1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giám đốc thẩm tái thẩm trong giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án

116 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giám Đốc Thẩm, Tái Thẩm Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Tòa Án
Tác giả Ninh Thị Khánh Tân
Người hướng dẫn TS. Đặng Quang Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 320,27 KB

Cấu trúc

  • 2.3.2. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm còn chưa thực sự được Tòa án cấp dưới tôn trọng và tồn tại tình trạng xét xử nhiều lần không có điểm dừng (77)
  • 2.4. Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong giám đốc thẩm, tái thẩm trong giải quyết tranh chấp đất đai (85)
    • 2.4.1. Quy định pháp luật tố tụng chưa đầy đủ và cụ thể (85)
    • 2.4.2. Quy định của pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai chưa đồng bộ, cụ thể (91)
    • 2.4.3. Trách nhiệm và trình độ của những người có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm (91)
    • 2.4.4. Công tác tổng hợp, ra văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật chưa được thường xuyên, kịp thời (92)
  • Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN (4)
    • 3.1. Các yêu cầu nâng cao chất lƣợng giám đốc thẩm, tái thẩm (93)
    • 3.2. Các giải pháp nâng chất lƣợng giám đốc thẩm, tái thẩm trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án (94)
      • 3.2.1. Hoàn thiện quy định về việc xử lý đơn thư, khiếu nại (94)
      • 3.2.2. Hoàn thiện quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (95)
      • 3.2.3. Hoàn thiện quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (98)
      • 3.2.4. Hoàn thiện quy định về thẩm quyền và quyền hạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm (99)
      • 3.2.5. Hoàn thiện quy định về rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (100)
      • 3.2.6. Tăng cường công tác giám đốc việc xét xử và xây dựng án lệ (101)
      • 3.2.7. Tăng cường năng lực cho những người làm công tác giám đốc xét xử (101)
      • 3.2.8. Thường xuyên tổ chức các chương trình trao đổi nghiệp vụ, giải đáp các vướng mắc trong quá trình giải quyết các loại án, đặc biệt là án (102)
      • 3.2.10. Giải pháp khác (103)
  • KẾT LUẬN (49)
  • PHỤ LỤC (112)

Nội dung

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm còn chưa thực sự được Tòa án cấp dưới tôn trọng và tồn tại tình trạng xét xử nhiều lần không có điểm dừng

Giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật góp phần quan trọng trong việc sửa sai lầm của Tòa án cấp dưới

Việc giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai ở các cấp sơ thẩm và phúc thẩm hiện nay gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà chính loại tranh chấp đó mang lại Chính vì lẽ đó, việc sai sót, vi phạm khi áp dụng pháp luật hay áp dụng sai điều luật ở hai cấp xét xử xảy ra rất nhiều tạo ra những bản án, quyết định không đúng với bản chất sự việc cũng như pháp luật Nhiều trường hợp không thể thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc thi hành được nhưng vì bản án, quyết định có hiệu lực đó không đúng với bản chất vụ án nên việc thi hành sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích chính đáng của đương sự,dẫn đến việc mất lòng tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật của Nhà nước và hệ thống các cơ quan tư pháp Giám đốc thẩm, tái thẩm là những thủ tục xét lại bản án,kịp thời ngăn chặn việc thi hành bản án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không đúng cũng như góp phần không nhỏ trong việc khắc phục, sửa sai cho các tòa cấp dưới Từ đó, nâng cao ý thức của đội ngũ thẩm phán TAND các cấp và giúp TANDTC ban hành những văn bản hướng dẫn xét xử, thống nhất nhận thức, là kim chỉ nam để giúp các thẩm phán vận dụng trong quá trình xét xử Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế và một số sai phạm.

- Thứ nhất là, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm còn chưa thực sự được

Tòa cấp dưới tôn trọng. Điều 19 BLTTDS quy định: “Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành” [34] Thế nhưng có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm còn chưa thực sự được Tòa án cấp dưới tôn trọng Trên thực tế, có nhiều tòa án lạm dụng nguyên tắc độc lập xét xử vì một lý do nào đó đã cố tình bênh vực cho một bên đương sự mà không tôn trọng chấp hành hướng dẫn về chuyên môn, thực hiện trái với quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp trên dẫn đến việc Tòa án cấp dưới khi xét xử lại mắc những sai lầm khiến cho vụ án càng thêm phức tạp, kéo dài.

