1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi cài kim tại huyệt răng, hàm mỗi bên tai trên người bình thường

97 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ Y TẾ HUỲNH VÕ QUỐC KHA KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT DA KHI CÀI KIM TẠI HUYỆT RĂNG, HÀM MỖI BÊN TAI TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ Y TẾ HUỲNH VÕ QUỐC KHA KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT DA KHI CÀI KIM TẠI HUYỆT RĂNG, HÀM MỖI BÊN TAI TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG NGÀNH: Y HỌC CỔ TRYỀN MÃ SỐ: 8720113 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS BS TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tơi Các số liệu kết nêu luận văn trung thực chưa công bố cơng trình khác Tác giả luận văn Huỳnh Võ Quốc Kha MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC HÌNH ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ v LỜI CẢM ƠN vi ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan nhĩ châm 1.2 Điều hòa nhiệt độ thể 14 1.3 Phương pháp ghi nhiệt hồng ngoại 19 1.4 Các nghiên cứu liên quan 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1 Thiết kế nghiên cứu 25 2.2 Đối tượng nghiên cứu .25 2.3 Địa điểm thời gian nghiên cứu 26 2.4 Cỡ mẫu .26 2.5 Mô tả biến số 27 2.6 Phương tiện nghiên cứu .27 2.7 Quy trình nghiên cứu 32 2.8 Phương pháp xử lý số liệu 33 2.9 Vấn đề y đức 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 38 3.2 Sự thay đổi nhiệt độ da châm cài kim huyệt Răng tai bên 42 3.3 Sự thay đổi nhiệt độ da châm cài kim huyệt Hàm tai bên .47 3.4 Tác dụng không mong muốn trình nhĩ châm .55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57 4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 57 4.2 Hiệu phương pháp hình ảnh hồng ngoại .57 4.3 Sự thay đổi nhiệt độ da vùng da 58 4.4 Tác dụng không mong muốn trình nhĩ châm .67 4.5 Ứng dụng đề tài 68 4.6 Điểm mạnh hạn chế đề tài 69 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .71 4.7 Kết luận 71 4.8 Kiến nghị 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ C2, C3 Cổ 2, Cổ ĐTNC Đối tượng nghiên cứu TÊN TIẾNG ANH Rối loạn thái dương hàm RLTDH TK Thần kinh YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học đại ABVN Nhánh loa tai dây thần kinh X The auricular branch of the vagus nerve VAS Thang điểm đánh giá đau chiều Visual Analog Scale WFAS Liên Hiệp Hội Châm Cứu Thế giới World Federation of Acupuncture-Moxibustion Societies WHO Tổ chức Y tế giới World Health Organization ii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ phận loa tai .5 Hình 1.2: Phân bố thần kinh loa tai Hình 1.3: Thần kinh tai to vùng chi phối cảm giác Hình 1.4: Vị trí huyệt Răng loa tai 13 Hình 1.5: Vị trí huyệt Hàm loa tai .14 Hình 1.6: Hệ thống mạch máu da 17 Hình 1.7: Cơ chế thải nhiệt từ thể 19 Hình 2.1: Hình ảnh máy camera hồng ngoại Flir C5 sử trong nghiên cứu 28 Hình 2.2: Các bước tiến hành nghiên cứu 32 Hình 3.1: Hình ảnh thay đổi nhiệt độ da trước sau cài kim huyệt Hàm chụp camera hồng ngoại Flir C5 .53 Hình 4.1: Phân bố thần kinh tai 64 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Danh sách phân bố đối tượng nghiên cứu vào hai nhóm 30 Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi BMI đối tượng nghiên cứu nhóm cài kim huyệt Răng 38 Bảng 3.2: Sự thay đổi huyết áp tâm thu nhóm cài kim huyệt Răng 39 Bảng 3.3: Sự thay đổi huyết áp tâm trương nhóm cài kim huyệt Răng 39 Bảng 3.4: Sự thay đổi tần số tim nhóm cài kim huyệt Răng .39 Bảng 3.5: Đặc điểm tuổi BMI đối tượng nghiên cứu nhóm cài kim huyệt Hàm 40 Bảng 3.6: Sự thay đổi huyết áp tâm thu nhóm cài kim huyệt Hàm 41 Bảng 3.7: Sự thay đổi huyết áp tâm trương nhóm cài kim huyệt Hàm .41 Bảng 3.8: Sự thay