ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Theo Arif và Anees (2012) và Halling và Hayden (2006) sức mạnh của hệ thống ngân hàng thì rất cần để đảm bảo ổn định cũng như tăng trưởng kinh tế. Nhiệm vụ của Ngân hàng là tăng cường dòng vốn thông qua việc cho người sử dụng vốn đang cần tiền vay và cũng đảm bảo tính thanh khoản cho người gửi tiết kiệm (đối tượng cung cấp vốn cho Ngân hàng) (Diamond và Rajan, 2001). Ngân hàng là nơi nhận tiền gửi và cho vay cũng như cung cấp các dịch vụ khác cho công chúng (Leykun, 2016). Hơn nữa, ngày nay ngân hàng không chỉ thực hiện các nghiệp vụ truyền thống là cho vay và nhận tiền gửi mà đã dần chuyển sang phát triển các hoạt động phi truyền thống để tối đa hóa lợi nhuận (Lozano-Vivas và Pasiouras, 2010; Stiroh, 2004). Điều này có thể khiến ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản, nghĩa là không đáp ứng được nghĩa vụ cho người gửi tiền (Arif và Anees, 2012; Jenkinson, 2008). Theo ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS, 2008) thì việc một ngân hàng có thể tài trợ cho sự tăng tài sản và hoàn thành được nghĩa vụ khi các cam kết mà không xuất hiện tổn thất vượt quá mức chấp nhận thì được xem là thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là một rủi ro cần chú ý và nó đe dọa năng lực hoạt động và triển vọng sống còn của Ngân hàng (Basel, 2008). Một số ngân hàng đã có những khó khăn nhất định do không thực hiện tốt việc quản lý thanh quản cẩn trọng sau khủng hoảng tài chính (2007-2008). Hơn nữa, khủng hoảng thanh khoản đã tác động đáng kể đến Ngân hàng (Ndoka và cộng sự, 2017). Thanh khoản được cho là quan trọng với ngân hàng (Ali, 2004). Tuyên bố này tìm thấy sự hỗ trợ từ sự thất bại của nhiều ngân hàng gần đây. Có thể kể đến như sự sụp đổ đột ngột của 3 ngân hàng tại mỹ gồm Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate. Theo đài Fox new, một nghiên cứu mới của một nhóm chuyên gia từ một loạt Đại học Mỹ là Đại học South California, Đại học Northwestern, Đại học Columbia và Đại học Stanford cảnh báo hiện có ít nhất 186 ngân hàng ở Mỹ dễ bị tổn thương trước làn sóng rút tiền không được bảo hiểm - nguyên nhân dẫn tới vụ phá sản của SVB. Theo tỷ phú đầu tư Bill Ackman, vụ sụp đổ của SVB tương tự như vụ đóng cưa Bear Stearns - ngân hàng đầu tiên sụp đổ trong khủng hoảng tài chính (2007-2008). Ông cho rằng rủi ro sụp đổ và mất tiền gửi khiến những ngân hàng có mức an toàn vốn thấp đối mặt nguy cơ bị rút tiền ồ ạt. Tại Việt Nam, sự kiện bắt giữ Bà Trương Mỹ Lan đã tác động đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và người dân ồ ạt rút tiền gửi, dù Ngân hàng đã khẳng định công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB nhưng ngân hàng vẫn rơi vào diện kiểm soát đặc biệt của Nhà nước. Ngân hàng trung ương Việt Nam sẽ không cho phép các Ngân hàng phá sản và luôn là cứu cánh sau cùng vì sợ “hiệu ứng domino”. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không phải lúc nào cũng nhận được sự bảo hộ mãi mãi từ phía Ngân hàng Trung ương, nó có thể bị sáp nhập hoặc mua lại bởi các ngân hàng khác vì vậy các ngân hàng TMCP phải kiểm soát được các rủi ro của mình, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Bởi vì quản lý rủi ro thanh khoản được xem là vấn đề then chốt để đảm bảo hoạt động (Bertham, 2011). Rủi ro thanh khoản còn ảnh hưởng đến danh tiếng của Ngân hàng (Jenkinson, 2008). Người dân mất lòng tin và nếu như tiền gửi không được thanh toán kịp thời sẽ đe dọa đến ngân hàng (Arif và Anees, 2012). Sự cố thanh khoản có thể là nguyên nhân của sự giảm cổ phiếu cũng như làm giảm giá trị của cổ đông (Mogusu và cộng sự, 2022). Chính vì vậy mà Basel III ra đời với những quy định chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng và số lượng vốn của các ngân hàng, đồng thời thắt chặt các yêu cầu về thanh khoản để phòng ngừa và ứng phó tốt hơn với sự cố bên ngoài (Trang và cộng sự, 2021). Một vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý ngân hàng là làm thế nào để kiểm soát được thanh khoản tốt cho ngân hàng, đảm bảo tuân thủ quy định và thu được lợi nhuận tối đa. Theo Bhunia và Khan (2011) quản lý thanh khoản trở thành vấn đề then chốt quản lý tài chính, là sự trao đổi của thanh khoản và lợi nhuận. Vấn đề giữa thanh khoản và lợi nhuận không phải là một vấn đề mới nhưng vẫn nhận được nhiều quan tâm trong giai đoạn tình hình thế giới đang căng thẳng và một số chuyên gia kinh tế nhận định có khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng khi các ngân hàng ở Mỹ đóng cửa. Đặc biệt cả thế giới trong đó có Việt Nam, vừa trải qua đại dịch Covid-19, sự kiện đã ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân và kinh tế và ngành Ngân hàng không phải là ngoại lệ. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế của quốc gia. Hơn nữa, tình hình thanh khoản của Việt Nam cũng không đồng đều ở các ngân hàng. Vào 16/03/2023, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã được vinh danh ở hạng mục Best Enterprise Risk Management in Vietnam”. Giữa bối cảnh mục tiêu chung của các ngân hàng là tìm cách nâng cao tỷ lệ cấp tín dụng nhưng việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh ở Việt Nam sẽ gây ra sự không thể kiểm soát được chất lượng tín dụng. Điều này dẫn đến tăng khoản nợ xấu, lợi nhuận sụt giảm, thanh khoản kém. Đặc biệt là những ngân hàng mới thành lập, vừa và nhỏ tín dụng sẽ gây áp lực và khó khăn trong việc thanh toán cho khách hàng đến hạn hoặc rút tiền bất ngờ (ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy). Hơn nữa, mặc dù đã có nhiều cải cách, có nhiều chính sách được ban hành, chất lượng được nâng cao nhưng vấn đề thanh khoản kiểm soát đúng mức, nhiều ngân hàng đã, đang và có khả năng sẽ gặp khó khăn trong thanh khoản (Phạm Ngọc Vân, 2021), đặc biệt khi mà tình hình bất động sản lên cơn sốt giá, nhiều nhà đầu tư cần nguồn tiền vốn để đầu tư. Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro cơ bản mà các ngân hàng thương mại phải đối mặt. Khả năng của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán và rút tiền của khách hàng có thể ảnh hưởng đến sự tin cậy và sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng đó. Việc quản lý và quản trị rủi ro, đặc biệt thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động. Dựa vào giả thuyết về quyền lực thị trường và cấu trúc hiệu quả mà mối quan hệ giữa thanh khoản và hiệu quả được chú ý (Trầm Thị Xuân Hương, Trần Thị Thanh Nga, 2018). Thị trường tài chính sẽ không có nhiều biến động nếu khả năng thanh khoản của các Ngân hàng tốt. Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang dần mất đi niềm tin từ khách hàng từ những sự cố liên quan đến thanh khoản và cũng có nhiều nghiên cứu về sự tác động của đến hệu quả hoạt động. Tuy nhiên thanh khoản luôn thay đổi theo thời gian và là một trong những rủi ro quan trọng, mà các nhà điều hành Ngân hàng cần phải theo dõi và kiểm thời kiểm soát. Hiểu rõ tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là một vấn đề quan trọng đối với người quản lý ngân hàng, nhà nghiên cứu và ngành công nghiệp tài chính. Nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể cung cấp thông tin giá trị để đưa ra quyết định và phát triển chính sách. Chính vì vậy, nghiên cứu của tác giả là cần thiết trong thời điểm hiện tại. Mặc khác, một số nghiên cứu nhận định rằng các hành vi sai lầm trong việc duy trì mức thanh khoản là một trong những nguyên nhân đến mất khách hàng và có thể phá sản, do không đủ thanh khoản theo yêu cầu do thiếu sử dụng hiệu quả và hiệu quả thanh khoản sẵn có và ngược lại, Ngân hàng có thể giữ lại nhiều thanh khoản hơn mức cần thiết dẫn đến việc không thể tạo ra lợi nhuận yêu cầu do thiếu sử dụng hiệu quả và hiệu quả thanh khoản sẵn có (AL-Ardah và Al-Okdeh, 2022). Ngoài ra, một số nghiên cứu trước đem đến mâu thuẫn trong kết quả như Alzorqan (2014), Arif và Anees (2012), Falconer (2001) và Kosmidou và cộng sự (2012). Cũng có một số nghiên cứu cho thấy tác động tích cực như M. E. Barth và cộng sự, (2001), Berger (1995), Bourke (1989) và Molyneux và Thornton (1992). Vì vậy mối quan hệ này còn tồn tại nhiều tranh cãi (Saeed, 2015). Hơn nữa những nghiên cứu trước thường được thực hiện ở các nền kinh tế tiên tiến (Imbierowicz và Rauch, 2014; Roman và Şargu, 2014; Saeed, 2015). Hơn nữa hầu hết các nghiên cứu về rủi ro thanh khoản trong ngân hàng đều tập trung vào khía cạnh nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng và ít chú ý đến rủi ro thanh khoản phát sinh từ khía cạnh tài sản (Saeed, 2015) và rủi ro. Nhiều nghiên cứu trước đây chưa xử lý vấn đề nội sinh của các biến, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác kết quả nghiên cứu của mô hình hồi quy, trừ nghiên cứu của Huong và cộng sự (2021) nghiên cứu ở Đông Nam Á. Ngoải ra, Các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với một loạt các biến động và thách thức trong môi trường kinh doanh. Điều này bao gồm sự biến đổi của thị trường tài chính, tăng cường quy định và sự cạnh tranh khốc liệt. Hiểu rõ cách rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể giúp ngân hàng phát triển các chiến lược và giải pháp phù hợp để đối phó với những biến động này.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM PHƯƠNG THANH ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài ngân hàng Mã số chuyên ngành: 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM PHƯƠNG THANH ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài ngân hàng Mã số chuyên ngành: 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ THỊ THANH NHÀN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi Phạm Phương Thanh học viên Thạc sĩ ngành Tài Ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Nay tơi thực luận văn thạc sĩ với đề “Ảnh hưởng rủi ro khoản đến hiệu hoạt động Ngân hàng thương mại Việt nam” Những thông tin, liệu kết nghiên cứu tơi thu thập nguồn tin cậy, xử lý tính tốn Những nội dung trích dẫn tác giả trình bày rõ ràng, đầy đủ cụ thể từ nguồn thống Nghiên cứu không công bố đơn vị tạp chí ngồi nước Tác giả Phạm Phương Thanh ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn đến cô TS Đỗ Thị Thanh Nhàn, người hướng dẫn khoa học luận văn, tận tình bảo hướng dẫn tơi tìm hướng nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, giải vấn đề phân tích số liệu,…nhờ mà tơi hồn thành luận văn cao học Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quan tâm Ban lãnh đạo, thầy cô Trường Đại học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh, chuyên ngành Tài ngân hàng, tận tình truyền đạt kiến thức, giúp tơi có tảng để thực luận văn hành trang quý báu để tự tin áp dụng vào cơng việc Cuối tơi kính chúc Q thầy dồi sức khỏe thành công nghiệp giảng dạy Trân trọng cảm ơn! TP.HCM, ngày … tháng … năm… Phạm Phương Thanh iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Ảnh hưởng rủi ro khoản đến hiệu hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam Nội dung: Mục tiêu để kiểm tra mối quan hệ khoản hiệu hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tác giả sử dụng biến đại diện cho khoản Chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH), Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR), Chỉ số lực cho vay (LA), Tỷ lệ vốn tự có tổng tài sản (ETA) Tỷ lệ tiền gửi khách hàng tổng tài sản (DEP) với biến kiểm sốt khác quy mơ Ngân hàng (SIZE), tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (INF) cú sốc kinh tế (RISK) để có mơ hình nghiên cứu Dữ liệu sử dụng từ 29/41 Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động Việt Nam giai đoạn 2010-2021 Kết hồi quy cho thấy hầu hết biến ảnh hưởng đáng kể trừ INF không đủ sở để kết luận với lợi nhuận ròng tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu (ROE) có ý nghĩa thống kê với biên lãi rịng (NIM) Từ đó, tác giả hàm ý số đề xuất cho ngân hàng liên quan đến công tác đảm bảo khoản nhằm mục đích tránh rủi ro nâng cao hiệu hoạt động Từ khóa: Thanh khoản, Ngân hàng thương mại, hiệu hoạt động iv ABSTRACT Title: The impact of liquidity risk on the operational efficiency of Vietnamese commercial banks Thesis content: The aim is to examine the relationship between the liquidity of banks and the operational efficiency of commercial banks in Vietnam The author used variables representing liquidity such as Cash ratio (CASH), Loan to Deposit Ratio (LDR), Loan-to-Asset Ratio (LA), Equity to Total Asset Ratio (ETA) and Deposits (DEP), along with other control variables such as Bank Size (SIZE), Economic Growth (GDP), Inflation (INF) and Economic Shock (RISK) to propose a research model The data used is from 29 out of 41 joint stock commercial banks operating in Vietnam from 2010-2021 and collected from the General Statistics Office of Vietnam The results showed that most variables have a significant impact except INF, which is not sufficient to conclude with Return on Assets (ROA) and Return on Equity (ROE) but is statistically significant with Net Interest Margin (NIM) Therefore, the author implied some proposals for banks related to liquidity management to mitigate risks and enhance operational efficiency Keywords: Liquidity, Commercial banks, Operational efficiency v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt SCB Ngân hàng thương mại cổ phẩn Sài Gòn ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu CITDR Tỷ lệ tiền mặt đầu tư tổng tiền gửi CASH Chỉ số trạng thái tiền mặt NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TMCP Thương mại cổ phần RISK Cú sốc kinh tế vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt ECB The European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai MP Market power Quyền lực thị trường SCP Structure-Conduct-Performance Cấu trúc-Hành vi-Hiệu suất RMP Relative Market Power Sức mạnh Thị trường Tương đối Efficient structure Cấu trúc Hiệu OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ FEM Fixed Effects Model Mơ hình cố định REM Random Effects Model Mơ hình ngẫu nhiên GLS Generalized Least Squares ES Mơ hình bình phương tối thiểu tổng qt GMM Generalized Method of Moments Mơ hình tổng quát khoảnh khắc FDR Fixed Deposit Ratio Tỷ lệ tài tiền gửi LAD Liquidity Asset to Deposit Tài sản khoản so với tiền gửi LTA Liquidity to Total Assets Tài sản khoản tổng tài sản DEP Deposit Ratio ETA Equity to Total Assets Ratio Tỷ lệ vốn tự có tổng tài sản INF Inflation Lạm phát LA Loan-to-Asset Ratio Chỉ số lực cho vay Tỷ lệ tiền gửi khách hàng tổng tài sản Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn LDR Loan-to-Deposit Ratio NIM Net Interest Margin Biên lãi ròng ROA Return on Assets Tỷ suất lợi nhuận tài sản ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu NPL Non-Performing Loan Tỷ lệ nợ xấu GDP Gross Domestic Product Tốc độ tăng trưởng kinh tế huy động vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT LUẬN VĂN iii ABSTRACT iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH vi MỤC LỤC .vii DANH MỤC BẢNG ix CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý lựa chọn đề tài 1.2 Tính cấp thiết đề tài 1.3 Mục tiêu đề tài 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 1.5 Đốı tượng phạm vı nghıên cứu 1.6 Đóng góp nghiên cứu 1.7 Phương pháp nghıên cứu 1.8 Kết cấu luận văn CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Rủi ro khoản 2.1.1.1 Khái niệm rủi ro khoản 2.1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến khoản 10 2.1.1.3 Cung cầu khoản .11 2.1.1.4 Trạng thái khoản .12 2.1.1.5 Đo lường rủi ro khoản 13 2.1.2 Hiệu hoạt động .17 2.1.2.1 Khái niệm hiệu hoạt động 17 2.1.2.2 Đo lường hiệu hoạt động 18 viii 2.2 Biến kiểm soát 20 2.3 Lý thuyết liên quan mối quan hệ rủi ro khoản hiệu hoạt động Ngân hàng 23 2.3.1 Lý thuyết Cấu trúc - Hiệu (ES - efficient structure) 23 2.3.2 Lý thuyết Quyền lực thị trường (MP – market power) 25 2.3.3 Lý thuyết cấu trúc–hành vi–hiệu (Structure-ConductPerformance – SCP) 26 2.3.4 Lý thuyết ưa thích khoản 27 2.4 Tổng quan nghiên cứu 28 2.4.1 Các nghiên cứu nước 28 2.4.2 Các nghiên cứu nước 32 2.5 Khoảng trống nghiên cứu 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.1 Dữ liệu .37 3.2 Phương pháp nghiên cứu 37 3.3 Mơ hình nghiên cứu 41 TÓM TẮT CHƯƠNG 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47 4.1 Phân tích thống kê mô tả 47 4.2 Kết nghiên cứu thảo luận .52 TÓM TẮT CHƯƠNG 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1 Kết luận 63 5.2 Hàm ý quản trị 63 5.2.1 Dành cho ngân hàng thương mại cổ phần 63 5.2.2 Dành cho ngân hàng nhà nước 69 5.3 Hạn chế nghiên cứu 70 TÓM TẮT CHƯƠNG 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO i PHỤ LỤC xii vi Journal of Business and Management Review https://platform.almanhal.com/Details/Articles/74767?lang=en 50 Diamond, D W., Rajan, R G (2001) Banks and Liquidity American Economic Review, 91(2), 422–425 https://doi.org/10.1257/aer.91.2.422 51 Du Rietz, Underperformance A., Henrekson, M (2000) Hypothesis Small Business Testing Economics, the Female 14(1), 1–10 https://doi.org/10.1023/A:1008106215480 52 Duttweiler, R (2009) Front Matter In Managing Liquidity in Banks (pp i– x) John Wiley Sons, Ltd https://doi.org/10.1002/9781119206415.fmatter 53 Edem, D (2017) Liquidity Management and Performance of Deposit Money Banks in Nigeria (1986 – 2011): An Investigation International Journal of Economics, Finance and Management Sciences, 5, 146 https://doi.org/10.11648/j.ijefm.20170503.13 