- Thứ hai: Với thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm như hiện nay không khắc phục được tình trạng xét xử nhiều lần, án kéo dài, có những vụ án kéo dài đến 20 năm vẫn chưa giải quyết được.

Trước đây, theo BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 và Luật Tổ chức TAND năm 2002, TANDTC và TAND cấp tỉnh có chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm riêng TANDTC có 2 cơ quan có chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm là Tòa chuyên trách thuộc TANDTC và Hội đồng thẩm phán, có nghĩa là có tới 3 cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm là: Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Toà chuyên trách thuộc TANDTC và Hội đồng thẩm phán TANDTC Với việc phân hạn thẩm quyền như ở Điều 291 BLTTDS dẫn tới một vụ án có thể xét xử giám đốc thẩm tới 3 lần: tức là một bản án sơ thẩm có hiệu lực của TAND cấp huyện bị kháng nghị thì Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm; nếu quyết định giám đốc thẩm này bị kháng nghị thì Toà chuyên trách TANDTC sẽ giám đốc thẩm, và sau đó tiếp tục bị kháng nghị thì Hội đồng thẩm phán TANDTC sẽ giám đốc thẩm Luật Tổ chức TAND năm 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/6/2015 có những thay đổi quan trọng, theo đó, cấp giám đốc thẩm tại TAND cấp tỉnh đã không còn, thay vào đó là Uỷ ban thẩm phán TAND cấp cao và Hội đồng thẩm phán TANDTC Tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng xét xử phải trải qua nhiều cấp, cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm tại TAND cấp cao rồi có những vụ tiếp tục phải xét lại tại TANDTC Chính bất cập này liên quan đến chất lượng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, làm cho việc Toà án xét xử theo nguyên tắc 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm mang tính hình thức Các vụ án giải quyết tranh chấp đất đai mặc dù đã được Toà án 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm nhưng hầu hết các đương sự vẫn khiếu nại với yêu cầu tiếp tục xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Việc khiếu nại quá nhiều của đương sự còn nhằm mục đích kéo dài thời gian thi hành án, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cơ quan thi hành án Nhiều bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật rất khó được đưa ra thi hành ngay vì phải chờ đợi kết quả xem xét, giải quyết đơn, thư khiếu nại bản án, quyết định đó.

Nguyên nhân của hiện tượng đó xuất phát từ các quy định trong BLTTDS, BLTTHS về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện quyền hủy án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại dẫn đến một trình tự tố tụng mới, lại bắt đầu xét xử sơ thẩm, đưa vụ án tiếp tục rơi vào tình trạng lòng vòng lên tới hàng chục lần xét xử và kéo dài hàng chục năm Do vậy, cần thiết phải khắc phục tình trạng đó, đổi mới các quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm, đổ mới việc tổ chức thực hiện thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp [75].

Ví dụ vụ án sau:

Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Ngọ và bà Nguyễn Thị Nhâm; bị đơn anh Nguyễn Tiến Kim tranh chấp diện tích đất 281m 2 thuộc thuở số 145, tờ bản đồ số 4, bản đồ năm 1994 tại xóm Bơ, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có nguồn gốc của vụ Nguyễn Tiến Chưng và cụ Nguyễn Thị Ếch (cụ Ếch mất năm

1937) Sau đó cụ Chưng lấy cụ Nguyễn Thị Hòe ( cụ Chưng chết năm 1954, cụ Hòe chết năm 1995) Nay di sản thừa kế của cụ Chưng, cụ Ếch, cụ Hòe để lại cho bà Ngọ, bà Nhâm con chung của các cụ và bà Sói, bà Huệ con riêng của cụ Hòe Các thừa kết chỉ khởi hiện đòi lại nhà đất cụ Hòe đã giao cho ông Tỵ là cháu ở liền kề quản lý, trông mom khi các cụ tuổi cao sức yếu (sau khi ông Tỵ chết anh Kim tiếp tục quản lý, sử dụng đến nay) Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 15/2005/DSST ngày 27/10/2005, TAND huyện Thanh Trì đã quyết định: Bác đơn yêu cầu đòi quyền sử dụng nhà đất của bà Nguyễn Thị Ngọ và bà Nguyễn Thị Nhâm đối với anh Nguyễn Tiến Kim về diện tích nhà nằm trên thửa đất có diện tích 281m 2 Tại bản án dân sự phúc thẩm số 173/2006/DSPT ngày 26, 27/7/2006, TAND thành phố Hà Nội đã quyết định: Sửa án sơ thẩm số 15/2005/DSST: Không chấp nhận “giấy ăn trưởng” do cụ Nguyễn Thị Hòe lập này 02/01/1959 Xác nhận nhà đất tại xóm Bơ, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Ngọ, bà Nguyễn Thị Nhâm, bà Nguyễn Thị Sói và bà Nguyễn Thị Huệ Sau khi xét xử phúc thẩm, anh Nguyễn Tiến Kim có đơn khiếu nại Quyết định số 125/2007/KN-DS ngày 03/7/2007, Chánh án TANDTC kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên đề nghị hủy bản án phúc thẩm và giữ nguyên án sơ thẩm Tại quyết định giám đốc thẩm số 235/2007/DS-GĐT ngày 27/8/2007 của Tòa Dân sự TANDTC đã quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 173/2006/DSPT ngày 26, 27/7/2006 của TAND thành phố Hà Nội, giữ nguyên hiệu lực các quyết định tại bản án dân sự sơ thẩm số 15/2005/DSST Sau khi có quyết định giám đốc thẩm, bà Nguyễn Thị Ngọ và bà Nguyễn Thị Nhâm có đơn khiếu nại Quyết định giám đốc thẩm số 235/2007/DS- GĐT ngày 27/8/2007 của Tòa Dân sự TANDTC Đề nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định giám đốc thẩm số 235/2007/DS- GĐT ngày 27/8/2007 của Tòa Dân sự TANDTC; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 173/2006/DSPT ngày 26, 27/7/2006, TAND thành phố Hà Nội và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 15/2005/DSST ngày 27/10/2005, TAND huyện Thanh Trì; giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Thanh Trì xét xử sơ thẩm lại theo quy định Ngày15/9/2011 Hội đồng thẩm phán TANDTC đã mở phiên xét xử giám đốc thẩm.Quyết định giám đốc thẩm số 30/2011/DS-GĐT quyết định: hủy quyết định giám đốc thẩm số 235/2007/DS-GĐT ngày 27/8/2007 của Tòa Dân sự TANDTC; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 173/2006/DSPT ngày 26, 27/7/2006, TAND thành phố

Hà Nội và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 15/2005/DSST ngày 27/10/2005, TAND huyện Thanh Trì; giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Thanh Trì xét xử sơ thẩm lại theo quy định [48].

Sau khi có bản án sơ thẩm, phúc thẩm lần hai, đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm và hiện TANDTC đang xem xét đơn khiếu nại và vụ án này vẫn chưa biết khi nào sẽ dừng lại.

-Thứ ba là: Quá trình giải quyết có những vụ án quan điểm, đường lối áp dụng pháp luật ở cấp có khác nhau, cùng xem xét giám đốc thẩm tại Tòa dân sự TANDTC nhưng mỗi hội đồng lại có quan điểm khác nhau dẫn đến án bị hủy đi hủy lại nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết, gây tâm lý hoang mang cho tòa án cấp dưới.

Ví dụ vụ án như sau: Ông Phạm Quang Vinh khởi kiện đòi nhà đất tại 17A, 17B Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa là tài sản của ông Vinh cùng với ông Đỗ Duy Lân mua chung, năm 1963 đã được Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu Do chiến tranh, 2 gia đình đi sơ tán, khi trở về thấy đất đã bị Ty thương nghiệp sử dụng làm cửa hàng bán lẻ rượu bia; năm 1991 cửa hàng bán thanh lý nhà cho ông Nguyễn Mẫu Duy và ông Lê Xuân ĐÍnh, ông Đính lại bán lại cho ông Tô Đình Trưng; từ sau năm 1976 ông Vinh liên tục có đơn khiếu nại nhưng không được giải quyết Vụ án được Tòa án thành phố Thanh Hóa thụ lý năm 2002 Tại bản án sơ thẩm số 123/2002/DSST ngày 25/5/2002 của TAND thành phố Thanh Hóa quyết định: chấp nhận đơn kiện đòi tài sản của ông Vinh và các thừa kế của ông Lân; buộc ông Duy, ông Trưng tháo dỡ công trình trả lại cho ông Vinh 234,19m 2 đất; giành quyền yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng mua bán nhà giữa ông Đính, ông Dụy với Sở Thương mại tỉnh Thanh Hóa và giữa ông Trưng với ông Đính trong vụ án khác Sau đó ông Dụy và ông Trưng có kháng cáo Tại bản án dân sự phúc thẩm số 92/2002/DSPT ngày 30/7/2002 củaTAND tỉnh Thanh Hóa quyết định y án sơ thẩm, giữ nguyên quyết định như án sơ thẩm đã tuyên Sau đó ông Dụy và ông Trưng lại có khiếu nại Quyết định số 131/2003/KN-DS ngày 29/8/2003, Chánh án TANDTC kháng nghị đề nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 201/2003/DS-GĐT ngày 26/10/2003 của Tòa dân sự TANDTC đã quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm với lý do: Cần đưa các thừa kế của ông Lân tham gia tố tụng và cần giải quyết luôn hậu quả của hợp đồng mua bán bị hủy giữa ông Dụy, ông Đính với công ty Rượu bia nước ngọt và giữa ông Đính với ông Trưng để đảm bảo quyền lợi;