đổi tần số tim nhóm cài kim huyệt Hàm 41 Bảng 3.9: Nhiệt độ vùng hàm cài kim huyệt Răng bên trái 42 Bảng 3.10: Nhiệt độ vùng hàm cài kim huyệt Răng bên phải 43 Bảng 3.11: Nhiệt độ vùng hàm giả châm huyệt Răng bên trái .43 Bảng 3.12: So sánh nhiệt độ vùng hàm bên cài kim huyệt Răng nhĩ châm giả nhĩ châm 44 Bảng 3.13: Sự thay đổi nhiệt độ da vùng loa tai cài kim huyệt Răng 45 Bảng 3.14: Sự thay đổi nhiệt độ da nơi cài kim cài kim huyệt Răng .46 Bảng 3.15: Nhiệt độ vùng hàm cài kim huyệt Hàm bên trái 47 Bảng 3.16: Nhiệt độ vùng hàm cài kim huyệt Hàm bên phải .48 Bảng 3.17: Nhiệt độ vùng hàm giả châm huyệt Hàm bên trái 48 Bảng 3.18: So sánh nhiệt độ vùng hàm bên nhĩ châm giả nhĩ châm 49 Bảng 3.19: Sự thay đổi nhiệt độ da vùng loa tai cài kim huyệt Hàm 50 Bảng 3.20: Sự thay đổi nhiệt độ da nơi cài kim cài kim huyệt Hàm 51 Bảng 3.21: Tỉ lệ tác dụng không mong muốn q trình nhĩ châm nhóm cài kim huyệt Răng 55 iv Bảng 3.22: Tỉ lệ tác dụng khơng mong muốn q trình nhĩ châm nhóm cài kim huyệt Hàm 55 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đặc điểm giới tính đối tượng nghiên cứu nhóm cài kim huyệt Răng 38 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm giới tính đối tượng nghiên cứu nhóm cài kim huyệt Hàm 40 Biểu đồ 3.3: So sánh nhiệt độ vùng hàm bên cài kim huyệt Răng nhĩ châm giả nhĩ châm 45 Biểu đồ 3.4: Sự thay đổi nhiệt độ da vùng loa tai cài kim huyệt Răng 46 Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi nhiệt độ da nơi cài kim cài kim huyệt Răng .47 Biểu đồ 3.6: So sánh nhiệt độ vùng hàm bên cài kim huyệt Hàm nhĩ châm giả nhĩ châm 50 Biểu đồ 3.7: Sự thay đổi nhiệt độ da vùng loa tai cài kim huyệt Hàm 51 Biểu đồ 3.8: Sự thay đổi nhiệt độ da nơi cài kim cài kim huyệt Hàm 52 vi LỜI CẢM ƠN Để luận văn hoàn thành, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Y học cổ truyền đã tạo điều kiện giúp em quy trình để việc thực diễn suôn sẻ đúng tiến độ Em xin chân thành cảm ơn Bộ môn Châm cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho em sử dụng phòng Nghiên cứu thực nghiệm châm cứu để tiến hành đề tài Đặc biệt, lời biết ơn sâu sắc từ tận đáy lòng, em xin gửi đến cô PGS TS BS Trịnh Thị Diệu Thường – cảm ơn cô đã đồng hành, sửa chữa chỉ dạy em chút để em hồn tất luận văn Và xin cảm ơn tình nguyện viên đã đồng ý tham gia, dành thời gian hợp tác suốt trình thực nghiên cứu Vì kiến thức y khoa vơ hạn hiểu biết người lại hữu hạn, nên trình thực luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, em kính mong nhận ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để luận văn hoàn thiện, cũng giúp cho thân em trau dồi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm lĩnh vực nghiên cứu khoa học Ngày 12 tháng 10 năm 2022 Học viên thực Huỳnh Võ Quốc Kha ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn thái dương hàm thuật ngữ chung, chỉ tình trạng lâm sàng ảnh hưởng lên khớp thái dương hàm và/hoặc nhai, xếp vào phân nhóm rối loạn – xương Các tình trạng khác nguyên nhân chế, có triệu chứng, dấu chứng tương tự nhau, chủ yếu đau loạn cơ, khớp thái dương hàm Rối loạn thái dương hàm (RLTDH) phổ biến, số nghiên cứu tình trạng ảnh hưởng đến khoảng 25% người lớn Hơn nữa, RLTDH ảnh hưởng đến chất lượng sống suất làm việc Ở Hoa Kỳ, ước tính 100 triệu người trưởng thành làm, RLTDH đóng góp vào 17,8 triệu ngày nghỉ việc hàng năm Tại Việt Nam, RLTDH theo nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Anh, Đoàn Hồng Phượng trẻ 12 tuổi chiếm tỉ lệ 22,8% 4, người lớn từ 18 đến 54 tuổi 64,9% 1,5 Các triệu chứng dấu chứng RLTDH phân thành ba nhóm dựa vào cấu trúc bị ảnh hưởng Trong đó, dấu chứng phổ biến đau loạn và/hoặc khớp thái dương hàm Những đau có thể tự phát, hay xảy vận động hàm sờ nắn Thông thường cảm giác đau xuất từ từ thay đổi cường độ từ trung bình đến nặng Đau khớp thường khu trú trước tai, hai bên, liên quan với vận động hàm dưới, nhanh chóng hết nghỉ ngơi Trong đó, việc điều trị thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống trầm cảm ba vòng 8-13 Tuy nhiên nhóm thuốc lại có nhiều tác dụng phụ Thuốc giãn gây triệu chứng buồn ngủ, chóng mặt, suy nhược 14, bệnh nhân thiếu máu tim, thuốc chống trầm cảm ba vịng làm tăng nguy đột tử, tác dụng kháng cholinergic mờ mắt, táo bón, khơ miệng bí tiểu 15 Các thuốc kháng viêm khơng steroid có nhiều tác dụng phụ đường tiêu hóa viêm lt dày, xuất huyết tiêu hóa 16-18 Vì vậy, việc tìm kiếm phương pháp giảm đau khơng dùng thuốc, hạn chế tác dụng phụ thực cần thiết Nhĩ châm phương pháp châm cứu đó nơi tác động vị trí, phân vùng đại diện loa tai có liên quan đến bệnh tật quan thể, đặc biệt nhĩ châm chứng minh làm tăng ngưỡng đau liên quan tới nha khoa, giảm mức độ đau tính theo thang điểm VAS 24h đầu, giảm sử dụng lượng thuốc giảm đau 72h sau phẫu thuật nhổ khôn, làm giảm triệu chứng đau RLTDH 19-22 Một số học thuyết đưa thuyết người thu nhỏ, thuyết kinh lạc phân vùng phôi thai 19,23 Một số nghiên cứu chứng minh huyệt loa tai có mối quan hệ tương ứng tới vùng thể Ví dụ Oleson cộng đã ứng dụng thay đổi điện trở loa tai để xác định xác vị trí vùng đau tương ứng thể bệnh nhân đau xương khớp với độ xác tới 75.2% 24 Với mong muốn tìm hiểu liên hệ huyệt loa tai vùng thân thể tương ứng, bước đầu nghiên cứu, chọn huyệt mà có vùng tương ứng nằm tiết đoạn thần kinh Hai huyệt Răng Hàm ứng dụng nhiều để điều trị đau nha khoa 19-22 Cả hai nằm phần dái tai thần kinh tai to từ rễ C2, C3 chi phối cảm giác Huyệt Răng Hàm cho có mối quan hệ với vùng hàm Vậy liệu huyệt Răng Hàm tai có liên hệ với vùng hàm hay khơng? 20,25,26 Dựa theo nghiên cứu Vũ Thanh Liêm khảo sát thay đổi nhiệt độ bề mặt da để tìm hiểu mối liên hệ huyệt Liệt Khuyết, Ủy Trung ứng với vùng cổ vùng lưng 27,28, dùng camera hồng ngoại để khảo sát thay đổi nhiệt độ da loa tai vùng hàm trước sau cài kim huyệt Răng, Hàm tai nhằm kiểm định lại liên hệ huyệt Răng Hàm tai với vùng hàm tiền đề cho thử nghiệm lâm sàng lớn liên quan đến nhĩ châm, đặc biệt nghiên cứu có sử dụng huyệt Răng, Hàm Câu hỏi nghiên cứu đặt là: Nhiệt độ da loa tai vùng hàm có thay đổi sau cài kim huyệt Răng, Hàm tai hay không? MỤC TIÊU TỔNG QUÁT: Khảo sát thay đổi nhiệt độ da loa tai vùng hàm cài kim huyệt Răng, Hàm tai bên có so sánh với nhóm chứng Mục tiêu cụ thể: Khảo sát thay đổi nhiệt độ da loa tai vùng hàm cài kim huyệt Răng tai bên Khảo sát thay đổi nhiệt độ da loa tai vùng hàm cài kim huyệt Hàm tai bên Khảo sát tác dụng không mong muốn trình nhĩ châm CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan nhĩ châm 1.1.1 Lịch sử nhĩ châm Nhĩ châm phương pháp châm cứu đó nơi tác động vị trí, phân vùng đại diện loa tai có liên quan đến bệnh tật quan thể 19 Vào năm 1956, bác sĩ Paul Nogier đã công bố đồ bào thai đảo ngược đại hội Societe Mediterraneenne Marseille 29 Kể từ đó nhĩ châm đã đưa vào ứng dụng lâm sàng trị liệu giảm đau, động kinh, béo phì ngủ 23 Tuy nhiên vị trí tên gọi nhĩ châm chưa thống Trung Quốc nước phương Tây Hội nghị khu vực lần thứ nhóm nghiên cứu chuẩn hóa điểm châm cứu đã nhóm nghiên cứu khoa học WHO (World Health Organization) tổ chức Geneva, Thụy Sĩ năm 1989 Báo cáo đề cập số khía cạnh bổ sung danh pháp châm cứu theo chuẩn hóa quốc tế còn xem xét, đặc biệt nhĩ châm (ví dụ, 43 điểm nhĩ châm có hiệu trị liệu đã chứng minh, vị trí chúng đã chấp nhận chung) thuật ngữ kỹ thuật sử dụng châm cứu Năm 2009, Liên Hiệp Hội Châm Cứu Thế giới (World Federation of Acupuncture – Moxibustion Societies – WFAS) đã