1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Danh nghĩa lịch sử trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo dưới góc độ luật quốc tế

113 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Danh nghĩa Lịch sử Trong Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Quốc Tế Về Chủ Quyền Biển Và Hải Đảo Dưới Góc Độ Luật Quốc Tế
Tác giả Đỗ Quốc Cường
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Bá Diễn
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 165,99 KB

Cấu trúc

  • 2.2.2. Quyết định của Tòa (51)
  • 2.3. Vụ việc Trọng tài Eritrea/Yemen (53)
    • 2.3.1. Khái quát về tranh chấp (53)
    • 2.3.2. Phân tích Phán quyết của Tòa Trọng tài (54)
  • 2.4. Tranh chấp về chủ quyền trên hai đảo Pulau Ligitan và Pulau (57)
    • 2.4.1. Khái quát về tranh chấp (57)
    • 2.4.2. Yếu tố “danh nghĩa lịch sử” trong quá trình giải quyết vụ việc (57)
  • 2.5. Các kết luận rút ra được từ lịch sử giải quyết những tranh chấp về chủ quyền biển – hải đảo liên quan tới “danh nghĩa lịch sử” (64)
  • Chương 3: DANH NGHĨA LỊCH SỬ - CÁC QUYỀN LỊCH SỬ” CỦA (0)
    • 3.1. Sơ lược về yêu sách “danh nghĩa lịch sử - các quyền lịch sử” của Trung Quốc trong Biển Đông (66)
      • 3.1.1. Tóm tắt tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông (66)
      • 3.1.2. Khái quát yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông (68)
    • 3.2. Phân tích các yếu tố cấu thành nên“danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc đối với các đảo trên Biển Đông (71)
      • 3.2.1. Sự thực thi chủ quyền hòa bình và liên tục trong một khoảng thời (71)
      • 3.2.2. Sự công nhận của các quốc gia khác (83)
      • 3.2.3. Sự phản đối liên tục từ bên ngoài (94)
    • 3.3. Nhận định về “danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc (100)
  • KẾT LUẬN (58)

Nội dung

Quyết định của Tòa

Trong Phán quyết của mình, Tòa hầu như không nhấn mạnh đến các tài liệu lịch sử Tòa có quan điểm là không có một điều ước nào trong số đó chỉ ra được một cách cụ thể là những đảo nào nằm dưới quyền cai trị của Vua Anh hoặc Vua Pháp Trong khi xét thấy là không cần thiết phải giải quyết những tranh cãi về lịch sử nhằm mục đích đưa ra được quyết định về vụ việc, Tòa chỉ ra rằng:

Nếu đúng là Vua Pháp có một danh nghĩa… ban đầu… đối với các đảo trong eo biển, một danh nghĩa như vậy đã phải bị chấm dứt xuất phát từ hệ quả của các sự kiện diễn ra vào năm 1204 và các năm sau đó Một cái - được cho - là danh nghĩa phong kiến ban đầu như vậy của các Vua Pháp đối với Quần đảo Eo Biển vào thời điểm này không thể tạo ra được bất kì tác động pháp lý nào, trừ khi nó đã được thay thế bởi một danh nghĩa phù hợp khác theo như luật pháp vào thời điểm thay thế [84, tr 56, 60 – 62].

Trong khía cạnh này, mà có một sự liên quan khá rõ ràng tới học thuyết

“danh nghĩa lịch sử” Tòa đưa ra một ví dụ thú vị về việc áp dụng học thuyết luận liên thời gian vốn có nghĩa là (ở đây trích dẫn lời của Trọng tài viênHuber trong Vụ việc Trọng tài Đảo Palmas): “một thực tế pháp lý phải được đánh giá trên cơ sở luật pháp tồn tại vào thời điểm xảy ra thực tế đó, chứ không phải là luật pháp có hiệu lực vào thời điểm một tranh chấp liên quan đến thực tế đó phát sinh hoặc được giải quyết” [68] Ở phạm vi liên quan đến học thuyết “danh nghĩa lịch sử”, rõ ràng có sự liên quan giữa yêu cầu về sự thực thi chủ quyền liên tục trong việc tạo nên danh nghĩa với một trong những điều kiện tiên quyết của khái niệm luật liên thời gian theo đó các quyền được thụ đắc một cách hợp pháp phù hợp với luật pháp tồn tại cùng thời điểm tạo ra các quyền đó có thể bị mất tính hợp pháp của chúng nếu không được duy trì phù hợp với những thay đổi phát sinh từ sự phát triển của luật pháp quốc tế.Quả thực, trong vụ việc hiện tại, Tòa đã bác bỏ quyền cai trị có từ thời phong kiến trừ khi nó được củng cố bởi “sự chiếm cứ hữu hiệu các đảo đang bị tranh chấp” vào những thời kỳ sau đó, điều mà Anh, chứ không phải Pháp, đã chứng minh được Ở đây cái có tầm quan trọng mang tính quyết định không phải là những giả thiết gián tiếp dựa trên những sự kiện xảy ra vào Thời Trung Đại, mà là những bằng chứng trực tiếp chứng minh cho sự chiếm hữu và thực thi quyền chủ quyền.

Tòa nhấn mạnh tầm quan trọng của thẩm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà giới chức trách Jersey thực thi từ thế kỉ mười bảy cho đến thế kỷ hai mươi Cái mà Tòa chú ý đến là “mối liên hệ” giữa các đảo nhỏ đang bị tranh chấp và quần đảo Eo Biển, đặc biệt là Jersey, và sự thể hiện trên thực tế

“mối liên hệ” này vào các thế kỉ mười chín và hai mươi dưới hình thức các hoạt động quản lý Do vậy, Tòa thấy rằng giới chức trách Anh trong phần lớn thế kỉ mười chín và trong thế kỉ hai mươi đã thực thi các chức năng nhà nước đối với nhóm Ecrehos; và rằng Pháp đã không đưa ra được bằng chứng đầy đủ để chứng minh rằng mình có một danh nghĩa hợp pháp đối với nhóm đảo này.Trong những hoàn cảnh như vậy, Tòa nhất trí ra phán quyết rằng chủ quyền đối với Minquiers và Ecrehos là thuộc về Vương Quốc Anh [84, tr.72].

Vụ việc Trọng tài Eritrea/Yemen

Khái quát về tranh chấp

Vụ việcEritrea/Yemen được giải quyết bởi hai Phán quyết do Tòa Trọng tài gồm năm thành viên nhất trí đưa ra; cụ thể là Phán quyết về Chủ quyền Lãnh thổ và Phạm vi Tranh chấp (Giai đoạn I) ngày 9/10/1998 và Phán quyết về Phân định Biển (Giai đoạn II) ngày 17/12/1999.

Theo Thỏa thuận Trọng tài giữa hai bên (Điều 2), Eritrea và Yemen yêu cầu Tòa Trọng tài tiến hành xét xử qua hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất, Tòa được yêu cầu đưa ra quyết định về những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ phù hợp với các nguyên tắc, quy tắc và thực tiễn trong luật pháp quốc tế được áp dụng cho tranh chấp hiện tại, và đặc biệt là trên cơ sở danh nghĩa lịch sử, cũng như là quyết định về phạm vi của tranh chấp trên cơ sở lập trường tương ứng của các bên Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này,giai đoạn thứ nhất của quá trình giải quyết tranh chấp sẽ được tập trung phân tích ở đây Đặc biệt, có lẽ đây là lần đầu tiên trong một tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, các bên tranh chấp đã trực tiếp nhắc đến khái niệm “danh nghĩa lịch sử” như là một trong những căn cứ chủ chốt để xác định chủ quyền trên các đảo, đảo nhỏ, đảo đá và bãi cạn lúc chìm lúc nổi trong Biển Đỏ Như vậy, vụ việc này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với học thuyết “danh nghĩa lịch sử”.