Vụ án quay về xét xử theo trình tự thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm lần hai Sau đó cấp giám đốc thẩm của Tòa dân sự TANDTC lại hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm với lý do khác: cần xác minh có hay không việc Ủy ban nhân dân thị xã Thanh Hóa cấp đất cho ông Vinh, ông Lân? Mặc dù nội dung này hồ sơ đã thể hiện rõ là ông Vinh, ông Lân chưa được nhà nước giao đất đề bù nơi khác; Ngoài ra, cấp giám đốc thẩm cũng cho rằng Tòa án cần căn cứ vào Điều 4 Nghị định 181/2004/CP để giải quyết vụ án (Khoản 1 Điều 4 Nghị định 181/NĐ-CP quy định: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993 ) mặc dù các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện: năm 1974 Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa có quyết định cấp đất cho Ty thương nghiệp làm cửa hàng trên mảnh đất rộng 517,5m 2 , nhưng cửa hàng này đã xây dựng vào mảnh đất của ông Vinh, ông Lân khi các gia đình này đi sơ tán; còn mảnh đất ông Vinh, ông Lân theo giấy mua bán năm 1963 rộng 280m 2 nay sau khi mở đường 1A chỉ còn 243,19m 2 ; đất của hai ông chưa bị cơ quan có thẩm quyền nào ra quyết định thu hồi, chưa có quyết định giao đất cho người khác.

Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong giám đốc thẩm, tái thẩm trong giải quyết tranh chấp đất đai

Quy định pháp luật tố tụng chưa đầy đủ và cụ thể

2.4.1.1 Quy định về thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn khiếu nại

Hiện nay chưa có quy định pháp luật nào quy định về việc xem xét, giải quyết và trả lời đơn khiếu nại của các đương sự về các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Thực tế hiện nay, việc giải quyết đơn thư khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền của những cơ quan, bộ phận có thẩm quyền giám đốc thẩm theo BLTTDS Theo đó, tại TAND cấp tỉnh là Phòng giám đốc kiểm tra, tại TANDTC chủ yếu tập trung cho các Toà chuyên trách TANDTC, tại VKSNDTC là các vụ kiểm tra giám sát xét xử của VKSNDTC Các bộ phận đó, khi nhận được đơn, sẽ có trách nhiệm phân loại, giải quyết, xem xét xem đơn có căn cứ hay không. Trường hợp không có căn cứ để kháng nghị, lý do không có căn cứ kháng nghị? thì trả lời đơn cho đương sự được biết Nếu đơn có căn cứ để kháng nghị thì sẽ đề nghị Chánh án TAND kháng nghị Tuy nhiên pháp luật lại không quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết các việc nêu trên của các bộ phận đó Thực chất các phòng ban đó chỉ là bộ phận giúp việc cho người có quyền kháng nghị chứ không thể thay mặt người có thẩm quyền kháng nghị trả lời đương sự theo đánh giá chủ quan Việc đánh giá có phải là căn cứ kháng nghị hay không thuộc về những người có thẩm quyền kháng nghị.

Thực tiễn không hiếm trường hợp đã trả lời đơn cho đương sự là không có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó lại có quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền Tuy nhiên, so với số lượng đơn khiếu nại rất lớn hằng năm, những bộ phận giúp việc này dù đã rất nỗ lực vẫn không thể giải quyết hết, bên cạnh đó thủ tục giải quyết rườm rà, việc trả lời đương sự thiếu thuyết phục đã dẫn tới tình trạng đương sự tiếp tục khiếu nại kéo dài

Theo luật Tổ chức TAND năm 2014, các Tòa chuyên trách của TANDTC không còn mà thay vào đó là các tòa chuyên trách của TAND cấp cao, các tòa chuyên trách này và TAND cấp tỉnh không còn thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm,tái thẩm nữa Hiện nay, một số quy định của Luật TTDS và Luật Tổ chức TAND,

Luật Tổ chức VKSND năm 2014 không đồng bộ và phù hợp với nhau, nhưng lại chưa có văn bản quy định cụ thể về thẩm quyền xem xét và giải quyết đơn thư khiếu nại dẫn đến những khó khăn khi thực hiện pháp luật Do vậy, cần có quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm đồng thời BLTTDS cần sửa đổi để phù hợp với Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức VKSND năm 2014.

2.4.1.2 Quy định về căn cứ kháng nghị

Pháp luật TTDS Việt Nam hiện nay không quy định chung căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà phân biệt ra các căn cứ khác nhau Các căn cứ này thực ra chỉ là nguyên nhân, mà chưa xuất phát từ hậu quả mà các căn cứ đó gây ra chính là sai phạm của những người tiến hành tố tụng làm cho việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật, gây ra thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên đương sự Sự phân biệt này dựa trên đánh giá về lỗi chủ quan hay lỗi khách quan trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm Tuy nhiên, các căn cứ của hai thủ tục này lại đan xen lẫn nhau Các căn cứ giám đốc thẩm là lỗi chủ quan của những người tiến hành tố tụng thì các căn cứ tái thẩm lại tổng hoà cả lỗi chủ quan và lỗi khách quan Với quy định hiện hành về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định chủ quan của người áp dụng dễ dẫn đến thực tế có nhiều quan điểm đánh giá chủ quan của các cấp Toà án làm cho việc giải quyết vụ án kéo dài.

Quy định về căn cứ kháng nghị cũng chưa cụ thể, thế nào và “vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng”, thế nào là “tình tiết mới được phát hiện” pháp luật đã không đề cập hay có hướng dẫn cụ thể gì, dẫn đến nhiều cách đánh giá, cách hiểu khác nhau phụ thuộc vào chủ quan của mỗi người, nhiều khi việc xác định là một vấn đề rất khó, gây ra nhầm lẫn.

Có vụ án hôn nhân và gia đình bị VKSND kháng nghị giám đốc thẩm do có sai lầm trong tố tụng, nhưng trước đó đương sự đã nhận bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đi đăng ký kết hôn lại hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống, sau khi có quyết định giám đốc thẩm thì không còn người yêu cầu, không còn đối tượng để giải quyết lại vụ việc [76] Như trường hợp “vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng” sau: Vụ án xét xử ly hôn tại TAND tỉnh Đăk Lăk từ năm 2010 Sau khi xét xử cả hai đương sự đều đã lập gia đình mới, đi khỏi địa phương và sống hạnh phúc mà không có khiếu kiện gì Gần 03 năm sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì VKSND tỉnh Đăk Lăk phát hiện ra khi xét xử vụ án nói trên Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vừa hết nhiệm kỳ thẩm phán và chưa được bổ nhiệm lại (theo TS Đặng Quang Phương) Vậy có nên chăng áp dụng căn cứ kháng nghị “có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng” để kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm vụ án nói trên khi mà căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm không những không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của Nhà nước và bên thứ ba Mà nếu kháng nghị giám đốc thẩm, mở phiên xét lại bản án đó, rồi hủy, rồi yêu cầu xử lại thì chính việc đó có khả năng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích cũng như cuộc sống hiện tại của các đương sự.

Do vậy, cần xem xét việc chỉ kháng nghị những bản án, quyết định có sai lầm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và ảnh hưởng đến nội dung vụ án hoặc bản án không thể thi hành trên thực tế Nên chăng, Chánh án TANDTC, Hội đồng thẩm phán, Viện khoa học xét xử cần ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp nào thật sự cần thiết phải giám đốc thẩm, những trường hợp sai sót, vi phạm nào không cần phải đưa ra xem xét theo trình tự giám đốc thẩm Từ đó, sẽ hạn chế được các kháng nghị không cần thiết, không có căn cứ thi hành [76].

Nhiều vụ án tranh chấp đất đai kéo dài cũng là do sự đánh giá chủ quan thiếu thuyết phục khi vận dụng căn cứ kháng nghị tái thẩm để kháng nghị cũng như rút kháng nghị Việc quy định không rõ ràng, khi áp dụng phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người áp dụng dẫn đến nhiều trường hợp, kháng nghị rồi lại rút kháng nghị, hay việc tòa án cấp dưới chấp nhận kháng nghị nhưng tòa án cấp trên lại không chấp nhận hoặc ngược lại Các cụm từ “vi phạm nghiêm trọng” và “tình tiết mới” này trong thời gian qua đã bị các cơ quan tố tụng tuỳ tiện áp dụng trong khi xét xử cũng như xem xét đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, gây nhiều oan sai, bức xúc trong nhân dân.

Vì vậy, vấn đề quy định những căn cứ kháng nghị chung cho giám đốc thẩm, tái thẩm cần được nghiên cứu, và pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn để nâng cao chất lượng kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm, tái đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, nâng cao trách nhiệm của cơ quan tố tụng và giảm án sai, vi phạm pháp luật.

2.4.1.3 Quy định về thẩm quyền và quyền hạn giám đốc thẩm.

BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 vẫn còn quy định thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án tranh chấp đất đai nói riêng và các vụ án dân sự nói chung cho Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh và hai cấp của TANDTC là các tòa chuyên trách của TANDTC và Hội đồng thẩm phán TANDTC.

Tuy nhiên, luật Tổ chức TAND năm 2014 ra đời, cơ cấu tổ chức của các cơ quan Tòa án thay đổi nên Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh và các Tòa chuyên trách của TANDTC không còn thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật nữa Thay vào đó, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao và Hội đồng thẩm phán TANDTC mới có quyền xét xử giám dốc thẩm, tái thẩm Do vậy, yêu cầu BLTTDS phải sửa đổi bổ sung để phù hợp với Luật

Tổ chức TAND năm 2014, tránh trường hợp chồng chéo, mâu thuẫn nhau.

Rất nhiều các vụ tranh chấp đất đai mà các đương sự khiếu kiện kéo dài, cùng với việc quy định thẩm quyền xét xử dẫn đến việc nhiều vụ án trải qua hơn mười phiên tòa cũng như trải dài hàng chục năm Trước đây, trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm có khi được tiến hành tới ba lần chỉ ở một cấp xét xử là TANDTC là: xét xử giám đốc thẩm tại Toà chuyên trách TANDTC, Uỷ ban thẩm phán TANDTC và Hội đồng thẩm phán TANDTC Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, hệ thống Tòa án không phải ba cấp mà tới năm cấp, thậm chí là sáu cấp như hiện nay Theo Luật Tổ chức TAND năm 2014, trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định tại TAND cấp cao và TANDTC Việc quy định thẩm quyền này đã có những bước tiến nhất định, giảm bớt một giai đoạn giám đốc thẩm nhưng vẫn còn tồn tại việc xét xử kéo dài, chất lượng xét xử không đảm bảo và nguyên tắc xét xử 2 cấp chỉ là hình thức. Những bất cập này cần phải được khắc phục, hệ thống xét xử cần phải có điểm dừng.

Mặt khác việc quy định thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm như hiện nay có làm cho chức năng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao và Hội đồng thẩm phán TANDTC quá tải hay không, có thể đảm bảo việc thực hiện được công việc không? Trước đây, khi còn thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được quy định cho cả Ủy ban thẩm phán của TAND cấp tỉnh, các Tòa chuyên trách của TANDTC và Hội đồng thẩm phán TANDTC mà vẫn tồn tại tình trạng án tồn đọng, kéo dài và gây bức xúc trong đương sự, dư luận và chưa thực sự bảo đảm tính khách quan Có lẽ cần hơn những giải pháp đồng bộ để giải quyết tình trạng trên.

Vấn đề đổi mới quy định quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp cũng cần được xem xét, với quyền hủy án để xét xử lại từ đầu, mỗi Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm tạo ra một trình tự tố tụng mới. Đây là lý do quan trọng đưa số lần xét xử vụ án tới hàng chục phiên tòa, một tình trạng gần như không có điểm dừng, đây cũng là trăn trở của cơ quan có thẩm quyền.