tiếp tục cơng việc chuẩn hố quốc tế điểm nhĩ châm Có định đưa Hội nghị Bắc Kinh 2010: - Trên sở 20 năm nghiên cứu nỗ lực WHO trước đây, dự thảo Trung Quốc đưa tồn diện, có hệ thống có tính quy phạm, tiến - Thông qua thảo luận tham vấn tổng thể, việc chuẩn hóa danh pháp vị trí điểm nhĩ châm thảo luận sở dự thảo WFAS đề xuất - Hội thảo chuyên đề đã làm rõ chế công việc tương lai vấn đề chuẩn hóa quốc tế danh pháp vị trí điểm nhĩ châm 30 1.1.2 Giải phẫu loa tai 1.1.2.1 Các mốc giải phẫu loa tai Loa tai có hình bầu dục khơng đều, đầu lớn đầu dưới, trục hình bầu dục gần thẳng đứng, sờ nắn thấy da 1/4 đến 4/5 diện tích loa tai có lớn sụn, chỉ trừ vùng dái tai (diện tích chỉ 1/4 đến 1/5 diện tích loa tai) chỉ có da lớp tổ chức da, khơng có sụn 25 Hình 1.1: Sơ đồ phận loa tai 31 1.1.2.2 Phân bố thần kinh loa tai Hình 1.2: Phân bố thần kinh loa tai 19 Loa tai chi phối dây thần kinh (TK) sọ TK tủy sống Vận động: nhánh vận động dây TK mặt, điều khiển tai Cảm giác: nhánh loa tai dây TK X (the auricular branch of the vagus nerve – ABVN), nhánh thái dương tai TK sinh ba, nhánh cảm giác dây TK mặt (dây trung gian Wrisberg), dây TK lưỡi hầu, dây TK chẩm nhỏ dây TK tai to 19 Thần kinh tai to nhánh đám rối cổ nông, tạo từ rễ cổ cổ (C2 C3) chi phối cảm giác vùng loa tai, vùng da phía sau tai, vùng da tuyến mang tai góc hàm 32 Các nhánh da đám rối là: nhánh cổ ngang, nhánh tai, nhánh chũm, nhánh ức, nhánh đòn, nhánh mỏm vai Mỗi nhánh nhánh nối với hạch giao cảm cổ nhánh nối Xuất phát từ đám rối cổ, dây thần kinh tai to men theo bề mặt ức đòn chũm, lên ngang dái tai, phân hai nhánh: nhánh trước tai nhánh sau tai - Nhánh trước tai xuyên qua dái tai mặt trước loa tai, cho nhánh tương đối to theo thuyền tai lên phân bố 2/3 thuyền tai, đối luân, đầu nhọn hố tam giác, xoắn tai thuyền tai, phần luân tai Da phần dái tai rãnh bình tai cũng có thần kinh tai to phân bố - Nhánh sau tai phân bố da phần mặt sau loa tai Nhờ kết nối rải rác theo nấc, đám rối cổ nông liên hệ với dây phụ: dây mặt, dây phế vị, dây lưỡi dây hạch thần kinh giao cảm 31 Hình 1.3: Thần kinh tai to vùng chi phối cảm giác 32 Chú thích: Greater auricular nerve: Thần kinh tai to Vùng màu xanh vùng chi phối thần kinh tai to Nhận xét chung phân bố TK loa tai: phong phú, giúp loa tai liên hệ với tủy sống thông qua dây TK tai lớn), liên hệ não chủ yếu dựa vào TK sinh ba, thứ đến nhờ dây trung gian Wrisberg dây lưỡi hầu, liên hệ với TK tự chủ: giao cảm chủ yếu qua đám rối TK cổ nông dây lưỡi hầu, đối giao cảm chủ yếu dây TK X qua nhánh loa tai dây thần kinh X (The auricular branch of the vagus nerve – ABVN) 1.1.2.3 Phân bố mạch máu mạch bạch loa tai Loa tai cung ứng máu đầy đủ, chủ yếu dựa vào động mạch thái dương nông động mạch tai sau, nhánh động mạch cảnh Các tĩnh mạch nhỏ mặt trước loa tai đổ vào tĩnh mạch thái dương nông Tĩnh mạch mặt sau loa tai đổ vào tĩnh mạch tai sau Bạch mạch loa tai phong phú, hình thành mạng lưới loa tai mặt trước loa tai chảy vào hạch mang tai, mặt sau loa tai đổ hạch sau tai 19 1.1.3 Cơ sở lý luận nhĩ châm theo Y học đại Cơ sở lý luận nhĩ châm theo Y học đại (YHHĐ) dựa thuyết phôi thai học thuyết phản xạ thần kinh 1.1.3.1 Phôi thai học Trong trình tiến hóa, tai hình thành từ khe mang Ở loài cá, khe mang quan hơ hấp chủ yếu, có qua nhệ chặt chẽ với chức sống khác Khe mang mặt xác định tính chất nước qua khe (có đủ oxy để hơ hấp khơng, nước có thức ăn không), mặt khác điều khiển chức vận động thể Nói cách khác, khe mang lồi cá mơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh tới mức mà toàn khe mang trở thành hệ thống điều khiển chức thống nhất, giữ cân đối nội môi, ổn định môi trường bên thể Vì mà loa tai người, vốn tồn tích khe mang, có mối liên