Sự ảnh hưởng của công tác đào tạo điều dưỡng 80 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I của điều dưỡng tại Viện Chấn thương Chỉnh hình 82 Một số yếu tố ảnh hưởng đến
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐÀO ĐỨC HẠNH
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI BỆNH CẦN CHĂM SÓC CẤP I
TẠI VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH,
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01
HÀ NỘI – 2015 HUPH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐÀO ĐỨC HẠNH
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI BỆNH CẦN CHĂM SÓC CẤP I TẠI VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH,
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01
TS Nguyễn Quốc Tuấn TS Nguyễn Quỳnh Anh
HÀ NỘI – 2015
HUPH
Trang 3Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, người thầy đầy nhiệt huyết đã hướng dẫn cho tôi
từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin và giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Anh, người giáo viên mẫu mực, tận tình với đầy nhiệt huyết đã hỗ trợ cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin và giúp tôi hoàn thành luận văn này
Lãnh đạo viện, lãnh đạo các khoa, điều dưỡng trưởng, điều dưỡng viên của Viện Chấn thương Chỉnh hình nơi tôi tiến hành nghiên cứu; Lãnh đạo và nhân viên Phòng Điều dưỡng đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hướng dẫn và tham gia vào nghiên cứu này
Người mẹ, người vợ, con gái, con trai và người thân trong gia đình tôi đã phải chịu nhiều hy sinh, vất vả, là nguồn động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập, phấn đấu
Các anh em, bạn bè thân hữu đã giúp đỡ, khuyến khích tôi trên con đường học tập và tất cả bạn đồng môn trong lớp cao học Quản lý bệnh viện khóa 6 đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong 2 năm qua
Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả các bạn đồng nghiệp trên mọi miền đất nước
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
HUPH
Trang 4MỤC LỤC
1.1.4 Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện 05 1.1.5 Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh toàn diện trong bệnh viện
1.2 Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 09
1.4.1.Giới thiệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 18
2.4.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng 20 2.4.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính 21
2.7 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 26 2.7.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 26
HUPH
Trang 52.8 Phương pháp phân tích số liệu 29
2.10 Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục 30
3.1 Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh cần chăm sóc cấp I qua
đánh giá của người bệnh
31
3.1.1 Thông tin chung của người bệnh tham gia nghiên cứu 31
3.1.2 Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng qua đánh giá của người bệnh 32 3.2 Kết quả quan sát đánh giá điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I
43
3.2.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng 43 3.2.2 Kết quả quan sát đánh giá điều dưỡng viên thực hiện kỹ thuật hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh tập luyện phục hồi chức năng
44
3.2.3 Kết quả quan sát đánh giá điều dưỡng viên thực hiện kỹ thuật thay băng 46 3.2.4 Kết quả quan sát đánh giá điều dưỡng viên thực hiện ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc
4.1 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình
63
4.1.2 Công tác chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ người bệnh ăn uống 64 4.1.3 Công tác chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh hàng ngày 66
4.1.5 Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh 68
4.1.7 Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ 70 4.1.8 Công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh 71
HUPH
Trang 64.1.9 Công tác ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I 72 4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc
cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình
73
4.2.1 Sự ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm nguồn nhân lực điều dưỡng 73 4.2.2 Sự ảnh hưởng khối lượng công việc của điều dưỡng 75 4.2.3 Sự ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm đối tượng người bệnh 76 4.2.4 Sự ảnh hưởng của qui chế khen thưởng xử phạt 77 4.2.5 Sự ảnh hưởng của công tác kiểm tra giám sát 78 4.2.6 Sự ảnh hưởng của việc phối hợp với đồng nghiệp và các cơ quan 79 4.2.7 Sự ảnh hưởng của công tác đào tạo điều dưỡng 80
Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I của điều dưỡng
tại Viện Chấn thương Chỉnh hình
82
Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp
I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình
82
Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát điều dưỡng ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc 89 Phụ lục 3: Bộ câu hỏi phát vấn dành cho người bệnh 90 Phụ lục 4: Bảng kiểm quan sát điều dưỡng thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ người
Phụ lục 9: Một số chỉ số hoạt động Viện Chấn thương Chỉnh hình tháng 4/2015 109 HUPH
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung của người bệnh tham gia vào nghiên cứu 31 Bảng 3.2: Kết quả đánh giá công tác tiếp nhận người bệnh 33 Bảng 3.3: Kết quả đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng 34 Bảng 3.4: Kết quả đánh giá công tác chăm sóc vệ sinh người bệnh 36 Bảng 3.5: Kết quả đánh giá công tác chăm sóc phục hồi chức năng 37 Bảng 3.6: Kết quả đánh giá công tác chăm sóc tâm lý tinh thần 38 Bảng 3.7: Kết quả đánh giá công tác theo dõi, đánh giá người bệnh 39 Bảng 3.8: Kết quả đánh giá công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y
lệnh
40
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe 41
Bảng 3.10: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng 43 Bảng 3.11: Kết quả quan sát đánh giá điều dưỡng viên thực hiện kỹ thuật
hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh tập luyện phục hồi chức năng
Bảng 3.15: Sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học điều dưỡng với kết quả
quan sát điều dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ phục hồi chức năng
54
Bảng 3.16: Sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học điều dưỡng với kết quả
quan sát điều dưỡng thay băng
55
Bảng 3.17 Sự ảnh hưởng của khối lượng công việc 1 điều dưỡng thực hiện tại
2 thời điểm giờ hành chính và giờ trực, ngày nghỉ tháng 4/2015
56
Bảng 3.18: Sự ảnh hưởng đặc điểm đối tượng người bệnh theo phương thức chi
trả viện phí với kết quả đánh giá của người bệnh
57
HUPH
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả đánh giá chung thực hiện 8 nội dung chăm sóc điều
dưỡng
42
Biểu đồ 3.2: Kết quả xếp loại điều dưỡng thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ người
bệnh tập luyện phục hồi chức năng
Trang 10TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Điều dưỡng viên (ĐDV) là cán bộ y tế cung cấp các dịch vụ chăm sóc trong suốt quá trình người bệnh (NB) đến khám và điều trị nên ĐDV có vai trò rất lớn trong bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ của bệnh viện (BV) NB điều trị nội trú trong BV được phân thành 3 cấp độ chăm sóc, trong đó NB cần chăm sóc cấp I
là NB nặng yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của ĐDV Nghiên cứu “Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh cần chăm sóc
cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm
2015” đã được tiến hành từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015 nhằm mô tả hoạt động
chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I của ĐDV và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc NB Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang có kết hợp phương pháp định lượng và định tính Số liệu định lượng được thu thập qua các báo cáo của Viện Chấn thương Chỉnh hình, 134 phiếu khảo sát NB cần chăm sóc cấp I nằm điều trị nội trú và 106 lần quan sát trực tiếp công việc hàng ngày của 53 ĐDV, kết hợp quan sát 53 bảng ghi chép kế hoạch chăm sóc Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 Số liệu định tính được thu thập qua
3 cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo viện, lãnh đạo khoa, lãnh đạo phòng điều dưỡng
và 3 cuộc thảo luận nhóm với điều dưỡng trưởng khoa (1 cuộc) và ĐDV (2 cuộc) Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐDV đã thực hiện tương đối tốt các công tác với 5 trong 8 nội dung chăm sóc điều dưỡng được NB đánh giá đạt yêu cầu trên 90%, tuy nhiên công tác chăm sóc vệ sinh chỉ đạt yêu cầu 75,4% và chăm sóc dinh dưỡng đạt yêu cầu 85,1% Kết quả quan sát ĐDV hỗ trợ chăm sóc phục hồi chức năng còn hạn chế với 35,9 % đạt mức khá và trung bình Thiếu ĐDV, khối lượng công việc nhiều,
tổ chức ĐDV làm việc giờ trực và ngày nghỉ mỏng ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm sóc NB Sự phối hợp giữa nhân viên y tế cũng như công tác đào tạo, kiểm tra, giám sát và qui chế khen thưởng xử phạt cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc chăm sóc NB của ĐDV Để tiếp tục cải thiện công tác chăm sóc
NB cần chăm sóc cấp I, BV và Viện Chấn thương Chỉnh hình cần: Xác định nhu cầu bổ sung nhân lực ĐDV; Tăng cường và đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát; Biên chế bộ phận kỹ thuật viên chuyên trách phục hồi chức năng tại Viện Chấn thương Chỉnh hình; Tổ chức một đội ngũ hộ lý hỗ trợ chăm sóc NB; Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng bằng nhiều hình thức
HUPH
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Quy chế Bệnh viện do Bộ Y tế ban hành năm 2001, một nhiệm vụ quan trọng của BV là điều trị NB nội trú [9] NB điều trị nội trú trong BV được phân thành 3 cấp độ chăm sóc: NB cần chăm sóc cấp I, NB cần chăm sóc cấp II và NB cần chăm sóc cấp III Trong đó, NB cần chăm sóc cấp I là NB nặng, nguy kịch, hôn
mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm
sóc toàn diện và liên tục của ĐDV [13] Chính vì vậy, việc chăm sóc NB cần chăm
sóc cấp I luôn cần được sự ưu tiên của BV về nhân lực và trình độ cán bộ y tế
Theo qui định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện: Việc chăm sóc, theo dõi NB là nhiệm vụ của BV, các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi do ĐDV, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm [13] Vì vậy, công tác chăm sóc điều dưỡng cho NB đóng vai trò quan trọng vào kết quả điều trị người bệnh Đối với NB cần chăm sóc cấp I, do có tính chất bệnh lý nặng, nguy kịch…[13] nên công tác chăm sóc điều dưỡng là vô cùng cần thiết Nếu NB được theo dõi sát, chăm sóc tốt sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, ngược lại nếu việc theo dõi NB không liên tục, chăm sóc toàn diện không tốt thì có thể xẩy ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng Trên thực tế ở các BV tại Việt Nam hiện nay, một số chỉ số nhân lực điều dưỡng và tỷ lệ điều dưỡng có trình độ đại học, cao đẳng còn thấp so với qui định [22] Công tác chăm sóc NB toàn diện còn chưa được thực hiện đầy đủ, phần lớn các công việc chăm sóc cơ bản như vệ sinh cá nhân, hỗ trợ ăn uống và vận động đi lại…là do người nhà NB đảm nhiệm [22]
Viện Chấn thương Chỉnh hình - trực thuộc BV Trung ương Quân đội 108 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 2006 trên cơ sở Khoa Chấn thương Chỉnh hình Viện có qui mô 200 giường biên chế, gồm có 04 khoa lâm sàng với tổng số
110 cán bộ nhân viên, là tuyến điều trị cuối cùng về Chấn thương Chỉnh hình trong quân đội [3] NB của Viện Chấn thương Chỉnh hình thường có bệnh lý phức tạp từ các tuyến dưới chuyển lên, nhiều bệnh lý cần yêu cầu điều trị kỹ thuật cao Số lượng người bệnh thu dung đông và số lượng NB cần chăm sóc cấp I là tương đối cao Năm 2014, Viện Chấn thương Chỉnh hình thu dung tổng số 10.012 NB, trong
HUPH
Trang 12đó có 2.023 NB cần chăm sóc cấp I chiếm tỷ lệ 20,2% [29] Việc chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình được thực hiện theo qui định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế Qua công tác kiểm tra cho thấy vẫn có tình trạng ĐDV để người nhà, người giúp việc thực hiện các kỹ thuật chăm sóc, một số
NB đã có biến chứng do công tác chăm sóc chưa đầy đủ [29] Với tính chất bệnh lý nặng cần theo dõi và chăm sóc liên tục toàn diện, đối tượng NB cần chăm sóc cấp I được BV đặc biệt quan tâm và mong muốn cấp thiết cải thiện công tác chăm sóc điều dưỡng với nhóm đối tượng này Tại BV Trung ương Quân đội 108 cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về công tác chăm sóc NB tại Viện Chấn thương Chỉnh hình như: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều năm 2007 thăm dò ý kiến của
120 NB về thực trạng công tác điều dưỡng trong chăm sóc NB tại Viện Chấn thương Chỉnh hình [19]; Nghiên cứu của Tạ Đức Chung năm 2014 đánh giá kết quả chăm sóc hậu phẫu 39 người bệnh kết xương chi trên tại khoa Chấn thương Chỉnh hình tổng hợp Viện Chấn thương Chỉnh hình [15] Các nghiên cứu này đã mô tả một số hoạt động chăm sóc điều dưỡng tại Viện Chấn thương Chỉnh hình nhưng chưa đánh giá đầy đủ 12 nhiệm vụ chăm sóc của điều dưỡng theo thông tư 07/2011/BYT Tại BV Trung ương Quân đội 108 hiện chưa có nghiên cứu về công tác chăm sóc đối tượng NB cần chăm sóc cấp I
Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh cần
chăm sóc cấp I của ĐDV Viện Chấn thương Chỉnh hình, BV Trung ương Quân đội
108 đang ở mức độ nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác chăm sóc
NB cần chăm sóc cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình?
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng công tác chăm sóc điều
dưỡng người bệnh cần chăm sóc cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 năm 2015” nhằm mô tả thực trạng công tác chăm sóc NB
cần chăm sóc cấp I và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng công tác chăm sóc NB của điều dưỡng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và an toàn của NB tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, BV Trung ương Quân đội
108
HUPH
Trang 13MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả hoạt động chăm sóc điều dưỡng người bệnh cần chăm sóc cấp I của điều dưỡng viên tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 năm 2015
2 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh cần chăm sóc cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2015
HUPH
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về công tác chăm sóc điều dưỡng
1.1.1 Khái niệm điều dưỡng
Theo quyết định số 41/2005/QĐ - BNV ngày 22 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội Vụ: “Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện,
tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế” [6]
1.1.2 Khái niệm chăm sóc điều dưỡng
Trong chương 2, tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chăm sóc NB trong các BV của Hội Điều dưỡng Việt Nam đưa ra khái niệm: “Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chuyên môn của người điều dưỡng đối với NB từ khi vào viện cho tới lúc ra viện Nội dung chính bao gồm: chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho NB Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc NB đến khám, vào viện và cho đến khi NB ra viện hoặc tử vong” [21]
1.1.3 Vai trò, chức năng của người điều dưỡng
