1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương Kinh tế thương mại 1 Đại học Thương Mại

206 17 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 17,57 MB

Nội dung

Trang 1

LOI NOI DAU

Giáo trình Ninh tẾ thương mại đại cương được biên soạn nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và cốt lỗi, mang tính tổng quan về linh tế thương mại cho sinh viên chuyên ngành Kinh lẾ thương mại, cũng như các chuyên ngành đào tạo khác của Trường Đại học Thương mại

Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương do PGS.TS Hà Văn Sự

làm chủ biên và tập thể các giảng viên trong Bộ môn Kinh tẾ thương mại thuộc Khoa Kinh tế - Luật, Tì rường Đại học Thương mại thực hiện, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp biên soạn của các giảng viên:

1) PGS.1S Hà Văn Sự (Chủ biên và biên soạn các chương: Chương 1; Chương 5; Chương 7; Tham gia biên soạn chương 2);

2) T§ Ngô Xuân Bình (Chương 2; Chương 3);

_3) TS Thân Danh Phúc (Chương 4);

4) ThŠ Nguyễn Minh Phương (Tham gia biên soạn Chương 3); 3) Thế Dương Hoàng Anh (Chương 6)

Giáo trình Kinh t thương mại đại cương được xuất bản lần ddu, các

nội dung trong giáo trình có sự kế thừa, tiếp thu từ các tập bài giảng: Bài giảng Kinh tế thương mại (1997) của Bộ môn Quản trị doanh nghiệp Khách sạn - Du lịch; Bài giảng Kinh tế thương mại đại cương (2006) của Bộ môn Kinh tế thương mại do TS Ngô Xuân Bình lam chủ biên

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban

Giám biệu, Phòng Khoa học - Đối ngoại, Khoa Kình tế - Luật, Bộ môn

Kinh tế thương mại của Trường Đại học Thương mại đã động viên và tạo điều kiện về mọi mặt để nhóm tác giả hoàn thành giáo trình này Chúng tôi cũng xin cảm ơn những góp ÿ để bỗ sung và hoàn thiện các nội dung giáo trình của các nhà khoa học trong và ngoài trường.

Trang 2

Mặc dù đã có nhiều cổ gắng, song giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả và Bộ môn Kinh tỄ thương mại mong nhận được những góp ÿ của các nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn đọc Thư góp ÿ xin gửi về: Bộ môn Kinh tễ thương mại, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học thương mại

Chủ biên

PGS.TS HÀ VĂN SỰ

Trang 3

Chương 1

ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

.Mục ấích của chương là giới thiệu cho người học nắm được mục

tiêu, đổi tượng và nội dung: nghién cứu của học phân, đồng thời hướng _ dan người học phương pháp tiếp cận và nghiên cứu các nội dung của

xuất được chia thành hai kiểu, đó là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất

mở rộng Tái sản xuất giản đơn, dà lặp lại, quá trình san xuất với qui mô như cũ Tái sản xuất mở rộng | là, a ep lại quá trình sản ¡xuất với qui mô

lớn hơn

- Quá trình tái sản xuất mở rộng: bao ầm 4 khâu: Sản xuất - Phân phối - Trao đổi và Tiêu dùng Các khâu: này:có mối quan hệ chặt chế, tương hỗ với nhau Trong đó, hoạt động Phương mai thuộc lĩnh vực trao

đổi và phân phối sản phẩm

„Tái sản xuất mở rộng: kéo theo: sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu: sắc Lý luận.và thực tiễn đã chứng minh chính phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất -và tính chất sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm là mằm

méng xuất hiện trao đỗi hàng ] hóa, Tuy nhiên, lúc: đầu trao đổi hàng hóa - ' điễn Ta đơn giản và trong phạm vi hẹp dưới, hình thức hiện vật, đó là

hình thức trao đổi hàng hóa ngẫu nghiên hay ‹ còn gợi là trao đổi hàng hóa trực tiếp (hàng: đải hang) Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các điều kiện phát triển trao đổi hàng hóa cũng ngày càng được

Trang 4

hoàn thiện, theo đó, lưu thông hàng hóa ra đời, rồi sau này là sự ra đời của thương mai

Quá trình phát triển của trao đổi hàng hóa là yếu tố thúc đây sự hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hóa Cũng trong quá trình phát triển này, bên cạnh thương mại hàng hóa, lĩnh vực thương mại địch vụ cũng đã được hình thành và phát triển ngày càng đa dạng, phong phú

Trong nền kinh tế hàng hóa, mọi chủ thể kinh tế đều tham gia vào

các hoạt động thương mại thông qua hành vi mua và bán Các hoạt động

này phụ thuộc vào bốn yếu tố cơ bản: 1) Hàng hóa và địch vụ (đối tượng của hoạt động mua, bán); 2) Các chủ thê linh tế (người mua hoặc người ban); 3) Tiền tệ (phương tiện thanh toán); 4) Thị trường (điều kiện thực

hiện các hoạt động mua ban)

Với tiếp cận đó, có thể nói-thương mại là đồi tượng nghiên cứu của

nhiều lĩnh vực khoa học và nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn

học kinh tế thương mại đại cương Môn học kinh tế thương ‘mai dai cương là một khoa học kinh tế nghiên cứu bản chất và những nguyên lý

kinh tế cơ bản của thương mai va chi yếu trên góc độ vĩ mô, cụ: thể:

Thứ nhất, kinh tế thương mại đại cương nghiên cứu các mỗi quan hệ

kinh tế diễn ra trong lĩnh vực trao đổi, lưu thông hàng hóa và cung ứng

dịch vụ, bao gồm những rnối quan hệ trực tiếp giữa người mua và người

bán, cũng như mối quan hệ kinh tế có liên quan tới hoạt động mua, bán

Trên cơ sở đó, nhận biết được vai trò và những lợi ích to lớn và cả những tác động tiêu cực của thương mại đối với quốc gia, nền kinh tế - xã hội

Thứ hai, kinh tế thương mại đại cương nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế thương mại hàng hóa và địch vụ, các điều kiện về thị trường, nôi trường thương mai trong mỗi quan hệ: biện chứng với những tác động, điều tiết của hệ thống các qui luật kinh tế ° trong ( điều ¡ kiện nền kinh

tế thị trường

Thứ ba, nghiên cứu những nguyên lý kinh tế căn bản phát triển thương mại mà điều kiện các nguồn lực phát triển có hạn trong khi nhu cầu là vô hạn Hay nói cách khác, kinh tế thương mại đại cương hướng vào nghiên cứu những nguyên lý khoa học cơ bản nhất làm cơ sở cho

việc hoạch định chiến lược: và, chính sich phat triển n thường mại trong

6

Trang 5

điều kiện nguồn lực có hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tối ưu ở từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế

Kinh tế thương mại đại cương là một khoa học kinh tế nghiên cứu

một lĩnh vực cụ thể trong nền kinh tế, đó là lĩnh vực lưu thông hàng hóa Và cung ứng dịch vụ Tuy nhiên, kinh tế thương mai dai cuong nghién cứu các vấn đề trên chủ yếu ở phạm vi vĩ mô, tức là trên phạm vi quốc gia, của một vùng, địa phương trong mối quan hệ mở với thương mại khu vực và toàn cầu Các chủ thể kinh tế là các.đoanh nghiệp, tô chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thương, mai, ,được nghiên cứu, trong mỗi

quan hệ với một chỉnh thể hợp thành nền thương mại của một quốc gia

hay một vùng, địa phương, Cơ sở Tý luận của kinh tế thương mại đại cương là kinh tế hoc chính trị Mác - Lênin, kinh: tế © hae, :các học thuyết về phát triển kinh tế, thương mai wn

1.1.2 Nội dung mghiên cứu cia mon’ học ˆ

' Với đối tượng nghiên cứu đã nêu, mon’ học gẽ tập trung vào nghién cứu các nội dung chủ yếu s sau đây: —

Một là, môn học nghiên cứu cơ SỞ, ‘qué trình hình thành và phát triển của trao đổi, bản chất linh tế ` VÀ chức năng củ thương mại

Hai là, nghiên cứu những tác động của thương mai ở các phương điện và góc độ đến sự phát triển của ‘mt, quốc gia hạ địa phương, đặc biệt là về kinh tế

Ba la, nghién cứu các vấn để co, bản và kinh tế thương mai ai hing hóa

và thương mại dịch vụ

Bén la, nghiên cứu nguồn lực và hiệu quả inh th :CỦA: thương mai, đồng thời nghiên cứu việc sử đụng: nguồn Wwe và phát tr triển n thương mại

theo hướng bền vững

Năm là, nghiên cứu những: lợi tế ‘so-s4nh va a i ah, phát “triển

kinh :tế thương mại quốc tế của quốc Bia thể và

> Che riội dung trêu: được nghiền cứu' 'ưong' “điều kiện nền kinh tế thị

trường và boi cảnh đoàn sầu hi ; hội nhập Kini quốc Av

thời gian đào tạo, ngoài Chương 1 giới thiệu về Đối tượng, nội đung và 7

Trang 6

phuong pháp nghiên cứu của môn học, chúng tôi kết cấu và trình bày các

vẫn đề trên thông qua 6 chương nội đưng (từ Chương 2 đến 'chương 7),

đó là:

Chương 2 Bản chất và chức năng của thương mại; Chương 3 Những tác động của thương mai;

Chương 4 Thương mại hàng hóa;

Chương 5 Thương mai dịch vụ;

Chương 6 Lợi thế so sánh và hội nhập kinh tế thương mại; ' Chương 7 Nguồn lực và hiệu quả kinh tế thương mại | 1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC

Là một khoa học kinh tế, bởi vậy phương pháp duy vật biện chứng được xem là phương pháp luận quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế thương mại đại cương Cụ thể:

Một là, nhận thức khoa học phải bắt đầu bằng sự quan sát các hiện tượng cụ thể biểu hiện các quá trình kinh tế, rồi đùng phương pháp trừu

tượng hóa để tìm ra bản chất và tính qui luật của sự phát 1 triển, sau đó là

từ các mặt bản chất đến môi quan hệ tiội tại, cơ chế tác động cụ thể của quá trình lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Hai là, thương mai là một bộ phận của qua | trình tái sản xuất xã hội, các qui luật của lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vv bắt nguồn từ hệ thống qui luật nói chung, đo vậy cần phải có quan điểm hệ thống và toàn điện trong nghiên cứu cũng như trong trình bày các phạm trù của thương mại trong quan hệ và tác động qua lại với sản xuất, phân phối và tiêu dùng Trong đó, sản xuất là điểm:xuất phát, tiêu dùng là điểm kết thúc, phân phối và lưu thông là trung gian giữa-sản xuất và tiêu dùng :

Ba là, quá trình hình thành và phát triển thương mại hiôn gắn liền với những hoàn cảnh lịch sử nhất:định, đo đó không thể nghiên: cứu các - vấn đề kinh tế của lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ nếu không có

quan điểm lịch sử Đồng thời, sự vận động của mỗi quá trình đều do đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn nội tại, trong đó cần phải phân biệt rõ ràng tính chất đối kháng và tính chất không đối kháng của mâu thuẫn

Trang 7

để có biện pháp xử lý thích hợp Theo đó, kết hợp logic và lịch sử là một `

đòi hỏi quan trọng của phương pháp nghiên cứu và phân tích khoa học các vấn đề của kinh tế thương mại

