PHẠM THỊ THU HÀ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIÊN NGUÒN LỰC
THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN BỘ TƯ PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN ƯỚNG DẪN KHOA HỌC: § NGUYÊN HỮU HÙNG
HÀ NỘI, 2010
Trang 2MO DAU
CHUONG 1
NGUON LUC THONG TIN TRONG HOẠT ĐỌNG TT- TV BỘ TƯ PHÁP- -6
1.1 Tổ chức và hoạt động của Thư viện Bộ Tư pháp -
1.2 Người dùng tin và nhu cầu tin ở Thư viện Bộ Tư pháp- 1.2.1.Người ding tin-
1.2.2.Đặc điểm như câu ti
1.3 Vai trò của NLTT và vấn đề phát triển nguồn lực thông tin ở Thư
2.1.1.Chính sách bổ sung- 2.1.2.Nguôn bổ sun; 2.1.3.Kinh phi bé sun; 2.2.Cơ cấu nguồn lực thông ti
2.2.1.Cơ cấu theo hình thức tài liệu
2.2.2.Cơ cấu nội dung-~
2.2.3 Về ngôn ngữ tài
Trang 3liệu-2.3.1.Tổ chức và quản lý vốn tài liệu truyễn thống: 3.3.2.Tổ chức và quản lý von tai liệu điện t
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN NGUÔN LỰC THONG
TIN TAI THU VIEN BO TU PHAP-
Trang 4BTP CSDL CH CNH CNTT ĐH ĐHQG GTSM Gs KHPL ML MLCC MLPL MLTT NCT NDT NCKH NLTT PGS TANDTC THADS TM TT-TV TV TS
VBQPPL
Bộ Tư pháp Cơ sở dữ liệu Cao hoc
Khoa học pháp lý Mục lục
Mục lục chữ cái Mục lục phân loại
Mục lục truyền thống Nhu cầu tin
'Người dùng tin Nghiên cứu khoa học
Nguồn lực thông tin
Phó giáo sư
Tòa án nhân dân tối cao Thi hanh án dân sự Thư mục
“Thông tin Thư viện Thư viện
Tiến sĩ
'Văn bản quy phạm pháp luật
Trang 51 Bang 1 Bang 2 Bang 3 Bảng 4: Bảng 5 Bảng 6: Bảng 7 Bang 8 Bang 9
Lĩnh vực chuyên môn NDT quan tâm Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu Dạng tài liệu NDT thường sử dụng Các CSDL đã được xây dựng ở TVBTP
Thống kê nội dung tài liệu theo bộ môn khoa học
Thống kê thành phần ngôn ngữ tài liệu có trong kho sách Mức độ đầy đủ của NLTT
Mức độ đáp ứng nhu cầu tin voi NDT NDT sử dụng các phương tiện tra cứu
10.Bảng 10: Đánh giá của NDT về mức độ hiệu quả các hình thức phục vụ
11.Hình 1 12.Hình 2: 13.Hình 3: 14.Hình 4 15.Hình 5: 16.Hình 6: 17.Hình 7: 18.Hinh 8: 19.Hình 9:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT - TV NDT tại TVBTP
Thành phần NLTT truyền thống tại TVBTP CSDL ở TVBTP
NLTT theo nội dung tài liệu 'Thành phần ngôn ngữ tải liệu sách Thành phần ngôn ngữ tài liệu báo, tạp chí Mức độ đầy đủ của NLTT
Mức độ đáp ứng nhu cầu tin
Trang 6đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng và nhiều ý kiến đóng góp có giá trị của các thầy cô giáo giảng dạy
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng vì khả năng của bản thân có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và sự góp ý của các bạn đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, chủ nhiệm Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Văn hóa Hà nội về những ý kiến đóng góp hết sức quý báu cho bản luận văn
Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng về những định hướng nghiên cứu khoa học và sự tận tình giúp đỡ của thầy trong quá trình hoàn thiện bản luận văn
Xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Khoa học pháp lý, các đồng nghiệp trong Trung tâm Thông tin ~ Thư viện, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 7Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày nay thông tin trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt và nguồn lực quan trọng phát triên của mỗi quốc gia Thông tin cũng được xem là công cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội, là cơ sở của các hoạt động chuyền giao tri thức, và nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học
Nguồn lực thông tin đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản
lý và nghiên cứu khoa học Nguồn lực thông tin là tiền đề cho sự hình thành và phát triên họat động thư viện Ngày nay tri thức của nhân loại phát trién
theo cấp số nhân và ngày càng đuợc ứng dụng vào thực tiễn với tốc độ nhanh
hơn thì việc xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin trong giai đọan đôi
mới của đất nước hiện nay càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ
hết Mọi lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý
và nghiên cứu khoa học sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện không có
hiệu quả nếu thiếu thông tin và tri thức Chính vì vậy việc tạo lập và phát triên
nguôn lực thông tin đây đủ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu và học tập của mọi tô chức trong xã hội
Bộ Tư pháp là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật; phô biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính
tư pháp; bô trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Đề thực hiện các chức năng trên đây, các cán bộ của Bộ Tư
pháp với tư cách là những người dùng tin cần được thông tin đầy đủ về ngành mình Do vậy, yêu cầu được đặt ra phải nâng cao chất lượng hoạt động thông tin và phục vụ thông tin tại Bộ Tư pháp Liên quan tới đòi hỏi trên đây, Thư
Trang 8tâm đến lĩnh vực pháp luật của Bộ Tư pháp nói riêng và của ngành luật nói chung Mặc dù đã có những cố gắng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin trong nghiên cứu, học tập của cán bộ Bộ Tư pháp, song hoạt động của Thư
viện Bộ Tư pháp vẫn còn một số vấn đề bất cập trong việc phục vụ thông tin
như: Chưa đáp ứng kịp thời những thông tin mới, nguồn tài liệu giá trị còn chưa phong phú, các tài liệu cô chưa được cập nhật thường xuyên, nhiều tài liệu còn chưa được kiêm soát và khó truy cập v v v Nguyên nhân của tình
trạng này chính là do cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực của Thư viện
chưa đáp ứng được khiến nguôn lực thông tin chưa được tạo lập và khai thác một cách có hiệu quả
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và với nhận thức được vai trò to lớn của việc phát triên nguồn lực thông tin trong công tác thư viện ở Bộ Tư pháp nên tôi đã chọn vân đề “Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Bộ Tư pháp” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Khoa học Thư viện
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
+Xác định thực trạng của nguồn lực thông tin tại Thư viện Bộ Tư pháp,
đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn lực thông tin nhằm đáp ứng kịp thời nhu câu tin của người dùng tin tại Thư viện Bộ Tư pháp
Nhiệm vụ cụ thể:
+ Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin, nhu cầu tin
+ Phân tích thực trạng của việc xây dựng nguồn lực thông tin tại
TVBTP.
Trang 9+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của Thư
viện Bộ Tư pháp
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
Giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn lực thông tin, nhu cầu tin,
khả năng đáp ứng thông tin của Thư viện Bộ Tư pháp 4.Tình hình nghiên cứu
Vấn đề xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin ngày càng được các cơ quan Thông tin Thư viện quan tâm và nghiên cứu Cơ sở lý luận và những giải pháp lớn đề phát triển nguồn lực thông tin được trình bây trong cuốn sách của PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng “Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn” Một số bài báo khoa học được đăng trong tạp chí Thông tin — Tư liệu và tạp chí
Thư viện của T.S Nguyễn Viết Nghĩa, T.S Lê Văn Viết liên quan đến vấn đề
tạo lập và khai thác nguôn lực thông tin
Viết về vẫn đề nguồn lực thông tin còn có các luận văn thạc sĩ như:
- "Tăng cường nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội
trong thoi ky CNH, HDH đất nước" luận văn thạc sĩ của Phạm Bích Thủy,
2001
- "Tăng cường nguôn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách
khoa Hà nội” luận văn thạc sĩ của Hà Thị Huệ, 2005
- "Xây dựng và phát triên nguồn lực thông tin tại Viện Xã hội học” luận
văn thạc sĩ của Vũ Hồng Quyên, 2006
-"Nâng cao chất lượng nguôn lực thông tin tại Thư viện Viện Triết học trong giai đọan đổi mới đất nước" luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Cần, 2007.
Trang 10Tuy nhiên các đề tài luận văn đó chỉ mới đề cập đến các khía cạnh
mang tính đặc thù của cơ quan nơi tác giả công tác Hiện nay nghiên cứu vấn
đề phát triển nguôn lực thông tin tại Thư viện Bộ Tư pháp chưa có công trình
nghiên cứu nào Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển
nguồn lực thông tin tại Thư viện Bộ Tư pháp” làm đề tài nghiên cứu của
tÔI
Š Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của lụân văn, tác giả đã vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận
Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp văn hóa và thư viện
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê như: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
+ Phương pháp điều tra xã hội học băng phiếu hỏi và phỏng vấn; + Phương pháp thông kê:
+ Phương pháp , phân tích, tông hợp, so sánh 6 Đóng góp của luận văn
+ Nhận dạng và phân tích thực trạng nguôn lực thông tin của Thư viện: Về cơ cầu tô chức quản lý, công tác bô sung
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thông
tin.
Trang 11Luận văn được kết cấu thành ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phân kết luận Phần nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Nguồn lực thông tin trong hoạt động Thông tin - Thư viện Bộ Tư pháp
Chương 2: Thực trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện Bộ Tư pháp
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Bộ Tư pháp
Kết luận
Đanh mục tài liệu tham khảo
Trang 12THONG TIN THU VIEN BO TU PHAP
1.1 TOCHUC VA HOAT DONG CUA THU VIEN BO TU PHÁP 1.1.1 Khái quát về Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phô biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp: bô trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Nhiệm vụ của Bộ:
- Trình Chính phủ Dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án đề án theo sự phân công của chính phủ, thủ tướng chính phủ; việc đàm phán, ký kết , gia nhập điều ước quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
- Trình Thủ tướng chính phủ chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế
hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án quan trọng quốc gia, các dự thảo quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
- Ban hành các thông tư , quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Trang 13- Về công tác xây dựng pháp luật:
+ Trình Chính phủ dự thảo chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật;
+Lập dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ quốc hội về những vấn đề thuộc
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến phân công
cơ quan chủ trì, phối hợp soạn thảo đề trình Chính phủ quyết định; kiểm tra, đôn đốc việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của
Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội do Chính phủ trình;
+ Thâm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo điều ước
quốc tế:
+Tham gia xây dựng dự án, dự thảo VBQPPL do các bộ, cơ quan ngang
Bộ và các cơ quan, tô chức khác chủ trì soạn thảo;
+ Hướng dẫn kiêm tra đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc Hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương về công tác
soạn thảo, thâm định VBQPPL
- _ Về thi hành pháp luật:
+ Theo dõi chung tình hình thị hành pháp luật trong phạm vị cả nước; + Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ,
HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác theo
dõi, đánh giá, báo cáo về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương.
Trang 14hóa VBQPPL
- Về phô biến GDPL:
+ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình PB, GDPL
+ Xây dựng đội ngũ báo cáo viên PL; biên soạn, xuất bản, phát hành các
tài liệu phục vụ công tác PB, GDPL;
+ Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng tủ sách PL ở xã, phường, thị trần, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học
- Về thi hành án dân sự:
+ Tô chức thực hiện công tác thi hành án dân sự trong phạm vị cả nước
+ Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định về quy trình, thủ tục, tiêu
chuẩn, định mức , biêu mẫu, giấy tờ về THADS:
+ Quản lý thống nhất về tô chức, hoạt động, ngân sách của các cơ quan THADS địa phương;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc việc THADS theo
QDPL
- Vé hanh chinh tu phap
- Về công tác nuôi con nuôi - Về trợ giúp pháp lý
- Về đăng ký giao dịch bảo đảm
- Hướng dẫn , kiểm tra về tô chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác pháp chế bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Về hợp tác quốc tế: Tông hợp, điều phối, thâm định về nội dung các
chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật : Tô
chức thực hiện các điều ước quốc tế và chủ trương hợp tác quốc tế thuộc
Trang 15- Xây dựng các quy chế đánh giá, nghiệm thu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý: xây dựng và chỉ đạo tô chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học; phát triển và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong việc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
- Quản lý các tô chức thực hiện các dịch vụ công trrong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
- Hướng dẫn tạo điều kiện cho hội, tô chức phi Chính phủ tham gia các
hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản ly nhà nước của Bộ
- Thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra
- Đề xuất các giải pháp đôi mới, nâng cao hiệu quả cải cách thê chế hành
chính nhà nước và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện
- Xây dựng tiêu chuân nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên môn ngành tư pháp để Bộ Nội vụ ban hành quản lý công tác đào tạo luật, tô chức đào tạo các cấp học về luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Quản lý về tô chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiên lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật thuộc phạm vị quản lý của Bộ
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tô chức thực hiện ngân sách
được phân bô
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
hoặc theo quy định của pháp luật
Trang 16+ Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật
+ Vụ Kế hoạch- Tài chính
+ Vụ Tô chức cán bộ + Vụ Thị đua- Khen thưởng
+ Thanh tra
+ Văn phòng
+ Cục Thị hành án dân sự
+ Cục Trợ giúp pháp lý
+ Cục Kiêm tra văn bản QPPL
+ Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm + Cục Con nuôi
+ Cục Công nghệ thông tin
+ Cơ quan đại diện của Bộ tại TPHCM - Các tô chức sự nghiệp thuộc Bộ:
+ Viện Khoa học Pháp lý
+ Học viện Tư pháp
+ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật + Báo Pháp luật Việt nam.
Trang 17trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nên đội ngũ cán bộ công chức của bộ tương đối đông đảo Hiện nay toàn Bộ Tư pháp có tông số 593 cán bộ công chức Trong số này chỉ có
30 cán bộ là hợp đồng còn lại là biên chế Bộ Tư pháp là nơi tập trung nhiều
nhà khoa học có trình độ cao, có nhiều người được đào tạo ở nước ngoài về Hiện nay Bộ Tư pháp có 01 giáo sư, có 31 phó giáo sư và tiến sĩ luật, có 93
thạc sỹ luật, 301 cử nhân luật Còn lại là đại học, thạc sỹ, cao đăng thuộc các ngành khác
Phương hướng phát triển của Bộ trong những năm tới
Đề thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước trong thời kỳ đôi mới, họat động của Bộ Tư pháp trong những năm tới sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
+ Đôi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật từ sáng kiến pháp luật đến thông qua luật nhằm đây nhanh quá trình soạn thảo, ban hành luật Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (Nghị quyết số 48- NQ/TW)
+ Hoàn thiện cơ chế quản lý các tòa án nhân dân địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp tòa án trong hoạt động xét xử (Nghị
quyết số 48-NQ/TW)
+ Nghiên cứu việc chuyên Viện kiểm sát thành Viện công tố (Nghị
quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết só 49-NQ/TW)
+ Xây dựng Bộ luật Thị hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành
án; xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống
Trang 18+ Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về công tác Bồ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, giám định, cảnh sát tư pháp ) theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân, doanh
nghiệp; thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động bô trợ tư pháp; kết hợp
quản lý nhà nước với tự quản của các tô chức xã hội nghề nghiệp: xây dựng
lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp, nghiên cứu chế định thừa phát lại (Nghị
quyết 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW);
+ Ký kết và gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng bố quốc té, chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham
nhũng, các hiệp định tương trợ tư pháp Chú trọng việc nội luật hoá những
điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên liên quan đến an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội Sớm ban hành Luật dẫn độ tội phạm và chuyên
giao người bị kết án phạt tù (Nghị quyết số 4§-NQ/TW);
+ Phát triển hệ thống thông tin và phô biến giáo dục pháp luật, xây dựng và triên khai Chương trình Quốc gia về phô biến giáo dục pháp luật dài hạn (Nghị quyết số 48-NQ/TW)
+ Bảo đảm số lượng và chất lượng nguôn nhân lực cán bộ, công chức
làm công tác pháp luật (Nghị quyết số 48-NQ/TW)
Trên cơ sở phương hướng phát triên của Bộ trong những năm tới, Thư viện Bộ Tư pháp đã định hướng xây dựng nội dung, chính sách phát triển nguôn lực thông tin cho phù hợp với công tác quản lý và nghiên cứu của cán bộ trong Bộ Tư pháp.
Trang 19Tư pháp mang tính chất chuyên ngành Luật nhăm đáp ứng nội dung một cách có trọng tâm phù hợp với nhu cầu công tác quản lý và nghiên cứu của người dùng tin công tác tại Bộ Chính vì vậy Thư viện Bộ Tư pháp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp tài liệu một cách kịp thời và nhanh chóng phục vụ cán bộ trong Bộ cũng như cán bộ ngoài Bộ có nhu cầu nghiên
cứu về lĩnh vực pháp luật
Xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của Thư viện Bộ Tư pháp như vậy, nên lãnh đạo Bộ cũng như lãnh đạo Viện KHPL rất quan tâm đến tô
chức và hoạt động của Thư viện
Trước năm 1981, Thu vién BTP có nguồn gốc từ Thư viện của Uy ban
Pháp chế thuộc Chính phủ Năm 1981 BTP được thành lập lại trên cơ sở của UBPC, Thư viện cũng đã hình thành và được cơ cấu trực thuộc Viện khoa học pháp lý và được gọi là Phòng Thông tin- Thư viện
Từ năm 1991-1994: Thư viện bắt đầu có những thay đôi đáng kê cả về nhân lực và nguôn lực Phòng Thông tin Thư viện gồm có 06 cán bộ vừa làm công tác Thư viện vừa làm công tác thông tin, kinh phí hoạt động của Thư viện cũng được cấp ôn định hàng năm đề hoạt động
Từ năm 199S, được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ cũng như lãnh đạo
Viện KHPL, công tác chuyên môn của Thư viện đã có những bước chuyên
biến rõ rệt cả về nội dung thư viện lẫn hoạt động nghiệp vụ thông tin
Đến năm 2003, Phòng Thông tin - Thư viện đôi tên thành Trung tâm Thong tin - Thư viện
Là một Thư viện chuyên ngành, Thư viện BTP cũng có chức năng
tương tự như các Thư viện khác trong hệ thống Thư viện như: Bồ sung tài
liệu, xử lý kỹ thuật, lưu trữ và bảo quản tài liệu, khai thác và phô biến các
Trang 20thông tin trong lĩnh vực pháp luật nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy của cán bộ trong Bộ cũng như cán bộ ngoài Bộ quan tâm đến lĩnh
vực này
Thư viện Bộ Tư pháp có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, đề xuất phương hướng tô chức và hoạt động của Thư viện
nhăm phục vụ cho công tác nghiên cứu của cán bộ;
- Thực hiện việc thu thập, bô sung , trao đôi tài liệu;
- Thu nhận lưu chiêu những tài liệu do các đoàn công tác, các vụ chuyên
môn hoặc các tô chức gửi tặng:
- Tiến hành các hoạt động xử lý nghiệp vụ của Thư viện: mô tả tài liệu, phân loại tài liệu, vào sô đăng ký, dán nhãn, đóng dấu, sắp xếp sách lên giá;
- Từng bước số hóa tài liệu Thư viện đề tiến tới xây dựng Thư viện điện
tử;
- Xây dựng CSDL sách và bài trích tạp chí chuyên ngành luật; - Xây dựng hệ thống tra cứu tài liệu;
- Lưu trữ và phô biến các ấn phẩm có trong Thư viện;
- Biên soạn các ấn phẩm thư mục theo từng chuyên ngành, thư mục giới thiệu sách mới
- Tổ chức giới thiệu cho bạn đọc những tài liệu mới, và quan trọng;
- Phô biến và phục vụ bạn đọc ;
- Lưu trữ và bảo quản tài liệu;
- Nghiên cứu khoa học thông tin thư viện, ứng dụng những thành tựu
khoa học mới vào hoạt động thư viện;
- Tap huấn cho cán bộ trong Bộ những kiến thức cơ bản về cấu trúc và
phương pháp tìm tin nhằm giúp họ khai thác, sử dụng thuận lợi có hiệu quả
von tai liệu có trong Thư viện :
Trang 21- Phat trién các mối quan hé nhằm trao đôi nguồn lực thông tin với các
Thư viện ngành luật
Về cơ cấu tổ chức
Thư viện Bộ Tư pháp là một cơ cấu năm trong Viện Khoa học pháp lý
Vì vậy việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ câu các phòng ban của Thư viện cũng được quy định trong Quy chế hoạt động của Viện Khoa học pháp lý
Cơ cấu tô chức của Trung tâm Thông tin- Thư viện được chia thành ba
mảng chức năng là Thông tin, Thư viện và Quản trị mạng
+Thông tin có nhiệm vụ xuất bản các ấn phâm chuyên đề thông tin
phục vụ cho ngành; xây dựng cơ sở dữ liệu về các văn bản luật
+Thư viện thực hiện nhiệm vụ về nghiệp vụ thư viện Trong Thư viện
lại được chia thành các phòng ban như sau: *Phòng xử lý chuyên môn, nghiệp vụ;
*Phong phuc vu ban doc;
*Phong kho sach
Phòng xử lý chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện các việc như : Bồ sung — trao đôi, xử lý nghiệp vụ, đóng các tài liệu dé luu Day la noi thuc hién chu trình đường đi của tài liệu có trong Thư viện
Phòng phục vụ bạn đọc: Chủ yếu phục vụ bạn đọc tại chỗ hoặc mượn về
nhà, làm thẻ bạn đọc, phô tô tài liệu, giải đáp các thắc mắc của bạn
đọc Trong phòng đọc có các tài liệu tra cứu tại chỗ
Phòng kho sách là toàn bộ nguồn lực thông tin có trong Thư viện
+Bộ phận Quản trị mạng chịu trách nhiệm về trang Web nội bộ của
Viện
- Lãnh đạo Viện Khoa học Pháp lý: gồm 01 Viện trưởng phụ trách chung và 01 Viện phó phụ trách hoạt động Thông tin Thư viện.
Trang 22- Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện: Phụ trách và chịu trách
nhiệm trước Lãnh đạo Viện KHPL công việc của Trung tâm và Quản trị
mạng
- 02 Phó giám đốc Trung tâm TT-TV: 01 Phó giám đốc phụ trách hoạt
động của Thư viện; 01 Phó giám đốc phụ trách mảng Thông tin
Hình 1: Sơ đồ cơ cau, tổ chức của Trung tam TT -—-TV
Đội ngũ cán bộ của Trung tâm Thông tin Thư viện
Trung tâm Thông tin Thư viện chỉ là một bộ phận nhỏ trực thuộc Viện
KHPL, chủ yếu phục vụ cán bộ trong Bộ và một số cán bộ ngoài cơ quan có
quan tâm đến lĩnh vực pháp luật, nên số lượng cán bộ không nhiều Toàn bộ
Trang 23trung tâm có 08 người, tất cả đều có trình độ đại học và chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc và có tuôi đời rất trẻ Riêng bộ phận Thư viện thì có
03 cán bộ chuyên làm công tác thư viện, trong đó có 02 cán bộ học Đại học
Thư viện và có thêm bằng Đại học Luật ; 01 cán bộ học ĐH Ngoại ngữ và Đại
học Luật, ngoài ra Thư viện cũng thuê một số hợp đồng theo công việc thực
té
Co sé vat chat, trang thiét bi
Hang năm Thư viện được Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Viện KHPL quan
tâm đầu tư kinh phí đê bô sung tài liệu sách, báo, tạp chí „ triên khai các hoạt
động của Thư viện; mua sắm, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đề phục vụ cho công tác Thư viện
Các trang thiết bị cần thiết như bàn, ghế, tủ , giá sách, quạt, điều
hòa đêu được trang bị mới hoàn toàn và phù hợp với mục đích sử dụng cho
Thư viện
Nhằm hiện đại hóa công tác Thư viện, lãnh đạo Bộ cũng như lãnh đạo
Viện KHPL cũng rất quan tâm đến việc trang bị các máy móc hiện đại đề giúp
cho Thư viện thực hiện việc số hóa tài liệu phục vụ cho cán bộ khai thác được
nguồn tài liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả Hiện nay Thư viện có 0S
máy tính; 02 máy In; máy In mã vạch, hệ thông công từ, máy đọc và khử từ, camera, máy photo tài liệu, máy quét tài liệu, các thiết bị khác phục vụ cho việc theo đõi bảo vệ tài sản của Thư viện
Về phần mềm Thư viện: Trước đây Thư viện sử dụng phầm mềm
CDS/ISIS for Windows để xây dựng và cập nhật CSDL „ quản lý, khai thác tài liệu Đến năm 2001-2003 do có dự án “Tăng cường năng lực Thông tin pháp luật” của Tô chức SIDA Thụy Điễn nên Lãnh đạo Viện KHPL đã quyết định cho Thư viện nâng cấp phần mềm mới có tính năng cải tiến phù hợp và
hiện đại hơn trong công tác Thư viện đó là phần mêm libol 5.0 do Công ty
Trang 24Tình Vân cung cấp Thư viện hiện nay đã thực hiện việc tin học hóa hầu hết
các hoạt động quản lý và phục vụ bạn đọc trên máy tính như: Quản lý công
tác bỗ sung tài liệu; Biên mục tự động: xây dựng cơ sở dữ liệu; phục vụ bạn
đọc tra cứu; tìm kiếm tài liệu; thống kê tài liệu; tạo ra các sản phâm thư
mục
1.2.NGUOI DUNG TIN VA NHU CAU TIN O THU VIEN BO TU
PHAP
1.2.1 Người dùng tin
Bắt cứ ở một Thư viện nào thì vẫn đề nghiên cứu người dùng tin là điều
quan trong va rat cần thiết Nguồn lực thông tin có trong Thư viện luôn phản ánh theo định hướng nhu cầu tin của người dùng tin, có như vậy Thư viện
mới có cơ sở đề đáp ứng và kích thích người dùng tin đến với Thư viện Nắm
vững nhu cầu thông tin, đáp ứng một cách kịp thời đầy đủ, chính xác nhu cầu thông tin của người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thư viện nói chung và Thư viện chuyên ngành luật Bộ Tư pháp nói riêng Chất lượng của việc đáp ứng nhu cầu thông tin phục thuộc vào sự năm bắt đặc
diém NDT của họ
Đề xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Bộ Tư
pháp, trước tiên người cán bộ thư viện cần phải hiểu: Người dùng tin là ai, họ
có những đặc điểm gì
Người dùng tin tại Thư viện BTP là toàn thê cán bộ công nhân, viên
chức , cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy của Bộ và của một SỐ cơ
quan ngoài Bộ có quan tâm đến lĩnh vực này Hiện nay Thư viện đang quản lý 389 thẻ bạn đọc của cán bộ, viên chức trong cơ quan Bộ
Qua việc phân tích các dữ liệu về người dùng tin bằng phiếu điều tra và
thẻ bạn đọc đang quản lý tại Thư viện có thê phân chia người dùng tin tại Thư
viện Bộ Tư pháp thành 03 nhóm chính sau :
Trang 25- - Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu;
- Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lý; - Nhóm người dùng tin là sinh viên
LJ 10 %
Hình 2 : Cơ cấu người dùng tin tại TVBTP
*Vhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
Đây là lực lượng cán bộ nòng cốt của Bộ, chiếm phân lớn trong tông số người dùng tin của Thư viện Nhóm NDÍT này là những người có trình độ chuyên môn sâu, họ đều là những người có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư và học vị cao như Tiến sĩ, Thạc sĩ Thông tin dành cho những đối tượng này đòi hỏi phải chuyên sâu dé phù hợp với vấn đề mà họ nghiên cứu Họ luôn đòi hỏi những thông tin mới, cập nhật, đầy đủ và chính xác Các loại tài liệu mà nhóm người dùng tin này thường sử dụng là sách, báo, tạp chí tiếng Việt Ngoài ra họ còn quan tâm đên cả tài liệu tiêng nước ngoài vì nhóm người
Trang 26dùng tin này có khả năng sử dụng ngoại ngữ khá thành thạo như các tiếng Anh, Nga, Pháp , Đức, Trung
Thực tế khảo sát cho thấy tài liệu nước ngoài rất quan trọng, làm cơ sở
để người dùng tin nghiên cứu, tham khảo đề áp dụng kinh nghiệm của thế giới vào nghiên cứu những vấn đề ở Việt nam Nhóm người dùng tin này luôn
dành một lượng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại Thư
viện và đòi hỏi những nguôn thông tin phải có giá trị, có nội dung chuyên sâu phù hợp với chuyên ngành họ nghiên cứu, họ yêu cầu được cung cấp các thông tin mới, cập nhật, đầy đủ chính xác để đáp ứng hiệu quả công việc cao Các loại tài liệu ở phòng tra cứu như từ điền, bách khoa toàn thư, các sách tra cứu, đề tài, luận án, tạp chí các ngành, các Luật cô được người dùng tin quan tâm nhiều
* Người dùng tín là cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Nhóm NDT này có đặc điểm là họ vừa đảm nhiệm chức năng lãnh đạo,
quản lý họ lại vừa tham gia vào các công việc chuyên môn như chủ nhiệm đề tài, dự án, tham gia vào các Dự án xây dựng luật nên nhu cầu tin của họ đòi
hỏi vừa phải có giá trị, được chọn lọc kỹ, vừa phải là những thông tin tông hợp, thuộc nhiều lĩnh vực
Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin này là các loại văn bản pháp quy như: Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý khoa học, thông tin về chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội
Do vậy, Thư viện cần có kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin phù hợp
với lĩnh vực nội dung hoạt động của nhóm người dùng tin này *Vhóm người dùng tin là sinh viên
Thư viện BTP là một Thư viện chuyên ngành phục vụ chủ yếu cho cán
bộ trong cơ quan là nhiệm vụ chính của Thư viện, vì vậy việc phục vụ cho đối
Trang 27tượng NDT là sinh viên là rất hạn chế Tài liệu có trong Thư viện chủ yếu
mang tính chất nghiên cứu chuyên sâu, các tài liệu phô thông hay giáo trình rất ít Chính vì vậy, người dùng tin nhóm này chỉ là một số rất ít sinh viên học chuyên ngành luật của các trường, các khoa đào tạo luật cuối khóa học được
phân công làm đề tài khóa luận tốt nghiệp hoặc nghiên cứu một số vấn đề
khoa học là được Thư viện phục vụ
1.2.2 Đặc điểm nhu cầu tin
Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan về thông tin của cá nhân hay
tập thê nhằm duy trì các hoạt động của con người Nghiên cứu nhu cầu tin là nhận dạng và trình bầy được bản chất về nhu cầu thông tin và thành phân tài liệu của người dùng, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp đề cung
cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ Thông tin và tài liệu đã trở thành chất liệu
không thê thiếu được trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy của cán bộ trong cơ quan Bộ Tư pháp
Đề có được những đánh giá khách quan về nhu cầu tin của NDT tại TVBTP, tac giả có sử dụng các phương pháp sau:
- Điêu tra bằng phiếu hỏi: Tác giả đã phát đi 400 phiếu, thu về 385 phiếu
(tỷ lệ thu được đạt 96,25 %)
- _ Nghiên cứu sô thống kê làm thẻ bạn đọc (có 389 thẻ): Phương pháp này cũng cho tác giả biết được thành phần người dùng tin làm thẻ tại TV
- Quan sat trong quá trình phục vụ bạn đọc và sao chép tài liệu ở TV
Mỗi phương pháp trên đây đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất
định, song khi kết hợp chúng lại với nhau, sẽ cho ta những kết quả nhất định
Qua nghiên cứu và phân tích kết quả điều tra tác giả đã thu được những
nội dung về các phương diện sau:
+Xác dinh duoc NDT tai TV:
+Trinh d6 chuyén nganh va ng6n ngit NDT su dung;
Trang 28+Nội dung và loại hình tài liệu mà NDT quan tâm; + Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của NDT
1.2.2.1 Nhu cầu thông tìn theo các lĩnh vực chuyên môn
Bảng 1 : Lĩnh vực chuyên môn NDT quan tâm
LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN |_ SÓ PHIẾU TỶ LỆ (%) Chính trị - xã hội 256/385 66,49%
Kinh tê 324/385 84.15% Luat phap 385/385 100%
Tin hoc 189/385 40.09% Triét hoc 114/385 29.61% Van hoc 278/385 72.20%
Kết quả khảo sát về nhu câu tin theo lĩnh vực chuyên môn được trình bây trên bảng 1 cho thấy người dùng tin tại TVBTP có nhu câu về nội dung thông tin ở phạm vi hẹp Vì đây là một cơ quan chuyên ngành luật nên người dùng tin chủ yếu quan tâm đến lĩnh vực chuyên ngành mà họ đang đảm nhiệm đó là lĩnh vực pháp luật (chiếm 100%) Ngoài ra, các lĩnh vực cũng được
người dùng tin quan tâm nhiều là: Kinh tế (chiếm 84,15%), Chính trị - xã hội (chiếm 66,49%) Tài liệu về lĩnh vực văn học cũng được NDT ở TVBTP quan
tâm nhiều vì nó mang tính chất giải trí (72.20%) và thường được mượn về nhà nhiều hơn.
Trang 291.2.2.2 Nhu cầu thông tin theo ngôn ngữ xuất bản tài liệu
Trong giai đọan hiện nay, đề đáp ứng nhu cầu tin của NDT rất đa dạng và phong phú, phù hợp với công việc, người dùng tin đòi hỏi phải có một nguôn thông tin phong phú không chỉ là tài liệu tiếng Việt mà phải có cả tài
liệu bằng các ngôn ngữ khác Trước đây người dùng tin chủ yếu dùng tài liệu
tiếng Nga và tiếng Pháp nhưng trong những năm gân đây nhu cầu sử dụng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Đức cũng tăng cao Nhu cầu tin theo ngôn ngữ ở Thư viện Bộ Tư pháp được thê hiện qua bảng thống kê sau (bảng 2)
Bảng 2 : Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu
Ngôn ngữ Số phiêu Tỷ lệ (%)
Tiếng Anh 275/385 71.42%
Tiêng Đức 123/385 31.94%
Tiéng Nga 150/385 38.96% Tiéng Phap 135/385 35.06% Tiéng Trung 85/385 22.07%
Tiếng Việt 385/385 100%
Hiện nay nguồn tin được lưu hành dưới nhiều dạng khác nhau nhưng
nhìn chung tài liệu truyền thống vẫn được đa số NDT sử dụng nhiều nhất
(chiếm 100%) Khi đến Thư viện, người dùng tin vẫn quan tâm đến kho sách
truyền thống và tìm đọc chúng Các tài liệu điện tử như đĩa mềm, CD ROM
và CSDL cũng được NDT tại TVBTP quan tâm nhưng do điều kiện của TV
Trang 30còn hạn chế , cơ sở vật chất còn chưa được ôn định nên ảnh hưởng tới quy mô
và mức độ khai thác Hiện nay ngoài việc tra cứu tài liệu ở TV, NDT tại
TVBTP còn có nhu câu rất lớn về tra cứu tài liệu trên mạng ¡internet (chiếm 64.94%4) Hiện nay hầu hết cán bộ tại Bộ Tư pháp đều sử dụng máy tính dé
làm việc nên họ có thê sử dụng dịch vụ tra tìm tài liệu của Thư viện qua mạng
LAN, mạng Internet, người dùng tin có thê ngôi ngay tại phòng làm việc đề
tra tìm tài liệu cần thiết, sau đó mới đến Thư viện để đăng ký mượn tài liệu về nhà hoặc là đọc tại chỗ Hầu hết thông tin tài liệu ở TVBTP đã được số hóa
nhưng mới chi dừng lại ở dạng thư mục, chưa có toàn văn Bảng 3 : Dạng tài liệu được NDT thường sử dụng
Dang nguon tin Số phiếu | Tỷ lệ % CD- ROM 120 31.17% CSDL thu muc 236 61.30%%
Internet 250 64.94% Luận án, đê tài, hội thảo 365 94.81%
Tài liệu tra cứu 370 96.10%
Qua việc đánh giá các nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Bộ Tư pháp ta rút ra một số nhận xét sau:
- NDT tại TVBTP là những người có trình độ học vấn cao;
- Nhu cau tin cua NDT là khá phong phú và đòi hỏi nội dung thông tin ở mức độ cao và chuyên sâu theo các lĩnh vực chuyên ngành mà họ đảm
nhiệm;
- - Trình độ ngọai ngữ của người dùng tin khá cao, có người sử dụng được từ 2-3 ngoại ngữ.
Trang 31- Nhu cau tra ctru tai ligu qua mạng là khá lớn và có xu thế ngày càng
tang;
- - Nhu cầu về thông tin tài liệu của người dùng tin là rất quan trọng và đòi
hỏi phải được đáp ứng kịp thời và nhanh chóng khi người dùng tin có yêu cầu
1.3 VAI TRO CUA NGUON LUC THONG TIN VA VAN DE PHAT
TRIEN NGUON LUC THONG TIN O THU VIEN BO TU’ PHAP
1.3.1.Khái niệm nguôn lực thông tin và vấn đề phát triển nguôn lực thông
tin
Nguôn lực thông tin là yếu tố cầu thành nên hoạt động của một Thư
viện hiện đại, đồng thời cũng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
thỏa mãn nhu câu tin của người dùng tin, tạo nên chất lượng và hiệu quả trong
hoạt động thông tin thư viện
Khái niệm “nguồn lực thông tin” phản ánh phần thông tin tiềm năng
trong xã hội, có câu trúc, được kiêm sóat, có thê truy cập được, có giá trị phục
vụ cho họat động thực tiễn của con người Không phải mọi thông tin có trong xã hội đêu là nguôn lực, mà đây chỉ là phần thông tin tích cực của xã hội giúp các tô chức quản lý công việc, điều hành, ra quyết định Thông tin được kiêm soát và thực hiện hỗ trợ cho các chức năng của con người, có thê mang lại nhiêu giá trị mới trở thành nguôn lực Hiện nay ở Việt nam, khái niệm “nguồn
lực thông tin” chưa được hiểu một cách thống nhất Trong khuôn khô luận
văn này, khái niệm về nguôn lực thông tin thường được sử dụng trong cơ quan thông tin thư viện để chỉ phần tích cực của tiềm lực thông tin có trong
Thư viện, được tô chức „ kiêm soát sao cho người dùng tin có thê truy cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng được
Nguôn lực thông tin được hiểu như là tô hợp các thông tin nhận được
và tích lũy trong quá trình phát triển khoa học và họat động thực tiễn của con
Trang 32người đề sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý xã hội NLTT phản ánh
các quá trình và hiện tượng tự nhiên và xã hội được ghi nhận trong kết quả
các công trình nghiên cứu khoa học và trong các dạng tài liệu khác của họat
động nhận thức và thực tiễn [31 tr.7]
Về cơ bản, các khái niệm “nguồn lực thông tin” được trình bầy ở nghĩa
hẹp liên quan tới các nguồn tin như : sách, báo tài liệu dưới mọi định dạng khác nhau và được tô chức lại theo các quy trình nghiệp vụ được xác lập
Trong hoạt động thông tin thư viện thì vấn đề phát triên nguồn lực thông
tin là vô cùng quan trọng, bởi vì không có nguôn lực thì không có cơ sở đề hoạt động thư viện, không thể tạo ra các sản phâm và dịch vụ thông tin thư
viện Chính vì lẽ đó đề phát triên tốt nguôn lực thông tin thì đòi hỏi Thư viện phải tích cực, chủ động khai thác nhiều nguồn thông tin, nhiều kênh thông tin khác nhau, phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc độ, nhiều điểm
khác nhau Các nguôn thông tin đó sẽ bô trợ, giúp nhà nghiên cứu có nhiêu thông tin hơn phục vụ tốt trong công tác nghiên cứu của mình
Nguồn lực thông tin ở TVBTP được hình thành trong 30 năm qua đã có
những bước phát triên nhất định Khi mới thành lập TVBTP trực thuộc văn phòng, lúc đó mới chỉ có tông số 3.300 đầu sách bao gồm cả sách tiếng Việt và tiếng nước ngoài Nhưng cho đến nay tông số đầu sách đã tăng lên nhiêu
lần (26669 cuốn ), thêm vào đó Thư viện hiện có hàng trăm loại báo và tạp
chí các loại, điều này cho thấy TVBTP đã chú trọng nhiều đến việc xây dựng
và phát triên NLTT phục vụ nhu cầu nghiên cứu cần thiết của cán bộ trong cơ
quan
Hàng năm Bộ Tư pháp đều dành một khoảng kinh phí cố định đê cấp cho Thư viện bô sung nguồn tài liệu Từ đó càng khăng định nguồn lực thông tin
có vai trò to lớn, nó góp phần phục vụ đắc lực cho cán bộ nghiên cứu, cung
cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin mới, có giá trị dé các nhà nghiên cứu
Trang 33có cơ sở xây dựng các văn bản luật, nghị định quan trọng phục vụ cho đất nước
Toàn bộ NLTTT có trong TVBTP được chia thành các mảng chính như
sau:
+Các tài liệu tra cứu như : Gồm các loại từ điện, bách khoa toàn thư liên
quan đến lĩnh vực pháp luật và khoa học xã hội; công báo ngụy, công báo nước CHXHCNVN
+Các sách tiếng Việt và tiếng nước ngoài liên quan đến chuyên ngành
luật; sách văn học và một số sách về chính trị xã hội, kinh tế
+Các loại báo và tạp chí chuyên ngành luật
+Các tài liệu chuyên dạng như: Báo cáo nghiên cứu, khảo sát, tài liệu chuyên khảo, các đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước, luận án tiến sĩ chuyên ngành
luật Đây là nhóm tài liệu được TVBTP chú trọng quan tâm thu thập, bô sung vì nó là một kho tài liệu quý báu trên nhiều phương diện về mặt nội
dung và chính nguồn tài liệu này đã đem lại giá trị thông tin quý báu cho nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong cơ quan Bộ
Cùng với sự trưởng thành đi lên của Viện KHPL trong gần 30 năm qua, Thư viện Bộ Tư pháp cũng đã từng bước phát triên thê hiện ở sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng vốn tài liệu Thư viện ngày càng được hoàn thiện về các mặt họat động đề giúp người dùng tin đến Thư viện có thê tiếp cận được tài liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi, nâng cao chất
lượng phục vụ ban đọc Thư viện Bộ Tư pháp cũng đi đầu trong van dé tin
học hóa các hoạt động nghiệp vụ thư viện Nguôn lực thông tin của Thư viện ngày càng được đa dạng và phong phú, ngoài các nguôn tài liệu văn bản
truyền thống còn có các nguồn tài liệu phi truyền thống như : Các CSDL TM;
các ấn phẩm điện tử; băng video Hiện nay Thư viện đã xây dựng được 03 CSDL đó là :
Trang 34+ CSDL Sách (bao gồm sách tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp
và một số sách tiếng Trung và tiếng Nga được phiên âm)
+CSDL luận án tiến si va dé tài nghiên cứu khoa học
+CSDL bài trích tạp chí chuyên ngành luật tiếng Việt và tiếng
nước ngoài
1.3.2 Vai trò nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin thư viện
Trong toàn bộ hoạt động thông tin thư viện, nguồn lực thông tin có vai
trò quan trọng, là cơ sở dé tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, là căn cứ đề hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thông tin thư viện
Nguôn lực thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và nghiên cứu khoa học Ngày nay tri thức của nhân lọai phát triên theo cấp số nhân và ngày càng được ứng dụng vào thực tiễn với tốc độ nhanh hơn Mọi
lĩnh vực họat động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và nghiên
cứu khoa học sẽ không thực hiên được hoặc thực hiện không có hiệu quả nếu thiếu thông tin và tri thức Chính vì vậy việc tạo lập nguồn lực thông tin đây đủ và trang bị thông tin hiện đại sẽ giúp cho các nhà khoa học và chuyên môn trong công tác rất nhiều
Vai trò nguồn lực thông tin trong họat động của Thư viện BTP có tầm quan trọng đặc biệt, nó góp phần phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, làm
co so dé tim hiéu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội để rút ra được những
nhận định, khách quan, đánh giá tình hình đê giúp các nhà lãnh đạo hoạch
định chính sách xây dựng, thâm định được những văn bản pháp luật có giá trị thiết thực, đảm bảo đề văn bản pháp luật đi vào cuộc sóng Việc ban hành các văn bản pháp luật đề điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội đang trở nên rất cần thiết Vì thế để các nhà khoa học có thê tiếp cận với nhiều nguôn, nhiều dạng thông tin khác nhau là rất cần thiết nhưng cũng rất cần có sự định
hướng, giúp đỡ lựa chọn khai thác thông tin có hiệu quả Chính vì vậy, trong
Trang 35quá trình họat động, Thư viện Bộ Tư pháp đã ý thức được tầm quan trọng của việc phát triên NLTT, tích cực tạo nguồn, tô chức thu thập, chọn lọc, lưu trữ
các dạng nguôn tin trong nước và nước ngoài phù hợp với trình độ, nhu cầu của người sử dụng Bên cạnh đó, TVBTP không đơn độc trong việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động nghiên cứu của cán bộ, mà luôn thực hiện việc
trao đôi thông tin với một số Thư viện chuyên ngành luật khác như Thư viện
Luật Trường Đại học Luật Hà Nội, Thư viện Luật Viện Nhà nước và Pháp luật việc tương tác này nếu càng được phát huy thì sức mạnh nguôn tin và khả năng phục vụ của cả hệ thống Thư viện cũng như của từng Thư viện riêng
lẻ sẽ còn được phát huy rất mạnh trong tương lai.
Trang 36Là một thư viện chuyên ngành, nhiệm vụ đặt ra cho công tác bô sung tài
liệu của Thư viện Bộ Tư pháp là phải làm sao bao quát được diện chủ đề tài
liệu bô sung cho thư viện Điều này đòi hỏi cán bộ thư viện phải có trị thức và
nam bắt được thông tin đầy đủ về các diện chủ đề tài liệu cần bô sung , hiệu
biết về nhiều nguồn thông tin khác nhau có trên thị trường, đồng thời cũng
phải có sự cân đối về tài chính và xác định diện tài liệu theo trật tự ưu tiên
thông qua việc thống kê lượng tài liệu được mượn của bạn đọc
Đề công tác bô sung tài liệu có hiệu quả thì trước hết các cơ quan thông
tin thư viện cần phải có một chính sách phát triên nguồn mà “ chính sách phát
triên nguôn tin là một tài liệu thành văn, một công bố chính thức được ban
hành bởi lãnh đạo thư viện hay cơ quan thông tin, quy định các phương hướng cũng như cách thức xây dựng vốn tài liệu của cơ quan” [12] Chính sách phát triển nguồn tin là kim chỉ nam cho các họat động xây dựng nguồn tin, nó đưa ra các chỉ dẫn cần thiết cho việc thực hiên công tác bỗ sung, đồng thời nó cũng là công cụ giao lưu, phối hợp trong một hệ thống cơ quan thông
tin thư viện, làm cho việc phối hợp giữa các cơ quan Thông tin Thư viện trở
nên dễ dàng hơn
Đề NLTT có chất lượng, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của NDT trong cơ
quan Bộ, Thư viện Bộ Tư pháp phải xác định chính sách bô sung phải làm sao vừa phù hợp với nguôn kinh phí được cấp, lại vừa đáp ứng được nhu cầu tin
Trang 37của cán bộ nghiên cứu Vì vậy cơ sở để xây dựng chính sách bô sung của Thư viện phải căn cứ vào các yêu tô sau: Xác định những vấn dé mang tinh thời sự, nóng bỏng, các hướng đề tài nghiên cứu trong năm đê bồ sung tài liệu có liên quan đến những vấn đề đó, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đối
tượng phục vụ , tình hình xuất bản, ngân sách cụ thé ma hang nam thu vién
lên kế hoạch bô sung tài liệu cho phù hợp với người dùng tin
Công việc bố sung tài liệu bao gồm các quá trình sau: Tiếp cận các nguôn tài liệu, chọn hình thức và phương thức bô sung
Khi tiền hành công tác bô sung tài liệu, mục tiêu mà Thư viện đặt ra là:
+ Đảm bảo số lượng tài liệu phải tăng lên hàng năm
+ Đảm bảo tính cập nhật và tính hệ thong của nội dung tài liệu
+ Đảm bảo tính hài hòa, đồng đều tài liệu từ các nguồn và các ngôn
ngữ
+Đảm bảo nội dung khoa học của tài liệu phải bám sát với những vấn đề của thực tiễn đặt ra trên cơ sở các đề tài của Viện
Với mục tiêu đặt ra như trên, hàng năm Thư viện thường bồ sung các
loại tài liệu như sau:
+Các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tham khảo: Sách của nhà xuất
bản chính trị quốc gia, các văn bản pháp luật của các nhà xuất bản; sách tham khảo, các tài liệu tra cứu chuyên môn, các tạp chí chuyên ngành Luật trong nước và ngoài nước
+Các tài liệu phục vụ cho mục đích giải trí và nâng cao đời sông văn hóa
tinh than cho NDT là: Các sách văn học, chính trị xã hội, các loại báo, tạp chí
của các cơ quan xuất bản
+Các tài liệu nghiệp vụ thư viện phục vụ cho chính cán bộ thư viện, nó
góp phân rất quan trọng đề cán bộ thư viện có điều kiện tiếp cận và bô sung
kiên thức mới về lĩnh vực thư viện.
Trang 38+Ngoài ra hàng năm Thư viện còn dành một phân kinh phí để bô sung các
tài liệu có giá trị khoa học cao: Như luận án tiền sĩ chuyên ngành luật từ các
cơ sở đào tạo Luật, các đề tài nghiên cứu khoa học, các kỷ yếu hội thảo
Trên đây là những định hướng giúp cán bộ bô sung có cơ sở khi mua tài
liệu cho Thư viện Về cơ bản, công tác bô sung tài liệu của Thư viện từ trước
đến nay vẫn thực hiện theo đúng định hướng đã đề ra
2.1.2 Nguồn bồ sung
Công tac bé sung von tài liệu là một trong những khâu quyết định đến chất lượng hoạt động của một Thư viện, vì vậy Thư viện Bộ Tư pháp đặc biệt chú trọng đến công tác này
Vốn tài liệu của thư viện BTP hiện nay được bô sung theo 03 nguồn
chính đó là : Nguồn mua, nguôn trao đổi và nguôn biếu tặng
*Nguon mua
Đây là nguôn bô sung chính của Thư viện Bộ Tư pháp Nguồn bô sung vốn tài liệu của Thư viện chủ yêu là mua tại các công ty phát hành sách, các nhà xuất bản, các cơ quan xuất bản hoặc nhờ các cán bộ đi công tác nước ngoài mua giúp cho Thư viện Việc nhờ chính cán bộ đi nước ngoài mua sách
cho Thư viện có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí, trong khi đó họ lại là
người nghiên cứu về chuyên môn nên lựa chọn được sách có nội dung hay, phù hợp với chuyên môn
Lê sách tiếng việt
Tài liệu sách tiếng Việt là nguồn bố sung chủ yếu của Thư viện Nguồn
tài liệu này thường được mua ở các cơ quan phát hành sách, các nhà xuất bản
hoặc các cửa hàng kinh doanh sách báo của nhà nước Căn cứ vào nhu cầu bô
sung tài liệu của Thư viện, căn cứ vào danh mục mà các cơ quan phát hành
gửi đến, Thư viện tiến hành lựa chọn những tài liệu có nội dung cho phù hợp
với diện bao quát chủ đề mà Thư viện đưa ra, chọn những tài liệu có nội dung
Trang 39bám sát với nhiệm vụ của ngành, những tài liệu mới đảm bảo chưa có trong Thư viện để tiến hành lập danh mục xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện
duyệt mua
Hàng năm Thư viện bô sung được khoảng 300 đến 400 đầu sách tiếng
Việt Tuy nhiên do kinh phí có hạn nên mỗi đầu sách Thư viện chỉ mua từ 3-
5 cuon, tuy theo gia tri su dung nhiéu hay it cua cuốn sách đó và dam bao
không bị trùng lặp với những đầu sách đã có trong Thư viện Vé báo, tạp chí:
Đây là loại tài liệu rất cần thiết cho giới nghiên cứu, đặc biệt là tạp chí vì
nó cung cấp phân lớn các kết quả nghiên cứu chuyên ngành và có tính cập nhật cao
Mỗi năm Thư viện đặt mua khoảng 50 đầu báo và 50 đầu tạp chí, công báo các loại Kinh phí để mua các loại báo, tạp chí này do Bộ cấp và trực tiếp đặt cho Thư viện Các tạp chí này đêu do các cơ quan chuyên ngành xuất bản
như Tap chí Tòa án do TANDTC xuất bản; tạp chí Luật học do Trường ĐH
Luật Hà nội xuất bản; tạp chí Nhà nước và Pháp luật do Viện Nhà nước và
Pháp luật xuất bản, tạp chí của Viện kiêm sát
Thư viện BTP hàng năm còn bô sung tài liệu nước ngoài bằng tiếng
Nga, tiếng Đức, tiếng Trung thông qua công ty xuất nhập sách báo Xunhasaba và Công ty Nam Hoàng
Nhìn chung việc đặt mua sách, tạp chí từ nước ngoài thủ tục phức tạp
hơn vì giá mua tài liệu này rất đắt, trong khi kinh phí để mua tài liệu tiếng
nước ngoài rất hạn hẹp và trong nhiều trường hợp, Thư viện hầu như không đủ khả năng để mua Vì vậy Thư viện chủ yêu ưu tiên cho việc mua tài liệu trong nước Kinh phí đề mua báo và tạp chí nước ngoài hàng năm thường dao
động khoảng gần 100 triệu đồng
Tài liệu nước ngoài
Trang 40Thư viện Bộ Tư pháp thường đặt mua các loại sách , báo , tạp chí ngoại
văn thông qua catalog mà các nhà xuất bản gửi về Thư viện tiến hành lựa
chọn những tài liệu có nội dung phù hợp với nhu cầu sử dụng của NDT tại
Thư viện đê tiến hành bô sung Mấy năm qua, vì kinh phí ít nên hầu như Thư
viện chỉ dựa vào các dự án đầu tư để mua tài liệu nước ngoài
Ngoài việc bồ sung tài liệu qua các công ty, Thư viện còn chủ động gặp một số cán bộ chuyên môn đi công tác nước ngoài mua giúp hoặc sao lại các
tài liệu có nội dung hay và giá cả lại rất đắt mà Thư viện lại không có khả
năng mua
Nhìn chung tài liệu được bô sung bằng nguồn mua thường được đảm
bảo về mặt chất lượng nội dung cũng như số lượng Hàng năm Thư viện chủ động được kế hoạch bô sung đặt ra nên phần nào cũng đáp ứng được nhu cầu thông tin thực tế đa dạng của người dùng tin
*Nguân trao đổi
Ngoài nguôn tài liệu có được bằng con đường đặt mua, số lượng tài liệu sách, báo, tạp chí của TVBTP cũng được tăng lên khá nhiều băng con đường
trao đôi Trao đôi tài liệu là một trong những phương thức đề bồ sung tài liệu
trong nước và nước ngoài và đây cũng là xu hướng ngày càng được các Thư viện hướng tới
Thư viện Bộ Tư pháp hiện nay có tiến hành trao đối tài liệu với một số cơ quan cùng chuyên ngành luật như Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật,
Thư viện Trường Đại học Luật, Thư viện Văn phòng Quốc hội, Thư viện Học
viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh .Nội dung trao đôi chủ yêu
hiện nay là các loại tài liệu xám - là những tài liệu không phô biến trên thị
trường và có giá trị khoa học cao Việc trao đôi này mang lại lợi ích to lớn
giúp Thư viện có thêm những tài liệu mới và lại tiết kiệm được rất nhiều kinh
phí.