Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà VP2 thế hệ III
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ VP2 THẾ HỆ III HỒ XUÂN TÙNG, NGUYỄN HUY ĐẠT, HOÀNG THỊ NGUYỆT VÀ PHAN HỒNG BÉ Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuụi Tóm tắt Gà VP2 được chọn tạo từ con lai giữa gà Đông Cảo với gà Lương Phượng, qua 3 thế hệ chọn lọc gà được định hướng chọn lọc về đặc điểm ngoại hình với mào nụ và màu lông đặc trưng; có khả năng sinh sản cao. Kết quả theo dõi ở thế hệ III cho thấy khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi của gà trống và gà mái lần lượt là 1156,30±14,12 g và 936,70±14,93 g, 19 tuần tuổi tương ứng là 2076,40±31,25g và 1842,70±19,13g. Tỷ lệ nuôi sống từ 1 - 8 tuần tuổi 95,68 %, từ 9 - 19 tuần tuổi 99,88 % (mái) và 98,83 % (trống). Năng suất trứng đến 50 tuần tuổi đạt 86,32 quả/mái. Khối lượng trứng tại 20, 23, 28 và 32 tuần tuổi tương ứng là 33,52, 38,85, 45,20 và 48,00 g. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 3,60 kg. Tỷ lệ trứng có phôi 91,3%. Tỷ lệ nở gà con loại I là 78,30 %. 1. Đặt vấn đề Ở Việt nam ngoài chất lượng thịt trứng, người tiêu dùng cũng rất quan tâm về đặc điểm ngoại hình, màu lông, kiểu mào của các giống gà. Gà mào cờ, lông xốp thường được cho là gà công nghiệp giá bán thường thấp hơn nhiều so với các giống gà nội. Tuy nhiên các giống gà nội được người tiêu dùng ưa chuộng thì năng suất thấp, khả năng cung cấp cho thị trường hạn chế. Để có được giống gà phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, Trung tâm nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi đã tạo tổ hợp lai giữa gà Đông tảo với gà LV được ký hiêu là VP2. Kết quả theo dõi trên gà VP2 cho thấy , gà phát triển tốt, tỷ lệ mào nụ đạt tên 90%, năng suất trứng đạt 80-85% so với gà LV. Từ thực tế đó Trung tâm đã tiến hành cho tự giao và chọn lọc với mục đích tạo được dòng trống mào nụ, màu lông hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và làm dòng trống để ghép với một số dòng gà lông màu khác. 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Từ đàn gà VP2 đã được chọn lọc qua 2 thế hệ tại Trịa thực nghiệm gia cầm Liên Ninh Trung tâm nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi 2.2. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2009 2.3. Địa điểm nghiên cứu - Tại trại thực nghiệm Liên Ninh - Thanh Trì - Hà Nội 2.4. Nội dung nghiên cứu Khảo sát đánh giá đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và sinh sản của con lai VP2 - Đặc điểm ngoại hình: màu lông, kiểu mào, kiểu hình của gà VP2 lúc 1 ngày tuổi, 8 tuần và 20 tuần tuổi. - Khả năng sinh trưởng và phát triển: tốc độ mọc lông, khối lượng cơ thể từ 01 – 20 tuần tuổi. - Sức sống và khả năng kháng bệnh: tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn gà con, gà hậu bị, gà sinh sản. - Hiệu quả sử dụng thức ăn: tiêu thụ thức ăn qua các tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng theo tuần đẻ. - Khả năng sinh sản: tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, chất lượng trứng ở 32 tuần tuổi, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ gà ấp nở. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp tạo dòng trống VP2 - Tính trạng về ngoại hình: chọn lọc 3 đặc điểm chính là mào nụ, kiểu hình và màu lông đặc trưng. + Chọn lọc kiểu mào: Gà 1 ngày tuổi được kiểm tra để chọn lọc 100% các cá thể có kiểu mào nụ. + Chọn lọc kiểu hình: gà 10 tuần tuổi được đo các chỉ số dài thân, dài lườn, dài đùi, dài chân, vòng ngực, vòng ống và cân khối lượng. Các cá thể được chọn là các cá thể có vòng ống đạt 4-5 cm với gà trống và 3,5- 4 cm đối với gà mái. + Màu lông được theo dõi tại 3 thời điểm (1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và 20 tuần tuổi). Khi gà đạt 20 tuần tuổi thì tiến hành chọn lọc màu lông đỏ đốm đen đối với gà trống và 2 nhóm màu lông nâu và vàng đốm đối với gà mái. - Tính trạng về sinh trưởng: chọn lọc định hướng ở 8 tuần tuổi và bình ổn khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi. - Tính trạng về sinh sản: chọn bình ổn các cá thể có năng suất trứng cao trong giai đoạn từ 20 – 38 tuần tuổi. 2.5.2. Phương pháp nuôi dưỡng - Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng được áp dụng như sau: Giai đoạn Chỉ tiêu 0 – 8 tuần tuổi (gà con) 9 – 19 tuần tuổi (gà hậu bị) 20 – 68 tuần tuổi (gà đẻ) ME (Kcal/kg) 2.800 2.700 2.750 Protein % 18 15 16 Canxi % 1 1 4 Phốt pho % 0,5 0,5 0,5 Xơ % 5 5 5 Mật độ nuôi (con/m 2 ) 12 8 4 Phương thức nuôi Nuôi chung Nuôi riêng Trống/mái: 1/10 Chế độ ăn Tự do Hạn chế Theo tỷ lệ đẻ Chế độ chiếu sáng Đèn sưởi, ánh sáng tự nhiên ánh sáng tự nhiên 16 giờ/ngày 2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình excel, Minitab 14. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đặc điểm ngoại hình - Kiểu mào: Gà VP2 1 ngày tuổi có tỷ lệ mào nụ 98,5%, tăng hơn thế hệ II 3%( (thế hệ II là 95,5%). - Màu lông gà VP2: Màu lông chủ yếu của gà VP2 lúc 1 ngày tuổi là màu sọc dưa. Đến 8 tuần tuổi gà trống có nhóm màu lông chủ yếu là màu đỏ đốm đen, gà mái có 2 màu chủ yếu là vàng đốm và màu nâu. Theo dõi và tiếp tục chọn lọc đến 20 tuần tuổi chọn 100% gà trống có màu lông đỏ đốm đen và gà mái chọn 2 nhóm màu lông chủ yếu là màu nâu và màu vàng đốm. - Các chiều đo của gà VP2 Bảng 1. Các chiều đo của gà VP2 lúc 10 tuần tuổi Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Trống Mái Trống Mái Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Dài thân (cm) 18,50 ± 0,29 16,85 ± 0,24 18,40 ± 0,36 16,79 ± 0,32 Dài lườn (cm) 17,86 ± 0,21 16,76 ± 0,26 17,27 ± 0,25 16,67 ± 0,39 Dài đùi (cm) 17,84 ± 0,15 16,65 ± 0,19 17,75 ± 0,19 16,52 ± 0,16 Dài chân (cm) 8,78 ± 0,17 8,06 ± 0,07 8,73 ± 0,12 8,03 ± 0,19 Vòng ngực (cm) 22,60 ± 0,29 22,45 ± 0,35 22,48 ± 0,24 22,50 ± 0,41 Vòng ống (cm) 4,65 ± 0,12 4,11 ± 0,06 4,53 ± 0,14 4,05 ± 0,12 Khối lượng (g) 1272 ± 30,40 1054 ± 19,80 1156,30 ± 34,12 936,70 ± 14,93 Các chỉ số kiểu hình của gà VP2 được tiến hành đo khi gà được 10 tuần tuổi. Kết quả đạt được cho thấy khối lượng gà VP2 lúc 10 tuần tuổi của gà trống và gà mái lần lượt là 1156,30±34,12g và 936,70±19,80g. Vòng ống của gà VP2 đạt 4,53 cm đối với gà trống và 4,05 cm đối với gà mái. Chỉ tiêu này đã đạt được yêu cầu chọn lọc. Các chỉ tiêu khác như dài lườn, vòng ngực, dài đùi đều tương đương so với kết quả của thế hệ II. Nói chung , gà VP2 có khối lượng vừa phải, ngực săn chắc, chân không to và xù xì như con Đông Tảo mà nhỏ, nhẵn như Lương Phượng. Các đặc điểm này phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. 3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển - Tốc độ mọc lông: tốc độ mọc lông của gà VP2 tương đối tốt, đến 4 tuần tuổi gà mọc đủ lông cánh, lông vai, lông lưng chiếm tỷ lệ 82,5%. Phần lông ở lưng mọc chậm hơn các phần khác. - Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi Bảng 2. Khối lượng cơ thể gà VP2 từ sơ sinh đến 19 tuần tuổi Tuần Năm 2008 Năm 2009 tuổi Mean SE Mean SE SS 30,72 a 0,28 32,26 b 0,21 1 60,15 a 0,90 59,77 a 0,78 2 125,1 a 2,22 120,22 b 1,67 3 236,67 a 1,97 196,34 b 2,56 4 291,08 a 4,87 275,54 b 4,75 5 432,22 a 3,09 432,17 a 5,62 6 504,60 a 11,2 555,86 b 9,73 7 649,00 a 13,5 660,57 b 9,26 8 902,70 a 20,8 753,84 b 11,37 Tuần tuổi Trống Mái Trống Mái Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE 9 1055,30 60,30 949,10 26,30 1027,40 11,72 870,90 9,03 10 1202,30 14,90 1023,30 10,70 1156,30 14,12 936,70 14,93 11 1340,00 43,70 1100,00 33,60 1274,70 18,22 1050,50 15,26 12 1677,40 42,80 1202,20 27,80 1382,20 16,37 1121,30 13,12 13 1710,80 55,30 1293,40 29,40 1490,30 18,29 1175,60 15,56 14 1891,00 51,10 1420,70 26,10 1570,50 24,12 1295,40 18,76 15 1901,60 21,90 1483,20 15,90 1722,10 20,26 1387,00 21,03 16 1909,30 49,80 1676,90 17,60 1804,60 25,35 1520,10 15,85 17 2057,80 23,40 1693,20 49,20 1887,90 27,46 1693,90 19,37 18 2231,10 25,30 1765,90 38,50 1933,60 23,43 1766,60 23,31 19 2456,80 38,10 1843,80 22,20 2276,40 31,25 1842,70 19,13 a,b : Các chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thì số trung bình khác nhau vói P < 0,05 Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng sơ sinh của gà VP2 đạt 32,26g thấp hơn so với thế hệ I là 9,8 gam nhưng cao hơn thế hệ II là 1,54 gam Trong giai đoạn gà ăn tự do từ 1 – 8 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 753,84g thấp hơn so với thế hệII. Kết thúc giai đoạn hậu bị, đến 19 tuần tuổi khối lượng gà trống đạt 2276,40g thấp hơn thế hệ II 180,4 gam và gà mái đạt 1842,70g tương đương thế hệ II (Thế hệ II là 1843,80g). 3.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh Bảng 3. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà VP2 qua các giai đoạn Tuần tuổi Năm 2008 Năm 2009 1 90,44 97,00 2 97,68 91,73 3 98,46 91,81 4 98,78 98,36 5 90,82 98,00 6 92,03 96,60 7 100 96,10 8 97,70 95,84 Trống Mái Trống Mái 9 98,89 98,35 100,00 95,85 10 100,00 100,00 100,00 100,00 11 98,90 99,42 100,00 99,45 12 98,95 98,54 100,00 100,00 13 98,80 97,61 100,00 98,08 14 100,00 100,00 100,00 98,52 15 97,80 100,00 100,00 98,50 16 100,00 100,00 100,00 98,97 17 100,00 99,44 98,98 100,00 18 97,72 100,00 98,98 98,96 19 100,00 99,45 97,92 99,45 1 – 8 92,60 95,68 9 – 19 91,52 90,49 99,88 98,83 Kết quả bảng 3 cho thấy tỷ lệ nuôi sống giai đoạn từ 1 – 8 tuần tuổi đạt 95,68%; từ 9–19 tuần tuổi đạt 99,88% đối với gà trống và 98,83% đối với gà mái. Tỷ lệ nuôi sống tương đương so với năm 2008. 