VU THI VIET NGA
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC PHÁT TRIEN
NGUON LUC THONG TIN TẠI BAN TƯ LIỆU - VIEN MY
Trang 2LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn
Thị Lan Thanh, các thây cô giáo Khoa Sau Đại học - Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, các đồng nghiệp đang công tác tại Viện Mỹ
thuật — Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô kính mến và các bạn đông nghiệp
Luận văn chắc chắn còn có hạn chế và khiếm khuyết, nhưng tôi mong muôn được góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng nguôn lực thông tin tại Uiện Mỹ thuật
Trang 3AACR2 BBK CSDL DDC IFLA ISBD MARC 21 NDT UDC UNESCO,
Bộ Quy tắc biên mục Anh Mỹ Khung phân loại thư viện thư mục
Trang 4MỤC LỤC MỞ ĐÀU
1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Ban Từ liệu - Viện Mỹ thuật
CHUONG 2 HIEN TRANG CONG TAC PHAT TRIEN NGUON LUC THONG TIN CUA BAN TU LIEU - VIEN MY THUAT
2.3.2 Ngôn ngữ tài liệu
2.4 Công tác tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin của Ban Tư liệu
26 28 29 32 36 39 39 51 53
Trang 5trạng công tác phát triển nguồn
2.5 Nhận xét và đánh giá về
lực thông tin của Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật
CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHAT TRIEN NGUON LUC THO
TIN TAI BAN TU LIEU - VIEN MY THUAT
3.1 Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin 3.2 Phối hợp bỗ sung và chia sẽ nguồn lực thông tin 3.2.1 Phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin
3.2.2 Phát triển vốn tài liệu ngoại văn
3.3 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ khai thác thông tin
3.4 Tăng cường ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong việc phát triển, tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin
59
64
64 65 65 69 72
74 74
TT
85
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
§7
88 90 94 95
Trang 71.TINH CAP THIET CUA DE TAI
Chúng ta bước vào thế kỷ 21 trong bối cảnh mọi xã hội trên thế giới đã và đang thay đôi từ nên văn minh công nghiệp sang nên văn minh thông tin và tri thức mà cơ sở của nó là sự dịch chuyên từ nên kinh tế công nông nghiệp truyền thống sang nên kinh tế tri thức
Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội khóa IX của nước ta đã thông qua Pháp lệnh Thư viện ngày
28.12.2000 Ngay tại điều 1, Pháp lệnh Thư viện đã nêu: "Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tô chức
việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhăm truyền ba tri
thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triên khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa phục
vụ công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" [10]
Viện Mỹ thuật đã có bề dày hơn 45 năm, lịch sử xây dựng và phát
triên Viện năm trong chiều dài lịch sử dân tộc và lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Hiện nay, Viện Mỹ thuật đã xuất bản được nhiều ấn phẩm đông thời cũng là
những công trình nghiên cứu của tập thể và cá nhân cán bộ Viện trong thời gian qua Trong thời gian 45 năm Viện Mỹ thuật liên tục chuyền đồi phiên hiệu, tách nhập cơ quan chủ quản, cán bộ Viện vì thế cũng có nhiều thay
đôi chính vì thế công tác cập nhật, lưu trữ và hệ thống thông tin tư liệu gặp
Trang 8nhiều khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin và phục vụ công tác nghiên cứu trong giai đoạn hội nhập hiện nay
Với những vấn đề trên, sự cần thiết hệ thống và đánh giá những tư liệu
mà Viện Mỹ thuật đang lưu trữ là một công việc cần thiết, nó sẽ giúp chúng ta
nhận diện tông thê và khách quan về hệ thống nguồn lực thông tin tư liệu mà
Viện Mỹ thuật đang lưu trữ cũng như đề ra được phương hướng sưu tầm, lưu trữ và khai thác nguồn lực thông tin tư liệu khoa học và hiệu quả hơn
Từ những lý do trên, tôi chọn vẫn đề "Nghiên cứu công tác phát triển
nguôn lực thông tin tại Viện Mỹ thuật" làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học
thư viện
2 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU
Nguồn lực thông tin là yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện, do đó đã có khá nhiều luận văn chuyên ngành khoa học thư viện quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này như đề tài "Tăng cường nguồn lực thông tin tại
trung tâm thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội" của thạc sỹ
Nguyễn Thị Thuận năm 2006, đề tài "Tăng cường nguôn lực thông tin - địa chí ở thư viện tỉnh Bắc Giang phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của
địa phương" của thạc sỹ Đỗ Thị Thanh Thủy năm 2006, năm 2003 có đề tài
"Tô chức và khai thác nguồn lực thông tin ở thư viện khoa học tông hợp thành phó Hồ Chí Minh" của thạc sỹ Nguyễn Quang Hồng Phúc, hay như đề tài "Tô
chức và khai thác nguôn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - thư viện Đại học Thái Nguyên" của thạc sỹ Hà Thị Thu Hiếu thực hiện năm 2002 Trong
các luận văn này, có luận văn nghiên cứu về nguồn lực thông tin tại thư viện
chuyên ngành (thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện Đại học Thái
Nguyên), có luận văn nghiên cứu về nguôn lực thông tin tại thư viện công
Trang 9Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một thư viện chuyên ngành, tuy
nhiên nguôn lực thông tin của thư viện mang tính chất tài liệu tông hợp, đa ngành, hoàn toàn không giống với nguôn lực thông tin tại Viện Mỹ thuật
Nguồn lực thông tin của Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật có nhiều đặc điểm riêng mà các thư viện khác không có (các bản rập, bản khắc hoa văn,
anh, film video chiếm số lượng lớn), hơn nữa chưa có đề tài nào nghiên cứu
về nguồn lực thông tin tại Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật Đề tài hoàn thành, sẽ
góp phần đưa ra được phương hướng phát triển nguồn lực thông tin tại Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hiện trạng nguồn lực thông tin tại Ban Tư liệu -
Viện Mỹ thuật Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm phát triên
nguôn lực thông tin tư liệu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ các khái niệm: Nguôn lực thông tin, Phát triển
nguồn lực thông tin và vai trò của nguồn lực thông tin tại Ban Tư liệu - Viện
Mỹ thuật
Khảo sát thực trạng nguôn lực thông tin tại Ban Tư liệu - Viện Mỹ
thuật
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triên nguồn lực thông tin cho Ban
Tư liệu - Viện Mỹ thuật
4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 1010
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu về nguôn lực thông tin tư liệu tại
Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật
Phạm vi nghiên cứu của đê tài được giới hạn, bao gôm các nguôn lực
thông tin, tài liệu Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật có được từ năm 1962 tới nay
5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyêt các vân đê của luận văn, tôi đã sử dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về văn hóa, thư viện đề lý giải tầm quan trọng về nguồn lực thông tin và phương hướng phát triên của Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: xử lý, phân tích và tông hợp tài liệu, so sánh, khảo sát, thống kê, quan sát và phỏng vấn trực tiếp, điều tra băng bảng hỏi
6 Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
- Ý nghĩa khoa học
Luận văn khăng định rõ vai trò của Ban Tư liệu, cũng như nguồn lực
thông tin của Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật trong việc góp phần nâng cao chất
lượng các đề tài nghiên cứu của cán bộ Viện Mỹ thuật, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (cơ quan chủ quản của Viện Mỹ thuật)
Trang 11- Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu, các giải pháp và khuyến nghị của luận văn
có thê được xem xét và ứng dụng trong các hoạt động của Ban Tư liệu nhăm
nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, người dùng tin tại Viện Mỹ thuật
7 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đâu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn
kết cầu trong ba chương
Chương I Nguồn lực thông tin và người dùng tin của Viện Mỹ
thuật
Chương 2 Hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin của Viện Mỹ thuật
Chương 3 Những giải pháp nhằm phát triển nguồn lực thông tin
tại Viện Mỹ thuật
Trang 1212
CHƯƠNG 1
NGUON LUC THONG TIN VA NGUOI DUNG TIN CUA BAN TU LIEU - VIEN MY THUAT
1.1 Khái quát về Viện Mỹ thuật và Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật
Viện Mỹ thuật là cơ quan nghiên cứu mỹ thuật lớn nhất Việt Nam, với
bề dày gần 50 năm, lịch sử xây dựng và phát triên Viện nằm trong chiều dài
của lịch sử dân tộc và lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Tiền thân của Viện Mỹ thuật là Viện Mỹ thuật mỹ nghệ được thành lập vào năm 1962 với người Viện trưởng đầu tiên là Họa sỹ Nguyễn Đỗ
Cung Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với ý thức được rằng Viện Mỹ thuật mỹ nghệ là cơ quan nghiên cứu đầu ngành về nghệ thuật tạo hình, do đó
hệ thống tư liệu giai đoạn này thường xuyên được bồ sung cập nhật
Năm 1971, Viện Mỹ thuật mỹ nghệ được sáp nhật vào Viện Nghệ
thuật trực thuộc Bộ Văn hóa với tên gọi là Ban Mỹ thuật Viện trưởng của
Viện Mỹ thuật giai đoạn này là Giáo sư Hà Xuân Trường
Vào năm 1979, Ban Mỹ thuật được tách khỏi Viện Nghệ thuật và
được đôi tên thành Viện Nghiên cứu mỹ thuật trực thuộc Bộ Văn hóa
Năm 198§, một lần nữa Viện Mỹ thuật được nhập thành Viện nghiên
cứu mỹ thuật trực thuộc Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam
Viện Nghiên cứu mỹ thuật trực thuộc Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đến năm 1995 thì được tách ra thành Viện Mỹ thuật trực thuộc Trường
Đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) cho
đến nay Viện trưởng hiện nay của Viện Mỹ thuật là PGS.NGND.Họa sỹ Lê Anh Vân.
Trang 13Với chặng đường gần 50 năm xây dựng, phát triển và qua Š lần tách
nhập, thay đôi phiên hiệu, Viện Mỹ thuật vẫn có thê tự hào là cơ quan nghiên
cứu hàng đầu về nghệ thuật tạo hình, Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu ví dụ : Mỹ thuật Lý, Trần, Lê, Mạc, Mỹ thuật Nguyễn ở Huế, Bản rập họa tiết
Mỹ thuật cô Việt Nam, Hình tượng con người trong chạm khắc cô Việt Nam,
Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại, Bãi đá cô Sapa dưới con mắt tạo hình
Cùng với lịch sử và phát triên gần 50 năm của Viện Mỹ thuật, Ban Tư liệu cũng trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn Từ một phòng thư viện
với một cán bộ kiêm nhiệm, năm 2003, Ban Tư liệu có § cán bộ và năm 2008,
cán bộ của Ban là 12 người Trong năm 2011 này, với sự đồng ý của Lãnh
đạo Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam,
Viện Mỹ thuật đã bắt tay vào cải tạo và xây mới Từ một phòng thư viện được thành lập vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, Ban Tư liệu sẽ được nâng cấp thành Trung tâm dữ liệu mỹ thuật tạo hình với những phần mềm mới nhất phục vụ việc lưu trữ và khai thác tối đa các tài liệu mỹ thuật tạo hình quý
hiểm
Ban Tư liệu có một hệ thống tài liệu nghiên cứu rất phong phú, phục vụ tốt cho công việc giảng dạy và nghiên cứu.Trong kho lưu trữ của Ban Tư
liệu có các loại tư liệu sau:
- Hệ thống thư viện gồm sách, báo, tạp chí trong và ngoài ngành, nhưng
phân lớn sách báo có nội dung viết về nghệ thuật tạo hình
- Hệ thống tư liệu nghiên cứu về mỹ thuật cô đại, mỹ thuật hiện đại và
mỹ thuật ứng dụng, các tài liệu báo cáo khoa học, tài liệu điền đã di tích, tài
liệu dịch
- Hệ thống bản rập và bản vẽ các di tích mỹ thuật cô Việt Nam.
Trang 1414
- Hé thong ảnh tư liệu hiện vật, tranh, tượng của các chuyên ngành
1.2 Nguồn lực thông tin tại Ban Tư liệu
1.2.1 Khái niệm "nguôn lực thông tin "và “phát triển nguồn lực
thong tin”
Ở dạng chung nhất, nguồn lực thông tin được hiệu như là tô hợp các thông tin nhận được và tích lũy được trong quá trình phát triển khoa học và hoạt động thực tiễn của con người, để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý xã hội Nguôn lực thông tin phản ánh các quá trình và hiện tượng tự nhiên được ghi nhận lại trong kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học
và trong các dạng tài liệu khác của hoạt động nhận thức và thực tiễn
Nguồn lực thông tin bao gồm các dữ liệu thê hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức
của tô chức và ngành công nghiệp thông tin [15]
Nguôn lực thông tin được coi là phân tích cực của tiềm lực thông tin
được tô chức, kiêm soát sao cho người dùng tin có thê truy nhập, tìm kiếm,
khai thác, sử dụng được và phục vụ cho các lợi ích khác nhau của xã hội Nguôn lực thông tin có 5 đặc trưng sau:
- Tính vật lý: Nguôn lực thông tin là những phân thông tin tri thức được ghi lại, có định lại thông qua một hệ thống dấu hiệu và được lưu giữ
trên các vật mang tin (như giấy, đĩa, băng từ )
- Tính cấu trúc: Nguôn lực thông tin phải có tính cấu trúc thê hiện ở
chỗ các thông tin phải được trình bày, diễn đạt, nhận dạng (nhận dạng về hình
thức và nhận dạng về nội dung) theo các quy cách và tiêu chuân nhất định giúp con người có thê bảo quản an toàn và dễ dàng truy nhập thông tin.
Trang 15- Tính truy cập: Nguôn lực thông tin phải được tô chức kiêm soát sao cho người dùng tin có thê tìm ra chúng thông qua các điểm truy cập khác nhau, ví dụ người dùng tin quan tâm đến nội dung thông tin thì các chủ đề sẽ là thành phân truy cập chủ yêu trong các hệ quản trị thông tin
- Tinh chia sẻ: Tính chia sẻ của nguôn lực thông tin thê hiện ở khả năng trao đôi nhiều chiêu giữa các hệ thông thông tin với nhau, muốn vậy giữa các hệ thống thông tin phải có sự tương thích Tiền đề công nghệ để trao đôi nhiêu chiều này là sự tồn tại của các mạng Việc cung cấp thông tin, dữ liệu,
tài liệu không chỉ hạn chế trong khuôn khô những gì cơ quan thông tin, thư
viện đó có mà phải thực hiện nguyên lý chia sẻ nguôn lực thông tin dựa trên mạng trao đồi thông tin năng động, có hiệu quả
- Tính giá trị: Giá trị của thông tin càng cao khi càng có nhiều người sử dụng Nguôn lực thông tin nếu được sử dụng một cách hợp lý sẽ có tác động
thúc đây mạnh mẽ các quá trình hoạt động xã hội, kích thích sự sáng tạo của
Con người
Thông tin là một dạng tài nguyên được tạo lập dưới nhiều dạng thức trong các hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ Do đó đê phát triên nguôn lực thông tin phải "tích cực tạo nguôn, tô chức việc thu thập, chọn lọc lưu trữ các dạng nguồn tin trong nước và ngoài nước liên quan tới các khung đề mục ưu tiên và phù hợp với trình độ, thích hợp với điều kiện của đất nước Đây mạnh quá trình tạo lập và làm giàu vốn tài nguyên thông tin quốc gia Tổ chức kiểm soát, quản lý hướng dẫn việc sử dụng tài nguyên thông tin đạt hiệu quả cao Xây dựng các kho tư liệu tra cứu quan
trọng định hướng theo ngành, các cơ sở dữ liệu tư liệu đặc chủng theo các
dạng nguôn tin, các cơ sở dữ kiện và hỗn hợp về các đối tượng kỹ thuật, công
Trang 161.2.2 Quá trình hình thành nguồn lực thông tin tại Ban Tư liệu
l2 3.1 Tư liệu Viện M4ÿ thuật có từ năm 1962 - 1971
Vào những năm 1960 của thế kỷ trước, khi Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ được thành lập, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung người Viện trưởng đầu tiên đã huy
động lực lượng cán bộ tham gia công tác sưu tầm tư liệu, với mục tiêu để chuẩn bị xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Giai đoạn này, do hoàn cảnh
chiến tranh, tư liệu về mỹ thuật Việt Nam chưa được sưu tầm day đủ còn thiểu khá nhiều nhưng hệ thống tư liệu đã gợi lên những nét cơ bản về nền mỹ
thuật Việt Nam Các loại hình tư liệu thu thập được trong giai đoạn này gồm
ảnh đen trắng, tư liệu nghiên cứu điền dã, báo cáo khoa học, tư liệu bản rập, tư liệu bản vẽ kiến trúc Cán bộ nghiên cứu giai đoạn này nhờ cọ sát với thực tế mà trình độ chuyên môn được nâng cao, vì thế mà tư liệu cũng có chất
lượng
Trang 17Bảng 1: Thành phân tư liệu giai đoạn 1962 - 1971
1.2.3.2.Tu liéu Vién MY thuat co tir nam 197] - 1995
Năm 1971, Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ được tách ra thành hai don vi la
Viện Mỹ thuật và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Số lượng tư liệu kê trên được
chia làm 2 Viện Mỹ thuật vẫn tiếp tục công việc sưu tầm nhưng ở mức độ khiêm tốn hơn bởi kinh phí hạn hẹp cho nên không cho phép chụp nhiều ảnh tư liệu, đến năm 1978 mới bắt đầu có cán bộ chụp ảnh chuyên trách, nhưng lại gặp phải những bắt cập:
- Tư liệu ảnh: Số lượng tăng nhưng chất lượng lại giảm sút như khô
ảnh nhỏ, bị mờ, hình ảnh hiện vật không được chú ý gạn lọc khuôn hình, film
Trang 18- Tư liệu nghiên cứu (tư liệu báo cáo điền dã, tư liệu dịch, báo cáo
khoa học) Phần tư liệu này có nhiều bản báo cáo điền dã về những di tích và hiện vật mỹ thuật cô được ghi chép công phu, mang tính thời điểm (vì nhiều
di tích hiện nay đã thay đôi hoặc đã mất) Nhiều báo cáo khoa học và tư liệu
Trang 19l2 3.3 Tư liệu Liện Mỹ thuật có từ năm 1995 đến Hay
Đến năm 1995 Viện Mỹ thuật được tiếp nhận Dự án điều tra di tích
Mỹ thuật cô Việt Nam do Chính phủ Phần Lan tài trợ Dự án này giúp Viện
Mỹ thuật tiêp thu công nghệ sưu tâm và bảo quản tư liệu mà các nước Châu
Âu vẫn làm như máy đo đại kinh vĩ điện tử dé đo đạc địa hình và hình khối
kiến trúc, hệ thống thiết bị chụp ảnh, hệ thống máy tính lưu trữ dữ liệu, cách thức lưu trữ tranh ảnh, tư liệu, lập phiếu tư liệu Mục tiêu của dự án nhằm lưu trữ hệ thống tư liệu mỹ thuật theo công nghệ mới mà cụ thê là mỹ thuật cô
Việt Nam
Trang 2020
Trong thời gian thực hiện dự án, Viện Mỹ thuật cùng chuyên gia Phần
Lan tiễn hành làm thí điểm 10 di tích mỹ thuật cô đê rút kinh nghiệm Năm
1998 dự án đã kết thúc 10 di tích mỹ thuật cô được nghiên cứu trong dự án
này đều là các di tích mỹ thuật cô lớn như di tích Chùa Mía, Chùa Bối Khê,
chùa Kim Liên Kết quả thu được sau dự án là một bộ sưu tập lớn các bản vẽ
kiến trúc, bản rập, bản khắc họa tiết hoa văn mỹ thuật cô, các bức ảnh tư liệu các di tích này Các tư liệu này được sắp xếp là lưu trữ một cách khoa
học, thành một khu riêng biệt, thuận lợi cho việc tra tìm và khai thác của
Trang 211.2.3 Vai trò của nguồn lực thông tin tại Viện Mỹ thuật
Ngay từ khi giành được chính quyền năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến văn hóa, giáo dục, trong đó không quên nhắc đến vai trò
quan trọng của thư viện đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc, đặc
biệt nhân mạnh đến công tác bô sung, tạo lập nguon tai liéu
Chúng ta có thê điểm lại một số văn bản pháp quy của Đảng và Nhà
nước về công tác thông tin - thư viện:
- Ngày 16/9/1970 Hội đồng Chính phủ ra quyết định 17§ CP về
"Công tác thư viện”, trong đó chỉ rõ: "Ngành văn hóa, các ngành và các địa phương có thư viện cần coi trọng bảo đảm không ngừng bô sung sách báo cho các thư viện” [L7] Đây là một văn bản quan trọng có tính pháp quy cho công việc xây dựng và tạo lập nguôn tin cho các thư viện trong những năm 70 - 80
Quyết định đó nêu lên những phương hướng đúng đắn nhằm phát triên sự
nghiệp thư viện ở nước ta
- Ngày 27/7/1990 Chi thị 63 CT/TV cua Ban bí thư về "Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản" đã khăng định "Sách
báo là công cụ rất quan trọng trên mặt trận tư tưởng, góp phần đây mạnh công cuộc đôi mới, xây dựng và bảo vệ Tô quốc xã hội chủ nghĩa" [17] Rõ
ràng chỉ thị đã nêu bật vai trò không thê thiếu được của sách, báo trong đời
sông xã hội của nhân dân Qua đó, chúng ta càng phải quan tâm và đầu tư
nhiêu hơn nữa cho vôn tài liệu ở các thư viện
Trang 2222
- Trong Pháp lệnh thư viện ra ngày 28/12/2000 có nêu rõ ở Điều 4 của Chương I "Những quy định chung" là "Nhà nước đầu tư ngân sách đề phát
triển thư viện, vốn tài liệu thư viện, mở rộng sự liên thông giữa các thư viện
trong nước và hợp tác trao đôi tài liệu với thư viện nước ngoài" [10] Pháp
lệnh thư viện ra đời làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động của thư viện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bo sung, trao đối tài liệu được dé dàng và
nhanh chóng hơn
- Gần đây nhất, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương
Khóa IX trình Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: " xã hội, văn hóa là
những lĩnh vực thể hiện rõ nhất bản chất của chế độ xã hội chủ
nghĩa" "chúng ta chủ trương tiếp tục phát triên sâu rộng và nâng cao chất
lượng nên văn hóa tiên tiền, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng
bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thâm sâu vào mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17]
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định chiến lược phát triên sự
nghiệp thư viện nói chung và việc đầu tư thích đáng cho xây dựng và phát triên nguôn lực thông tin của thư viện nói riêng
Nguồn lực thông tin là cơ sở để vận hành toàn bộ hoạt động của thư
viện, nếu không có nguồn lực thông tin thì thư viện không thê hoạt động được Nói cách khác nguồn lực thông tin như một nguyên liệu của một ngành sản xuất, nguyên liệu có tốt thì sản phâm mới đáp ứng được yêu câu Chính vì vậy, nguôn lực thông tin giữ vị trí then chốt, quyết định sự tôn tại của hoạt động thông tin thư viện nói chung và hoạt động thông tin thư viện tại Ban Tư
liệu - Viện Mỹ thuật nói riêng Nguôn lực thông tin là tài sản quý giá, là tiềm
w ` , ` ¬ ` * *- ˆ * “aA A
năng, là sức mạnh, là niêm tự hào của môi cơ quan thông tin thư viện Nguôn
Trang 23lực thông tin càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu tin càng lớn và do vậy càng có sức lôi cuốn đối với người dùng tin, đồng thời nó cũng có một
sức hút khá lớn trong thị trường tin học hóa tư liệu, nhằm tạo ra giá trị của
thông tin Nhà thông tin học người Mỹ Moore đã tông kết: "Thông tin chỉ có giá trị khi bản thân nó có giá trị và nó được sử dụng” [6]
Nguồn lực thông tin đang được Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật quản trị luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin trong ngành mỹ thuật nói riêng, và các ngành nghệ thuật khác nói
chung
Tới Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật, người dùng có thê tìm thấy những tài liệu về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua,
đặc biệt là chuyên ngành mỹ thuật rất quý giá với nhiều ngôn ngữ khác nhau,
góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục mỹ thuật và làm phong phú
hơn đời sông văn hóa, tinh thần của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường
Đại học Mỹ thuật nói riêng, và người dùng tin bên ngoài nói chung
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu xã hội có nhiều thay đôi, nhiều vấn đề về thâm mỹ cũng thay đôi Nghệ thuật có nhiệm vụ định hướng thâm mỹ cho công chúng, mà một trong những cách định hướng thâm mỹ hiệu quả
nhất, đến được với nhiều người nhất là định hướng qua thông tin, mà cụ thé là
qua sách báo, tài liệu Muốn như vậy, bên cạnh việc tăng cường nguồn lực
thông tin về văn hóa nghệ thuật nói chung, và mỹ thuật nói riêng, Ban Tư liệu
- Viện Mỹ thuật cần đa dạng hóa hơn nữa các loại hình sản phâm thông tin
thư viện để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người dùng tin trong và ngoài ngành mỹ thuật
Tóm lại, nguồn lực thông tin là tiền đề cho sự hình thành và phát triển
của Ban Tư liệu, là cơ sở cho mọi hoạt động của Ban Việc xây dựng và phát
Trang 2424
triên nguôn lực thông tin của Ban trong giai đoạn hiện nay càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết Đề giải quyết thật tốt vấn đề này, cần
nghiên cứu phân tích những mặt đã làm được và chưa làm được trong công
tác phát triên nguôn lực thông tin của Ban, trên cơ sở đó đề ra phương hướng,
biện pháp giải quyết đê nguôn lực thông tin của Ban ngày càng phát triển đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của người dùng tin
1.3 Đặc điểm người dùng tin và nh câu tỉn tại Ban Tư liệu - Viện
Mỹ thuật
Nghiên cứu người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của bất kỳ cơ quan thông tin thư viện nào với mục tiêu là không ngừng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu câu thông tin của họ Người dùng tin và nhu cầu
tin của họ đã trở thành một cơ sở thiết yếu định hướng cho hoạt động của các
cơ quan thông tin thư viện
Nghiên cứu nhu cầu tin là nhận dạng nhu câu về thông tin và tài liệu của người dùng tin, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp cụ thê và phù hợp đề cung cấp thông tin hoặc tài liệu thích hợp cho họ
Đề có được những đánh giá khách quan, tương đối chính xác nhu cầu tin của người dùng tin tại Ban Tư liệu, luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phát phiếu điều tra với số lượng 250 phiếu (thu về 235 phiếu, đạt
94%), nội dung của phiếu điều tra nhăm tìm hiểu những vấn đề sau:
+ Người sử dụng tài liệu chủ yếu là đối tượng nào?
+ Xác định được người dùng tin thường quan tâm đến nội dung, loại
hình tài liệu nào?
+ Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin tại Ban Tư liệu?
Trang 25- Quan sát: Phương pháp này được tiền hành trong quá trình phục vụ
bạn đọc tại phòng đọc sách, phòng đọc báo tạp chí và phòng đọc tư liệu
- Ngoài ra còn dùng phương pháp trao đồi trực tiếp đề lấy ý kiến đóng
góp xây dựng của người dùng tin
Mỗi phương pháp trên đều có những ưu, nhược điêm nhất định Song nếu kết hợp các phương pháp đó lại với nhau có thê thu được những số liệu tương đối khách quan
Những kết quả phân tích, thống kê, so sánh này sẽ làm cơ sở nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin để đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật
Người dùng tin tại Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật bao gồm những đối
tượng là giảng viên và sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nghiên
cứu viên Viện Mỹ thuật, các cán bộ, giảng viên và sinh viên các trường nghệ
thuật và những ai quan tâm, muốn tìm hiệu về chuyên ngành mỹ thuật tạo
nghệ thuật Thực tế, cán bộ quản lý còn tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa
học nên nhu cầu về thông tin của họ rất phong phú, đa dạng, nhưng họ lại có rất ít thời gian đến thư viện Chính vì vậy, nhóm người dùng tin này cần
Trang 2626
những thông tin hết sức cô đọng, súc tích, đồng thời đề thực hiện tốt vai trò
quản lý của mình, họ cần những thông tin đây đủ, chính xác, kịp thời
Nhóm thứ hai là những người làm công tác giảng dạy gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các giảng viên, nghiên cứu viên Nhóm này cần những thông tin về những chuyên ngành mà nhà trường đào tạo đề biên soạn giáo trình, chuẩn bị bài giảng cho sinh viên Họ phải có những thông tin mới kịp thời để đảm bảo cho bài giảng, vừa có kiến thức cơ bản, vừa cập nhật với thế giới Do công việc của họ là phải chủ động nghiên cứu, tìm tòi nên họ
phải mắt khá nhiều thời gian dé tự thu thập, xử lý tài liệu, chính vì vậy mà họ
thường mượn tài liệu về nhà đọc Nhu cầu thông tin của nhóm người dùng tin
này là thông tin chuyên ngành sâu, với mọi loại hình thức như sách, báo tạp
chí, tư liệu, thông tin trên mạng Đặc biệt nguồn tài liệu nước ngoài về chuyên
ngành sâu, hẹp là rất quý đối với họ, song nguồn kinh phí còn hạn chế, tài liệu nước ngoài rất đắt, do vậy cũng hạn chế nhiều trong việc đáp ứng nhu cầu tin của nhóm đối tượng này
Nhóm thứ ba là sinh viên trong và ngoài Trường Đại học Mỹ thuật
Việt Nam, gồm sinh viên hệ đào tạo dài hạn, hệ ngắn hạn, cán bộ đi học hệ tại chức Nhóm này chiếm thành phần không nhiều trong nhóm người dùng tin
của Ban Tư liệu, do thư viện Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam mới là đơn
vị có chức năng chính phục vụ sinh viên của Trường Tuy nhiên, các sinh viên
khi có sự giới thiệu của giảng viên vẫn có thê khai thác sách báo tạp chí và tư
liệu của Viện Mỹ thuật Nhóm người dùng tin này cân tài liệu về cơ sở lý luận của các chuyên ngành mỹ thuật đê nắm bắt kịp thời thông tin mới về chuyên
ngành của họ, họ tiếp thu và kế thừa những thành tựu khoa học, sáng tạo
Trang 27nhiing tac pham mdi Nhom nay dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu gốc và có nhu cầu tra cứu tin trên máy
* Số liệu thống kê thành phần người đọc theo trình độ học vấn được
Hình 1 Biểu đồ biểu thị trình độ học vấn của NDT tai Ban Tw liéu
Qua số liệu trên, ta thấy số lượng người dùng tin chủ yếu của Ban Tư
liệu có trình độ Trên đại học, do đặc thù công việc của Viện Mỹ thuật, và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam là nghiên cứu và giảng dạy Thành phần
sinh viên chiếm không nhiều do đặc thù ngành nghề là sáng tác và tác phâm
Sinh viên tìm tài liệu và nghiên cứu đa phần là sinh viên chuyên ngành Lý
luận và lịch sử mỹ thuật và Sư phạm mỹ thuật, các sinh viên khoa Hội họa,
Đồ họa và Điêu khắc thường chỉ tìm đọc tài liệu khi tốt nghiệp.
Trang 29Qua số liệu thống kê trên ta thây nhu cầu của người dùng tin về lĩnh vực lý luận và lịch sử mỹ thuật là cao nhất, tiếp đến là mỹ thuật Việt Nam,
các van dé chung (văn hóa, xã hội, lịch sử, khảo cô học ) cũng được chú ý
nhiều Ba lĩnh vực chính của mỹ thuật là Hội họa, Điêu khắc và Đồ họa được
chú ý với mức độ ngang nhau
* Số liệu thống kê về ngôn ngữ người sử dụng được trình bày trong
Trang 30
* Ket qua điều tra vê nhu câu đọc và thông tin của người dùng tin ở Ban Tư liệu đã phần nào phản ánh được thực trạng mức độ đầy đủ của nguồn
lực thông tin tại Ban Tư liệu và mức độ thỏa mãn nhu câu tin của người dùng
tin được trình bày ở bảng sau:
Bảng 7: Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc và thông tin của người dùng tìn
Hình 4 Biểu đồ biểu thị mức độ thỏa mãn thông tin của NDT
Những lý do khiến số người dùng tin chưa thỏa mãn nhu cầu đọc và
thông tin họ đưa ra như sau:
Trang 31- Về nội dung vốn tài liệu: 30% người dùng tin chưa thỏa mãn được nhu cầu thông tin vì họ cho rằng Ban Tư liệu chưa có đủ những tài liệu mỹ
thuật, đặc biệt là các tài liệu về mỹ thuật thế giới, đặc biệt là mỹ thuật Trung
Quốc Thực ra, nhận xét người dùng tin đưa ra là đúng vì đối với các tài liệu ngoại văn, cán bộ bô sung cũng luôn chú ý mua và trao đôi tài liệu ở các lĩnh vực này nhưng số lượng mua được còn ít do phải phụ thuộc vào ngân sách được cấp hàng năm, còn trao đôi thì phải phụ thuộc vào phía đối tác ở nước ngoài
- Về số bản tài liệu phục vụ: Ở Ban Tư liệu, sách quốc văn thường có
l - 3 bản/tên tài liệu, sách ngoại văn và tư liệu là Ibản/tư liệu, do đó có đến 32% người dùng tin chưa thỏa mãn nhu cầu đọc vì có những tài liệu họ cần
thường xuyên hết bản Đa số các tài liệu hết bản là các tài liệu về lý luận và
lịch sử mỹ thuật
- Về mức độ cập nhật thông tin về tài liệu (trong CSDL, trên giá sách
báo tự chọn, tài liệu mới nhập về), 29% người dùng tin cho rằng mức độ cập
nhật của các CSDL còn kém, còn rất nhiêu tài liệu, tư liệu chưa được xử lý hồi cố, mức độ cập nhật của tài liệu, đặc biệt là mảng tư liệu nghiên cứu còn rất thấp Điều này có thê được lý giải bởi sau khi đề tài nghiên cứu được
nghiệm thu và xếp loại, nhiều cán bộ nghiên cứu đã chậm trễ trong việc nộp
lưu chiêu cho Ban Tư liệu
Như vậy, mặc dù nguôn lực thông tin của Ban Tư liệu khá phong phú và đa dạng với các số liệu được nêu trên, song cùng với sự bùng nô thông tin, mỹ thuật cũng không năm ngoài quy luật bùng nô đó, với nhu cầu của người dùng tin ngày càng đa dạng và phức tạp thì dù Ban Tư liệu đã rất có gắng trong việc xây dựng nguồn lực thông tin cho mình, vẫn chưa thỏa mãn nhu câu đọc và thông tin của người dùng ở mức độ cao.
Trang 3232
CHUONG 2
HIEN TRANG CONG TAC PHAT TRIEN
NGUON LUC THONG TIN CUA BAN TU LIEU - VIEN MY THUAT
2.1 Chính sách phát triển nguồn lực thông tin của Ban Tư liệu
Chính sách phát triên nguồn tin là vẫn đề rất quan trọng đối với bất kỳ
cơ quan thông tin, thư viện nào đề xây dựng cho mình nguồn tài liệu sao cho đủ lớn về số lượng, phong phú về chủng loại và chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người dùng tin Đề làm được điều đó, các thư viện cần phải lựa chọn cân nhắc kỹ về chủ đè, loại hình và ngôn ngữ của tài liệu Cơ sở của việc lựa chọn đó là những nguyên tắc lựa chọn tài liệu được thê
hiện trong chính sách bô sung phát triên nguôn Những nguyên tắc này lại dựa
vào chức năng, nhiệm vụ cụ thê của mối cơ quan thông tin thư viện
"Chính sách phát triển nguồn tin là một tài liệu thành văn, công bố chính thức, được ban hành bởi lãnh đạo của một thư viện hoặc cơ quan thông tin, qui định các phương hướng cũng như cách thức xây dựng vốn tài liệu của
s Về tài liệu quốc văn
Sách chuyên ngành mỹ thuật với các chủ đề
- - Lịch sử mỹ thuật
- - Sách hội họa
- Sach diéu khắc
Trang 33- Sach đô hoa
- Sach van hda lich sir va cac thé loai khac
% Về tài liệu ngoại văn
Sách chuyên ngành mỹ thuật với các chủ đề
- Việc thực hiện diện bô sung tài liệu của Ban Tư liệu còn mang tính chủ quan, cảm tính của những người làm công tác này vì những danh mục tài
liệu dự định đặt mua cả về tài liệu ngoại văn và tài liệu quốc văn đều không
có sự đóng góp ý kiến của bất kỳ các chuyên gia hay cố vấn nào
- Ban Tư liệu chưa tô chức các cuộc điều tra chính thức về nhu cầu tin của người dùng tin xem nhu cầu của họ thay đổi như thế nào theo từng giai đoạn phát triên của xã hội đề kịp thời điều chinh việc tăng hay giảm những tài
liệu thuộc lĩnh vực nào cho phù hợp với nhu câu của họ
Trang 3434
- Kê từ khi thành lập đến nay, Ban Tư liệu chưa có đợt thanh lọc tài
liệu nào cũng như chưa có các tiêu chí đưa ra dé thanh lọc dẫn đến kho tài
liệu - tư liệu của Ban có số lượng lớn nhưng có một số tài liệu rất ít khi được
sử dụng đên như các tài liệu về văn học của Liên Xô cũ, sách bô túc văn hóa
Tất cả những vấn đề trên vẫn còn tôn tại cho đến tận bây giờ vì một nguyên nhân chính là Ban Tư liệu chưa có một chính sách phát triên nguồn tin
một cách đây đủ, chính thức đề thi hành Các cán bộ bô sung chỉ biết dựa vào
diện bô sung tài liệu để thực hiện công việc của mình trong khi những vấn đề
được đưa vào diện bô sung chỉ mang tính chất chung chung, không xác định
được lĩnh vực cụ thê trong từng thời điểm
Việc Ban Tư liệu chưa có một chính sách phát triên nguồn lực thông
tin là do Ban chưa đặt đúng tầm quan trọng của công tác này Lý do nữa là để
đưa ra được một chính sách có tính khả thi cao thì đòi hỏi nhiều công sức
nghiên cứu, thời gian và kinh phí của các cán bộ làm việc trong Ban, mà những điều kiện đó hiện nay Ban chưa sẵn có Hy vọng cùng với dự án xây
dựng Trung tâm tư liệu Mỹ thuật tạo hình, Ban Tư liệu sẽ sớm xây dựng được
cho mình một chính sách phát triển nguôn tin hợp lý
2.2 Hiện trạng hoạt động bồ sung tài liệu của Ban Tư liệu
Hiện nay công tác phát triên nguồn lực thông tin tại Ban Tư liệu -
Viện Mỹ thuật đang đòi hỏi phải có những biến chuyên nhất định, nhăm phù
hợp với quá trình đôi mới giáo dục, đào tạo cũng như công tác nghiên cứu của
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Với tư cách là nơi tàng trữ những tài liệu mỹ thuật lớn nhất Việt Nam,
Ban Tư liệu đã có một quá trình hoạt động lâu dài, đạt được những thành tựu
đáng kê Đề góp phần tạo nên những kết quả trong hoạt động thông tin thư viện, phải nói đên công tác tạo nguôn thông tin, nó luôn găn bó với việc nâng
Trang 35cao chat lượng tự học, tự đào tạo và phục vụ nghiên cứu khoa học Vì vậy,
cần phải xem xét một cách nghiêm túc thực trạng tạo nguôn, đánh giá những việc đã làm được và phát hiện những yếu kém cần khắc phục để làm cơ sở
cho việc xây dựng vốn sách, báo, tư liệu và tạo nguồn lực thông tin ở Ban Tư
liệu
2.2.1 Nguôn lưu chiễu
Đây là nguồn chính của kho Tư liệu và Kho ảnh Ngoài Ban Tư liệu, Viện Mỹ thuật còn có 3 ban nghiên cứu về 3 lĩnh vực chính của mỹ thuật tạo
hình là Ban Mỹ thuật hiện đại, Ban Mỹ thuật cô đại và Ban Mỹ thuật ứng
dụng Hàng năm, mỗi cán bộ nghiên cứu thuộc ba Ban này có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành 01 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Sau khi các đề tài này được nghiệm thu, tác giả của đề tài có trách nhiệm nộp vào Kho Tư liệu - Ban Tư liệu 1 bản của đề tài Ngoài ra, tùy theo chức năng nghiên cứu, trong các chuyến công tác, các chuyến điền dã, các Ban phải nộp cho Kho Tư liệu hoặc Kho Ảnh, tư liệu của chuyến đi công tác đó (Ban Mỹ thuật hiện đại thường nộp các file ảnh cho Kho Ảnh, các file ảnh này là tư liệu của chuyền đi công
tác, hoặc Ban Mỹ thuật cô đại sau khi đi điền dã công tác, sẽ nộp vào Kho Tư
liệu các bản rập, bản khắc hoa văn mỹ thuật cô )
Ban Tư liệu được Viện Mỹ thuật giao cho chức năng thu nhận các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở đã được nghiệm thu của các cán bộ nghiên cứu, và và tư liệu các Ban sưu tầm trong các chuyền đi công tác điền dã nhằm mục
đích:
- Thu thập, tàng trữ lâu dài các đề tài nghiên cứu, tư liệu điền dã dé lưu truyền, phô biến kiến thức mỹ thuật cho những ai quan tâm
- Là cơ sở đề theo dõi tình hình nghiên cứu và chất lượng các đề tài
của cán bộ nghiên cứu qua các năm.
Trang 3636
Số liệu thống kê các đề tài nghiên cứu, tư liệu điền dã từ năm 2000
đến năm 2010 được trình bày ở bảng sau:
Bảng 8 Số lượng tư liệu nhận vào kho theo chế độ lưu chiếu
Năm Tông số Đề tài nghiên cứu Tư liệu điền dã (bao
nhận vào hoa văn họa tiết mỹ
chế độ lưu Số lượng | Đạt % Số lượng | Đạt %
Trang 37
L]Đ tài nghiênc u EM Tưli uđi n dã
Hình 5 Biểu đô biểu thị số tư liệu nhận vào kho theo chế độ lưu chiếu
Năm 2010, Ban Tư liệu nhận được số tài liệu nộp lưu chiêu cao hơn
han các năm về trước do một sô lý do sau:
- Ké tir nam 2010, Truong Dai hoc My thuat Viét Nam (co quan chu
quản của Viện Mỹ thuật ban hành quyết định mới về việc nghiên cứu đề tài cơ
sở hàng năm, điều này cho phép các cán bộ giảng viên công tác tại Trường có thê đăng ký nghiên cứu đề tài phù hợp với chuyên môn Việc này đã mở rộng
đối tượng được đăng ký nghiên cứu đề tài)
- Năm 2010, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kết hợp Hội Mỹ thuật
Việt Nam tô chức Triển lãm mỹ thuật toàn quốc theo định kỳ 5 năm/lần Theo đó, số lượng ảnh tư liệu của Ban Mỹ thuật hiện đại tăng lên rất nhiêu
- Năm 2010, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam kỷ niệm 85 nam
ngày thành lập (1925 - 2010), nhân dịp này một số triển lãm và hội thảo đã
được tô chức như hội thảo "Bản sắc văn hóa Hà Nội trong văn học nghệ thuật
Trang 3838
thé ky XX", hoi thao "Phat tích và di sản mỹ thuật thoi Ly", trién lam "My
thuật thời Lý", triển lãm "Nét cô Thăng Long" Qua các buôi hội thảo và
triển lãm này, Ban Tư liệu đã nhận được rất nhiều tài liệu nộp về theo chế độ lưu chiêu
Nhìn chung, công tác nộp lưu chiêu tư liệu trong suốt thời gian qua đã
mang lại cho Ban Tư liệu một kho tàng tư liệu mỹ thuật tạo hình đồ sô và vô
cùng quý giá, phản ánh được gần như đây đủ các khía cạnh chuyên môn của nên mỹ thuật Việt Nam trong suốt gần 1 thế kỷ qua Kết quả này có được
trước hết do những chính sách của lãnh đạo Viện Mỹ thuật qua các thời kỳ đã
quan tâm đến những vấn đề này và sự thực hiện rất nghiêm túc nghĩa vụ giao
nộp đề tài nghiên cứu cũng như tài liệu điền dã của cán bộ Viện Mỹ thuật Những tài liệu này đã và đang phục vụ rất đắc lực và có hiệu quả cho
công tác nghiên cứu và học tập của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, giảng viên
sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và tat ca những ai quan tâm,
muốn tìm hiểu về mỹ thuật tạo hình
2.2.2 Nguôn biếu tặng và tài liệu trao đổi
Nguồn biểu tặng cũng là một nguồn chiếm vị trí quan trọng trong công tác bô sung tài liệu của Ban Tư liệu
Do là cơ quan đầu ngành nghiên cứu về mỹ thuật tại Việt Nam, Viện Mỹ thuật luôn chiếm một vị trí uy tín đối với các nhà xuất bản khoa học xã hội nói chung, các nhà xuất bản chuyên về mỹ thuật nói riêng và đặc biệt là các nhà nghiên cứu mỹ thuật
Từ những năm 2000, SỐ lượng sách Ban Tư liệu - Viện Mỹ thuật nhận
được qua nguôn biếu tặng có xu hướng gia tăng Hàng năm có nhiêu tô chức, đại sứ quán, một số nhà xuất bản và các nhà nghiên cứu mỹ thuật gửi tặng
sách, báo, tạp chí như Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật
Trang 39Thành phố Hồ Chi Minh, Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Trường Đại học
Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Đại sứ quán Nhật Bản, Đại sứ quán Thụy Điền, Hội đồng Anh, L'espace, Vién Goethe Mot sỐ
nhà nghiên cứu mỹ thuật khi xuất bản sách cũng gửi tặng Ban Tư liệu như
mới đây nhất là nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến gửi tặng cuốn "Hội
họa Hà Nội, những ký ức còn lại", nhà phê bình mỹ thuật, hoa si Phan Cam
Thượng gửi tặng cuôn “Văn minh vật chất người Việt”
Với chiều dài gần 50 năm xây dựng và phát triển, với nhiều lần tách nhập, thay đôi phiên hiệu nhưng Viện Mỹ thuật đã xuất bản được khá nhiều
tài liệu nghiên cứu mỹ thuật có giá trị Các tài liệu này được nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đánh giá cao, và góp phần tạo dựng nên một kho tài liệu mỹ thuật giá trị đối với những ai quan tâm nghiên cứu mỹ thuật
Từ những năm 70 cho đến nay, số lượng sách Viện Mỹ thuất xuất bản
tăng cả về lượng và chất Điền hình là những tài liệu sau
Bảng 9: Tài liệu Viện Mỹ thuật xuất bản
l Tính dân tộc trong nghệ thuật tạo hình 1972
3 Nghệ thuật chạm khắc cô qua các bản rập 1975
6 Hội nghị học thuật về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh 1979 7 Bản rập và những con vật trong nghệ thuật chạm khắc | 1979
cô Việt Nam
Trang 40
10 Những vần đề về nghệ thuật tạo hình năm 1984 1984 11 Nhitng van dé vé nghé thuat tao hinh nam 1985 1985
18 Thái Bá Vân - tiếp xúc với nghệ thuật 1997 19 Kỷ yếu hội thảo "Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX" 2000
20 Bản rập hoa văn họa tiết mỹ thuật cô Việt Nam 2000
21 Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông 2001
24 Hình tượng con người trong chạm khắc cô Việt Nam 2002
26 Kỷ yếu hội thảo "Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt | 2002
Nam"