hệ chặt chẽ với cấu thần kinh trung ương, phản chiếu tất phận tồn thể kích thích điểm phản chiếu phận ngoại biên có đáp ứng chẩn đốn điều trị nhanh chóng hữu hiệu 25 1.1.3.2 Thuyết phản xạ thần kinh Theo thuyết phản xạ thần kinh kích thích châm cứu tạo huyệt tạo phản xạ chỗ đồng thời xung động kích thích cũng dẫn truyền qua sợi thần kinh hướng tâm thụ cảm giác quan thân thể da, tổ chức da, cân, tổ chức liên kết sâu để đến sợi rễ thần kinh sau vào sừng sau tủy sống (các xung động kích thích xuất phát từ ổ tổn thương bệnh lý cũng dẫn truyền theo đường này) Tại nơron tủy sống, xung động kích thích mặt đã tác động qua lại với sợi thần kinh hướng tâm ly tâm số dây thần kinh cảm giác – vận động, vận mạch nội tạng nằm tiết đoạn thần kinh tủy sống để gây phản ứng phản xạ thần kinh theo tiết đoạn, mặt khác dẫn truyền hướng tâm đến đồi não tổ chức cao theo đường: đường trực tiếp tủy sống – đồi não đường gián tiếp tủy sống – hệ lưới (của thân não) – đồi não 25 Loa tai nơi phân bố nhiều nhánh dây thần kinh (chủ yếu nhánh cảm giác) mạch máu Vì vậy, da loa tai vùng thụ cảm giác quan quan trọng, có thể, tiếp nhận cảm giác từ phận thân thể phủ tạng xung động xuất phát từ vùng thuộc hệ thần kinh giao cảm phó giao cảm, vùng đồi, đồi não vỏ não dẫn truyền tới loa tai Khi châm huyệt loa tai sinh xung động kích thích mạnh, trực tiếp đến phận thụ cảm giác quan khu vực rộng rãi não trung gian trán, hành não đến hết tiết đoạn C1 – C4 dưới, sau qua chịu điều hòa thân não để tạo phản xạ có tác dụng chữa bệnh 25 Châm loa tai cịn có tác dụng hình thành phản xạ thần kinh hệ thống châm cứu khác, có liên hệ hệ thống hướng tâm loa tai với xung động hướng tâm hệ phản chiếu vi châm cứu khác bắt chéo rộng rãi hệ vi châm cứu thân não vùng đồi vỏ não tạo điều kiện thuận lợi cho xung động kích thích mạnh từ huyệt loa tai tác động đến hệ vi châm cứu khác 25 1.1.4 Cơ sở lí luận nhĩ châm theo Y học cổ truyền Theo Y học cổ truyền (YHCT), có mối liên quan tai kinh mạch 19 Trong tài liệu kinh điển châm cứu có đề cập mối liên quan tai kinh mạch Trong Linh khu có nêu “Tai nơi tụ hội tông mạch” (Khẩu vấn – Linh Khu 28), “Khí huyết 12 kinh mạch, 365 lạc lên mặt để tưới cho quan, khiếu, não tủy đầu mặt đó có khí huyết tách để tưới nhuần cho tai nghe được” (Tà khí tạng phủ bệnh hình – Linh Khu 4) Mối liên quan tai tạng phủ 19 “Thận khí thơng tai Thận hóa thì tai nghe ” (Mạch độ - Linh Khu 17) “Tâm khai khiếu tai” (Kim quỹ chân ngôn luận – Tố vấn 3) “Đầu đau, tai ù, chín khiếu không thông lợi trường vị mà ra” (Ngọc chân tàng luận – Tố vấn 19) Câu nêu lên mối quan hệ tai tạng phủ tiêu hóa Tiểu trường, Đại trường, Tỳ, Vị “Bệnh can hư thì tai khơng nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai” (Tạng khí pháp thời luận – Tố vấn 22) “Phế chủ âm thanh, làm tai nghe âm thanh” (Nạn kinh 40) “Phế khí hư … làm cho tai bị điếc” (Chứng trị chuẩn thằng) Những ghi chép nêu cho thấy tai có quan hệ với tất tạng phủ 12 kinh mạch Đây chính sở lý luận YHCT phương pháp châm 1.1.5 Kĩ thuật nhĩ châm Châm kim: châm thẳng góc với da sâu 0,1 – 0,2 cm khơng châm xuyên qua sụn châm chếch 30 – 40° châm luồn da xuyên vùng qua vùng khác Cảm giác đạt châm: 10 + Châm vào huyệt a thị loa tai, người bệnh thường có cảm giác đau buốt, nóng bừng đỏ ứng bên tai châm + Cảm giác căng tức: khó đạt Cài kim: thường áp dụng muốn kéo dài tác dụng nhĩ châm Kim sử dụng loại kim đặc biệt, dễ dàng cài đặt, cố định loa tai Kim có tên nhĩ hoàn Thời gian lưu kim: vài đến vài ngày (3 – ngày tùy theo điều kiện vệ sinh loa tai người bệnh) Hướng dẫn người bệnh dùng tay day, ấn vào kim gài để tăng tác dụng kích thích kim huyệt Cứu: sử dụng khó thực Thủ thuật bổ tả: nhĩ châm, kích thích mạnh: tả, kích thích nhẹ: bổ Chọn huyệt châm bên đau19,26 1.1.6 Lý luận chọn huyệt Răng, Hàm theo YHHĐ YHCT 1.1.6.1 Lý luận theo YHHĐ Vùng dái tai chi phối thần kinh tai to Dây thần kinh tai to xuất phát từ nhánh đám rối cổ nông, nhánh đám rối lại nối với hạch giao cảm cổ nhờ kết nối rải rác theo nấc, đám rối cổ lại liên với dây phế vị dây hạch thần kinh giao cảm 31,32 Theo thuyết phản xạ thần kinh kích thích châm cứu tạo huyệt tạo phản xạ chỗ đồng thời xung động kích thích cũng dẫn truyền qua sợi thần kinh hướng tâm thụ cảm giác quan thân thể da, tổ chức da, cân, tổ chức liên kết sâu để đến sợi rễ thần kinh sau vào sừng sau tủy sống (các xung động kích thích xuất phát từ ổ tổn thương bệnh lý cũng dẫn truyền theo đường này) Tại nơron tủy sống, xung động kích thích mặt đã tác động qua lại với sợi thần kinh hướng tâm ly tâm số dây thần kinh cảm giác – vận động, vận mạch nội tạng nằm tiết đoạn thần kinh tủy sống để gây phản ứng phản xạ thần kinh theo tiết đoạn 25 Loa tai nơi phân bố nhiều nhánh dây thần kinh (chủ yếu nhánh cảm giác) mạch máu Vì vậy, da loa tai vùng thụ cảm giác quan quan trọng, tiếp nhận cảm giác từ phận 11 thân thể phủ tạng xung động xuất phát từ vùng thuộc hệ thần kinh giao cảm phó giao cảm, vùng đồi, đồi não vỏ não dẫn truyền tới loa tai Khi châm huyệt loa tai sinh xung động kích thích mạnh, trực tiếp đến phận thụ cảm giác quan khu vực rộng rãi não trung gian trán, hành não đến hết tiết đoạn C1 – C4 dưới, sau qua chịu điều hòa thân não để tạo phản xạ có tác dụng chữa bệnh 25 Do đó kích thích huyệt vùng dái tai huyệt Răng, Hàm gây đáp ứng lên dây phế vị dây hạch thần kinh giao cảm Châm cứu tạo vi tổn thương, giúp giải phóng chất ví dụ P, NO, CGRP gây tác dụng dãn mạch làm tăng vi tuần hồn 19,33-38 Dịng máu từ trung tâm thể tới da cung cấp truyền nhiệt Các mạch máu phân bố dồi da Ở da có hệ thống mạch máu đặc biệt Sự truyền nhiệt từ sâu qua lớp cách nhiệt da (mô mỡ mơ da) để ngồi mặt da thực nhờ hệ thống mạch máu này, đó quan trọng hệ thống mạch máu da Khi lưu lượng máu qua mạch máu tĩnh mạch cao nhiệt đưa từ sâu da, ngược lại lưu lượng máu qua tĩnh mạch thấp, nhiệt giữ sâu bên thể Hệ thống thần kinh giao cảm chi phối độ co mạch tiểu động mạch hệ thống nối trực tiếp động mạch, tĩnh mạch để cung cấp máu cho mạng tĩnh mạch da, nên có nhiệm vụ quan trọng trình thải nhiệt thể qua bề mặt da 39,40 1.1.6.2 Lý luận theo YHCT Theo sách Tố Vấn Linh khu Nội kinh, kinh lạc đường lưu thơng khí huyết, vận chuyển khí huyết tuần hồn liên tục thể người Tai có mối liên quan với tồn hệ thống kinh lạc Thiên Tà khí tạng phủ bệnh hình (Linh khu) có ghi: “Khí huyết kinh 365 lạc chạy lên phía trên, tưới nhuần ngũ quan (mắt, mũi, môi, lưỡi, tai), thất khiếu (2 mắt, tai, lỗ mũi, miệng) não tủy đó có khí huyết tới vào tai làm cho tai nghe âm thanh” Trong Nội kinh cịn có đoạn ghi rõ “Nhĩ giã, tơng mạch chi sở tụ dã” có nghĩa tai nơi hội tụ tông mạch Hai trích đoạn nêu khái quát mối quan hệ tai với toàn thân Mối quan hệ nêu cụ thể nhiều trích đoạn khác 25 Thiên Kinh mạch (Linh Khu) có đoạn sau: 12 Biệt lạc Thủ dương minh (Đại trường) có tên gọi Thiên lịch vào tai, hợp với tông mạch…25 Trong Linh khu có đoạn nói quan hệ tai với cân đường kinh Thủ thái dương, Thủ thiếu dương, Túc dương minh Túc thiếu dương sau: “Thủ thái dương chi cân kết u nhĩ hậu Hoàn cốt”, nghĩa là: “cân Thủ thái dương kết lại sau tai (huyệt Hồn cốt) Như thấy rõ đường chính kinh dương tuần hồn qua tai 25 Lộ trình kinh Đại trường có nhánh chìm vào chân hàm 41 Lộ trình kinh Vị có nhánh giao chéo xuống hàm cằm, dọc theo má đến góc hàm 41 Như tai vùng hàm có mối quan hệ Huyệt Răng có cơng dụng gây tê nhổ răng, chữa đau răng, huyết áp thấp 19,25 Huyệt Hàm có cơng dụng chữa đau răng, chậm mọc răng, lung lay, gây tê nhổ răng, viêm khớp hàm, viêm lợi 19,25 1.1.7 Vị trí huyệt sử dụng nghiên cứu 1.1.7.1 Huyệt Răng Tên huyệt: Răng, LO1 Vị trí: phần thứ chia dái tai thành phần Chức năng: chữa đau răng, huyết áp thấp 19,42 13 Hình 1.4: Vị trí huyệt Răng loa tai 42 1.1.7.2 Huyệt Hàm Tên Huyệt: Hàm, LO3 Vị trí: phần thứ ba chia dái tai thành phần Chức năng: đau răng, rối loạn khớp thái dương hàm 19,42 14 Hình 1.5: Vị trí huyệt Hàm loa tai 42 1.2 Điều hòa nhiệt độ thể 1.2.1 Định nghĩa thân nhiệt Thân nhiệt nhiệt độ thể Người ta chia thân nhiệt thành hai loại: thân nhiệt trung tâm thân nhiệt ngoại vi Thân nhiệt trung tâm: đo vùng nằm sâu thể, nhiệt đó ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phản ứng sinh học xảy thể, mục đích hoạt động điều nhiệt, thường giữ cố định, ít thay đổi theo môi trường Thân nhiệt ngoại vi: đo da, thay đổi theo nhiệt độ mơi trường xung quanh Điều hịa thân nhiệt: gọi tắt điều nhiệt, hoạt động có tác dụng giữ cho thân nhiệt dao động khoảng hẹp Trong nhiệt độ môi trường sống thay đổi Vì vận tốc phản ứng hóa học thể, vị hoạt động tối ưu hệ thống enzyme tùy thuộc vào thân nhiệt, nên muốn thể hoạt động bình thường thân 15 nhiệt phải giữ ổn định Có thể coi điều nhiệt hoạt động nhằm đảm bảo tính nội môi Thân nhiệt kết hai trình đối lập nhau: sinh nhiệt thải nhiệt 40 1.2.2 Thân nhiệt bình thường Bình thường thân nhiệt giao động khoảng 36,3 – 37,1°C Thân nhiệt hậu môn biểu đúng nhất, nhiệt độ miệng thường thấp nhiệt độ trực tràng khoảng 0,2 – 0,5°C, dễ đo nên thường dùng để theo dõi tình trạng bệnh, bị ảnh hưởng nhiều yếu tố nước uống nóng hay lạnh, ăn kẹo nhai, hút thuốc có thở miệng trước đo khơng Nhiệt độ nách thấp trực tràng 0,5 – 1,0°C dễ đo, thường dùng theo dõi thân nhiệt người bình thường Thân nhiệt ngoại vi da, chịu ảnh hưởng nhiệt độ môi trường nhiều hơn, có thể dùng để đánh giá hoạt động điều nhiệt, cũng thay đổi theo vị trí đo: trán khoảng 33,5°C, lòng bàn tay khoảng 32°C, mu bàn chân khoảng 28°C 40 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt Tuổi cao thân nhiệt giảm, sau mức độ giảm ít Nhịp ngày đêm cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt: thân nhiệt thấp lúc sáng cao vào buổi chiều Thân nhiệt thấp lúc ngủ, tăng thức, cao hoạt động Sức co làm thân nhiệt tăng lên, hoạt động mạnh thân nhiệt tăng lên tới 40°C Thân nhiệt cũng tăng xúc động có lẽ tác dụng thần kinh giao cảm Phụ nữ tăng thân nhiệt vào ngày rụng trứng, có thai thân nhiệt cũng tăng Sự điều hòa thân nhiệt trẻ em không chính xác, thường cao trị số người lớn khoảng 0.5°C Thân nhiệt tăng khoảng 0,5°C người cường giáp giảm người suy giáp, cũng có số người bình thường có thân nhiệt cao thường xuyên 40 1.2.4 Quá trình sinh nhiệt thể 16 Nhiệt sinh từ: Chuyển hóa sở chuyển hóa lượng thể có hoạt động sinh lý tối thiểu để trì sống tuần hồn, hơ hấp… phản ứng hóa học chuyển hóa gluxit, protein, lipit để cung cấp lượng Tác dụng động lực đặc hiệu thức ăn: lượng bắt buộc phải sử dụng trình đồng hóa thức ăn thể thải dạng nhiệt Sự co cơ: co, chất glucoz, lipit bị oxy hóa sinh lượng: 75% dạng nhiệt Đặc biệt tượng run nguyên nhân sinh nhiệt quan trọng Kích thích tố cũng ảnh hưởng đến trình sinh nhiệt thể: Epinephrine Norepinephrin làm tăng tốc độ chuyển hóa lượng, lượng biến thành nhiệt không dự trữ dạng ATP: tạo nhiệt nhanh ngắn hạn Thyroxin tạo nhiệt chậm kéo dài Ở trẻ em có loại mơ mỡ đặc biệt gọi mỡ nâu, nằm xung quanh bả vai nơi khác thể 40 1.2.5 Quá trình thải nhiệt thể Phần lớn nhiệt tạo từ quan sâu bên thể gan, tim, não, Sau đó nhiệt phải truyền từ thể mặt da, để thải ngồi thể Vì vậy, mức nhiệt xác định hoàn toàn hai yếu tố: nhiệt truyền từ nơi nó sinh trung tâm thể đến da nhanh nhiệt vận chuyển từ da môi trường xung quanh nhanh 40 17 Hình 1.6: Hệ thống mạch máu da 39 Dòng máu từ trung tâm thể tới da cung cấp truyền nhiệt Các mạch máu phân bố dồi da Ở da có hệ thống mạch máu đặc biệt Sự truyền nhiệt từ sâu qua lớp cách nhiệt da (mô mỡ mô da) để mặt da thực nhờ hệ thống mạch máu này, đó quan trọng hệ thống mạch máu da Khi lưu lượng máu qua mạch máu tĩnh mạch cao nhiệt đưa từ sâu da, ngược lại lưu lượng máu qua tĩnh mạch thấp, nhiệt giữ sâu bên thể Lượng máu đến mạng lưới tĩnh mạch da thay đổi lớn, từ gần lớn 30% tổng cung lượng tim Lượng máu tới da lớn làm cho nhiệt truyền từ trung tâm thể đến da hiệu quả, giảm lượng máu tới da làm giảm dẫn nhiệt từ trung tâm thể Hệ thống thần kinh giao cảm chi phối độ co mạch tiểu động mạch hệ thống nối trực tiếp động mạch, tĩnh mạch để cung cấp máu cho mạng tĩnh mạch da, nên có nhiệm vụ quan trọng trình thải nhiệt thể 39,40 Nhiệt từ mặt da thải thể hai cách: truyền nhiệt bốc nước 18 1.2.5.1 Thải nhiệt cách truyền nhiệt Truyền nhiệt xạ: truyền nhiệt hai vật không tiếp xúc với Nhiệt truyền dạng tia hồng ngoại (là loại sóng điện từ) Khi nhiệt độ da lớn nhiệt độ môi trường xung quanh, thì lượng nhiệt xạ từ thể nhiều lượng nhiệt xạ từ tường vật khác tới thể Ở nhiệt độ bình thường người khơng mặc quần áo có 60% nhiệt lượng thải xạ hồng ngoại Lượng nhiệt mà vật lạnh nhận tùy thuộc vào màu sắc Vật có màu đen hấp thu toàn nhiệt lượng hấp thụ tới, vật có màu trắng phản xạ tồn nhiệt lượng xạ Truyền nhiệt trực tiếp: Là truyền nhiệt vật tiếp xúc với có khoảng 3% nhiệt lượng thải nhiệt trực tiếp Truyền nhiệt đối lưu: Sự truyền nhiệt thể tới xung quanh dừng lại, nhiệt độ khơng khí gần da với nhiệt độ da, trừ không khí đổi nhờ chuyển động không khí cũ sang nơi khác, có luồng gió chẳng hạn, có khoảng 15% nhiệt lượng thải không khí Như môi trường xung quanh thể có chuyển động đối lưu nhiều thì thể thải nhiều nhiệt, dùng quạt có gió ta thấy mát 1.2.5.2 Thải nhiệt bốc nước qua da, qua niêm mạc hô hấp Một gram nước bốc lấy thể 0,58 kilocalo Có khoảng 22% nhiệt lượng thải dạng Sự bốc nước qua da đường hô hấp thường xuyên xảy ra, bình thường khoảng 600ml ngày, thải khoảng 12 tới 16 kilocalo giờ, lượng nước không cảm thấy, không thay đổi theo nhiệt độ thể nhiệt độ khơng khí Mồ hôi bay hơi: đó chế chính để tản nhiệt trình tập thể dục Việc chuyển đổi chất lỏng thành cho phép thể để điều chỉnh nhiệt độ Kết bốc làm giảm nhiệt độ bề mặt 40 19 Hình 1.7: Cơ chế thải nhiệt từ thể 39 1.3 Phương pháp ghi nhiệt hồng ngoại 1.3.1 Đại cương Công nghệ đo nhiệt độ hồng ngoại kỹ thuật không xâm lấn, đo xạ bước sóng từ trung bình đến dài phát từ tất vật thể chuyển đổi thành nhiệt độ Vì kỹ thuật hình ảnh, giá trị kỹ thuật đo nhiệt độ hồng ngoại khả tạo hình ảnh số hóa video tốc độ cao, hiển thị đồ nhiệt môi trường 43 Nhiệt độ biến số sinh học quan trọng, ảnh hưởng quan trọng đến sinh vật sống nhiệt độ cũng có thể sử dụng chỉ số cho hoạt động trao đổi chất, bệnh tật, chấn thương căng thẳng 44 Da quan quan trọng việc điều hòa nhiệt độ Khi nhiệt độ da lớn nhiệt độ môi trường xung quanh lượng nhiệt xạ từ thể nhiều lượng xạ từ tường vật thể khác tới thể 40 Máy ảnh nhiệt học phát xạ từ tất vật thể nóng không độ tuyệt đối, thường nằm 'dải hồng ngoại nhiệt', dải bước sóng 2–14 µm, khơng nhìn thấy mắt người Các phép đo xạ này, với thông số đo nhiệt độ đưa vào máy ảnh, tín hiệu hiển thị màu xám màu sắc khác đại diện cho giá trị nhiệt độ, sử dụng để ước tính nhiệt độ bề mặt da 44 20 1.3.2 Dụng cụ đo nhiệt độ Máy camera hồng ngoại FLIR C5 Estonia sản xuất Thông số kĩ thuật: Cảm biến hồng ngoại: 160 x 120 (19200 pixels) Độ nhạy nhiệt độ:

Ngày đăng: 03/08/2023, 23:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w