1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính

31 630 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 367,94 KB

Nội dung

tiểu luận: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Tên đề tài: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Số thứ tự : 01 - 20 Lớp : Đêm 3 Khóa : 22 Giảng viên hướng dẫn : TS. Diệp Gia Luật TP.HCM , Tháng 12/2012 Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 1 Mục Lục 1 LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 2 1.1 Cấu Trúc Tài Chính 2 1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp 2 1.1.2 Cấu trúc vốn tài sản kinh doanh 2 1.1.3 Cấu trúc nguồn vốn tài trợ hoạt động kinh doanh 3 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp: 4 1.3 Cấu trúc tài chính của một số quốc gia trên thế giới: 6 1.3.1 Các nước phát triển 7 1.3.2 Các nước đang phát triển: 9 2 THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 9 2.1 Khái niệm về thông tin bất cân xứng 9 2.2 Hậu quả của thông tin bất cân xứng đến thị trường cấu trúc tài chính: 10 2.3 Chi Phí Giao Dịch Cấu Trúc Tài Chính 10 2.3.1 Khái niệm chi phí giao dịch: 10 2.3.2 Các hình thức của chi phí giao dịch: 11 2.3.3 Các yếu tố đến giá chi phí giao dịch: 12 2.3.4 Vai trò của chi phí giao dịch với cấu trúc tài chính: 13 2.3.5 Các biện pháp giảm chi phí giao dịch: 14 2.4 Lựa Chọn Đối Nghịch 15 2.4.1 Khái niệm lựa chọn đối nghịch 15 2.4.2 Sự hình thành lựa chọn đối nghịch: 15 2.4.3 Các công cụ giải quyết sự lựa chọn đối nghịch: 16 2.5 RỦI RO ĐẠO ĐỨC CẤU TRÚC TÀI CHÍNH: 20 2.5.1 Khái niệm: 20 2.5.2 Rủi ro đạo đức cấu trúc tài chính: 20 2.5.3 Các biện pháp giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức: 23 3 VÍ DỤ VỀ ẢNH HƯỜNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 25 3.1 Ví dụ về Công ty dược Viễn Đông 25 3.2 Đánh giá thiệt hại 27 KẾT LUẬN 30 4 ĐỌC THÊM: 31 4.1 TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG CIC ở Việt Nam (Credit Information Center) Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 2 1 LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1.1 Cấu Trúc Tài Chính 1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một hỗn hợp nợ vốn được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của nó. Cấu trúc này là một hỗn hợp trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro giá trị của doanh nghiệp. Mối quan tâm chính cho người quản lý tài chính của công ty là quyết định bao nhiêu tiền được vay hỗn hợp tốt nhất của nợ vốn chủ sở hữu. Người quản lý tài chính cũng phải tìm các nguồn ít tốn kém kinh phí cho công ty để sử dụng. Cấu trúc tài chính được chia thành số lượng dòng tiền của công ty cho các chủ nợ số tiền cho các cổ đông. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một hỗn hợp khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu chi phí của mình. Vì vậy, mỗi công ty sẽ có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của riêng nó. Ví dụ, một công ty có thể phát hành trái phiếu sử dụng số tiền thu được để mua cổ phiếu hoặc có thể phát hành cổ phiếu sử dụng số tiền thu được để trả nợ. Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp có thể được xem xét ở 2 góc độ là cấu trúc vốn tài sản kinh doanh cấu trúc nguồn vốn tài trợ hoạt động kinh doanh. 1.1.2 Cấu trúc vốn tài sản kinh doanh Vốn tài sản kinh doanh là những phương tiện, tài sản, các yếu tố vật chất mà một doanh nghiệp phải có để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Cấu trúc vốn tài sản kinh doanh được thể hiện dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau, tùy theo công dụng tính năng thời gian sử dụng. Cấu trúc vốn tài sản kinh doanh tác động trực tiếp đến họat động kinh doanh, ảnh hưởng đển năng suất, chi phí, giá thành các doanh nghiệp. Vốn tài sản cấu trúc vừa là nhân tố đầu vào, vừa ảnh hưởng đến kết quả phân phối thu nhập đầu ra của quá trình kinh doanh. Chính trong quá trình đó, vốn tài sản là một nhân tố không thể thiếu được đối với hoạt động kinh doanh. VỐn tài sản sau khi được đầu tư một thời gian thì được thu về để tiếp ứng cho chu lỳ kinh doanh tiếp theo. Vốn tài sản không thể bị mất đi mà vốn luôn phải được bảo toàn phát triển; đây chính là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp thực hiện được quá trình tái sản xuất đơn cũng như quá trình tái sản xuất mở rộng. Xét theo công dụng đặc điểm luân chuyển giá trị, vốn tài sản kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: vốn tài sản cố định, vốn tài sản lưu động. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 3 1.1.2.1 Vốn tài sản cố định Vốn cố định của doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các loại tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đựơc gọi là TSCĐ khi chỉ khi tài sản đó hội tụ đủ đồng thời hai điều kiện: có thời gian sử dụng dài (trên 1 năm), có giá trị lớn (tùy theo giá trị đồng tiền để xác định) Gồm hai loại: tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, như công trình kiến trúc, trang thiết bị, phương tiện vận tải… Tài sản cố định vô hình là một dạng tài sản không có hình thái vật chất. Loại tài sản này gồm: bằng phát minh sáng chế, chi phí đầu tư mua bản quyền, phần mềm vi tính, văn hóa doanh nghiệp… Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh luân chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mỗi chu kỳ kinh doanh. Hay nói cách khác, cứ sau mỗi chu lỳ kinh doanh, vốn cố định được tách thành hai phần: một phần luân chuyển vào giá thành kinh doanh của chu kỳ kinh doanh này phần còn lại sẽ được “cố định” chờ để luân chuyển cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Cứ như thế cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng thì vốn cố định mới chấm dứt một vòng tuần hoàn lưu chuyển giá trị. 1.1.2.2 Vốn tài sản lưu đông Vốn tài sản lưu động là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào trong giá trị sản phẩm. Vốn lưu động đựơc thu hồi toàn bộ một lần, sau khi doanh nghiệp tiêu thụ các hàng hóa dịch vụ kết thúc vòng tuần hoàn lưu chuyển của vốn. 1.1.3 Cấu trúc nguồn vốn tài trợ hoạt động kinh doanh Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương thức, cơ chế khác nhau, để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh trước mắt lâu dài. Như vậy, một cấu trúc nguồn vốn an toàn ổn định, hợp lý, linh hoạt sẽ mang lại sự phát triển năng động hiệu quả cho doanh nghiệp. Nguồn vốn tài trợ được phân loại dựa trên các căn cứ sau  Căn cứ vào phạm vi tài trợ: Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 4 - Nguồn vốn bên trong: trích từ lợi nhuận có được từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - Nguồn vốn bên ngoài” bao gồm nguồn vốn liên doanh, liên kết, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, tính dụng ngân hàng.  Căn cứ theo thời gian tài trợ - Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn: tính dụng thương mại, các khoản chiếm dụng về tiền lương, tiền thuế, tín dụng ngân hàng các khoản phải trả… - Nguồn vốn dài hạn: tín dụng ngân hàng dài hạn, phát hành trái phiếu, huy động vốn góp cổ phần, liên doanh …  Căn cứ vào tính chất sở hữu tài chính: - Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp: gồm vốn đóng góp ban đầu của chủ sở hữu, nguồn vốn tài trợ từ lợi nhuận sau thuế, nguồn vốn bổ sung bằng cáchkết nạp thêm các thành viên mới - Nguồn vốn đi vay chiếm dụng: gồm nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, huy động bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp: tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thuế chưa nộp…  Căn cứ vào hình thức huy động vốn: - Nguồn vốn huy động dưới dạng tiền - Nguồn vốn huy động dưới dạng tài sản hữu hình như máy móc thiết bị, nhà xưởng, mặt bằng. Vốn góp dưới dạng tài sản vô hình như bằng pháp minh sáng chế, kinh nghiệm  Căn cứ vào tính pháp lý: - Nguồn vốn huy động trên thị trường chính thức: nguồn lực tài chính được huy động theo cơ chế, qui định cảu pháp lý, dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng. - Nguồn vốn huy động trên thị trường phi chính thức: như tín dụng nặng lãi, đầu tư góp vốn với một pháp nhân không chính thức nhằm rửa tiền hoặc né thuế. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 1.2.1 Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return on Assets- ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu). Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin về giá Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 5 trị doanh nghiệp tốt hơn nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất cân xứng về thông tin này dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn. Vì thế, nhà quản trị có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trước, rồi mới đến các nguồn vốn vay mượn bên ngoài. Các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang and Song (2002), Braduri (2002) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyên (2006) trên các doanh nghiệp vừa nhỏ cũng chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ nhưng không có ý nghĩa thống kê. Ở các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng về thông tin càng trầm trọng, vì thế các nhà quản lý có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tài sản của mình, vì vậy, giả thiết đặt ra là: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh.” 1.2.2 Qui mô của doanh nghiệp Qui mô của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng tài sản, hay tổng doanh thu. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết có qui mô lớn thường là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước. Do đó, giả thiết được đặt ra là: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ thuận với qui mô của doanh nghiệp.” 1.2.3 Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh thường được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế lãi vay. Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Vì vậy, giả thiết đặt ra là: “Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi ro kinh doanh.” 1.2.4 Cấu trúc tài sản Cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ lệ TSCĐ trên tổng tài sản. Về mặt lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, Berger Urdell (1994) lại cho rằng doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay mượn mà không cần phải cung cấp nhiều bằng chứng thế chấp. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong điều kiện của Việt Nam. Vì thế có thể giả thiết là: “Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ nghịch với cấu trúc tài sản.” Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 6 1.2.5 Tỷ suất lãi vay Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hóa khi thực hiện việc vay nợ, doanh nghiệp quan tâm đến lãi suất vay nợ. Khi lãi suất vay nợ gia tăng thì khuynh hướng sử dụng vốn vay nợ của các doanh nghiệp có chiều hướng giảm dần, tức là làm hạn chế khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Từ đó chúng ta có giả thiết rằng: “tỷ suất lãi vay có quan hệ ngược chiều với cấu trúc tài chính.” 1.2.6 Cơ hội tăng trưởng Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa có tốc độ tăng trưởng càng lớn có khuynh hướng sử dụng nợ cao hơn các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng thấp. Kết quả này phù hợp với thực tế hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội phát triển, hội nhập do xu hướng phát triển tích cực của nền kinh tế tạo ra, sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn vốn vay nợ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh thuận lợi đó. Trong trường hợp này, hiệu ứng đòn cân nợ sẽ phát huy tác dụng tích cực làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Như vậy có thể kết luận rằng: “Cơ hội tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với cấu trúc tài chính.” 1.3 Cấu trúc tài chính của một số quốc gia trên thế giới Các quốc gia trên thế giới với hệ thống tài chính khá phức tạp về mặt cả về mặt cấu trúc lẫn chức năng. Với nhiều định chế khác nhau như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, thị trường chứng khoán trái phiếu v.v được chính phủ điều tiết. Hệ thống tài chính chuyển hàng tỷ đô la mỗi năm từ chủ thể tiết kiệm sang chủ thể có cơ hội đầu tư. Cấu trúc tài chính có thể được hiểu là cơ cấu của các kênh trung chuyển vốn này, hay cũng có thể hiểu, đó là cơ cấu vốn trong các doanh nghiệp. Với tiếp cận đó, chúng ta cùng xét 4 nhóm chính trong cấu trúc vốn bên ngoài của doanh nghiệp:  Nợ ngân hàng chủ yếu gồm nợ từ các định chế nhận tiền gửi;  Nợ phi ngân hàng chủ yếu gồm nợ từ các trung gian tài chính khác;  Trái phiếu gồm các chứng khoán nợ dễ bán như trái phiếu doanh nghiệp thương phiếu.  Cổ phiểu gồm vốn chủ sở hữu mới phát hành (từ thị trường chứng khoán). Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 7 1.3.1 Các nước phát triển Biểu đồ cấu trúc tài chính của các nước đang phát triển Căn cứ vào các biểu đồ sử dụng vốn bên ngoài của các nước Hoa Kỳ, Đức, Nhật Canada trong giai đoạn 1970-2000, có thể đưa ra một số nhận xét: Cổ phiếu không phải là nguồn tài chính bên ngoài quan trọng nhất với doanh nghiệp: giới truyền thông thường tập trung vào thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong nguồn vốn bên ngoài với các doanh nghiệp. Hoa Kỳ Đức Nhật Canada Cổ phiếu 11% 8% 5% 12% Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 8 Phát hành chứng khoán nợ chứng khoán vốn không phải là nguồn tài trợ chính cho hoạt động của doanh nghiệp: chứng khoán dễ bán, gồm