1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng cho sự phát triển dịch vụ giáo dục Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa

15 898 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 33,02 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Định hướng cho sự phát triển dịch vụ giáo dục Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa 3.1 Gia tăng ảnh hưởng của giáo dục đối với thương mại quốc tế 3.1.1 Phát triển giáo dục theo hướng xuất khẩu giáo dục Nước ta đang là quốc gia chủ yếu nhập khẩu giáo dục, đặc biệt là từ các nước phương Tây, Mỹ và Liên Xô. Hoạt động dịch vụ giáo dục toàn câu đang mang lại lợi nhuận không lồ cho các quốc gia xuất khẩu giáo dục như Úc, Mỹ, Anh Việt Nam cũng đã xuất khẩu giáo dục, nhưng với số lượng cực kỳ hạn chế. Đó là du học sinh sinh viên sang Việt Nam học tập từ Lào, Campuchia và Trung Quốc và một phần rất nhỏ từ các nước phương Tây và Mỹ sang tìm hiểu nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Vơi lợi thế hiện tại, trong tương lai gần chúng ta có thế hướng thị trường xuất khẩu của chúng ta vào các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, các tỉnh biên giới của Trung Quốc, Myanma. Khi đã hệ thống giáo dục đào tạo đã phát triển hoàn thiện hơn và Việt Nam đã có những trường học và đại học đạt đẳng cấp quốc tế, chúng ta có thể hướng thị trường ra xa hơn, thậm chí là thu hút du học sinh từ các nước phát triển bởi vì Việt Nam luôn có một lợi thế là nền chính trị và xã hội ổn định. 3.1.2 Giáo dục đào tạo ngành nghề hướng đến những chuỗi giá trị toàn câu mới Như đã phân tích, các chuỗi giá trị toàn câu liên quan đến Việt Nam thường dựa trên lý do là Việt Nam có nguồn nhân lực đông giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tham gia vào các chuỗi này Việt Nam chỉ thường thu được khoản giá trị rất nhỏ so vợi lượng giá trị khổng lồ mà cả chuỗi tạo ra. Bởi sản phẩm của chúng ta có hàm lượng chất xám ít, thậm chí là không có. Do đó, Giáo dục đào tạo cần tạo ra được nguồn đội ngũ nhân lực thực sự có chất lượng cao và khác biệt với đội ngũ ta đã có trước đây. Ví dụ như khâu nghiên cứu và phát 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 triển trong một chuỗi giá trị toàn câu có thể được làm tại Việt Nam. Điều này đang là “ không thể” ở thời điểm hiện tại do lao động trí tuệ trình độ cao ở nước ta còn thiếu và yếu. Chúng ta nên học tập cách làm của các nước Đông Á như Đài Loan hay Hàn Quốc, họ đã thanh công trong việc chuyển lên một giai đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị toàn câu. Nói chung chúng ta nên nhìn nhận một chuỗi giá trị toàn câu sinh ra thì phải có giai đoạn lao động “trí tuệ” , giai đoạn lao động “chân tay”. Hiện nay chúng ta đang bị “chìm” vào hoạt động sản xuất giản đơn quá nhiều và nhường “nhiều đất” cho các quốc gia khác cho giai đoạn của họ, ví dụ như khâu thiết kế sản phẩm được làm ở Đài Loan hay Hàn Quốc và dồn toàn bộ hoạt động sản xuất cho chúng ta hay Indonesia. Cốt yếu cơ bản không phải là phá vỡ những chuỗi đang có mà chúng ta nên hướng tới chuỗi mới, ví dụ chúng ta có thể làm nhà thiết kế và chuyển khâu sản xuất lại cho Indonesia hay Trung Quốc. Chẳng nhẽ không có một doanh nghiệp thiết kế nào ở Việt Nam làm được khâu thiết kế mẫu mã quần áo hay bất kì sản phẩm tương tự? Nếu các doanh nghiệp này “thẩm thấu” nhu câu của thị trường quần áo từ Trung Quốc hay ngay tại Việt Nam thôi thì đó là một đối trọng lợi thế lớn trong quá trình đàm phán với các nhãn hiệu thời trang lớn để đồng ý cho các doanh nghiệp này thiết kế quần áo thời trang cho cả khu vực Việt Nam và Trung Quốc!!! Khi đó Việt Nam giống như là Đài Loan hay Hàn Quốc bây giờ. Xu hướng này sẽ đến, nhưng trong thời gian dài hay ngắn tùy thuộc hoàn toàn vào khả năng bứt phá của nguồn nhân lực. Hay nói cách khác tùy thuộc vào sự phát triển đột phá của khu vực giáo dục đào tạo. 3.2 Giáo dục đào tạo ở Việt Namsự thu hút FDI 3.2.1 Tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực giáo dục đào tạo Tham gia vào sân chơi WTO Việt Nam đã công nhận giáo dục là một ngành dịch vụ trong hệ thống các ngành thương mại dịch vụ. Do đó, Nhu câu đầu tư vào giáo dục để tìm kiếm lợi nhuận sẽ đưa các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Vốn FDI này 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nên khuyến khích đầu tư vào bất cứ khâu nào của hệ thống giáo dục tại Việt Nam, có thể cho thành lập các trường tiểu học, trung học, phổ thông và đại học cao đẳng, các trường dạy nghề .có vốn FDI từ các tổ chức, trường học quốc tế. Bởi các tổ chức này luôn có đầy đủ tiềm lực về vốn, công nghệ và nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đây là cách nhanh nhất để chúng ta tiếp cận với chuẩn giáo dục đào tạo quốc tế. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã từng kì vọng sẽ có các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực giáo dục đến đầu tư tại Việt Nam. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ có một số chương trình hợp tác giáo dục đào tạo như đã trình bày. Vậy nguyên nhân là do đâu? Vấn đề cơ bản vẫn là chính sách chưa hợp lý và môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng và rõ ràng minh bạch. Nhìn sang những quốc gia láng giếng như Singapore hay Malaysia, tại sao bọn họ lại rất thành công trong việc thu hút FDI trực tiếp vào giáo dục đào tạo? Do đó trong những năm sắp tới Việt Nam nên cải thiện nhanh chóng môi trường đầu tư, quảng bá thị trường tiềm năng và có những chính sách thu hút đầu tư thật hấp dẫn để các ông lớn trong giáo dục đào tạo vào Việt Nam, như Havard hay MIT chẳng hạn. Tuy nhiên trong quá trình thu hút đầu tư sắp tới, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia như Caribean. Nơi mà một số dự án FDI đầu tư vào giáo dục lại chỉ để phục vụ người học đến từ các nước khác, trong trường hợp này là những sinh viên từ Mỹ( kiểu các trường Offshore). Các dự án FDI vào giáo dục nên dựa trên một nguyên tắc đảm bảo là phải có lợi cho người Việt Nam có thể tham gia học tập ở đó, có thể theo tỷ lệ nhất định. 3.2.2 Giáo dục đào tạo không những đáp ứng được các nhu câu nguồn nhân lực từ các dự án FDI mà còn tạo ra đội ngũ nhân lực có “tiếng” để thu hút FDI. Các dự án FDI xuất hiện và nhu câu mới về nguồn nhân lực luôn phát sinh. Các công ty đa quốc gia nếu không tuyển đủ nhân lực trong nước họ có thể tuyển từ nước ngoài. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Cho nên mục tiêu của giáo dụchướng đến đạo tạo nhân lực không phải chỉ biết học và thi giỏi như hiện nay mà phải biết làm việc thực sự hiệu quả, có khả năng làm việc trong môi trường làm việc quốc tế. Không những thế, cải cách giáo dục cần hướng đến đội ngũ lao động có khả năng nắm bắt và sử dụng những công nghệ mới nhất. Đôi ngũ này phải đông và giỏi chuyên môn, có khả năng làm việc tốt trong môi trường làm việc quốc tế để có thể thu hút FDI vào các chương trình công nghệ cao, cái tạo ra sản phẩm có giá trị thăng dư rất lớn. 3.3 Giáo dụcsự di trú 3.3.1 Thu hút hơn nữa sự tham gia của Việt Kiều vào công tác giáo dục đào tạo của nước nhà. Việt Nam đang có một đội ngũ rất lớn các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, . đang tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở nước ngoài. Đội ngũ này đã được các trường nước ngoài công nhận đẳng cấp quốc tế. Do đó đây là cách nhanh nhất để chúng ta đưa chất lượng đào tạo của Việt Nam gần về chất lượng quốc tế. Bởi dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, chỉ cần có chính sách hợp lý, các Việt kiều sẽ về nước làm việc. Hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam theo xu hướng sẽ còn tiếp diễn. Đây gần như là một hiện tượng khách quan khi mà Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển mà ở ngoài kia, có rất nhiều quốc gia phát triển hùng mạnh. Cho nên rất khó để ngăn chặn hiện tượng nay, nhưng chúng ta sẽ có chính sách hợp lý để thu hút đội ngũ này về nước làm việc sau một khoảng thời gian làm việc tại nước ngoài. 3.3.2 Thu hút các nhà khoa học trên thế giới về nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam. Để tạo ra được một hệ thống giáo dục mang tầm đẳng cấp quốc tế thì ở các trường đại học của Việt Nam cần có hoạt động nghiên cứu “sôi động”. Do đó, thu hút các nhà khoa 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 học trên thế giới về làm việc và giảng dạy tại Việt Nam là cách để chúng ta cải thiện phần “chất” của hệ thống giáo dục. 3.4 Định hướng chính sách chính phủ nhằm làm cho nguồn nhân lực phù hợp hơn trong thời kỳ toàn câu hoá Hiệu quả của chính sách chính phủ tới việc “dung hoà” quá trình toàn cầu hoá với giáo dục nhằm đem lại lợi ích cho phát triển. Như chúng ta thấy, toàn cầu hoá đang đặt ra những yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo, sẽ xuất hiện những khó khăn nếu hệ thống giáo dục và đào tạo không đáp ứng đủ yêu cầu. Nhưng sẽ có lợi cho phát triển nếu hệ thống giáo dục đào tạo là thích hợp. Vấn đề cốt yếu là phải đảm bảo nguồn cung về giáo dục đào tạo phù hợp với những nhu cầu mới từ quá trình toàn cầu hoá. Do đó, yêu cầu phải có chính sách thích hợp để đảm bảo rằng phát triển nguồn lực con người đang phù hợp với những cơ hội mà toàn cầu hoá nền kinh tế mang lại Toàn cầu hoá và cạnh tranh yêu cầu lao động có kĩ năng cao hơn, cả những công ty hiện đại và các doanh nhân nhỏ đều mong muốn như vậy. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng những thất bại của thị trường trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo cũng được coi là một đặc điểm của thất bại thị trường. Chúng ta sẽ xem xét 4 nhóm chính sách của chính phủ nhằm làm “dung hoà” quá trình toàn cầu hóa với giáo dục: chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách di trú. Một điểm quan trọng nữa là chính phủ cần sử dụng kết hợp các chính sác này một cách đúng đắn và hợp lý. 3.4.1Chính sách phát triển nguồn nhân lực  Can thiệp vào phát triển nguồn nhân lực Chính phủ có thể muốn giải quyết thất bại của thị trường trực tiếp bằng cách khuyến khích đào tạo ở các công ty đa quốc gia. Toàn cầu hoá có nghĩa là sự tăng lên về phát 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 triển công nghệ, các “dòng” công nghệ chảy qua các quốc gia và làm tăng sự chuyên môn hóa. Khi mà những công nghệ mới đang phổ biến ngày càng nhanh hơn trên thế giới, thì cũng đặt ra những yêu cầu mới nhất đối với phát triển nguồn nhân lực để giải quyết thất bại thị trường. Những chính sách cố gắng “dung hoà” giữa lượng cung và cầu cho giáo dục trong thời kỳ toàn cầu hoá, ví dụ như kết hợp những ý kiến của khu vực tư và khu vực công nhằm quyết định những yêu cầu của nguồn nhân lực .có rất nhiều cách để khuyến khích mối quan hệ của khu vực tư và công để thúc đẩy đào tạo trong các công ty, có thể dùng các khoản trợ cấp hoặc miễn thuế cho các chương trình đào tạo của các công ty đa quốc gia, thu thuế và đầu tư vào giáo dục đào tạo, chia sẻ chi phí với người làm nghề giáo, .Chính phủ cũng khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu công với các công ty đa quốc gia. Những quốc gia như Việt Nam có thể cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triên mới. Và quan trọng hơn hết, hệ thống trường học cơ sở phải phù hợp, đó là nhân tố cơ bản cho phát triển xa hơn nữa giáo dục và đào tạo.  Chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý Có nhiều quốc gia thành công với chương trình phát triển nguồn nhân lực như ở Malaysia hay Singapore, trong khi một vài chương trình tương tự lại không phát huy hiệu quả như ở các quốc gia Nam Mĩ( trừ Chile và Costa Rica). Giáo dục là nhân tố hêt sức quan trong khả năng cạnh tranh của các con hổ kinh tế ở Đông Á. Với việc có chính sách nguồn nhân lực hết sức phù hợp như ở Singapore, Hàn quốc, Đài Loan đã làm cho lực lượng lao động luôn biến đổi phù hợp với sự biến đổi của nền kinh tế. Họ coi những “phép lạ” trong phát triển kinh tế bắt nguồn từ những “ phép lạ” trong giáo dục. Hệ thống giáo dục chủ đạo của các quốc gia này là các trường học, trường bách khoa, các trường đại học và các trung tâm đào tạo của tư nhân cũng như của chính phủ. Những cải cách trong hệ thống giáo dục được bổ sung bằng hệ thống đào tạo hiện đai và phức tạp của chính phủ, những sự cải cách sẽ bao gồm việc chi nhiều tiền hơn cho giáo dục và đầu tư nhiều vào hệ thống giáo dục cơ sở. Ở Đài Loan, họ đã cung cấp đủ những kĩ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động của họ sẵn 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 sàng tham gia vào công việc. Ở Hàn Quốc, sinh viên sau khi học xong ở trường có thể đi tới các nhà máy, đó là “học đi đôi với hành” . Hơn thế nữa, việc đào tạo có thể được cung cấp bởi các công ty  Những ví dụ về chính sách giáo dục đào tạo thích hợp Các quốc gia Châu Á tích cực cố gắng trong việc khuyến khich khu vực tư nhân tham gia vào dịch vụ giáo dục. Malaysia là quốc gia khuyến khích đầu tư của tư nhân và giảm dần vai trò của chính phủ trong các hoạt động đào tạo. Đây là một số chính sách của Malaysia vào những năm 90: khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào phát triển nguồn nhân lực thông qua hội đồng đào tạo nghề nghiệp quốc gia, khuyến khích khu vực tư nhân trong khâu cung ứng giáo dục bằng cách giảm thuế trên những chi phí dành cho đào tạo Khu vực tư nhân ở Malaysia đang chứng tỏ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo lao động. Trung tâm phát triển kĩ năng Malaysia PSDC( Penang Skills Development Centre) là một sự kết hợp thành công giữa khu vực tư và công.PSDC thành lập năm 1989 nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động kĩ năng dung cho những hoạt động có kĩ năng chuyên sâu (điện hay IT) của các công ty đa quốc gia. Tổ chức SDF ở Singapore là một ví dụ tương tự, SDF khuyến khích tư nhân đầu tư nhiều vào giáo dục đào tạo và đáp ứng rất tốt yêu cầu lao động của nền kinh tế.  Tóm lại, Việt Nam cần học tập chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia như Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Về cơ bản là đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Như các nước này, quá trình phát triển hàng xuất khẩu và thay thế dần các mặt hàng xuất khẩu là do hệ thống giáo dục đào tạo luôn đi đầu trọng việc đào tạo đôi ngũ lao động để đón đầu đầu tư, do đó họ đã chuyển nhanh chóng từ sản xuất xuất khẩu mặt hàng hàm lượng chất xám thấp sang sản xuất xuất khẩu các mặt hàng hàm lượng chất xám cao, đem lại giá trị gia tăng cao. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ hai đó là cách các nước này can thiệp vào thị trường lao động bằng các chính sách của Chính Phủ. Mục đích là để dung hòa lượng cung và lượng câu luôn biến đổi khi các hoạt đông kinh tế tham gia tích cực vào các tiến trình của toàn câu hóa. Các chính sách can thiệp có thể là các chính sách tài khóa, can thiệp bằng thuế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, can thiệp bằng chi tiêu của Chính Phủ. Thứ ba, và là nhân tố quan trọng nhất Việt Nam cần học tập đó là ban hành chính sách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Việt Nam không thiếu những Việt Kiều giàu có sẳn sàng đầu tư về nước, Chính Phủ nên định hướng cho các nguồn vốn tư nhân đầu tư và giáo dục chất lượng cao, khuyến khích Việt Kiều vì họ có thể học tập các mô hình giáo dục ở các nước phương Tây. Mục tiêu của chiến lược là tăng cường nguồn vốn và tính năng động của tư nhân vào phát triển giáo dục chất lượng cao. 3.4.2 Chính sách đầu tư Những chính sách đầu tư khác nhau có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giáo dụcĐịnh hứơng mục tiêu cho đầu tư Những chiến lược đầu tư định mục tiêu đưa ra bởi cơ quan xúc tiến đầu tư ở Costa Rica đã giúp cho đất nước này thu hút đầu tư FDI vào ngành điện. Hay thu hút đầu tư vào những ngành đòi hỏi kĩ năng chuyên sâu( ví dụ như của công ti Intel ) sẽ mang đến những cơ hội cho lao động có kĩ năng và khuyến khích cho sự hình thành nguồn vốn con người.  Sự khuyến khích đầu tư 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nói chung, sự khuyến khích đầu tư không phải là nhân tố chính giúp thu hút FDI, nhưng nó có thể là nhân tố quan trọng ở một số trường hợp. Sự khuyến khích đầu tư có thề gắn với phát triển nguồn nhân lực, cả trước và sau khi nhận đầu tư, trước đầu tư để các công ty nước ngoài mang vào nhiều công nghệ và chuyên gia, sau đầu tư đề các công ty này giúp đỡ “ nâng cấp” nguồn nhân lực.  “After care” Các cơ quan xúc tiến đầu tư tiên tiến luôn cung cấp “ after care”. Họ sẽ “chăm sóc” tốt cho các chi nhánh của các công ty đa quốc gia và luôn xúc tiến mối quan hệ với các tổ chức đào tạo và công nghệ trong nước.  Khuyến khích trách nhiệm đối với các hoạt động xã hội Những quốc gia nhận vốn đầu tư có thể khuyến khích hoạt động xã hội với các công ty, đó là bằng cách xúc tiến các khoản “ từ thiện” cung cấp cho giáo dục; hoặc yêu cầu các công ty khuyến khích các hoạt động kinh tế ở địa phương; thông qua các hoạt động đào tạo cho công nhân của họ. Chương trình đào tạo cho công nhân ở địa phương được đưa ra bởi các công ty với sự chấp thuận của họ. Mối quan hệ hợp tác giữa các công ty, chính phủ địa phương và các tổ chức quốc tế giúp củng cố nguồn nhân lực cho các nhà cung cấp ở địa phương.  Tóm lại, Việt Nam cần hướng chính sách đầu tư như sau: • Đưa ra mục tiêu rõ ràng cụ thể và thống nhất, có tính logic trong chính sách đầu tư, để hệ thống giáo dục đào tạo có thể bắt kịp và đáp ứng nhu câu nhân lực sắp tới từ các dự án đầu tư. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 • Khuyến khích các dự án đi kèm công nghệ cao, tiên tiến và sử dụng lao động chất lượng cao ở địa phương. Tạo tiền đề cho sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao. • Tăng cường việc liên kết của các chương trình đào tạo của các công ty đa quốc gia có vốn đầu tư tại Việt Nam với chương trình đào tạo trong nước. 3.4.3Chính sách thương mại Có 3 loại chính sách thương mại có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên giáo dục và đào tạo. Trước tiên, sự tự do hóa thương mại trong thuế xuất nhập khẩu tác động lên giáo dục là gián tiếp. Nó diễn ra rất nhanh và nếu chính sách cắt giảm thuế không có lộ trình hợp lý nó sẽ loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm trong nước( Lall, 1999). Sự mất mát trong sản xuất sản phẩm ở trong nước sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm đi những nổ lực khuyến khich đầu tư trước đó vào phát triển nguồn nhân lực. Do đó cần có chính sách thương mại trong cắt giảm thuế hợp lý , bao gồm cả nổ lực từng bước để đào tạo nguồn nhân lực trong nước trở nên cạnh tranh hơn. Thứ hai, Sự xúc tiến xuất khẩu dựa cần dựa trên phát triển nguồn vốn con người. Vào những năm 1960, chính sách công nghiệp ở Hàn Quốc tập trung vào hàng hóa cung cấp cho xuất khẩu. Và hệ thống giáo dục đã làm tốt việc cung cấp đội ngũ lao động có kĩ năng cần thiết để đáp ứng chính sách xuất khẩu của họ. 10 [...]... 0918.775.368 Thứ ba, Coi giáo dục là một dich vụ thương mại quốc tế Có rất nhiều quốc gia đã cho phép các nhà cung cấp dịch vụ từ bên ngoài vào giáo dục đào tạo đại học Như đã phân tích ở phần trên  Tóm lại, Việt Nam nên hướng chính sách thương mai: • Việt Nam cần giữ các biên pháp bảo hộ thương mại an toàn, tránh tình trạng thất nghiệp có thể do sự phá sản của các doanh nghiệp trong nước Việc mở cửa... nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, do đó tạo điều kiện để xuất khẩu giáo dục Như vậy, xu hướng phát triển của giáo dục hay phát triển nguồn nhân lực đã bám sát vào các bộ phận trong toàn câu hóa, qua ví dụ như trên Ở góc độ xa hơn, khi bàn về chính sách của chính phủ đối với phát triển nguồn nhân lực, cũng nên đặt nó trong 12 