Một trong những khó khăn tồn tại là việc khẳng định vàbảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của nước ta.Việc bảo vệ biển đảoluôn được đặt lên hàng đầu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.. Biển nó
Trang 1TRUNG TÂM QUỐC PHÒNG VÀ THẺ CHẤT
BÀI TIỂU LUẬN
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ,
BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021
Trang 2A MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của vấn đề 3
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
1 Một số định nghĩa 4
2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 5 2.1 Cơ sở lý luận về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 5
2.1.1 Luật pháp quốc tế biển, đảo Việt Nam 5
2.1.2 Quan điểm nhà nước ta về biển đảo 7
2.2 Cơ sở thực tiễn về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 9
2.2.1 Khái quát về đặc điểm, vị trí địa lí của biển đảo Việt Nam 9
2.2.2 Nêu vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 11
2.2.3 Hiện trạng của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 15
3.1 Nhận thức của cộng đồng 16
3.2 Nhận thức của sinh viên, thế hệ trẻ 17
3.2.1 Một số biện pháp góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 17
3.2.2 Trách nhiệm của sinh viên trong Giáo dục Quốc phòng An Ninh về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 20
C KẾT LUẬN 22
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
E NHẬN XÉT GIÁO VIÊN 24
MỤC LỤC
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề
Biển đảo từ lâu nay luôn là điểm nóng của nước ta bấy lâu nay.Trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta hiện nay và trong tươnglai, biển Đông ngày càng chiếm một vị trí quan trọng Đi cùng với nhữngthuận lợi nhất định thì chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn vàhàng loạt vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác các tiềm năng của biểnđông hiện nay Một trong những khó khăn tồn tại là việc khẳng định vàbảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của nước ta.Việc bảo vệ biển đảoluôn được đặt lên hàng đầu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi,Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức Các thế lựcthù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn địnhchính trị-xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta.Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạngViệt Nam hiện nay Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nộidung đặc biệt của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Xây dựng vàbảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũtrang là nòng cốt Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xâydựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Cần nhận thức sâusắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với
sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ; quan điểm, chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biêngiới quốc gia Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, học tậptốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoànthành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
- Các quy định pháp luật hiện hành về biển đảo quốc gia thuộc vùng lãnh thổ Việt Nam.
- Thực tiễn về vấn đề của biển đảo quốc gia Việt Nam hiện nay.
- Một số quy định và giải pháp, trách nhiệm của nhân dân cũng như sinh viên đối với biển đảo quốc gia.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhóm trình bày tiểu luận xemđây là phương pháp chủ đạo trong tiểu luận nhằm phân tích những quyđịnh của pháp luật Việt Nam về biển đảo, đánh giá tính thực tiễn Đồngthời nghiên cứu, nhìn nhận rõ ràng các quy tắc,giải pháp quản lí biểnđảo một cách hợp lí trong công cuộc bảo vệ biển đảo Việt Nam
Trang 4Nhằm có 1 cách nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề này Là sinh viên, khi nghe giảng viên đề cập đến chủ đề “Sinh viên với trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia’’ chúng em đã không ngần ngại mà đăng kí ngay để có thể hăng say làm về chủ đề này
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chủ quyền là quyền làm chủ của một nước trong các quan hệ đối nội
và đối ngoại Tôn trọng chủ quyền của mỗi nước Bảo vệ chủ quyền Vớikhái niệm trên có thể hiểu chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của mỗiquốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập quốc gia trongquan hệ đối ngoại Trong phạm vi lãnh thổ, mỗi quốc gia có toàn quyềnquyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc giamình.Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia đều có quyền quyết định nhữngvấn đề như lựa chọn chế độ chính trị, xã hội cũng như chính sách đốingoại của mình mà không quốc gia nào có quyền can thiệp Tất cả cácquốc gia dù lớn hay nhỏ, dù khác nhau về tính chất chính trị hay trình độkinh tế xã hội đều được bình đẳng về chủ quyền quốc gia Mặt khác, kháiniệm chủ quyền quốc gia bao gồm cả việc tôn trọng chủ quyền các nướckhác và tôn trọng luật pháp quốc tế Từ điển Tiếng Việt thông dụng có viết:
“Chủ quyền là quyền làm chủ một nước, một quốc gia về mọi mặt, tôntrọng chủ quyền nước khác, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ Tóm lại
“Chủ quyền là quyền làm chủ một nước về tất cả mọi mặt’’.