cổ phiếu trái phiếu cung cấp ít hơn một nửa vốn bên ngoài để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp. Việc phát hành chứng khoán không phải là nguồn tài chính quan trọng nhất. Hai điều này có thể được lý giải là do thông tin bất cân xứng – tình huống xảy ra đối với một giao dịch, khi bên cầu vốn nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư hơn so với bên cung vốn, khiến cho bên cung vốn không sẵn lòng đầu tư. Hoa Kỳ Đức Nhật Canada Chứng khoán 43% 15% 14% 27% Tài chính gián tiếp - qua trung gian tài chính - quan trọng hơn tài chính trực tiếp - doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp từ người cho vay trong thị trường tài chính: từ năm 1970, chưa tới 5% trái phiếu doanh nghiệp thương phiếu được phát hành mới ít hơn một phần ba cổ phiếu, được bán trực tiếp cho các hộ gia đình Mỹ. Phần còn lại được mua chủ yếu bởi các trung gian tài chính như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ. Những con số này cho thấy tài chính trực tiếp chiếm chưa tới 10% trong nguồn tài trợ bên ngoài ở các doanh nghiệp Mỹ. Ở các quốc gia khác, chứng khoán là nguồn tài chính ít quan trọng hơn so với Mỹ, nên tài chính trực tiếp còn kém quan trọng hơn tài chính gián tiếp nhiều. Hoa Kỳ Đức Nhật Canada Trung gian tài chính 56% 86% 86% 74% Các trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng, là nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất tài trợ cho các doanh nghiệp: nguồn vốn bên ngoài chủ yếu cho doanh nghiệp bao gồm các khoản cho vay của ngân hàng trung gian tài chính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, các công ty tài chính. Ở các nước công nghiệp, các khoản vay ngân hàng là lớn nhất trong nguồn tài chính từ bên ngoài (hơn 70% ở Đức, Nhật Bản hơn 50% ở Canada). Như vậy ngân hàng ở các nước này có vai trò quan trọng nhất trong việc tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp (các nước mà Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 9 việc thu thập thông tin về các công ty tư nhân khó khăn, thì thị trường chứng khoán ít có vai trò quan trọng hơn trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng). Hoa Kỳ Đức Nhật Canada Nợ ngân hàng 18% 76% 78% 56% 1.3.2 Các nước đang phát triển Hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò chi phối trên thị trường tài chính. Thị trường cổ phiếu đã được chú ý phát triển trong thời gian gần đây, tuy nhiên, ở một số nước, qui mô thị trường cổ phiếu vẫn rất hạn chế. Mức độ vốn hoá trên thị trường cổ phiếu (của các công ty niêm yết) ở Indonesia 2008 là 19,3%; Phillipin là 31%, Thái lan là 37,7%, con số này ở Việt Nam năm 2008 là 10,6% GDP, năm 2009 là 38%. Thêm vào đó là tính thiếu ổn định cả về qui mô về chỉ số giá của các thị trường này, trong khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng chưa phát triển. 2 THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 2.1 Khái niệm về thông tin bất cân xứng Thông tin bất cân xứng là mức độ thông tin không phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ về thị trường diễn biến của nó. Theo nghĩa hẹp nó hàm ý có sự khác biệt đáng kể về khối lượng chất lượng thông tin đã được tích lũy đến thời điểm xác định giữa các đối tượng liên quan (các đối tượng cùng giải quyết một vấn đề, cùng tham gia một thị trường). Nghĩa là, một bên giao dịch có các thông tin liên quan trong khi bên kia không có hoặc không có đầy đủ. Thông tin bất cân xứng xảy ra có thể do nguồn thông tin khác nhau, thời điểm nhận tin khác nhau trình độ nhận thức, ứng xử với thông tin khác nhau. Nguyên nhân là do những hạn chế của thị trường làm cho tốc độ truyền tin chậm, khả năng tiếp nhận xử lý thông tin kém. Ngược lại, thông tin bất cân xứng là nguyên nhân dẫn đến thị trường kém hiệu quả. Thông tin bất cân xứng vừa là khách quan vừa là chủ quan. Tính khách quan là do cấp độ hiệu quả của thị trường gây ra những hạn chế về truyền tải cập nhật thông tin vào trong giá cả. Tính chủ quan là do sự thiếu nỗ lực cũng như chưa quan tâm đầu tư tìm kiếm khai thác thông tin của các đối tượng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia thị trường. [...]...Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT 2.2 Hậu quả của thông tin bất cân xứng đến thị trường cấu trúc tài chính Sự bất cân xứng thông tin là nguyên nhân chính khiến thị trường hoạt động không hiệu quả Khi đó một bên có đầy đủ thông tin trong khi một bên lại thiếu hụt thông tin, do đó giá sẵn lòng mua sẽ không phản ánh đúng... mang lại lợi ích cho các ngân hàng mà còn tốt cho chính các khách hàng 29 Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT Dựa trên lý thuyết về thông tin bất cân xứng, chia sẽ thông tin về người vay thông qua các trung tâm thông tin tín dụng có ba lợi ích chính sau đây: Một là, CIC giúp các ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng có thể dự đoán về khả năng trả nợ của khách hàng... THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT thông tin này cũng sẽ được cung cấp cho các ngân hàng, giúp nhà băng có cơ sở thực hiện các quyết định cho vay quản lý dư nợ 2.4.3.2 Biện pháp điều hành của chính phủ để tăng thông tin Chính phủ có 2 cách để tác động vào thị trường tài chính để giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch Cách 1: Chính phủ sẽ... Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT Kết luận Thông thường các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ thông qua các phương án kết hợp như bán cổ phiếu, phát hành trái phiếu, đi vay Một cấu trúc tài chính phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân tổ chức liên quan tới doanh nghiệp hoạt... thực hiện giao dịch tài chính như là: chi phí nghiên cứu thị trường, hoa hồng cho người môi giới, chi phí quản lý, chi phí thông tin Thông thường, chi phí giao dịch xảy ra trong điều kiện một khi giao kèo đã thực hiện, các đối tác phụ thuộc vào nhau, nỗ 10 Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT lực các bên nhằm mang lại lợi ích cho chính mình, không có khả năng... Rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin bất cân xứng xảy ra sau khi giao dịch diễn ra Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin bất cân xứng giữa các bên giao dịch hình thành động cơ hành động theo hướng có lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin Việc này sẽ dẫn tới nguy cơ tổn hại về mặt tài chính đối với các bên tham... trả nợ tốt Chẳng hạn trên thị trường tín dụng, người cho vay không nắm bắt đầy đủ thông tin người vay tiền sẽ tính một mức lãi suất cho vay có phần bù rủi ro Tình trạng thông tin bất cân xứng dẫn đến cuối cùng chỉ toàn cho vay những dự án rủi ro cao hoặc không chấp nhận 15 Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT cho vay Người cho vay đã thực hiện một lựa chọn đối... có khả năng vay nợ cao hơn Tuy nhiên do thông tin bất cân xứng, A không biết đầy đủ thông tin của B C nên quyết định không cho vay, mặc dù có thể B (có khả năng trả nợ) đi vay để đầu tư vào những dự án giá trị Như vậy ta có thể thấy rằng thông tin bất cân xứng càng lớn thì sự hình thành lựa chọn đối nghịch càng cao 2.4.3 Các công cụ giải quyết sự lựa chọn đối nghịch 2.4.3.1 Sự tạo ra bán thông. .. thập Do đó, vai trò của Ngân hàng trong việc thu thập tạo ra thông tin có phần giảm sút 2.4.3.4 Vật thế chấp Sự lựa chọn đối nghịch chỉ cản trở sự vận hành của thị trường tài chính nếu người cho vay phải chịu tổn thất, người đi vay không có khả năng hoàn trả tiền vay 18 Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT bị vỡ nợ Vật thế chấp được trao cho người cho vay,... của họ càng theo chiều hướng mà 19 Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT các nhà đầu tư dự tính mong muốn Do đó, vốn cổ phần của một công ty cao là một dấu hiệu khiến nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào công ty đó.” 2.5 RỦI RO ĐẠO ĐỨC CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 2.5.1 Khái niệm Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ tài chính được sử dụng để chỉ một rủi ro phát sinh khi đạo đức . LUẬT 1 Mục Lục 1 LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 2 1. 1 Cấu Trúc Tài Chính 2 1. 1 .1 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp 2 1. 1.2 Cấu trúc vốn tài sản kinh doanh 2 1. 1.3 Cấu. dịch: 14 2.4 Lựa Chọn Đối Nghịch 15 2.4 .1 Khái niệm lựa chọn đối nghịch 15 2.4.2 Sự hình thành lựa chọn đối nghịch: 15 2.4.3 Các công cụ giải quyết sự lựa chọn đối nghịch: 16 2.5 . BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 2 1 LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1. 1 Cấu Trúc Tài Chính 1. 1 .1 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp Cấu trúc tài chính

Ngày đăng: 05/06/2014, 00:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 Tóm lược các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch - tiểu luận: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính
Bảng 1 Tóm lược các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w