Phân tích Phán quyết của Tòa Trọng tài

Trong quá trình xét xử tại giai đoạn thứ nhất của vụ việc, tức là về chủ quyền lãnh thổ và phạm vi tranh chấp, đầu tiên Tòa nhận thấy rằng Eritrea lấy cơ sở cho yêu sách đối với các đảo của mình dựa trên một chuỗi danh nghĩa trong khoảng thời gian hơn 100 năm, và dựa trên các nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu Về phần mình, yêu sách của Yemen dựa trên một danh nghĩa mà được nước này gọi bằng nhiều cái tên khác nhau nhưng đều thể hiện một nghĩa chung: danh nghĩa lịch sử, danh nghĩa nguyên gốc hoặc danh nghĩa truyền thống, bắt nguồn từ Bilad el-Yemen – vương quốc Yemen, được cho là đã tồn tại ngay từ đầu thế kỉ thứ 6 Rõ ràng là cả hai bên đều trình bày các lập luận của mình dựa trên các quyền lịch sử và bên cạnh đó là các bằng chứng lịch sử, đặc biệt là phía Yemen.

Sau khi đã xem xét vấn đề về phạm vi của tranh chấp, theo đó Tòa phê chuẩn cho lập luận của Eritrea và quyết định rằng Tòa sẽ ra phán quyết về chủ quyền trên tất cả các đảo, đảo nhỏ, đảo đá và các bãi cạn nửa chìm nửa nổi mà tại đó các bên đưa ra những yêu sách mâu thuẫn với nhau, Tòa Trọng tài chuyển sang trình bày những nhận định về một số điểm đặc trưng trong vụ việc

Eritrea/Yemen mà có liên quan mật thiết đến “danh nghĩa lịch sử” Căn cứ vào nhiệm vụ được giao cho Tòa Trọng tài theo Thỏa thuận Trọng tài (Điều 2) và tầm quan trọng lớn lao mà Yemen gắn cho khái niệm “danh nghĩa cổ xưa”, Phán quyết phản ánh mức độ chú trọng của Tòa đối với cả những lập luận liên quan tới các danh nghĩa cổ xưa và quyền thừa kế hợp pháp những danh nghĩa ấy do Yemen đề xuất và những lập luận liên quan đến việc Quần đảo Mohabbakah từ lâu đã được quy cho thuộc địa Eritrea và liên quan đến việc thiết lập nên các danh nghĩa ban đầu của Italy [82, Chương IV, tr 24 - 30].

Khi nghiên cứu lập luận của các bên, Tòa trước hết cho rằng: “không nghi ngờ gì là khái niệm danh nghĩa lịch sử có một ý nghĩa đặc biệt trong những tình huống mà thậm chí là tồn tại trong thế giới đương đại hiện nay” [82, đoạn 123, tr.25] Tòa trọng tài sau đó chỉ ra rằng:

Trong vụ việc hiện tại, cả hai bên đều không trình bày bất kì yêu sách nào khẳng định rằng các đảo đang bị tranh chấp là nằm trong phạm vi vùng nước lịch sử Tòa cũng xác nhận thêm rằng:

“các điều kiện chủ đạo trong rất nhiều thế kỉ liên quan tới tính chất cho phép sử dụng công khai truyền thống của các nguồn lợi thủy hải sản ở phía nam Biển Đỏ, vai trò của nó với tư cách là phương thức đi lại không bị giới hạn giữa hai bờ biển, cùng với việc cư dân ở cả hai bên bờ biển này đều sử dụng chung các đảo, đều là những yếu tố quan trọng có khả năng tạo ra “những quyền lịch sử” nhất định có lợi cho cả hai bên […] Những quyền lịch sử như vậy cung cấp một cơ sở pháp lý đủ để duy trì những khía cạnh nhất định của một chế độ công quản mà đã tồn tại trong hàng thế kỉ vì lợi ích của cư dân ở cả hai bên bờ Biển Đỏ [82, đoạn 126, tr.26]. Ở đây dường như là Tòa công nhận các quyền lịch sử của cả hai bên. Điều đó khiến Tòa khó có thể đưa ra quyết định của mình dựa trên danh nghĩa và các quyền lịch sử có lợi cho một trong hai bên Cuối cùng, bất chấp những nỗ lực của Tòa nhằm điều tra cả hai yêu sách về các danh nghĩa lịch sử của các bên, Tòa kết luận rằng:

Cả hai bên đều không thể thuyết phục Tòa rằng lịch sử tranh chấp cho thấy sự tồn tại về mặt pháp lý của một danh nghĩa lịch sử, hay là của các danh nghĩa lịch sử, có tính chất lâu đời, liên tục và chắc chắn mà có thể đóng vai trò như là một nền tảng đủ để cho Tòa đưa ra quyết định [82, đoạn 449, tr 80].

Như vậy, cả hai bên đều không thành công trong việc thuyết phục Tòa về sự tồn tại trên thực tế của các danh nghĩa mà có thể đóng vai trò như là một nền tảng cho một danh nghĩa cổ xưa trong trường hợp của Yemen, cũng như là một danh nghĩa thông qua thừa kế trong trường hợp của Eritrea Phán quyết nhấn mạnh rằng, “căn cứ vào bản chất không có nước sạch và không có người định cư của những đảo và đảo nhỏ và đảo đá,và sự gián đoạn cũng như là tính chất thường xuyên biến đổi của tình hình và các lợi ích chính trị trong khu vực, kết luận này khó có thể được coi là gây ngạc nhiên” [82, đoạn 449, tr.80]. Điều quan trọng là phải lưu ý rằng Phán quyết cũng bác bỏ thẳng thừng sự tồn tại của một nguyên tắc về việc hoàn trả danh nghĩa cổ xưa đối với một vùng lãnh thổ cho một quốc gia mới giành laị được độc lập , mà Yemen đã khẳng định [82, các đoạn 441 – 449, tr.79, 80].

Phần còn lại của Phán quyết (chiếm đến một nửa nội dung) giải quyết những khẳng định của các bên về việc chứng minh cho sự sử dụng, hiện diện và thể hiện công khai quyền lực nhà nước và các phương thức khác mà cho thấy sự chiếm hữu (effectivites) mà có thể dần dần được củng cố thành danh nghĩa.

Sau khi đã nghiên cứu tất cả các cân nhắc về lịch sử, thực tiễn và pháp luâṭ , Tòa Trọng tài kết luận rằng, trên cơ sở cân bằng và với sự tôn trọng lớn nhất có thể mà Tòa giành cho yêu sách của các bên, Quần đảo Mohabbakahs thuộc chủ quyền của Yemen và các chứng cứ được trình bày ủng hộ cho khẳng định của Yemen đối với chủ quyền trên Nhóm Zuqar – Hanish, Đảo Jabal al-Tayr [82, đoạn 508] và Nhóm Zubayr [82, đoạn 524, tr.93].

Tranh chấp về chủ quyền trên hai đảo Pulau Ligitan và Pulau

Khái quát về tranh chấp

Năm 1996, lần đầu tiên trong lịch sử Đông Nam Á , hai quốc gia tiếp giáp nhau đã cùng nhất trí, bằ ng môt Thỏ a thuân Đă c biêṭ , giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước thông qua sự tham gia của một bên thứ ba,trên cơ sở luật pháp quốc tế Vào năm này, Malaysia và Indonesia đã nhất trí đưa các yêu sách tương ứng của mình đối với chủ quyền trên hai đảo PulauLigitan và Pulau Sipadan, nằm trong Biển Celebes, ngoài khơi bờ biển đông- bắc của Đảo Borneo, và nằm cách nhau xấp xỉ 15,5 hải lý, ra xét xử tại Tòa ánCông lý Quốc tế.

Yếu tố “danh nghĩa lịch sử” trong quá trình giải quyết vụ việc

Trong quá trình xét xử vụ việc, bên cạnh những lập luận dựa vào cách giải thích nội dung của các điều ước hoặc các bản đồ, cả Malaysia và Indonesia đều dựa vào sự kế thừa danh nghĩa có từ thời kì xa xưa để khẳng định chủ quyền đối với hai đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan Nói cách khác, có thể coi là cả hai quốc gia đều khẳng định một “danh nghĩa lịch sử” đối với hai đảo nói trên.

Tại vòng thứ hai của giai đoạn tố tụng nói Indonesia khẳng định rằng,nếu Tòa bác bỏ yêu sách của họ đối với các Đảo trong tranh chấp trên cơ sởCông ước 1891 – Là Công ước được kí kết giữa Anh (nước thực dân trước đây cai trị Malaysia) và Hà Lan (nước thực dân trước đây cai trị Indonesia) nhằm mục đích “vạch ra ranh giới giữa các thuộc địa của Hà Lan tại Đảo Borneo(hiện nay thuộc lãnh thổ của ba nước Indonesia, Malaysia và Brunei) và Các quốc gia tại hòn Đảo đó mà đã nằm dưới quyền bảo hộ của Anh”, họ tuy vậy vẫn có danh nghĩa là quốc gia kế thừa Hà Lan, quốc gia vốn đã thụ đắc danh nghĩa của mình thông qua các thỏa ước với Vua Hồi giáo của Vương quốcHồi giáo Bulungan– Nay là Nhiếp chính Phủ (Regency) Bulungan thuộc Indonesia, người nắm giữ danh nghĩa ban đầu [74, đoạn 94, tr 34].

Về phần mình, Malaysia giữa nguyên quan điểm rằng họ đã thụ đắc chủ quyền đối với các Đảo Ligitan và Sipadan thông qua một chuỗi các hoạt động được-cho-là chuyển giao danh nghĩa mà ban đầu được nắm giữ bởi cựu hoàng, Vua Hồi giáo của Vương quốc Sulu (một vương quốc hồi giáo cai trị Philippin và một phần Malaysia hiện nay), danh nghĩa ấy được coi là đã truyền qua lần lượt Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Anh nhân danh Nhà nước Bắc Borneo (được thành lập sau khi Vua Hồi giáo Sulu nhượng vùng đất này cho hai Đại diện của một tổ chức thương mại Anh là Alfred Dent và Nam tước Gustav von Overbeck vào năm 1878, nay là phần phía đông bang Sabah thuộc Malaysia), Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và cuối cùng là Malaysia Chính là “chuỗi danh nghĩa” này mà, theo như Malaysia, đã đem lại cho họ một danh nghĩa dựa trên điều ước đối với Ligitan và Sipadan Để chứng minh cho khẳng định này, Malaysia viện dẫn nhiều điều ước, tiêu biểu có thể kể đến Nghị định thư giữa Tây Ban Nha và Sulu Xác nhận các Cơ sở cho Hòa bình và sự Quy phục ngày 22/7/1878; Nghị định thư kí kết ngày 7/3/1885 giữa Tây Ban Nha, Đức và Anh, theo đó, như Malaysia khẳng định, hai quốc gia này đã công nhận chủ quyền của Tây Ban Nha đối với toàn bộ Quần đảo Sulu; Hiệp định 1900 giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.

- Kết luận của Tòa về lập luận “kế thừa danh nghĩa” [74, các đoạn 108

Về “danh nghĩa” của Indonesia, Tòa nhận định rằng mình đã đề cập đến từ trước nhiều thỏa ước chư hầu kí kết giữa Hà Lan và Vua Hồi giáoBulungan khi xem xét tới Công ước 1891 [74, các đoạn 18, tr 17 và 64, tr.36].

Tòa ghi nhớ rằng trong Thỏa ước 1878 các đảo thuộc địa của Sultan được miêu tả là “Terekkan [Tarakan], Nanoekan [Nanukan] và Sebittik [Sebatik], với các đảo nhỏ thuộc ba đảo trên.” Như đã được bổ sung vào năm 1893, danh sách này nhắc đến ba đảo trên và các đảo nhỏ bao quanh trong các điều khoản tương tự trong khi có cân nhắc tới sự chia cắt đảo Sebatik trên cơ sở Công ước 1891 Tòa ghi nhớ thêm rằng mình đã chỉ ra ở trên là các từ “các đảo nhỏ thuộc ba đảo trên” chỉ có thể được giải thích là nhắc đến các đảo nhỏ nằm ngay trong vùng lân cận của ba đảo mà được nhắc đến bởi tên, và không phải các đảo nằm ở khoảng cách hơn 40 hải lý Do vậy Tòa không thể chấp nhận luận điểm của Indonesia cho rằng họ đã thừa hưởng danh nghĩa đối với các đảo có tranh chấp từ phía Hà Lan thông qua các thỏa ước này, vốn chỉ ra rằng Vương quốc Hồi giáo Bulungan như được mô tả trong các thỏa ước là tạo thành một phần của Xứ Đông Nam Á thuộc Hà Lan.

Theo ý kiến của Tòa, Trao đổi Công hàm năm 1907 giữa Anh và Hoa

Kỳ, vốn không bao gồm một sự chuyển giao chủ quyền lãnh thổ, đã quy định về một sự tiếp diễn của hoạt động cai quản bởi BNBC đối với các đảo nằm ngoài phạm vi ba dặm trên biển tính từ bờ biển Bắc Borneo nhưng vẫn để ngỏ chưa giải quyết vấn đề các đảo này thuộc về bên nào Không có dấu hiệu gì chỉ ra những đảo nào được BNBC cai quản mà Hoa Kỳ có yêu sách về danh nghĩa và câu hỏi về chủ quyền do đó đã bị để trống Vì vậy không có kết luận nào có thể rút ra từ Trao đổi Công hàm 1907 liên quan tới chủ quyền đối với Ligitan và Sipadan.

