Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản, sinh trưởng của ngựa bạch nuôi tại trung tâm nghiên cứu và PTCN miền núi

6 2.6K 5
Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản, sinh trưởng của ngựa bạch nuôi tại trung tâm nghiên cứu và PTCN miền núi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản, sinh trưởng của ngựa bạch nuôi tại trung tâm nghiên cứu và PTCN miền núi

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG CỦA NGỰA BẠCH NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PTCN MIỀN NÚI Đặng Đình Hanh, Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Hữu Trà, Vũ Đình Ngoan Dương Thị Thư, Tạ Văn Cần, Nguyễn Thị Thúy Hằng Trung tâm Nghiên cứu PTCN miền Núi Tóm tắt Ngựa bạch là dòng ngựa quý được bảo tồn tại Trung tâm NC&PT chăn nuôi miền núi, lông, da, mắt các lỗ tự nhiên có mầu trắng hoặc mầu trắng hồng. Kết quả nghiên cứu từ 2006-2009 chỉ ra rằng các đặc điểm ngoại hình không có sự sai khác giữa đời bố mẹ đời con. Ngựatầm vóc nhỏ, khối lượng sơ sinh đạt 20,5kg; trưởng thành đạt 174,9kg. tăng trọng tuyệt đối từ SS-36 tháng tuổi đạt 143gam/con/ngày. Tuổi đẻ lứa đầu là 34,9 tháng, thời gian mang thai 328 ngày. Có 2 ngựa con sinh ra (13,4%) chúng tôi thấy có mầu sắc lông, da các lỗ tự nhiên hoàn toàn khác so với bố mẹ. 5 ngựa (16,5%) chết non. Tuy nhiên chúng ta cần phải nghiên cứu với quần thể ngựa bạch lớn để có kết luận chính xác về hiện tượng nêu trên. 1. Đặt vấn đề Hiện nay nước ta có rất nhiều loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuỵêt chủng, một trong số đó là loài ngựa bạch. Ngựa bạch là loại ngựa hiện có số lượng rất ít, hiện nay được nuôi rải rác ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lai Châu. Ngựa bạch cũng có khả năng làm việc chịu đựng kham khổ tốt, có thể thích nghi phát triển tốt trong địa phương trên (Lê Viết Ly, 2000). Ngựa Bạch được coi là tài sản quý, nguồn thu nhập của mỗi gia đình (giá một ngựa đực bạch trưởng thành nặng 200kg khoảng 40-45 triệu, con cái khoảng 30-35 triệu), ngựakhả năng chịu đựng kham khổ, phát triển tốt ở miền núi. Ngựa Bạch còn được coi là dược liệu quý hiếm dùng vào việc bồi bổ, nâng cao thể lực, chữa trị một số bệnh cho người. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Đình Hanh CS (2006), thịt ngựa bạch có giá trị dinh dưỡng cao, trong thịt ngựa chứa 1,26 % là khoáng tổng số, 2,7% là Glutamic, 1,6% là Lysine, 1,9% là Agrinine. Theo Đỗ Huy Ích (2007) các chuyên gia ở Viện Dược liệu, xương ngựa có chứa can xi, phosphat, keratin, oscein, có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ. Cao xương ngựa bạch chữa cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy phụ nữ sau sinh, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn, rất tốt cho người cao tuổi. Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt ngựa giúp trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹ, thanh niên cường tráng, người già sống lâu. Nhằm bảo tồn những đặc điểm quý của Ngựa Bạch, góp phần vào việc bảo tồn vật nuôi có nguồn gen quý ở Viêt Nam. Cùng với sự tạo điều kiện hỗ trợ về mặt kinh phí của ban quản lý dự án nuôi giữ bảo tồn vật nuôi có nguồn gen quý ở Viêt Nam chúng tôi tiến hanh đề tài: Nghiên cứu bảo tồn quỹ gen ngựa Bạch, với mục đích. + Chọn lọc, nhân thuần nuôi giữ đàn ngựa Bạch + Đánh giá khả năng sinh trưởng đặc điểm ngoại hình đời con + Đánh giá một số tập tính của ngựa Bạch 2. Vật liệu, nội dung phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu, địa điểm thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu trên đàn ngựa bạch tại Trung tâm NC&PTCN miền núi–Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: 2006-2009. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình tập tính của ngựa Bạch - Đặc điểm ngoại hình, đặc điểm di truyền màu lông, đặc điểm điển hình các lỗ tự nhiên qua đời con - Theo dõi khả năng ăn, uống, đi lại của ngựa vào thời điểm 12h trưa. 2.2.2. Theo dõi khả năng sinh trưởng của ngựa Bạch - Khối lượng ở giai đoạn sơ sinh, 6, 12, 24, 36 > 36 tháng tuổi - Đo kích thước một số chiều đo của ngựa bạch: CV, DTC, VN 2.2.3. Theo dõi khả năng sinh sản - Chu kỳ động dục, thời gian động dục, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Bố trí thí nghiệm chế độ quản lý, chăm sóc - Ngựa bạch được phân mỗi lô 1 con thực hiện chế độ theo dõi, chăm sóc cá thể. Các chỉ tiêu được theo dõi cá thể mỗi cá thể được coi như một lần lặp lại. - Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng áp dụng theo chế độ chăm sóc ngựa giống gốc theo tiêu chuẩn: Khối lượng Tiêu chuẩn ăn ME (Kcal) Protêin (g) Ca (g) P(g) Muối (g) Tỷ lệ thức ăn tinh ( %) 80-150 5000 230 15 10 10 40 160-210 7950 320 22 13 12 30 - Công tác phòng bệnh đảm bảo định kỳ tiêm phòng KST 2 lần/năm. - Lập sổ sách theo dõi lý lịch rõ ràng: Tên, tuổi, khối lượng, năm sinh. 2.3.2. Đặc điểm ngoại hình tập tính của ngựa Bạch - Đặc điểm ngoại hình: Theo dõi đặc điểm mầu lồng, da, móng, các lỗ tự nhiên trên từng cá thể bằng cách quan sát bằng mắt thường. - Hoạt động ăn, uống, đi lại được quan sát trên 13 ngựa liên tục trong 5 ngày vào thời điểm từ 11.30’ đến 12.30’ vào những ngày nắng. - Theo dõi, đánh giá đặc điểm ngoại hình dựa trên tiêu chí sau: + Lông toàn thân màu trắng cước + Da hồng nhuận + Mắt màu trắng mây, xung quanh con người có màu đồng lửa, ban đêm chiếu đèn có màu đỏ rực + Các lỗ tự nhiên màu hồng đỏ, móng chân màu trắng ngà 2.3.3. Theo dõi khả năng sinh trưởng của ngựa Bạch - Khối lượng ở giai đoạn sơ sinh được cân bằng cân đồng hồ. - Khối lượng từ 6, 12, 24, 26 > 36 tháng tuổi được cân bằng cân điện tử. - Sinh trưởng tuyệt đối tương đối tính theo công thức tính toán thông thường. - Đo kích thước một số chiều đo của ngựa bạch bằng thước dây thước gậy. 2.3.4. Theo dõi khả năng sinh sản tổ chức phối giống Theo dõi chu kỳ động dục, thời gian động dục, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai bằng phương pháp ghi chép, theo dõi trên sổ sách. 3. Kết quả thảo luận 3.1. Theo dõi đặc điểm ngoại hình mầu sắc của thế hệ con được sinh ra Kết quả thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm ngoại hình màu sắc Đặc điểm Ngựa bạch bố mẹ (21 con) Đời con sinh ra (13 con) Kết cấu ngoại hình Thanh săn Thanh săn Mầu lông Toàn thân mầu trắng hồng hoặc trắng mây Toàn thân mầu trắng hồng hoặc trắng mây, Da Mầu trắng hồng, không có chấm đen trên da Mầu trắng hồng, không có chấm đen trên da Mắt Xung quanh viền mắt mầu hồng, con ngươi mắt có mầu xanh đen, ban đêm soi đèn có màu đỏ rực. Xung quanh viền mắt mầu hồng, con ngươi có mầu xanh đen, ban đêm chiếu đèn có màu đỏ rực. Móng Cả bốn móng đều có mầu trắng ngà Cả bốn móng đều có mầu trắng ngà Các lỗ tự nhiên Đều có mầu hồng nhuận Đều có mầu hồng nhuận Qua kết quả theo dõi 15 ngựa được sinh ra cho thấy 13/15 con ( 86,6%) có đặc điểm ngoại hình, mầu sắc giống bố mẹ Tuy nhiên, trong số con con sinh ra có 02 con/15 con (13,4%) có đặc điểm hoàn toàn không giống ngựa bạch: mắt đen, lông da màu xám tro, các móng chân màu đen, các lỗ tự nhiên không thấy có màu hồng. Theo thông báo của phòng thí nghiêm trường ĐH