Quy định của pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai chưa đồng bộ, cụ thể

Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng dẫn đến việc gia tăng các tranh chấp đất đai Cũng như các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai, quy định về quyền sử dụng đất, chuyển giao quyền sử dụng đất tại BLDS năm 2005 còn nhiều bất cập, không thống nhất với Luật Đất Đai năm 2014, dẫn đến việc giải quyết tranh chấp đất đai rất khó khăn, nhiều quan điểm trong giải quyết và việc giải quyết kéo dài.

Trách nhiệm và trình độ của những người có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm

Không thể phủ nhận, một trong các lý do dẫn đến chất lượng giám đốc thẩm,tái thẩm còn hạn chế như hiện nay là do trách nhiệm và trình độ chưa đủ đáp ứng của những người thực hiện Trách nhiệm từ việc xem xét, phát hiện cũng như áp dụng căn cứ kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị, trách nhiệm trong việc xét lại bản án, quyết định của mỗi thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Là hoạt động xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nên những người có thẩm quyền kháng nghị, thẩm quyền xét bản án, quyết định đó phải là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, bởi một thực tế, muốn kiểm tra, xem xét hoạt động của cấp dưới, cấp trên phải có chuyên môn,nghiệp vụ cao hơn, có kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử mới có thể phát hiện ra sai sót Việc kháng nghị không chính xác, kháng nghị rồi lại rút kháng nghị, hay kháng nghị không được chấp nhận; tồn tại những vụ án xét xử đi xét xử lại kéo dài chính là thể hiện một phần trình độ và trách nhiệm của những người có thẩm quyền chưa cao Do vậy cần có một cơ chế, chính sách cụ thể để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trách nhiệm của những người có thẩm quyền.

CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN

Các yêu cầu nâng cao chất lƣợng giám đốc thẩm, tái thẩm

Để nâng cao chất lượng giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án dân sự nói chung và các vụ án giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nói riêng cần có những giải pháp đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi sau đây:

Thứ nhất là, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013 về TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN, là cơ quan duy nhất có thẩm xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án và giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai là, xây dựng hệ thống pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật đặt biệt là Luật Tổ chức TAND năm 2014 và các đạo luật có liên quan.

Thứ ba là, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai, các quy định về tranh chấp quyền sử dụng đất hay liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Toàn án nhân dân Có một hệ thống các quy định pháp luật về đất đai, quyền sử dụng đất cũng như giải quyết tranh chấp đất đai đồng bộ, hoàn thiện thì Tòa án áp dụng pháp luật vào giải quyết các tranh chấp sẽ chính xác hơn, giảm thiểu việc khiếu kiện kéo dài, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án giải quyết tranh chấp đất đai nói chung cũng như chất lượng xét xử giám đôc thẩm, tái thẩm các vụ giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng.

Thứ ba là, xây dựng hệ thống quy định để thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ chế có hiệu quả trong việc xét lại bản án, quyết định có hiệu lực bị kháng nghị vì có vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án nhằm đảm bảo chất lượng xét xử, áp dụng thống nhất pháp luật; thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng.

Thứ tư là, hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS Các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS là những nguyên tắc cứng, yêu cầu tất cả các quy định hay hoạt động theo TTDS phải chấp hành, không loại trừ trường hợp nào Đây là những nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội, đảm bảo công bằng, lợi ích của Nhà nước và các đương sự Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm không thể không tuân theo những nguyên tắc đó.

Thứ năm là, việc hoàn thiện các quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải phù hợp với tính chất giám đốc thẩm, tái thẩm

Thứ sáu là, xây dựng hệ thống các quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm với phương hướng khắc phục tình trạng xét xử đi, xét xử lại nhiều lần, xét xử kéo dài

Thứ bảy là, cần có biện pháp để khai thác, sử dụng tốt kết quả của giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm nâng cao chất lượng xét xử như: sử dụng kết quả giám đốc thẩm, tái thẩm để tổng kết và ban hành Nghị quyết hướng dẫn xét xử, sử dụng kết quả giám đốc thẩm, tái thẩm để làm tiêu chí đánh giá, sử dụng cán bộ ngành Tòa án

Thứ tám là, cần nâng cao chất lượng công tác giám đốc xét xử phải thường xuyên, đặc biệt là công tác giám đốc xét xử các tranh chấp đất đai.

Thứ chín là, cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ là những người làm công tác giám đốc việc xét xử nói chung và giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng.

Ngày đăng: 02/08/2023, 21:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w