3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn Bảng 4. Tiêu thụ thức ăn từ 1 – 19 tuần tuổi Tuần tuổi TTTĂ (g/c/n) 1 9,81 2 16,30 3 26,70 4 41,47 5 50,00 6 62,23 7 69,54 8 74,00 Trống Mái 9 75,00 71,42 10 78,00 73,00 11 80,00 73,00 12 83,00 75,00 13 83,00 75,0 14 85,00 80,46 15 90,00 84,80 16 95,00 89,37 17 95,00 90,47 18 100,00 95,00 19 105,00 100,00 1 – 8 2450,35 9 – 19 6783,00 6352,64 1 – 19 9233,35 8802,99 Trong giai đoạn gà con từ 1–8 tuần tuổi, gà được ăn tự do với mức tiêu thụ thức ăn là 2450,35g/con cao hơn năm 2008 là 2418,29g/con. Từ giai đoạn 9 – 19 tuần tuổi gà ăn hạn chế với lượng thức ăn tiêu thụ là 6783,00g/con đối với gà trống và 6352,64g/con đối với gà mái. Kết thúc giai đoạn gà hậu bị lượng thức ăn tiêu thụ ở gà trống là 9233,35g/con và ở gà mái là 8802,99g/con. 3.5. Khả năng sinh sản 3.5.1. Năng suất trứng Bảng 5. Năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng theo tuần Tuần tuổi Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ đẻ(%) SL.trứng/mái (quả) SL. Trứng (quả) TTTĂ/10 trứng (kg) Tỷ lệ đẻ(%) SL.trứng/mái (quả) SL. Trứng (quả) TTTĂ/10 trứng (kg) 20 0,83 0,05 0,05 145,00 21 5,47 0,38 0,43 22,03 1,37 0,09 0,09 92,23 22 15,74 1,10 1,53 8,06 7,37 0,51 0,60 17,47 23 27,80 1,95 3,48 4,79 22,80 1,59 2,19 6,02 24 43,12 3,02 6,50 3,07 43,40 3,03 5,22 3,19 25 53,60 3,75 10,25 2,48 55,40 3,87 9,09 2,51 26 53,57 3,75 14,00 2,51 59,64 4,17 13,26 2,35 27 50,25 3,52 17,52 2,65 57,29 4,01 17,27 2,45 28 47,80 3,45 20,97 2,84 56,30 3,94 21,21 2,48 29 41,40 2,90 23,87 3,29 59,70 4,17 25,38 2,38 30 36,13 2,53 26,40 3,64 55,90 3,91 29,29 2,36 31 30,60 2,14 28,54 4,24 53,40 3,73 33,02 2,48 32 36,18 2,53 31,07 3,49 51,19 3,58 36,60 2,39 33 41,50 2,91 33,98 3,22 50,80 3,55 40,15 2,43 34 38,00 2,66 36,64 3,31 43,50 3,04 43,19 2,93 35 37,80 2,65 39,29 3,38 41,50 2,90 46,09 3,21 36 38,60 2,70 41,99 3,42 40,05 2,80 48,89 3,24 37 44,04 3,08 45,07 2,86 40,65 2,84 51,73 3,20 38 45,40 3,18 48,25 2,77 39,70 2,77 54,50 3,28 39 46,34 3,24 51,49 2,78 40,74 2,85 57,35 3,12 40 34,10 2,38 53,87 3,86 43,20 3,02 60,37 2,94 41 28,70 2,01 55,88 4,42 41,25 2,88 63,25 3,00 42 41,30 2,89 58,77 3,23 37,97 2,65 65,90 3,28 43 40,90 2,86 61,63 3,33 39,20 2,74 68,64 3,20 44 46,80 3,27 64,90 2,85 36,66 2,56 71,20 3,45 45 42,45 2,97 67,87 2,87 34,25 2,39 73,59 3,69 46 40,82 2,86 70,73 3,05 37,97 2,65 76,24 3,35 47 36,66 2,56 73,29 3,41 35,75 2,50 78,74 3,55 48 31,02 2,17 75,46 4,06 36,10 2,52 81,26 3,52 49 30,12 2,11 77,57 3,98 35,41 2,47 83,73 3,59 50 30,32 2,12 79,69 4,03 37,14 2,59 86,32 3,43 TB 36,69 79,69 3,51 41.18 86,32 3.60 Kết quả bảng 5 cho thấy tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 59,70% ở 29 tuần tuổi cao hơn thế hệ II 6,1%. Mức tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng trung bình từ 3,51 đến 3,60kg, khi tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao là 2,38kg. Sản lượng trứng đến 50 tuần tuổi đạt 86,32 quả/mái, cao hơn thế hệ II 6,63 quả/mái. Tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng trung bình là 3,60kg. 3.5.2. Khối lượng trứng qua các tuần tuổi Bảng 6. Khối lượng trứng qua các tuần tuổi (g) (N = 100) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Mean SE Mean SE 20 tuần tuổi 34,06 0,63 33,52 0,70 23 tuần tuổi 38,95 0,72 38,85 0,65 28 tuần tuổi 44,62 0,53 45,20 0,42 32 tuần tuổi 48,23 0,76 48,00 0,68 Kết quả bảng 6 cho thấy khối lượng trứng tại các thời điểm 20, 23, 28, 32 tuần tuổi tương ứng là 33,52g, 38,85g, 45,20g và 48,00g, tương đương với thế hệ II. 2.5.3. Chất lượng trứng Bảng 7. Chất lượng trứng ở 32 tuần tuổi (n = 50) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Mean ± SE Mean ± SE Khối lượng trứng (g) 47,40 ± 0,52 48,37 ± 0,46 Chỉ số hình dạng 1,31 ± 0,01 1,32 ± 0,01 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 0,31 ± 0,01 0,32 ± 0,31 Chỉ số lòng đỏ 0,46 ± 0,00 0,45 ± 0,06 Chỉ số lòng trắng 0,09 ± 0,00 0,09 ± 0,02 Độ dày vỏ (mm) 0,38 ± 0,43 0,38 ± 0,01 Đơn vị Haugh (Hu) 84,98 ± 1,30 84,58 ± 0,87 Chất lượng trứng được khảo sát ở 32 tuần tuổi. Kết quả cho thấy chỉ số hình dạng đạt 1,32, chỉ số lòng đỏ đạt 0,45, chỉ số lòng trắng đạt 0,09 và đơn vị Haugh đạt 84,58. Các chỉ số trên đều đạt tiêu chuẩn trứng giống cho tỷ lệ ấp nở cao. 3.6. Khả năng ấp nở Bảng 8. Khả năng ấp nở của gà VP2 Chỉ tiêu N Tỷ lệ (%) Tổng số trứng ấp (quả) 2000 Tỷ lệ trứng có phôi (%) 1826 91,30 Tỷ lệ gà nở (%) 1600 80,00 Tỷ lệ gà loại I (%) 1566 78,30 [...]... Nguyễn Huy Đạt (2006) Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất chất lượng cao Báo cáo đề tài cấp Bộ năm 2001-2005 Trang 5-7 4 Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Vũ Chí Thiện, Hoàng Thị Nguyệt, Phan Hồng Bé và Nguyễn Huy Tuấn (2007) Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà VP2 thế hệ I tại trại thực nghiệm Liên Ninh Báo cáo Khoa học... I tại trại thực nghiệm Liên Ninh Báo cáo Khoa học năm 2007 Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Huy Tuấn, Hoàng Thị Nguyệt và Phan Hồng Bé (2008) Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà VP2 thế hệ II tại trại thực nghiệm Liên Ninh Báo cáo Khoa học năm 2008 Trang 317- 325 ... ấp nở gà VP2 cho thấy tỷ lệ trứng có phôi đạt 91,30% và tỷ lệ gà loại I trên tổng số trứng đạt 78,30% 4 Kết luận và đề nghị 4.1 Kết luận - Gà VP2 1 ngày tuổi có mào nụ (98,5%) Màu lông được di truyền theo màu lông của gà Đông Tảo, gà trống có màu lông chủ yếu là đỏ đốm đen, gà mái có hai nhóm màu lông chủ yếu là màu nâu và màu vàng đốm - Tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn gà con đạt 95,68%, giai đoạn gà hậu... đoạn gà con đạt 95,68%, giai đoạn gà hậu bị đạt 99,88% đối với gà trống và 98,83% đối với gà mái Khả năng kháng bệnh của gà VP2 đã được cải thiện Các biểu hiện u gan ở giai đoạn gà đẻ không còn - Khối lượng cơ thể lúc gà lên đẻ đạt 2276,40g đối với gà trống và 1842,70g đối với gà mái - Tỷ lệ đẻ được nâng cao hơn, đạt đỉnh cao ở 59,70% Năng suất trứng đến 50 tuần tuổi đạt 86,36 quả/mái, tỷ ệ trứng có... khoa học chép đưa dong gà VP2 vào sản xuất thử Tài liệu tham khảo 1 Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Bích Hường và Hoàng Thị Nguyệt (2006) Kết quả nuôi giữ giống gốc các dòng gà LP tại trại Liên Ninh Báo cáo Khoa học năm 2006 Trang 32-41 2 Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Như Liên và Hoàng Thị Nguyệt (2006) Nghiên cứu chọn tạo dòng gà thịt chất lượng cao VP2 phục vụ chăn nuôi . ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ VP2 THẾ HỆ III HỒ XUÂN TÙNG, NGUYỄN HUY ĐẠT, HOÀNG THỊ NGUYỆT VÀ PHAN HỒNG BÉ Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuụi Tóm tắt Gà VP2. 3.1. Đặc điểm ngoại hình - Kiểu mào: Gà VP2 1 ngày tuổi có tỷ lệ mào nụ 98,5%, tăng hơn thế hệ II 3%( (thế hệ II là 95,5%). - Màu lông gà VP2: Màu lông chủ yếu của gà VP2 lúc 1 ngày tuổi là. giữa gà Đông Cảo với gà Lương Phượng, qua 3 thế hệ chọn lọc gà được định hướng chọn lọc về đặc điểm ngoại hình với mào nụ và màu lông đặc trưng; có khả năng sinh sản cao. Kết quả theo dõi ở thế