KHẢ NĂNG sản XUẤT của tổ hợp LAI GIỮA gà ác VIỆT NAM và gà ác THÁI hòa
PHÙNG ĐỨC TIẾN – Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ác 17 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ ÁC VIỆT NAM VÀ GÀ ÁC THÁI HÒA Phùng Đức Tiến, Nguyễn Duy Điều, Nguyễn Thị Mười , Nguyễn Thị T ình, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Sợi và Lê Tiến Dũng Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương *Tác giả liên hệ: Phùng Đức Tiến – Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương Thụy Phương -Từ Liêm - Hà Nội. Tel: 04 38385622 / 0913571785; Email: pkhttncgctp@vnn.vn ABSTRACT Performance of crosses between Ac Vietnam and Ac Thaihoa chicken A breeding experiment aiming at comparing performance of AcVietnam, Ac Thaihoa chicken and their crosses was undertaken. Two crosses, namley VT1 and VT2 chicken was created by crossing Ac Thaihoa male x Ac Vietnam female and Ac Vietnam male x Ac Thaihoa female chicken. It was found out that the fertility rate, hatchability of crosses: VT1 and VT2 chicken were similar to those of AcVietnam, Ac Thaihoa chicken. The survival rate of crosses from 1 to 6 weeks of age was higher than that of AcVietnam, Ac Thaihoa chicken. The bodyweight at 6 weeks of age was the highest for VT2 chicken (342 gr) (P<0.05) and FCR was also the lowest for VT2 chicken. The meat productivity and quality of VT1 and VT2 chicken were found to be similar to those of Ac Vietnam, Ac Thaihoa chicken. In term of bodyweight produced per female, bodyweight produced per female of VT1 and VT2 chicken was higher than that of Ac Vietnam, Ac Thaihoa chicken. In conclusion, rearing crosses (Ac Vietnam male x Ac Thaihoa female) VT2 chicken was more economical than rearing Ac Vietnam, Ac Thaihoa and VT1 chicken. Keywords: cross, males, Reproductive, characteristis ĐẶT VẤN ĐỀ Gà Ác Việt Nam và gà Ác Thái Hòa là 2 giống gà đặc sản quí, sản phẩm của chúng được chế biến thành các loại thực phẩm cao cấp, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng, trị bệnh Hiện nay giống gà Ác, gà Ác Thái Hòa và một số giống gà nội xương đen, thịt đen, chất lượng cao đang có xu hướng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy, các giống gà thịt đen, xương đen đã có một thị trường đáng kể trong nước và các nước châu Á (đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan). Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu. Việc nghiên cứu chọn lọc các giống gà đặc sản và tạo con lai giữa chúng cũng đã được triển khai ở một số cơ quan nghiên cứu và sản xuất trong cả nước. Gà Ác Thái Hoà có khối lượng cơ thể lớn hơn, năng suất trứng/mái/năm đạt cao hơn so với gà Ác Việt Nam. Tuy nhiên, gà Ác có tỷ lệ thịt lườn, tỷ lệ protein trong thịt cao hơn. Trần Thị Mai Phương (2004) tỷ lệ protein của gà Ác Việt Nam là 23,25%). Để phát huy được những ưu điểm của 2 giống gà trên Trung Tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương cho triển khai đề tài “Nghiên cứu công thức lai giữa gà Ác Việt Nam và gà Ác Thái Hòa” nhằm tạo được con lai thương phẩm, đánh giá và lựa chọn con lai có năng suất, chất lượng thịt cao, phục vụ nhu cầu phát triển chăn nuôi các giống gà này trong nông hộ. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Nghiên cứu trên đàn gà Ác Việt Nam và gà Ác Thái Hoà nuôi sinh sản và các tổ hợp lai giữa chúng nuôi thịt. Địa điểm nghiên cứu tại Trung Tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ phương và một số hộ chăn nuôi. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2008 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010 18 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở của đàn gà sinh sản khi lai chéo 2 giống gà. Đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng cho thịt, tỷ lệ nuôi sống, hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất và chất lượng thịt của con lai thương phẩm. Phương pháp nghiên cứu Trên đàn sinh sản: Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên 1 nhân tố với mỗi lô 100 gà mái sinh sản. Kết thúc 20 tuần tuổi, chọn những gà khỏe mạnh, khối lượng chuẩn và đặc trưng từng giống. Mỗi giống được chia làm 2 lô, mỗi lô 100 mái sau đó ghép trống với tỷ lệ 12 trống/100 mái. Lô 1: Trống Ác Việt Nam x mái Ác Việt Nam Lô 2: Trống Ác Thái hoà x mái Ác Thái hoà Lô 3: Tr ống Ac Thái hoà x mái Ác Việt Nam Lô 4: Trống Ác Việt Nam x mái Ác Thái hoà Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đ ược áp dụng theo qui trình nuôi dưỡng gà xương đen của Triệu Xương Đình và Vương Tuyền, 2001) Bảng 1. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản Gà con (tuần) Gà dò (tuần) Gà đẻ (tuần) Thành phần dinh dưỡng 0- 3 4 – 9 10 – 16 17 - 20 >20 Protein thô (%) 22 19 15,5 16,5 17,5 ME (kcal/kgTĂ) 2900 2850 2700 2750 2750 Can xi (%) 1,1 1,0 1,0 2,6 3,3 Phospho (%) 0,7 0,7 0,6 0,65 0,7 Lyzin (%) 1,2 1,0 0,8 0,9 1,0 Methionin (%) 0,5 0,5 0,4 0,4 0,45 Trên đàn thương phẩm Sơ đồ tạo con lai thương phẩm ♂ Ác TH x ♀ Ác VN ♂ Ác VN X ♀ Ác TH ↓ ↓ VT1 VT2 Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên 1nhân tố với 4 lô thí nghiệm, theo sơ đồ sau: Bảng 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô TN Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Loại gà Ác VN (♂ÁcVNx♀ÁcVN) Ác Thái Hòa (♂ÁcTHx♀ÁcTH) VT1 (♂ÁcTHx♀ÁcVN) VT2 (♂ÁcVNx♀ÁcTH) n. 50 x 3 50 x 3 50 x 3 50 x 3 (Giữa các lô đảm bảo sự đồng đều về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh) Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và thú y phòng bệnh được áp dụng theo qui trình nuôi dưỡng của Trung Tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương. Thức ăn sử dụng cám viên nuôi gà thịt của hãng Proconco. Xử lý số liệu Số liệu xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm Excel và Minitab. PHÙNG ĐỨC TIẾN – Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ác 19 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trên đàn sinh sản Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở Bảng 3. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở Chỉ tiêu ĐVT Gà Ác VN Gà Ác Thái Hòa ♂TH x ♀ Ác VN ♂ Ác VN x ♀ ÁcTH Số trứng ấp quả 1135 1379 1167 1356 Số trứng có phôi quả 1090 1329 1134 1312 Tỷ lệ phôi % 96,04 a 96,37 a 97,17 a 96,76 a Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp % 81,76 a 82,23 a 82,52 a 83,04 a Tỷ lệ nở/trứng có phôi % 85,14 85,33 84,92 85,82 (Giữa các lô theo hàng ngang mang các chữ cái khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê) Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở của lô thí nghiệm đều đạt cao. Tỷ lệ phôi các lô đạt tương đương nhau (P>0,05) gà Ác VN đạt 96,04%; gà Ác Thái Hòa là 96,37%; gà trống Thái Hòa x mái Ác VN đạt 97,17%; gà trống Ác VN x mái Ác Thái Hòa là 96,76%. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt tương ứng là 81,76; 82,23; 82,52; 83,04% (P>0,05). Như vậy, khi lai chéo giữa 2 giống gà Ác VN x Thái Hòa đều cho tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở cao và đạt tương đương khi sử dụng gà dòng thuần đối với cả 2 công thức. Trên đàn lai thương phẩm Đặc điểm ngoại hình: Gà lai VT1 01 ngày tuổi có màu lông trắng hoặc hơi phớt vàng, sau chuyển dần sang bộ lông xước màu trắng toàn thân. Mào cờ hoặc nụ màu đỏ thẫm, đầu có chỏm lông nhỏ giống như gà Thái Hòa. Mỏ, da, thịt xương màu đen, chân năm ngón màu đen. Gà VT2 cũng có ngoại hình giống gà VT1 nhưng chỏm lông trên đầu ít hơn gà VT1. Như vậy gà thương phẩm của 2 công thức lai gà đều mang đầy đủ các nét đặc trưng của 2 giống gà: bộ lông xước màu trắng mỏ, da, thịt xương màu đen, chân màu đen năm ngón. Tỷ lệ nuôi sống Bảng 4. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%) (n=50 x 3) Lô TN TTu ổi Lô 1 (♂ÁcVN x ♀ Ác VN) Lô 2 (♂TH x ♀ Ác TH) Lô 3 (♂TH x ♀ Ác VN) Lô 4 (♂Ác VN x ♀ Ác TH) 2 97,55 99,00 100,00 100,00 4 97,55 97,01 98,06 97,65 6 97,27 97,01 98,06 97,65 Ưu thế lai (%) 0,95 0,5 3 Tỷ lệ nuôi sống của các lô thí nghiệm (Bảng 4) giai đoạn 1- 6 tuần tuổi đạt cao. Đến 6 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt tương ứng 4 lô TN là 97,27; 97,01; 98,06 và 97,65%. Ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống của các tổ hợp lai so với trung bình bố mẹ lô 3 đạt 0,95%, lô 4 đạt 0,53%. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010 20 Khối lượng cơ thể Bảng 5. Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi (g) (n=50 x 3) Lô 1 (♂ÁcVNx♀Ác VN) Lô 2 (♂TH x ♀Ác TH) Lô 3 (♂TH x ♀ Ác VN) Lô 4 (♂ÁcVNx ♀Ác TH) Lô TN T.Tuổi Mean(g) Cv(%) Mean (g) Cv(%) Mean (g) Cv(%) Mean(g) Cv(%) SS 19,71 8,15 27,88 8,53 20,50 8,55 27,95 8,05 2 68,16 10,10 84,20 10,36 84,69 10,02 85,69 9,89 4 155,88 11,04 185,12 11,56 179,10 10,58 192,06 11,24 6 255,66 a 10,65 322,76 b 10,63 318,38 b 10,67 342,52 c 10,58 Ưu thế lai (%) 10,09 18,43 (Giữa các lô theo hàng ngang mang các chữ cái khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê) Khối lượng gà (Bảng 5) của các lô thí nghiệm tăng dần theo tuần tuổi điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm. Đến 6 tuần tuổi khối lượng cơ thể của 4 lô đạt tương ứng là 255,66g; 322,76g; 318,38g và 342,52g/con. So sánh khối lượng cơ thể gà giữa 4 lô thí nghiệm chúng tôi thấy ở tất cả các thời điểm khảo sát lô 4 luôn có khối lượng cơ thể gà cao nhất tiếp đến là lô 2, lô 3 và thấp nhất là lô 1. Sự sai khác về khối lượng cơ thể rõ nhất ở 6 tuần tuổi, gà lô 1 thấp nhất so với các lô 2, 3, và 4 (P < 0,05). Song khối lượng cơ thể gà giữa lô 2, lô 3 là tương đương nhau (P>0,05) và lô 4 là cao nhất (P<0,05). Ưu thế lai về khối lượng cơ thể của các tổ hợp lai so với trung bình bố mẹ đều biểu hiện rất rõ. Đến 6 tuần tuổi lô 3 có ưu thế lai đạt 10,09%, lô 4 đạt 18,43%. Như vậy tổ hợp lai (♂ Ác VN x ♀ Ác TH) có ưu thế lai về khối lượng cao hơn. Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn Tiêu tốn/kg tăng trọng chính là hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm. Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm (Bảng 6) có khác nhau giữa các lô thí nghiệm. Cụ thể ở 6 tuần tuổi lô 1 tiêu tốn cao nhất là 2,58 kg tiếp đến là lô 2 là 2,44 kg. Lô 3 và 4 có tiêu tốn thức ăn thấp là 2,27 và 2,11. Tính ưu thế lai của các tổ hợp lai cho kết quả (-9,41) % (lô 3) và (-15,80)% (lô 4). Như vậy các tổ hợp lai đều có thể hiện rõ ưu thế về hiệu quả sử dụng thức ăn so với bố mẹ. Tương tự chi phí thức ăn/1kg khối lượng của gà thí nghiệm cũng cao nhất là lô 1 tiếp đến lô 2 và lô 3, thấp nhất là lô 4. Cụ thể 6 tuần tuổi lô 1 chi phí 22.650 đồng/kg khối lượng; lô 2 là 21.426 đồng và lô 3 là 19.965 đồng; thấp nhất là lô 4 là 18.567 đồng. Bảng 6. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của gà thí nghiệm (n=50 x 3) Tiêu tốn thức ă/kg khối lượng (kg) Chi phí thức ăn/kg khối lượng (đồng) TT Lô 1 (♂ÁcV N x ♀ Ác VN) Lô 2 (♂Ác TH x ♀ Ác TH) Lô 3 (♂Ác TH x ♀ Ác VN) Lô 4 (♂Ác VNx♀Ác TH) Lô 1 (♂Ác VN x ♀ Ác VN) Lô 2 (♂Ác THx♀Á c TH) Lô 3 (♂Ác TH x ♀ Ác VN) Lô 4 (♂Ác VN x ♀ Ác TH) 2 1,81 1,76 1,48 1,62 16,073 15,676 13,158 14,458 4 2,10 2,16 1,97 1,84 18,686 19,239 17,519 16,383 6 2,58 d 2,44 c 2,27 b 2,11 a 22,650 21,426 19,965 18,567 Ưu thế lai (%) -9,41 -15,80 (Giữa các lô theo hàng ngang mang các chữ cái khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê) Năng suất thịt của gà Ác lai Kết quả mổ khảo sát: mỗi lô 3 trống và 3 mái. Bảng 7 cho thấy, tỷ lệ thân thịt của lô 1 là 66,02%; lô 2 là 65,56%; lô 3 là 66,82%; lô 4 là 65,58%. Tỷ lệ thịt đùi lô 1 là 20,41%; lô 2 là PHÙNG ĐỨC TIẾN – Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ác 21 20,68%; lô 3 là 21,16% và lô 4 là 21,05%.Tỷ lệ thịt ngực tương ứng là 15,87; 15,07; 15,40 và14,97%. Kết quả này phù hợp với kết quả cứu của Vũ Quang Ninh (2002) trên gà Ác Thái Hoà -Trung Quốc. Bảng 7. Kết quả mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi (n=3+3) Chỉ tiêu ĐVT Lô 1 (♂Ác VN x ♀ Ác VN) Lô 2 (♂ÁcTH x ♀Ác TH) Lô 3 (♂ÁcTH x ♀ ÁcVN) Lô 4 (♂Ác VN x ♀ Ác TH) Năng suất thịt Khối lượng sống G 256,67 328,00 315,83 340,83 Tỷ lệ thân thịt % 66,02 65,56 66,82 65,58 Tỷ lệ thịt đùi % 20,41 20,68 21,16 21,05 Tỷ lệ thịt lườn % 15,87 15,07 15,40 14,97 Thành phần hóa học của gà thí nghiệm Vật chất khô % 24,04 23,48 24,33 23,93 Protein thô % 23,86 21,98 22,65 22,72 Li pit thô % 0,87 0,97 1,00 0,81 Khoáng tổng số % 0,36 0,42 0,4 0,34 Sắt mg/100g 19,05 18,68 18,44 18,34 Cholesterol mg/100g 54,65 56,68 55,85 56,16 DHA mg/100g 67,73 66,86 66,53 67,27 So sánh giữa các lô thí nghiệm thì không có sự sai khác (P>0,05). Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm giữa các lô cũng đạt cao. Tỷ lệ vật chất khô lần lượt là 24,04; 23,48; 24,33 và 23,93%. Tỷ lệ protein là 23,86; 21,98; 22,65 và 22,72%. Tỷ lệ lypit thô là 0,87; 0,97; 1,00 và 0,81%; tỷ lệ khoáng tổng số đạt 0,36; 0,42; 0,4; 0,34%. Kết quả này tương đương kết quả của Trần Thị Mai Phương (2004) trên gà Ác Việt Nam, con lai luôn đạt giá trị trung bình giữa bố và mẹ. Phân tích hàm lượng sắt, cholesterol và DHA của các lô thí nghiệm đều cho kết quả tương đương nhau. Hàm lượng sắt lô 1 đạt 19,05 mg/100 g ; lô 2 là 18,68 ; lô 3 là 18,44 ; lô 4 là 18,34 mg/100g; tương ứng các lô có hàm lượng cholesterol đạt thấp là 54,65 ; 56,68 ; 55,85 ; 56,16 mg/100g; hàm lượng DHA là 67,73; 66,86; 66,53 ; 67,27 mg/100 g. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Mười (2006) khi nghiên cứu trên gà Ác Thái Hòa và gà lai M1, M2. Như vậy, chất lượng thịt của các tổ hợp lai đều đạt tương đương thịt gà Ác Việt Nam và gà Ác Thái Hòa nuôi tại Trung Tâm và trong sản xuất. Sản lượng thịt hơi/mái sinh sản/72 tuần đẻ Bảng 8. Năng suất thịt/mái sinh sản/72 tuần tuổi Chỉ tiêu ĐVT Lô I (♂Á cVN x ♀ Ác VN) Lô 2 (♂ Ác TH x ♀ÁcTH) Lô 3 (♂Ác TH x ♀ Ác VN) Lô 4 (♂Á c VN x ♀Ác TH) Trứng/mái/72 TT Quả 94,07 125,65 94,78 124,97 Tỷ lệ trứng chọn ấp % 92,55 93,45 92,30 93,30 Tỷ lệ nở L I/tổng trứng ấp % 78,56 77,93 77,92 78,34 Số gà loại I/mái Con 68,40 91,51 68,17 91,34 Tỷ lệ nuôi sống gà thịt % 97,27 97,01 98,06 97,65 Khối lượng cơ thể 6 TT G 255,66 322,76 318,38 342,52 Khối lượng thịt hơi/mái Kg 17,06 28,65 21,18 30,56 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010 22 Bảng 8 cho thấy, năng suất thịt/mái sinh sản của các tổ hợp lai cao hơn so với bố m ẹ lô 3 đạt 21,18 kg cao hơn lô 1 (17,06 kg) là 4,12 kg và lô 4 đạt 30,56 kg cao hơn lô 2 (28,65 kg) là 1,91 kg. Như vậy lô 4 cho năng suất thịt hơi đạt cao nhất. Hiệu quả kinh tế nuôi gà thí nghiệm Bảng 9. Hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị Tính Lô I (♂ÁcVNx ♀Ác VN) Lô 2 (♂ÁcTHx ♀ ÁcTH) Lô 3 (♂ÁcTHx ♀ Ác VN) Lô 4 (♂ÁcVNx ♀Ác TH) Số gà đầu kỳ Con 150 150 150 150 Số gà cuối kỳ Con 145 145 147 146 K.lượng trung bình ở 6 tuần tuổi G 255,66 322,76 318,38 342,52 Thức ăn/con/6 tuần tuổi Kg 0,61 0,72 0,68 0,66 Phần chi 2.076.600 2.222.700 2.167.050 2.151.000 Đơn giá gà giống 1 ngày tuổi đ/con 5.000 5.000 5.000 5.000 Tổng tiền gà giống 1 ngày tuổi Đ 750.000 750.000 750.000 750.000 Tổng tiền thức ăn (0-6 T.tuổi) Đ 801.600 947.700 892.050 876.000 Tiền thuốc thú y (0-6 T.tuổi) Đ 375.000 375.000 375.000 375.000 Tiền điện, nước (0-6 T.tuổi) Đ 150.000 150.000 150.000 150.000 Phần thu 2.220.000 2.760.000 2.760.000 3.000.000 Tổng khối lượng gà xuất bán Kg 37 46 46 50 Giá bán gà thịt đ/kg 60.000 60.000 60.000 60.000 Chênh lệch thu-chi cả lô TN Đ 143.400 537.300 592.950 849.000 Kết thúc thí nghiệm với giá bán là 60.000 đồng/kg thịt hơi chúng tôi tính hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt với phần chênh lệch thu- chi trên cả lô thí nghiệm (Bảng 9) cho thấy, lô 4 cao nhất là 849.000 đồng tiếp là lô3 là 592.950 đồng; lô 2 là 537.000 đồng và thấp nhất là lô 1 là 143.000 đồng. Như vậy, sử dụng 2 tổ hợp lai (trống Ác Thái Hòa x mái Ác Việt nam) và (trống ÁcViệt nam x mái Ác Thái Hòa) đều có ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể, hiệu quả sử dụng TĂ cũng như chi phí tiền thức ăn/kg khối lượng so với trung bình bố mẹ. Năng suất thịt hơi/mái sinh sản/72 tuần tuổi lô 4 đạt cao nhất. Do vậy, nuôi gà lai của tổ hợp trống Ác Việt Nam x mái Ác Thái Hòa cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Kết quả chuyển giao ra sản xuất Trong giai đoạn từ 2006-2008 Trung tâm đã chuyển giao 88867 gà lai Ác Việt Nam x gà Ác Thái Hòa vào trong sản xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều cao. Cụ thể Hà nội là 53332 con, Phú Thọ 10535 con, Hưng yên 8020 con, Bắc Ninh 6120 con và các tỉnh khác là 10860 con Kết quả theo dõi trong nông hộ Bảng 10. Kết quả nuôi gà lai trong nông hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính Đông Anh Thạch Thất Vĩnh Phúc Số gà đầu kỳ Con 450 350 400 Số gà cuối kỳ Con 439 344 389 Tỷ lệ nuôi sống % 97,56 98,29 97,25 Klượng trung bình ở 6 tuần tuổi G 327,75 332,79 343,47 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng Kg 2,14 2,23 2,07 PHÙNG ĐỨC TIẾN – Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ác 23 Nuôi gà lai trong nông hộ đến 6 tuần tuổi cho tỷ lệ nuôi sống cao từ 97,25-98,29%; khối lượng cơ thể đạt 327,75-343,47g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ 2,07-2,23 kg và tương đương với kết quả nghiên cứu tại Trung Tâm KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận: Trên đàn gà sinh sản: Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở của các lô thí nghiệm (gà trống Ác Thái Hòa x mái Ác VN) và (gà trống Ác VN x mái Ác Thái Hòa) đạt cao tương đương gà Ác Thái Hoà và gà Ác Việt nam: tỷ lệ phôi là 97,17% và 96,76% Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt tương ứng là 82,52; 83,04% Trứng đảm bảo đủ tiêu chuẩn trứng giống Trên đàn gà nuôi thịt: Gà lai VT1 01ngày tuổi có màu lông trắng hoặc hơi phớt vàng, sau chuyển dần sang bộ lông xước màu trắng toàn thân. Mào đỏ thẫm, đầu có chỏm lông nhỏ giống gà Ác Thái Hoà, mỏ, da, thịt và xương màu đen, chân màu đen năm ngón. Gà VT2 giống gà VT1 nhưng chỏm lông trên đầu ít hơn. Kết thúc 6 tuần tuổi gà lai có tỷ lệ nuôi sống đạt rất cao 97,65-98,06% Con lai có ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống là 0,95 và 0,53%. Khối lượng cơ thể gà VT2 đạt cao nhất là 342,52g (P<0,05). Ưu thế lai đạt 18,43%. Tiêu tốn thức ăn gà VT2 thấp nhất là 2,11kg (P<0,05).Chi phí TĂ/1kg khối lượng cũng đạt thấp nhất là 18.567 đồng. Năng suất thịt và chất lượng thịt giữa các lô thí nghiệm cho kết quả tương đương với gà Ác Thái Hòa và gà Ác Việt Nam. Năng suất thịt hơi/mái sinh sản của các tổ hợp lai cao hơn so với bố mẹ, gà VT1 đạt 21,18kg, gà VT2 đạt 30,56kg. Tính chênh lệch thu-chi gà VT2 đạt cao nhất là 849.000 đồng. Do vậy, sử dụng tổ hợp lai (trống Ác Việt nam x mái Ác Thái Hòa) nuôi gà thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ 2006-2008 đã chuyển giao được 88.867 gà lai Ác Việt Nam x gà Ác Thái Hòa vào trong sản xuất. Kết quả nuôi gà lai trong nông hộ đến 6 tuần tuổi cho các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao và tương đương với kết quả nghiên cứu tại Trung Tâm Đề nghị: Kính đề nghị hội đồng khoa học công nhận gà lai thương phẩm VT2 (trống Ác Việt Nam x mái Ác Thái Hòa) là tiến bộ kỹ thuật TÀI LIỆU THAM KHẢO Triệu Xương Đình và Vương Tuyền (2001), Làm thế nào để nuôi tốt gà xương đen, NXB Đại học Nông nghiệp Trung Quốc. Tháng 3 Vũ Quang Ninh (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống gà xương đen Thái Hòa Trung Quốc, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp I, Hà nội Nguyễn Thị Mười (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai cập với gà Thái Hòa Trung Quốc, Luận Văn Thạc Sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp I, Hà nội Trần Thị Mai Phương (2004), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi *Người phản biện : TS.Trần Thi Mai Phương; TS. Phạm Công Thiếu . PHÙNG ĐỨC TIẾN – Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ác 17 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ ÁC VIỆT NAM VÀ GÀ ÁC THÁI HÒA Phùng Đức Tiến, Nguyễn Duy Điều,. cứu trên gà Ác Thái Hòa và gà lai M1, M2. Như vậy, chất lượng thịt của các tổ hợp lai đều đạt tương đương thịt gà Ác Việt Nam và gà Ác Thái Hòa nuôi tại Trung Tâm và trong sản xuất. Sản lượng. 1: Trống Ác Việt Nam x mái Ác Việt Nam Lô 2: Trống Ác Thái hoà x mái Ác Thái hoà Lô 3: Tr ống Ac Thái hoà x mái Ác Việt Nam Lô 4: Trống Ác Việt Nam x mái Ác Thái hoà Chế độ dinh dưỡng và chăm