Thỏa thuận tạm thời này kéo dài đến ngày 2/1/1930, khi một Công ước được kí kết giữa Anh và Hoa Kỳ trong đó một đường được vạch ra chia cắt các đảo thuộc Quần đảo Philippin về một mặt và các đảo thuộc Nhà nước BắcBorneo ở mặt khác Điều III của Công ước đó chỉ ra rằng tất cả các đảo ở phía nam và tây của đường nên thuộc về Nhà nước Bắc Borneo Từ một điểm ở tận phía đông bắc của Ligitan và Sipadan, đường này kéo dài về phía bắc và phía đông Công ước không nhắc tới bất kì đảo nào bằng tên gọi ngoại trừ các Quần đảo Rùa và Mangsee, vốn được tuyên bố là thuộc chủ quyền của Hoa

Kỳ Qua việc kí kết Công ước 1930, Hoa Kỳ từ bỏ bất kì yêu sách nào họ có thể có đối với Ligitan và Sipadan và đối với các đảo lân cận Nhưng Tòa không thể đưa ra kết luận gì từ Trao đổi Công hàm 1907 hay Công ước 1930 hay từ bất kì văn bản nào xuất phát từ phía Chính phủ Hoa Kỳ trong giai đoạn giữa hai văn kiện đó rằng Hoa Kỳ đúng là có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo này Vì vậy, tòa không thể nhận định với bất kì mức độ chắc chắn nào rằng tới thời điểm kí kết Công ước 1930 Hoa Kỳ đã chuyển giao danh nghĩa đối với Ligitan và Sipadan cho Anh, như Malaysia đã khẳng định.

Về một mặt, Tòa không thể bỏ qua việc Anh có ý kiến cho rằng, như là kết quả của Công ước 1930, họ đã thụ đắc - với tư cách thay mặt cho BNBC - danh nghĩa đối với tất cả các đảo nằm ngoài phạm vi 3 dặm trên biển vốn đã được cai quản bởi Công ty, với ngoại lệ là các Quần đảo Rùa và Mangsee. Trước đó họ chưa từng đưa ra một yêu sách chính thức nào đối với bất kì đảo nào ngoài phạm vi 3 dặm trên biển Việc liệu một danh nghĩa như vậy trong trường hợp Ligitan và Sipadan và các đảo lân cận có thực sự được thụ đắc như là kết quả của Công ước 1930 hay không cũng ít liên quan hơn thực tế rằng quan điểm của Anh về hiệu lực của Công ước này đã không vấp phải sự nghi ngờ của bất kì quốc gia nào khác.

Nhà nước Bắc Borneo được chuyển đổi thành một thuộc địa vào năm

1946 Sau đó, thông qua hiệu lực của Điều IV của Thỏa thuận ngày 9/7/1963, Chính phủ Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ireland đã đồng ý tiến hành

“các bước phù hợp và khả thi đối với họ để bảo đảm cho sự ban hành bởi Quốc hội Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ireland một Đạo luật quy định về việc Nữ hoàng Anh giao lại… chủ quyền và quyền tài phán đối với BắcBorneo, Sarawak và Singapore” cho Malaysia.

Xét tới phân tích ở trên, Tòa kết luận rằng mình không thể chấp nhận lập luận của Malaysia rằng có một chuỗi chuyển giao danh nghĩa không bị ngắt quãng từ người nắm giữ danh nghĩa ban đầu, Vua Hồi giáo Sulu, tới Malaysia với tư cách quốc gia nắm giữ danh nghĩa hiện tại Không có cơ sở chắc chắn nào cho thấy Ligitan và Sipadan thuộc về các thuộc địa của Vua Hồi giáo Sulu cũng như không cho thấy bất kì quốc gia được-cho-là nắm giữ danh nghĩa nào có một danh nghĩa trên cơ sở điều ước đối với hai đảo này. Tòa do vậy không thể xác minh rằng Malaysia đã kế thừa một danh nghĩa dựa trên điều ước từ quốc gia tiền nhiệm của mình, Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ireland.

- Chiếm cứ hữu hiệu [70, các đoạn 125 – 149, tr 57 - 64].

Sau khi đã bác bỏ yêu sách chủ quyền dựa vào yếu tố liên quan đến

“danh nghĩa lịch sử” thông qua sự kế thừa mà cả Indonesia và Malaysia viện dẫn, Tòa đã đưa ra kết luận cuối cùng của mình về vấn đề chủ quyền đối với hai đảo Sipadan và Ligitan trên cơ sở sự chiếm cứ hữu hiệu, mà như đã được chỉ ra trong Báo cáo của Ban Thư kí năm 1962 là một trong ba yếu tố quyết định cấu thành nên danh nghĩa lịch sử.

Tòa nhận thấy rằng các hoạt động mà Malaysia dựa vào, cả nhân danh chính bản thân họ và với tư cách là quốc gia kế thừa Anh, tuy là khiếm tốn về số lượng nhưng đa dạng về tính chất và bao gồm cả các hoạt động lập pháp, hành pháp và gần như tư pháp Chúng trải dài qua một khoảng thời gian đáng kể và thể hiện một khuôn mẫu tiết lộ một ý định thực thi các chức năng nhà nước đối với hai hòn đảo trong ngữ cảnh của hoạt động quản lý một phạm vi các đảo rộng hơn.

Tòa hơn nữa cũng không thể coi nhẹ thực tế rằng tại thời điểm các hoạt động này được tiến hành, cả Indonesia lẫn quốc gia tiền nhiệm của họ, HàLan, đều chưa từng thể hiện sự bất đồng hay phản đối Về vấn đề này, Tòa lưu ý rằng trong các năm 1962 và 1963 các nhà chức trách Indonesia thậm chí còn không nhắc nhở giới cầm quyền của Bắc Borneo, hay Malaysia sau khi họ giành được độc lập, rằng việc xây dựng những ngọn hải đăng tại các khoảng thời gian đó đã được tiến hành trên vùng lãnh thổ mà họ coi là của Indonesia; ngay cả nếu Indonesia coi những ngọn hải đăng này chỉ đơn giản là nhằm mục đích an toàn hàng hải tại một khu vực vốn có tầm quan trọng đặc biệt về hàng hải trong các vùng nước ngoài khơi Bắc Borneo, một động thái như vậy cũng là bất bình thường.

Căn cứ vào tình hình vụ việc, và đặc biệt là vào các chứng cứ mà các bên đưa ra, Tòa kết luận rằng Malaysia có danh nghĩa đối với Ligitan và Sipadan trên cơ sở chiếm cứ hữu hiệu.

- Đánh giá về Phán quyết của Tòa

Các kết luận rút ra được từ lịch sử giải quyết những tranh chấp về chủ quyền biển – hải đảo liên quan tới “danh nghĩa lịch sử”

Như vậy, thông qua việc phân tích bốn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển – hải đảo điển hình xảy ra trong những thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian kéo dài hơn một thế kỷ, có thể thấy rằng “danh nghĩa lịch sử” là một yếu tố rất thường xuyên được các bên (hoặc một trong các bên) viện dẫn để chứng minh cho chủ quyền của mình đối với một số vùng lãnh thổ nhất định Dường như khó có thể bất đồng với khẳng định rằng việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia phụ thuộc vào việc xác định xem bên nào có “danh nghĩa tốt hơn” [55] Việc xác định này phải tính tới rất nhiều thiết chế, nguyên tắc và quy tắc Nhiệm vụ của các thẩm phán là đánh giá sức nặng của các lập trường cụ thể và đặt chúng trong ngữ cảnh lịch sử cụ thể Không có dấu hiệu nào cho thấy rằng, căn cứ vào những hoàn cảnh phù hợp, nguồn của danh nghĩa trong một hoàn cảnh cụ thể không được dựa trên khái niệm danh nghĩa lịch sử Tuy nhiên, để thiết lập nên được một danh nghĩa lịch sử, những tiêu chuẩn cụ thể phải được đáp ứng Như đã phân tích ở trên, quan trọng nhất là quốc gia phải thể hiện một sự thực thi chủ quyền liên tục và hữu hiệu trên một vùng lãnh thổ cụ thể trong một khoảng thời gian vừa đủ, cùng lúc đó là sự tồn tại của sự mặc nhận hoặc chấp nhận mà là cần thiết của các quốc gia thứ ba Để có thể áp dụng một cách phù hợp kết cấu pháp lý này, một số yếu tố điều chỉnh nhất định phải được tính tới Đóng vai trò chủ đạo trong số đó là những đặc tính địa lý của vùng lãnh thổ bị tranh chấp và những lợi ích sống còn của các bên có liên quan Tuy nhiên, danh nghĩa lịch sử chỉ là một trong rất nhiều công cụ pháp lý mà có thể được các bên đặt ra và được các thẩm phán sử dụng để quyết định về một tranh chấp lãnh thổ Nếu một yêu sách đối với danh nghĩa lịch sử, trong những hoàn cảnh cụ thể, có thể được coi là đã biến mất như là kết quả của sự yếu kém tương đố i c ủa nó, các yếu tố được đưa ra để củng cố cho danh nghĩa đó, ví dụ như nguyên tắc uti possidetis hoặc chiếm cứ hữu hiệu, có thể được sử dụng để củng cố cho các yêu sách pháp lý khác.

DANH NGHĨA LỊCH SỬ - CÁC QUYỀN LỊCH SỬ” CỦA

Sơ lược về yêu sách “danh nghĩa lịch sử - các quyền lịch sử” của Trung Quốc trong Biển Đông

3.1.1 Tóm tắt tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông

Biển Đông trải dài từ Singapore và Eo biển Malacca ở phía tây nam, đến Eo biển Đài Loan ở phía Đông Bắc Biển Đông giáp với quần đảo Philippin ở phía đông, đảo Borneo ở phía nam, Việt Nam ở phía tây và Trung Quốc Đại lục ở phía bắc Trong số hàng trăm hòn đảo, đảo nhỏ, đảo đá, bãi cạn, bãi ngầm, bãi đá và ám tiêu san hô ở trong khu vực này, chỉ có rất ít thực thể là đáp ứng được các điều kiện cho con người sinh sống, và chúng được tập trung thành các nhóm lớn là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhóm đảo Pratas, Bãi Macclesfield và Bãi cạn Scarborough.

Biển Đông là khu vực có những tuyến đường biển tấp nập có tầm quan trọng chiến lược vào bậc nhất trên thế giới Người ta ước tính được rằng có tới hơn một nửa số tàu chở dầu và hơn một nửa đội tàu thương mại của toàn thế giới (tính theo trọng tải) đi qua vùng biển này mỗi năm Ngoài ra, Biển Đông rất dồi dào tài nguyên thiên nhiên, với trữ lượng hải sản phong phú, và đặc biệt là tiềm năng rất lớn về dầu mỏ và khí ga tự nhiên [71] Vì vậy, chủ quyền lãnh thổ đối với những thực thể đất liền – và các vùng biển được tạo ra từ những thực thể đó , có thể khiến một phần đáng kể của nguồn tài nguyên phong phú đó thuộc về chỉ một quốc gia duy nhất Từ thực tế này đã làm phát sinh các tranh chấp tại Biển Đông – là những tranh chấp thuộc loại phức tạp, kéo dài nhất trong lịch sử các tranh chấp chủ quyền đối với các vùng biển và lãnh thổ mang tính đảo trên biển trên thế giới.

Các đảo tại Biển Đông trong nhiều thập niên đã là đối tượng của các yêu sách chủ quyền đối lập nhau bởi các quốc gia bao quanh Trong số năm quốc gia có yêu sách chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông (Trung Quốc (bao gồm cả CHND Trung Hoa – Trung Quốc lục địa và Trung Hoa Dân Quốc – Đảo Đài Loan), Việt Nam, Philippin, Malaysia, Brunei),từ lâu Trung Quốc đã có yêu sách tham vọng nhất Yêu sách này mở rộng ra toàn bộ các đảo tại Biển Đông (bao gồm vùng nước xung quanh các đảo này), một khu vực trải dài hàng trăm dặm ở phía nam và đông từ tỉnh cực nam của Trung Quốc, Hải Nam Để củng cố cho lập luận này của Trung Quốc, những người đề xướng ra nó đã nhiều lần nhấn mạnh khái niệm “các quyền lịch sử” Ví dụ, “các quyền” của Trung Quốc, theo như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, là được dựa trên “những sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế.” Tướng Phòng Phong Huy, Tham mưu Trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã tuyên bố trong chuyến thăm tới Hoa Kỳ rằng, “lãnh thổ mà các thế hệ người Trung Quốc trước đây truyền lại cho thế hệ ngày nay sẽ không bị quên lãng hay bị hy sinh”.

Nói ngắn gọn, dường như là Trung Quốc yêu sách rằng nước này đáng được hưởng chủ quyền đối với đại bộ phận diện tích Biển Đông, như đã được chứng minh bởi sự hiện diện lịch sử và thực thi quyền lực từ lâu đời của Trung Quốc trong khu vực.Ở phạm vi chủ đề hiện tại, bài viết sẽ tập trung phân tích yêu sách của Trung Quốc, do đây là quốc gia liên tục nhấn mạnh vào “quyền lịch sử” (tương đương với “danh nghĩa lịch sử”) của nước này đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông, từ đó dự đoán mức độ thuyết phục của các lập luận về“danh nghĩa lịch sử” do nước này đưa ra dưới con mắt của các tòa án hoặc tòa trọng tài quốc tế, trong trường hợp nước này chấp nhận đưa tranh chấp chủ quyền của mình (với Việt Nam – quốc gia khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc là với Philippin , hay bất cứ quốc gia hữu quan có yêu sách đối lập nào khác) ra giải quyết tại các thiết chế giải quyết tranh chấpquố c tế nói trên.

3.1.2 Khái quát yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông

Trung Quốc đưa ra yêu sách chính thức đầu tiên của mình – đối với hầu như tất cả các đảo tại Biển Đông – trong Tuyên bố về Lãnh hải Trung Quốc ngày 9/9/1958, tiếp sau thế hệ các công ước pháp điển hóa đầu tiên về luật biển Mặc dù bản thân Trung Quốc không phải là một bên của những công ước đó, nước này đã nhân cơ hội khẳng định những giới hạn của chủ quyền trên biển của nước này và, tương tự như vậy, là phạm vi địa lý của chủ quyền lãnh thổ của mình Theo đó, trong tuyên bố năm 1958 này Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình đối với hầu hết các đảo trong Biển Đông – cụ thể là Quần đảo Pratas (Đông Sa), Quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa), Bãi Macclesfield (Trung Sa), và Trường Sa (Nam Sa):

Chiều rộng lãnh hải nước CHND Trung Hoa sẽ là mười hai hải lý Quy định này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của CHND Trung Hoa bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ, cũng như là Đài Loan và các đảo xung quanh nó, Quần đảo Bành Hồ, Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa và tất cả các đảo khác thuộc về Trung Quốc mà bị chia cắt khỏi lục địa và các đảo ven bờ của nước này bởi biển cả [26]. Các yêu sách lãnh thổ được trình bày trong tuyên bố này vẫn tương đối ổn định cho tới ngày nay và đã được tái khẳng định trong một số dịp Vào ngày 25/2/1992, Trung Quốc ban hành Luật về Lãnh hải và Vùng Tiếp giáp Lãnh hải của nước này, Điều 2 Luật này qui định:

Lãnh thổ đất liền của nước CHND Trung Hoa bao gồm phần lục địa của nước CHND Trung Hoa và các đảo ven bờ; Đài Loan và tất cả các đảo thuộc nó bao gồm Quần đảo Điếu Ngư; Quần đảo

Bành Hồ; Quần đảo Đông Sa; Quần đảo Tây Sa; Quần đảo Trung

Sa và Quần đảo Nam Sa; cũng như là tất cả các đảo khác thuộc về CHND Trung Hoa [51, Điều 2].