Bốn là, các kết luận khoa học đều được rút ra từ nghiên cứu thực tế, ngược lại, cần phải kiểm nghiệm thường, xuyên nhằm hoàn thiện các

quan điểm khoa học trong hoạt dong kinh: tế thương Tnại, Đó chính là quá trình gắn lý luận với thực tiễn trong nghiên cứu các vấn để của kinh tế

thương mại Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn và trở lại chi đạo thực tiễn

Trên cơ sở phương pháp luận duy Vật bi ệ 1

mại đại cương cần sử đụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phi thực nghiệm: Đây lã:phương pháp đựa trên sự

quan sát, thu thập tư liệu đã hoặc đang tồn:tại,:phân-tích.xử lý để tìm ra

các kết luận về sự vật và hiện tượng: nghiên cứu Trong trường hợp này, người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tai mà không có sự can thiệp, không gây bắt.c cứ tác động : nào làm biến đổi trạng thái của đối tượng khảo sát, đồng thời cũng không gây: bất, cứ tác động nào làm biến đổi môi trường xung quanh đội -tượng khảo: sắt Phương, pháp phi thực nghiệm được thực hiện thông qua các hoạt động quan sắt, phỏng van, lội nghị, điều tra `” -

_ Phường pháp thực nghiệm: Đây là phương, phá nghiên cứu trên

đối tượng thực hay mô hình Vị : tượng ( ‘dam, bảo

tính tin cậy hơn, song trên thực tế thi: khó thực hiện, vivậy thường người

ta nghiên cứu trên mô hình Qua thực nghiệm để quan sát, từ quan sát để phát hiện bản chất của sự vật hoặc hiện tượng, và cuối cùng là để đặt giả

Thuyết hay kiểm chứng giả thuyết đã đặt ra Cần lưu ý rằng việc chọn mô hình là vô cùng quan trọng vì là yếu tố chỉ phối kết quả nghiên cứu

ˆ Từ hai phương pháp chung trên, khi nghiên cứu kinh tế thương mại người ta sử dụng một số phương pháp cụ thê sau:

Trang 8

- Lựa chọn kỹ thuật só sánh, như so sánh bằng số tuyét đối, tương đối, số bình quân

Phương pháp cân doi: Phuong pháp này được SỬ dụng như xây dựng kế hoạch, qui hoạch, nghiên cứu mối qưan hệ giữa cung và cầu, giữa xuất và nhập khẩu, giữa nguồn thu và nguồn chỉ ˆ

Phương pháp toán kinh tế: Nội dung của phương g pháp này là vận dụng toán học làm công cụ dé nghiên cứu môn học Sự vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu khoa học kinh tế nói ;chung và kinh tế thương Tnại nói riêng ngày càng phong phú và có hiệu quả nhờ vào phương tiện tính toán ngày càng hiện dai ˆ

Kinh tế thương mại đại cương là môn học bắt buộc thuộc khối kiến

thức cơ sở ngành của chuyên ngành, kinh tế thương Trại của Trường Đại học Thương mại Môn học cung cấp những kiến thức mang tính tổng quan về những vấn đề cơ bản của kinh tế thương mại, góp phần cung cấp những kiến thức cơ sở làm nền tảng cho việc tiếp cận những kiến thức

chuyên ngành về kinh tế va quan lý thương mại

Ngoài ra, môn học Kinh tế thương mại đại cương còn được lựa chọn

làm môn học cung cấp kiến thức cơ sở ngành cho các chuyên ngành đào tạo khác của Trường Đại học Thương mại, như: Chuyên ngành Luật Thương mại, Thuong mại quốc, tế, Quản trị doanh nghiệp

10

Trang 9

quả trình tái sản xuất xã hội và là một ngành linh té -quốc dân độc lập),

trên cơ sở đó nghiên cứu các chức năng: của thương mại Đây là những kiến thức: tổng quan về thương, mại; -cỏ tiếp cận máng -tính toàn diện, hiện đại, là cơ sở quan trọng phục vu cho: vác ‘phan: nghiên: :CỨM Hép theo của

2.1 CƠ SỞ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIÊN CỦA THƯƠNG MAI

2.1.1 Cơ sở ra đời của trao đổi -

_ø Hàng hóa - Đổi tượng của hoạt động trao dai

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thê thỏa man’ “mbt nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua: - bán: Một sản: phẩm chỉ

_ trở thành hàng hóa khi sản; ;phẩm đó được sản xuất để mangTra trao đôi

trên thị trường Trong xã hội hiện;đại; bên cạnh: những hàng hóa hữu hình - đó là những hàng hóa có hình thái vật thé: hữu hình, cờn có những hàng hóa vô hình/phi vat thé hay còn gọi là dịch vụ được đưa Ta cung ứng,

Tnua - bán trên thị trường

Hàng hóa - một phạm trù lịch s SỬ: và nó, chỉ tồn, ta trong nén sản xuất ;

hàng hóa Hang hóa là đối tượng của hoạt động trao: đôi Bat cứ một hàng

hóa nao (bao gồm cả dịch vu) khi i dua Ta trao 0 abi, cing đều có hai thuộc

tính là giá tị sử dụng và: giá trị i" i

v “Giá trị sử dụng là công: dụng ( của hàng ‘héa, nó có thể tiên man nhu cầu nào đó của con người Nhu cầu đó có thể lả nhủ cầu cho tiêu dùng cá

Trang 10

nhân, như: Lương thực, thực phẩm, giày đép, quần 4o , hodc nhu cdu

cho sản xuất, như: Nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị Là hàng hóa vô

hình, địch vụ cũng có những công dụng, giá trị thỏa mãn nhu cầu nào đó

của con người, như: Dịch vụ đu lịch thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí,

khám phá thế giới; dịch vụ y tế, giáo dục thỏa mãn nhu câu về thê lực và trí lực của con người; dịch.vụ tài chính, ngân hàng, báo hiểm, hậu cần,

kinh đoanh, quảng cáo, tiếp cận thị trường thỏa mãn các nhu cầu mà đặc biệt là các nhu cầu hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp trong nên kinh tế

Giá trị là lao động xã hội thể hiện và vật hóa trong hàng hóa Giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tỉnh trong hàng hóa, nó phản ánh quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa Bởi vậy,

giá trị hàng hóa là một phạm trù phản ánh quan hệ xã hội Trong trao đổi

hàng hóa, giá trị của hàng hóa là nội dung, là:cơ sở của giá, trị trao đổi hay nói cách khác nó là cơ sở chung của trao đổi

Giá trị và giá trị sử đụng của hàng hóa đều được tạo ra trong khâu sản xuất, nhưng giá trị của hàng hóa được thực hiện trong khâu lưu thông thông qua hoạt động trao đổi Còn giá trị sử dụng của hàng hóa lại được

thực hiện trong khâu tiêu đùng, nằm ngoài lưu thông Ngoại trừ dịch vụ

là hàng hóa vô hình đo quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng diễn ra đồng thời mà giá trị sử dụng có thể được thực hiện đồng thời trong chính quá trình sản xuất và lưu thông

Trong trao đổi, người bán quan tâm đến giá trị; còn người mua quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa Tuy nhiên, để đạt được mục đích

của mình người bán phải quan tâm đến lợi ích của người mua và ngược

lại người mua cũng phải quan tâm đến lợi ích của người bán Trên thị trường, các lợi ích của người mua và người bán đều được giải quyết thông qua hoạt động trao đổi và điều tiết của thị trường

b Cơ sở ra đời của trao đôi

Trao đổi hàng hóa là hoạt động mua bán hàng hóa giữa những người sản xuất điễn ra trong một xã hội đã có những sự phát triển đến một trình độ nhất định Lịch sử đã chứng minh, xã hội loài người phải phát triển

12

Trang 11

đến một trình độ mà ở đó có sự xuất hiện của phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất khi đó hoạt động trao đổi hàng hóa mới xuất hiện Đây không chỉ là cơ sở/điều

kiện ra đời mà còn là cơ sở/điều kiện để phát triển trao đổi hàng hóa Cu thé:

Sự xuất hiện của phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản

xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa lao động, chuyên môn hóa

sản xuất thành những ngành nghề khác nhau ĐÐọ có sự phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một thứ hoặc vài thứ sản phẩm

Tuy nhiên, nhu cầu của họ lại bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau,

bởi vậy để thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi cần có sự man đi sản phẩm giữa

- họ với nhau

Tuy nhiên, sự phân công lao dong x xã hội chưa thể hoàn toàn quyết định đến sự ra đời của trao: -đổi mà cần phải có điều kiện thứ hai là sự

tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất

: Sự tach biệt tương đối về mặt kinh tẾ của những người sản xuất

Tính tách biệt về mặt kinh tế này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư

liệu sản xuất mà khởi thủy là chế độ tu hữu về tư liệu sản xuất qui định Chính do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đã làm cho lao động của những người sản xuất ruäng tính chất lao

động tư nhân, làm cho quá trình sản xuất và tấi sản xuất của người sản xuất tách biệt với nhau về mặt kinh tế Trong điều kiện đó, khi muốn thỏa mãn nhu cầu sản phim Á giữa những người sản: xuất at pha thực hiện

thông qua hoạt động trao đôi - -

Như vậy, sự ra đời của phân cổng lao động xã hội đã tạo ra lao động

của những người sản xuất 1 rang tính chất là lao động xi hội, song sự tách

biệt tương đối về mặt kinh tế lại tạo) ta lao dong của ‘h mang ii chất là

lao động tư nhân, cá biệt, độc lập Mâu thuẫn này dug

‘qua “hoạt động trao đổi sản phẩm œ của "những Tigười sản xuất cho nhau và theo đó hoạt động trao đổi hàng hóa ra đời "

13

Trang 12

2.1.2 Quá trình phát triển của trao doi và sự ra đời của

thương mai

Thương mại là một phạm trù kinh tế xuất hiện và tồn tại gắn liên với những cơ sở, điều kiện tiên để ra đời của trao déi, đó là sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đổi về rnặt kinh tế của những người

sân xuất như đã nghiên cứu ở trên, Thương rnại là một hình thái - hình

thái phát triển trong trao đổi hàng hóa, bởi vậy khi nghiên cứu sự ra đời của thương mại cần nghiên cứu quá trình và các hình thái phát triển của

a Hink thdi trao đỗi hàng hóa trực tiếp -

VỀ mặt lịch sử, trong quá trình phát triển, xã hội loài người đã trải

qua hai hình thái kinh tế, đó là: Hình thái kinh tế tự nhiên và hình thái

kinh tế hàng hóa Hình thái kinh tế tự nhiên là hình thái đầu tiên, sơ khai

của kinh tế loài người Nó xuất hiện vào giai đoạn chế độ công xã nguyên thủy Trong giai đoạn sơ khai của nền kinh tế tự nhiên, mặc dù phân công lao động xã hội đã hình thành, song chưa có những tách biệt _ tương đối về mặt kinh tẾ, con người sẵn xuất ra các sản phẩm chủ yêu với mục đích phục vụ cho nhủ cầu của bản thân họ, vì thế chưa có trao đổi hàng hóa Thực tế, trong giai đoạn công xã Án Độ thời cổ, lao động

đã có sự phân công xã hội, nhưng chưa xuất hiện trao đối hàng hóa Bởi vi, chi có sản phẩm của những người sản xuất mang tính tư nhân độc lập

và không phụ thuộc vào nhau mới đối điện với nhau như là ¿ những hang hóa và khi đó trao đổi hàng hóa mới xuất hiện

Vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên “hủy và thời kỳ đầu

của chế độ chiếm hữu nô lệ, khi hình thức tư hữu về tư liệu sản xuất và

sản phẩm xuất hiện cũng là lúc trao đổi hàng hóa ra đời Tuy nhiên, lúc đầu trao đổi hàng hóa mang tính ngẫu nhiên và giản đơn, vì thể người ta gọi hình thái ban đầu của trao đổi là trao đổi hàng hóa trực tiếp hay trao

đổi hàng hóa giản đơn, trao đối hàng hóa ngẫu nhiên Hình thái trao đổi

này được tiến hành trực tiếp theo hình thức hàng đổi hàng, theo công

thức chung là: H - H° Hình thái trao đổi hàng hóa trực tiếp ra đời không

C Mác và Ph Ăng ghen: Toân tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1993; Tr 23, tr 72

14

Trang 13

những đã góp phần thỏa mãn nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những người sân xuất mà còn có vai trò quan trọng trong thúc đây sự phát triển

của xã hội loài người, trong đó phải nói đến sự thúc đây phân công lao động xã hội

b, Mình thái heu thông hàng hảa

Hình thái trao đổi hàng hóa trực tiếp có những giới hạn về phạm vi

không gian và điều kiện trao đôi Bởi vey, khi xã hội loài người phát triển mà đặc biệt là sự phat triển của phân công lao động xã hội thi hinh thái trao đổi hàng hóa trực tiếp không còn dap ứng được nhủ cầu trao đổi hàng hóa của xã hội loài người

7 Trong điều kiện đó, cùng với syta đời của tiền tệ với tư cách là hang | hóa trung gian, trao đôi hàng hóa trực tiếp” dude thay thé bằng hình thái

trao đổi cao hơn đó là lưu thông hàng hóa ưu thong hang hóa là hình

thái phát triển của trao đổi hàng hóa, là hình thái trao đổi hàng hóa thông qua môi giới của tiền tệ {4: tr 221 Công' thức chung của lưu thông hang hóa là: H — T — H Lưu thông hàng hóa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho hoạt động trao đối hàng hóa, nó khắc phục được những hạn chế của trao đổi hàng hóa trực tiếp Đó là phạm vi hoạt động trao đổi được mở rong, điều kiện trao đôi và khả năng thöa mãn:nhù cầu về hàng bóa cả về không gian, thời gian, số lượng thuận tiện: hơn

Lưu thông hàng hóa ra đài đã lạo ra sự tách rời quá trình I mua va ban ca vé không gian (0gười ta có thể mua ở nơi này, bắn ở nởi khác), về thời gian (có thể bản ở thời điểm này, mua ở thời điểm khác) và về số lượng (có thế bản nhiều lần, mua một lẫn hoặc ngược lại): Do sự tách rời qua trinh mua, b bán này mà trong hình thái lưu thông hàng hóa đã xuất hiện mầm mống của mâu thuẫn giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu ding: Boi vay, bat đầu từ đây: này sinh mam mméng ¢ của i khủng hoảng sản

Trang 14

qua lao động xã hội mà một bộ phận lao động trong xã hội đã được tách ra khỏi sản xuất chuyên làm nhiệm vụ mua rồi lại bán nhằm mục đích „ kiếm lời Bộ phận lao động này: được gọi là những thương gia Hoạt động kinh tế của những thương gia thông qua mua bán để kiếm lời chính là hoạt động thương mại Hoạt động đó thê hiện qua công thức: T- H-T (T=T+ AT) —

Khác với trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng, hóa, hoạt động thương mại bắt đầu bằng tiền với hành vi mua và kết thúc cũng bằng tiền với hành vi bán Mục đích của hoạt động thương mại không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, cụ thể là nhằm thu lợi nhuận

Với những đặc điểm hoạt động và vai trò của mỗi hình thái trao đổi hàng hóa ta có thé thấy: Lưu thông hàng hóa ra đời đã phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, song ngược lại thương mai ra đời không đưa đến sự phủ định lưu thông mà trái lại nó làm cho lưu thông hàng hóa phát triển ở một trình độ cao hơn

Như vậy, sự xuất hiện của hoạt động thương mại gắn liền với sự

xuất hiện của thương gia Về lịch sử, những thương gia xuất hiện vào cuối chế độ công xã nguyên thủy và đầu chế độ phong kiến

Những hoạt động thương mại lúc đầu chỉ giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực trao đổi các sản phẩm hữu hình (yhương mại hàng bóa), sau đó được mở rộng sang các sản phâm võ hình hương mại dịch vụ) Trong nền kinh tế hiện đại, thương mại còn liên quan rất chặt chẽ với các hoạt động

đầu tư và sở hữu trí tuệ

Những thương gia ngày càng đông đảo trong xã hội như là kết quả tắt yếu của quá trình phân công lao động xã nội ngày sàng Tmở rộng và

chuyên sâu

Ngành thương trại ra đời và phát triển như là kết quả tất y yếu của sự phát triển trao đổi và phân công lao động xã hội Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng trong phân công lao động xã hội Phân công lao động lần thứ nhất là việc tách chăn nuôi ra khỏi

trồng trọt Quá trình này đã thúc đây sự phát triển của trao đổi hàng hóa, và tiền tệ xuất hiện trong giai đoạn này, Phân công lao động lần thứ hai

là quá trình tách thủ công nghiệp khỏi nông nghiệp, sản xuất hàng hóa

16

Trang 15

hình thành Phân công lao động lần thứ ba với việc tách riêng chức năng

tiêu thụ khói chức năng sản xuất và theo đó đã làm xuất hiện một ngành kinh tế chuyên làm chức năng trao đôi, mua bán nhằm mục đích kiếm lời

trong nên lạnh tế - đó là ngành thương mại

Phần công lao động xã hội vẫn tiếp tục phát triển và tạo ra nhiều

ngành kinh tế mới Trong lĩnh vực thương mại, ngoài ngành phân phối là ngành chuyên cung cấp các địch vụ mua bán: hàng hóa hữu hình gồm bán buôn và bán lẻ, còn có các ngành thương mại dịch vụ chuyên đảm nhận

việc cung ứng dịch vụ cho thị trường vì mục đích lợi nhuận (/heo phân loại cua WTO, ngay trong lĩnh vực thương mại dịch vụ lại được phẩm

thành 12 ngành, trong đó có 155 tiểu ngành dịch vụ khác nhan)

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài: người, thương mạira đời vừa

là mot { tiến bộ của lịch sử, một nắc thang phát triển của trao đổi hàng hóa, vừa là điều kiện thúc đây sự phát triển của sản xuất hàng-hóa: Sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là hai yếu tố cơ bản:hợp thành kinh tế hàng hóa Kinh tế hàng hóa tất nhiên sản sinh và hình:thành thị trường Vì thế, nói tới thương mại, nói đến kinh tế hàng hóa, không, thé tach rời phạm trù thị trường và kinh tế thị trường, Bởi vậy, kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường, hay thương mại và thị trường là những phạm tri, những, mặt không thể tách rời nhau của cùng một hiện tượng trong nền

kinh tế còn ton tại những điều kiện của trao đôi hàng hóa,

2, 3: BAN CHAT KINEL "wh VÀ PHÂN LOẠI THƯƠNG MAT, 2:2.1 Bãn chất kinh tế ‹ của thưởng mah

Bản chất kinh tế của thương mại được xem xét Và nghiền cứu thong |

qua nhiều cách tiếp cận khác nhau Trong: giáo: trình này; bản chất kính tế

của thương mại được rútra từ ba cách tiếp cận, đó là: Thương rnại với tư - cách là một hoạt động kinh tế, là một, khâu của: quá trình tái sản xuất xã hội và với tư cách là một ngành kinh tế quốc dân; cụ thê:,

ai Tiếp cận thương mại ; với tứ cách là: Bs pt hoạt động kinh lễ

: „Nếu xem xét dưới góc độ một oat dong’ kinh tế thì thường ì mai là mội trong những hoạt động kinh tế cơ bàn va rit phố biến trong nên kinh tế thị trường Mọi hoạt động thương mại đều bắt đầu bằng hành vị mua

Trang 16

và kết thúc bằng hành vi bán Mục đích của hoạt động thương mại là nhằm tìm kiểm lợi nhuận Có thể tóm tắt hoạt động thương mại bằng công thức sau: T - H - T' :

Đối tượng mua bán của các hoạt động tương tnại là hàng hóa và

địch vụ Chủ thể của hoạt động thương mại gồm những người bán (người sản xuất hàng hóa, người cung ứng dịch vụ, thương gia) và những người mua (người sản xuất, thương gia và người tiêu dùng) Bên cạnh đó, tham gia vào hoạt động thương mại còn có một số chủ thể khác, như; Những

người môi giới, đại lý thương rnại Hoạt động thương mnại xảy ra trong

khâu lưu thông, trên thị trường với những điều ¡ kiện kinh tế, xã hội, luật pháp, chính trị và môi:trường vật chất cụ thé

Trong hành vi mua, người ta chuyển đồi hình thái giá trị của hàng hóa từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật'và cùng với quá trình này

- là sự chuyển đổi về sở hữu, người mua đổi quyền sở hữu tiên tệ để có

được quyền sở hữu hàng hóa Nhờ vậy mà có được quyền sử dụng sản phẩm cho việc thỏa mãn nhụ cầu Trong hành v vi ban hing, qua trình dién ra hoàn toàn ngược lại

Hoạt động thương mại là một quá trình bao sằm các hoạt động cơ ban lA mua va ban Ngoài các hoạt động cơ bản côn có các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động mua ban, Tigười - ta goi chung cac hoạt động này là là

địch vụ thương mại

Dịch vụ thương mại bao gồm tất cả những hoạt động thương mại

ngoài hoạt động thương mại cơ bản (hoạt động mua va ban), ching phat sinh gắn liền với hoạt động mua bán, hỗ trợ cho hoạt động mua bán được

thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả

Hoạt động thương mại được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận và cùng có lợi Vì thế, quá trình mua bán vừa là quá trình cạnh tranh, vừa là quá trình hợp tác giữa người bán và người mua

Thông qua các hoạt động thương mại, người bán đạt được giá trị nhằm mục đích lợi nhuận, người mua có được giá trị sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu tiêu đùng khác nhau Chính nhờ hoạt động thương mại mà sản xuất và tiêu đùng được nối liền với nhau, thúc đây lấn nhau trong điều kiện của kinh tế hàng hóa

18

Trang 17

ỗ Tiệp can thương mại với Iư cách là M8 bx he cua quad tried tải sẵn xuất xã hội

Quá trình tái sản xuất xã hội gồm bốn khâu cơ bản, đó là: Sản xuất -

Phân phối - Trao đôi và Tiêu dùng, Bốn khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau, trong đó mỗi quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mỗi quan hệ cơ bản nhất,

Là hình thái phát: triển của trao đổi và lưu thông hàng hóa, thương mại được coi là một khâu cơ bản và quan trọng của quá trình tái sản xuất, đó là khâu trao đổi - khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng Trong điều kiện sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày mot phat triển, hang hoa được tạo ra trong khẩu sản xuất, sau đó được chuyển s sang, khẩu lưu thông qua.cac giai dom khác nhau của khẩu, lưu thống: Mua, van chuyén, dự

trữ, bán Kết thúc khâu lưu thông, hàng h hóa sẽ š được chuyên sang lĩnh

vực tiêu dùng

— Tuy nhiên, giai đoạn trước chủ nghĩ, tư bản, thương; mại còn tồn tại độc lập với sản xuất, do thương mại vận động theo công thức T —H —~ T, _ còn sản xuất vẫn chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng, Lúc này lưu thông

chưa chỉ phối được sân xuất mà coi sản xuất như một tiễn để có sẵn của

_ lưu thông, bởi vì thường chỉ có những sản phẩm đự thừa mới trở thành của quá trình tái sản xuất và cũng vì thé lợi nhuận thương n mại chủ yếu là đo mua rẻ, bán đất từ những người sản xuất và tiêu ding mà có Sau này, với nhiệm vụ quan trọng là thực hiện tái sản xuất sản phẩm nhanh chóng trong điền kiện thị trường không ngừng mở rộng và cạnh tranh quyết | Hệt

thì thương mại đã thực: SỰ trở thành ‘mot Khâu không thể thiếu phục VỤ cho sản xuất, Sự có mặt của thường mại không những đem lại lợi ích cho khâu sản xuất và cáo thương nhãn ma còn cho toàn weno

Nhu vay, cé thể nói trong xã hội ngây nay với từ cách i mot khâu của quá trình tái sản xuất, Thương Trại-trở thành cầu nổi tích cực giữa các

khâu ` trong quá trình tái sản xuất -đặc biết: là giữa sẵn: xuất va tiêu đùng,

đà phương tiện mở ‘rong giao lưu kinh: tế giữa ‘cdc quốc | ' Ela, khu vực Đối với mỗi nền kinh i, thường tại: phát ‘ida, tid: thông hàng hóa thông - guốt 1à biểu hiện của sự phát triển kinh tế lành mạnh, thịnh vượng,

Trang 18

Cs Tiép cần thương mai vit tir cach là một ngành kinh rễ

Nếu xem xét đưới góc độ phân công lao động xã hội thì thương mai được coi là một ngành kinh tế quốc đân độc lập trong nền kính tế Đó là ngành đâm nhận chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa và củng ứng các địch vụ cho xã hột thông qua việc thực hiện mua bán nhằm sinh loi

Như vậy, nghiên cứu thương mại đưới các góc độ cơ bản: Là một hoạt động kinh tế, một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, cũng như góc độ là một ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dâu, chúng ta đều nhận thay đặc trưng chung nhất của thương: mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dich vụ gắn với tiên tệ và nhằm mục đích loi nHuận Bởi vậy, có thể rút ra bản chất kinh tế chung của thương mại đà tổng: thể các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gan lidn va phat sinh

cùng với trao đối hàng hóa và cưng ứng dịch vụ nhằm mục dich lợi nhuận

2.2.2 Phân loại thương mại

a Theo pham vì hoạt động thương mại - >

Theo phạm vi hoạt động, người ta phân loại thương ï mại thành 2 bộ phận: Thương mại nội địa và thương mại quéc té —- :

Thương mại nội địa hay còn gọi là nội thương/thương mại trong nước phản ánh những quan hệ Thương mại của các chủ thé kinh té cha

một quốc gia Các hoạt động thương tại nội địa về cơ bản dién ra trong pham vi bién giới của một quốc gia Các hoạt động thương mại nội địa điển ra chủ yeu chịu sự quản lý và điều tiết của nhà nước Bởi vậy, các quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại nội địa vừa thể hiện quan hệ mang tinh thị trường, song lại vừa phản ánh những chủ trương và chính sách của nhà nước Thương, mại nội địa có thể được phân thành: Thương mại thành thị; Thương tại nộng thôn;

Thương mại biên giới, hải đảo; Thương mai ving sâu, vùng xa

Thương mại quốc tế hay còn gọi là ngoại thương, bạo aim viée mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc ; gia có thé ở phạm vi toàn cầu, phạm vi khu vực hoặc thương mại song phương giữa hai quốc gia

‘Thuong mai quốc tế phản ánh những mồi quan hệ kinh tế thương mại

giữa các chủ thế kinh tế của các quốc gia với nhau Ching, tuân thủ

20

Trang 19

những luật lệ và những thông lệ buôn bán toàn cầu, khu vực và các hiệp |

định thương mại ký kết song phương giữa các quốc gia

Trong hoạt động ngoại thương, xuất khâu là việc bán hàng hóa và

địch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng hóa và địch vụ

Của nước ngoài

Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ rất lâu Tuy nhiên, nó chỉ

thực sự phát triển từ thời đại tư bản chủ nghĩa và từ đó đến nay ngoại thương đã trở thành động lực quan trọng trong tăng trưởng và phát triển

kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Đặc biệt,ngày nay khi toàn cầu hóa và

tự đo hóa thương mại đã trở thành một xu thế và hiện tượng phổ biến của _ thời đại thì vị trí, vai trò và sự phát triển của ngoại thương ngày càng được: khẳng định Ngoại thương không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là sự trao đổi buôn bản hang hóa, địch vụ với bên ngoài mà thực chất cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác, ngoại thương đã tp phân tham gia tích cực vào quá trình thúc dây phân công lao “ne quéc té-va sy tién bd

của xã hội loài người,

Thương mại nội địa diễn ra ¡ trên chị trường nội địa, ngoại thương là

hoạt động thương mại điễn ra trên thị trường quốc tế Vì vậy, thương mại nội địa và ngoại thương được thực hiện theo những hình thức và.phương - pháp có thé không hoàn toàn giống nhau, Quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu ngày càng diễn ra sâu rộng, các định chế thường mại cũng ngày

càng trở nên thông nhất và được áp dụng cho mọi quốc gia, bởi vậy việc

phân biệt thương rnại trong nước và thương mại quốc tế theo đó cũng

mang tính chất tương đối, đẳng thời hai bộ phận nảy ngày càng thé hiện :

mỗi quan hệ chặt chế với nhau hoặc bộ sửng và thúc đây nhau phát triển

&, Theo cée kháu/đặc aides của qué trình lưu thông

Theo các khâu/đặc điểm: của quả trình lu thông, thương mại được

phan thanh 2 loai: Thuong mai ban buôn và thương mại bán lẻ,

Thương mại bán buôn chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực buôn bán các sản phẩm hữu hình Chủ thê của: hoạt động thương Tại bán buôn là những: nhà sản xuất và các, “hương gia Chúng phân ánh các mỗi quan: hệ -

kinh tế thương mại giữa những nhà sản XuẤt, giữa nhà sản xuất với

Trang 20

thương gia và giữa những người thương gia với nhau Khi hoàn thành các hoạt động rnua bán buôn, hàng hóa vẫn chưa kết thúc quá trình lưu thông mà chúng còn nằm lại trong khâu sân xuất để sau khí kết thúc sản xuất lại tiếp tục quay trở lại lưu thông hoặc vẫn nằm trong lưu thông để chờ bán đến tay người tiêu đùng cuối cùng,

Trong khi đó, thương mại bán lẻ phản ánh mối quan hệ buôn bán hàng hóa và các dịch vụ giữa những nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ hoặc các thương gia với bên kia là những người tiêu dùng cuối cùng Khi hoàn thành các hoạt động mua, bán lẻ hàng hóa sẽ kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mẫn những nhu táo: khác nhau

của xã hội

| Sự phân biệt giữa thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ chủ yếu ở sự khác biệt theo các khâu trong quá trình lưu thông của sản phẩm Bất kỳ mối quan hệ thương mại nào mà một bền có sự tham gia của người tiêu đùng cuối cùng thì quan hệ thương mại đó thuộc về thương mại bán lẻ và ngược lại thì đó là thương mại bán buôn -

Các hoạt động bán buôn diễn ra ở các chợ đầu mối, thị trường với trung tâm buôn bán trong nước và quốc tế Ngược lại, hoạt động bán lẻ điển ra chủ yếu ở các chợ, các cửa hàng chuyên doanh, tông hợp, các

siêu thị, hội chợ thương mại,

e Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quả trình tái sẵn xuất xã hội

Khi xem xét theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm - đối tượng của hoạt động thương mại trong quá trình tái sản xuất xã hội, người ta phân thương mại thành 2 loại: Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Thương mại hàng hóa và thương mại địch vụ là những khái niệm phân biệt với nhau chủ yếu đựa vào sự khác biệt về đối i tượng của hoạt động trao đổi, mua bán trong thương mại Nếu thương mại hàng hóa về cơ bản là trao đổi các sản phẩm "hữu hình” thì thương mại dịch vụ là lĩnh

vực trao đổi, mua bán các sản phẩm "vô hình", :

Thương mại dịch vụ là lĩnh vực rất rộng và phức tạp Trong nên kinh tế hiện đại, thương mại địch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ 'Thương

22

Trang 21

mại dịch vụ tồn tại song song cùng thương mại bàng hóa và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sông kính tế của xã hội hiện đại

Thương mại hàng hóa gồm thương mại hàng tư liệu sản xuất và

thương mại hàng tiêu dùng, Người ta cũng có thê phân chia thương rnại hàng hóa theo từng nhóm hàng, ví đụ: Thương mại nhóm hàng công nghiệp, hang nông sản, thực phẩm, thủy sản, hay theo mặt hàng, ví dự Thương mại mặt hàng 840, cả phê, chè hay sắt thép, máy nông nghiệp

the Theo kỹ thuật giao dich

Trong một vài thập kỹ gần đây, với sự ra đời và phat tiên của nền kính tế số hóa mà ngoài kỹ thuật trao đổi, buôn “bán truyền thống đã xuất hiện việc trao đổi, buôn bán thông qua các phương tiện kỹ thuật số Sự tham gia của các phương tiện kỹ thuật SỐ ở thời đại ngày tìay đã mở ra một xu thế và loại hình thương mại mới - đó là thương mai điện tử Bởi vậy, theo kỹ thuật giao địch trong trao đối, buôn bán, người ta phân thương

mại thành 2 loại: Thương mại truyền thống và thương mại điện tử

_ Sự phân biệt giữa hai khái niệm này dựa trên sự khác biệt về các phương thức mua bán trong thương rnại Các phương thức mua bán trong thương mại truyền thống được thực hiện trong rnôi trường tự nhiên, những người tham gia vào hoạt động mua, bản thường tiếp xúc trực tiếp

với nhau trên thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau Ở đó, họ gặp gỡ

trực tiếp, tiến hành các giao dịch muús bán ở các chợ, siêu thị, trung tầm thương mại, hội chợ triển lãm Thương mại truyền thốn; g đã có từ rất lâu cùng với sự ra đời của trao đổi — sp

Ngược lại, thương mại điện tử là một phương thức trao: abi mua ban bằng các phương tiện truyền thông kỹ thuật trong môi trường điện tử Thương mại điện tử chỉ xuất hiện trong xã hội hiện đại Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh chóng trên toàn thế giới và đó là xu

hướng phát triển tất yếu, là: yếu tố hợp thành của nên Ï kinh tế số Hóa,

Mặc đù, thương mại điện tử Sẽ trở thành phương thức thương mại phô biến trong xã hội hiện đại, tuy nhiên thương: mai "truyền thông vẫn

giữ nguyên giá trị về kinh tế và Văn hóa, Nó vẫn tồn tại song song cùng

với thương mại điện tử mặc đù kinh tế thị trường và Thường mại thể giới không ngừng mớ rộng và phát triển

Trang 22

é Theo mire dé tham gia qua trink ty do héa thuong mai

Khi xem xét thương mại trong bối cảnh thảm gia vào quá trình tự đo hóa thương mại khu vực và toàn cầu, người ta phân thương mại thành 2 loại, đó là: Thương mại có bảo hộ và thương mại tự do hóa

Thương mại có báo hộ thường được các quốc gia áp dụng trong một số lĩnh vực nhạy cảm để bảo vệ các lợi ích quốc gia hoặc để bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là đối với những ngành công nghiệp, dịch vụ non trẻ, mới hình thành Các biện pháp thường được sử dụng trong thương mại bảo hộ là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan Các biện pháp phí thuế quan được sử đụng trong chính sách bảo hộ thương mại bao gồm: Các biện pháp hành chính, hạn ngạch, giấy phép, các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn môi trường Đồng thời, việc bảo hộ thương mại của quốc gia còn được áp dụng thông qua các chính sách ưu đãi doi với

sản Xuất trong nước

Thương mại tự do hóa được thể hiện qua việc xóa bỏ và giảm thiểu hàng rào thuế quan, đỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, bảo đảm quyền tự do kinh đoanh cho các thương nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa trong nước và quốc tế lưu thông thông suốt, Thương tnại tự do hóa có nhiều cấp độ và hình thức khác nhau Việc thực hiện bảo hộ và tự do hóa trong thương mại của các quốc gia vừa có tính mâu: thuẫn, vừa có tính thống nhất với nhau Về thực tế, không có quốc gia nào bảo hộ một cách hoàn toàn hoặc ngược lại thực hiện một cách tự đo thương mại với bên ngoài một cách hoàn toàn, mà bảo hộ để hội nhập thương mại có hiệu quả và bền vững hơn, báo hộ để tiếp tục mở cửa, tự do thương mại nhiều hơn

Các phân loại thương mại trên Tuy chỉ mang tinh tương đổi, song việc nghiên cứu nảy có ý nghĩa rất to lớn cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là góp phần làm rõ thêm bản chất kinh tế và những mối quan hệ phát

sinh trong quá trình hoạt động của thương Tại, cũng như trong việc hình

thành các chính sách, biện pháp nhằm thúc đầy và phát triển thương mại một cách toàn điện, hiệu quả và bần vững

24

Trang 23

2.3 CÁC CHỨC NĂNG CỦA THƯƠNG MẠI

2.3.1 Chúc năng chung của thương mại

Chức năng của thương mại là một phạm trù khách quan, được hình

thành trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân

công lao động xã hội Thương mại đã từng tồn tại trong nhiêu hình thái

kinh tế - xã hội khác nhau Bản chất kinh tế - xã hội của các hình thái

kinh tế - xã hội này mặc dù có sự khác nhau nhưng chức năng của thương mại là không thay đôi, Bởi vậy, con ngubi ¢ chỉ có thé nhận thức và vận dung các chức năng của thương mại chủ không the tùy tiện áp đặt hoặc thay đổi các chức : năng đó -

_Trong mọi hình thái kinh tế - - Xã ä hội còn tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa thì chức năng chung của thương mại là thực hiện lưu thông hàng hóa và cung ứng địch vụ théng qua mua 'bán bằng tiền, Tuy nhiên, cũng cần phân biệt chức năng thương mại với các tư cách là một hoạt động kinh tế, một khâu của tái sản xuất và một ngành kinh tế, cụ thể:

_ Nếu xem xét thương mại với tư cách là một hoạt động kinh tế thì

thương Trại có chức năng thực hiện việc mua bán, củng img hang hóa và _ các dịch vụ bằng tiến

Nếu xem xét thương mai IA một khâu của a qui trình tái gắn xuất xã

hội thì thương mại có chức năng thực hiện, cầu nối: giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua trao đổi, đám bảo thực hiện tái sẵn xuất nhanh chóng, hiệu quả trong điều kiện của kinh tế hàng hóa,

Nếu xem xét thương mai, là một ngành kinh tẾ thì thương nại thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng địch vụ thông qua mua bản để gắn liên sản xuất với thị trường trong và ngoài nước nhằm thỏa min nhu cầu thị trường về hang hóa và dịch vụ với chỉ phí thấp nhất,

Chức năng của ngành thương n mai là: một phan trù ‘phan Ảnh đặc trưng cơ bản của ngành thương, mại mà qua đó phân biệt ngành thương mại với Các ngành kinh tẾ khác Or đầy cũng: cần phân biệt hai phạm trù chức năng và nhiệm vụ: cua ngành: thường nại _Nếu: chức nang là phạm trù khách quan thì nhiệm ` vụ là một phạm trù: mang: tính chủ quan Nhiệm

Trang 24

vụ của ngành thương mại có thê thay đổi tùy thuộc vào đôi hỏi của từng giai đoạn lịch sử, Thông thường, cơ sở để xác định nhiệm vụ của ngành

thương mại trước hết là căn cứ vào chức nang, của ngành thương mai,

cùng với đó là căn cứ vào trình độ phát triển, mục tiêu phát triển của nên kinh tế - xã hội, bối cảnh kinh tế, th trường khu vực v và thể giới

2, 3 2, Các chúc năng cụ thể của thương mại ø, Các chức năng cụ thể của thương mại hàng hỏa

Đối với thương mại hàng hóa, chức năng của thương mại có thể được chia thành hai nhóm chức năng cơ bản, đó: —

Chức năng thay đổi hình thái giả trị của thương mại

Thương mại có chức năng thay đổi hình thai pid trị từ tiền sang hàng, và ngược lại từ hàng sang tiên thông qua hành vi mua (T - H) va hanh vi ban (H — T), Đây còn được gọi là chức năng lưu thông thuần túy

của thương mai

Cùng với việc thay đổi hình thái giá trị là qa trình chuyển đổi quyền sở hữu về hàng hóa và tiền tệ, Quyền sở hữu tiền tệ được chuyên tir người mua sang người bán, và ngược lại quyền Sở hữu hàng hóa được

chuyển từ người bán sang người mua

Nhờ chức năng thay đổi hình thái gia trị của thương ì tnại mà người bán đạt được mục đích của mình là giá trị nhằm tìm kiếm lợi nhuận, người mua có được các giá trị sử r dụng để thỏa mãn nhủ cầu tiêu đùng khác nhau của mình

Đề thực hiện được chức nang nay, thương mại phải tiễn hành hàng

loạt những hoạt động gắn với việc thay adi hinh thai gia trj va chuyên đỗi

quyền sở hữu, như: Mua hàng, bán hàng, xúc tiến thương mại, tiếp thị,

Trang 25

khớp đó cần thiết phải có hoạt động phân phối để đưa sản phẩm từ sản xuất đến tiêu đùng một cách hợp lý Trong nền kinh tế hàng hóa, hoạt động phân phôi này được thực hiện thông qua thương mại,

Thương mại thực hiện chức năng tổ chức quá trình phân phối hàng hóa nhằm đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến thị trường và kè tiếp tục hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lưu thông

Nhờ có chức năng này mà thương nại có thể tiếp tục thực hiện chức năng thay đổi hình thái giá trị; thục hiện giá trị hàng hóa mà chúng ta vừa

để cập ở trên Đảm bảo việc thực hiện đừa các sản phẩm sản xuất ra đến

thị trường nơi mà người tiêu dùng có-nhu cầu phù-hợp về số lượng, cơ

cấu, thời gian và không gian với chỉ phí thấp nhất Thực hiện chức năng -

phân phối, thương mại góp phần giải quyết những mâu thuẫn vốn có giữa cùng và cầu, giữa sản xuất và tiêu đùng trong điều kiện kinh tế hàng hóa

_ Chức năng phân phối hàng hóa:của:thương mại: được thực hiện “hông qua hàng loạt những hoạt động: khác nhau, cự thể”

Hoạt động vận chuyển nhằm đừa' hằng hóa từ nơi sản xuất đến người

tiêu dùng và những dịch vụ có lên quan đến vận tái, nhục Lâm các thủ túc vận tải, giao nhận hàng hóa : _

Hoại động giữ gìn,, bảo quản hàng hóa "Những hoạt động này nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa về số lượng, chất lượng troñg quá trình vận chuyên, cũng như lưu kho phát sinh do sự không ăn khóp giữa

sản xuất và đòi hỏi của thị trường về không gian và thời gian:

_ CÁC hoạt động phân loại, chon, lọc, đồng gói, bạo bì, gia công, chế

biến làm hoàn thiện và làm cho, gid, trị SỬ dụng c Của hang héa thich img với nhu cầu người tiêu ding

Các hoạt động thương mai khi thực hiện nhóm chức © năng phận phối là các hoạt động mang tính sản XHẤt, Chúng xảy ra ong khẩu lưu thông và được thực hiện bởi ngành thường hại Khi thực hiện chức năng phân

phối, thương mại đã thực hiện ‘bdo ve: va: hoan: thiện: giá trị sử dụng, đồng

thời góp phân làm tăng giá trị hàng hóa: THoạt động thường nại xét về góc độ này đã trực tiếp góp phần tạo ra thư rihập quốc đân; Bồi vậy, chức

năng này còn được gọi là chức năng tiếp tục sản xuất trong lưu thông: của

thương mnại

Trang 26

Các chức năng của thương rnại được nghiên cứu có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn sâu sắc Qua nghiên cứu; một mặt chỉ Th:rằng dé qua trình

lưu thông hàng hóa diễn ra thông suốt, hiệu: quả cần đảm bảo sự thông suốt của các đồng vận động, đó là dòng vận động của hàng hóa, tiền tệ,

thông tín và quyền sở hữu Mặt khác, các chức măng của thương mại vốn điễn ra đồng thời và có mỗi quan hệ biện chứng với nhau, việc tách-bạch

trong nghiên cứu là để thấy bản chất kinh tế và vai trò của từng chức

năng trong quá trình lưu thông hàng hóa Theo đó, nếu quá trình lưu thông hàng hóa được tổ chức hợp lý sẽ giảm thiểu được những hư phí phát sinh trong quá trình lưu thông