Điều dưỡng viên có thể bao gồm nhiều vai trò khi họ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NB Công việc của họ thường thực hiện một cách đồng bộ chứ không tách biệt Hội Điều dưỡng Mỹ, hội Điều dưỡng các nước Singapore, Thái lan, Philipin đã rõ vai trò chức năng của người điều dưỡng vừa là người chăm sóc, người truyền đạt thông tin, người giáo viên, người tư vấn và người biện hộ cho NB [32]
Ba chức năng của điều dưỡng trong chăm sóc NB toàn diện tại Việt Nam là:
- Chủ động thực hiện các hoạt động chăm sóc điều dưỡng cho NB
- Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ
- Tư vấn, giáo dục sức khỏe [11]
HUPH
Trang 151.1.4 Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
Nguyên tắc chăm sóc NB trong BV theo quy định của Bộ Y tế được thể hiện trong điều 3 của thông tư 07/2011/TT-BYT, gồm 3 nguyên tắc cơ bản sau đây [13]:
- NB là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, đảm bảo hài lòng, chất lượng và an toàn
- Chăm sóc, theo dõi NB là nhiệm vụ của BV, các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi do ĐDV, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm
- Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi NB để chăm sóc phục vụ
Dựa vào những nguyên tắc đã quy định trên, các BV tiến hành lập kế hoạch,
tổ chức công tác chăm sóc NB tại đơn vị mình Đồng thời làm căn cứ để tiến hành xây đựng các tiêu chuẩn để đánh giá công tác chăm sóc NB tại BV
1.1.5 Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh toàn diện trong bệnh viện
Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác chăm sóc NB trong BV gắn liền với lịch sử phát triển nghề điều dưỡng Việt Nam và phát triển tổ chức Hội điều dưỡng Việt Nam
Trước năm 1990, người điều dưỡng có tên gọi Y tá với chức năng phụ thuộc, thực hiện y lệnh của thầy thuốc là chính Để khắc phục tình trạng này, năm 1993,
Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 526/QĐ-BYT ban hành chế độ trách nhiệm của
y tá trong việc chăm sóc NB tại BV [8] và công văn số 3722/BYT-ĐTr hướng dẫn triển khai quyết định trên [7] Hai văn bản này đã đề cập đến khái niệm “Chăm sóc người bệnh toàn diện” và quy định trách nhiệm của y tá là chăm sóc NB cả về tinh thần và thể chất chứ không chỉ tập trung vào việc thực hiện y lệnh điều trị
Năm 2003, Chỉ thị 05/2003/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu mọi cán bộ y tế đều có trách nhiệm thực hiện chăm sóc NB toàn diện, các BV phải tăng cường công tác chăm sóc NB toàn diện [10]
Năm 2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện Việc thể chế hóa các hoạt động chăm sóc
HUPH
Trang 16NB trong Thông tư 07/2011/TT-BYT đã giúp cho các BV triển khai đánh giá các hoạt động chăm sóc điều dưỡng một cách nhất quán và toàn diện hơn
1.1.6 Các qui định đối với công tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I theo Thông tư 07/2011/TT-BYT
Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm những nội dung cơ bản sau: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm sóc về tinh thần; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc phục hồi chức năng; Chăm sóc NB có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho NB; Chăm sóc NB giai đoạn hấp hối và NB tử vong; Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; Theo dõi, đánh giá NB; Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc NB
và ghi chép hồ sơ bệnh án Trong đó thông tư 07/2011/TT-BYT cũng nêu rõ những hướng dẫn cụ thể đối với công tác chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I như sau:
1.1.6.1 Phân cấp chăm sóc người bệnh
- Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy
hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên [13]
- Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên [13]
- Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của ĐDV, hộ sinh viên [13]
1.1.6.2 Chăm sóc vệ sinh cá nhân
Công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB cần chăm sóc cấp I được qui định trong Điều 6 của thông tư 07/2011/TT-BYT như sau:
1 Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải [13]
2 Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:
HUPH
Trang 17a) Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;
b) Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết [13]
1.1.6.3 Chăm sóc dinh dưỡng
Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho NB cần chăm sóc cấp I được qui định
trong Điều 7 của thông tư 07/2011/TT-BYT như sau:
1 Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh
2 Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý
3 Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc
4 Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện [13]
1.1.6.4 Theo d i, đánh giá người bệnh
Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh cần chăm sóc cấp I được qui định
trong Điều 13 của thông tư 07/2011/TT-BYT như sau:
1 Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên Khoa khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ
HUPH
Trang 184 Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên khoa
5 Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời [13]
1.1.7 Các qui định công tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Việc chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I tại BV Trung ương Quân đội 108
được thực hiện theo qui định tại: Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ y tế; Hướng dẫn chế độ chuyên môn tại các bệnh viện quân đội của Cục Quân y [17]; Tiêu chuẩn nghiệp vụ các Ngạch viên chức y tế [6] Các bước chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bác sĩ điều trị thăm khám người bệnh và phân cấp chế độ chăm
sóc (cấp I, cấp II, cấp III) tùy tình trạng người bệnh [17] Bác sĩ ghi chế độ chăm sóc và mệnh lệnh điều trị vào bệnh án
- Bước 2: Điều dưỡng trưởng nắm tình hình người bệnh qua giao ban, đi
buồng với bác sĩ và phân công điều dưỡng chăm sóc trên từng người bệnh Điều dưỡng trưởng lập kế hoạch chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I hoặc phân công cho điều dưỡng có đủ trình độ lập kế hoạch cho ĐDV thực hiện
Nội dung của kế hoạch chăm sóc bao gồm:
+ Thời gian lập kế hoạch
+ Các nội dung chăm sóc, theo dõi NB
+ Qui định thời gian hoàn thành trong khoảng thời gian nào
+ Kết quả sẽ đạt được sau khi chăm sóc
- Bước 3: ĐDV được phân công thực hiện theo dõi chăm sóc NB cần chăm
sóc cấp I theo kế hoạch chăm sóc bao gồm các nhóm công việc như sau:
+ Chăm sóc cơ bản: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm sóc hỗ trợ tâm lý, tinh thần; Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc
HUPH
Trang 19phục hồi chức năng; Theo dõi và đánh giá người bệnh; Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
+ Thực hiện y lệnh bác sĩ và phối hợp bác sĩ
+ Ghi chép thực hiện chăm sóc theo dõi diễn biến và đánh giá NB vào bảng
kế hoạch chăm sóc và hồ sơ điều dưỡng [13]
- Bước 4: Điều dưỡng trưởng kiểm tra giám sát công tác chăm sóc, có đánh
giá vào bảng kế hoạch chăm sóc
- Bước 5: Điều dưỡng viên báo cáo tình trạng bệnh với bác sĩ, tùy theo tình
trạng, nếu diễn biến tốt người bệnh được bác sĩ chuyển sang cấp chăm sóc nhẹ hơn (cấp II, cấp III) [17]
Các qui định này là cơ sở để học viên xây dựng các công cụ thu thập thông tin về công tác chăm sóc NB của ĐDV và xây dựng khung lý thuyết trong nghiên cứu này
1.2 Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu hoạt động chăm sóc của điều dưỡng nhằm đánh giá năng lực của điều dưỡng, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng chăm sóc NB Cho đến nay tại các nước trên thế giới, hoạt động đánh giá chất lượng chăm sóc được tiến hành thường xuyên Đánh giá chất lượng và kết quả của hoạt động chăm sóc một cách có
hệ thống với mục đích phát triển tiêu chuẩn cao hơn về hoạt động của điều dưỡng
