1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lối sống nông dân trong thời kỳ toàn cầu hóa

20 573 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

Toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày càng sâu rộng đến mọi mặt, mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Đạo đức, lối sống là những vấn đề cốt lõi trong đời sống văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Sự ổn định hay không ổn định, phát triển hay suy thoái của các quốc gia thường có quan hệ trực tiếp với vấn đề đạo đức lối sống của xã hội. Chiếm một bộ phận đông đảo trong tổng dân số quốc gia, nông dân là nhóm đối tượng chịu tác động của toàn cầu hóa và sự tác động này làm thay đổi ít nhiều lối sống của họ. Toàn cầu hóa có tá động tích cực và cả tiêu cực đến lối sống của người nông dân. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả đi vào phân tích vấn đề toàn cầu hóa và xu hướng biến đổi lối sống trong nhóm nông dân Việt Nam hiện nay.

Đặt vấn đề Những thành tựu đạt được trong tiến trình gần 30 năm đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn của con đường mà Việt Nam đã lựa chọn. Đó là đi lên chủ nghĩa xã hội, kiên trì con đường đổi mới toàn diện, thông qua đổi mới kinh tế để lựa chọn và từng bước đổi mới các vấn đề chính trị. Bước đi này phù hợp với lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, về đổi mới chính trị nói riêng, trong thực tế, nó cũng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Và toàn cầu hóa là xu hướng diễn ra khách quan trên toàn thế giới Việt Nam là quốc gia không nằm ngoại lệ giúp Việt Nam đạt được những thành tựu như ngày hôm nay. Toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày càng sâu rộng đến mọi mặt, mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Đạo đức, lối sống là những vấn đề cốt lõi trong đời sống văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Sự ổn định hay không ổn định, phát triển hay suy thoái của các quốc gia thường có quan hệ trực tiếp với vấn đề đạo đức lối sống của xã hội. Chiếm một bộ phận đông đảo trong tổng dân số quốc gia, nông dân là nhóm đối tượng chịu tác động của toàn cầu hóa và sự tác động này làm thay đổi ít nhiều lối sống của họ. Toàn cầu hóa có tá động tích cực và cả tiêu cực đến lối sống của người nông dân. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả đi vào phân tích vấn đề toàn cầu hóa và xu hướng biến đổi lối sống trong nhóm nông dân Việt Nam hiện nay. Chương 1. Các khái niệm cơ bản 1.1 Định nghĩa toàn cầu hóa Xu hướng toàn cầu hoá xuất hiện vào khoảng những năm 1870 – 1913, cho đến ngày nay nó đã trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Thông qua hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ và các quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý, các nước trên thế giới đã đưa văn hóa của mình vào các nước đang và chậm phát triển. Đồng thời thông qua giao lưu văn hóa để truyền bá văn hóa, các nền văn hóa của các nước trên thế giới đi vào hội nhập sâu và rộng. Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa. Quan điểm thứ nhất cho rằng: toàn cầu hoá là một quá trình có tính nhiều mặt, bao gồm tăng trưởng thương mại quốc tế, các luồng lao động, vốn và công nghệ cũng như sự giao lưu ý tưởng và cách sống… ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến vấn đề văn hoá phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của các chính sách của các chính phủ đối với quá trình toàn cầu hoá (1, tr.22) 1 . Quan điểm thứ hai thì toàn cầu hoá được nói đến trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và một số tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển (2, tr.5) 2 . Toàn cầu hóa, về thực chất, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới, hay nói như C.Mác, là quá trình lịch sử biến thành lịch sử thế giới. Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóa đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước đây. Hình thức biểu hiện 1 Nguyễn Văn Dân (chủ biên), Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế, Nxb. KHXH. Hà Nội, 2001 2 Thành Duy, Văn hoá Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá - thời cơ và thách thức, Nxb Văn hoá Thông tin, Viện Văn hoá, 2007. 2 đầu tiên của toàn cầu hoá đó chính là toàn cầu hoá kinh tế. Sự xuất hiện xu thế toàn cầu hóa kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, từ nền kinh tế thị trường thế giới. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với quá trình biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của các công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ ) đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của loài người, đưa loài người từ nền văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, từ cơ khí hóa sản xuất lên tự động hóa, tin học hóa sản xuất. Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra những biến đổi căn bản và sâu sắc không những trong công nghệ, trong sản xuất, mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. C. Mác và Ph. Ăng - ghen đã vạch rõ : "Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới "(6, tr.601) 3 . Theo các nguồn tài liệu khác, có thể hiểu toàn cầu hóa theo hai nghĩa rộng và hẹp: Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường,…) giữa các quốc gia. Nói một cách khác,“toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới”. 4 Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền 3 C. Mác-Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, t 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 4 Phạm Thái Việt, Toàn cầu hoá: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006. 3 kinh tế quốc gia. Biểu hiện của toàn cầu hoá có thể dưới dạng khu vực hóa việc liên kết khu vực và các định chế, các tổ chức khu vực, hay cụ thể, toàn cầu hoá là “quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hoá và nguồn lực (resources) qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế” 5 . Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tác động của nó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực và nó ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân. 1.2 Định nghĩa về lối sống Theo từ điển xã hội học Liên Xô Cũ: lối sống là những hình thức hoạt động sống “ cá nhân, nhóm, tầng lớp” điển hình với những quan hệ xã hội cụ thể trong lịch sử. Định nghĩa của Đôbơrianốp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người” 6 . Định nghĩa của Sôrôkhôva: “Lối sốngtoàn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu, là phương thức hoạt động đã được xác định” 7 . Định nghĩa của Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong một thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá nhân”. Tác giả này còn nêu ra 5 dạng hoạt động của lối sống là: hoạt động cải tạo, hoạt động định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ thuật 8 . 5 Phạm Thái Việt, Toàn cầu hoá: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006. 6 V. Đôbơrianốp, Xã hội học Mác - Lênin, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr. 213. 7 Nguyễn Ánh Hồng, Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, 2005, tr 12. 8 Nguyễn Ánh Hồng, Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, 2005, tr. 13. 4 Gần đây, trong một số nghiên cứu của mình một số nhà khoa học người Việt Nam cũng đề xuất một số định nghĩa về lối sống như sau: Định nghĩa của Trần Văn Bính và cộng sự: “Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa” 9 . Định nghĩa của Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hay một cộng đồng”. Tác giả này còn giải thích thêm: “Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như: + Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh + Các phong tục tập quán + Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau + Quan niệm về đạo đức và nhân cách” 10 Trong khuôn khổ bài viết này tác giả sử dụng định nghĩa lối sống tác giả Nguyễn Trần Bạt và phân tích sự biến đổi lối sống của người nông dân qua 4 thành tố mà tác giả đưa ra. 1.3 Định nghĩa nông dân Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Nông dân là khái niệm chỉ về thân phận hay nghề nghiệp của một nhóm dântrong xã hội, phân biệt với công nhân, tri thức… Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nông dân là người dân làm nghề trồng trọt, cầy cấy”. 9 Trần Văn Bính (chủ biên), Văn hóa Xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.211. 10 Nguyễn Trần Bạt, Lối sống, www.chungta.com 5 Theo Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo(2004) : “Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất trong NN, lâm nghiệp, ngư nghiệp… trực tiếp sử dụng một TLSX cơ bản và đặc thự, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển để sản xuất ra nông sản”. Theo “Bách khoa tri thức toàn thư Việt Nam”: Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng làm ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. Theo số liệu của Hội Nông dân Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng 13 triệu hộ nông dân Nông dân là những người hoạt động vừa trồng trọt vừa chăn nuôi. Nông dân là một bộ phận đông đảo của dân cư sinh sống chủ yếu tại địa bàn nông thôn và miền núi, lấy nghề nghiệp cơ bản là sản xuất nông nghiệp (cụ thể bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) làm phương thức sản xuất chủ yếu để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình; là một lực lượng to lớn của dân tộc và là một trong những giai cấp cơ bản giữ vai trò là động lực chủ yếu của cách mạng xã hội. Chương 2.Tác động của toàn