54 Eljelly, A M A (2004) Liquidity ‐ profitability tradeoff: An empirical investigation in an emerging market International Journal of Commerce and Management, 14(2), 48–61 https://doi.org/10.1108/10569210480000179 55 Emefiele, G (2015) Liquidity management in Nigerian Banking, the Nigerian observer 56 Falconer, B (2001) Structural liquidity: The worry beneath the surface Balance Sheet, 9(3), 13–19 https://doi.org/10.1108/09657960110695998 57 Farrell, M J (1957) The Measurement of Productive Efficiency Journal of the Royal Statistical Society: Series A (General), 120(3), 253–281 https://doi.org/10.2307/2343100 58 Ferreira, D., Ferreira, M A., Raposo, C C (2011) Board structure and price informativeness Journal of Financial Economics, 99(3), 523–545 https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2010.10.007 59 Ganefi, H S., Ermawati, W J., Hakim, D B (2021) Market Structure, Income Diversity, and Stability: Empirical Study of Banking Industry Indonesia Jurnal Keuangan Dan https://doi.org/10.26905/jkdp.v25i3.5887 Perbankan, 25(3), 701–716 vii 60 Gitman, L J., Juchau, R., Flanagan, J (2015) Principles of Managerial Finance Pearson Higher Education AU 61 Halling, M., Hayden, E (2006) Bank Failure Prediction: A Two-Step Survival Time Approach (SSRN Scholarly Paper No 904255) https://doi.org/10.2139/ssrn.904255 62 Huong, T T X., Nga, T T T., Oanh, T T K., (2021) Liquidity risk and bank performance in Southeast Asian countries: A dynamic panel approach Quantitative Finance and Economics, 5(1), 111–133 https://doi.org/10.3934/QFE.2021006 63 Ibe, S O (2013) The Impact of Liquidity Management on the Profitability of Banks in Nigeria Journal of Finance and Bank Management 64 Iman, F., Nurdin, N., Azib, A (2017) The Influence of Liquidity Risk on Banking Performance: Studies in Conventional Commercial Banks Listed on The Indonesia Stock Exchange Period 2011-2015, Presiding Management, 3(1), 135-140 65 Imbierowicz, B., Rauch, C (2014) The relationship between liquidity risk and credit risk in banks Journal of Banking Finance, 40, 242–256 https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2013.11.030 66 Jenkinson, N (2008) Strengthening Regimes for Controlling Liquidity Risk: Some Lessons from the Recent Turmoil (SSRN Scholarly Paper No 1147090) https://papers.ssrn.com/abstract=1147090 67 TrâKhalid, M S., Hossain, A., Rashed, M (2019) The Impact of Liquidity Risk on Banking Performance: Evidence from the Emerging Market Global Journal of Management and Business Research, 2019, 47–52 68 Khalid, M S., Rashed, M., Hossain, A (2019) The impact of liquidity risk on banking performance: Evidence from the emerging market Global Journal of Management and Business Research, 19(C4), 47-52 69 Kosmidou, K (2008) The determinants of banks’ profits in Greece during the period of EU financial integration Managerial Finance, 34(3), 146–159 https://doi.org/10.1108/03074350810848036 viii 70 Kosmidou, K., Tanna, S., Pasiouras, F (2005) Determinants of profitability of domestic UK commercial banks: Panel evidence from the period 1995-2002 In Money Macro and Finance (MMF) Research Group Conference, 45, 1–27 71 Kosmidou, K., Tanna, S., Pasiouras, F (2012) Determinants of profitability of domestic UK commercial banks: Panel evidence from the period 1995-2002 28 72 Leykun, F (2016) Determinants of Commercial Banks’ Liquidity Risk: Evidence Research Journal of Finance and Accounting 73 Liu, H.A (2011) Determinants of Commercial Banks Performance: Evidence from Jordan International Research Journal of Finance and Economics, 5(5), 1945 74 Lozano-Vivas, A., Pasiouras, F (2010) The impact of non-traditional activities on the estimation of bank efficiency: International evidence Journal of Banking Finance, 34(7), 1436–1449 https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2010.01.006 75 Lukorito, S N., Muturi, W., Nyang’au, A S., Nyamasege, D (2014) Assessing the effect of liquidity on profitability of commercial banks in Kenya Research Journal of Finance and Accounting 76 Madhuwanthi, R M R., Morawakage, P S (2019) Impact of liquidity risk on the performances of Sri Lankan commercial banks Sri Lanka Journal of Social Sciences, 42(1), 53-64 77 Mogusu, M W., Nkari, I M., Wabwire, J M (2022) Effect of liquidity risk on shareholders’ wealth in commercial banks listed at the Nairobi securities exchange http://repository.chuka.ac.ke/handle/chuka/15397 78 Molyneux, P., Thornton, J (1992) Determinants of European bank profitability: A note Journal of Banking Finance, 16(6), 1173–1178 https://doi.org/10.1016/0378-4266(92)90065-8 ix 79 Msuku, C C (2020) The Effect of Liquidity Risk Management on Financial Performance of Commercial Banks in Tanzania [Masters, The Open University of Tanzania] http://repository.out.ac.tz/2887/ 80 Munteanu, I (2012) Bank Liquidity and its Determinants in Romania Procedia Economics and Finance, 3, 993–998 https://doi.org/10.1016/S22125671(12)00263-8 Muranaga, G F., Ohsawa, H (2002) Liquidity Risk and Performance in the Banking Sector Finance Essay 81 Musiega, M., Olweny, Dr T., Mukanzi, Dr C., Mutua, Dr M (2017) Influence of Liquidity Risk on Performance of Commercial Banks in Kenya IOSR Journal of Economics and Finance, 08(03), 67–75 https://doi.org/10.9790/59330803046775 82 Mustafa, O A O (2020) Impact of Liquidity Shortage Risk on Financial Performance of Sudanese Islamic Banks International Journal of Islamic Economics and Finance (IJIEF), 3(2), Article https://doi.org/10.18196/ijief.3229 83 Mwangi, F M (2014) The effect of liquidity risk management on financial performance of commercial banks in Kenya [Thesis, University of Nairobi] http://erepository.uonbi.ac.ke/handle/11295/75004 84 Ndoka, S., Islami, M., Shima, J (2017) The impact of liquidity risk management on the performance of Albanian Commercial Banks during the period 2005-2015 International Journal of Social Sciences and Education Research, 3(1), Article https://doi.org/10.24289/ijsser.283588 85 Ngwu, T C (2006) Bank Management Owerri: Bob Publishers 86 Obi-Nwosu, V., Okaro, C S O., Ogbonna, K., Atsanan, A (2017) Effect of Liquidity on Performance of Deposit Money Banks (SSRN Scholarly Paper No 3062581) https://papers.ssrn.com/abstract=3062581 87 Oldfield, G S., Santomero, A M (1997) The Place of Risk Management in Financial Institutions [Center for Financial Institutions Working Paper] Wharton School Center for Financial Institutions, University https://econpapers.repec.org/paper/woppennin/95-05.htm of Pennsylvania x 88 Poposka, K., Trpkoski, M (2013) Secondary Model for Bank Profitability Management – Test on the Case of Macedonian Banking Sector Research Journal of Finance and Accounting, 10 89 Purbaningsih, R Y P., Fatimah, N (2018) The effect of liquidity risk and non performing financing (npf) ratio to commercial sharia bank profitability in Indonesia 16(1) 90 Rasham, M., Daghim A (2018) The Impact of Capital Adequacy According to Basel Committee Requirements on the Profitability of Commercial Banks: An Applied Study on a Sample of Private Iraqi Banks, Al-Muthanna Journal of Administrative and Economic Sciences, 8(1) 91 Rochet, J C (2008) Liquidity regulation and the lender of last resort Financial Stability Review, 11, 45-52 92 Roman, A., Şargu, A C (2014) Banks Liquidity Risk Analysis in the New European Union Member Countries: Evidence from Bulgaria and Romania Procedia Economics and Finance, 15, 569–576 https://doi.org/10.1016/S22125671(14)00512-7 93 Rose, P S (2002) Commercial Bank Management McGraw-Hill/Irwin 94 Sabir, B (2021) The relationship between liquidity risk and financial performance of private commercial banks in Turkey Unpublished Master’s Thesis, Near East University 95 Saeed, M (2015) An Empirical Analysis of Liquidity Risk and Performance in Malaysia Banks Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 9, 80–84 96 Siaw, N A., Duodu, E., Kwakye, S (2013) Trends in Road Traffic Accidents in Ghana; Implications for Improving Road User Safety 2(11), 97 Siaw, S (2013) Liquidity risk and bank profitability in Ghana 116 98 Stiroh, K J (2004) Diversification in Banking: Is Noninterest Income the Answer? Journal of Money, Credit and Banking, 36(5), 853–882 99 Trabelsi, M K (2015) The impact of liquidity risk determinants on profitability: an empirical study on islamic banks in the Kingdom of Bahrain Doctoral Dissertation, Universiti Utara Malaysia xi 100 Trang, L N T., Nhan, D T T., Hao, N T N., Wong, W.-K (2021) Does Bank Liquidity Risk Lead To Bank’S Operational Efficiency? A Study In Vietnam Advances in Decision Sciences, 25(4), 46–88 101 Vodova, P (2011) Liquidity of Czech commercial banks and its determinants International Journal of mathematical models and methods in applied sciences, 5(6), 1060-1067 102 Vong, P I., Chan, H S (2009) Determinants of Bank Profitability in Macao Macau Monetary Research Bulletin, 12(6), 93–113 103 Wang, M (2022) Research on liquidity risk of commercial bank – from the view of comparison of Chinese and American commercial banks ITM Web of Conferences, 45, 01074 https://doi.org/10.1051/itmconf/20224501074 104 Wintoki, M B., Linck, J S., Netter, J M (2012) Endogeneity and the dynamics of internal corporate governance Journal of Financial Economics, 105(3), 581–606 https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2012.03.005 Trang website 105 Vĩ Cường (2023), Vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ tác động lên thị trường toàn cầu?, Địa chỉ: https://plo.vn/vu-sup-do-ngan-hang-my-tac-dong-the-nao-lenthi-truong-toan-cau-post724626.html, [truy cập ngày 21/03/2023] 106 Hoài Thu (2023), Vụ ngân hàng Mỹ Silicon Valley Bank sụp đổ: Liệu có châm ngịi cho khủng hoảng tài chính?, Địa chỉ: https://vneconomy.vn/vu-nganhang-my-silicon-valley-bank-sup-do-lieu-co-cham-ngoi-cho-khung-hoang-taichinh.htm, [truy cập ngày 20/03/2023] 107 Hồng Dung (2023), ACB nhận giải ngân hàng quản trị rủi ro tốt Việt Nam 2022, Địa chỉ: https://doanhnhansaigon.vn/ngan-hang/acb-nhan-giai-nganhang-quan-tri-rui-ro-tot-nhat-viet-nam-2022-1116354.html, [truy cập: 22/03/2023] 108 Bùi Thị Nhung (2021), Một vài vấn đề dấu hiệu ngân hàng khả khoản?, Địa chỉ: https://luatminhkhue.vn/mot-vai-van-de-trong-dauhieu-ngan-hang-mat-kha-nang-thanh-khoan.aspx, [truy cập ngày 18/2/2023] xii PHỤ LỤC xiii xiv xv xvi xvii xviii xix xx