và nâng cao chất lượng giáo dục chuyên môn của điều dưỡng để mọi NB có thể được hưởng sự chăm sóc tốt hơn [33]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Bích Lưu năm 2001 tiến hành trên
175 bệnh nhân ngoại khoa tại BV Banpong, tỉnh Ratchaburi, Thái Lan nhằm đánh giá chất lượng của các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng thông qua sự hài lòng của NB Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết NB hài lòng với dịch vụ chăm sóc: 59,4% NB đánh giá cao hoạt động chăm sóc và 51% NB rất hài lòng với những hoạt động chăm sóc đó Những yếu tố liên quan đến sự hài lòng của NB là đặc điểm tuổi, giới, thời gian nằm viện của NB, trình độ chuyên môn và sự cung cấp thông tin y tế, giáo dục sức khỏe của điều dưỡng NB đánh giá trình độ chuyên môn của điều dưỡng
HUPH
Trang 20cao thì hài lòng cao với dịch vụ của điều dưỡng (p<0,001) NB nhận xét điều dưỡng
có hành vi, thái độ và ứng xử tốt thì hài lòng với dịch vụ điều dưỡng cao (p<0,001)
NB được cung cấp các thông tin Y tế và giáo dục sức khỏe thì hài lòng cao hơn so với các NB khác (p<0,001) NB đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng tốt thì hài lòng hơn các NB khác (p<0,001) [34]
Một nghiên cứu được Linda H Aiken tiến hành trên 10.319 điều dưỡng tại
303 BV ở Mỹ, Canada, Anh và Scotland để đo lường sự không hài lòng, mệt mỏi với công việc và đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng Kết quả cho thấy: Tỷ lệ điều dưỡng có điểm trung bình về sự mệt mỏi với công việc trên mức bình thường thay đổi từ 34% ở Scotland đến 54% ở Mỹ Kết quả phân tích chỉ ra rằng, các vấn đề liên quan đến chất lượng chăm sóc điều dưỡng do không được hỗ trợ và sắp xếp ca kíp chưa hợp lý cao gấp 3 lần so với những điều dưỡng được hỗ trợ và sắp xếp ca kíp tốt Tác giả đã đi đến kết luận: Bố trí công việc hợp lý và hỗ trợ tốt công tác điều dưỡng liên quan chặt chẽ đến cải thiện chất lượng chăm sóc NB, làm giảm sự không hài lòng và mệt mỏi với công việc của điều dưỡng [31]
Năm 2001, một nghiên cứu được Jane Mc Cusker tiến hành trên 243 điều dưỡng từ 13 đơn vị của một bệnh viện liên kết trường đại học với 300 giường tại Quebec, Canada Kết quả nghiên cứu cho thấy những cải tiến môi trường làm việc điều dưỡng có thể cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân Một số yếu tố môi trường làm việc như: Cung cấp đủ nguồn lực điều dưỡng, khả năng quản lý điều dưỡng và quan hệ điều dưỡng với bác sĩ là những công cụ hữu ích cho việc quản lý giám sát chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện và hỗ trợ sự phát triển của chiến lược cải thiện chất lượng chăm sóc [35]
Một nghiên cứu của Li-ming You và cộng sự thực hiện trên 9.688 điều dưỡng và 5.786 NB tại 181 bệnh viện của Trung Quốc năm 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy 38% điều dưỡng Trung Quốc đã làm việc quá sức và 45% không hài lòng với nghề nghiệp của mình Tỷ số bệnh nhân trên điều dưỡng cao liên quan đến kết quả chăm sóc mức độ thấp, mỗi bệnh nhân tăng thêm trên một điều dưỡng làm tăng lên cả mức độ làm việc quá sức và mức độ không hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng với hệ số là 1,04 và tăng lên những báo cáo chất lượng chăm sóc mức
HUPH
Trang 21độ thấp, trung bình (OR = 1,05) Tỷ lệ phần trăm cao của đội ngũ điều dưỡng trình
độ cử nhân liên quan rõ ràng tới kết quả điều trị tốt hơn, với mỗi 10% sự gia tăng cử nhân điều dưỡng có sự tăng mức độ hài lòng của NB [39]
1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Công tác nghiên cứu khoa học đối với điều dưỡng cũng như nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động của điều dưỡng trước năm 2000 còn rất mới mẻ và rất ít Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay, công tác nghiên cứu khoa học về điều dưỡng đã và đang ngày càng phát triển Một số đề tài nghiên cứu về công tác điều dưỡng góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành điều dưỡng nước nhà
Năm 2006, một nghiên cứu của Phạm Thị Loan và cộng sự được tiến hành trên 213 NB nằm điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng BV C - Thái Nguyên Nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá công tác chăm sóc NB của điều dưỡng cho thấy 97,2% NB đánh giá được điều dưỡng thông báo và hướng dẫn sử dụng thuốc;
Tỷ lệ điều dưỡng giải thích động viên NB khi thực hiện tiêm truyền và thủ thuật cũng được NB đánh giá khá cao đạt 87,3%; 86,9% NB đánh giá được điều dưỡng hướng dẫn về chế độ ăn uống và 78% NB đánh giá được đón tiếp chu đáo khi vào viện, tuy nhiên điều đáng quan tâm là vẫn còn 0,94% điều dưỡng được đánh giá thờ
ơ, lạnh lùng với NB [24]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Thị Thanh Điều (năm 2007) qua thăm dò ý kiến đánh giá của 120 NB về thực trạng công tác điều dưỡng trong chăm sóc NB tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình quân đội, BV Trung ương Quân đội 108 cho kết quả như sau: Chăm sóc cơ bản như lấy mạch, nhiệt độ, đo huyết áp được đánh giá ở mức độ cao là 95,8%; 94,1% NB đánh giá được điều dưỡng đón tiếp nhanh chóng, hướng dẫn nội quy và xếp giường ngay; Công tác chuẩn bị cho NB trước mổ đạt 97,5%; NB được tư vấn về chế độ ăn đạt 87%; 95% NB được ĐDV động viên, giải thích khi thực hiện chăm sóc và y lệnh; 90,8% là tỷ lệ điều dưỡng hướng dẫn giải thích cho NB trước khi làm xét nghiệm cận lâm sàng; Hướng dẫn
NB tự chăm sóc, phòng bệnh đạt 77,5% và 78% là tỷ lệ điều dưỡng hướng dẫn NB cách luyện tập phục hồi chức năng sớm phòng biến chứng [19]
HUPH
Trang 22Một nghiên cứu khác của Đào Thị Thanh Bình và Hoàng Khánh Toàn (năm 2008) tiến hành đánh giá công tác chăm sóc NB của điều dưỡng qua thăm dò ý kiến
302 NB tại khoa Đông y, BV Trung ương Quân đội 108 cho thấy NB được tiếp đón nhanh chóng đạt 90,4%; NB được hướng dẫn về chế độ ăn uống đạt 84,4%; Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tốt đạt 85,8% Đặc biệt, 100% NB đánh giá tốt về việc được điều dưỡng đo mạch, nhiệt độ đều đặn hàng ngày và được điều dưỡng hướng dẫn, đưa đi làm xét nghiệm [5]
Năm 2010, một nghiên cứu được Nguyễn Thị Hồng Minh tiến hành trên 201 điều dưỡng làm việc ở khoa Ngoại, khoa Nội tại hai BV hạng I – Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu có thiết kế mô tả cắt ngang được thực hiện bằng cách sử dụng bảng câu hỏi gồm 145 công việc điều dưỡng của để đánh giá tình hình thực tế về công việc của điều dưỡng Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tần số công việc được thực hiện nhiều lần trong ngày là đo huyết áp, đếm mạch và thực hiện y lệnh thuốc; Thời gian điều dưỡng thực hiện công việc hành chính liên quan đến giấy tờ rất nhiều; Công việc ít được thực hiện là tư vấn, giáo dục NB và cho NB ăn qua ống thông dạ dày; điều dưỡng khoa Nội thực hiện vệ sinh cho NB nhiều hơn điều dưỡng khoa Ngoại (với
p<0,05) [36]
Một nghiên cứu năm 2011 với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính của Bùi Thị Bích Ngà đã tiến hành đánh giá thực trạng công tác chăm sóc NB của điều dưỡng qua nhận xét của 266 NB đang điều trị nội trú tại BV Y học cổ truyền trung ương Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ĐDV làm tốt các chức năng cơ bản như: Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện
y lệnh của bác sĩ đạt 84,2%; Theo dõi, đánh giá NB đạt 80,5%; Tiếp đón NB đạt 78,9%; Công tác chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tinh thần NB đạt 66,2%; Chăm sóc hỗ trợ
NB nặng làm vệ sinh các nhân hàng ngày chủ yếu do người nhà thực hiện (86,3%); Chăm sóc hỗ trợ dinh dưỡng ăn uống đạt 55,6% và công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB chỉ đạt 49,6% Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa có phần quan sát đánh giá ĐDV thực hiện công việc chăm sóc từ phía cán bộ y tế mà chủ yếu dựa vào ý kiến đánh giá từ phía NB, đối tượng này không có chuyên môn về y tế nên sự đánh giá cũng ở mức độ nhất định [26]
HUPH
Trang 23Nghiên cứu năm 2012 với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính của Dương Thị Bình Minh trên 216 NB, 84 ĐDV và 19 cán bộ y tế tại BV Hữu Nghị cho thấy ĐDV đã thực hiện tương đối tốt các công tác với 4 trong 5 nội dung chăm sóc NB được đánh giá đều đạt trên 90% Tuy nhiên, công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe chỉ đạt 66,2%, vẫn còn 8,1% người chăm sóc NB thực hiện cho NB ăn qua sonde, còn có tới 46,2% người chăm sóc NB thực hiện việc vệ sinh cá nhân cho NB Thiếu ĐDV, quá tải công việc của điều dưỡng ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm sóc NB
Sự phối hợp giữa bác sỹ và điều dưỡng, giữa điều dưỡng với nhau, giữa khoa với một số phòng chức năng cũng như công tác kiểm tra, giám sát cũng ảnh hưởng đáng
kể đến việc chăm sóc NB của điều dưỡng [25]
Nghiên cứu gần đây (năm 2013) của Phùng Thị Phương tại BV Quân y 354 trên 216 NB và 69 ĐDV trực tiếp chăm sóc NB cho kết quả 97,2% NB đánh giá được ĐDV đón tiếp tốt, theo dõi và đánh giá người bệnh tốt đạt 96,3% Tuy nhiên công tác chăm sóc hỗ trợ tâm lý, tinh thần tỷ lệ đạt yêu cầu chưa cao (86,6%), NB được tư vấn giáo dục sức khỏe đạt còn thấp 48,15% Nghiên cứu cho thấy không có
sự khác biệt giữa kết quả nội dung thực hiện công việc của ĐDV trong và ngoài giờ hành chính, trình độ chuyên môn điều dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăm sóc của ĐDV, đặc biệt là trong theo dõi, đánh giá tiên lượng bệnh và tư vấn sức khỏe cho NB [27] Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh và Phùng Thị Phương ngoài sự đánh giá công tác chăm sóc từ phía NB còn tiến hành quan sát trực tiếp ĐDV thực hiện kỹ thuật chăm sóc Như vậy so với nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà thì 2 nghiên cứu này đã có sự đánh giá toàn diện hơn về công tác chăm sóc NB
Một nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính của Chu Thị Hải Yến đã được thực hiện trên 281 NB, 30 ĐDV tại Khoa Hồi sức cấp cứu BV Nông nghiệp năm 2013 Với tính chất NB của khoa Hồi sức Cấp cứu phần lớn là bệnh cấp cứu cần sự chăm sóc và theo dõi liên tục của ĐDV thì yêu cầu chăm sóc cũng có những đặc điểm tương đồng với NB cần chăm sóc cấp I Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐDV đã thực hiện tương đối tốt các
HUPH
Trang 24công tác với 4 trong 5 nội dung chăm sóc NB được NB đánh giá đều đạt trên 90% Tuy nhiên, công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe được ĐDV đánh giá mức thấp nhất chỉ đạt là 83,3% Kết quả quan sát điều dưỡng cho thấy: ĐDV thực hiện các công tác chăm sóc cơ bản đạt yêu cầu 96,6%, công tác chăm sóc hỗ trợ phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ đạt yêu cầu 88% Nghiên cứu này ngoài ý kiến từ phía
NB còn có sự tự đánh giá công tác chăm sóc từ chính đội ngũ điều dưỡng [30]
Các nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà, Dương Thị Bình Minh, Phùng Thị Phương và Chu Thị Hải Yến chủ yếu đánh giá các hoạt động chăm sóc của đội ngũ điều dưỡng mà chưa đánh giá sâu về ghi chép hồ sơ điều dưỡng Một nghiên cứu đánh giá thực trạng ghi chép hồ sơ điều dưỡng đã được Phan Cảnh Chương và cộng
sự tiến hành năm 2012 tại Bệnh viện Trung ương Huế bằng thiết kế mô tả cắt
ngang, kết hợp hồi cứu trên 84 nhân viên y tế và 60 hồ sơ bệnh án Nghiên cứu cho thấy điều dưỡng ghi chép phiếu chăm sóc diễn biến chưa kịp thời và chưa đầy đủ chiếm 22%, chưa liên tục chiếm 12%, lượng giá hoạt động chăm sóc chưa phù hợp chiếm 30% [16]
Năm 2014, Tạ Đức Chung đã tiến hành nghiên cứu tiến cứu đánh giá kết quả chăm sóc hậu phẫu 39 bệnh nhân kết xương chi trên tại khoa Chấn thương chỉnh hình tổng hợp, Viện Chấn thương Chỉnh hình, BV Trung ương quân đội 108 Kết quả theo dõi cho thấy 92,31% NB có phù nhẹ đến vừa, một trường hợp rối loạn dinh dưỡng sau mổ ngày thứ nhất, có 69,3% NB được tư vấn về các biến chứng khi
ra viện, công tác phục hồi chức năng sau phẫu thuật thường do NB tự làm nên hiệu quả chưa cao [15]
Một nghiên cứu tiến cứu khác của Nguyễn Thị Thanh Điều năm 2014 đánh giá kết quả chăm sóc phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần trên 45 NB cao tuổi tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, BV Trung ương quân đội
108 cho thấy: 1 NB có biến chứng trật khớp, 4 NB có biến chứng chảy máu nhiều sau mổ được phát hiện kịp thời; 100% NB được hướng dẫn luyện tập sau mổ, 92,8% kết quả phục hồi chức năng đạt loại tốt và rất tốt; Việc theo dõi NB chặt chẽ, hướng dẫn NB luyện tập đúng qui trình, mối quan hệ hiệp đồng giữa điều dưỡng và bác sĩ đóng vai trò quan trọng đối với kết quả điều trị [18]
HUPH
Trang 25Từ các nghiên cứu trên tại Việt Nam cho thấy, công tác chăm sóc NB toàn diện đã được triển khai thực hiện đồng bộ tại nhiều BV trong cả nước Tuy nhiên một số hoạt động chăm sóc NB của điều dưỡng còn hạn chế như tư vấn giáo dục sức khỏe, hướng dẫn NB tự chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý tinh thần, chăm sóc ăn uống
và vệ sinh, ghi chép hồ sơ điều dưỡng Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố liên quan đến sự hài lòng về công việc của điều dưỡng như trình độ chuyên môn, thiếu nhân lực, cơ hội học tập, áp lực tâm lý, khối lượng công việc và các mối quan hệ với đồng nghiệp Các nghiên cứu tập trung nhiều vào đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh dựa trên thăm dò ý kiến người bệnh Các nghiên cứu quan sát và đánh giá công tác chăm sóc điều dưỡng thường phân theo theo hai mức
là “làm đúng” và “làm chưa đúng”, chưa phân loại cụ thể mức độ thực hiện và phân tích các bước của qui trình kỹ thuật Cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu kết hợp đánh giá toàn diện hoạt động chăm sóc người bệnh và ghi chép phiếu chăm sóc điều dưỡng
Nghiên cứu đánh giá hoạt động chăm sóc điều dưỡng NB cần chăm sóc cấp I một cách toàn diện tại Viện Chấn thương Chỉnh hình nhằm tìm hiểu thực trạng là rất cần thiết và học viên kỳ vọng là sẽ đề xuất được những giải pháp toàn diện, đầy
đủ và đồng bộ hơn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc tại BV
1.3 Khung lý thuyết
Dựa trên tổng quan các tài liệu, học viên xây dựng khung lý thuyết có tham khảo khung lý thuyết trong luận văn của Dương Thị Bình Minh [25] Để phù hợp với nghiên cứu được thực hiện đối với NB cần chăm sóc cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, BV Trung ương quân đội 108, học viên đã chỉnh sửa một số nội dung
so với khung lý thuyết của Dương Thị Bình Minh như sau: bổ sung thêm qui chế khen thưởng xử phạt trong phần các yếu tố ảnh hưởng; bổ sung thêm công tác ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc trong phần các hoạt động chăm sóc
Trung tâm của khung lý thuyết là “Công tác chăm sóc NB cần chăm sóc cấp
I của ĐDV” Các hoạt động chăm sóc dựa trên 12 nhiệm vụ trong thông tư 07/2011/BYT có thể chia làm 3 nhóm công việc chính: Chăm sóc cơ bản NB; Thực hiện y lệnh và phối hợp bác sĩ; Ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc
HUPH
Trang 26Kết quả các hoạt động là kết quả chăm sóc, an toàn người bệnh, sự hài lòng
của NB Do nguồn lực có hạn, trong khung lý thuyết này học viên chưa tiến hành
nghiên cứu nội dung “Kết quả chăm sóc, sự hài lòng và an toàn người bệnh”
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc là: Đặc điểm nguồn nhân lực điều dưỡng; Khối lượng công việc của điều dưỡng; Đặc điểm của người bệnh; Qui chế khen thưởng xử phạt; Công tác kiểm tra giám sát; Sự phối hợp của đồng nghiệp
và các cơ quan bảo đảm; Công tác đào tạo điều dưỡng
HUPH
Trang 27KHUNG LÝ THUYẾT
Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết
KẾT QUẢ CHĂM SÓC,
SỰ HÀI LÒNG,
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ĐIỀU
DƯỠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẦN CHĂM SÓC CẤP I
Chăm sóc cơ bản NB
- Tiếp nhận người bệnh
- Tư vấn, giáo dục sức khỏe
- Chăm sóc hỗ trợ tâm
lý, tinh thần
- Chăm sóc hỗ trợ dinh dưỡng
- Chăm sóc hỗ trợ vệ sinh cá nhân
- Chăm sóc hỗ trợ phục hồi chức năng
- Theo dõi và đánh giá người bệnh
Thực hiện y lệnh
và phối hợp bác sĩ
-Thực hiện y lệnh thuốc, thay băng…
- Thực hiện y lệnh xét nghiệm
- Phối hợp với bác sỹ
và đồng nghiệp Qui chế khen
-Nhận định, chẩn đoán điều dưỡng
Trang 281.4 Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu: Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
1.4.1 Giới thiệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối của ngành Quân y và
là một trong bốn bệnh viện hạng đặc biệt của Việt Nam
- Bệnh viện có 4 viện, 3 trung tâm, có 51 khoa lâm sàng và cận lâm sàng
- Đội ngũ cán bộ nhân viên: 4 giáo sư, 32 phó giáo sư, 130 tiến sĩ, 102 thạc
sĩ, 42 bác sĩ chuyên khoa cấp 1, hơn 700 điều dưỡng (trong đó 200 người có trình
độ đại học, cao đẳng) [3]
1.4.2 Giới thiệu Viện Chấn thương Chỉnh hình: là một Viện trực thuộc BV
Trung ương Quân đội 108 [4]
1.4.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
- Khám chữa bệnh: Là tuyến điều trị cuối cùng về Chấn thương Chỉnh hình trong toàn quân Viện có khả năng cấp cứu, điều trị hầu hết các loại chấn thương, vết thương cũng như các loại bệnh lý thuộc cơ quan vận động
- Nghiên cứu khoa học: Viện Chấn thương Chỉnh hình đã nghiên cứu, chủ trì
và hoàn thành nhiều đề tài trong nước như: Đề tài cấp Bộ Quốc phòng, luận án tiến
sỹ, luận văn cao học, luận văn bác sỹ chuyên khoa II
- Đào tạo huấn luyện: Từ năm 1996, Viện Chấn thương Chỉnh hình được giao nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học và là một cơ sở đáng tin cậy và có chất lượng cao trong huấn luyện và đào tạo sau đại học
- Hợp tác quốc tế: Viện Chấn thương Chỉnh hình có quan hệ, hợp tác chuyên môn chặt chẽ với một số tổ chức y tế và đồng nghiệp nước ngoài [4]
1.4.2.2 Tổ chức biên chế
- Tổ chức: Viện Chấn thương Chỉnh hình gồm có 4 khoa: Khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng hợp (B1-A), Khoa Phẫu thuật Chi trên và Vi phẫu thuật (B1-B), Khoa Phẫu thuật khớp (B1-C), Khoa Chỉnh hình Cột sống (B1-D)
- Số giường biên chế: 200 giường
- Tổng số cán bộ nhân viên 110 người, tổng số điều dưỡng là 67 [4]
HUPH
Trang 29Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu định lượng
2.1.1.1 Số liệu thứ cấp
- Báo cáo nhân lực điều dưỡng của Viện Chấn thương Chỉnh hình
- Báo cáo công tác chuyên môn của Viện Chấn thương Chỉnh hình
- Báo cáo công tác điều dưỡng của Viện Chấn thương Chỉnh hình
- Báo cáo kết quả kiểm tra công tác điều dưỡng của Viện Chấn thương Chỉnh hình
- Sổ ghi chép họp Hội đồng thương bệnh binh của Viện Chấn thương Chỉnh hình
- Bảng kế hoạch chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I
2.1.1.3 Điều dưỡng viên
- Tiêu chuẩn: ĐDV trực tiếp làm công tác chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I tại Viện Chấn thương Chỉnh hình vào thời điểm nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ: Các ĐDV không trực tiếp làm công tác chăm sóc NB
cần chăm sóc cấp I, không có mặt tại BV trong thời điểm nghiên cứu
2.1.2 Nghiên cứu định tính
Lãnh đạo Viện Chấn thương Chỉnh hình; Lãnh đạo khoa của Viện Chấn thương Chỉnh hình; Lãnh đạo phòng điều dưỡng; Điều dưỡng trưởng của Viện Chấn thương Chỉnh hình và Điều dưỡng trưởng khoa của Viện Chấn thương Chỉnh hình; Điều dưỡng viên của Viện Chấn thương Chỉnh hình
HUPH
Trang 30- Tiêu chuẩn: Lãnh đạo viện, lãnh đạo khoa, điều dưỡng trưởng, điều dưỡng viên đang làm việc tại Viện Chấn thương Chỉnh hình trong thời điểm nghiên cứu Lãnh đạo phòng điều dưỡng đang làm việc tại BV trong thời điểm nghiên cứu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2015
- Địa điểm nghiên cứu: Tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, BV Trung ương Quân đội 108
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng
- Bảng kế hoạch chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I:
+ Cỡ mẫu: Do nguồn lực và thời gian hạn chế, học viên chọn ngẫu nhiên 53 bảng kế hoạch chăm sóc trong số 160 bảng kế hoạch chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I được ĐDV thực hiện tháng 4 năm 2015
+ Chọn mẫu: Chọn bảng kế hoạch chăm sóc theo phương pháp ngẫu nhiên đơn Tính hệ số k = 160/53 (lấy k = 3) Chọn lần lượt theo hệ số k theo trình tự người bệnh trong danh sách NB cần chăm sóc cấp I điều trị từ ngày 1/4/2015 đến ngày 30/4/2015 cho đến khi đủ 53 bảng kế hoạch chăm sóc
HUPH
Trang 312.4.1.3 Quan sát trực tiếp điều dưỡng viên
- Chọn tất cả ĐDV trực tiếp làm công tác chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I tại 4 khoa: Trong tổng số 62 ĐDV của Viện Chấn thương Chỉnh hình, tại thời điểm nghiên cứu có 8 ĐDV không trực tiếp chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I, 1 ĐDV đang nghỉ thai sản, số ĐDV trực tiếp tham gia chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I
được quan sát là 53/62 ĐDV
2.4.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính
2.4.2.1 Phỏng vấn sâu: Tổ chức 03 cuộc phỏng vấn sâu
- Phỏng vấn sâu 1 - lãnh đạo viện: Chọn chủ đích 1 lãnh đạo Viện Chấn thương Chỉnh hình
- Phỏng vấn sâu 2 - lãnh đạo khoa: Chọn chủ đích 1 lãnh đạo khoa trong Viện Chấn thương Chỉnh hình
- Phỏng vấn sâu 3 - lãnh đạo phòng điều dưỡng: Chọn chủ đích 1 lãnh đạo phòng điều dưỡng BV
2.4.2.2 Thảo luận nhóm: Tổ chức 03 cuộc thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm 1 - ĐDV: 08 ĐDV của 04 khoa Viện Chấn thương Chỉnh hình, chọn mỗi khoa 02 ĐDV có thâm niên bằng hoặc dưới 5 năm công tác
HUPH
Trang 32- Thảo luận nhóm 2 - ĐDV: 08 ĐDV của 04 khoa Viện Chấn thương Chỉnh hình, chọn mỗi khoa 2 ĐDV có thâm niên trên 5 năm công tác
- Thảo luận nhóm 3 - điều dưỡng trưởng: 05 điều dưỡng trưởng gồm có 04 điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng và 01 điều dưỡng trưởng của Viện Chấn thương Chỉnh hình
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Thu thập số liệu định lượng
2.5.1.1 Số liệu thứ cấp
- Bộ công cụ thu thập số liệu về nhân lực, kết quả hoạt động chăm sóc điều dưỡng (Phụ lục 1) là bảng tổng hợp số liệu dựa trên các báo cáo nhân lực, báo cáo chuyên môn, báo cáo kiểm tra công tác điều dưỡng, sổ họp Hội đồng thương bệnh binh các khoa Viện Chấn thương Chỉnh hình tháng 1, 2, 3, 4 năm 2015 Nguồn số liệu này do học viên trực tiếp thu thập
- Bộ công cụ thu thập số liệu quan sát ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I (Phụ lục 2): Điều tra viên sử dụng bảng kiểm quan sát ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I Bảng kiểm này được xây dựng dựa trên bảng chấm điểm kiểm tra kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng của BV Trung ương Quân đội 108 năm 2014 với các nội dung theo qui định ghi chép hồ sơ điều dưỡng tại thông tư 07/2011/BYT Bảng kiểm có điểm chuẩn là 10 điểm, được chấm trên 10 nội dung, mỗi nội dung được tính là 1 điểm Bảng kiểm này đã được tiến hành điều tra thử nghiệm trên 5 bảng kế hoạch chăm sóc và chỉnh sửa trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức Nội dung chỉnh sửa sau thử nghiệm là từ quan sát đánh giá riêng cho 1 điều dưỡng điều chỉnh thành quan sát cho một nhóm điều dưỡng chăm sóc, lý do điều chỉnh vì một bảng kế hoạch chăm sóc do một nhóm điều dưỡng cùng kết hợp thực hiện nên không đủ thông tin đánh giá riêng cho từng ĐDV
2.5.1.2 Thu thập thông tin về thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I của điều dưỡng tại Viện Chấn thương Chỉnh hình
- Phát vấn NB cần chăm sóc cấp I:
HUPH
Trang 33+ Bộ công cụ thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi phát vấn NB cần chăm sóc cấp I được xây dựng dựa trên 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc NB theo quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế Bộ câu hỏi gồm 2 phần: thông tin chung của NB và các nội dung của hoạt động chăm sóc điều dưỡng (Công tác tiếp nhận NB, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc tâm lý tinh thần, theo dõi đánh giá NB, thực hiện y lệnh, chăm sóc phục hồi chức năng và tư vấn giáo dục sức khỏe) - (Phụ lục 3) Bộ câu hỏi này tham khảo từ bộ câu hỏi của Dương Thị Bình Minh [25] nhưng có chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động chăm sóc tại BV Trung ương Quân đội 108 Những nội dung đã chỉnh sửa là:
Phần chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc hỗ trợ vệ sinh, hỗ trợ điều trị và phối hợp bác sĩ: Chỉnh sửa các câu hỏi cho phù hợp đặc điểm NB cần chăm sóc cấp I
Bổ sung thêm các câu hỏi về chăm sóc phục hồi chức năng
Thay đổi rút bớt câu hỏi phần tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh khi
ra viện vì NB đang nằm điều trị chưa được tư vấn giáo dục sức khỏe khi ra viện
+ Bộ câu hỏi đã được điều tra thử nghiệm trên 5 NB và có chỉnh sửa sau khi thử nghiệm Nội dung chỉnh sửa sau thử nghiệm là rút ngắn gọn câu hỏi phần Hỗ trợ điều trị và phối hợp bác sĩ, Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh khi ra viện
+ Học viên trực tiếp thu thập và có sự hỗ trợ thu thập một phần thông qua các điều tra viên Điều tra viên là 04 điều dưỡng trưởng khoa có trình độ đại học đã từng tham gia nghiên cứu, có kiến thức và kỹ năng điều tra và đã được tập huấn về thực hành phát vấn NB cần chăm sóc cấp 1, học viên đảm nhiệm vai trò giám sát viên
+ Số liệu được thu thập theo phương pháp phát vấn: NB cần chăm sóc cấp I (đã được chuyển sang cấp chăm sóc nhẹ hơn: cấp II, cấp III) từ 2 ngày trở lên, ở trạng thái tỉnh táo, có thể đọc và viết được mời tham gia phát vấn bằng cách điền vào bộ câu hỏi tự điền tại giường bệnh vào thời điểm cuối buổi sáng (từ 10h30’ đến 11h30’) hoặc cuối buổi chiều (từ 15h30’ đến 16h30’) sau khi ĐDV đã hoàn thành chăm sóc với NB Điều tra viên thông báo mục đích của nghiên cứu và hướng dẫn
HUPH
Trang 34cách trả lời phiếu khảo sát theo quy định, phát phiếu để NB tự điền phiếu và nhắc nhở người tham gia nghiên cứu không trao đổi thông tin trong quá trình điền phiếu
+ Điều tra viên thu phiếu điều tra sau khi đối tượng nghiên cứu điền xong, kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi nộp lại cho giám sát viên
- Quan sát trực tiếp công việc chăm sóc của điều dưỡng: Do thời gian và
nguồn lực có hạn, học viên lựa chọn 2 kỹ thuật đặc trưng với ĐDV của Viện Chấn thương Chỉnh hình là: Kỹ thuật “Hướng dẫn, hỗ trợ NB phục hồi chức năng” đại
diện cho nhóm chăm sóc cơ bản và “Kỹ thuật thay băng” đại diện cho nhóm phối
hợp thực hiện y lệnh bác sĩ
+ Bộ công cụ thu thập số liệu:
Học viên sử dụng bảng kiểm quan sát ĐDV thực hiện “Kỹ thuật hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh tập luyện phục hồi chức năng” (Phụ lục 4) và “Kỹ thuật thay băng” (Phụ lục 5) Hai bảng kiểm này dựa trên bảng chấm điểm kiểm tra kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng của BV Trung ương Quân đội 108 năm 2014
Bảng kiểm có điểm chuẩn là 10 điểm, được chấm trên 3 khâu: khâu chuẩn
bị, khâu tiến hành, khâu thu dọn Mỗi mục trong khâu chuẩn bị và khâu thu dọn được tính là 0,5 điểm, mỗi mục trong khâu tiến hành được tính từ 1 - 2 điểm (trong
đó những mục quan trọng được tính 2 điểm)
Hai bảng kiểm này đã được tiến hành điều tra thử nghiệm trên 5 ĐDV và chỉnh sửa trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức Nội dung chỉnh sửa sau thử nghiệm là viết lại thông tin từ 2 trang dồn về 1 trang cho điều tra viên dễ quan sát
+ 04 điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng có trình độ đại học, đã từng tham gia nghiên cứu khoa học, là những người có kinh nghiệm trong giám sát đã được tập huấn thống nhất về phương pháp thu thập thông tin theo bảng kiểm được xây dựng sẵn
Thực hiện quan sát tại các khoa Viện Chấn thương Chỉnh hình, thời gian quan sát trong khoảng từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút hoặc từ 14 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút (là thời điểm mà điều dưỡng thực hiện đầy đủ các công việc
HUPH
Trang 35chăm sóc) vào các ngày làm việc, không thực hiện quan sát vào thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ Điều tra viên đi theo cặp đôi đến các buồng bệnh tiến hành quan sát trong lúc ĐDV đang làm việc bình thường và ĐDV không được biết mình được quan sát thực hiện kỹ thuật nào Điều tra viên tiến hành quan sát liên tục từng khoa cho đến khi tất cả ĐDV tại khoa đã được quan sát đầy đủ nội dung theo yêu cầu Mỗi ĐDV được quan sát thực hiện 01 lần thực hiện “Kỹ thuật thay băng” và 01 lần thực hiện “Kỹ thuật hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh tập luyện phục hồi chức năng” trong thời gian quan sát
2.5.2.Thu thập số liệu định tính
2.5.2.1 Phỏng vấn sâu:
- Bộ công cụ thu thập số liệu: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo Viện Chấn thương Chỉnh hình, lãnh đạo khoa, lãnh đạo phòng điều dưỡng (Phụ lục 6) Phiếu hướng dẫn này có tham khảo phiếu hướng dẫn của Dương Thị Bình Minh [25] nhưng có chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động chăm sóc tại BV Trung ương Quân đội 108 Nội dung thay đổi so với phiếu hướng dẫn của Dương Thị Bình Minh là bổ sung phần đánh giá ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc và bổ sung qui chế khen thưởng xử phạt trong phần các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
chăm sóc
- Học viên đã đặt lịch hẹn người được phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn lãnh đạo Viện Chấn thương Chỉnh hình, lãnh đạo khoa, lãnh đạo phòng Điều dưỡng Các cuộc phỏng vấn này đã được thực hiện vào thời gian thích hợp theo lịch hẹn tại phòng làm việc của người được phỏng vấn và có tiến hành ghi âm Nguồn số liệu này do học viên trực tiếp phỏng vấn, ghi biên bản phỏng vấn và gỡ băng
2.5.2.2 Thảo luận nhóm
- Bộ công cụ thu thập số liệu: Phiếu hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 7) Phiếu hướng dẫn này có tham khảo phiếu hướng dẫn thảo luận nhóm của Dương Thị Bình Minh [25] nhưng có chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động chăm sóc tại
BV Trung ương Quân đội 108 Nội dung thay đổi so với phiếu hướng dẫn của Dương Thị Bình Minh là bổ sung phần đánh giá ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc
HUPH
Trang 36và bổ sung qui chế khen thưởng xử phạt trong phần các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc
- Thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện với các đối tượng điều dưỡng trưởng và ĐDV Các cuộc thảo luận nhóm này đã được tổ chức tại phòng giao ban của Viện Chấn thương Chỉnh hình Mỗi cuộc thảo luận nhóm có một người chủ trì, một thư ký để ghi chép lại diễn biến của cuộc thảo luận và ghi âm cuộc thảo luận
2.5.3 Trình tự tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng được thực hiện trước trong thời gian từ 15/3/2015 đến 30/4/2015 Sau khi có kết quả tổng hợp số liệu định lượng, học viên tiến hành nghiên cứu định tính trong thời gian từ 3/5/2015 đến 15/5/2015 để giải thích nguyên nhân cho kết quả nghiên cứu định lượng và bổ sung thông tin cho mục tiêu số 2 (tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc điều dưỡng)
2.6 Các biến số nghiên cứu
Các biến số về công tác chăm sóc NB của điều dưỡng được xây dựng dựa trên 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc NB được quy định tại chương II Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc NB trong BV kết hợp với “Hướng dẫn qui trình chăm sóc người bệnh – Tập II” của Bộ
Y tế và tài liệu “Hướng dẫn qui trình chăm sóc người bệnh theo chuyên khoa” của
BV Trung ương quân đội 108
Bảng các biến số nghiên cứu (Phụ lục 8) có 50 biến số bao gồm:
- Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu là người bệnh: 6 biến số
- Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng: 4 biến số
2.7 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
2.7.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
2.7.1.1 Qui trình điều dưỡng
HUPH
Trang 37- Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng [20]
- Nhận định điều dưỡng là một quá trình tập hợp các dữ kiện và nhận biết các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của NB [20]
- Chẩn đoán điều dưỡng là nêu lên vấn đề hiện tại hay tiềm tàng về sức khỏe của người bệnh yêu cầu sự có can thiệp của điều dưỡng để giải quyết cùng với nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó [20]
- Lập kế hoạch chăm sóc là đưa ra các quyết định về cách tổ chức để thực hiện giải quyết vấn đề đã được xác định trong nhận định và chẩn đoán [20]
- Thực hiện kế hoạch chăm sóc là thực hành để hoàn thành các mục tiêu đã
đề ra Người điều dưỡng chủ động trong thực hành chăm sóc đồng thời phải thực hiện các y lệnh điều trị [20]
- Đánh giá kết quả chăm sóc là hoạt động kiểm tra lại kế hoạch đã lập ra? Bệnh nhân có được chăm sóc tốt không? Đạt được những mục tiêu nào? Ở mức độ nào? [20]
2.7.1.2 Quyết định lên, xuống cấp độ chăm sóc NB:
Quyết định lên xuống cấp chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ điều trị và phải được ghi rõ trong hồ sơ bệnh án để điều đưỡng, hộ lý thực hiện [17]
2.7.2 Tiêu chuẩn đánh giá
2.7.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá các nội dung chăm sóc người bệnh từ phía người bệnh cần chăm sóc cấp I:
- Mỗi câu hỏi có 03 mức độ đánh giá được xếp theo thứ tự 1, 2, 3:
Trang 38- Mục A: Tiếp nhận NB gồm có 03 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 03 câu (A1, A2, A3) đều được đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ một câu mức độ 2 hoặc mức độ
3 tính “Không đạt”
- Mục B: Chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ NB ăn uống, gồm 03 câu hỏi, được tính
“Đạt” khi cả 03 câu (B1, B2, B3) đều được đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ một câu
mức độ 2 hoặc mức độ 3 tính “Không đạt”
- Mục C: Công tác chăm sóc, hỗ trợ NB vệ sinh hàng ngày, gồm 03 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 03 câu (C1, C2, C3) đều được đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ một
câu mức độ 2 hoặc mức độ 3 tính “Không đạt”
- Mục D: Chăm sóc phục hồi chức năng: gồm 02 câu hỏi, được tính “Đạt” khi
cả 02 câu (D1, D2) đều được đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ một câu mức độ 2 hoặc mức
độ 3 tính “Không đạt”
- Mục E: Chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB, gồm 3 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 3 câu (từ E1 đến E3) đều được đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ một
câu mức độ 2 hoặc mức độ 3 tính “Không đạt”
- Mục F: Theo dõi đánh giá NB, gồm 03 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 3 câu
(F1,F2, F3) đều được đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ một câu mức độ 2 hoặc mức độ 3
tính “Không đạt”
- Mục G: Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ, gồm 4 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 4 câu (từ G1 đến G4) đều được đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ một câu trong 04 câu mức độ 2 hoặc mức độ 3 tính “Không đạt”
- Mục H: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB, gồm 3 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 3 câu (từ H1 đến H3) được NB đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ 01 câu được NB đánh giá đạt mức độ 2 hoặc mức độ 3 tính “Không đạt”
2.7.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá điều dưỡng thực hiện công việc (Kỹ thuật thay băng;
Kỹ thuật hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh tập luyện phục hồi chức năng; Ghi chép bảng kế hoạch chăm sóc)
- Cách chấm điểm: Quan sát đánh giá chấm điểm từng mục theo các mức độ:
+ Thực hiện đúng, đủ (chấm đạt 100% số điểm chuẩn);
+ Thực hiện nhưng chưa đúng, đủ (chấm đạt 50% số điểm chuẩn);
HUPH
Trang 39+ Không thực hiện (chấm đạt 0 điểm)
- Cách xếp loại cho mỗi kết quả quan sát:
+ Tổng điểm đạt từ trên 8,5 đ đến 10 đ: Loại giỏi
+ Tổng điểm đạt từ trên 7 đ đến 8,5 đ: Loại khá
+ Tổng điểm đạt từ 5 đ đến 7 đ: Loại trung bình
+ Tổng điểm đạt dưới 5 đ: Loại yếu
Xếp loại này dựa trên qui định xếp loại kết quả kỹ thuật trong “Qui chế kiểm tra kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng năm 2014” của BV Trung ương Quân đội 108 [2]
2.8 Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu định lượng sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi Data 3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê
- Các kiểm định thống kê 2
, kiểm định T-Test, tỷ suất chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% được sử dụng để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học của ĐDV, các yếu tố đặc điểm NB đến công tác chăm sóc NB của điều dưỡng
- Các số liệu định tính được gỡ băng, mã hóa theo chủ đề và trích dẫn ý kiến tiêu biểu trong trình bày kết quả nghiên cứu
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu (lãnh đạo viện, lãnh đạo khoa, lãnh đạo phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng, ĐDV, NB) đã được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu và chấp nhận tham gia bằng văn bản đồng ý tham gia nghiên cứu
- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác
- Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y tế Công cộng thông qua
- Nội dung nghiên cứu phù hợp, được Ban giám đốc BV Trung ương quân đội 108 và Viện Chấn thương Chỉnh hình quan tâm và ủng hộ
HUPH
Trang 40- Kết quả nghiên cứu được phản hồi và báo cáo cho Ban giám đốc, lãnh đạo Viện Chấn thương Chỉnh hình và đội ngũ nhân viên y tế của BV
2.10 Hạn chế của nghiên cứu và các biện pháp khắc phục
2.10.1 Hạn chế
- Do thời gian và nhân lực hạn chế nên nghiên cứu không thể tiến hành đánh giá tất cả mọi mặt chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng
- Việc thu thập thông tin qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn có thể gặp sai số
do thái độ hợp tác của NB cần chăm sóc cấp I e ngại tham gia nghiên cứu vì đang nằm điều trị tại BV
- Việc quan sát trực tiếp công việc của điều dưỡng, ĐDV biết đang được quan sát có thể gây sự mất tự nhiên và làm không theo thói quen hàng ngày
- Nghiên cứu được tiến hành tại một Viện trong BV nên kết quả nghiên cứu chỉ có tính tham khảo, nhóm NB chủ yếu do các bệnh lý chấn thương cơ quan vận động không đại diện được cho toàn bộ các người bệnh cần chăm sóc cấp I
2.10.2 Cách khắc phục
- Bộ câu hỏi được nhóm nghiên cứu xây dựng, tiến hành điều tra thử nghiệm
và chỉnh sửa trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức
- Điều tra viên được tập huấn cẩn thận trước khi tiến hành thu thập số liệu tại các khoa
- Sử dụng hình thức phát vấn bằng bộ câu hỏi tự điền khảo sát đối tượng nghiên cứu là NB, nói cho họ hiểu về mục đích sử dụng thông tin là để tham khảo
và tư vấn giúp lãnh đạo BV về việc nâng cao chất lượng chăm sóc NB của điều dưỡng, động viên sự tự nguyện tham gia, không yêu cầu ghi tên NB trên phiếu phát vấn để NB không e ngại tham gia nghiên cứu
- Việc quan sát công việc hàng ngày của điều dưỡng do các điều dưỡng trưởng khoa đảm nhận, tiến hành quan sát chéo theo cặp đôi giữa các khoa, điều tra viên được tập huấn kỹ phương pháp thu thập số liệu
- Giám sát viên có mặt thường xuyên ở các khoa để giám sát và hỗ trợ
HUPH