Yêu sách được xác nhận một lần nữa trong dịp Trung Quốc phê chuẩn Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vào năm 1996, bằng việc viện dẫn rõ ràng đến luật năm 1992 của nước này.

Trong hai công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 được nộp vào năm 2009 và một công hàm được nộp vào ngày 14/4/2011 – sau khi Việt Nam và Malaysia nộp các hồ sơ chung và riêng lên Ủy ban Liên hợp Quốc về Thềm Lục địa – Trung Quốc đã tái khẳng định những đòi hỏi về lãnh thổ của mình theo một cách thức thậm chí còn có phạm vi rộng hơn, khẳng định rằng “Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với các đảo trong

Biển Đông và vùng nước liền kề.” Đặc biệt, đi kèm hai công hàm năm 2009 là một bản đồ thể hiện một đường gồm chín đoạn bao trọn lấy toàn bộ diện tích Biển Đông.

Xét theo thứ tự thời gian, sự đề cập đầu tiên đến “các quyền lịch sử” được tìm thấy trong Luật ngày 26/6/1998 về Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa của Trung Quốc Trong khi mục đích chính của Luật này là nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình và để làm rõ các quyền của mình tại những vùng này, Điều 14 quy định rằng “các quy định của Luật này sẽ không tác động đến các quyền lịch sử của nước CHND Trung Hoa” [52] Điều 14 cho thấy rằng Trung Quốc tin rằng nước này được hưởng những quyền nhất định liên quan đến chủ quyền trên biển mà được dựa trên các yếu tố lịch sử Ý nghĩa chính xác của Điều 14 dù vậy vẫn không rõ ràng và đã làm phát sinh các cách giải thích khác nhau và dẫn đến sự suy đoán là liệu mục đích của nó có phải là ngầm nhắc đến các yêu sách lãnh thổ và trên biển của nước này tại Biển Đông hay không.

Thuật ngữ các quyền lịch sử mà Trung Quốc đưa ra về cơ bản là mang tính mơ hồ Mặc dù một số nhà bình luận đã cho rằng cách giải thích duy nhất cho đường chín đoạn là nó đại diện cho vùng nước lịch sử của Trung Quốc, một sự phân tích kỹ lưỡng quan điểm này đã cho thấy rất nhiều vấn đề Trước hết, nói rằng Trung Quốc lấy cơ sở cho yêu sách trên biển của mình dựa trên các quyền lịch sử của mình là tương đương với giả định rằng các nguyên tắc của UNCLOS không nên được áp dụng Trung Quốc do vậy sẽ phải chứng minh được là UNCLOS không có khả năng được áp dụng trong việc xác định chủ quyền của nước này tại Biển Đông Thứ hai, ý kiến cho rằng các vùng nước nằm cách bờ biển Trung Quốc hàng trăm hải lý có thể được coi là vùng nước lịch sử của nước này rõ ràng là hoàn toàn trái ngược với chính khái niệm về vùng nước lịch sử - một biến thể đặc biệt của nội thủy hoặc lãnh hải – vì nó luôn là vùng nước nằm gần với bờ biển của quốc gia hữu quan Như ban thư kí của Ủy ban Luật pháp Quốc tế đã lưu ý trong nghiên cứu của mình về các vùng nước lịch sử:

Quy chế pháp lý của “các vùng nước lịch sử”, tức là, câu hỏi liệu chúng sẽ được coi là nội thủy hay là một phần của lãnh hải, sẽ, về nguyên tắc, phụ thuộc vào việc chủ quyền được thực thi trong một trường hợp cụ thể trên khu vực bởi quốc gia yêu sách và tạo thành một cơ sở cho yêu sách, là chủ quyền đối với nội thủy hay là chủ quyền đối với lãnh hải Sẽ là hợp lý nếu chủ quyền sẽ được thụ đắc nên tương xứng với chủ quyền được thực thi trên thực tế [45, đoạn 189, tr.25].

Nói cách khác, vùng nước lịch sử chỉ có thể là một sự mở rộng của lãnh hải hoặc nội thủy Điều này chắc chắn phải được Trung Quốc nhận thức khi đưa ra yêu sách về “danh nghĩa lịch sử”, do đó bài viết sẽ không phân tích gì sâu hơn về cách giải thích thứ nhất này.

Cách giải thích thứ hai, có vẻ hợp lý hơn, là Trung Quốc có các quyền chủ quyền lịch sử đối với các đảo trong Biển Đông Danh nghĩa lịch sử áp dụng cho các lãnh thổ đất liền tương tự như các vùng biển Điều này đã được khẳng định bởi Artur Kozlowski (đã phân tích tại chương I ở trên) Trước đó Yezhuda Blum cũng đã viết:

Phân tích các yếu tố cấu thành nên“danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc đối với các đảo trên Biển Đông

3.2.1 Sự thực thi chủ quyền hòa bình và liên tục trong một khoảng thời gian đáng kể

Trung Quốc lập luận rằng yêu sách của nước này tại Biển Đông là hợp pháp dựa trên việc thực thi chủ quyền đầy đủ và liên tục đối với các quần đảo suốt trong khoảng thời gian từ khi phát hiện các đảo này vào thời nhà Hán. Việc Trung Quốc khám phá ra quần đảo đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền ban đầu Danh nghĩa chủ quyền này về sau được Trung Quốc hoàn thiện thông qua việc thể hiện chủ quyền liên tục trên các quần đảo trong suốt tiến trình lịch sử Kể cả, chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, công nhận rằng Trung Quốc là quốc gia khám phá ra các quần đảo trên Biển Đông như nước này vẫn khẳng định, các tòa án quốc tế đều thống nhất quan điểm rằng nếu khi phát hiện mà không chiếm hữu hữu hiệu vùng lãnh thổ thì sẽ không đủ để thiết lập chủ quyền trên lãnh thổ đó Trong vụ Đảo Palmas, Tòa Trọng tài

Thườ ng trưc đã khẳng định “danh nghĩa chủ quyền ban đầu đối với một lãnh thổ được thiết lập bởi phát hiện cần được hoàn thiện bằng chiếm hữu hữu hiệu trong một khoảng thời gian hợp lý” [41, tr 831 và 846] Chiếm hữu hữu hiệu liên quan đến hai yếu tố Hai yếu tố này phải được chúng minh là có tồn tại: Một là ý định và ý chí sẵn sàng để thực hiện chủ quyền; hai là sự thực thi chủ quyền trên thực tế [54] Hơn nữa, danh nghĩa ban đầu không thể “ có hiệu lực cao hơn việc thực thi chủ quyền hòa bình và liên tục bởi một quốc gia khác bởi việc thực thi chủ quyền hữu hiệu có thể “phủ định cả những danh nghĩa chủ quyền đã được quốc gia khác thiết lập trước đó” [41, tr.846].

Trung Quốc khẳng định rằng mình duy trì việc thực hiện chủ quyền hòa bình và liên tục với các quần đảo Biển Đông từ ít nhất là thế kỷ 14 Tuy vậy, theo như một số học giả quốc tế, “các ghi chép công nhận yêu sách này là thưa thớt và không thuyết phục” [61, tr.201].

Trong hầu hết các trường hợp, Trung Quốc dựa vào các ghi chép khẳng định rằng ngư dân Trung Quốc từ đảo Hải Nam đã cư trú tạm thời tại một số khu vực tại quần đảo Trường Sa trong một vài giai đoạn ngắn khi họ tiến hành các hoạt động đánh bắt cá trong khu vực Tương tự như vậy, Trung Quốc truy dấu vết khai thác kinh tế tại quần đảo là có từ các hoạt động đánh cá không do chính phủ trợ cấp kể trên, mặc dù sau này Trung Quốc lại khẳng định các hoạt động đánh cá này được chính phủ Trung Quốc thu xếp và chấp thuận Để bổ sung cho các bằng chứng cho thấy sự quản lý hữu hiệu của Trung Quốc với các quần đảo này, Trung Quốc sau đó chỉ ra rằng: việc Trung Quốc cho tàu tuần tra Biển Đông; các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn; việc xây dựng các đài khí tượng, hải đăng và các trạm phát thanh; và các khảo sát về thủy văn và phép đo địa hình các đảo và vùng nước xung quanh Một sự đánh giá cẩn thận về lập trường của Trung Quốc đã cho thấy rằng đơn giản là không có bằng chứng tin cậy nào để chứng tỏ Trung Quốc chiếm đóng liên tục và hòa bình cũng như cho thấy Trung Quốc thể hiện chủ quyền đối với các đảo ở mức cần thiết để đem lại chủ quyền cho nước này theo luật quốc tế [61, tr.201 – 202] Như tòa ICJ kết luận trong vụ Pulau Ligitan và Pulau Sipadan, “các hành động bởi các cá nhân không được xem là các hành vi thực thi chủ quyền hữu hiệu (efectivités) nếu như các hành động đó không được tiến hành dựa trên cơ sở là các quy định chính thức hay dựa trên thẩm quyền của chính phủ” [74, đoạn 140].

Không có bất kỳ một bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy rằng các hành động mang tính chất cá nhân, không được ủy quyền của một vài ngư dân Trung Quốc được tiến hành dựa trên chỉ thị hay được phê chuẩn sau đó bởi giới chức trách nước này Vì vậy, các hành động cá nhân này không cấu thành các hành động với danh nghĩa quốc chủ (à titre de souverain), cũng như phản ánh ý định hay ý chí để thể hiện chủ quyền Tương tự, trọng tài trong vụ Đảo Aves (tranh chấp đảo Aves giữa Hà Lan và Venezuela - ND) quy định rằng:

(Bản dịch từ tiếng Pháp) Xét thấy rằng, mặc dù đã xác định rõ các ngư dân của vùng thuộc Hà Lan, đi đánh bắt rùa biển và thu lượm những trứng rùa tại đảo Aves, thực tiễn này không thể tạo ra một cơ sở cho chủ quyền bởi vì nó chỉ hàm ý đơn giản một sự chiếm cứ đảo nhất thời và hiếm hoi, hơn nữa nó không thể hiện được một đặc quyền, mà chỉ là hậu quả của việc từ bỏ đánh bắt cá của các ngư dân các vùng bên cạnh hoặc của người chủ hợp pháp của vùng đó [15].

Theo đó, thực tế là ngư dân Trung Quốc tạm thời sinh sống trên một vài đảo tại Biển Đông trong các giai đoạn ngắn không đem lại sự chiếm đóng hữu hiệu hoặc quản lý hữu hiệu của một quốc gia, một yêu cầu mà luật quốc tế quy định để một quốc gia có thể được trao chủ quyền (đối với đảo) Kết luận này được một báo cáo mật do quân đội Trung Quốc tổng hợp vào năm

1933 Văn bản này ám chỉ rằng không có bằng chứng nào chứng tỏ bất kỳ việc quản lý hành chính hay hiện diện người đại diện Trung Quốc hay hiện diện cơ sở vật chất và thiết bị Trung Quốc… “(Chúng tôi) chưa bao giờ tiến hành hoạt động gì trên các đảo này” [22, tr.17].

Mặc dù Trung Quốc nhận thức được rằng sự hiện diện kinh tế sớm của Trung Quốc tại các đảo trên Biển Đông không phải do nhà nước bảo trợ, Trung Quốc vẫn khẳng định rằng, từ triều đại nhà Thanh năm 1910, các hoạt động về sau tại các quần đảo đều được chính phủ Trung Quốc điều phối thông qua phê chuẩn hoặc ủng hộ Sự liên đới của chính phủ về sau được thúc đẩy bởi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (1912 - 1949) và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) Các hoạt động của chính phủ bao gồm thu thuế và lệ phí từ các ngư dân Trung Quốc, cấp giấy phép cho các thương nhân Trung Quốc được quyền khai thác và phát triển các đảo.

Liệu các hành động này có thực sự xảy ra hay không vẫn còn phải đặt nghi vấn Bởi lẽ, không có bất kỳ bằng chứng độc lập nào đưa ra để chứng thực rằng chính phủ Trung Quốc có tham gia vào các hoạt động như vậy.Ngoài ra, kể cả khi chính phủ Trung Quốc có tham gia thật, gần như tất cả các ví dụ được các học giả Trung Quốc đưa ra cũng có liên quan tới các hoạt động khai thác kinh tế tại Hoàng Sa và xảy ra gần 250 năm sau khi chính phủ Việt Nam ủy quyền và tổ chức khai thác có hệ thống quần đảo này và cả quần đảo Trường Sa (dù ở mức độ ít hơn) (Hải đội Hoàng Sa dưới triều nhà Nguyễn là một ví dụ) Thêm vào đó, sự thiếu vắng việc quản lý của chính phủ tại Trường Sa được dẫn chứng bằng tài liệu trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 đã làm yếu lập luận của Trung Quốc rằng mình đã quản lý hữu hiệu và có chủ quyền không tranh cãi tại cả hai quần đảo tại Biển Đông.

Một điều thú vị khác đáng chú ý là rất nhiều công trình cổ xưa được các học giả đưa ra để minh chứng cho lập trường của Trung Quốc liên hệ các đảo tại Biển Đông với các nước “kém văn minh hơn” tại phía Nam (Việt Nam ngày nay) Những tài liệu này mô tả việc các nước phương Nam khai thác các đảo để cống nạp cho những quốc vương trị vì các triều đại phong kiến Trung Quốc Mối liên hệ này “khẳng định chắc chắn rằng … (quần đảo Hoàng Sa và Trường sa) không thuộc về Trung Quốc” [37, tr.171] Hơn thế nữa, việc Việt Nam cống nạp rõ ràng đối lập với lập luận của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, chiếm đóng và khai thác các đảo trên Biển Đông Thông qua việc công nhận rằng các vi ̣vua triều Nguyễn mới là người chiếm đóng và khai thác Hoàng Sa, dù là để cống nạp cho quốc gia bảo hộ, Trung Quốc đã ngầm thừa nhận rằng mình không hề sở hữu hay quản lý thực chất quần đảo Hoàng Sa cũng như không có ý định thực thi chủ quyền trên nhóm đảo này Cả hai đều là điều kiện để chứng tỏ chủ quyền đối với lãnh thổ, theo luật quốc tế [59, tr 47].

Bằng chứng được cho là cho thấy tàu hải quân Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông, cùng lắm cũng không hơn đươc tác dun g minh c hứng là Trung

Quốc nhận thức được là có tồ n taị các đảo trong Biển Đông Không có bất kỳ chứng cớ trong bất kỳ văn bản nào mà chính phủ lẫn học giả Trung Quốc đưa ra phản ánh rằng Trung Quốc thực sự chiếm hữu và quản lý các đảo trong khi tiến hành tuần tra trên biển cả Thêm vào đó, các học giả châu Á cũng đặt nghi vấn đối với các hoạt động từ rất sớm của hải quân mà Bộ Ngoại giao lẫn học giả Trung Quốc đã rêu rao Ngoại trừ chuyến hải trình của đô đốc Trịnh Hòa,

… các nhà hàng hải Trung Quốc không phải các thủy thủ anh dũng đi đặt tên và chiếm quyền quản lý các đảo và đá ngầm trên Biển Đông như các học giả Trung Quốc ngày nay miêu tả Những thủy thủ này rất sợ những vùng biển ngoài khơi xa và đơn thuần chỉ đi theo các tuyến hàng hải truyền thống dọc theo bờ biển đảo Hải Nam hay bờ biển An Nam (Viêṭ Nam ) (hay còn gọi là các tuyến đường phía trong…) [60, tr.61 – 62].

Cũng vì lẽ vậy, một số học giả Việt Nam và phương Tây lập luận rằng

“bằng chứng lịch sử Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho yêu sách của mình là không đầy đủ và yếu kém nếu chiếu theo luật quốc tế” bởi bằng chứng này không “cho thấy bất kỳ sự chiếm đóng, quản lý hữu hiệu hay chủ quyền nào” [37, tr.171 – 172] Các cuộc tuần tra của hải quân đời nhà Tống tại Hoàng Sa, được ghi chép trong cuốn Lập điển quân sự (Tổng hợp lưu trữ của quân đội), không biểu hiện bất kỳ sự sở hữu nào của Trung Quốc với quần đảo mà chỉ đơn thuần cho thấy rằng Trung Quốc biết đến sự tồn tại của nó mà thôi

[72] Không chỉ có vậy, các cuộc tuần tra trên biển của Trung Quốc vượt quá phạm vi đảo Hải Nam “chỉ có thể được coi là phỏng đoán” [37, tr.172] Theo như một vài học giả phương Tây, các sứ mệnh hải quân được ghi chép trong

Ngày đăng: 02/08/2023, 21:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2007), Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố hành chính Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam , nguồn:http://www.mofa.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phản đối việc Trung Quốcthành lập thành phố hành chính Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam
Tác giả: Bộ Ngoại giao Việt Nam
Năm: 2007
2. BBC Tiếng Việt (2007), VN lại lên tiếng về Tam Sa, nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese Sách, tạp chí
Tiêu đề: VN lại lên tiếng về Tam Sa
Tác giả: BBC Tiếng Việt
Năm: 2007
3. Nguyễn Bá Diến (2012), Thềm Lục địa trong Luật pháp Quốc tế, tr.304 - 307, NXB Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thềm Lục địa trong Luật pháp Quốc tế
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm: 2012
4. Nguyễn Bá Diến (2012), “Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Namđối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Năm: 2012
5. Nguyễn Bá Diến (2014), “Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong Luật Quốc tế”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (1), Tập 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảoHoàng Sa, Trường Sa và nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong Luật Quốctế”, "Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Năm: 2014
6. Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam, đất-biển-trời, NXB Công an Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam, đất-biển-trời
Tác giả: Lưu Văn Lợi
Nhà XB: NXB Công an Nhân dân
Năm: 1990
7. Monique-Chemiller Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ quyền trên hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa
Tác giả: Monique-Chemiller Gendreau
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
8. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia (1982), Hiệp định về Vùng nước lịch sử ngày 7/7/1982 , http://www.fad.danang.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định về Vùng nước lịch sử ngày 7/7/1982
Tác giả: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia
Năm: 1982
9. Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tạiHoàng Sa và Trường Sa
Tác giả: Nguyễn Nhã
Năm: 2002
10. Lê Quý Quỳnh (2003), Các vùng biển Việt Nam: Chế độ pháp lý và việc phân định, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vùng biển Việt Nam: Chế độ pháp lý vàviệc phân định
Tác giả: Lê Quý Quỳnh
Năm: 2003
11. Nguyễn Hồng Thao (2009), “Yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn của TrungQuốc dưới góc độ luật pháp quốc tế”
Tác giả: Nguyễn Hồng Thao
Năm: 2009
12. Nguyễn Hồng Thao (2009), Những điều cần biết về Luật biển, NXB Công an Nhân dân.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về Luật biển
Tác giả: Nguyễn Hồng Thao
Nhà XB: NXBCông an Nhân dân.II. Tài liệu tiếng Anh
Năm: 2009
13. A/CONF.13/C.l/L.158/Rev.l, Official Records of the United Nations Conference on theLaw of the Sea, Volume II, Plenary Meetings, page 252 Sách, tạp chí
Tiêu đề: fficial Records of the United NationsConference on theLaw of the Sea, Volume II, Plenary Meetings
14. Agreement on the Cessation of Hostilities in Viet - nam, July 20, 1954 (hereinafter The Geneva Accords), available at http://avalon.law.yale.edu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agreement on the Cessation of Hostilities in Viet - nam", July 20, 1954("hereinafter "The Geneva Accords), "available at
16. Article 6 of the Agreement between Sri Lanka and India on the Boundary in Historic Waters between the two Countries and Related Matters. 26 and 28 June 1974, reprinted in 13 ILM 1441(1974) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agreement "between "Sri Lanka "and "India "on theBoundary in Historic Waters between the two Countries and RelatedMatters. 26 and 28 June "1974
25. Convention Concerning the Delimitation of the Border betwwen China and Tonkin, signed at Beijing, June 26, 1887, available at http://wwww.chinaforeignrelations.net/node/167 Link
26. Declaration of the Government of the People‟s Republic of China on China‟s Territorial Sea of September 9 th , 1958, available at:https://www.google.com/webhp Link
51. Law of the People‟s Republic of China on Territorial Sea and Contiguous Zone of February 25 th , 1992, available at:http://www.un.org/depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/CHN_1992_Law.pdf Link
52. Law of the People‟s Republic of China on the Exclusive Economic Zone and the Continental Shelf of June 26 th , 1998, available at:http://www.asianlii.org/cn/legis/cen/laws/lotprocoteezatcs790/ Link
85. Tonga‟ s Royal Proclamation of August 24 th , 1887, published in Tonganese Government Gazette, Vol. II, No. 55, available at http://faolex.fao.org/docs/pdf/ton28403.pdf Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w