Carlifonia, Davis - Mỹ, ngựa bạch do gen W (trội) qui định, khi đực bạch lai với cái bạch sẽ cho ra 50% ngựa bạch (Ww) 25% ngựa màu (ww), 25% sẽ bị chết lưu phôi, hoặc chết thai thai (WW). Như vậy, trên phạm vi quần thể nhỏ chúng tôi đã phát hiện 2 ngựa con sinh ra là ngựa màu. Tuy nhiên để thấy rõ cần kiểm tra trên quần thể lớn. Đặc điểm ngoại hình ngựa bạch cũng dễ bị nhầm lẫn với màu sắc 2 loại ngựangựa màu xám trắng (do gen G qui định), ngựa này chỉ khác ngựa bạch là ở quanh miệng, , mũi, mắt có màu đen. Ngựa có màu trắng sữa (Cream gen), khác ngựa bạch là chúng có màu mắt xanh màu lông, da vẫn tồn tại màu vàng nhạt (pale golden), màu này dễ nhầm với màu trắng. 3.2. Đặc điểm ăn uống, đi lại của ngựa vào thời điểm buổi trưa Theo kinh nghiêm dân gian, vào thời điểm buổi trưa khi bóng nắng chiếu thẳng (11.30’ đến 12.30’) ngựa không ăn uống, vận động do bị mù màu. Tuy nhiên, qua kết quả theo dõi 13 ngựa trong thời gian 5 ngày nắng cho thấy 100% ngựa vẫn ăn uống, đi lại bình thường. Điều này cho ta một dấu hỏi: liệu rằng ngựa bạch theo kinh nghiệm dân gian có giống với ngựa bạch hiện đang được bảo tồn? 3.3. Sinh trưởng của ngựa Bạch Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể một số chiều đo cơ bản thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Khối lượng cơ thể một số chiều đo cơ bản của ngựa Bạch (kg) Tháng n (con) KL ngựa Kích thứơc một số chiều đo (cm) tuổi X  Sd CV X  Sd VN X  Sd DTC X  Sd SS 8 20,53,05 61,33,05 61,61,15 55,61,52 6 11 79,92,98 93,23,85 93,32,20 89,82,09 12 13 115,03,67 97,32,68 102,33,06 98,03,75 24 12 143,43,51 106,02,52 117,01,53 108,81,53 36 21 174,910,40 115,03,05 125,75,86 112,76,51 >36 16 186,517,87 116,32,82 131,54,18 113,64,58 Qua bảng 2 cho thấy: ngựa bạch được nuôi giữ tại Trung tâm có khối lượng bình quân lúc sơ sinh là 20,5 kg; 12 tháng tuổi đạt 115 kg; 24 tháng tuổi đạt 143,4 kg; 36 tháng tuổi đạt 174,9 kg. So sánh với đàn ngựa bạch tại Hữu Kiên, Lạng Sơn: khối lượng sơ sinh đạt tương đương, tuy nhiên khối lượng 36 tháng tuổi ngựa bạch nuôi tại Trung tâm nhỏ hơn. Về kích thước một số chiều đo của ngựa bạch nuôiTrung tâm cũng tương đương với ngựa bạch ngựa mầu Việt Nam nuôi ở trong dân (Đặng Đình Hanh CS, 2007). Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối tương đối thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Sinh trưởng tuyệt đối tương đối của ngựa Bạch Giai đoạn sinh trưởng (tháng Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tương đối (%) tuổi) (gr/con/ngày) SS – 6 330,0 118,3 >6 – 12 194,9 35,9 TB: SS – 12 262,5 139,5 12-24 78,8 21,9 >24 – 36 87,7 19,8 TB: SS - 36 143 158,1 Qua bảng 3 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối tương đối của ngựa bạch cao ở năm thứ nhất đạt trung bình 262,5 gr/con/ngày 139,5%; năm thứ 2 chỉ tăng 143 gr/con/ngày 158,1%. Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với qui luật sinh trưởng của gia súc. 3.4. Đặc điểm sinh sản của ngựa Bạch Kết quả theoi dõi một số đặc điểm sinh sản thể hiện ở bảng 4 Bảng 4. Một số đặc điểm về sinh sản của ngựa Bạch Chỉ tiêu n (con) X  Sd -Chu kỳ động dục (ngày) 13 21,6  1,41 -Thơì gian động dục (ngày) 13 7,5  1,04 - Tuổi đẻ lứa đầu ( tháng) 3 34,9  1,05 - Thời gian mang thai ( ngày) 13 328,1  2,52 Ngựa bạch nuôi tại Trung tâm có tuổi đẻ lứa đầu là 35,5 tháng, chu kỳ động dục là 22,4 ngày, thời gian động dục là 7,7 ngày (Đặng Đình Hanh CS, 2006). Ngựa bạch nuôi trong dân (Lạng Sơn) có tuổi đẻ lứa đầu 34,5 tháng (Đặng Đình Hanh CS, 2007). Như vậy, kết quả theo dõi giai đoạn 2006-2009 là tương đương. Trong thời gian nghiên cứu đã phát hiện 05 (15%) thai ngựa bị chết lưu trong giai đoạn 2006-2009 (trong đó 2/13 con phát hiện tại Trung tâm 3/20 con phát hiện tạihình nuôi ngựa bạch ở Đại Từ- Thái Nguyên). Tuy nhiên, nguyên nhân gây chết thai vẫn chưa được xác định rõ ràng, cần theo dõi thêm với số lượng nhiều hơn. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì ngựa bạch đã được nghiên cứu từ năm 1953 đã được khẳng định lại năm 1969. Các nhà nghiên cứu đã kết luận, ngựa bạch có mang gen gây chết, khi gen gây chết gặp nhau, con sinh ra sẽ bị chết thai, hoặc chết lưu (25%). Có thể những ngựa này được gọi là ngựa Bạch tạng (lông trắng toàn thân, với da màu hồng, mắt màu hồng). 4. Kết luận đề nghị 4.1. Kết luận - Ngựa bạch sinh ra đa số có màu sắc lông da các lỗ tự nhiên giống với bố mẹ, tuy nhiên đã phát hiện 13,4% ngựa con có sự phân ly khác với bố mẹ (2 trong 15 cá thể). - Ngựa có khối lượng tầm vóc nhỏ: Sơ sinh đạt 20,5 kg, 36 tháng tuổi đạt 174,9 kg. - Sinh trưởng tuyệt đối tương đối chậm, giai đoạn 0-36 tháng chỉ đạt 143 kg/con/ngày 158,1%. - Tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 34,9 tháng, thời gian mang thai 328,1 ngày. Đã phát hiện thai chết lưu chiếm 15% (5 trong 33 trường hợp). 4.2. Đề nghị - Tiếp tục cấp kinh phí để tăng số lượng đàn ngựa bạch tại Trung tâm hỗ trợ kinh phí bảo tồn tại các mô hình trong dân. - Nghiên cứu đa hình gen qui định màu sắc ngựa theo dõi sự phân ly màu sắc lông da các lỗ tự nhiên ở thế hệ đời con. - Cần tiếp tục nghiên cứu, theo dõi hiện tượng chết thai ở đàn nái sinh sản trên qui mô lớn hơn. Tài liệu tham khảo 1. Hasse B, Brook SA, Schlumbaum A, Azor PJ, Bai;ey E, et al., 2007. Alletic Heterogeneity at the Equine KIT Locus in Dominat White (W) Horses. 2. http://www.plosgenetics.org/article/info:doi/10.1371/journal.pgen.0030195. Accessed june 30, 2009. 3. http://www.whitehorseranchnebraska.com/registry.htm. Accessed June 22, 2009 4. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Đức Ước, Võ Văn Sự, Vũ Văn Tý, Nguyễn Đức Chuyên, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Thị Tuyết. Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản sinh lý, sinh hoá máu của ngựa bạch nuôi tại Trung tâm NC&PTCN miền núi. Báo cáo kết quả khoa học năm 2006, Viện chăn nuôi, Hà Nội, 2006. 5. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Đức Chuyên, Vũ Đình Ngoan. Nghiên cứu bảo tồn quĩ gen ngựa bạch tại Trung tâm NC&PTCN miền núi khảo sat đánh giá đàn ngựa bạch tại Hữu Kiên-Chi Lăng- Lạng Sơn. Báo cáo khoa học, Viện chăn nuôi, Hà Nội, 2007. 6. "Introduction to Coat Color Genetics" from Veterinary Genetics Laboratory, School of Veterinary Medicine, University of California, Davis. Web Site accessed January 12, 2008. 7. Lê Viết Ly, 2000. Bảo tồn quĩ gen vật nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000. 8. Tạp chí sức khỏe đời sống, số 421 ra ngày 26/1/2007. . ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG CỦA NGỰA BẠCH NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PTCN MIỀN NÚI Đặng Đình Hanh, Nguyễn Văn Đại, Nguyễn. Trà, Nguyễn Thị Tuyết. Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản và sinh lý, sinh hoá máu của ngựa bạch nuôi tại Trung tâm NC& ;PTCN miền núi. Báo cáo kết quả khoa. gian nghiên cứu: 2006-2009. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và tập tính của ngựa Bạch - Đặc điểm ngoại hình, đặc điểm di truyền màu lông, đặc điểm điển hình

Ngày đăng: 04/06/2014, 20:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan