang hình thành ở VIệt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng hoạt động này vào

Ngày đăng: 28/01/2013, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w