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368... thống giáo dục tương đối khép kín của Việt Nam Cơ sở của vấn đề là ở chỗ giáo dục là nguồn gốc của nguồn nhân lực, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động Kinh tế nói riêng và các hoạt động khác nói chung Khi “đặt” giáo dục vào “trung tâm” của mối quan hệ đối với các khu vực khác, giáo dục sẽ có xu hướng đảm bảo được nguồn nhân lực cho các khu vực đó và sẽ “ biến đổi” theo sự thay... người” từ bên ngoài o Khuyến khích di trú tạm thời thay vì di trú cố định o Tối đa hóa lợi nhuận từ sự di trú o Tìm kiếm sự bù đắp cho sự thiều hụt nguồn lực cho hoạt động sản xuất trong nước  Tổng kết 11 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Để tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục thành công cần đặt khu vực giáo dục vào trong vòng mối quan hệ với các khu vực khác Đó... động sản xuất hàng xuất khẩu cần phải bám sát vào việc phát triển nguồn nhân lực Vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo là thúc đẩy sự thay thế cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàm lượng chất xám trong xuất khẩu • Ban hành khung pháp luật hoàn thiện điều chỉnh dịch vụ giáo dục và các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh loại hình dịch vụ này, đặc biệt là cần hoàn thiện cả đối với doanh nghiệp... để hệ thống giáo dục có cái nhìn rõ ràng và cụ thể Đặc biệt là mối quan hệ của chính sách phát triển nguồn nhân lực và chính sách đầu tư, chính sách di trú và các chính sách còn lại Như vậy mới khuyến khích khu vực này phá vỡ cơ chế khép kín bấy lâu nay để hướng đến một hệ thống linh động và hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển của đất nước  Dạnh mục tài liệu tham khảo: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Giáo trình... được một số Việt Kiều đầu tư thành lập một trường Đại học ở Việt Nam Trường đại học này sẽ tập trung vào việc liên kết các chương trình đào tạo với các công ty đa quốc gia để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng cho các dự án đầu tư của họ trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc Trường này sẽ không những tuyển người học từ trong nước mà tuyển cả người học từ các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung... và doanh nghiệp tư nhân 3.4.4 Chính sách di trú Sự di trú làm tăng sự giàu có và lợi ích cho các quốc gia “ sending” , do đó rất nhạy cảm để giới hạn sự di trú Có nhiều lựa chọn để giải quyết vân đề, vừa để duy trì một hệ thống giáo dục tốt và giới hạn tối đa tác động tiêu cực lên nguồn nhân lực : o Giới hạn sự di trú Các quốc gia không thể giới hạn sự di trú bằng pháp luật, nhưng có thể giới hạn hoạt... trong mối quan hệ với các khu vực khác Cụ thể muốn phát triển nguồn nhân lực cần xem xét nó trong mối quan hệ với Thương mại, đầu tư và quá trình di trú Và để “ bứt phá lên” thì nó phải nằm trong tổng thể để tất cả cùng đi lên như nó Sự đi lên của bản thân “nguồn nhân lực” không thể tách bạch với sự đi lên của tổng thể các khu vực và ngược lại Để minh họa cho ý tưởng của mình, tác giả xin nêu ra một ví... chóng của các khu vực đó Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khi đặt nguồn nhân lực( đằng sau nó là hệ thống giáo dục) vào trung tâm của các tác động Chúng ta sẽ nhận thấy tầm quan trọng của việc kết hợp các chính sách Thương mại, chính sách đầu tư, chính sách di trú với chính sách phát triển nguồn nhân lực với nhau Tức là khi một khu vực muốn “bứt phá lên” cần xem xét bản thân nó trong mối quan hệ với . Tel : 0918.775.368 Định hướng cho sự phát triển dịch vụ giáo dục Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa 3.1 Gia tăng ảnh hưởng của giáo dục đối với thương. động dịch vụ giáo dục toàn câu đang mang lại lợi nhuận không lồ cho các quốc gia xuất khẩu giáo dục như Úc, Mỹ, Anh . .Việt Nam cũng đã xuất khẩu giáo dục,

Ngày đăng: 18/10/2013, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w