Biển được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau là phần đại dương ít nhiều
bị ngăn cách bởi lục địa, các đảo hoặc vùng cao của đáy, có chế độ thủy vănriêng biệt Tùy theo mức độ ngăn cách với đại dương và đặc điểm chế độ thủyvăn Biển được phân thành ba nhóm: Biển nội địa (còn gọi: biển kín), biển ven
bờ và biển bao quanh bởi các đảo Biển nói chung là một vùng nước mặn rộnglớn nối liền với các đại dương hoặc các hồ lớn chứa nước mặn mà không cóđường thông ra đại dương một cách tự nhiên, như biển Caspi, biển Chết.Trong cuốn Hỏi - đáp về chủ quyền biển đảo trong luật pháp Việt Nam có địnhnghĩa: “Các khu vực nhỏ hơn của đại dương nằm ven bờ các quốc gia đượcgọi là biển, như biển Đông, biển Hoàng Hải, biển Bantic, biển Bắc
Đảo hoặc quần đảo là phần đất liền được bao quanh hoàn toàn bởinước nhưng không phải là một lục địa Theo điều 121, Công ước 1982,Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên, vùng đấtnày vẫn ở trên mặt nước Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộphận của các đảo, các vùng nước tiếp liền các thành phần tự nhiên khác
có liên quan chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhấtđịa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thể về mặt lịch sử
Trang 5Bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là xây dựng và bảo vệ chủ quyền
Biển đảo quốc gia là thực hiện tổng thể các giải pháp, biện pháp trên lĩnhvực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và An ninh quốc phòngnhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn, đầy
đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp vàtư pháp của quốc gia trong phạm vilãnh thổ biển đảo Tổ quốc Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ Tổ quốctrên hướng biển, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của toàn dân tộc, nêntrong quá trình thực hiện cần nghiên cứu, bổ sung các giải pháp cho phùhợp với tình hình thực tiễn, nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo vệ vững chắcchủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia - dân tộc trênbiển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước
2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn bảo vệ chủ quyền
biển đảo quốc gia
2.1 Cơ sở lý luận về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 2.1.1 Luật pháp quốc tế biển, đảo Việt Nam [2]
Nguồn: https://vietnambiz.vn/lanhhai
Biển quốc tế năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982), biển và đại dươngđược chia thành 3 vùng có chế độ pháp lý khác nhau gồm: Các vùng biểnthuộc chủ quyền quốc gia (Nội thủy và Lãnh hải), các vùng biển thuộc quyềnchủ quyền và quyền tài phán quốc gia (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa), các vùng biển chung của cộng đồng quốc tế
Trang 6Nội thủy của quốc gia ven biển chính là vùng biển có chiều rộng được
xác định bởi một bên là đường bờ biển , còn bên kia là đường cơ sở Nội thủy
là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đóquốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối Chủ quyền này baotrùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trênnộithủy.Trong vùng này, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền Mọi luật lệ do quốc gia banhành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.Chủquyền quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng và chủ yếutrong các văn bản pháp luật quốc gia Theo pháp luật Việt Nam, chủ quyềnquốc quốc gia trong nhiều văn bản pháp luật, từ Hiến pháp đến các luật
và các văn bản dưới luật như Luật hình sự Việt Nam năm 1999, Luật biên giới quốc gia năm 2003
Lãnh hải “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnhthổ và nội thủy của mình, trong trường hợp quốc gia quần đảo, ra ngoài vùngnước quần đảo đến một vùng gọi là lãnh hải Chủ quyền này được mở rộngđến vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển (Công ước 1982) “Mọi quốcgia đều có ấn định chiều rộng lãnh hải của mình, chiều rộng này không vượtquá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước” (Điều 3,Công ước 1982) Tuyên bố năm 1977 của Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ:
“Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phíangoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểmngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam, tính từ ngấn nước thủy triềuthấp nhất trở ra Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủquyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùngtrời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải” Luật biên giới quốc gianăm 2003 quy định: “Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ
sở ra phía ngoài Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnhhải của đảo, lãnh hải của quần đảo” Theo các văn bản pháp luật này, chiềurộng của lãnh hải Việt Nam đã tuyên bố hoàn toàn phù hợp với quy định tạiĐiều 3 Công ước 1982 Theo đó: “Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàuthuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởngquyền đi qua không gây hại trong lãnh hải” Quyền này được cộng đồng quốc
tế thừa nhận vì lợi ích phát triển, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chín trị, kinh
tế, thương mại, hàng hải và an ninh, quốc phòng của các quốc gia trong quan
hệ quốc tế từ trước đến nay
Vùng tiếp giáp lãnh hải “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý
kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải” (Điều 33, Công ước1982) Tuyên bố 1977 của Chính phủ Việt Nam: “Vùng tiếp giáp lãnh hải củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoàilãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thànhvùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnhhải Việt Nam” Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là lãnh thổ của quốc
Trang 7gia ven biển cũng không phải là một bộ phận của biển quốc tế Về bản chất, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền
và quyền tài phán của quốc gia ven biển Trên vùng biển này, quốc gia ven biển ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
Vùng đặc quyền kinh tế “Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCNVNtiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biểnrộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam”(Tuyên bố của Chính Việt Nam năm 1977) Theo Công ước 1982: “Vùng đặcquyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải,đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền vàquyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc giakhác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh” Theo quy địnhcủa Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việcthăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vậthay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đấtdưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thácvùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu
và gió Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyềnkinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển.Đồng thời, khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác phảitôn trọng luật pháp của quốc gia ven biển và những quy định của luật phápquốc tế
Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dướiđáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần đất kéo dài tựnhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa,hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi
bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn” (Công ước1982) “Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồmđáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địaViệt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa,nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộngcủa lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra
200 hải lý kể từ đường cơ sở đó” (Tuyên bố của Chính phủ VN 1977) Cácquyền chủ quyền mà quốc gia ven biển có được trên thềm lục địa của mìnhxuất phát từ chủ quyền trên lãnh thổ đất liền Mặt khác, các quyền chủ quyềnnày mang tính “đặc quyền”, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò,khai thác tài nguyên sinh vật, vi sinh vật trên thềm lục địa của mình thì không
ai có quyền tiến hành các hoạt động đó
2.1.2 Quan điểm nhà nước ta về biển đảo [3]
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp
Trang 8xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng,
an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không giancần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền Kế thừa và pháttriển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữnước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt củabiển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo Quản lý, khai thác đi đôi vớibảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trênbiển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhànước ta Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễnbiến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi íchquốc gia trên biển Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằngcác biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữđược hòa bình, ổn định để phát triển đất nước” Đồng thời, chiến lược pháttriển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045cũng nêu “Nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ởnước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủquyền quốc gia được nâng lên rõ rệt Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biểnđược giữ vững” Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia và thế lực của tatrên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều Thế trận quốc phòng toàn dân, anninh nhân dân, “Thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố,tăng cường
Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng,phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Namđược Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởngthành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảocủa Tổ quốc Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trênbiển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khókhăn, gian khổ, hiểm nguy, kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêmngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển,đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển,phát triển kinh tế Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căngthẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, cònbiển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”, thực hiện đúng đối sách,phương châm, tư tưởng chỉ đạo, khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vữngchắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển, không để xảy raxung đột, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mởrộng quan hệ hợp tác với các nước Bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải có
hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, phù hợp với luật pháp và tập quánquốc tế Do đó, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Biển Việt Nam,Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,
Trang 9tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục xây dựng vàhoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ,thống nhất trong quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Chú trọngnghiên cứu xây dựng các chính sách về phát huy tiềm năng, thế mạnh củabiển về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo vệ biển, đảo Sự kết hợp
đó phải thể hiện rõ trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của quốcgia cũng như từng vùng, từng địa bàn, từng ngành Đồng thời, phải hoàn thiện
cơ chế chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp, hiệp đồng các lực lượng, cácmặt trận đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có tình huống
2.2 Cơ sở thực tiễn về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 2.2.1 Khái quát về đặc điểm, vị trí địa lí của biển đảo Việt Nam
Trang 10diện tích khoảng 3,5 triệu km² Đây là biển lớn thứ tư thế giới, sau biểnPhilippines, biển San Hô và biển Ả Rập, có vị trí quan trọng về địa - chínhtrị, địa - kinh tế, địa - chiến lược… của khu vực và quốc tế Vì thế, BiểnĐông và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữanhiều quốc gia trong vùng, nhất là trong bối cảnh hiện nay Việt Nam làquốc gia ven biển, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế quan trọng bậc nhấttrong khu vực, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo
và các lãnh thổ trên thế giới và biển Đông được coi là con đường huyếtmạch chiến lược để giao thông thương mại và vận chuyển quân sự quốctế Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta xấp xỉ 0,01(nghĩa là cứ 100 km² đất liền có 1km bờ biển), đứng đầu các nước ĐôngDương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaixia Trong 63 tỉnh, thành phố của cảnước thìa 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tạicác tỉnh, thành ven biển với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo Đây lànhững đơn vị hành chính đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp pháttriển kinh tế và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Từ bắcvào nam, 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có biển là các tỉnh vàthành phố: Quảng Ninh, Tp Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế,
Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh, Tiền Giang,Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và LuậtBiển Việt Nam thì nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km², gấptrên 3 lần diện tích trên đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông Vùngbiển nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ nằm trên thềm lục địa và haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài
bờ biển, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu đểbảo vệ sườn phía Động đất nước Một số đảo ven bờ còn có vị trí quantrọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lậpđường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnhhải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ
sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Trang 112.2.2 Nêu vai trò, tầm quan trọ ng của việ c bả o vệ chủ quyề n
biển đảo quốc gia
Chính trị xã hôi Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường
hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế
giới (sau Địa Trung Hải) Hàng ngày có khoảng 200-300 tàu từ 5.000 tấn trở
lên qua lại (không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động
trên biển của thế giới Là tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch
mang tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới nối liền Thái
Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các
nước châu Á với nhau Chuyên chở sản lượng dầu thô và các sản phẩm toàn
cầu Với Mỹ là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của
Mỹ và đồng minh chuyên chở qua Biển Đông Với Trung Quốc hàng năm nhập
160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông Với Nhật
Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở
qua Biển Đông.Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ
trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc,
Nhật Bản và các nước trong khu vực Ngoài ra sự hình thành mạng lưới cảng
biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng
sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển
và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền
của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi Cùng với đất liền, vùng biển
nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua
khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ
Nguồn:
http://giaothongviet namm.vn/gioithieuphát triển năng động, đó là nơi hấp dẫn các thế lực đế quốc bành trướng nhiều
Trang 12tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.
Kinh tế Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt làdầu mỏ, khí đốt Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bểtrầm tích có triển vọng dầu khí và trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn dầu quyđổi, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên cótiềm năng rất lớn Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí cótrữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục
mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí phục vụcho phát triển kinh tế và dân sinh Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng
và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và cácloại vật liệu xây dựngkhác.Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loạiphong phú trong khu vực Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặcsản khác có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng
cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác Các loại hải sản trong lòng biểnnước ta được đánh giá vào loại phong phú cả về số lượng và chất lượng trongkhu vực nhau, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao Đến nay đã xácđịnh có 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi cá phân bổ ở vùng ven bờ
và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi Dọc ven biển còn có hơn 80 vạn hét -ta bãitriều và các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng hải sản có giátrị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong câu… Với tiềmnăng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng hải sản
ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tao ra nguồn xuất khẩu cókim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh cao
Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng,trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân
và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện,Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, ChânMây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải…Riêng khu Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít cókhả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy
mô vừa ở Hòn chông, Phú Quốc hoặc cảng
sông Cần Thơ Hiện naynước ta có trên 100 cảng biển
và 10 khu chuyển tải hànghóa, sản lượng hàng hóathông qua hệ thống các cảngbiển.
Nguồn:http://www.tapchigiaothong.vn