cầu hóa đến sự thay đổi trong lối sống của nông dân 2.1. Cách thức lao động, làm ăn kinh doanh Toàn cầu hóa tạo ra cho người nông dân cơ hội thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo và thậm chí là làm giàu. Tuy nhiên, quá trình cũng khiến nông dân bước vào guồng xoáy của áp lực cạnh tranh và chịu điều tiết từ quy luật “cung-cầu” khốc liệt của thị trường và sự thay đổi trong lối sống, văn hóa của nhóm người này. 6 Hiện nay, nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP, nuôi sống hơn 60% dân số đất nước. Theo Báo cáo Tổng cục thống kê, tính đến 1/10/2013, cả nước có 69.19 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó 69.8 % người làm việc trong khu vực nông thôn 11 . Nông dân thực sự là lực lượng lao động quan trọng của xã hội; Có truyền thống yêu nước và cách mạng, luôn trung thành với Đảng; Có đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế, tham gia vào tất cả các tổ chức kinh tế, thương mại lớn của thế giới và khu vực cơ hội cũng sẽ càng mở ra nhiều đối với người nông dân Việt Nam. Người nông dân sẽ được tiếp cận thị trường nhiều hơn, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trên thế giới một cách nhanh nhạy và đầy đủ bằng các phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin. Đặc biệt, việc gia nhập WTO mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng lồ, với hơn 5 tỉ người tiêu thụ, chiếm 95% GDP, 95% giá trị thương mại thế giới và một kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỉ đô la Mỹ/năm. Trong những năm gần đây, mức tăng trưởng xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam đã đạt mức 4,3% hàng năm, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đặc biệt nhiều mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của chúng ta (cà phê, gạo, chè, hạt tiêu đen, cao su, điều, gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cá tra, cá basa, tôm, …) đã tiếp cận và khẳng định được vị thế của mình tại một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàng năm đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước hàng tỷ USD và tạo thu nhập cho người nông dân, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, tạo bộ mặt mới cho kinh tế địa phương. Từ việc hội nhập với thị trường thương mại thế giới mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân Việt Nam. Ví dụ việc thực hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại, Việt Nam chấp nhận mở cửa thị trường nhập khẩu các nông sản hàng hóa mà mình không có thế mạnh nhờ đó vừa cải thiện đời sống, tăng phúc lợi cho người 11 Tổng cục Thống kế, Báo cáo lao động việc làm quý III năm 2013. 7 tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với hàng hóa có chất lượng và giá bán tốt hơn đồng thời phát triển mối quan hệ đa phương công bằng và hiệu quả. Người nông dân nước ta sẽ được lợi từ việc tiếp cận, chuyển đổi các tiến bộ công nghệ, phương tiện sản xuất, chế biến hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Các ngành công nghệ hiện đại phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được nhập khẩu nhiều vào Việt Nam, đem đến cho người nông dân sự lựa chọn tốt nhất. Nếu như trước khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, người nông dân sản xuất theo quy mô nhỏ, manh mún, tự túc tự cấp. Sự tiếp cận và nắm bắt các thông tin thị trường rất kém thì sau hội nhập sản xuất biến phát triển cả về quy mô, cơ cấu do được tiếp cận các thông tin thị trường. Sản xuất theo đơn đặt hàng. Đa dạng hóa các loại sản phẩm, vật tư phục vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống thủy lợi hoàn thiện hơn, các phương tiện vận chuyển đa dạng… Xuất hiện các doanh nghiệp kiểu doanh nghiệp, và việc hình thành và phát triển của các khu công nghiệp chế xuất. Điều này làm sản xuât tập trung hơn và tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nông dân đã có những tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ do toàn cầu hóa mang lại . Nếu năm 2008 có tới 56,01% hộ thuần nông thì đến 2012 chỉ còn 21,3%. Kèm theo đó là tăng đáng kể tỉ lệ hộ kết hợp nhiều hoạt động (như làm nông nghiệp và làm công/thuê), từ 12,23% năm 2008 lên 44,26% năm 2012 12 . Sau nhiều năm hội nhập và đổi mới, có nhiều điểm sáng trong bức tranh nông thôn Việt Nam như thu nhập của nông dân còn thấp nhưng đã tăng lên gần 44%, tỷ lệ nhà tạm đã giảm từ 16% năm 2008 còn 7% năm 2010. Khoảng cách chi tiêu cho y tế, giáo dục, ăn uống… cũng giảm dần giữa nông thôn và thành thị, số người đủ tiền khám chữa bệnh đã tăng lên 13 . Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, giai cấp nông dân cùng nhân dân cả nước tạo nên những 12 Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương - Báo cáo nghiên cứu sâu dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh ở Việt Nam. 13 Viện Chính sách và chiến lược NN-PTNT (Ipsard) và Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Báo cáo tại hội thảo “Chân dung nông dân Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập” 8 thành tựu to lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân; Theo báo cáo thường niên của hội Nông dân Việt Nam, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 9,6% (theo tiêu chí mới), thu nhập bình quân đầu người tăng gần 2 lần so với năm 2008. Điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe ngày càng được Nhà nước quan tâm hơn. Trình độ dân trí được nâng lên và ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường; dân chủ được mở rộng, quyền làm chủ của nông dân được phát huy. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân và Hội Nông dân ngày càng được nâng cao, khẳng định vai trò chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hệ thống cơ sở chế biến nông lâm thủy sản phát triển cả về số lượng và năng lực phục vụ, từng bước gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản ở nông thôn. Số lượng cơ sở chế biến tăng nhanh trong 10 năm qua: Năm 2001 có 252 nghìn cơ sở; năm 2006 có 428 nghìn, tăng 69,9% so với năm 2001; năm 2011 đã lên tới 501 nghìn cơ sở, tăng 17% so với năm 2006 và tăng gấp 2 lần so với năm 2001. Năm 2011, cả nước có gần 8,1 nghìn xã có cơ sở chuyên chế biến nông sản, chiếm 89,2% số xã (năm 2006 đạt 83,4% và năm 2001 đạt 72,3%) 14 . Về phát triển các ngành dịch vụ: Các ngành sản xuất dịch vụ sinh vật cảnh: trồng hoa, cây cảnh, cây giống, cây bóng mát, đá cảnh…Buôn bán hàng nông, lâm sản, phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp…Đại lý mua bán, gửi hàng hóa. Người dân nông thôn đánh giá rất cao hoạt động của truyền hình (và một phần phát thanh) cho rằng đây là hoạt động nổi trội, cập nhật, bổ ích. Kế đó là hoạt động thông tin báo chí. Rõ ràng, trong thời đại giao lưu, mở cửa và kinh tế thị trường, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò lớn trong đời sống cũng như việc hưởng thụ văn hóa của người dân nói chung và người nông dân nói riêng, mặc dù hiện nay phương tiện truyền thông ở làng xã còn ít. Tuy vậy, thực trạng nông dân hiện nay đa số vẫn là những hộ sản xuất quy mô nhỏ. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tuy có bước cải thiện nhưng 14 Tổng Cục Thống kê – kết quả tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011. 9 nhìn chung còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Nông dân băn khoăn, lo lắng về sự phát triển chưa vững chắc của nền kinh tế; về dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi; về ô nhiễm môi trường; về biến đổi khí hậu các chính sách về thu mua tạm trữ, tiêu thụ nông sản, nhập khẩu muối, vật tư nông nghiệp; khai thác khoáng sản, khai thác hải sản; bảo hiểm nông nghiệp chưa mang lại quyền lợi thực sự cho nông dân. Nông dân khó tiếp cận các chính sách tín dụng của Nhà nước dẫn đến thiếu vốn sản xuất, kinh doanh; chính sách về đất đai còn bất cập, việc thu hồi đất nông nghiệp, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa phù hợp, dẫn đến một bộ phận nông dân mất đất sản xuất, không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Chi tiêu lương thực, thực phẩm trung bình của người dân nông thôn tại 12 địa phương năm 2012 cao hơn 73% nhưng tổng thu nhập của hộ năm 2012 chỉ cao hơn 16% so với năm 2006. Điều này có nghĩa, mức chênh lệch giàu nghèo đang rất lớn ở khu vực nông thôn. Mặc dù các hoạt động từ nông nghiệp chiếm tới 35%, nhưng thu nhập thấp, nên nhiều tỉnh nguồn thu nhập này kém quan trọng hơn các nguồn thu nhập phi nông nghiệp. Đây chính là nguy cơ, vì một khi phải làm nhiều việc, người nông dân sẽ mất đi cơ hội tăng quy mô, kỹ năng để sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, lợi nhuận. Trong khi đó, họ vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đang ngày càng tăng 15 . Cùng với những cơ hội là những thách thức không nhỏ với người nông dân. Sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào biến động của kinh tế và thị trường nông sản thế giới, nông nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém nhưng phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng theo luật chơi chung của thế giới. Vì thế nên việc hội nhập nền kinh tế sẽ khiến nông dân Việt Nam bị nhiều thiệt thòi vì nhà nước không thể trợ giá cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, tri thức của người dân còn hạn chế, việc hiểu và nắm bắt các luật thương mại quốc tế là vấn đề khó khăn Có thể khẳng định toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày càng sâu và rộng 15 Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương - Báo cáo nghiên cứu sâu dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh ở Việt Nam. 10 [...]... vài centimet đất KẾT LUẬN Toàn cầu hóa đã mang lại nhiều thay đổi trong lối sống của người nông dân Nếu như mặt tích cực của toàn cầu hoá là điều kiện và cơ hội tốt cho sự phát triển lối sống thì đồng thời, mặt trái của nó lại là mối nguy hại và thách thức lớn đối với quá trình đó Sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói 18 chung, xây dưng lối sống mới nói riêng chỉ có thể... nên người nông dân cũng dành thời gian giải trí của mình để xem tivi, tìm hiểu thông tin hay giao tiếp với người thân thông qua internet Từ đó dẫn đến mạng lưới xã hội của họ càng mở rộng Trước kia, vốn xã hội của người nông dân ở dạng co cụm bên trong thì trong thời đại toàn cầu hóa, do những tác động nhiều chiều mà vốn xã hội của người nông dân có xu hướng vươn ra bên ngoài 2.4 Thay đổi trong quan... với xu thế toàn cầu hoá Trong những năm đất nước ta đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ tới lối sống của người nông dân, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lối sống Những thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới cùng với việc mở cửa giao lưu quốc tế là cơ hội để người dân nông thôn... thì những yếu tố xuất hiện trong tang lễ người nông dân là chấp nhận được trong tiến trình nghi lễ Ngoài ra nhiều tục lệ của làng xã được văn bản hoá thành hương ước, trở thành công cụ để quản lý làng xã 2.3 Thay đổi trong cách thức giao tiếp, sử dụng thời gian nhàn dỗi Toàn cầu hóa tác động khá rõ đến cách thức giao tiếp của người nông dân Mô thức giao tiếp của cộng đồng nông thôn khá giản đơn là hình... biến quan trọng trong lối sống của họ Sự thay đổi có thể kể đến tiếp theo là phong tục tập quán Lễ hội truyền thống được đánh giá là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng thể phù hợp và hữu ích với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam nói chung và người dân nông thôn nói riêng Theo số liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, gồm: 7.039 lễ hội dân gian (chiếm... của mình trong xã hội bằng sự hiện diện ngày càng nhiều phương tiện vật chất hiện đại trong gia đình theo công thức: nhà kiên cố, xe máy, phương tiện nghe nhìn 2.2 Sự thay đổi phong tục tập quán của người nông dân Mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam nói chung và người nông dân nói...đến nhóm nông dân, đặc biệt thay đổi thể hiện rõ nét nhất là thông qua cách thức lao động, làm ăn kinh doanh của nông dân Làm giàu đã trở thành mục tiêu và động lực để người nông dân vượt khỏi tâm lý cố hữu, tự ti Tâm lý ỷ lại trông chờ, buông xuôi cho số phận đang dần dần được thay thế bởi sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh Số hộ nông dân sống thuần túy dựa vào độc... Hồng, Nxb Văn hóa thông tin, 1993 3 Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội, 1999 4 Nguyễn Văn Dân (chủ biên), Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế, Nxb KHXH Hà Nội, 2001 5.Thành Duy, Văn hoá Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá - thời cơ và thách thức, Nxb Văn hoá Thông tin, Viện Văn hoá, 2007 6 Nguyễn Chí Tình, Văn hoáThời đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003 7 Phạm Thái Việt, Toàn cầu hoá:... phần hội diễn ra trong thời gian ngắn hơn và các thủ tục cũng được rút gọn Các lễ hội hiện nay cũng được giảm đi đáng kể về thời gian và quy mô tổ chức do người dân dành thời gian cho những hoạt động giải trí khác như tivi, internet, du lịch… hay các hội sở thích và thời gian nhàn rỗi cũng giảm đi so với trước kia Năm 2013, theo đánh giá của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch các lễ hội dân gian loại hình... có hệ thống loa truyền thanh đến thôn tăng nhanh từ 56,8% năm 2001 lên 81,4% năm 2011 Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của người nông dân cũng có khác so với trước khi hội nhập Nếu trước kia người nông dân chỉ bận rộn với công việc đồng áng khi mùa vụ đến, còn lại thời gian nông nhàn khá dài thì hiện nay thời gian đó được sử dụng khá triệt để như làm thêm các nghề thủ công ở các làng nghề hay đi làm thuê . gia, nông dân là nhóm đối tượng chịu tác động của toàn cầu hóa và sự tác động này làm thay đổi ít nhiều lối sống của họ. Toàn cầu hóa có tá động tích cực và cả tiêu cực đến lối sống của người nông. hội. Chương 2.Tác động của toàn cầu hóa đến sự thay đổi trong lối sống của nông dân 2.1. Cách thức lao động, làm ăn kinh doanh Toàn cầu hóa tạo ra cho người nông dân cơ hội thêm việc làm, tăng. KẾT LUẬN Toàn cầu hóa đã mang lại nhiều thay đổi trong lối sống của người nông dân. Nếu như mặt tích cực của toàn cầu hoá là điều kiện và cơ hội tốt cho sự phát triển lối sống thì đồng thời, mặt

Ngày đăng: 04/06/2014, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w