Trong xã hội hiện đại, hàng loạt yếu tố mới tic dong và chỉ phối tới hoạt động lưu thông hàng hóa, đó là: Thứ nhất, nhu cầu và đòi hỏi của con người đối với thương mại ngày càng cao về chất lượng phục vụ, về sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian; Thứ hai, cạnh tranh trên thị Hường trong tiêu thụ hàng hóa ngày càng gay gắt; Thứ ba, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại diễn ra ngày cảng mạnh mẽ và sâu rộng; Thứ tư, vai trò của khâu phân phối hàng hóa ngày cảng trở nên quan trọng trọng chuỗi

giá trị hàng hóa; 7#“ năm, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật

cho phép công tác vận chuyển hàng hóa, giao dịch thương mại có những tiễn bộ vượt trội về không gian, thời gian, chỉ phí Bởi vậy, các chức năng của thương mại cần được nhận thức và vận dụng phủ hợp với điều kiện của xã hội hiện đại Một mặt, tổ chức các hoạt động thương mại phải được tiếp cận, áp dụng những tiễn bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại, xu hướng phát triển thương mại toàn câu Mặt khác, cần nâng cao chất lượng phục vụ trước, trong và sau bán, tổ chức tiêu dùng để cạnh tranh và dap ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước, cũng như kiểm soát và tham gia tích cực vào chuỗi giá trí của hang hóa

b Những đặc thù của các chức năng thương Nai trong lĩnh ĐựỰC

Trang 27

Trong thương mại dịch vụ, chức năng sản xuất, lưu thông và tổ chức

tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ thường diễn ra đồng thời, Nghĩa là, trong

thương mại dịch vụ, các nhà cung Ứng dịch vụ không chỉ thuần túy thực hiện việc mua bán (như trong thương mại hàng bóa) mà nó còn đồng thời

thực hiện chức năng sản xuất ra các địch vụ và tổ chức cả quá trình tiêu dùng các địch vụ đó cho khách hàng, Các chức năng này về cơ bản được

thực hiện đồng thời ở cùng một không gian và trong cùng một thời gian

Bởi vậy, đối với chức năng thay đổi hình thái giá trị, trong thương mại địch vụ mặc dù diễn ra quá trình' chuyên quyền sở hữu: tiền tế từ người i mua sang người bán, tong không có:sự chuyên: quyền sở hữu địch vụ từ Tigười bán sang nigười mua: Đây:'chính là đặc thù được qui định bời

đặc điểnä địch vụ không tách rời Khỏi người sản: Xuất ra chúng,”

_ Về chức năng phân phối, 'đo địch vụ thường khó có khả năng vận tài, 'bảo quản, dự trữ Bởi vậy, trong thương mại dịch vụ việc thực hiện vận chuyển, bảo quản, đự trữ, phân loai; chon: lọc; đồng gồi - thường, không

xây ra Theo đó, trong thương mại địch vụ khả năng điều hòacung - cầu, lợi ích của các chủ thể: tham gia trên thị trường dịch:vụ:kHi:không có sự _ ăn khớp là rất khó khăn Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là sự Tả đời và phát triển của thương, mại điện từ

thì một s số khác biệt trên cũng 06, the thay 4 đôi, ví đục Khả ning van

3 Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2007), Giáo trình Kinh lễ

ngoại thương, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội

29

Trang 28

4, Nguyễn Mai (1985), Giáo trình kinh tế thương mại Việt Nam (tập 1), NXB Dai hoc và Trung học chuyên nghiệp; Hà Nội |

5 Lê Danh Vĩnh (2006), 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, NXB Thế giới, Hà NG _

CẤU HÔI ÔN TẬP vA THẢO LUẬN

1 Phân tích điều kiện (cơ- sở) ra đời: của: tao abit “Trên cơ sở đó chứng minh sự ra đời của thương mại là: một tất yếu khách: quan? Luận giải quan điềm cho rang: Luu thong hang hóa ra đời đã phủ định trao đổi hàng hóa trực tiên, song thương: mại ra đời không.những không phú định hưu thông hàng hóa mà còn thúc đây lưu thông hàng hóa phát triển? 2, Phân tích bản chất kinh tế của thương mại thông qua các tiếp cận:

Là một hoạt động kinh tế, là một khâu của quá trình tái sản xuất, và là một ngành kính tế? Ý nghĩa của nghiên cứu bản chất kinh tế của thương

mại đưới các góc độ tiếp cận này trong quản lý nhà nước về thương mại? 3 Trình bày các phân loại thương mại? Ý nghĩa của từng,cách phân loại này trong nghiên cứu và quản lý nhà nước về thương rnại?:

| 4, Trinh bay chite nang chung của thương mại? Phân biệt chức năng

của thương mại với tư cách là một hoạt động kinh te, một Ì khâu của quá trình tái sản xuất và một ngành kinh tế? _

5 Phân tích các chức năng cụ thể của thương ‘i mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa? Những biểu hiện đặc thù của chức năng thương mại trong lĩnh vực thương: mai địch vụ? Ý nghĩa của vẫn đề nghiên cứu nay trong quan ly nha nước \ về © thuong mại?

30

Trang 29

Chương 3

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI

7Yong nền kinh té thi trường, những tác động của thương mại có

tinh hai mat: Via co những tác động tích cực, vừa có những tác động

tiêu cực, thể hiện trên nhiều phương diện, mức độ Mục đích của chương

này là nghiên cứu những cơ sở huận va phân loại tác động của thương

mại, qua đó äi sâu nghiên Cứu những tắc động về mặt kinh t, xã hội và môi trường của thương mại Day là những cơ sở cẩn thiết va quan trong

cho các lựa chọn về kinh té trong phái triển: thương mai của quéc gia, địa phương gan voi nitic tiéu phát triển bẩn vững trong điều tiện hiện nay

3,1 CƠ SỞ LUẬN vÀi PHÂN LOẠI HTÁC ĐỌNGC cua A THƯƠNG MAI

4, 1.1 Cơ sở luận, nghiên cứu u the động của thương, mại

Khi nghiên cứu tác động Của, thương, mai cần xí xem xét và xuất phát từ những cơ sở luận sau:

Thứ nhất, khi xem xét thương mại là một hoạt động Ì kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường moi hoạt động lanh tế đều, gắn với hoạt động thương mai, vì thé thuong mại trở thành hoạt động kinh tế cơ bản và phổ biến của nền kinh tế Chủ thể hoạt động thượng mại là những người mua và những người bán, Người bán gồm những nhà sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thương gia bán buôn hoặc bán lẻ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Người mua hàng hóa, địch vụ có thê là chỉnh phủ, các tô chức xã hội, các: doanh nghiệp, hệ gia đỉnh hoặc các cá nhân Do vậy, bất lcỳ chủ thể nảo tham gia vào hoạt động mua, bản trên thị trường đều chịu ảnh hưởng táo động của thương: mai :

Hoạt động thương mại phản ánh mỗi quan hệ kinh tốc của các chủ thể tham gia mua, bán Chúng chịu sự "đẫn đất của “ban tay vô hình", chi phối của cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết Cơ

Trang 30

chế thị trường lấy cạnh tranh làm động lực và lấy lợi ích làm mục đích, vì thế tác động của thương mại tới các chủ thể mua bán rất linh hoạt, nhanh nhạy song cũng chứa đựng rất nhiều những yếu tô tự phát và nhiều khi gây ra những lãng phí Đồng thời, tác động của thương mại cũng rat đa dạng, phức tạp và nhiều chiều, Cách nhìn nhận về tác động của thương mại rất khắc nhau từ phía người mua hay người bản, ngudi san xuất, người tiếu dùng hay từ phía chính phủ

Thư hai, khi xem xét thương mnại là một ngành kinh tế

Trong nền kinh tế bao gồm ba khu vực kinh tế, đó là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Thương mại là một trong những ngành thuộc _ khu vực địch vụ Tuy nhiên, thương mại hàng hóa hay ngành phân phối trong khu vực dịch vụ có phạm vỉ hoạt động rộng lớn, chỉ phối phần lớn

mọi nh vực, mọi khâu của nên kinh tế, Ngành dịch vụ phân phối đóng

vai trò như hệ thống tuần hoàn của nên kinh tế Nó thực hiện chức năng cùng cấp các yếu tố đầu vào, đồng thời đảm nhận việc tiêu thụ tất cả các sản phẩm đầu ra của sản xuất Ngoài ra, ngành phân phối cõng thực hiện ›

chức năng truyền tải các thông tin từ sản xuất tới thị trường Và ngược lạt

từ thị trường tới sản xuất Với chức năng này, ngành phân phối có mối quan hệ chặt chế va tương tác qua lại với tất cả các ngành khác của nên kinh té

Thương mại theo nghĩa rộng bao gồm tất cá các ngành dịch vụ cung ứng dịch vụ thông qua thị trường với mục đích lợi nhuận (rong đó có ngành dịch vụ phân phối), chúng không chỉ cưng cấp các dich vụ đầu vào cho nên kinh tế mà còn cung cấp cả những dich vụ đa đạng phục vụ nhu cầu đời sống của mọi cá nhân và cộng đồng trong xã hội Bởi ‘way, tac động của thương mại không chỉ nằm trong khuôn khổ lĩnh vực sản xuất

của cải vật chất của nền kinh tế mà vượt ra khỏi lĩnh vực sản xuất, tác

động tới hầu hết các khía cạnh của tiêu dùng xã hội, hay nói cách khác

thương mại có thể tạo ra ảnh hưởng tới tất cả CÁC lĩnh vực, các mặt khác

nhau của đời sống xã hội

Thứ ba, khi xem xót thương mại đà một khâu (khâu trao đói) của quá trình tái sản xuất xã hội

32

Trang 31

Cùng với phân phối, thương mại là một trong hai khâu trung gian

của quá trình tái sản xuất xã hội Thương mại giữ vai trò cầu nối giữa

khâu sản xuất và khâu tiêu ding Trong nên kinh tế thị trường, sản xuất với tiêu dùng không thẻ kết nối với nhau riểu không có thương mại Một mặt, thương mại chịu sự chỉ phối của sản xuất và tiêu dùng, mặt khác thương mại cũng có tác động tới quy md, cơ cầu Và Sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng xã hội

Thương mại không chỉ tác động qua lại trực tiếp tới sản xuất và tiêu

dùng, mà thương mại còn tác động qua lại với khâu phân phối và thông

qua phân phối nó gián tiếp tác động tới san xuất và tiêu dùng xã hội Ngoài ra, nghiên cứu tác dng | của thương mại dù đưới góc độ nào

(là hoạt động kinh tổ, ngành kinh tễ, hoặc một khâu của quả trình tải sản

xuất xã hội) cũng phải xuất phát từ quan điểm xem xét thuong mai là một _ hệ thống Theo đó, thương mại là một hệ thống kinh tế mở với môi trường bên ngoài, Hệ thống thương mại được hình thành bởi hai hệ thống con là cung và câu Các hệ thong con này hoạt động và liên hệ với nhau qua hoạt động của người mua và người bán,: vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau Trong quá trình phát triển, thương Trại vừa hấp thu các yếu tố cần thiết từ môi trường, vừa lạO Ta cho môi trường những yếu tố nhất định Những yếu tổ này có thể tích cực hoặc tiêu cực Thương Tnại một

mặt chịu sự chỉ phối của các yếu tô kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa,

xã hội Những yếu tố môi trường này có thể thúc đây hoặc kìm hãm sự phát triển thương mại Song ngược lại, thường Tại cũng tác: động trở lại làm biển đổi những yếu tế môi trường nói trên Tác động thường, mai không chỉ thuận túy mang tính chất kinh tế mà chúng còn 3 mang tính chất xã hội, chính trị, luật pháp, công "nghệ và: ảnh “hưởng, mat thiết tới môi

trường tự nhiên

3 1.2 Phin loại tác động của thương mai

-Từ những cơ sở luận trên,.ta có thể thay tac động của, thương mại là rất tda đạng, thể hiện ở nhiều phương diện:với -những, tính chất và mức độ khác nhau Bởi vậy, khi nghiên cứu, mhững: tac động, của thương mai can thiết phải tiến hành phân loại những tác động đó để: nhận dang va thấy Tõ

tính chất, mức độ, phạm vị, đối tượng tác dong của chủng Đó cũng là cơ _

Trang 32

sở cho việc hoạch định chính sách thương mại ở tầm vĩ mô của nhà nước, cho việc lựa chọn ứng xử của các chủ thể kinh tế trên thị trường nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của quốc gìa

Ta có thể phân loại tác động của thương mai theo 1 nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể: |

a Theo xu hwéng ảnh hưởng của tác động Theo tiêu chí này, tác _ động của thương mại được chia thành 2 loại là: Tác động tích cue va tac

động tiêu cực,

Những tác động của thương mại mà kết quả ảnh hưởng của nó có thể

là những lợi ích (vát chất hoặc tính thân) hoặc tạo ra sự thúc đây vận

động của các quá trình kinh tẾ - xã hội theo chiều hướng tiến bộ thì đó là những tác động tích cực Ví dụ: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa có thể đem lại những lợi ích vật chất, như mang lại tu nhập ngoại tệ cho nên kinh tế, lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu, thu nhập cho những người lao động Xuất khẩu hàng hóa cũng thúc đây chuyên địch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành sản xuất có lợi thế so sánh của quốc gia, thúc đây các đoanh nghiệp đưa khoa học công nghệ vào sản

xuất kinh doanh, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành,

nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường quốc tế Đó là những tác động mang tỉnh tích cực

Ngược lại, những tác động của thương mại mà kết quả mang lại là | những tổn thất (và vật chất hay tỉnh thân) hay tạo ra xu hướng kìm hãm, đây lòi sự vận động của các quá trình kinh tế - xã hội được coi là những

Trong đời sống kinh tế, chúng ta khó tìm thấy một hoạt động thương mại hay một chính sách thương mại nhất định chỉ thuần túy, mang tính

tiêu cực hoặc tích cực Thông thường tác động của thương mại chứa

đựng cả bai mặt tích cực và tiêu cực Ví dụ: Buôn lậu là hiện tượng phô biến không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước có nên kinh tế thị trường, Buôn lậu gây ra những tác động tiêu cực là làm thất thu nguồn thu của nhà nước, gây tốn thất kinh đoanh cho các doanh nghiệp làm ăn

chân chính vì sự cạnh tranh không lành mạnh, ñgười tiêu dùng khi mua

34

Trang 33

hàng hóa buôn lậu phải chịu nhiều rủi ro về vật chất và tỉnh thần mà không được luật pháp bảo vệ Ở một khía cạnh khác, buôn lậu lại đem

lại giá cả rẻ và theo đó cho phép một số tang lop dân cư có thể được tiếp cận với hàng hóa dé dang hơn Nhưng xét về tổng thể, buôn lậu gây tốn

thất nhiều hơn lợi ích mà nó mang lại cho cả nhà nước, doanh nghiệp và

người tiên đừng, Vì thế, trong quan ly kinh tế vi mô, tất cả các chính phi đều kiên quyết thực hiện chính sách chống buôn lậu

b, heo phạm vỆ ảnh hưởng, Theo phạm vị ảnh hưởng, tác động của thương mại có thể phân thành 2 loại là: Những tác động diễn ra ở phạm vi hẹp và những tác động điển ra ở phạm Vi.rộng "

Những tác động điễn ra ở phạm vị hẹp là những tác-động có thể chi

ánh hưởng đến một hoặc một số bộ phận, đối tượng trong hên kinh tế - xã hội (một bộ phận người tiêu dùng, doanh nghiệp; một số địa: ‘phuong ) Thường những tác động này có ảnh hưởng đến đối tượng: có những © đặc thù về trình độ phát b triển hoặc đặc thù về lĩnh vực, ngành nghề

` kinh dơanh ,

Trong khi đó, những tác: động ở phạm vỉ rộng là những táo động mà ảnh hưởng của nó có thê liên quan đến đại bộ: phận các chủ thê trong nên kinh tế, có thể diễn ra ở phạm vi quốc gia, thậm chí trên phạm vi toàn cầu hoặc một khu vực kinh tế (4SEAN, EU ).Những tác động thương mại ở phạm vỉ rộng thường thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng, thường gây ra những hậu quả phức tạp và khó lường Vì thé, những tác

động ở phạm vi rộng này thường can có sự phối hợp trong việc hoạch

định chính sách và phối hợp hoạt động quản lý ở phạm vi quốc gia hoặc nhiều quốc gia trong một khu vực, thậm chí có khi:cân tới sự phối hợp quản lý và kiêm soát ở phạm vi toàn cầu Ví dụ: Dịch bệnh từ gia súc, gia cầm, dịch bò điên có thế lây lan nhanh chóng từ vùng này: qua ving khắc trong một quốc gia hoặc từ quốc: Bia này sang: quốc gia khác và trở thành đại địch thông qua con đường buôn bán, thương miại quốc tề “Trong

bối cảnh toàn cầu hóa thương mại hiện nay cần có những Sự: phối hợp

quản lý, kiểm soát các hoạt động Xuất nhập, khâu: ở phạm v VÌ: quốc tế nhằm chống sự lây lan địch bệnh qua con đường thương Mai, -

Trang 34

c, Theo lĩnh vực tác động Theo lĩnh vực tác động, những tác động của thương mại có thể được phân thành 3 loại, đó là: Những tac động về kinh tế, về xã hội (xã hội, chính trị, văn hóa ) và những tác động về

môi trường

Những tác động về kinh tẾ của Thương mại, bao gồm những ảnh

hưởng của thương rnại đến quy mô, tốc độ và hiểu quả tăng trường kinh

tế, sự thay đổi cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tư và hội nhập kinh tế ane tế, các cân đối kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế quốc đân, ị

Những tác động về xã hội của thương mại, bao gồm những ảnh hưởng của thương mại tới sự én định chính trị quốc gia, tới thực hiện đường | lỗi, chính sách của nhà nước, ảnh hưởng tới hệ thông luật pháp của quốc gia Ngoài ra, nó còn bao gồm cả những tác động tới yếu tố đân cư, hôn nhân và tổ chức gia đình, mức sống và lỗi sống, phong tục, tập quán, hệ thống giá trị trong xã hội

Những tác động về môi trường của thương mat, bao gầm những ảnh hưởng của thương mat tới môi trường sống, đó là sự bảo tồn các yếu tô tự nhiên (Kat hậu, nguôn nước, khoảng sản, hệ thực vật, động vậi ), các yếu tổ hạ tầng (giao thông vận tải, hệ thống thông tin, truyện thông )

Con người cảng ngày càng nhận thức về:mức độ cần thiết và tầm quan trọng của sự phát triển bền vững, Vì vậy, nghiền cứu các tác động thương mại không chỉ nhấn mạnh, coi trọng đến những ảnh hưởng của thương mại về kinh tế Những tác động về xã hội và môi trường cũng ngày cảng được chú trọng và cân nhắc toàn điện trong mỗi liên he chat chế với những tác động về kinh tế nhằm hướng tới sự phat triển bền vững

trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển thương mại của

các quốc gia, cũng như việc tiến hành các hoạt động lánh doanh thương mại ở phạm vỉ doanh nghiệp

d Một số cách phân loại khác về ẳ rác động của thương ng

- Tác động trực tiếp và gián tiếp: Những tác động có tính chất lan tỏa

được xem là những tác động gián tiếp của thương mại Chẳng hạn, ngoài

những đóng góp trực tiếp về GDP của ngành thương mại thì các hoạt

động thương mại còn góp phần đem lại sự phát triển và gia tăng GDP ở

nhiều ngành kinh tế khác và đó chỉnh là những; tác động lan tỏa, gián tiếp

36

Trang 35

của thương mại, Hay cụ thể trong trường hợp một đoanh nghiệp xuất

khẩu cà phê ra thị trường quốc tế và đem lại thu nhập ngoại tệ thì hoạt

động xuất khẩu cà phê tạo ra doanh thu ngoại tệ cho đoanh nghiệp là tác

động trực tiếp Tuy nhiên, số ngoại tệ không dừng lại ở doanh nghiệp đó rà nó tiếp tục lan tỏa vào nền kính tế theo nhiều con đường khác nhau Doanh nghiệp xuất khâu để duy, trì hoạt động kinh doanh của mình phải ding số thu nhập ngoại tệ này đề nhập nguyên liệu, chí trả tiên lương, lãi suất vốn vay, chỉ phí cho các đoanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải, viễn thông, điện, nước, nộp thuế và các chỉ phí khác: Những khoản chỉ trả này tiếp tục hình thành nên thu nhập của nhiều chủ: thế khác Những chủ thể của những khoản thu này lại tiếp tục quá trình chỉ tiêu tương tự, Cứ nhự vậy, khoản thu nhập ngoại tệ ban đầu đo xuất khẩu cà: phê lan tỏa

vào riền kinh tế ở những cấp độ:và mức độ khác nhau `

- Một số tác động của thương: mại mà kết quả mang lại có thé lượng hóa được, tuy nhiên nhiều tác động: khác lại chỉ có thể căm nhận được bằng cảm giác mà tất khó đo lường được Vì thế, có thể phân chịa tác động thương mại thành h những tí sáo _ động: do 0 lường: được + VÀ: hông, đo

- Một số tác động của thương mại mà hậu: quả: của 'nó gầy ra bó thê

khắc phục được, nhưng ngược lại có những tác động lại không thê khắc phục được hoặc nếu có thể thì phải: tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc -Khai thác thủy sản với mục đích thương mại bằng thuốc: nổ:có thể hủy

điệt môi trường sống của nhiều loại thủy sản và sinh vật sống đưới nước Nạn buôn lậu ngà voi, sẵn bắt động vật hoang đã để lấy: lông, da, sừng đã đưa đến sự tuyệt chủng nhiều loài động vật quý hiệm được ghi trong

sách đỏ là những ví dụ cho những loại tác động này của thương mại : Từ những phân loại trên, đưới đây: ching ta sé di sâu, nghiên cứu -những tác động cụ thể của thương mai theo-timg lĩnh vực tác động, đó là

những tác động của thương mal về kinh tế, xã hội:và môi trường - 3 + NHỮNG TÁC ĐỘNG VÉ KINH TẾ CUA THUONG MAI

3.2 i Thuong mai đối với tăng trưởng lánh `"

- Tăng trưởng kinh tế là Sự tăng thêm về quy mộ, sản n lượng sản nhậm hàng hóa, dich vụ trong một thời kỳ nhất định (thưởng là mỗi năm) Mức

Trang 36

gia tăng của cải này có thể đo lường bằng hiện vật hoặc giá trị, Mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc Tổng sản phẩm quốc din (GNP)

được tính cho toàn bộ nên kinh tế hoặc tính bình quân theo đầu người, Phát triển thương mại và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ rất mật thiết Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyệt cho sự phat triển thương mại, Một nên kinh tÊ tăng trưởng cao và ôn định luôn tạo ra sự hấp dẫn

mạnh mẽ với các nguồn lực đầu tư trong nước và ngoài nước Tăng

trưởng kinh tế suy cho cùng là vì con người, vì:thế đi Hền với tăng trưởng

là sự gia tăng thu nhập và sức mua của các tầng lớp đân cư trong xã hội

và đó là tiền để để mở rộng tiêu thụ trong nước, cũng như nâng cao năng

lực xuất khẩu hàng hóa và địch vụ Đây chính là những điều kiện cần

thiết và cơ bản cho sự phát triển thương mại: Ngược lại, sự: phát triển

thương rnại có thể thúc đây hoặc kìm hãm tăng trưởng kinh tế của một

quốc gia tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia và mỗi giai

đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển của quốc gia đó Tác động của thương mại tới tăng trưởng kinh tế không chỉ:về phương diện số lượng

mà cả về chất lượng của tăng trưởng kinh tế Điều này có thể xem xét ở

một: số khía cạnh cụ thể sau:

Thương mại là một lĩnh vực quan trọng của nên kinh: tế, trực tiếp

dong: góp Vào việc tạo ra thu nhập quốc ‘dan va gia tang tang: san phẩm

quốc dân Các số liệu thống kê chỉ ra rằng bản thân ngành dịch vụ phân phối đóng góp từ 9 - 21% vào GDP tùy thuộc vào trình độ: phát triển của từng quốc gia Nếu chúng ta xem Xét thương tai theo nghia gdm tất cả các ngành địch vụ cung ứng các dịch vụ cho: thị trường nhằm mục đích

sinh lời (rong đó có ngành địch vụ phân phi) thì đóng góp của thương

mại vào GDP của nên kinh tế rất lớn Một số quốc gia phát triển như Mỹ

và các nước Châu Âu tỷ lệ đóng góp của các ngành địch vụ vào thu nhập quốc dân lên đến 70 - 80% GDP, ở Việt Nam (năm 2013) khoảng 42%

Thương mnại một mặt trực tiếp làm tăng GDP nhờ chính hoạt động của mình, mặt khác gián tiếp tác động tới việc gia tăng GDP của các ngành kinh tế khác và đây chính là sự tác động có tính chất lan tỏa, hay khả năng mang lại hiệu quả bội số của thương mai cho tang trưởng kinh tế

i

38

Trang 37

Điều này thể biện ở những tác động của thương mại đến thúc đây san xuất phát triển Thông qua việc cụng ứng các yếu tổ đầu vào (nguyên,

nhiên vật liệu, mày móc, thiết bị, công nghệ ) cho sản xuất đúng, đủ và kịp thời với giá cả hợp lý, đồng thời đảm bảo tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản xuất một cách nhanh chóng, ôn định và giá cả tốt, thương mại sẽ

tác động đến năng suất, hiệu quả của sản xuất, gia tăng sản lượng hàng hóa Sự tác động của thương mại đến tăng trưởng kinh tế thể hiện ở chỗ: Thuong mai tao ra khả năng huy động các nguồn lực sẵn có của quốc gia cũng nhứ tác động tới việc đi chuyển các yếu tổ sản xuất giữa các quốc gia Nhờ vậy mà góp phần to lớn vào mở rộng quy mô sản xuất và chuyển dịch co cấu kinh tế giữa các quốc gia, góp phần thúc đẩy hội

nhập kinh tế quốc tế Đồng thời, thông qua đó thương mại còn tác động

đến tăng khả năng tiêu đùng của một quốc gia và gián tiếp sản xuất ra các sản phẩm có hiệu quả hơn là tự sản xuất,

Thương mại tác động đến chất Tượng của tăng trưởng kinh tế thể hiện ở một số phương điện: Đó là nhờ lợi thế về quy mô đo các doanh nghiệp có thể tiếp cận và mở rộng ra các thị trường lớn hơn ở nước ngoài, qua đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi với trình độ công nghệ hiện đại, cải thiện năng lực cạnh tranh, nãng cao năng sudt lao động và hiệu quả kinh doanh Hay thông ‹ qua SỰ tác động của thường mai tdi ngudi tiéu ding trong viée kich cầu V về số lượng, cơ cấu, chủng loại, chất lượng của hang hóa, thường mại đã góp phần tạo ra tính ổn định cho phát triển kinh tế trong thời gian đài Ngoài ra, hội nhập thương mại quốc tế là nhân tố quan trọng thúc đây các quốc gia khai thác và phân bỗ các nguồn lực một cách hợp lý, làm tăng hiệu - quả chung của nên kinh tễ Cũng chính hội nhập thương: mại tạo điều kiện cho các quốc gia khai thác được tiểm năng và các lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, thúc đây sự hợp tác và phân công lao động quốc tế, phân bố hợp lý hơn các nguồn _ lực kinh 16, nhờ vậy nâng cao Hiệu: quả Sử: đụng các: nguồn lực không chỉ ở phạm vi quốc gia ma-ca trong pham vi :quốc: 48: Đây: cũng là những yêu | tố dạo ra chất lượng Và hiệu quả tăng trưởng ‘cho’ nên: lánh t tế.-

“3 2 2 Thương mại đốt với vấn đề "chuyên địch: cơ cấu ¡kinh tế Cơ cấu kinh tế là một: tổng thé các: bộ phận hop thành với vị: ‘rt, tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ

Trang 38

phận ấy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nó phản ánh quan hệ tỷ lệ cả về rnặt lượng và mặt chất của các yếu tố hợp thành cửa nên kinh tế: Trong lý luận cũng như thực tiễn, người ta tiếp cận cơ cầu kinh tế theo ba loại chủ yếu, đó là: Cơ cầu kinh tế theo vùng lãnh thổ; Cơ cầu kính tế theo ngành (hoặc lĩnh vực) kinh & cơ cầu kinh tế theo các quan hệ sản xuất (thành phần kênh 12) trong 'hền kinh tế Tuy nhiên, khi nói đến cơ cầu kinh tế thì cơ cầu kinh tế theö ngành (hoặc lĩnh vực) kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất, được coi như "bộ khung xương của nên kinh tế

Cơ cầu thành phần kinh tế được hiểu là cách thức Hiên kết, phối hợp

các thành phân kinh tế tạo nên nên kinh tế Sự phat triển thương mại có thể tác động làm thay đổi cơ cầu thành phần kinh tế theo hướng đa dạng hóa - các thành phân kinh tế Ở Việt Nam, từ năm 1986 đã có quá trình biến đổi mạnh mẽ từ một nên kinh tế gồm 2 thành phan kinh tế | là kinh tế nhà nước VÀ tình tế tập thể dựa trên chế độ sở hữu công, hữu tự liệu sản xuất sang một nên kinh tế đa sở hữu với nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Một mặt, đa thành phần kinh tế tạo mỗi trường thuận lợi cho sự phát triển thương 1 mai, thúc đây nhanh quá trình chuyên đối từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Mặt khác, quá trình phát triển thương mại và hoàn thiện nên kinh tế thị trường ở Việ Nam lại tác động trở lại quá trình hình thành cơ cầu thành phần kinh tế ngày căng phù hợp với sự phát triển kinh tổ - xã

- hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Sự phát triển thương mại cũng tắc động làm thay đ đổi v vị ‘tr, vai ¡tò của các thành phân kinh tế trong-cơ cầu nên kinh tế quốc dan Xu hướng biển đổi cơ cầu thành phân kính.tế có thể không giống nhau ở các nên

kinh tế và trong các giai đoạn lịch sử khác nhau bởi sự tác động của

thương mại Trong những thập kỷ vừa qua, ở Việt Nam và các nên kinh tế chuyển đổi tác động của thương mại đến sự thay đổi vị trí và vai trò của các thành phân kinh tế là rất rõ nét Sự tác động này đã từng bước xóa bỏ địa vị thống trị của thành phần kinh tế nhà nước và tập thé, đồng thời gia đáng vai trò và tỷ trọng của các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thúc đây ing trưởng kinh tế, đóng góp vào ngân sách và tạo công ăn việc làm cho xã hội .'

40

Trang 39

Cơ cầu kinh tế theo ngành là tương quan giữa các ngành trong tổng thể của nên kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại

cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành kinh tế với nhau Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của rnỗi ngành mà còn bao hàm cả sự thay đôi về vị trí,

tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành

Sự phát triển thương mại tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyên môn hóa sản xuất và phân công lảo động xã hội theo chiều sâu Quá trình này tạo ra các ngành kinh tế mới và làm thay đỗi số tụng ¢ các ngành ˆ kinh tế trong nên kinh tế

Thương mai con tac động làm thay đôi vị trí, tầm quan trọng của

từng ngành và tính chất sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau Xu hướng chung của những tác động thương mại tới sự dịch chuyên cơ cầu ngành kinh tế là kích thích các ngành kinh tế có lợi thé SƠ sánh, có tiêm năng, xuất khẩu, chuyên địch dần từ một nền kinh tế r tông nghiệp sang nén kinh té công - nông nghiệp và từ đó chuyển sang niên kinh tế công nghiệp phát triển Khi nền kinh té bước sang giai đoạn phát | triển cao thi thương mại thúc đây phát triển mạnh mẽ, các ngành dịch vụ làm cho tốc độ tăng của các ngành địch vụ sẽ ngày càng cao hơn so với tốc độ tăng của ngành công nghiệp và nông nghiệp “Trong ngành công nghiệp, ty trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều vốn, công nghệ hiện đại sẽ có tỷ trọng ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ cao, tỷ trọng các ngành công nghiệp có dung lượng lao động cao sẽ giảm dẫn Trong lĩnh L Vực dịch vụ, các ngành dịch vụ trình độ cao như tải chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải sẽ có tốc độ tăng trưởng, nhanh và tý trọng ngày càng lớn Các ngành địch vụ dip ứng ñhu, cầu nông, cao chất lượng cuộc sống ở xã hội hiện đại như y te giao duc, du lịch ngày càng có ` vị trí, vai ‘td gia tang trong nền kinh tế Kết quả là thương mai tac dong làm chuyển địch cơ cấu kinh tế theo xu hướng ting’ ty trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tý trọng nigành nông, lâm, ngư nghiệp ‘Thuong mại làm | bien đổi cơ cầu ngành kinh tẾ theo xu hướng dịch chuyển 'đầu từ nền kinh

tế nông nghiệp - công "nghiệp - - địch: vụ sang công 1ñ hiệp - dịch vụ - nông

Trang 40

nghiệp và cuối cùng là giai đoạn phát triển cao của nên kinh tẾ với cơ cầu

dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp

Thương mại phát triển có thể tác động làm biến đổi cơ cầu lãnh thé của nền kính tế theo hướng làm xuất hiện các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế đặc biệt, làm thay đổi cơ cấu kinh tế thành thị và nông

thôn, kích thích phát triển kinh tế các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng

3.2.3 Thương mại đối với cần cân thanh toán quốc tổ tế |

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế là ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thể giới trong một thời kỳ nhất định Những giao dịch này có thé được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong THƯỚC hay chính

phủ của quốc gia đó Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa,

địch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính và một số chuyển khoản Thời kỳ xem xét có thê là một tháng, một quý, song thường là một năm Ở đây, những giao địch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước sẽ được ghí vào bên tài sản nợ Còn các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có |

Can can thương mại là một mục trong tài khoản vãng lại của cán cân

thanh toán quốc tế và là một bộ phận quan trọng của cần cân thanh toán

quốc gia Cán cân thương mại ghi lại những thay đỗi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (guý hoặc nấm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuấi khẩu trừ đi nhập khẩu), Nếu giá trị xuất khẩu hàng hóa và địch vụ của ruột quốc gia lớn

hơn so với giá trị nhập khâu hàng hóa và dịch vụ thì cán cân thương mai

đương (hay thdng dit) Điều đó sẽ làm cải thiện cán cân thanh toán của

Thương mại quốc tế là một nhân tố quan trong gop phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia Thiếu ngoại tệ gây ra những hạn chế về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế của quốc gia Vấn để này

càng có ý nghĩa quan trọng đối với những nên kinh tế đang phát triển, 42

Ngày đăng: 25/07/2023, 23:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN